Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Công tác Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của công tác kế toán vốn bằng tiền................3
1.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền.........................................................................3
1.1.2. Ý nghĩa của công tác kế toán vốn bằng tiền............................................3
1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.......................................3
1.2. Phân loại hình thức vốn bằng tiền của doanh nghiệp.................................4
1.2.1. Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:. .4
1.2.2. Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm:.......4
1.3. Nội dung kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp.................................5
1.3.1. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền...........................................................5
1.3.2. Kế toán tiền mặt......................................................................................5
1.3.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng....................................................................13
1.3.4. Hạch toán tiền đang chuyển..................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN
SÁNG TẠO........................................................................................................21
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo..........21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong công ty..........22
2.1.3. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty.......................................23
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty...............................27
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...........................27
2.2.

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty..................................28

2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương


mại Tân Sáng Tạo............................................................................................28
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, bộ phận như sau:.............29
SV: Nguyễn Đức Minh

MSSV: 115402012


2.2.3. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp..............29
2.3.

Thực trạng Kế toán vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần sản xuất và

thương mại Tân Sáng Tạo...............................................................................30
2.3.1. Kế toán tiền mặt...................................................................................30
2.3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng..................................................................35
Tiểu kết:...........................................................................................................39
CHUƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN SÁNG TẠO................................................40
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty................40
3.1.1. Ưu điểm.................................................................................................40
3.1.2. Hạn chế..................................................................................................41
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán vốn
bằng tiền tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo...........41
KẾT LUẬN........................................................................................................44
PHỤ LỤC

SV: Nguyễn Đức Minh

MSSV: 115402012



DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Từ viết tắt
TK
SXKD
GTGT
QLDN
TSCĐ
XDCB
BHXH
TGNH
BQLNH
GDBQLNH
BH

SV: Nguyễn Đức Minh


Nguyên nghĩa
Tài khoản
Sản xuất kinh doanh
Giá trị gia tăng
Quản lý doanh nghiệp
Tài sản cố định
Xây dựng cơ bản
Bảo hiểm xã hội
Tiền gửi ngân hàng
Bình quân liên ngân hàng
Giao dịch bình quan liên ngân hàng
Bảo hiểm

MSSV: 115402012


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong thời
gian qua, đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị
trường và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trên toàn thế giới. Cùng với đó, cơ
chế quản lý kinh tế của nước ta đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện tạo
những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nền kinh tế
nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là xu hướng tất yếu. Nó
ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp thương mại nói riêng. Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp hiện nay là
phải đạt được lợi nhuận, muốn vậy doanh nghiệp phải cung cấp ra thị trường cái
mà thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có.

Cùng với sự đi lên của nền sản xuất xã hội là sự phát triển của kế toán,
nền sản xuất ngày càng phát triển thì kế toán ngày càng trở nên quan trọng và
trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của các
doanh nghiệp, nhất là hiện nay trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay
gắt thì công tác kế toán có vị trí, vai trò rất thiết thực trong hệ thống quản lý
thông tin, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng xem xét toàn diện
hoạt động của đơn vị mình và doanh nghiệp cần có vấn đề nắm bắt thị trường
mà tham gia cạnh tranh lành mạnh.
Và với sự phát triển như hiện nay là có sự đóng góp không nhỏ của các
doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp này muốn tồn tại và phát triển đòi
hỏi phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh
của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động sản xuất. Bất
kỳ một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức nào thì “hạch toán vốn bằng tiền”
vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác hạch toán kế toán.Ở một
doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả trước hết phải tổ chức công tác quản lý
kinh tế tốt, để tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên và linh hoạt nên
quan tâm và nắm bắt được chế độ hạch toán một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, đặc biệt
SV: Nguyễn Đức Minh

1

MSSV: 115402012


là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán vốn bằng tiền. Với điều
kiện hiện nay, các doanh nghiệp được Nhà nước giao cho quyền tự chủ về tài chính
cũng như quyền điều hành, quản lý để các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn
trên nguyên tắc hợp pháp. Như vậy để tránh khỏi sai sót phải điều hòa sử dụng
vốn bằng tiền một cách hợp lý hơn để tiết kiệm được nguồn vốn mà hiệu quả
hoạt động kinh doanh vẫn tốt.

Trong quá trình học tập tại trường Đại học, các thầy cô giáo đã truyền dạy
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ tốt cho nghiệp vụ kế toán của em
trong tương lai. Tuy nhiên để vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn là
cả một quá trình học hỏi, nghiên cứu, phấn đấu và quan sát. Cùng với đó, trong
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo đã
giúp em có những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc kế toán và đồng thời
nó giúp em đưa ra ý tưởng trong Khóa luận tốt nghệp này. Vì thế em đã chọn đề
tài: “Công tác Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương
mại Tân Sáng Tạo” làm khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận gồm 3 chương cơ bản sau:
Chương 1. Lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng tình hình kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần
sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo.
Chương 3. Một số ý kiến đóng góp, nhận xét về công tác kế toán vốn bằng
tiền tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo.

SV: Nguyễn Đức Minh

2

MSSV: 115402012


CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của công tác kế toán vốn bằng tiền
1.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, công ty tài chính và tiền đang chuyển. Với tính

lưu hoạt cao nhất, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của
doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác kế toán vốn bằng tiền
Trong quá trình SXKD, vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất, sự luân
chuyển của nó có liên quan đén hầu hết các giai đoạn SXKD chủ yếu của doanh
nghiệp như thanh toán tiền mua hàng cho người bán hoặc trả các khoản nợ phải
trả… và là kết quả của quá trình bán hàng hay thu hồi các khoản nợ phải thu.
Như vậy qua sự luân chuyển của vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra,
đánh giá chất lượng của hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác số
hiện có của vốn bằng tiền còn phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh
nghiệp.
1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
a. Vai trò
Hạch toán vốn bằng tiền là nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại, tổng
hợp. Vì vậy nó có chức năng cơ bản nhất là cung cấp thông tin tài chính cho
những người ra quyết định, cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản lý kinh tế,
cho nhà đầu tư, cho các cơ quan nhà nước về tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
b. Nhiệm vụ
- Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra,
đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn bằng
tiền.
- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng
SV: Nguyễn Đức Minh

3

MSSV: 115402012



tiền.
- Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện sai chế độ,
phát hiện các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
chênh lệch vốn bằng tiền.
1.2. Phân loại hình thức vốn bằng tiền của doanh nghiệp
1.2.1. Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được
chia thành:
 Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch
chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức
trên thị trường Việt Nam như các đồng: đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP),
phrăng Pháp (FFr), yên Nhật (JPY), đô la Hồng Kông (HKD)……..
 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu
trữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ
không phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
1.2.2. Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao
gồm:
 Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý,
đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu
cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.
 Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng
hoặc các công ty tài chính.
 Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành
chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng
thái này sang trạng thái khác.

SV: Nguyễn Đức Minh


4

MSSV: 115402012


1.3. Nội dung kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
1.3.1. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
- Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Trường hợp
doanh nghiệp liên doanh có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ để ghi sổ nhưng phải
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài Chính.
- Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.
Đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 Ngoại tệ các loại (TK ngoài bảng cân đối kế toán). Nếu có chênh lệch giữa tỷ
giá thực tế và tỷ giá đã ghi sổ kế toán thì phải phản ánh chênh lệch này vào TK
413 - Chênh lệch tỷ giá.
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục vốn
bằng tiền có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập
Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính.
- Vàng, bạc, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Vàng, bạc, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm
chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá vàng, bạc, đá quý được tính theo giá
thực tế (giá hoá đơn hoặc giá thanh toán).
- Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ có thể áp dụng một
trong các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho (đích danh, bình quân gia
quyền,…).
1.3.2. Kế toán tiền mặt

a) Khái niệm kế toán tiền mặt
Tiền mặt là số tiền tại quỹ của doanh nghiệp, bao gồm: tiền Việt Nam (kể
cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim đá quý.
b) Thủ tục hạch toán kế toán tiền mặt
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền từ việc bán thành phẩm, hàng hoá,
SV: Nguyễn Đức Minh

5

MSSV: 115402012


thu tiền từ các hoạt động tài chính và các khoản thu khác … thì người thủ quỹ
cần lên “phiếu thu”, đi kèm là “biên lai thu tiền”.
Ngoài ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vàng bạc, đá quý
thì cần sử dụng chứng từ “bảng kê vàng bạc, đá quý”. Phiếu thu, phiếu chi do kế
toán lập 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên
phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng duyệt.Sau đó, chuyển cho thủ
quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ.
 Liên 1: Thủ quỹ giữ lại để ghi sổ quỹ
 Liên 2: giao cho người nộp hoặc cho người nhận tiền
 Liên 3: được lưu nơi lập phiếu
Cuối ngày toàn bộ phiếu thu, chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi
sổ kế toán.
c) Nguyên tắc hạch toán tiền mặt
Hạch toán tiền mặt tại quỹ kế toán sử dụng tài khoản 111. Khi hạch toán
cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ thực tế
nhập xuất quỹ tiền mặt, còn đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân
hàng (không qua quỹ tiền mặt tai đơn vị) thì không được hạch toán và tài khoản

111 mà hạch toán vào tài khoản 113 (tiền đang chuyển).
- Chỉ được nhập, xuất quỹ khi có phiếu thu, phiếu chi hoặc các chứng từ
có liên quan. Phải có đủ chữ ký của người giao, người nhận, người cho phép
mới đuợc xuất quỹ.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh hằng ngày để biết được số tồn quỹ, nếu có chênh lệch cần
xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết.
d) Chứng từ sổ sách sử dụng
Để hạch toán tiền mặt kế toán sử dụng các chứng từ:
 Phiếu thu: căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, giấy thanh toán tiền tạm
ứng, nhận được phiếu chi (do bên mua lập)… kế toán tiền mặt lập phiếu thu.
Phiếu thu được kế toán lập thành 3 liên đặt giấy than viết lên một lần.
SV: Nguyễn Đức Minh

6

MSSV: 115402012


- Liên 1: thủ quỹ giữ lại để ghi sổ quỹ.
- Liên 2: giao cho người nộp hoặc cho người nhận tiền.
- Liên 3: được lưu tại nơi lập phiếu.
Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế
toán.
 Phiếu chi: được dùng để phản ánh các nghiệp vụ chi tiền (phụ lục
Căn cứ vào HĐGTGT (mua hàng), căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, giấy
đề nghị thanh toán do bên bán lập)… Khi đó, kế toán tiền mặt lập phiếu chi.
Phiếu chi được kế toán lập thành 3 liên, đặt giấy than viết 1 lần.
- Liên 1: thủ quỹ giữu lại để ghi sổ quỹ
- Liên 2: giao cho người nộp hoặc cho người nhận tiền.

- Liên 3: được lưu tại nơi lập phiếu.
Cuối ngày, toàn bộ phiếu chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế
toán.
- Hóa đơn bán hàng.
- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Biên lai thu tiền.
- Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
- ………………….
* Để hạch toán tiền mặt, kế toán sử dụng các sổ sách sau:
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế tăng giảm phát sinh, kế toán tiền mặt lên
chứng từ gốc, từ chứng từ gốc kế toán tiền mặt vào sổ chi tiết tiền mặt để theo
dõi số tiền mặt tại quỹ trong ngày
- Bảng tổng hợp chi tiết.
- Bảng cân đối tài khoản.
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng tính giá thành.
-…………………….
e) Tài khoản sử dụng
* Nội dung
SV: Nguyễn Đức Minh

7

MSSV: 115402012


- Tài khoản 111 “tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi
tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, vàng bạc, kim khí đá
quý, ngoại tệ.
- Tài khoản này có nội dung và kết cấu như sau:

Bên
+

Nợ:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;

+ Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm
báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
Bên
+

Các

Có:
khoản

tiền

mặt,

ngoại

tệ,

vàng

tiền


tệ

xuất

quỹ;

+ Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.
Số



bên

Nợ:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời
điểm báo cáo.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ
tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
+ Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ
giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
+ Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị
vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.
Sơ đồ Kế toán tiền mặt (Phụ lục 1)
 Hạch toán tiền mặt là Việt Nam đồng

* Các nghiệp vụ liên quan đến nhập quỹ tiền mặt
- Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt.
SV: Nguyễn Đức Minh

8

MSSV: 115402012


Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - TGNH
- Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ.
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 - Phải thu khác
Có TK 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
- Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt
Nợ TK 111 - tiền mặt
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 138 - Phải thu khác
Có TK 141 - Tạm ứng
- Vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 311 - Vay ngắn hạn
Có TK 341 - Vay dài hạn
- Nhận trợ cấp, trợ giá từ Ngân sách Nhà Nước.

Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước.
- Nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
- Nhận cấp vốn, góp vốn
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
SV: Nguyễn Đức Minh

9

MSSV: 115402012


- Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Kiểm kê phát hiện thừa tiền mặt
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
* Các nghiệp vụ liên quan đến xuất quỹ tiền mặt

- Gửi tiền mặt vào ngân hàng
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 - Tiền mặt
- Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược
Nợ TK 144 - Thuế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 224 - Ký cược, ký quỹ dài hạn
Có TK 111 - Tiền mặt
- Mua vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng hóa
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Nợ TK 627, 641, 642 - Chi phí bằng tiền mặt theo PX, BH, QLDN
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 - Tiền mặt
SV: Nguyễn Đức Minh

10

MSSV: 115402012


- Mua TSCĐ đưa vào sử dụng, chi cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111- Tiền mặt
- Dùng tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, đầu tư vào công ty con,

góp vốn liên doanh
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 - Góp vốn liên doanh
Nợ TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111 - Tiền mặt
- Chi phí tài khoản, chi phí khác bằng tiền mặt
Nợ TK 811,635 - Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền mặt
Có TK 111 - Tiền mặt
- Chi trả lương, thưởng, BHXH, tiền ăn ca cho công nhân viên
Nợ TK 334 - Phải trả cho công nhân viên
Có TK 111 - Tiền mặt
- Thanh toán các khoản nợ phải trả
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
Nợ TK 336 -Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 - Tiền mặt
-Tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê
Nợ TK 138 - Phải thu khác
SV: Nguyễn Đức Minh

11

MSSV: 115402012



Có TK 111 - Tiền mặt

 Hạch toán tiền mặt là ngoại tệ
 Mua vật liệu, hàng hóa, TSCĐ phải chi bằng ngoại tệ
- Nếu lãi tỷ giá, kế toán ghi
Nợ TK 152, 153, 156, 157, 211, 214.
Có TK 111 (1112) - Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515 - (Lãi tỷ giá - Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
> tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ TK 1112).
Đồng thời ghi có TK 007 (Ghi nguyên tệ)
- Nếu lỗ tỷ giá, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 157, 211, 214.
Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá - Chênh tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ TK 1112)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi Có TK 007 (Ghi nguyên tệ)
 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu
nhập khác thu bằng ngoại tệ.
Nợ TK 111 (1112) - Ngoại tệ nhập quỹ (tỷ giá thực tế)
Có TK 511,515,711 - Tỷ giá giao dịch (chưa có thuế)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi Nợ TK 007 (Ghi nguyên tệ)
 Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá trong giao dịch kế toán ghi:
Nợ TK 111 (1112) - Ngoại tệ nhập quỹ (Tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ)
Có TK 131, 136, 138 (tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu)
Có TK 515 - tỷ giá thực tế > Tỷ giá lúc ghi nhận nợ
Đồng thời ghi Nợ TK 007: (Ghi nguyên tệ)
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá trong giao dịch kế toán:
Nợ TK 111 (1112): Ngoại tệ nhập quỹ (Tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ)

Nợ TK 635 (Chênh lệch giảm tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm so với tỷ
SV: Nguyễn Đức Minh

12

MSSV: 115402012


giá ghi sổ của các TK 131, 136, 138).
Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi sổ của các TK này)
Đồng thời ghi Nợ TK 007 (Ghi nguyên tệ)
* Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ:
Cuối kỳ, kế toán các doanh nghiệp cần đánh giá lại số dư tiền mặt có
nguồn gốc, nếu phát sinh lãi tỉ giá kế toán phản ánh vào bên Có của TK 413
“Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Và ngược lại, nếu phát sinh lỗ tỷ giá, kế toán ghi
vào bên Nợ của TK 413.
Kế toán xử lý số chênh lệch: Nếu lãi tỷ giá thì hạch toán vào TK 515
“Doanh thu hoạt động tài chính”. Nếu lỗ tỷ giá, kế toán hạch toán vào TK 635
“Chi phí hoạt động tài chính”.
 Hạch toán tiền mặt là vàng, bạc, đá quý, kim khí quý
 Mua vàng, bạc, đá quý …nhập quỹ
Nợ TK 111 (1113) - Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn
Có TK 111, 112 - Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn
 Nhận ký cước, ký quỹ bằng vàng, bạc, đá quý
Nợ TK 111 (1113) - Giá thực tế nhập
Có TK 338 (3388) - Nhận ký cước, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 334 - Nhận ký cước, ký quỹ dài hạn
 Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng vàng, bạc, đá quý
Nợ TK 111 (1113) - Giá trị thực tế khi được thanh toán
Có TK 131 - Giá thực tế lúc ghi nhận phải thu

Có TK 515 - Giá thực tế lúc được thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ phải thu
 Hoàn trả tiền ký cước, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng vàng bạc, đá quý
Nợ TK 338 (3388)
Hoặc Nợ TK 334
Có TK 111 (1113) - Theo giá thực tế lúc ghi nhận ký cước, ký quỹ
1.3.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
a) Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là những khoản tiền của doanh nghiệp gửi tại ngân
SV: Nguyễn Đức Minh

13

MSSV: 115402012


hàng, kho bạc hoặc tại các công ty tài chính (nếu có).
b) Nguyên tắc hạch toán tiền gửi ngân hàng
- Căn cứ hạch toán trên tài khoản 112 khi có giấy báo nợ, báo có, hoặc
bảng sao kê ngân hàng, kèm theo chứng từ gốc (UNC,UNT, SEC,…)
- Khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ sách
kế toán của đơn vị và số liệu của ngân hàng thì phải thông báo với ngân hàng để
cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời. Nếu cuối tháng, vẫn chưa xác định rõ
nguyên nhân, kế toán ghi số chênh lệch vào bên nợ TK 138 (8) (nếu số liệu của
doanh nghiệp nhỏ hơn ngân hàng) hoặc bên có TK338 (1) (nếu số liệu của
doanh nghiệp lớn hơn ở ngân hàng). Sang tháng sau, phải tiến hành đối chiếu và
tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để chỉnh sửa số liệu đã ghi sổ.
- Một doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng, do đó phải
mở sổ để hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng.
c) Chứng từ sổ sách sử dụng


 Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán các tài khoản tiền gửi cần có các chứng từ: giấy báo có, giấy
báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng, kèm theo chứng từ gốc như: ủy nhiệm thu,
ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản,…
- Giấy báo có do ngân hàng lập khi doanh nghiệp bán hàng và khách hàng
trả bằng chuyển khoản thì số tiền trong TK của doanh nghiệp tăng lên, ngân
hàng lập giấy báo có gửi về cho doanh nghiệp.
- Bảng sao kê của ngân hàng.
- Tờ kê chi tiết.
- Phiếu tính lãi kèm theo.

 Sổ sách sử dụng
Để hạch toán các tài khoản tiền gửi ngân hàng, cần có các sổ sách chứng
từ: Căn cứ vào giấy báo có và ủy nhiệm chi, kế toán gửi lên sổ quỹ tiền gửi ngân
hàng để theo dõi sự biến động của tiền gửi hàng ngày.

SV: Nguyễn Đức Minh

14

MSSV: 115402012


d) Tài khoản sử dụng
+ TK 112 “tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình hình biến
động tăng giảm của TGNH (kho bạc hay công ty tài chính).
* Kết cấu tài khoản 112 - tiền gửi ngân hàng
Tăng bên Nợ


TK 112

Giảm bên Có

- Các khoản tiền Việt Nam,

- Các khoản tiền Việt Nam,

ngoại tệ gửi vào ngân hàng;

ngoại tệ rút ra từ ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

do đánh giá lại số dư tiền

do đánh giá lại số dư tiền

gửi ngân hàng là ngoại tệ

gửi ngân hàng là ngoại tệ tại

tại thời điểm báo cáo

thời điểm báo cáo (trường

(trường hợp tỷ giá ngoại tệ


hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so

tăng so với tỷ giá ghi sổ kế

với tỷ giá nghi sổ kế toán).

toán).
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện
còn gửi tại ngân hangftaij thời
điểm báo cáo.
* Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng: có 3 TK cấp 2
- TK 1121 - Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
- TK 1122 - Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi
tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
- TK 1123 - Vàng bạc, kim khí, đá quý: phản ánh giá trị vàng bạc, kim
khí đá quý gửi vào rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.
e) Phương pháp hạch toán
Sơ đồ Kế toán tiền gửi ngân hàng (Phụ Lục 2)
 Hạch toán TGNH là Việt Nam đồng
* Các nghiệp vụ liên quan đến tăng TGNH
SV: Nguyễn Đức Minh

15

MSSV: 115402012


- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng,

kế toán ghi sổ:
Nợ TK 112 (1121, 1122) - TGNH
Có TK 113, (1131, 1132) - Tiền đang chuyển
- Nhận tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo Có
của Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - TGNH
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
- Nhận vốn góp liên doanh do các đơn vị thành viên chuyển đến bằng TGNH
Nợ TK 112 - TGNH
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu
nhập khác của doanh nghiệp bằng chuyển khoản
Nợ TK 112 - TGNH
Có TK 511, 515, 711, 3331
* Các nghiệp vụ liên quan đến giảm TGNH
- Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - TGNH
- Chuyển TGNH để đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, góp vốn liên doanh.
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 223, 228
Có TK 112 - TGNH
- Chuyển TGNH để ký cước, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
Nợ TK 144 - Ký cước, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 244 - Ký cước, ký quỹ dài hạn
Có TK 112 - TGNH
- Chuyển TGNH để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 338
Có TK 112 - TGNH
- Trả tiền mua hàng hóa, vật tư, công cụ dụng cụ về nhập kho
SV: Nguyễn Đức Minh


16

MSSV: 115402012


Nợ TK 152, 153, 15, 157
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 - TGNH

 Hạch toán TGNH là ngoại tệ
 Khi bán hàng trực tiếp thông qua TGNH bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi ra
VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) và ghi:
Nợ TK 112 (1122) (Tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 511 (Trị giá chưa thuế)
Có TK 333 (3331)
Đồng thời ghi Nợ TK 007 - (Ghi nguyên tệ)
 Khi thu hồi các khoản nợ bằng ngoại tệ qua ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (1122) (Tỷ giá giao dịch BQLNH)
Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá (Tỷ giá giao dịch BQLNH < tỷ giá ghi sổ)
Có TK 131 - Phải thu khách hàng: (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá (Tỷ giá GDBQLNH > Tỷ giá ghi số)
Đồng thời ghi Nợ TK 007: (Ghi nguyên tệ)
 Khi chuyển khoản ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211… (Theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Nợ TK 133 (1331)
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá (Tỷ giá giao dịch BQLBH < tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112: (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá (Tỷ giá giao dịch BQLNH > tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi Có TK 007 (Ghi nguyên tệ)

Khi chuyển ngoại tệ để trả các khoản nợ, Kế toán ghi:
Nợ TK 331, 311, 338, 341…. (Tỷ số ghi giá)
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá (Tỷ giá ghi sổ TK phải trả < Tỷ giá ghi sổ TK 1122)
Có TK 112 (Tỷ số ghi số)
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá (Tỷ giá ghi sổ TK phải trả > tỷ giá ghi sổ của TK 1122)
Đồng thời ghi Có TK 007 (Ghi nguyên tệ)
 Hạch toán TGNH là vàng bạc, kim khí quý, đá quý
SV: Nguyễn Đức Minh

17

MSSV: 115402012


- Mua vàng bạc, đá quý… nhập quỹ
Nợ TK 112 (1123) - Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn
Có TK 111, 112 (1121) - Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn
- Nhận ký cước, ký quỹ bằng vàng, bạc, đá quý
Nợ TK 112 (1123) - Giá thực tế nhập
Có TK 338 (3388) - Nhận ký cước, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 344 - Nhận ký cước, ký quỹ dài hạn
- Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng vàng, bạc, đá quý
Nợ TK 112 (1123) - Giá thực tế lúc được thanh toán
Có TK 131 - Giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải thu
Có TK 515 - Giá thức tế lúc được thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ phải thu
Hoặc Nợ TK 635 - Giá thức tế lúc được thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ phải thu)
1.3.4. Hạch toán tiền đang chuyển
a) Khái niệm tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc
nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển vào ngân hàng hay đã làm thủ tục

chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận
được giấy báo có hay bảng sao kê của ngân hàng, tiền đang chuyển bao gồm tiền
Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển như:
- Thu tiền mặt hoặc séc chuyển thẳng cho ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế cho kho bạc.
b) Chứng từ sổ sách sử dụng
- Phiếu chi
- Giấy báo có, Giấy báo nợ
- Phiếu chuyển tiền
- Bảng sao kê của ngân hàng
c) Tài khoản sử dụng
TK 113 “Tiền đang chuyển” phản ánh các khoản nộp của doanh nghiệp
đã nộp nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác.
SV: Nguyễn Đức Minh

18

MSSV: 115402012


* Kết cấu TK 113
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào
Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận
được giấy báo Có;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang
chuyển tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài

khoản có liên quan;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang
chuyển tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang
chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
*Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển - có 2 TK cấp 2
+ TK 113 (1) - Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
+ TK 113 (2) - Ngoại tệ: phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
d) Phương pháp hạch toán
Sơ đồ Kế toán tiền đang chuyển (Phụ lục 3)
 Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng đến cuối kỳ chưa nhận
được giấy báo Có của ngân hàng
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
 Làm thủ tục để chuyển từ tài khoản cuả ngân hàng để trả cho chủ nợ
nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
SV: Nguyễn Đức Minh

19

MSSV: 115402012


Có TK 112 - TGNH
 Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng séc, đơn vị đã nộp séc vào

ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
 Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản của đơn
vị
Nợ TK 112 - TGNH
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
 Ngân hàng báo Nợ về số tiền đã chuyển trả cho người bán, người cung
cấp dịch vụ
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
 Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, đánh
giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản 113
+ Nếu chênh lệch tỷ giá tăng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Nếu chênh lệch tỷ giá giảm
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 113 - Tiền đang chuyển

SV: Nguyễn Đức Minh

20

MSSV: 115402012


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN SÁNG TẠO
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo
2.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Tân Sáng Tạo
- Mã số thuế: 0104596330
- Địa chỉ: Lô đất số No04 - LK28 khu đất dịch vụ, Phường Dương Nội,

Quận Hà Đông, Hà Nội.
- Số TK: BIDV: 22210000124688; VPbank: 39510197
Ngân hàng: NH BIDV-CN THANH XUÂN; NH VPBANK-CN THĂNG
LONG
- Tên giao dịch: TSTAO., JSC
- Giấy phép kinh doanh: 0104596330 - ngày cấp: 13/04/2010
- Ngày hoạt động: 13/04/2010
- Điện thoại: 04.862.333 - Fax: 04.862.333
- Giám đốc: TÔ BÁ CHUNG
- Vốn điều lệ 10 tỷ đồng
Qua 7 năm hoạt động với nhiều khó khăn của một doanh nghiệp mới bắt
đầu đi vào hoạt động nhưng với sự giúp đỡ của Hội đồng quản trị cùng sự năng
động nhạy bén nắm bắt thi trường, sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo, Công ty
cổ phần thương mại và sản xuất Tân Sáng Tạo đã và đang phát triển vững mạnh
trên thị trường.
Song song với quá trình sản xuất, doanh nghiệp không ngừng đầu tư hiện
đại hóa thiết bị máy móc, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên với
mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với sự tăng nhanh về thị trường cung cấp và
đa dạng về chủng loại bê tông cung cấp, Công ty đang ngày càng phát triển cả
về thiết bị máy mọc và hệ thống quản lý ngày càng chuyên môn hóa cao với
nhiều phòng ban phụ trách chuyên môn cao. Tuyển chọn được nhiều cán bộ

công nhân có trình độ và lành nghề cũng như đa dạng hóa sản phẩm sản xuất
SV: Nguyễn Đức Minh

21

MSSV: 115402012


kinh doanh.
Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận,
đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào đổi mới trang thiết bị công nghệ và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ kinh tế, kinh doanh... nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD theo
hướng ổn định, bền vững và phát triển lâu dài.
Công ty Tân Sáng Tạo chuyên sản xuất và thương mại các sản phẩm cửa
cao cấp: cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép, lan can kính, cầu thang kính, lan can Inox
và các sản phẩm về vách kính, kính cường lực được sử dụng cho tất cả các loại
công trình như chung cư, nhà ở, văn phòng, biệt thự,…
Từ khi thành lập, quy mô và tính chuyên nghiệp cũng như uy tín đối với
khách hàng đã ngày càng góp phần vào sự lớn mạnh không ngừng của công ty.
Với đội ngũ nhân viên có tay nghề cao chúng tôi nhận thiết kế, lắp đặt các loại
cửa nhôm, cửa nhựa tất cả các ngày trong tuần với tiêu chí nhanh chóng - tiện
lợi - chất lượng - an toàn.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất Nhôm Kính - Thiết Kế, Gia Công Và Lắp Đặt
- Sản xuất Cửa Nhôm, Cửa Nhôm Kính
- Sản xuất Vách Ngăn Kính, Vách Ngăn Nhôm Kính
- Sản xuất Cầu Thang, Lan Can Kính
- Sản xuất Cầu Thang, Lan Can Inox
- Sản xuất Cửa Nhựa Lõi Thép, Cửa Nhựa uPVC
- Sản xuất Cửa Kính Cường Lực, Thủy Lực

- Sản xuất Nhôm Kính - Sản Xuất và Kinh Doanh Nhôm Kính
3.

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong công ty
- Giám đốc: Là người điều hành và lãnh đạo mọi hoạt động của công ty,

bao gồm cả công tác kế toán chi phí và tính giá thành.
- Phó giám đốc kinh doanh: kiểm soát về chi phí sản xuất, điều hành các
hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, khảo sát nắm bắt thị trường tiêu
thu, quảng bá cho các sản phẩm mà mình làm ra. Tham gia phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
SV: Nguyễn Đức Minh

22

MSSV: 115402012


×