Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 17 trang )

Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 2
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu......................................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................. 3
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................. 5
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến................................................................................... 5
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 5
1.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 5
2. Quá trình phát triển của sáng kiến ................................................................................... 6
2.1 Mô hình vận động trước đây........................................................................................ 6
2.1 Mô hình vận động hiện nay ......................................................................................... 6
3. Giải pháp thực hiện .......................................................................................................... 7
3.1 Công tác phối hợp ........................................................................................................ 7
3.2 Công tác xét chọn học sinh .......................................................................................... 8
3.3 Công tác vận động ....................................................................................................... 8
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................. 12
4.1 Kết quả vận động ....................................................................................................... 12
4.2 Kết quả trao học bổng ................................................................................................ 13
PHẦN III - KẾT LUẬN .................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 16

Trang 1


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình "Thắp sáng ươc mơ tuổi
trẻ Việt Nam" do Thành Đoàn Thành Phố Cần Thơ phát động, Đoàn trường luôn cố gắng
tìm một phong trào thiết thực nhằm động viên, khích lệ tinh thần cho các em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập và trong cuộc
sống, đồng thời qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, sự quan tâm của tổ
chức Đoàn, Hội trong việc chăm sóc, giúp đỡ các em học sinh giúp các em có cuộc sống
tốt hơn, đẹp hơn để theo đuổi con đường học vấn của mình. Hiện tại trong những năm qua
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng có nhiều học sinh bỏ học, nhiều Chi đoàn lớp không duy
trì được sĩ số với nhiều lý do khác nhau nhưng một trong những lý do rất quan trọng là vì
gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, gia đình em gặp nhiều khó khăn nên không đủ điều kiện đến
trường, là một giáo viên đã phụ trách công tác Đoàn trường từ năm 2013 đến nay bản thân
Tôi rất quan tâm đến những khó khăn của các em học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo,
hoàn cảnh khó khăn.
Chính vì thế nên tôi đã mạnh chọn đề tài nghiên cứu “Mô hình vận động gây quỹ
trao học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường” đây thực sự là phong trào có ý nghĩa,
góp phần giáo dục các em học sinh về truyền thống "lá lành đùm lá rách" để các em biết
chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và mọi người, đồng thời đây là nguồn động viên giúp các em học
sinh có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm thực hiện phong trào hiệu quả “Năm xung kích, bốn đồng hành”, “Thắp
sáng ước mơ tuổi trẻ Cần Thơ”.
- Tổ chức phong trào có sự đầu tư theo chiều sâu thông qua từng hình thức vận động,
nhằm tăng số tiền vận động (đặc biệt là số tiền vận động từ phía phụ huynh học sinh và
mạnh thường quân rất cao) cùng với số suất học bổng trao cho học sinh.
- Kêu gọi sự ủng hộ, quyên góp từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân tạo nguồn học
bổng nhằm kịp thời hỗ trợ cho học sinh khó khăn.
- Giảm số lượng học sinh bỏ học vì có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục đến
trường. Giúp các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm nghị lực đến

trường, vươn lên trong học tập.
Trang 2


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
- Cung cấp thêm một số hình thức, kinh nghiệm vận động đế cán bộ giáo viên phụ
trách công tác Đoàn tại các trường THPT có thể tham khảo, nghiên cứu.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu hình thức vận động và kết quả đạt được trong năm học 2014 – 2015 và
2015 – 2016.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường tại Trường
Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu.
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện phong trào vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học
sinh nghèo đến trường.
6. Đóng góp mới của đề tài.
- Sáng kiến thể hiện tính mới, sáng tạo là có sự chuẩn bị chu đáo trong việc xét chọn
học sinh khó khăn, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Hội phụ huynh và chính quyền địa
phương để đến từng hoàn cảnh cụ thể để khảo sát thực tế nhằm thu thập những tư liệu,
những hình ảnh, cùng với tìm hiểu gia cảnh khó khăn của các em trong học tập, đời sống…
Từ kết quả khảo sát Đoàn trường tổng hợp các tư liệu để báo cáo kết quả thu thập trước
Hội đồng sư phạm Nhà trường, Hội phụ huynh nhằm chọn ra những hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn nhất để thiết kế phim phóng sự về hoàn cảnh khó khăn, sự sáng tạo còn được thể
hiện trong việc kết hợp được nhiều hình thức vận động, các hình thức vận động kèm theo
những minh chứng thiết thực, cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Mô hình có ý nghĩa, góp phần giáo dục các em học sinh về truyền thống "lá lành
đùm lá rách" để các em biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và mọi người, đồng thời đây là nguồn

động viên giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập và
cuộc sống.
- Giảm số lượng học sinh bỏ học vì có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục đến
trường, bảo đảm duy trì sĩ số lớp.
- Vận động sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, của Ngành giáo dục nói chung và tập
thể cán bộ giáo viên Trường THPT Nguyễn Việt Dũng nói riêng.
Trang 3


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
- Nhằm thực hiện phong trào hiệu quả “Năm xung kích, bốn đồng hành”, “Thắp
sáng ước mơ tuổi trẻ Cần Thơ”.
- Cung cấp thêm một số hình thức, kinh nghiệm vận động đế cán bộ giáo viên phụ
trách công tác Đoàn tại các trường THPT có thể tham khảo, nghiên cứu.

Trang 4


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến.
1.1. Cơ sở lý luận
Trong bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 – 2017 nêu
rõ :“Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần có những định hướng thiết thực cụ thể nhằm chăm
lo tốt hơn nhu cầu đời sống và nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ. Đồng hành với
thanh niên là cảm thông, chia sẽ với thanh niên, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng thanh
niên, chăm lo đáp ứng những nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên, kịp thời định
hướng, dìu dắt, giúp đỡ thanh niên như những người bạn tin cậy’’.
Mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên khóa IX, nhiệm kỳ

2012 – 2017 của Thành Đoàn Thành Phố Cần nêu rõ “ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục
khơi dậy và phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện và tiềm năng to
lớn của thanh niên ; tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động tình nguyện trong thanh
niên, có sự định hướng và kết nối các mô hình, đội hình tình nguyện với nội dung trọng
tâm góp phần bảo đảm an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng’’. Văn kiện đại hội của
Thành Đoàn đưa ra chỉ tiêu cụ thể “ 100% có triển khai, thực hiện phong trào năm xung
kích, bốn đồng hành và cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác,
Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Cần Thơ’’.
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT- BGD & ĐT ngày 22/7/2008 và kế hoạch 307/KHBGD & ĐT ngày 22/7/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng là ngôi trường nằm ở vùng ven, các em học sinh
theo học tại trường đa phần đến từ các vùng nông thôn sâu, xa, hoàn cảnh gia đình gặp
nhiều khó khăn, bởi gánh nặng cơm áo đã đè nặng lên đôi vai, họ không còn đủ khả năng
để lo cho việc học của con em mình, thậm chí ở mức tối thiểu nhất như: tập vở, bút mực,
quần áo…Trong năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016 số lượng học sinh thuộc diện hộ
nghèo, diện hộ cận nghèo, diện hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn rất cao, tỉ lệ thống kê
hàng năm còn lưu lại:

Trang 5


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
+ Năm học 2014 – 2015: Học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn
là 65 học sinh. (chiếm tỉ lệ khoảng 7,32% học sinh toàn trường)
+ Năm học 2015 – 2016: Học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn
là 53 học sinh. (chiếm tỉ lệ khoảng 5,53% học sinh toàn trường)
Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, cùng với sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn,
Thành Đoàn Cần Thơ, Ngành Giáo Dục. Bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng
mà tôi đã áp dụng thực hiện mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo tại

trường THPT Nguyễn Việt Dũng trong những năm qua đã tạo được những tín hiệu rất khả
quan có những biể u hiê ̣n tić h cực.
2. Quá trình phát triển sáng kiến
2.1. Mô hình vận động trước đây
- Đoàn trường xây dựng kế hoạch vận động có sự phối hợp từ phía giáo viên chủ
nhiệm, các tổ chức đoàn thể chính trị trong Nhà trường.
- Hình thức vận động mang tính tự phát chưa đưa ra minh chứng cụ thể về từng hoàn
cảnh học sinh nghèo, khó khăn khi vận động.
- Đối với phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các tổ chức đoàn
thể xã hội, Đoàn trường chỉ vận động bằng hình thức tuyên truyền mang tính chung chung
chưa gửi được thư ngỏ, đĩa CD, việc vận động chưa được cụ thể hóa bằng hình ảnh, phóng
sự, tư liệu về hoàn cảnh của học sinh nghèo, khó khăn nên hiệu quả vận động chưa cao.
2.2. Mô hình vận động hiện nay
- Đoàn Thanh niên tham mưu với lãnh đạo nhằm chủ động xây dựng kế hoạch vận
động có sự phối hợp từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh, các
tổ chức đoàn thể chính trị trong Nhà trường, chính quyền địa phương nơi các em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn đang cư trú.
- Tiến hành khảo sát thực tế từng hoàn cảnh học sinh khó khăn nhằm thu thập những
tư liệu, những hình ảnh, cùng với tìm hiểu gia cảnh khó khăn của các em trong học tập, đời
sống... Từ kết quả khảo sát Đoàn trường tổng hợp các tư liệu để báo cáo kết quả thu thập
trước Hội đồng sư phạm Nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, trên cơ sở thống nhất Đoàn
trường sẽ tiến hành thiết kế đoạn phim phóng sự về hoàn cảnh học sinh đặc biệt khó khăn.
- Mô hình vận động đa dạng, linh hoạt thông qua nhiều hình thức như: tiết sinh hoạt
dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, phát thanh học đường, sinh
Trang 6


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
hoạt họp lệ Chi đoàn, bảng thông tin Đoàn, chương trình văn nghệ, phim phóng sự,quyển
sổ vàng, đội tình nguyện, vòng tay bè bạn…Bên cạnh đó Đoàn trường còn tiến hành gửi

thư ngỏ, đĩa CD, tư liệu về hoàn cảnh của học sinh nghèo, khó khăn đến từng phụ huynh
học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Việc vận động còn được thực hiện trên các trang mạng xã hội đặc biệt là trang
facebook của nhà trường quản lý.
- Báo cáo kết quả vận động được thực hiện khoa học hơn. Bên cạnh đó Đoàn trường
tiến hành gửi thư cảm ơn đến từ cá nhân, tổ chức đã ủng hộ cho phong trào.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Công tác phối hợp
3.1.1. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
- Tổ chức Đoàn Thanh niên xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với giáo viên chủ
nhiệm từng chi đoàn lớp dựa trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường. Đây là khâu
rất quan trọng vì giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn là người gần gũi nhất với học
sinh nên bộ phận này sẽ giúp Đoàn trường lựa chọn đúng người, đúng hoàn cảnh.
- Giáo viên chủ nhiệm đề cử danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cơ sở
được sự thống nhất của tập thể lớp. Danh sách đề cử phải đảm bảo theo nguyên tắc của kế
hoạch đề ra.
- Việc đề cử danh sách học sinh cần ghi rõ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình
khó khăn, địa chỉ cụ thể về nơi cư trú hoặc tạm trú.
3.1.2. Công tác phối hợp với Ban giám hiệu Nhà trường
- Đoàn Thanh niên tham mưu và tổng hợp danh sách học sinh khó khăn dựa trên danh
sách được giáo viên chủ nhiệm đề cử, trao đổi với Ban Giám hiệu Nhà trường (cụ thể là
Thầy Vương Ngọc Hưng – Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp về quản lý số lượng học
sinh thuộc diện nghèo và cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn) để thống nhất chọn lọc lại từng
hoàn cảnh học sinh để tiến hành khảo sát thực tế.
3.1.3. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh.
- Đoàn trường phối hợp rất chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có học sinh khó
khăn của trường đang cư trú, Hội cha mẹ học sinh Nhà trường để cùng tham gia đến khảo
sát thực tế và quay phim, chụp ảnh từng hoàn cảnh của học sinh.

Trang 7



Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
3.2. Công tác xét chọn học sinh
- Đoàn khảo sát tiến hành thu thập tất cả những tư liệu về hoàn cảnh học sinh của
từng lớp. Báo cáo cụ thể với lãnh đạo Nhà trường, toàn thể cán bộ công nhân viên chức
của Nhà trường, chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh nhằm lấy ý kiến thống
nhất chọn những học sinh thật sự có hoàn cảnh khó khăn để tiến hành thiết kế phim phóng
sự.
- Việc xét chọn đối tượng cần được tiến hành công khai, công bằng, phù hợp với thực
tế đặc biệt chú ý đến những hoàn cảnh học sinh đặc biệt khó khăn để có mức hỗ trợ thật
xứng đáng và kịp thời đúng người, đúng hoàn cảnh.
3.3. Công tác vận động
3.3.1. Về phía cán bộ công chức – viên chức và học sinh Nhà trường
- Xây dựng kế hoạch vận động cụ thể và triển khai phổ biến rộng rãi giúp toàn thể
cán bộ công chức – viên chức, học sinh Nhà trường nhận thức được trách nhiệm của mình
trong việc quyên góp ủng hộ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Đối với tập thể công chức – viên chức nhà trường: Đoàn trường tiến hành vận động
sự ủng hộ của tập thể Hội đồng sư phạm Nhà trường thông qua hình thức đóng góp trực
tiếp và ký tên vào “Quyển sổ vàng”.

Sổ vàng vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ HS nghèo

Trang 8


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
- Đối với học sinh: Ban Chấp hành Đoàn trường phối hợp cùng với Ban cán sự, Ban
Chấp hành Chi đoàn lớp thành lập đội “Tình nguyện” tiến hành vận động quyên góp cụ
thể đến từng Chi đoàn lớp. Đội “Tình nguyện” sẽ là những cánh tay đắc lực trong công

tác tuyên truyền vận động đến từng đoàn viên, thanh niên trong Nhà trường.

Hình ảnh vận động của đội tình nguyện đến từng Chi đoàn lớp
- Bên cạnh đó, Đoàn trường còn phát động phong trào "Vòng tay bè bạn" nhằm vận
động các em học sinh của trường tặng sách, quần áo cũ cho những trường hợp có hoàn
cảnh khó khăn có điều kiện đến trường. Phong trào vận động “Vòng tay bè bạn” phong
trào có ý nghĩa, góp phần giáo dục các em học sinh về truyền thống "lá lành đùm lá rách"
để các em biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và mọi người, đồng thời đây là nguồn động viên
giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc
sống.
3.3.2. Về phía phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm và tổ chức đoàn thể xã hội
- Đoàn trường tiến hành gửi thư ngỏ và phát hành kèm theo đĩa CD “Phim phóng
sự về hoàn cảnh học sinh khó khăn” đến từng phụ huynh học sinh của Nhà trường, các
nhà hảo tâm và tổ chức đoàn thể xã hội. Thông qua thư ngỏ cùng với những thước phim
phóng sự thực tế, mô hình vận động quyên góp của Nhà trường trong phong trào gây quỹ
học bổng được Quí phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm và tổ chức đoàn thể xã hội ủng hộ
rất tích cực và đạt được hiệu quả rất cao.
3.3.3. Mạng xã hội như facebook, wedsite.. của Nhà trường.
- Đăng tải thông tin và phim tư liệu qua các trang mạng xã hội như trang facebook
của Nhà trường.
Trang 9


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

Đăng tải các thông tin về phóng sự học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên
trang mạng xã hội của Nhà trường

Đăng tải các thông tin về phóng sự học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên
trang mạng xã hội của Nhà trường


Trang 10


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
- Thông qua việc đăng tải thông tin Đoàn trường trên các trang mạng xã hội đã thu
hút được nhiều lượt xem và chia sẽ, các thông tin cùng đoạn phóng sự nhanh chóng lan
rộng đến cựu học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân cùng với các tổ chức đoàn thể
xã hội. Từ tín hiệu tích cực trên công tác vận động hỗ trợ của Đoàn trường thật sự nhận
được sự quan tâm mạnh mẽ của cựu học sinh, học sinh và các nhà hảo tâm, quí phụ huynh
học sinh, tổ chức đoàn thể xã hội… đã nhiệt tình quyên góp cho phong trào. Bên cạnh đó
một thành công đặc biệt quan trọng trong việc đăng tải thông tin còn giúp các nhà hảo tâm,
các đoàn thể có thể tìm đến tận nhà các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để hỗ trợ về vật
chất cũng như tinh thần (điển hình trong trường hợp này là hoàn cảnh của em Phạm Thị
Hồng Cẩm – lớp 10B7 trong năm 2015 - 2016)
- Bên cạnh đó phong trào vận động của Đoàn trường được Báo Cần Thơ ghi nhận
thông tin và đăng tải bài viết góp phần quan trọng tạo được tiếng vang lớn trong phong trào
của Đoàn trường.

\

Thông tin mô hình vận động được đăng tải trên trang Báo điện tử Cần Thơ
3.3.4. Chương trình văn nghệ
- Đoàn trường tiến hành tổ chức “Hội diễn văn nghệ” để tiến hành vận động gây quỹ
học bổng hỗ trợ các em học sinh nghèo, khó khăn có điều kiện đến trường. Trong chương
trình Đoàn trường mời các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể xã hội
Trang 11


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

cùng đến tham dự nhằm kêu gọi quyên góp trực tiếp từ các mạnh thường quân, nhà hảo
tâm. Chương trình vận động được tổ chức định kỳ vào thời gian dịp Tết Nguyên Đán.

Chương trình văn nghệ vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo
- Nét đặc biệt của chương trình là nội dung lồng ghép chiếu phim phóng sự thực tế
về hoàn cảnh của học sinh được Đoàn trường biên tập.
- Thông qua chương trình cũng là dịp để Đoàn trường tiến hành công khai danh sách
cũng như số tiền đóng góp hỗ trợ của học sinh, công chức – viên chức và quí phụ huynh
học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể xã hội.
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Kết quả vận động
4.1.1. Số tiền vận động năm học 2014 - 2015
TT

Đối tượng quyên góp

Số tiền

1.

Công chức, viên chức

5,000,000

2.

Học sinh

3,442,500


3.

PHHS- Mạnh thường quân

21,840,000

TỔNG CỘNG

32,282,500

4.1.2. Số tiền vận động năm học 2015 - 2016
TT
4.

Đối tượng quyên góp
Công chức, viên chức

Số tiền
5,920,000

Trang 12


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
5.

Học sinh

2,293,500


6.

PHHS- Mạnh thường quân

20,430,000

7.

Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ

50,000,000

TỔNG CỘNG

78,643,500

- Thực tế từ kết quả thống kê cho thầy số tiền vận động năm học 2014 – 2015 là:
32,282,500 (Ba mươi hai triệu hai trăm tám mươi hai nghìn năm trăm đồng) đến năm
học 2015 – 2016 số tiền vận động tăng lên là: 78,643,500 (Bảy mươi tám triệu sáu trăm
bốn mươi ba nghìn năm trăm đồng). So với năm học 2014 – 2025 số tiền vận động tăng
46.361.000 (Bốn mươi sáu triệu ba trăm sáu mươi mốt nghìn).
- Một thực tế cho thấy việc gửi “Phim phóng sự”, hình ảnh thực tế về hoàn cảnh
và thư ngỏ đã tạo được tín hiệu rất khả quan. Minh chứng cụ thể là số tiền vận động từ
phía mạnh thường quân, phụ huynh học sinh luôn cao (năm học 2014 – 2015 chiếm
66,5%, năm học 2015 – 2016 chiếm 89% trong tổng số tiền vận động)
4.2. Kết quả trao học bổng hỗ trợ học sinh nghèo.
4.2.1. Số tiền trao học bổng năm học 2014 – 2015
- Tổng số suất học bổng đã phát: 15 suất
- Giá trị mỗi suất học bổng: 3 suất 1,500,000 đồng, 12 suất 1,000,000 đồng
- Tổng số tiền phát học bổng: 16,500,000 đồng

- Tồn quỹ học bổng là: 27,812,000 đồng
4.2.2. Số tiền trao học bổng năm học 2015 – 2016
- Tổng số suất học bổng đã phát: 48 suất
- Giá trị mỗi suất học bổng: 2 suất 2,000,000 đồng, 46 suất 1,000,000 đồng
- Tổng số tiền phát học bổng: 50,000,000 đồng
- Tồn quỹ học bổng là: 56,455,500 đồng
Đặc biệt mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường của
Đoàn trường THPT Nguyễn Việt Dũng cũng được Ban dân vận Quận Ủy công nhận là mô
hình “Dân vận khéo” trong năm 2015 – 2016.

Trang 13


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

PHẦN III - KẾT LUẬN
1. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH
- Chủ động tham mưu với lãnh đạo Nhà trường trong việc định hướng thực hiện
phong trào vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo.
- Kế hoạch vận động phải được tính toán chu đáo, có sức thuyết phục, chủ động,
sáng tạo và đặc biệt là phải được triển khai rộng rãi đến từng cán bộ giáo viên, học sinh
Nhà trường để Hội đồng sư phạm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, lực lượng học sinh toàn
trường hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa của mô hình để được hỗ trợ nhiệt tình.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc điều tra, thống kê và xét
chọn đối tượng công minh, công bằng, phù hợp với thực tế vì giáo viên chủ nhiệm là người
gần gũi, nắm vững cơ bản hoàn cảnh cụ thể của học sinh.
- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ
nhiệm trong việc khảo sát thực tế hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh khó khăn. Từ đó bản
thân cần trang bị các kĩ năng, kiến thức về tin học để có thể xử lý thiết kế những đoạn
phóng sự về hoàn cảnh học sinh một cách khoa học và mang tính thiết phục.

- Vận động rộng rãi các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, tổ chức đoàn thể,
lực lượng học sinh, phụ huynh học sinh …bằng nhiều hình thức, mô hình sáng tạo, linh
hoạt và nhiều lực lượng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao bằng tâm huyết của mình
- Bản thân mình phải có lòng nhân hậu, phải biết hy sinh, chịu khó, có tinh thần
trách nhiệm, kiên nhẫn tổ chức vận động bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua
nhiều trung gian, nhưng phải liên tục dài hạn mới duy trì được nhiều năm.
- Kết thúc cuộc vận động cần có báo cáo công khai, minh bạch kết quả tiền vận
động thật cụ thể, chi tiết về sự hỗ trợ của học sinh, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm,
phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên, tổ chức đoàn thể xã hội. Báo cáo số tiền vận động,
số tiền trao học bổng phải được đăng tải trên trang mạng xã hội của Nhà trường, thông qua
với tập thể hội đồng sư phạm trong cuộc họp hội đồng, niêm yết công khai tại bảng thông
tin của nhà trường, và gửi đến từng chi đoàn lớp để học sinh nắm rõ
- Sau mỗi cuộc vận động, Ban Chấp hành Đoàn trường cần gửi thư cảm ơn đến từng
chi đoàn lớp, đến mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh, cán bộ giáo
viên, tổ chức đoàn thể xã hội đã có đóng góp hỗ trợ cho phong trào
Trang 14


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

2. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Sáng kiến thể hiện được tinh thần đoàn kết rất cao, mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Đây thực sự là phong trào góp phần giúp Đoàn trường làm tốt công tác giáo dục các em
học sinh về truyền thống "tương thân, tương ái" để các em biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Giảm số lượng học sinh bỏ học vì có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục đến
trường, bảo đảm duy trì sĩ số lớp.
- Vận động sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, của Ngành giáo dục nói chung và tập
thể cán bộ giáo viên Trường THPT Nguyễn Việt Dũng nói riêng.
- Cung cấp thêm một số hình thức, kinh nghiệm vận động đế cán bộ giáo viên phụ
trách công tác Đoàn tại các trường THPT có thể tham khảo, nghiên cứu.

3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
Sáng kiến mang lại tính khả thi cao đã được áp dụng trong công tác hoạt động Đoàn.
Tác giả thực hiện sáng kiến dựa trên cơ sở thực tiễn được đút kết từ thực tế qua nhiều năm
kiêm nhiệm công tác Đoàn tại Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, mô hình đã nêu rõ các
bước thực hiện, các hình thức vận động rất phù hợp với tình hình thực tế, vì thế mô hình có
thể được nhân rộng và áp dụng ở nhiều đơn vị trường trung học cơ sở, trung học phổ
thông.
Kết quả đạt được không phải của cá nhân mà là sự cộng tác, phối hợp có trách nhiệm
của tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm Nhà trường trong đó tôi chỉ là người tham
mưu đề xuất giải pháp, hình thức vận động và tiến hành thực hiện.Những hình thức, giải
pháp thực hiện trên tuy có đơn giản nhưng muốn đạt được 100% đòi hỏi mỗi thành viên
trong Hội đồng sư phạm Nhà trường phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự phối hợp đồng
bộ, kịp thời, kiên nhẫn, và phải liên tục.
Trên đây là mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
của Đoàn trường trong 2 năm học, rất mong các tổ chức, cán bộ giáo viên góp ý thêm để
rút kinh nghiệm và áp dụng trong những năm học kế tiếp đạt hiệu quả cao hơn.
Cái Răng, ngày 29 tháng 03 năm 2017
Người viết sáng kiến

Trang 15


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường
Nguyễn Việt Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Số liệu của bộ phận Quản lý học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo, khó khăn của
Nhà trường năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016.
2. Kế hoạch khảo sát và kế hoạch vận động của Đoàn trường THPT Nguyễn Việt
Dũng.
3. Địa chỉ: />4. Địa chỉ: />5. Địa chỉ: />.


.

Trang 16


Mô hình vận động gây quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

Trang 17



×