Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.49 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giảng dạy chính trị trong quân đội là một hình thức cơ bản của
công tác tư tưởng, là một nội dung, hình thức cơ bản của công tác
giáo dục lý luận chính trị trong quân đội, có vai trò quan trọng trong
truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
tình hình nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu
của quân đội; đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam; nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị, bản lĩnh chính trị, củng cố
niềm tin, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ,
chiến sĩ, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Các trung đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt
Nam là lực lượng thường trực cơ động sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc trên các địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh. Nhiệm vụ
chính trị của các trung đoàn bộ binh là huấn luyện nâng cao chất
lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng
chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng đảng bộ trong sạch vững
mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực
thù địch; tham gia phòng, chống thiên tai, thảm hoạ và xây dựng cơ
sở chính trị địa phương vững mạnh về mọi mặt…
Chính trị viên (CTV) ở các trung đoàn bộ binh là người chủ trì về
chính trị, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị
(CTĐ, CTCT), đồng thời là bí thư đảng ủy bộ phận, bí thư chi bộ và trực tiếp
làm nhiệm vụ giảng dạy chính trị cho cán bộ, chiến sĩ ở đại đội, tiểu đoàn.
Năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh có
vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính
trị nói chung và giảng dạy chính trị ở mỗi đại đội, tiểu đoàn nói riêng.


Trong những năm qua, nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ
CTV và giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh
trong quân đội, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng
các cấp đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực
tiến hành CTĐ, CTCT, trong đó có giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV, do đó năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh đã có bước phát triển, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu
nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy chính trị ở các trung đoàn bộ binh.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh còn


2
bộc lộ những hạn chế, nhất là kiến thức, năng lực, kinh nghiệm sư phạm.
Nội dung, hình thức, phương pháp bài giảng chính trị của đội ngũ CTV
còn có những hạn chế, bất cập, chậm đổi mới, tính thuyết phục không
cao. Phương pháp giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV chủ yếu vẫn là
truyền thụ một chiều, ít có sự đối thoại giữa người dạy với người học.
Những hạn chế về năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác giáo dục chính trị, chất lượng
CTĐ, CTCT ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội.
Trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị thế giới diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch và những
phần tử cơ hội, bất mãn đang triệt để lợi dụng sự phát triển của
công nghệ thông tin và các phương tiện đa truyền thông để đẩy
mạnh hoạt động truyền bá những quan điểm thù địch, sai trái,
phản động chống Đảng, Nhà nước ta, đưa những thông tin sai
lệch, tiêu cực, thậm chí xuyên tạc, bịa đặt, vu khống hết sức trắng
trợn nhằm làm giảm sút lòng tin của các tầng lớp nhân dân với

Đảng, với chế độ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ,
kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng gây mất ổn định an ninh,
chính trị. Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của Quân đội; xây dựng
các trung đoàn bộ binh vững mạnh về chính trị đặt ra yêu cầu
khách quan phải nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội. Từ những lý do trên,
nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn, đề xuất những
giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ năng lực giảng dạy chính trị và nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt Nam.


3
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam là đối tượng
nghiên cứu của luận án.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh đủ quân, làm nhiệm vụ huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu thuộc sư đoàn bộ binh, của các quân khu, quân đoàn
trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khảo sát thực tế ở Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3; Quân
đoàn 1, Quân đoàn 2. Các tư liệu, số liệu thực tế giới hạn chủ yếu từ năm
2006 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Là hệ thống các quan điểm, nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT và công tác
giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Cơ sở thực tiễn
Là hiện thực hoạt động giáo dục chính trị ở các trung đoàn bộ
binh; năng lực giảng dạy chính trị và hoạt động nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa
học chuyên ngành và liên ngành; chú trọng phương pháp lôgic - lịch sử
và phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.


4

5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng và luận giải làm rõ nội hàm quan niệm giảng dạy
chính trị, năng lực giảng dạy chính trị và nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy chính
trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi
trong các giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý
luận, thực tiễn về giảng dạy chính trị, năng lực giảng dạy chính trị và
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV; cung cấp thêm
luận cứ khoa học giúp cho cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan
chính trị các cấp tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV. Đề
tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Đề tài gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các
công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến
đề tài

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực,
nâng cao năng lực giảng dạy
John BurKe (Editor - biên tập) (2005), Competency Based
Education and Training (Năng lực trên cơ sở giáo dục và đào tạo), First
published 1989, This edition published in the Taylor & Francis eLibrary, Bristol (nước Anh) 2005 [166]. Cuốn sách viết bằng tiếng Anh,
dung lượng 178 trang, bàn về năng lực của con người. Chương 2 của


5
cuốn sách (Chapter 2 - competence baseb education and training:
background and origins) chỉ rõ, năng lực được hình thành, phát triển
thông qua giáo dục, đào tạo tại các nhà trường. Đây là cơ cở, nền tảng, là
nguồn gốc hình thành lên năng lực. Chương 3 của cuốn sách (Chapter 3
- competence and standards) - Năng lực và tiêu chuẩn đánh giá.
Chris Kyriacou (Editor - biên tập) (2007), Essential teaching skills
(Những kỹ năng giảng dạy thiết yếu), third Edition published, Nelson
Thornes Ltd [164]. Cuốn sách được xuất bản tại nước Anh (First
published 1991), tái bản năm 1998 và 2007, dung lượng 162 trang. Ở
Chương 1 (Developing your teaching of skills - phát triển những kỹ năng
giảng dạy của bạn), cuốn sách chỉ ra bản chất công việc giảng dạy có hiệu
quả là phải thúc đẩy người học. Để phát triển kỹ năng giảng dạy, cần có
những biện pháp rèn luyện cần thiết.
James M. Cooper (Editor - biên tập) (2011), Classroom teaching
skills (Những kỹ năng giảng dạy lớp học), James M. Cooper, General Editor
professor Emeritus, University of Virginia [165]. Cuốn sách tái bản lần thứ 9
(ninth edition) tại nước Mỹ, dung lượng 390 trang, là công trình nghiên cứu
của tập thể tác giả các trường đại học ở Mỹ. Cuốn sách chỉ ra những kỹ
năng giảng dạy cần thiết của người giảng dạy, miêu tả những tính cách của
người dạy, sự phản xạ (reflection) đi đến quyết định và chứng minh những
nhân tố tác động đến quyết định truyền thụ kiến thức hoặc giải thích

(explain) là rất quan trọng cho người dạy phát triển. Đồng thời chỉ ra kỹ
năng hợp tác, ứng xử, trách nhiệm quản lý trong lớp học...
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị
và giảng dạy chính trị trong quân đội
Các-pen-cô (chủ biên), Giáo trình Công tác đảng - chính trị
trong các lực lượng vũ trang Xô - Viết, người dịch Lê Bá Phán, Nxb
Quân đội nhân dân, 1981 [15]. Nội dung giáo trình đã chỉ rõ vị trí, vai
trò, phẩm chất, năng lực, nhận thức, trách nhiệm của người chính ủy,
CTV; về công tác tư tưởng trong quân đội. Cuốn giáo trình đã luận giải
khá rõ chủ thể giảng dạy chính trị, nội dung, hình thức, phương pháp,
đối tượng học tập chính trị trong lực lượng vũ trang và xác định phải
huấn luyện lý luận Mác - Lênin cho sĩ quan, học tập chính trị cho cán
bộ chuyên nghiệp; một phương pháp quan trọng của chế độ huấn luyện
lý luận Mác - Lênin cho sĩ quan.
Chương Tử Nghị (1996), Công tác chính trị trong học viện, nhà
trường Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Đại học Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, người


6
dịch Dương Minh Hào và Dương Thùy Trang, năm 1998 [91]. Cuốn
giáo trình đề cập về phương pháp tiến hành các hoạt động CTCT trong
các nhiệm vụ, nêu ra mười điều về phương pháp truyền thụ giảng dạy
truyền thống đó là: dạy bằng phương pháp gợi ý, từ xa đến gần, từ nông
đến sâu, dạy bằng cách nói chuyện thông tục hóa; lời nói phải rõ ràng;
lời nói phải gây hứng thú; dùng động tác và tư thế để phụ họa cho lời
nói; tiết sau ôn tập nội dung và khái niệm của tiết trước; phải có đề
cương; với cán bộ phải có hình thức thảo luận và vận dụng tốt những
phương pháp giảng dạy hiện đại.
Sỏn Xay Chăn Nha Lạt (2012), “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ

sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học,
tại Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam [73].
Luận án viết bằng tiếng Việt. Luận án đưa ra quan niệm và chỉ rõ mục đích,
chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị, tư
tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân
của những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, rút ra một số kinh nghiệm về
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Xác định yêu
cầu, đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư
tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Thim Sảo Đuông Chăm Pa (2016), “Nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội
nhân dân Lào hiện nay”, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, tại Học
viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam [95]. Luận
án viết bằng tiếng Việt. Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục
chính trị, chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ
quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Đánh giá
thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao xác định bốn yêu cầu và đề
xuất năm giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho
hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến
đề tài
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất,
năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên
Tô Xuân Sinh (2006), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công
tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến
đấu trong quân đội hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân [115]. Tác giả đã
luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực CTĐ, CTCT của đội
ngũ CTV ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu; phân tích những yếu tố tác



7
động đến năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ này, trên cơ ở đó đề xuất
những yêu cầu, giải pháp để bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội
ngũ CTV ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu. Nội dung cuốn sách đề cập
đến năng lực giáo dục chính trị. Đó là năng lực quán triệt các nghị quyết,
chỉ thị, hướng dẫn của trên; khả năng xem xét, đánh giá tình hình thực tế
của đơn vị; năng lực quy tụ, phát huy trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của
tập thể cấp uỷ và chi bộ để xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững
mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện; năng lực tuyên truyền, vận động,
giáo dục, thuyết phục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền; năng lực tiến hành
CTĐ, CTCT trong từng nhiệm vụ cụ thể ở phân đội.
Nguyễn Phương Đông (2009), Xây dựng kỹ năng công tác đảng,
công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên trong quân đội hiện nay,
Nxb Quân đội nhân dân [49]. Tác giả đã luận giải khá sâu sắc về kỹ
năng, nhất là cấu trúc kỹ năng CTĐ, CTCT, theo tác giả, kỹ năng tiến
hành các hoạt động giáo dục chính trị theo nhiệm vụ, chức trách. “Đó là
kỹ năng nắm vững và biết lựa chọn, xác định cụ thể nội dung bài
giảng...; kỹ năng gia công tài liệu, đồ dùng dạy học hiện có; kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ; kỹ năng phối hợp linh hoạt, có hiệu quả các hình thức,
phương pháp giáo dục chính trị...”. Tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn
chế về xây dựng kỹ năng CTĐ, CTCT, trên cơ sở đó đề tài xác định
những yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng kỹ năng CTĐ, CTCT của
đội ngũ CTV trong quân hiện nay và những năm tới.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác
giáo dục chính trị, năng lực giảng dạy chính trị, năng lực sư phạm,
đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ chính trị viên
Lê Duy Chương (2008), Một số vấn đề về nâng cao chất lượng
công tác giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nxb
Quân đội nhân dân [19]. Tác giả đã luận giải sâu sắc quan niệm về giáo
dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá

chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ; đánh giá thực trạng
chất lượng của chủ thể và chất lượng của hạ sĩ quan, binh sĩ; rút ra
những nguyên nhân và tổng kết những kinh nghiệm. Đặc biệt, cuốn sách
đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính
trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay.
Tổng cục Chính trị (2013), “Một số vấn đề cần nắm vững trong
đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy chính trị cho hạ sĩ
quan, binh sĩ”, Tài liệu Bổ trợ học tập chính trị của hạ sĩ quan, binh sĩ
[130]. Tài liệu đề cập, nhấn mạnh tính cấp thiết phải đổi mới, nội dung,


8
hình thức phương pháp giảng dạy chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ hiện
nay. Trong đó, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ giảng dạy chính
trị. Trên cơ sở đó, bài biết đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung,
hình thức giảng dạy chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có
liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố
có liên quan đến đề tài
Một là, các công trình nghiên cứu, bài báo đã luận giải làm rõ vị
trí, chức trách, nhiệm vụ của CTV; những vấn đề về lý luận, thực tiễn
phẩm chất, năng lực của cán bộ chính trị, CTV; một số công trình đi sâu
làm rõ năng lực tư duy; năng lực thực tiễn công tác; năng lực chủ trì về
chính trị; năng lực, phương pháp công tác tư tưởng; năng lực công tác
thanh niên; năng lực giảng dạy chính trị; năng lực giáo dục chính trị;
năng lực thuyết trình; năng lực giáo dục, thuyết phục; năng lực sư
phạm... của cán bộ chính trị, đội ngũ CTV trong quân đội và năng lực
thực hành CTĐ, CTCT của học viên đào tạo CTV.
Hai là, các công trình nghiên cứu, bài báo đã khảo sát thực tế, đánh

giá đúng thực trạng làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm, của hạn chế,
khuyết điểm về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác và
kinh nghiệm nâng cao năng lực năng lực tư duy; năng lực chủ trì về chính
trị; năng lực thực hành CTĐ, CTCT; năng lực chuyên biệt công tác tư
tưởng; năng lực công tác thanh niên; năng lực giảng dạy chính trị; năng lực
giáo dục chính trị; năng lực thuyết trình; năng lực giáo dục, thuyết phục;
năng lực sư phạm... của cán bộ chính trị, của đội ngũ CTV.
Ba là, đã dự báo sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong
nước, phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của quân đội, của
đơ vị, xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cơ bản có
tính khả thi nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác
của đội ngũ CTV.
Những công trình trên là hệ thống tài liệu tham khảo có giá trị cả
về lý luận, thực tiễn. Song, đến nay chưa có công trình khoa học nào đề
cập một cách trực tiếp, cơ bản, toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về
“Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”.
Do đó, đề tài là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, không
trùng lặp với công trình khoa học đã được nghiệm thu công bố và các
luận văn, luận án đã bảo vệ.


9
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, luận án tiếp tục luận giải làm rõ những vấn đề lý luận,
thực tiễn về nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm:
Đưa ra quan niệm về giảng dạy chính trị và làm rõ đặc điểm giảng dạy
chính trị của đội ngũ CTV; quan niệm về năng lực giảng dạy chính trị và
những yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ

CTV; quan niệm về nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đem
lại những đóng góp mới về lý luận khi nghiên cứu vấn đề.
Thứ hai, dựa chắc vào những vấn đề lý luận, thực tiễn về nâng cao
năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ
binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát
thực tiễn tại một số trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng
chiến đấu ở các sư đoàn bộ binh của Quân khu 1; Quân khu 2; Quân khu
3; Quân đoàn 1; Quân đoàn 2. Trên cơ sở đó, đánh giá đúng thực trạng,
chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, khuyết và rút ra những kinh nghiệm
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn
bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thứ ba, luận án phân tích những dự báo, tình hình kinh tế, chính tri văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trong nước; sự tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0; sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa và yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới; nhiệm
vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ của các trung đoàn bộ binh hiện nay và chất lượng đào
tạo đội ngũ CTV ở các nhà trường quân đội có ảnh hưởng đến quá trình nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh
trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Xác định những yêu cầu nâng cao năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, từ lý luận và thực tiễn, tác giả nghiên cứu đề xuất, luận
giải những giải pháp: tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách
nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV; xác định và thực hiện đúng nội dung,
hình thức, biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV; phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ CTV trong tự
học tập, tu dưỡng, rèn luyện; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ
chức, các lực lượng trong nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của



10
đội ngũ CTV; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và
bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện. Đây là những giải pháp cơ bản
để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy chính trị ở đơn vị trong quân đội hiện
nay.
Kết luận chương 1
Do mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu khác
nhau, cho tới nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách
có hệ thống về nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam dưới góc độ khoa
học chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Do đó, đề
tài luận án có kế thừa, chọn lọc kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học nghiên cứu trước. Nhưng khẳng định góc độ nghiên cứu, hướng tiếp
cận của luận án là hoàn toàn độc lập, không trùng lặp với các công trình
khoa học, luận án đã bảo vệ được công bố ở trong nước và ngoài nước.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI
NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1. Đội ngũ chính trị viên và năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt nam
2.1.1. Đội ngũ chính trị viên và giảng dạy chính trị của đội ngũ
chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt
Nam

* Trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Trung đoàn bộ binh bao gồm có trung đoàn đủ quân, làm nhiệm
vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và trung đoàn bộ binh rút gọn (khung
thường trực) trực thuộc sư đoàn bộ binh của quân khu hoặc quân đoàn,
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
* Đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam
Đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam là một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng


11
trong quân đội, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cương vị CTV, được
cấp ủy, chi bộ bầu hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định làm bí thư chi bộ đại
đội, bí thư đảng ủy bộ phận tiểu đoàn, là người chủ trì về chính trị, đảm
nhiệm CTĐ, CTCT ở đại đội, tiểu đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo của
cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy và cơ
quan chính trị cấp trên.
* Đặc điểm đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong quan
đội nhân dân Việt Nam
Một là, đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, không đồng đều.
Hai là, hầu hết CTV ở các trung đoàn bộ binh có tuổi đời trẻ,
trưởng thành từ nông thôn, nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình còn nhiều
khó khăn.
Ba là, đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội
kiêm nhiệm nhiều chức trách, nhiệm vụ khác nhau.
* Quan niệm về giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh

trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hợp các hình thức giảng
bài và hoạt động sau bài giảng (trao đổi, thảo luận và kiểm tra chính
trị) của đội ngũ CTV, nhằm truyền thụ hệ thống tri thức lý luận chính
trị, nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị, xây dựng hệ
thống phẩm chất cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ.
Mục đích giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV là truyền thụ hệ
thống tri thức lý luận, lý luận chính trị, nâng cao nhận thức chính trị, tư
tưởng và xây dựng hệ thống phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý
thức chấp hành kỷ luật cho cán bộ, chiến sĩ.
Chủ thể lãnh đạo hoạt động giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội gồm: Đảng ủy trung đoàn, đảng
ủy bộ phận tiểu đoàn, chi bộ đại đội. Chủ thể chỉ đạo gồm chính ủy, phó
chính ủy trung đoàn, cơ quan chính trị trung đoàn. Chủ thể tiến hành
giảng dạy chính trị là CTV, đại đội, tiểu đoàn.
Đối tượng giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV là quân nhân
chuyên nghiệp chưa qua đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng trong
quân đội; quân nhân chuyên nghiệp chưa là đảng viên; hạ sĩ quan, binh
sĩ và chiến sĩ mới.
Lực lượng tham gia vào quá trình giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV ở trung đoàn bộ binh, bao gồm: tổ cán bộ giảng dạy chính trị,


12
cán bộ chỉ huy cấp phân đội, tổ chức đoàn, hội đồng quân nhân và mọi
cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; cán bộ, giáo viên, báo cáo viên cấp trên
được mời giảng; cán bộ dự nhiệm thực tế, thực tập tại đơn vị…
Chương trình giảng dạy chính trị của CTV.
Nội dung giảng dạy chính trị của CTV
Hình thức giảng dạy chính trị của CTV: Giảng bài chính trị; trao
đổi, thảo luận; kiểm tra chính trị.

Phương pháp giảng dạy chính trị của CTV: Phương pháp thuyết
trình; phương pháp nêu vấn đề (đàm thoại); phương pháp đọc sách,
nghiên cứu tài liệu học tập chính trị, tài liệu tham khảo, bổ trợ; phương
pháp trực quan; phương pháp trắc nghiệm.
* Đặc điểm giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Một là, giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và hướng dẫn của cơ quan
chính trị các cấp, thống nhất, chặt chẽ.
Hai là, giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ
binh gắn liền với hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cường độ
cao, căng thẳng, kéo dài.
Ba là, đối tượng giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh khá đa dạng, phong phú, trình độ nhận thức không đồng đều.
Bốn là, giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ
binh được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
2.1.2. Năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên
ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
* Quan niệm về năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam là trình độ, khả
năng thực tế của đội ngũ CTV đáp ứng yêu cầu giảng dạy chính trị,
được biểu hiện trong quá trình chuẩn bị, thực hành giảng dạy và tổ
chức các hình thức sau bài giảng, định hướng chính trị, tư tưởng đối
với người học theo mục tiêu, yêu cầu xác định.
* Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Một là, hệ thống tri thức lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn sư phạm và tiến

hành công tác giáo dục chính trị


13
Hai là, kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
Ba là, tư chất, năng khiếu
* Biểu hiện năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Năng lực nghiên cứu quán triệt chỉ thị, nghị quyết, xây dựng kế
hoạch giảng dạy chính trị; năng lực chuẩn bị bài giảng chính trị; năng
lực tổ chức các hoạt động giảng dạy; năng lực thực hành giảng dạy
chính trị; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chính
trị; năng lực chỉ đạo tổ chức thực hành thảo luận, trao đổi, hoạt động ôn
tập của đối tượng học tập chính trị; năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập chính trị; năng lực quản lý, định hướng chính trị, tư
tưởng cho cán bộ, chiến sĩ
2.2. Những vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.1. Quan niệm về nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam
Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thể
chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp của các tổ chức, các lực
lượng tác động vào những yếu tố cấu thành năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ CTV và sự nỗ lực tự phấn đấu của từng CTV,
nhằm làm cho năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV được
nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức trách, cương vị được giao.
Mục đích nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV,

nhằm làm cho kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV được nâng lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức
trách, cương vị được giao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chính trị
ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội.
Chủ thể nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
ở các trung đoàn bộ binh, bao gồm: các cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy,
CTV, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, người chỉ huy các cấp. Trong
đó, chủ thể lãnh đạo hoạt động nâng cao là thường vụ, đảng ủy sư đoàn,
trung đoàn, đảng ủy bộ phận tiểu đoàn, chi bộ đại đội; chủ thể chỉ đạo,
quản lý, định hướng, tổ chức thực hiện là chính ủy, cơ quan chính trị,
người chỉ huy, tổ cán bộ giảng dạy chính trị ở tiểu đoàn, các đại đội trực
thuộc trung đoàn.


14
Đối tượng nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV tiểu đoàn, đại đội. Đội ngũ CTV vừa là khách thể chịu tác động
của các chủ thể, vừa là chủ thể tự nghiên cứu, học tập, tu dưỡng, rèn
luyện để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của bản thân.
Lực lượng tham gia nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ CTV là các cơ quan tham mưu, hậu cần, kỹ thuật của trung đoàn
bộ binh; tổ cán bộ giảng dạy chính trị, cán bộ, đảng viên; ban chấp hành
tổ chức quần chúng; hội đồng quân nhân trong đơn vị cơ sở; cán bộ, giáo
viên, báo cáo viên cấp trên; các nhà trường quân đội.
Nội dung nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
bao gồm:
Một là, nâng cao trình độ, kiến thức; Hai là, nâng cao các kỹ
năng, kỹ xảo giảng dạy chính trị; Ba là, bồi dưỡng kinh nghiệm thực
tiễn giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV; Bốn là, rèn luyện tư chất, năng

khiếu của đội ngũ CTV.
Hình thức, biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ CTV: Một là, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ CTV tại đơn vị; Hai là, thông qua các hoạt động thực tiễn
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV; Ba là, thông qua tự nghiên cứu,
học tập, rèn luyện nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ CTV; Bốn
là, thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại các nhà trường trong và
ngoài quân đội.
2.2.2. Vai trò nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân
Việt Nam
Một là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chính trị ở các trung đoàn
bộ binh.
Hai là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị góp phần nâng cao
phẩm chất, năng lực, uy tín của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.
Ba là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
trực tiếp góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức chính trị, tư tưởng
cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
2.2.3. Những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ
binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối
của Đảng về cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới


15
Hai là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra tổ chức thực hiện của chính ủy và cơ quan chính trị các cấp.

Ba là, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhiệm vụ giáo dục
chính trị, chức trách, nhiệm vụ của CTV để nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ CTV.
Bốn là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
phải toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nội dung, hình
thức, biện pháp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng
dạy chính trị
Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao năng lực giảng dạy chính
trị với bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý
thức tổ chức kỷ luật, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ CTV.
2.2.4. Tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt Nam
Một là, đánh giá mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực của
chủ thể, các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ CTV.
Hai là, đánh giá mức độ nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao
năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Ba là, đánh giá sự chuyển biến về năng lực giảng dạy chính trị và
kết quả giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV trong thực tiễn.
Kết luận chương 2
Năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn
bộ binh trong quân đội là một trong những yếu tố quan trọng hợp thành
phẩm chất nhân cách của người CTV, là tổng thể kiến thức lý luận chính trị,
kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm và năng khiếu, sở trường giảng dạy chính trị,
bảo đảm cho đội ngũ CTV hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy chính trị. Việc
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV là yêu cầu đòi hỏi
khách quan, cấp thiết hiện nay, đòi hỏi, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ
quan chính trị các cấp phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
nâng cao năng lực toàn diện về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm giảng

dạy chính trị của đội ngũ CTV, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
hình thức, biện pháp nâng cao cho phù hợp, hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy chính trị ở mỗi trung đoàn.


16
Chương 3
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ
CHÍNH TRỊ VIÊN Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
3.1. Thực trạng nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam
3.1.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, tuyệt đại đa số các tổ chức, lực lượng đã nhận thức
đúng đắn, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Thứ hai, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV cơ bản bảo đảm đúng hướng, phong phú,
phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác giáo dục chính trị hiện nay.
Thứ ba, trình độ, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm giảng dạy
chính trị của phần lớn đội ngũ CTV có chuyển biến tiến bộ, chất lượng hiệu
quả công tác của cán bộ, chiến sĩ và đơn vị từng bước được nâng lên.
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Thứ nhất, một số cấp ủy, tổ chức đảng còn thiếu những chủ
trương, biện pháp đột phá, chưa kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt
động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Thứ hai, chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm của một số cán bộ
chủ trì, cơ quan chính trị, các tổ chức, lực lượng đối với hoạt động nâng

cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Thứ ba, việc xác định và thực hiện nội dung, hình thức, biện
pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở một số
đơn vị chưa toàn diện, đồng bộ, phù hợp
Thứ tư, một số CTV còn thụ động trong cập nhật kiến thức, rèn
luyện các kỹ năng sư phạm, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy
chính trị, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy chính trị.
3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ
binh trong Quân đội nhân dân
3.2.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân ưu điểm
Thứ nhất, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước và sự quan
tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với xây dựng quân đội, củng cố


17
quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh hiện nay
Thứ hai, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW, Bộ Quốc phòng,
Tổng cục Chính trị trong đổi mới công tác giáo dục chính trị trong quân đội là
cơ sở để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
Thứ ba, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chính ủy, người
chỉ huy và hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên đối với nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.
Thứ tư, tuyệt đại đa số đội ngũ CTV được đào tạo cơ bản, có ý
thức tự giác vươn lên, đề cao trách nhiệm tự nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của bản thân.
* Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm
Thứ nhất, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường và

những tệ nạn, tiêu cực xã hội, sự suy thoái về phẩm chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự chống phá của các thế
lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận.
Thứ hai, sự quan tâm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt
động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở một số
cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị chưa
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy chính trị.
Thứ ba, một số CTV chưa đề cao tính tích cực, chủ động trong tự
rèn luyện nâng cao năng lực giảng dạy chính trị để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ giảng dạy chính trị.
3.2.2. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy chính
trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân
đội nhân dân Việt Nam
Thứ nhất, coi trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức,
lực lượng, trước hết là cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị đối với hoạt
động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Thứ hai, bám sát đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy chính
trị để xác định đúng nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV cho phù hợp.
Thứ ba, thường xuyên coi trọng và tổ chức tốt các hoạt động
thực tiễn giảng dạy chính trị để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ CTV.
Thứ tư, kết hợp bồi dưỡng của các tổ chức, lực lượng và phát
huy tính chủ động, tích cực của từng CTV trong tự nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị.


18
Kết luận chương 3
Những năm qua, hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị

của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt
Nam thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên, nâng cao năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV vẫn còn bộc lộ những hạn chế,
khuyết điểm. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV có cả khách quan và chủ quan, nhưng
trước hết thuộc về trách nhiệm của chủ thể, các tổ chức, lực lượng và đội
ngũ CTV. Vì vậy, nắm vững và vận dụng những kinh nghiệm được đúc kết,
trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
GIẢNG DẠY CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN
Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Sự tác động của tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở
các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay
4.1.1. Sự tác động của tình hình, nhiệm vụ đến nâng cao năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ
binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Một là, tình hình kinh tế, chính trị - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong nước đã và
đang tác động sâu sắc đến nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay.
Hai là, sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa và yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới.
Ba là, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giáo dục chính

trị và phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các trung
đoàn bộ binh với yêu cầu cao.


19
Bốn là, chất lượng đội ngũ CTV được đào tạo trong các nhà
trường quân đội.
4.1.2. Yêu cầu nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay
Một là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV phải luôn bám sát phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ
quân đội và tình hình thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của mỗi trung
đoàn bộ binh.
Hai là, nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV
phải tiến hành thường xuyên, toàn diện, đồng bộ với các nội dung, hình
thức, biện pháp cụ thể, thiết thực, bảo đảm cho đội ngũ CTV hoàn thành
tốt nhiệm vụ giảng dạy chính trị được giao.
Ba là, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực
lượng trong và ngoài đơn vị tham gia nâng cao năng lực giảng dạy chính
trị của đội ngũ CTV.
Bốn là, phải kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với truyền thụ
kinh nghiệm thực tiễn và tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi CTV.
4.2. Những giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay
4.2.1. Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ
chức, lực lượng đối với nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay

Một là, quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của
QUTW, cấp ủy, tổ chức đảng, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Chính
trị, cơ quan chính trị các cấp về giảng dạy chính trị.
Hai là, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các tổ chức, lực lượng về vị trí, ý nghĩa của giảng dạy chính trị và sự
cần thiết phải nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
các trung đoàn bộ binh.


20
Ba là, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với hoạt động nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh
Bốn là, phổ biến, quán triệt cho các tổ chức, lực lượng trong trung
đoàn bộ binh nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế, bất cập
trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động nâng cao năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV, kiên quyết đấu tranh khắc phục
tư tưởng bảo thủ, chủ quan, đơn giản, chậm đổi mới.
Để tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức,
lực lượng cần tập trung vào một số hình thức, biện pháp sau:
Một là, thông qua sinh hoạt của các tổ chức, lực lượng để thống
nhất nhận thức đối với hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.
Hai là, thông qua thực tiễn hoạt động công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng để nâng cao nhận thức của các tổ chức, lực lượng đối với hoạt động nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.
Ba là, thông qua kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị
của các tổ chức, lực lượng để nâng cao nhận thức của các tổ chức, lực
lượng đối với hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.

4.2.2. Xác định và thực hiện đúng nội dung, hình thức, biện pháp
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Một số nội dung.
Một là, nâng cao tri thức lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn giảng
dạy chính trị cho đội ngũ CTV.
Hai là, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo chuẩn bị bài giảng chính trị của
đội ngũ CTV
Ba là, bồi dưỡng năng lực thực hành giảng dạy chính trị cho đội
ngũ CTV.
Bốn là, bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp
giảng dạy chính trị thích ứng, phù hợp cho đội ngũ CTV.
Năm là, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng bài giảng trình chiếu và sử
dụng phương tiện kỹ thuật trình chiếu trong giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV.
Sáu là, nâng cao năng lực tổ chức các hình thức sau bài giảng,
kiểm tra đánh giá kết quả học tập chính trị của đội ngũ CTV.


21
Một số hình thức, biện pháp:
Một là, thông qua hình thức tập huấn cán bộ chính trị.
Hai là, thông qua và phê duyệt bài giảng, dự giảng, bình giảng ở
tổ cán bộ giảng dạy chính trị.
Ba là, thông qua thục luyện bài giảng, giảng thử của CTV.
Bốn là, thông qua hình thức hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi
và các hình thức hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể.
Năm là, thông qua hình thức đánh giá năng lực giảng dạy chính
trị của đội ngũ CTV.
4.2.3. Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tu

dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam
Muốn đề cao tính tích cực, chủ động tự nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV, cần làm tốt các biện pháp sau:
Một là, mỗi CTV cần xây dựng động cơ phấn đấu vươn lên
không ngừng hoàn thiện năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
Hai là, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự nghiên cứu,
rèn luyện năng lực giảng dạy chính trị trong thực tiễn.
Ba là, nâng cao ý thức tự học tập, tự nghiên cứu của đội ngũ CTV
để có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy chính trị đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ giảng dạy chính trị.
Bốn là, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả tự học tập,
tu dưỡng của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh..
Năm là, thường xuyên quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ
CTV tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị.
4.2.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Một là, phát huy vai trò trách nhiệm của Tổng cục Chính trị trong chỉ
đạo hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.


22
Hai là, phát huy vai trò trách nhiệm của chính ủy, cơ quan chính
trị cấp trên
Ba là, phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chỉ huy các
cấp ở trung đoàn bộ binh
Bốn là, phát huy vai trò của tổ cán bộ giảng dạy chính trị, tổ học tập
chính trị ở các trung đoàn bộ binh

Năm là, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, hội đồng quân nhân.
Sáu là, phát huy vai trò của các nhà trường quân đội trong giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
4.2.5. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và bảo
đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật giảng dạy chính trị để nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
* Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Một là, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm chặt chẽ.
Hai là, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể, đề cao tự phê bình
và phê bình trong hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm
Ba là, duy trì sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nâng
cao năng lực giảng dạy chính trị thành chế độ nền nếp thường xuyên ở
mỗi đơn vị.
* Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật giảng dạy
chính trị cho nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay
Một là, bảo đảm đầy đủ tài liệu chuyên khảo, tham khảo, bổ trợ
cho đội ngũ CTV nghiên cứu, học tập ở các đại đội, tiểu đoàn, trung
đoàn bộ binh.
Hai là, bảo đảm cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho nâng cao
năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh.
Ba là, bảo đảm phương tiện kỹ thuật giảng dạy chính trị hiện đại
để nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh.



23
Kết luận chương 4
Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay luôn chịu sự tác động,
chi phối của nhiều yếu tố cả thuận lợi và những khó khăn, đòi hỏi quá trình
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV phải quán triệt thực
hiện tốt những yêu cầu chỉ đạo là phải luôn bám sát phương hướng xây
dựng đội ngũ cán bộ quân đội và tình hình thực tiễn, nhiệm vụ chính trị ở
mỗi đơn vị cơ sở. Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở
các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam muốn có kết quả cao
đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
KẾT LUẬN
1. Đội ngũ CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân
Việt Nam là những cán bộ chính trị của Đảng trong quân đội, là người chủ
trì về chính trị, tổ chức tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT ở đại đội, tiểu
đoàn, là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chính trị ở đơn vị.
Năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV là tổng hòa các yếu tố tư
chất, năng khiếu, tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng, kỹ xảo
giảng dạy chính trị cho phép đội ngũ CTV tiến hành hoạt động giảng dạy
chính trị có hiệu quả cao.
2. Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV là
tổng thể chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp của các tổ chức, lực
lượng tác động vào yếu tố cấu thành năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV và sự nỗ lực phấn đấu của từng CTV, nhằm bổ sung kiến thức,
bồi dưỡng kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV lên trình độ mới, phát triển cao hơn. Nâng cao năng lực giảng
dạy chính trị của đội ngũ CTV có vai trò rất quan trọng, là nhân tố có vai
trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy chính trị ở mỗi trung

đoàn bộ binh.
3. Hoạt động nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời
gian vừa quan đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan
chính trị các cấp có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, với
những nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành thường xuyên, đa dạng,


24
phong phú, góp phần từng bước nâng cao năng lực giảng dạy chính trị
của đội ngũ CTV, chất lượng giảng dạy chính trị ngày càng tốt hơn. Tuy
nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Những hạn chế,
khuyết điểm trong nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ
CTV có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đặt ra cho các cấp ủy,
tổ chức đảng, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị ở trung đoàn bộ
binh kịp thời vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao năng
lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV.
4. Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV hiện
nay liên quan tới nhiều tổ chức, lực lượng, đối tượng khác nhau, đang
chịu ảnh hưởng của những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực; đòi hỏi
phải nhạy bén, dự báo đúng chiều hướng phát triển tình hình nhiệm vụ;
nhận thấy hết những mặt thuận lợi để phát huy, đồng thời lường được
hết những khó khăn, bất cập, thử thách để xác định những yêu cầu và
những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội
ngũ CTV.
5. Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị nói chung và
nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV ở các trung đoàn
bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay nói riêng là một
vấn đề có ý nghĩa thiết thực, góp phần trực tiếp nâng cao sức mạnh và
khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Thực tiễn luôn vận động,

phát triển đặt ra những yêu cầu mới, nên phải thường xuyên bổ sung
những nội dung, hình thức, biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực
giảng dạy chính trị của đội ngũ CTV. Kết quả nghiên cứu, đề xuất của
luận án mới chỉ là bước đầu, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung và phát triển.



×