Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị truyền thống tại các DNVVN trên địa bàn tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.83 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VƯƠNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC VẬN DỤNG CÔNG CỤ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VƯƠNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC VẬN DỤNG CÔNG CỤ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


Đà Nẵng - Năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................3
6. Bố cục đề tài:.........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẬN DỤNG KTQT VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP............................................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KTQT VÀ CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ.............................................................4
1.1.1. Những vấn đề chung về KTQT.......................................................4
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu KTQT............................7
1.2. VẬN DỤNG KTQT Ở CÁC NƯỚC...........................................................9
1.2.1. Vận dụng KTQT ở các nước phát triển...........................................9
1.2.2. Vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển................................10
1.2.3. Nghiên cứu cụ thể về các công cụ KTQT truyền thống................12
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT...........16
1.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG KTQT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP...19
1.5. KTQT Ở VIỆT NAM................................................................................20
1.5.1. Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam.....................................................20
1.5.2. Những tồn tại trong nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam................21

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................................................24
2.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU..............................................24
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................24
2.1.2. Xây dựng giả thiết.........................................................................25


2.2. ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ..................................................................30
2.3. THU THẬP DỮ LIỆU...............................................................................34
2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi....................................................................35
2.3.2. Thu thập dữ liệu............................................................................36
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................................................37
2.4.1. Thống kê mô tả..............................................................................37
2.4.2. Phương pháp đánh giá thang đo....................................................38
2.4.3. Phân tích nhân tố...........................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................42
3.1. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KTQT TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC
DNNVV ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN..............................................................42
3.1.1. Tỷ lệ sử dụng các công cụ KTQT truyền thống............................42
3.1.2. Mức độ sử dụng các công cụ KTQT truyền thống........................48
3.2. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KTQT..56
3.2.1. Lợi ích của việc áp dụng các công cụ KTQT................................57
3.2.2. Chi phí của việc sử dụng các công cụ KTQT...............................59
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KTQT TẠI CÁC DNVVN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN...................................59
3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của các nhân tố..............................................59
3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)..................................63
3.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng và mức độ vận
dụng công cụ KTQT truyền thống tại các DNVVN khu vực Tây Nguyên....65
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................................79
4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................79

4.1.1. Những công cụ KTQT truyền thống nào được áp dụng? mức độ áp
dụng công cụ KTQT truyền thống trong các DNVVN ở địa bàn Tây Nguyên
như thế nào?....................................................................................................79
4.1.2. Các DNVVN đánh giá như thế nào về lợi ích cũng như chi phí của
việc vận dụng các công cụ KTQT truyền thống?...........................................79


4.1.3. Những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng và mức độ vận
dụng các công cụ KTQT?...............................................................................80
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH.............................................................................83
4.2.1. Kết luận.........................................................................................83
4.2.2. Khuyến nghị chính sách................................................................85
4.3. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ
TÀI..................................................................................................................86
4.3.1. Ưu điểm.........................................................................................86
4.3.2. Hạn chế và hướng phát triển.........................................................87
KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KTQT
DN
DNVVN
DNVVL
TM & DV
SX

Kế toán quản trị

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và lớn
Thương mại và dịch vụ
Sản xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng
Thống kê số lượng DN được khảo sát theo các đặc tính khác

nhau
3.1 Tỷ lệ sử dụng công cụ KTQT truyền thống
3.2 Tỷ lệ sử dụng công cụ tính giá theo đặc tính DN
3.3a Tỷ lệ sử dụng công cụ dự toán theo đặc tính DN
3.3b Tỷ lệ sử dụng công cụ dự toán theo đặc tính DN
3.4 Tỷ lệ sử dụng công cụ đánh giá thành quả theo đặc tính DN
3.5 Tỷ lệ sử dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định theo đặc tính DN
Mức độ sử dụng công cụ KTQT truyền thống (của tất cả các
3.6
DN được khảo sát kể cả DN không sử dụng)
So sánh mức độ sử dụng các công cụ KTQT giữa DNVVN
3.7
với DNVVL ở Việt Nam

Trang

34
43
44
45
45
46
47
49
50


3.8 Mức độ sử dụng công cụ tính giá theo đặc tính DN
3.9a Mức độ sử dụng công cụ dự toán theo đặc tính DN
3.9b Mức độ sử dụng công cụ dự toán theo đặc tính DN
Mức độ sử dụng công cụ đánh giá thành quả theo đặc tính
3.10
DN
Mức độ sử dụng công cụ KTQT hỗ trợ ra quyết định theo đặc
3.11
tính DN
Lợi ích (cảm nhận bởi các DN sử dụng công cụ KTQT truyền
3.12
thống)
3.13 Cảm nhận về chi phí và lợi ích theo đặc tính DN
3.14 Cảm nhận chung về chi phí và lợi ích ròng
3.15a Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo
3.15b1
Cạnh tranh
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo

3.15b2
Phân cấp quản lý
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo
3.15b3
Trình độ của nhà quản trị và nhân viên kế toán
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo
3.15b4
Thái độ của nhà quản trị
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo
3.15b5
Công nghệ
3.16 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
3.17
kế toán quản trị của DNNVV ở khu vực Tây Nguyên
Kết quả phân tích hồi quy logistics đối với các nhân tố ảnh
3.18 hưởng đến khả năng vận dụng công cụ tính giá của các

51
53
52
54
55
57
58
59
59
60
60
61

62
62
63
64

67

DNVVN ở khu vực Tây Nguyên
Kết quả phân tích hồi quy logistics đối với các nhân tố ảnh
3.19 hưởng đến khả năng vận dụng công cụ đánh giá thành quả

68

của các DNVVN ở khu vực Tây Nguyên
Kết quả phân tích hồi quy logistics đối với các nhân tố ảnh
3.20 hưởng đến khả năng vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định

69

của các DNVVN ở khu vực Tây Nguyên
3.21a Tóm tắt mô hình công cụ tính giá

71


3.21b
3.22a
3.22b
3.23a
3.23b

3.24a
3.24b

Kết quả phân tích hồi quy công cụ tính giá
Tóm tắt mô hình công cụ dự toán
Kết quả phân tích hồi quy công cụ dự toán
Tóm tắt mô hình công cụ đo lường thành quả
Kết quả phân tích hồi quy công cụ đo lường thành quả
Tóm tắt mô hình hỗ trợ ra quyết định
Kết quả phân tích hồi quy công cụ hỗ trợ ra quyết định

72
73
74
75
76
76
77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã không
ngừng thay đổi để hoàn thiện mình và bắt kịp với xu thế thời đại. Nhà nước đã
có rất nhiều chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như khuyến
khích các DN trong nước xuất khẩu sang thị trường thế giới. Đặc biệt, việc
chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã
thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DN cũng như sự đa dạng hóa thành phần kinh
tế diễn ra mạnh mẽ. Sự thay đổi hình thức DN đã làm cho nhu cầu về thông
tin kế toán cũng thay đổi theo, đặc biệt là thông tin về KTQT. Điều này đã

dẫn đến những cái nhìn mới về hệ thống thông tin kế toán. Giờ đây, thông tin
kế toán không chỉ phục vụ cho các đối tượng bên ngoài DN như cơ quan quản
lý nhà nước, thuế, kiểm toán, các nhà đầu tư… mà còn có vai trò phục vụ đắc
lực cho các nhà quản trị DN. Để làm được điều này, bản thân kế toán tài chính
không thể đáp ứng được vì nó được hình thành từ quá trình hoạt động của DN
và phản hồi những gì đã xảy ra trong quá khứ, trong khi đó cái mà các nhà
quản trị DN cần là những gì mang tính định hướng phục vụ cho việc ra quyết
định. Do đó, tất yếu phải dùng đến thông tin của KTQT. Tuy nhiên, KTQT thì
không bắt buộc và việc áp dụng nó ở các DN không giống nhau. Kết luận này
đã được rút ra từ các nghiên cứu ở một số nước trên thế giới nhưng chưa có
cơ sở để khẳng định ở Việt Nam vì sự hạn chế về nghiên cứu. Kết quả từ Báo
cáo tổng kết khoa học của TS. Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) về “nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp Việt Nam” đã bước đầu cho thấy thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng KTQT đối với các loại hình DN ở Việt Nam. Tuy nhiên,
nghiên cứu này được thực hiện qua hình thức chọn mẫu trên phương diện


1
rộng và đối tượng được nghiên cứu là các DN lớn và vừa nên chưa thể khái
quát hết được cho hệ thống DN Việt Nam, do đó, cũng không thể suy rộng ra
cho các DN ở từng khu vực.
Mặt khác, khu vực Tây Nguyên thời gian gần đây đã phát triển số lượng
lớn các DNVVN. Các DN này thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, hoạt
động ở nhiều lĩnh vực và không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà
còn cả nhu cầu quốc tế. Do đó, để bắt kịp môi trường kinh tế hội nhập đầy
cạnh tranh đòi hỏi các DN không chỉ vận dụng tốt chế độ kế toán tài chính mà
còn cần đến KTQT, đặc biệt là KTQT truyền thống – vốn là một khái niệm
tương đối“ mới” với nhiều DN ở khu vực này. Xuất phát từ những lý do trên,
tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế

toán quản trị truyền thống tại các DNVVN trên địa bàn Tây Nguyên” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về các công cụ KTQT truyền thống, các nhân tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng các công cụ KTQT truyền thống tại các DN.
- Thông qua kết quả điều tra thực nghiệm, xác định mức độ áp dụng các
công cụ KTQT truyền thống trong các DN trên địa bàn Tây Nguyên, xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT truyền thống, qua đó đề xuất
các chính sách phù hợp giúp các DNVVN áp dụng tốt các công cụ KTQT
truyền thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc vận dụng KTQT truyền thống và các nhân
tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT truyền thống trong các DNVVN thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
trên địa bàn Tây Nguyên.


2
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn.
- Phân tích dữ liệu định lượng bằng các thống kê mô tả, phân tích hồi
quy đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này cung cấp một số gợi ý cho các nhà quản trị DN, các tổ
chức giáo dục quản trị kinh doanh cũng như các nhà hoạch định chính sách ở
Việt Nam. Cụ thể, nhà quản trị DNVVN cần tạo điều kiện cho các công cụ
KTQT truyền thống được sử dụng rộng rãi, đồng thời cần khuyến khích đơn vị
mình sử dụng KTQT nhiều hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
DN. Đối với các tổ chức giáo dục, cần đưa vào giảng dạy nội dung KTQT phù
hợp với DNVVN. Về phía quản lý Nhà nước cần có những chính sách phù hợp

chỉ ra những ưu điểm của việc vận dụng các công cụ KTQT nói chung
cũng như các công cụ KTQT truyền thống nói riêng, từ đó khuyến khích
các DN áp dụng KTQT, góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho các DNVVN
trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng, cũng như thúc đẩy sự phát triển của KTQT
ở Việt Nam nói chung.
6. Bố cục đề tài: Đề tài gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tài liệu về KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQT trong các DN
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẬN DỤNG KTQT VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KTQT VÀ CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
TRONG NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Những vấn đề chung về KTQT
a. Khái niệm về KTQT
Có nhiều định nghĩa khác nhau về KTQT. Hiệp hội kế toán Mỹ định
nghĩa: “KTQT là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo
cáo, giải trình và truyền đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho nhà quản
trị để lập kế hoạch cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, đảm
bảo việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi nội bộ một DN”.
Theo Horngren (1996), “KTQT là quá trình xác định, ghi nhận, xử lý, tổng
hợp, phân tích thông tin kế toán nhằm trợ giúp các nhà quản trị trong việc ra

quyết định, nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”. Trong khi đó, Hilton và
Platt (2001), cho rằng KTQT là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một
tổ chức, các nhà quản lý dựa vào thông tin KTQT để hoạch định và kiểm soát
hoạt động của tổ chức.
Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “việc thu thập, xử
lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế
toán số 03/2003/QH11, khoản 3, điều 4).
Nói tóm lại, KTQT là một bộ phận của kế toán, có trách nhiệm đáp ứng
cả nhu cầu thông tin tài chính và phi tài chính của quản lý kinh doanh với mục
đích hỗ trợ tất cả các cấp quản trị trong việc lập kế hoạch, ra quyết định và


4
kiểm soát các hoạt động của một tổ chức, giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn
(Drury, 2005).
b. KTQT truyền thống và KTQT hiện đại
Định nghĩa
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thế giới, KTQT cũng không ngừng
phát triển và hoàn thiện. Để giúp DN thích ứng với môi trường kinh tế đầy
cạnh tranh và nhanh biến đổi, bên cạnh các công cụ KTQT đã ra đời và tồn tại
từ trước đến nay như tính giá theo phương pháp toàn bộ, tính giá theo phương
pháp trực tiếp, các công cụ dự toán hoạt động hay phân tích điểm hòa vốn thì
nhiều công cụ KTQT mới đã xuất hiện. Dựa vào thời gian ra đời và phát triển
cũng như mục đích vận dụng các công cụ KTQT trong quá trình quản lý DN,
các nhà nghiên cứu đã phân chia các công cụ KTQT thành hai nhóm khác
nhau là KTQT truyền thống và KTQT hiện đại nhưng cho đến thời điểm này
việc phân loại giữa 2 nhóm công cụ này còn mang tính tương đối. Trên cơ sở
một số kết luận từ các nghiên cứu trước đây và một số tài liệu về KTQT, có
thể xem KTQT truyền thống và KTQT hiện đại như sau:

KTQT truyền thống được hiểu như là một hệ thống các công cụ, kỹ thuật
được thiết kế chủ yếu tập trung vào đo lường hiệu quả của các quy trình nội
bộ về mặt tài chính thông qua các chức năng như phân tích hành vi của chi
phí, lập dự toán và truyền thông tin, kiểm tra, đánh giá thành quả về mặt tài
chính và hỗ cho việc ra quyết định của DN (Chenhall và Langfield, 1998;
Sulaiman và cộng sự, 2004). (Xem bảng công cụ KTQT truyền thống - Phụ
lục 2).
KTQT hiện đại là việc cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT của DN và
các đối thủ cạnh tranh của DN nhằm phát triển và điều tiết chiến lược của
DN. Có thể xem KTQT hiện đại như là phần giao giữa KTQT và chiến lược
của DN (Simmonds, 1981; Dixon và Smith, 1993).


5
Một số công cụ KTQT hiện đại thường được nhắc đến trong các nghiên
cứu trước đây cũng như đã và đang được giới thiệu, sử dụng trong các DN ở
Việt Nam như công cụ tính giá mục tiêu (Target Costing), thẻ cân bằng điểm
(Balanced scorecard), quản trị dựa trên hoạt động (Activity based
Managerment), tính giá trên chuỗi giá trị (Value chain costing), định chuẩn
(Benchmarking) ...
Tính giá mục tiêu là một phương pháp tính giá dựa trên cơ sở giá bán để
tiến tới thị phần mục tiêu và thể hiện chi phí dựa vào thị trường chứ không
phải xuất phát từ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm như
phương pháp tính giá truyền thống.
Thẻ cân bằng điểm là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến
lược, được tổ các tổ chức kinh doanh cũng như các tổ chức khác sử dụng
nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ
chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả
hoạt động của DN so với mục tiêu đề ra.
Benchmarking là việc phỏng theo những thực tế tốt hoặc xuất sắc của

các đơn vị kinh doanh khác trong cùng một ngành nghề hoặc thậm chí khác
ngành nghề kinh doanh để nỗ lực tạo ra những cải thiện hoạt động của đơn vị.
Hiểu được các chiến lược của các đơn vị thành công khác hoặc điều tra những
lí do mà đơn vị khác lựa chọn một chiến lược cụ thể sẽ rất hữu ích cho DN
tiếp thu và rút ra kinh nghiệm cho chính DN mình.
So sánh một số điểm khác nhau giữa KTQT truyền thống và KTQT
hiện đại.
Thứ nhất, đó là mối quan hệ với chiến lược của DN. Có thể hiểu rằng
KTQT truyền thống là một bộ phận của KTQT, bao gồm các công cụ, kỹ thuật
được thiết kế để tính toán, đo lường, đánh giá, phân tích và truyền đạt những
thông tin liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức chủ yếu về


6
mặt tài chính ở bên trong DN và không có sự gắn kết với các chiến lược của
DN còn KTQT hiện đại thì đặt trọng tâm vào vấn đề chiến lược của DN và
dựa trên cả thông tin tài chính và phi tài chính, cả quá khứ và định hướng
tương lai, đồng thời những thông tin này có được từ cả bên trong và bên ngoài
DN (Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Sulaiman và cộng sự, 2004).
Thứ hai, nếu như KTQT truyền thống chủ yếu nhấn mạnh vai trò của
thông tin tài chính trong việc ra quyết định thì KTQT hiện đại chú trọng hơn
vào thông tin phi tài chính và hướng về các đối tượng bên ngoài DN như đối
thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp...
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu KTQT
a. Lý thuyết khuếch tán và KTQT
“Khuếch tán là tiến trình mà cái mới (innovation) được truyền đi thông
qua những kênh nhất định theo thời gian trong một nhóm người” (Rogers,
2003, p. 11).
“Cái mới” có thể là một ý tưởng, một công cụ hay một đối tượng được
xem là mới đối với một nhóm người (Rogers, 1983). Có thể ý tưởng hay công

cụ này đã được ứng dụng rồi nhưng nếu nó được ứng dụng lại trong một hoàn
cảnh hay trong cùng ngữ cảnh như ở thời điểm sau đó thì cũng được xem là
“cái mới” (Ax và Bjornenak, 2005). Theo đó, KTQT hoặc ngay cả KTQT
truyền thống được xem là “cái mới” đối với các nước có nền kinh tế chuyển
đổi, trong đó có Việt Nam. Vì thế, áp dụng KTQT vào các nước chuyển đổi
được xem tương tự như việc áp dụng cái mới.
Nghiên cứu về lý thuyết này, Rogers (2003) cho rằng có 5 đặc tính chính
của cái mới đó là: sự thuận lợi (relative advantage), sự so sánh
(compatibility), sự phức tạp (complexity), sự có thể dùng thử (trialability) và
sự quan sát (observability). Cụ thể, sự thuận lợi cho người dùng biết được
“cái mới” mang lại lợi ích gì; sự so sánh cho biết “ cái mới” như thế nào với


7
cái cũ, cái hiện tại; sự phức tạp cho biết mức độ dễ sử dụng hay dễ tiếp cận;
sự dùng thư cho biết mức trở ngại khi áp dụng và sự quan sát cho biết mức độ
được nhìn thấy bởi người khác. Theo lý thuyết này, các nhân tố như sự thuận
lợi, sự dễ dàng trong sử dụng, sự có thể dùng thử và sự quan sát sẽ ảnh hưởng
đến việc áp dụng các công cụ KTQT truyền thống nhiều hay ít tại các DN
(Rogers, 2003). Do đó, lý thuyết này được xem là một phần cơ sở lý luận của
nghiên cứu này.
b. Lý thuyết ngữ cảnh và KTQT
Lý thuyết ngữ cảnh đã được phát triển và được sử dụng bởi các nhà
nghiên cứu KTQT từ giữa những năm 1960. Lý thuyết ngữ cảnh có tầm quan
trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm
1975 và đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT (Otley,
1980).
Lý thuyết ngữ cảnh nghiên cứu KTQT DN trong mối quan hệ tương tác
với môi trường hoạt động của DN. Theo đó, một hệ thống KTQT thích hợp
với DN phải phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt

động. Nói cách khác, không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp
dụng cho tất cả các DN mà việc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào
đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù
hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến
lược tổ chức trong từng giai đoạn. Chẳng hạn như nghiên cứu của Fatma
Ayady & Habib Affes (2014) cho thấy có sự khác nhau trong việc sử dụng các
công cụ KTQT mới giữa các DN. Lý giải cho nguyên nhân này, các tác giả đã
sử dụng lý thuyết ngữ cảnh. Cụ thể, có các nhân tố ngữ cảnh ảnh hưởng đến
việc sử dụng các công cụ KTQT mới như môi trường kinh doanh không chắc
chắn, chiến lược chung về chi phí thống trị, mối quan hệ về vốn với nhà cung
cấp, cấu trúc tổ chức hay quy mô DN.... Điều này có nghĩa là việc xây dựng


8
một hệ thống KTQT hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường
bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động.
Lý thuyết ngữ cảnh được sử dụng trong nghiên cứu này để giải thích
những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận KTQT truyền thống của các DN trên
địa bàn Tây Nguyên.
1.2. VẬN DỤNG KTQT Ở CÁC NƯỚC
1.2.1. Vận dụng KTQT ở các nước phát triển
Nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) về việc áp dụng 42
công cụ KTQT (gồm cả công cụ KTQT hiện đại và công cụ KTQT truyền
thống) ở Úc, các công cụ này được chia thành 5 nhóm dựa trên chức năng gồm
dự toán tài chính, dự toán hoạt động, tính giá, đánh giá thành quả, hỗ trợ cho
việc ra quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công cụ này được
sử dụng trong các công ty được khảo sát, tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng của các công
cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại.
Pistoni và Zoni (2000) đã tiến hành một cuộc khảo sát của 86 tổ chức giáo
dục đại học trong số 16 quốc gia ở châu Âu. Họ phát hiện ra rằng hầu hết các

quốc gia lựa chọn các tính năng của dự toán chi phí truyền thống. Ở Ba Lan,
90% của 45 công ty áp dụng các hệ thống tính giá truyền thống toàn bộ, 8,3%
của 9 công ty áp dụng tính giá theo chi phí tiêu chuẩn, và chỉ có một số áp dụng
tính giá theo phương pháp trực tiếp (Szychta, 2002). Ngoài ra, nghiên cứu của
Angelakis và cộng sự (2010) tại Hy Lạp cũng cho thấy mức độ sử dụng các
công cụ KTQT truyền thống là cao hơn so với các công cụ KTQT mới.
Tài liệu về thực trạng vận dụng KTQT ở các nước phát triển thuộc khu
vực Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương được thực hiện bởi
nhiều nhà nghiên cứu. Gần như các nghiên cứu này đều cho thấy được sự vận
dụng các công cụ KTQT truyền thống. Cụ thể nghiên cứu của Bruggeman và
cộng sự (1996) ở các DN Bỉ đã cho thấy các công cụ KTQT truyền thống vẫn


9
tiếp tục được sử dụng mặc dù các DN này đã hướng đến các công cụ mới như
ABC hay chi phí mục tiêu. Một nghiên cứu khác của Pierce và O’dea (1998)
cũng cho thấy việc sử dụng các công cụ truyền thống cao hơn so với các công
cụ mới ở các DN Ai – len. Hay trong nghiên cứu của Chanhell và Langfield –
Smith (1998) cũng nhận thấy rằng các DN ở Úc vận dụng nhiều công cụ
KTQT, trong đó có một tỷ lệ tương đối cao về sử dụng KTQT truyền thống
như dự toán, lập kế hoạch và đánh giá thành quả so với các công cụ mới như
chi phí mục tiêu, phân tích chuỗi giá trị và ABC. Tương tự, trong nghiên cứu
về việc sử dụng các công cụ KTQT của các DN trong ngành chế biến thực
phẩm và nước giải khát ở Anh, Abdel-Kader và Luther (2006) đã chia các
công cụ KTQT thành 5 nhóm gồm tính giá, dự toán, đánh giá thành quả,
thông tin cho việc ra quyết định và phân tích chiến lược. Kết quả khảo sát từ
122 DN cho thấy các công cụ KTQT truyền thống như tính giá theo phương
pháp trực tiếp, tính giá theo phương pháp toàn bộ và dự toán được sử dụng phổ
biến hơn so với các công cụ KTQT hiện đại như ABC và BSC.
Nghiên cứu về vận dụng KTQT tại các DNVVN ở Anh của Michael

Lucas và Malcolm Prowle đã chỉ ra những công cụ KTQT không được sử
dụng ở các DNVVN đó là phân tích chi phí biến đổi tiêu chuẩn, phân tích chi
phí liên quan đến việc ra quyết định, công cụ giải quyết những vấn đề rủi ro
và không chắc chắn cũng như một số các công cụ KTQT chiến lược khác...;
đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra một số công cụ không được các DN nhỏ sử
dụng như dự toán theo mẫu, phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi
nhuận và kế toán trách nhiệm.
1.2.2. Vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển
Nghiên cứu về vận dụng KTQT tại các nước đang phát triển cũng khá
phong phú với nhiều kết quả khác nhau. Tại Thái Lan, một khảo sát của
Phadoongsitthi (2003) chỉ ra rằng các DN thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ


10
của nước này lựa chọn các công cụ dự toán, lập kế hoạch và đánh giá thành
quả hơn là sử dụng các công cụ như chi phí mục tiêu, phân tích chi phí vòng
đời sản phẩm và ZBB. Kết quả này cũng tương tự đối với một nghiên cứu của
Nimtrakoon (2009) về việc sử dụng công cụ KTQT ở Thái Lan.
Tổng kết lại việc sử dụng KTQT tại các nước đang phát triển (Trung
Quốc, Ấn Độ và Malaysia), Sulaiman và cộng sự (2004) nhận thấy rằng song
song với việc sử dụng các công cụ KTQT mới thì các công cụ KTQT truyền
thống vẫn còn chiếm một vị trí rất lớn trong DN, đặc biệt là công cụ dự toán
ngân sách.
Hay nghiên cứu của Hutaibat (2005) về thực trạng sử dụng các công cụ
KTQT tại các DN công nghiệp ở Jordan cũng chỉ ra rằng các DN này vẫn sử
dụng phần lớn các công cụ KTQT truyền thống hơn là các công cụ mới phát
triển. Một nghiên cứu khác của Leftesi (2008) cũng phát hiện ra hiện trạng sử
dụng các công cụ KTQT ở các DN ở Libya, mặc dù mức độ sử dụng không
cao nhưng vẫn thể hiện được tỷ lệ sử dụng công cụ KTQT truyền thống cao
hơn so với các công cụ KTQT hiện đại.

Trong nghiên cứu của Abdel Al và McLellan (2011) ở các công ty của Ai
Cập, các kết quả cho thấy rằng các công ty của nước này vẫn duy trì thực hiện
KTQT truyền thống vì họ thấy chúng phù hợp với nền kinh tế không ổn định
của họ mặc dù họ vẫn thừa nhận những lợi ích của việc áp dụng các công cụ kế
toán quản trị tiên tiến. El-Ebaishi và công sự (2003) cũng nhận thấy rằng, các
DN sản xuất ở Ả Rập Saudi đánh giá cao về tầm quan trọng của các công cụ
KTQT truyền thống hơn là các công cụ như ABC và JIT.
Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) về việc sử dụng KTQT tại các
DNVVN ở Malaysia cho thấy rằng các DN này chủ yếu sử dụng các công cụ
thuộc về hệ thống tính giá, hệ thống dự toán, hệ thống đo lường thành quả
hơn là sử dụng các công cụ thuộc hệ thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT


11
chiến lược. Điều này thể hiện là các công cụ KTQT truyền thống thì được sử
dụng ở mức độ cao hơn so với các công cụ hiện đại.
Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Ví dụ như nghiên
cứu của Joshi (2001) phát hiện ra trong các DN sản xuất ở Ấn Độ, các công
cụ KTQT truyền thống như dự toán và đánh giá thành quả được vận dụng cao
hơn các công cụ khác. Frezatti (2007) trong nghiên cứu về vận dụng KTQT ở
các DN vừa và lớn hoạt động trong các lĩnh vực ở Brazin cũng cho thấy tỷ lệ
sử dụng các công cụ KTQT truyền thống như dự toán thì cao hơn tỷ lệ sử
dụng các công cụ mới như ABC, BSC hay EVA.
1.2.3. Nghiên cứu cụ thể về các công cụ KTQT truyền thống
Tính giá
Hai phương pháp tính giá được vận dụng chính là tính giá theo phương
pháp toàn bộ và tính giá theo phương pháp trực tiếp (hay tính giá theo chi phí
biến đổi), trong đó, hệ thống tính giá toàn bộ được ưa thích trên toàn cầu nói
chung. Drury và cộng sự (1994) quan sát thấy rằng 58% các công ty ở Anh
thường xuyên hoặc luôn luôn sử dụng phương pháp tính giá toàn bộ và

Scherrer (1996) cho thấy khoảng một nửa trong số các công ty ở Đức áp dụng
công cụ này.
Trong khi đó, Shields và cộng sự (1991) đã làm một so sánh giữa Nhật
Bản và Hoa Kỳ nhận thấy rằng chỉ khoảng 59 đến 67% các công ty Nhật Bản
sử dụng phương pháp tính giá toàn bộ, thấp hơn so với tỷ lệ 65 đến 75% của
các công ty Mỹ. Gần đây hơn, Szychta (2002) thấy rằng 90% các công ty Ba
Lan có vận dụng phương pháp này. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ vận dụng
cũng tương tự. Ấn Độ chẳng hạn, Joshi (2001) báo cáo rằng gần 50% các
công ty Ấn Độ đã sử dụng và Firth (1996) cũng cho thấy 66% của các công ty
nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc áp dụng công cụ này.


12
Việc sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp cũng khá là phổ biến. Lukka
và Granlund (1996) cho thấy 42% của các công ty Phần Lan áp dụng tính giá
theo chi phí biến đổi. Tương tự như vậy, Abdel-Kader và Luther (2006) cho
thấy hơn 50% của các công ty của Anh thực hiện công cụ này. Ngược lại ở
các nước đang phát triển, Firth (1996) cho thấy 76% DN Trung Quốc có trụ
sở tại địa phương đã sử dụng; tại Ấn Độ và Thái Lan, Phadoongsitthi (2003)
cho thấy hơn một nửa các DN được khảo sát có sử dụng cách tính giá này.
Dự toán (lập ngân sách)
Lập ngân sách được xem là một hệ thống kiểm soát quan trọng trong hầu
hết các tổ chức (Hansen và Van der Stede, 2003). Chủ để chính của lập ngân
sách là tỷ lệ sử dụng và mục đích sử dụng cơ bản của nó.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng mục đích chính của lập ngân sách
là lập kế hoạch thành quả trong tương lai; lập kế hoạch tài chính trong tương
lai; kế hoạch dòng tiền trong tương lai; kế hoạch hoạt động tương lai; và chi
phí kiểm soát (Lyne, 1988;. Amstrong và cộng sự, 1996; Chenhall và
Langfield-Smith, 1998; Sulaiman và cộng sự, 2004; Fruitticher và cộng sự,
2004; Abdel-Kader và Luther, 2006). Lập ngân sách cũng được sử dụng để

đánh giá thành quả; kết nối các mục tiêu và hình thành chiến lược (Guilding
và cộng sự, 1998; Hansen và Van der Stede, 2003; Sulaiman và cộng sự,
2004; Fruitticher và cộng sự, 2004); phối hợp hoạt động giữa các đơn vị kinh
doanh (Chenhall và Langfield-Smith, 1998); nhìn nhận kịp thời các vấn đề và
cải thiện ngân sách cho các kỳ kinh doanh tiếp theo (Joshi và cộng sự, 2003).
Dugdale và Lyne (2004) đã điều tra hiện trạng sử dụng ngân sách trong
40 công ty vừa và lớn của Anh. Nghiên cứu cho thấy các công ty này có lập
ngân sách, thường từ 4 đến 6 tháng trước khi bắt đầu năm tài chính. Khoảng
80% công ty được hỏi đồng ý rằng họ có sửa đổi thường xuyên cho ngân sách
trong quá trình lập. Szychta (2002) đã tiến hành một nghiên cứu tại các DN ở


13
Ba Lan, cho thấy phần lớn các DN có lập ngân sách tài chính hoạt động hàng
năm, chủ yếu là các DN sản xuất và dịch vụ lớn (80 % số DN được hỏi). Tuy
nhiên, ngân sách tổng thể hoàn chỉnh hoặc gần hoàn thành được lập với một
tỷ lệ nhỏ hơn nhiều (17% DN). Các DN còn lại lập ngân sách bộ phận, chủ
yếu là bán hàng, sản xuất và ngân sách chi phí. Joshi và cộng sự (2003) cho
thấy rằng hầu hết các công ty được khảo sát ở Bahrain có lập kế hoạch dài
hạn và ngân sách hoạt động.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng qua nhiều năm, ngân sách bị chỉ
trích bởi một số lý do. Những người sử dụng cho rằng ngân sách cản trở việc
phân bổ các nguồn lực của tổ chức, khuyến khích việc ra quyết định thiển cận
và làm rối loạn các chức năng khác (Hansen và cộng sự, 2003). Ngoài ra,
Bourne (2004) đã tiến hành một khảo sát đánh giá toàn cầu về ngân sách. Các
kết quả nghiên cứu cho thấy có sự bất mãn lan rộng với quá trình lập ngân
sách. Nhiều ý kiến cho rằng quá trình này là quá mất thời gian, quá tốn kém,
quá bị bóp méo, quá tập trung vào việc kiểm soát chi phí.... Đặc biệt, ngân
sách thường gần như hoàn toàn tách rời khỏi định hướng chiến lược tổng thể
của công ty.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mặc dù tất cả những yếu kém trong dự toán
ngân sách truyền thống, phần lớn các nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc sử
dụng ngân sách truyền thống vẫn còn phổ biến. Ví dụ Hansen và cộng sự
(2003) cho rằng phần lớn các công ty Mỹ vẫn duy trì quá trình lập ngân sách
chính thức. Tương tự như vậy, Dugdale và Lyne (2004) thấy rằng ngân sách
vẫn tồn tại và hoạt động tốt. Họ kết luận rằng việc sử dụng ngân sách truyền
thống hiện nay một khi được kết hợp với việc tăng cường sử dụng các chỉ tiêu
phi tài chính, sự sụp đổ của nó có vẻ khó xảy ra.


14
Đo lường thành quả
Emmanuel và cộng sự (1990) cho rằng đo lường thành quả là một chức
năng quan trọng của KTQT. Đánh giá thành quả cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị để hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức
(Jusoh và Parnell, 2008). Hall (2008) lập luận rằng trong những năm gần đây,
các tổ chức đã tìm cách phát triển toàn diện hơn các hệ thống đo lường thành
quả để cung cấp cho các nhà quản trị và người lao động thông tin hỗ trợ việc
quản trị hoạt động của họ. Ông nói thêm rằng hệ thống đánh giá thành quả
toàn diện bao gồm một tập hợp đa dạng hơn các biện pháp đo lường, và các
biện pháp đo lường phải liên kết đến các chiến lược của công ty. Hệ thống
biện pháp này đo lường cả thành quả tài chính và phi tài chính và do đó các
công cụ sử dụng không chỉ là những công cụ truyền thống mà cả hiện đại như
BSC hay ROI, EVA...
Hỗ trợ ra quyết định
Wu và cộng sự (2007), cho rằng việc ra quyết định hiệu quả là yếu tố
quan trọng nhất trong môi trường cạnh tranh thay đổi nhanh chóng ngày nay.
Các phân tích hỗ trợ ra quyết định có thể được chia thành ngắn hạn và dài
hạn. Abdel-Kader và Luther (2006) lập luận rằng đối với các quyết định
thường xuyên hoặc ngắn hạn, KTQT có thể sử dụng phân tích chi phí - khối

lượng - lợi nhuận (CVP), phân tích lợi nhuận sản phẩm, phân tích lợi nhuận
của khách hàng và các mô hình kiểm soát cổ phiếu.
Một kỹ thuật khác hỗ trợ ra quyết định là phân tích điểm hòa vốn cũng
có một tỷ lệ sử dụng tương đối vừa phải. Ví dụ, ở Anh, tỷ lệ sử dụng là 38%
(Abdel-Kader và Luther 2006); và ở Ba Lan là 47% (Szychta, 2002). Ngược
lại, Chenhall và Langfield-Smith (1998) nhận thấy một tỷ lệ sử dụng công cụ
này ở Úc tương đối cao (86%).


×