Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí đỏ goldstar 998 trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG BÍ ĐỎ
GOLDSTAR 998 TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG BÍ ĐỎ
GOLDSTAR 998 TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Hưng

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào trong và
ngoài nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn. Các thông tin tài liệu được viện dẫn, trình bày trong luận văn này đều được
ghi rõ nguồn gốc tham khảo.
Tác giả

Dương Văn Quân


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự đồng ý hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Viết Hưng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí đỏ
Goldstar 998 trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên’’.
Để hoàn thành đề luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Viết Hưng - Trưởng khoa Nông học Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám

hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành công tác và thực hiện đề tài này.
Cảm ơn các Thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cùng bạn bè đồng nghiệp và người
thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Dương Văn Quân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ...............................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4

1.1. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho bí đỏ ...........................................................4
1.2. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại của bí đỏ ....................................................6
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây bí đỏ ..........................................................8
1.3.1. Đặc tính thực vật học ........................................................................................8
1.3.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ ..................................................9
1.3.3. Điều kiện ngoại cảnh .......................................................................................10
1.4. Tình hình nghiên cứu cây bí đỏ trên thế giới và Việt Nam................................11
1.4.1. Vai trò của phân bón đối với cây trồng ...........................................................11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới .........................................................12
1.4.3. Tình hình nghiên cứu bí đỏ tại Việt Nam .......................................................13
1.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bí đỏ ..................................................................14
1.5. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ...........................................17


iv

1.5.1. Tình hình sản xuất trên thế giới ......................................................................17
1.5.2. Tình hình tiêu thụ bí đỏ trên thế giới ..............................................................21
1.5.3. Tình hình sản xuất bí đỏ ở Việt Nam ..............................................................22
Chương 2: THỜI GIAN, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................24
2.1. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
2.4. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm ...................................................24
2.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...........................................................................26
2.7. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá .................................................28
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống bí đỏ Goldstar 998 ....................................................................31
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của
bí đỏ Goldstar 998 .....................................................................................................31
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước lá giống bí đỏ Goldstar 998
trong các công thức thí nghiệm .................................................................................33
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài thân chính của giống bí đỏ
Goldstar 998 ..............................................................................................................34
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu, bệnh hại của các công thức
thí nghiệm .................................................................................................................36
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................38
3.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm. ..............................43
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của bí đỏ Goldstar 998 .......................................................................................44


v

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của bí đỏ Goldstar 998 trong các công thức thí nghiệm ..................................44
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến kích thước lá bí đỏ Goldstar 998
trong các công thức thí nghiệm .................................................................................46
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài thân của bí đỏ Goldstar 998
trong các công thức thí nghiệm .................................................................................47
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại của các
công thức thí nghiệm .................................................................................................50
3.2.5. Ảnh hưởng của mức phân bón NPK đến các yếu tố năng suất và năng
suất của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân 2016............................................52
3.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ...............................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................58

1. Kết luận .................................................................................................................58
2. Đề nghị ..................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
PHỤ LỤC .................................................................................................................59


vi

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV(%)

:

Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

:

Diện tích

KLTB

:


Khối lượng trung bình

LSD

:

Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

:

Năng suất

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

P

:


Xác suất

SL

:

Sản lượng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

USD

:

Đô la Mỹ

FAOSTAT

:

The Food and Agriculture Organization Corporate
Statistical Database: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
của Liên hợp quốc


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hướng dẫn sử dụng phân bón NPK ở một số loại cây bí đỏ ở Việt Nam.........14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ trên thế giới giai đoạn 2009 - 2014 .........17
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của các châu lục trên thế giới
giai đoạn 2009 - 2014 ..............................................................................18
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của một số quốc gia trên thế
giới giai đoạn 2009 - 2014 .......................................................................20
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển
giống bí đỏ Goldstar 998 ........................................................................31
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước lá giống bí đỏ Goldstar
998 trong các công thức thí nghiệm ........................................................33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài thân của giống bí đỏ Goldstar 998 ......35
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của bí đỏ thí nghiệm vụ Xuân năm
2017 tại Thái Nguyên ..............................................................................37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả các công
thức tham gia thí nghiệm .........................................................................39
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài và đường kính quả của
các công thức thí nghiệm .........................................................................40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998 .....41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống bí đỏ
Gold star 998............................................................................................44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng và
phát triển của bí đỏ .................................................................................45
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước lá các công
thức thí nghiệm ........................................................................................46
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài thân của các công
thức tham gia thí nghiệm .........................................................................48



viii

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của bí đỏ thí nghiệm vụ Xuân năm 2016 tại Thái Nguyên ......................50
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mức phân bón NPK đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả .........52
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài qủa và đường
kính quả của công thức tham gia thí nghiệm ...........................................53
Bảng 3.15. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống bí đỏ trong
vụ Xuân 2016 ...........................................................................................54
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK tới hiệu quả kinh tế của
giống bí đỏ Goldstar 998 (tính cho 1 ha) .................................................57


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài thân của giống bí đỏ Goldstar 998 ..........35
Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức tham gia
thí nghiệm ................................................................................................41
Hình 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài thân của các công
thức tham gia thí nghiệm .........................................................................48
Hình 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất lý thuyết và năng
suất thực thu của bí đỏ trong vụ Xuân 2016 ............................................55


1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bí đỏ (Cucurbita pepo L.) có tên tiếng Anh là Pumpkin, là một loại cây

dây thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae. Bí đỏ là loại cây dễ
trồng, thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng bằng
cho đến cao nguyên có độ cao 1500 mét, được trồng khắp ở mọi miền của
Việt Nam. Cây bí đỏ có thể trồng được vào tất cả các vụ trong năm. Bí đỏ sử
dụng làm thực phẩm chủ yếu là quả giàu vitamin A, quả chứa 85 - 91% nước,
chất đạm 0,8 - 2g, chất béo 0,1 - 0,5g, cho năng lượng 85 - 170kJ/100g. Ngoài
ra, hoa, lá và đọt non cũng được dùng làm rau ăn. Phương thức sử dụng các sản
phẩm của bí đỏ cũng rất phong phú như: Nấu canh, làm rau, làm mứt, làm
bánh, làm nguyên liệu công nghiệp chế biến… Bí đỏ được biết đến như một
loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Quả bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất,
cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh.
Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và bí đỏ nói
riêng, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống,
phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi…đã làm tăng năng suất bí đỏ không ngừng.
Trong đó, phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với năng suất, phẩm chất
cây trồng. Theo tính toán trên từng chân đất, loại cây trồng và vùng sinh thái,
phân bón đóng góp từ 30 – 40% tổng sản lượng cây trồng, nhờ có phân bón mà
năng suất, sản lượng cây trồng nói chung và cây bí đỏ nói riêng tăng cao liên tục.
Trong các loại phân khoáng, các yếu tố dinh dưỡng đa lượng là đạm (N), lân
(P2O5) và kali (K2O) được xếp ở vị trí hàng đầu, đó là yếu tố quyết định đến
năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Vì vậy việc xác định lượng bón N,
P, K là bao nhiêu, bón như thế nào với chân đất gì để năng suất đạt tối ưu là
vấn đề cần nghiên cứu.
Để hạn chế sự cạnh tranh loài giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì
mật độ trồng là một yếu tố quan trọng. Mật độ là một trong những yếu tố chi


2

phối điều kiện khí hậu đồng ruộng và ngược lại điều kiện khí hậu tác động trở

lại đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý
sẽ tận dụng được các nguồn lực phân bón, nước, ánh sáng để cho năng suất cao.
Mật độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, khả năng đón nhận
ánh sáng của bộ lá và đặc biệt là năng suất và chất lượng bí. Do vậy việc
nghiên cứu mật độ để có lựa chọn về mật độ thích hợp cho giống bí đưa vào
sản xuất tại địa phương nhằm góp phần cải thiện để tăng năng suất, sản lượng
bí đỏ là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống bí đỏ Goldstar 998 trong điều kiện vụ Xuân tại
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Sau khi nghiên cứu xác định được mật độ trồng và liều lượng phân
bón hợp lý cho giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến
sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến
khả năng chống chịu sâu bệnh của giống bí đỏ Goldstar 998.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến năng
suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế của giống bí đỏ
Goldstar 998.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về mật độ và liều lượng
phân bón thích hợp cho giống bí đỏ Goldstar 998.


3


- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện
quy trình kỹ thuật thâm canh bí đỏ tại Thái Nguyên.
- Tài liệu có thể sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất
trong toàn tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón hợp lý cho giống
bí Goldstar 998 trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất bí trong sản
xuất tại Thái Nguyên.
- Góp phần mở rộng quy mô diện tích trồng và nâng cao hiệu quả trong
sản xuất bí cho nông dân.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho bí đỏ
Theo Đào Thế Tuấn (1970) [16] viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực
vật để bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6 – 20 ha mới
có đủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp
này cũng không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng tăng với yêu cầu của con người .
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới
đều đã, đang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón.
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng
cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát

triển vi sinh vật đất cung cấp dinh dưỡng cho cây… Việc bón phân cho
cây thì chỉ bón các loại phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng
suất cây trồng thấp, việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại
bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của vi sinh vật.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Tổng
sản lượng nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Việt Nam ước tính khoảng 35 –
40%, tại Trung Quốc khoảng 32% và trên toàn thế giới khoảng 50%. Đúng như
nhận định của Yang trong hai năm 1998 - 1999: “Không có phân hoá học,
nông nghiệp thế giới không thể nào trong 50 năm qua sản lượng tăng gấp 4
lần và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các
nước văn minh” [23].


5

Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của nhà
nông, nhưng đất có thể bị suy kiệt đến mức độ không thể sản xuất được nữa
nếu chúng ta không quan tâm đến bón phân cho cây trồng. Trong quá trình sử
dụng có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi không cần bù trả lại vì hàm
lượng của chúng quá nhiều trong đất. Đất có thể bị suy kiệt dần nếu chỉ quan
tâm trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.
Vì trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, mùn (chất hữu cơ) bị phân huỷ
để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời các chất dinh dưỡng khác có
thể bị rửa trôi hay bay hơi dẫn đến mất chất dinh dưỡng từ đất. Việc duy trì
hàm lượng mùn hợp lý trong đất có tác dụng rất rõ cho việc nâng cao hệ số sử
dụng phân bón của cây trồng. Ngoài ra còn làm cơ sở cho việc tính lượng
phân bón nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt, đồng thời cũng
mở đường cho việc phát triển sản xuất và việc sử dụng phân bón hoá học
nhằm đạt hiệu quả trồng trọt ngày càng cao hơn.

Cây trồng nói chung và cây bí nói riêng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây bị chi phối bởi nhiều quy luật trong đó có quy luật cạnh tranh loài. Đó là
cạnh tranh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng của
từng cá thể. Nếu được hấp thụ tốt cây trồng sẽ phát triển tốt.
Để hạn chế sự cạnh tranh loài giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì
mật độ là một yếu tố quan trọng. Mật độ là một trong những yếu tố chi phối
điều kiện khí hậu đồng ruộng và ngược lại điều kiện khí hậu tác động trở lại
đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý sẽ
tận dụng được các nguồn lực phân bón, nước, ánh sáng để cho năng suất cao.
Mật độ thưa ánh sáng phân bố đều trên bề mặt cây từ gốc đến ngọn, sẽ tạo
điều kiện để cây sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cây hút được nhiều dinh
dưỡng, hoa quả dưới thấp có điều kiện phát triển, số quả trên cây lớn, diện
tích lá trên cây cao, đó chính là tiền đề cho năng suất cá thể cao. Nhưng nếu


6

trồng với mật độ quá thưa, cây sinh trưởng mạnh, diện tích lá trên cây lớn, tán
phát triển quá rộng, hiệu quả sử dụng dinh dưỡng thấp gây lãng phí các nguồn
lực nông nghiệp. Mật độ thưa có thể năng suất cá thể cao nhưng năng suất
quần thể thấp nên hiệu quả sản xuất lại thấp.
Khi trồng với mật độ dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
nhiều, đường kính thân nhỏ và lá vươn dài, phân cành ít, diện tích lá trên cây
thấp nhưng chỉ số diện tích lá cao nên các lá phía dưới không nhận được mà
chỉ tiêu tốn dinh dưỡng hô hấp vô hiệu.
Thời kỳ ra hoa kết quả lá rụng nhiều, khả năng quang hợp giảm ảnh
hưởng tới sự tích luỹ chất dinh dưỡng cho quả và hạt, do vậy trồng dày số quả
trên cây ít, nhỏ, năng suất từng cây thấp, nên năng suất chung kém lại tốn
công, tốn giống.

Mật độ gieo trồng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà
cũng ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy, mật độ gieo
trồng hợp lý được coi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Trồng quá
thưa tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển, tranh chấp dinh dưỡng với
cây trồng. Trồng quá dày làm cho ruộng không thoáng, độ ẩm cao tạo điều
kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển và gây hại (rầy, rệp…).
Mật độ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất quần thể cây trồng. Một mật độ
trồng hợp lý sẽ tăng năng suất và chất lượng bí, hạn chế cạnh tranh dinh
dưỡng và sâu bệnh hại và tận dụng tối đa diện tích sử dụng.
1.2. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại của bí đỏ
* Nguồn gốc và sự phân bố:
Bí đỏ gồm 25 loài nhưng phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepovà Cucurbita moschata, còn loài
Cucurbitamaxima và Cucurbita mixta thích hợp ở vùng ôn đới có khí hậu
mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn


7

gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài
Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và Tây Nam Hoa
Kỳ từ 7000 năm trước Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã được ghi chép lại
ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico
và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm được các mẫu
hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trước Công nguyên. Loài Cucurbita mixta
cũng được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại
khoảng 1200 năm trước Công nguyên [18]. Bí đỏ được những người dân ở
Bắc Mỹ thuần hóa trồng và sử dụng như một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ
XVI, khi những người da trắng đến định cư và từ đó bí đỏ được chuyển qua

các nước châu Âu và dần trở thành phổ biến như ngày nay [18].
* Phân loại thực vật bí đỏ:
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu
(Citrullus), dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí
ngô (Cucurbita), mướp (Luffa), mướp đắng (Momordica)… Bí đỏ hay bí
ngô là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài Cucurbita pepo,
Cucurbita mixta, Cucurbitamaxima và Cucurbita moschata.
Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa
Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotyledoneae). Bộ này chủ
yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lượng rất ít tại khu vực cận nhiệt đới
và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu lá
cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ bầu bí
(Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và
dày [18]. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió như các
họ Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và
129 chi. Các họ lớn nhất là họ thu hải đường (Begoniaceae) với 1400 loài trong
2 - 3 chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 285 - 845 loài trong 118 chi.


8

1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây bí đỏ
1.3.1. Đặc tính thực vật học
1.3.1.1. Rễ bí đỏ
Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu tới 2m,
khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển mạnh ở
tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6m đường kính. Cây có nhiều rễ
bất định được mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát triển mạnh
nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém. Cây có khả
năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn [27].

1.3.1.2.Thân bí đỏ
Thân leo hoặc bò có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn, tròn hay
có góc cạnh của thân tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả năng ra
rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân. Thân mọc chậm ở
giai đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo. Bên trong thân rỗng và xốp, bên
ngoài thân có nhiều lông tơ. Các nhánh được sinh ra từ đốt trên thân. Các lóng
trên thân phát triển rất nhanh [27].
1.3.1.3. Lá bí đỏ
Lá mầm to có dạng hình trứng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các lá
mầm có thể kéo dài tuổi thọ đến hết thời gian sinh trường của cây. Lá đơn,
mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay góc cạnh, có xẻ thùy sâu hay
nông tùy giống, màu xanh hoặc lốm đốm trắng… Diện tích mặt lá lớn nên có
khả năng quang hợp mạnh. Trên bề mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ nên hạn
chế khả năng tiêu thụ nước [27].
1.3.1.4. Hoa bí đỏ
Hoa đơn tính cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Số
lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở nách lá.
Hoa có cánh màu vàng đậm, có bầu noãn hạ, cuống hoa dài, phần lớn hoa nở
vào buổi sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở. Khi nở hoa hướng lên


9

trên nhưng quả phát triển hướng xuống. Trong điều kiện khí hậu không thuận
lợi cây sinh ra hoa lưỡng tính hoặc hoa đực bất thụ.
1.3.1.5 Quả bí đỏ
Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thước, màu sắc
quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một đặc tính dùng
để phân biệt các loài bí trồng. Cuống quả mềm hay cứng, tròn hay góc cạnh, đáy
cuống phình hay không. Vỏ quả cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc

vỏ quả thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng quả thay đổi từ tròn,
oval tới dài. Thịt quả dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi. Quả càng to thì
ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt nằm ở giữa quả.
1.3.1.6. Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ được hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ
tinh của hoa đực và hoa cái. Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn
và một đầu tròn. Kích thước hạt từ 5-12mm. Trong một quả có thể chứa 500600 hạt [18]. Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức nảy mầm. Một số
loại bí trong hạt chứa chất cucurbitacin.
1.3.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ
1.3.2.1. Thời kỳ nảy mầm
Là thời kỳ từ khi gieo hạt đến khi có hai lá mầm. Nhiệt độ thích hợp cho
hạt nảy mầm là từ 25-300C. Bí đỏ có khả năng nảy mầm mạnh [1].
1.3.2.2. Thời kỳ cây con
Là thời kỳ khi cây được hai lá mầm đến khi cây xuất hiện 4-5 lá thật.
Thời kỳ này thân lá tăng trưởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chưa phân cành. Rễ
phát triển mạnh theo chiều sâu và chiều rộng, đặc biệt là rễ phụ phát triển
mạnh. Thời kỳ này cần vun gốc, bón thúc, tưới nước để giữ độ ẩm cho cây
sinh trưởng và kích thích ra rễ [1].


10

1.3.3. Điều kiện ngoại cảnh
1.3.3.1 Yếu tố nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở
đồng bằng cho đến cao nguyên có độ cao 1.500m. Cây bí đỏ sinh trưởng ở
giới hạn nhiệt độ 10-400C. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển là 28-300 C. Nhiệt độ và độ dài ngày đều ảnh hưởng đến sự hình thành tỉ
lệ hoa đực và hoa cái trên cây. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn
thì hoa cái ra càng nhiều. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều

hoa đực [20].
1.3.3.2. Yếu tố ánh sáng
Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 10-12 giờ chiếu sáng trong ngày.
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh. Quang chu kỳ
ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều, tăng tỷ
lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao. Trời mưa nhiều, âm u, thiếu ánh
nắng cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu quả, dễ nhiễm sâu bệnh [20]
1.3.3.3. Yếu tố nước
Cây yêu cầu nhiều nước vì có bộ lá to và nhiều lá. Ẩm độ đất 70-80% là
thích hợp. Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh
trên lá. Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, ưa khô nhưng nếu khô hạn quá dễ bị
rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút nước mạnh, tiêu hao ít [26].
1.3.3.4. Yếu tố đất đai
Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng
kém nhưng chịu khô hạn tốt. Khả năng thích nghi rộng, trồng được cả trên đất
bãi và đất trồng cây màu khác. Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh tác sâu.
Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho cây bí đỏ
phát triển là 5,5 - 6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của cây sẽ là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quả non bị thối. Tuy nhiên so với
các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu được pH thấp hơn [9]. Bí đỏ sinh


11

trưởng mạnh, ở giai đoạn từ khi bắt đầu ngả ngọn đến khi đậu quả: Thân lá
phát triển nhanh, có nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập trung, tỷ lệ đậu quả
cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại. Cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng và nước, nhất là ở
giai đoạn ra hoa rộ và đậu quả.
1.3.3.5. Yếu tố phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây bí đỏ hay nói cách khác là các chất dinh

dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây bí đỏ bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê,
mangan, bo, silic, lưu huỳnh và các - bon, oxy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây
(trừ các - bon, oxy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất
dinh dưỡng khoáng mà cây bí đỏ cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng chính mà
cây bí đỏ cần với lượng lớn là: đạm, lân, kali là những chất cần thiết cho
những quá trình sống diễn ra trong cây bí đỏ. Các nguyên tố khoáng còn lại,
cây bí đỏ cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì
tùy theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
1.4. Tình hình nghiên cứu cây bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Vai trò của phân bón đối với cây trồng
Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không có phân bón thì
không thể cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2001)[10] cho thấy
phân bón có khả năng tăng năng suất từ 25 – 50% so với đối chứng không
bón phân. Ca dao Việt Nam có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ
giống”. Câu ca dao trên cha ông ta khẳng định rằng từ thời xưa đã coi phân
bón trong sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng để tăng năng
suất cây trồng. Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho
năng suất cao còn có sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá
học trong sản xuất nông nghiệp đã làm tăng 50% năng suất cây trồng so với
năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu tại các nước Tây Âu. Và đến
những năm 1970 – 1985 thì năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng
ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất.


12

Theo FAO thì trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò
vào tăng năng suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50% (FAO 1984), ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương là 75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó

chủ yếu là tăng cường sử dụng phân bón hoá học mà năng suất cây trồng
nông nghiệp đã tăng 2 – 3 lần trong vòng 60 năm [29].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới
Phân bón có từ rất lâu đời cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt
đầu bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con
người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã
biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của
động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác.
Phân khoáng là loại phân chứa thành phần chủ yếu là 3 nguyên tố N
(đạm), P (lân), K (kali). Đây là 3 nguyên tố quan trọng quyết định gần như
toàn bộ năng suất và chất lượng của cây trồng. Tuy nhiên hiệu lực của phân
bón phụ thuộc rất nhiều vào loại đất trồng bí, tỷ lệ và phương pháp bón.
Bón phân khoáng hợp lý có tác động tốt đến việc cải thiện các đặc tính lý
– hóa của đất cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất bí.
Tuy nhiên nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón và ngoại tệ có
hạn nên việc sử dụng phân bón ở các nước có sự chênh lệch này không phải
do tính chất đất đai quy định. Với các nước phát triển mức độ sử dụng phân
bón cho cây bí đỏ cũng khác nhau, cơ cấu cây trồng và sử dụng các chủng
loại phân bón cũng khác nhau.
Đối với các nước trên thế giới, vai trò sử dụng phân bón rất quan trọng
trong việc tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, tăng độ phì nhiêu của đất
cũng được xác định một cách rõ ràng. Trong đó ở Mỹ, Canada và một số
nước phát triển thì các loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp nói chung và
cây bí đỏ nói riêng đều có hiệu quả kinh tế cao, trong đó sử dụng phân bón
cho bí đỏ đạt hơn 150 tạ /ha/năm.


13

Nhật Bản là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất ở Châu Á, đây là một

số nghiên cứu về việc sử dụng phân bón:
- Cây bí đỏ cần được cung cấp nhiều nhất là phân K, sau đó là phân P và
sau cùng là phân N. Lượng kali cần bón khoảng 60 - 90 kg/ha K2O (tương
đương 100 - 150 phân Clorua Kali), nhất là trên đất bạc màu.
Lân giúp cho cây cứng cáp, rễ mọc tốt nên giúp cây hút nước và dinh
dưỡng tốt hơn. Người ta bón phân với lượng 45 - 60 kg/ha P2O5 (tương
đương 270 -350 kg/ha super lân) vào lúc trồng.
Phân N cần cho cây bí đỏ tăng trưởng để tạo thân lá. Người ta đã nghiên
cứu và sử dụng đạm với lượng 40 - 60 kg/ha N (tương đương với 87 - 130 kg
phân Urê) 20 ngày sau trồng.
Việc sử dụng phân vô cơ cho cây giúp cho cây dễ dàng hấp thụ các chất
dinh dưỡng cho hiệu quả cao và nhanh. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm
ảnh hưởng xấu tới cấu tạo đất, làm đất chua, trở nên chai cứng. Do đó trong
sản xuất cần phải kết hợp bón phân hữu cơ để đạt năng suất cao.
1.4.3. Tình hình nghiên cứu bí đỏ tại Việt Nam
Ở nước ta do chiến tranh kéo dài công nghiệp sản xuất phân hóa học
phát triển chậm và thiết bị còn lạc hậu. Chỉ đến ngày đất nước giải phóng
hoàn toàn, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân bón cho cây trồng ngày
một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974- 1976 bình quân lượng phân NPK bón cho
1ha đất canh tác mới chỉ khoảng 43,3 kg/ha. Nhưng từ sau năm 1993 – 1994
khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân NPK do nông
dân sử dụng đã tăng lên khoảng 279 kg/ha[3].


14

Bảng 1.1. Hướng dẫn sử dụng phân bón NPK ở một số loại cây bí đỏ
ở Việt Nam
Thời kỳ bón
Loại phân


Bón lót

Bón thúc

NPK 5.10.3

15 kg NPK

5kg NPK + 1kg Kali

NPK 8.4.4

7-8 kg Supe Lân

13-14 kg NPK + 1-2 kg Kali

NPK 10.10.10

5-6 kg Supe Lân

10-12 kg NPK

NPK 10.20.6

10 kg NPK

1 kg Kali

NPK 16.16.8


10kg NPK

4 kg NPK

( Nguồn: Hướng dẫn sử dụng phân bón 1996 – Theo tài liệu của Võ Minh
Kha nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội)[9]
Như vậy muốn tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây bí đỏ thì cần phải
có một lượng phân bón thích hợp trên từng loại đất. Phải biết phối hợp cân đối
giữa các loại phân bón theo đúng tỷ lệ để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bí đỏ
Bí đỏ cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu cầu dinh dưỡng để
sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần thiết
cho cây bí đỏ trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương
đối nhiều tuỳ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, chế độ canh tác và cách bón
phân. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc
cần bón nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây. Những năm gần đây do
diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp lý
nên đã dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất làm giảm độ màu mỡ của đất
nhanh chóng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy để đảm bảo năng suất bí đỏ
cần phải hiểu rõ tính chất của đất. Hiện nay nhờ thành tựu ứng dụng khoa học
công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống bí đỏ
mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao hơn các giống bí đỏ cũ đã
được đưa vào sản xuất. Vì vậy dựa vào đặc điểm của giống để cung cấp phân


×