Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương NCKH Đánh giá quy trình rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện ……. Trước và sau khi tập huấn quy trình rửa tay thường quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 17 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là nơi tập trung nhiều người bệnh với đa dạng chủng loại bệnh
tật, vì vậy đã hiện diện rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút khác nhau, đây là mầm
bệnh với cả người bệnh và nhân viên y tế.
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành
khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, nhiễm khuẩn bệnh viện làm
tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là
tăng tỷ lệ chi phí điều trị.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn
bệnh viện lan truyền bằng nhiều đường như: bề mặt (đặc biệt là tay), nước,
không khí, đường tiêu hóa và phẫu thuật.
Trong công tác chăm sóc người bệnh, có sự tham gia rất lớn của đội ngũ
bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và người nhà tham gia chăm sóc. Vai trò của
bàn tay trong chăm sóc đã được các tác giả nhiều nước trên thế giới và Việt Nam
nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX.
Tại hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn khu vực Châu Á Thái Bình Dương
lần thứ III và thứ VI (tháng 7/2007 và tháng 7/2009) hầu hết các báo cáo đều có
chung 1 khuyến cáo đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay thường quy.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết
phục về việc lây truyền vi khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác qua
bàn tay của nhân viên y tế và chỉ ra các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện ngày càng được chú ý và việc tuân thủ
rửa tay đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. Năm
2006 Bộ y tế đã phát động chiến dịch “ Bàn tay nhân viên y tế sạch” và rửa tay
hiện nay được coi là chiến lược quan trọng để giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tại Bệnh viện ….. đã Thực hiện quy trình rửa tay thường quy (theo văn
bản số 7517 / BYT ngày 12/10/2007) trong bệnh viện.
Thực trạng vệ sinh bàn tay tại Bệnh viện …. thời gian qua còn tồn tại
nhiều bất cập. Tỷ lệ rửa tay còn thấp do nhiều yếu tố khác nhau như thiếu
phương tiện rửa tay, hệ thống lavabo, vòi nước có cần gạt còn thiếu, chưa trang



bị đầy đủ tại các phòng bệnh, trang thiết bị y tế của bệnh viện còn đang trong
tình trạng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, bệnh viện chưa tổ chức các “Hội thi rửa
tay” cho nhân viên y tế để giúp nâng cao kiến thức và ý thức trong việc tuân thủ
vệ sinh tay, số lượng người bệnh thường xuyên quá tải, nên việc thực hiện quy
trình rửa tay thường quy đối với nhân viên y tế càng trở nên quan trọng, nó góp
phần đáng kể trong việc giảm thiểu thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Để đánh giá được mức độ tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của nhân viên y
tế trong điều trị và chăm sóc người bệnh và tìm ra được yếu tố liên quan dẫn đến
việc nhiễm khuẩn bệnh viện do bàn tay nhân viên y tế gây nên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình rửa tay thường quy của
nhân viên y tế Bệnh viện ….
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá quy trình rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh
viện …….

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Mỗi cm2 trên bàn tay chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất
nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm,
tả, lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng… Cách tốt nhất để các vi khuẩn này không
vào được cơ thể hay phát tán chính là vệ sinh đôi tay. Rửa sạch tay đúng cách
chỉ mất 30 giây, vậy mà chỉ có 12 - 14% dân số rửa tay với xà phòng sau khi đi
vệ sinh, trước khi ăn uống. Phải chăng việc rửa sạch tay quá khó?
Theo số liệu điều tra, có tới 84 - 88% dân số không rửa tay với xà phòng

trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 74% bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi không rửa
tay xà phòng trước khi cho con ăn. Trong 100 người trưởng thành (tuổi 15-60),
chỉ 1,5 người rửa tay sau khi chăm người ốm. Chỉ có gần 53% học sinh rửa tay
với xà phòng sau đại tiện. Đặc biệt, tỷ lệ người rửa tay sau khi chơi với vật nuôi,
dọn dẹp chuồng trại gia cầm, gia súc, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác... vẫn còn rất thấp.
Bề mặt bàn, ghế, phương tiện, dụng cụ, đồ chơi, quần áo, sàn nhà, tường
nhà, tay nắm cửa... chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn này nhiều
hơn, mạnh hơn khi người bệnh bắt đầu "thải" các cơ chất như dịch tiết đường hô
hấp, đường tiêu hóa, phân có chứa tác nhân gây bệnh ra ngoài môi trường. Và kẻ
"giúp" vi khuẩn gây bệnh tới được miệng của người lành hay tiếp tục phát tán ra
nhiều bề mặt môi trường dụng cụ khác chính là đôi bàn tay.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có hàng trăm
triệu người bệnh nhập viện và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn có liên
quan đến chăm sóc y tế. Điều này dẫn đến làm gia tăng tình trạng bệnh, tăng chi
phí điều trị và thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Hơn một nửa các nhiễm
trùng này có thể phòng ngừa được bởi mọi người thực hiện rửa tay thích hợp ở
thời điểm quan trọng trong chăm sóc.
Tại một bệnh viện ở Thụy Sỹ trong vòng 3 năm từ 1994 đến 1997 nhờ các
hoạt động thúc đẩy sự tuân thủ, tỷ lệ vệ sinh tay trong nhân viên bệnh viện đã
tăng từ 47,6 % lên 66,2 %, theo đó tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm từ 16,9
% xuống 6,9 % trong số bệnh nhân nhập viện.
3


Tại Việt Nam, vệ sinh bàn tay đã được Bộ y tế xác định là biện pháp kiểm
soát nhiễm khuẩn hàng đầu trong các cơ sở khám chữa bệnh. Theo kết quả
nghiên cứu năm 2012 của Bs Lê Tiến Ngãi - Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ
tuân thủ rửa tay tăng từ 53,9 % lên 80,4 %, thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm
từ 0,96 % bệnh nhân nhập viện xuống 0,62 % bệnh nhân nhập viện. Điều đó có
nghĩa là khi tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tăng lên 49,1 % so với mức ban đầu thì tỷ

lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm 35,4 % so với mức ban đầu. Theo nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa Định Quán
tỉnh Đồng Nai rửa tay đúng quy trình đúng là (97,9%) còn chưa đúng là (2,1%)
1.1. Khái niệm: Vệ sinh tay được dùng để chỉ các phương pháp làm sạch
tay:
1.1.1. Rửa tay là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lan truyền
vi khuẩn từ bàn tay. Rửa tay là một việc làm tuy nhỏ, đơn giản nhưng có giá trị
rất lớn trong vấn đề giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, giúp bảo vệ cho người bệnh
và nhân viên y tế.
1.1.2. Mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn
vãng lai trên bàn tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế góp
phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khẩn bệnh viện. Các hình thức áp dụng rửa tay trong
bệnh viện:
- Rửa tay thường quy:
+ Rửa tay bằng xà phòng.
+ Nước.
+ Rửa tay bằng dung dịch có chất sát khuẩn.
+ Rửa tay bằng Alcohol.
- Rửa tay phẫu thuật.
1.2. Chỉ định rửa tay: Tổ chức y tế thế giới (WHO 11-11-2006)
- Trước khi tiếp xúc với người bênh.
- Trước những thao tác vô trùng.
- Sau thao tác có tiếp xúc với dịch tiết .
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh.
4


- Sau khi tiếp xúc với những vật dụng xung quanh người bệnh.
1.3. Những phương tiện cần thiết cho việc rửa tay:
- Lavabo, vòi nước có cần gạt bằng tay hoặc bằng chân.

- Nước sạch.
- Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn.
- Hộp đựng khăn lau tay sạch dùng một lần.
- Thùng đựng khăn lau tay bẩn.
* Chú ý:
- Dùng xà phòng bánh phải dùng loại có chất diệt khuẩn và phải giữ cho
bánh xà phòng luôn khô bằng cách đựng trong hộp có lỗ thoát nước ở đáy.
- Xà phòng thường (trung tính, dạng bánh hoặc dung dịch): Xà phòng
chứa acid béo đã ester hóa và sodium hay potassium hydroxide. Lấy đi được
những chủng vi sinh vật vãng lai bám lỏng lẻo trên da. Có thể dùng trong rửa tay
thường quy. Dung dịch rửa tay đang sử dụng trong bệnh viện là Pose liquid
soap.
- Xà phòng khử khuẩn (dạng bánh hay dạng dung dịch): Xà phòng chứa
chất sát khuẩn. Para –chloro –meta xytenol thường được sử dụng như là hoạt
chất chính của các loại xà phòng sát khuẩn. Dùng trong rửa tay thường quy.
- Dung dịch rửa tay sát khuẩn: chứa 2%-4% chlorhexidine; hoặc 5%-7%
providone iodine; hoặc 1% triclosan. Dùng trong rửa tay phẫu thuật. Các loại
dung dịch sát khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4% (dùng
trong phòng mổ).
- Dung dịch khử khuẩn không dùng nước: Có thể chứa một trong các hóa
chất sau: Alcohol, Chlorhexidine, Chlorine, Hexachlorophene, Iodine, Para
chloro meta xylenol, hợp chất ammonium bậc 4 và Triclosan va có kèm chất
dưỡng da
- Nước rửa tay:
+ Nước rửa tay phải là nước chảy, nước máy hoặc nuớc sạch chứa trong
thùng có nắp đậy kín và có vòi.
+ Vòi nước nên có cần gạt, bồn rửa tay phải luôn giữ sạch, đặt ở vị trí tiện lợi.
5



- Làm khô tay:
+ Không được dùng khăn sử dụng nhiều lần. Dùng khăn sợi bông sử dụng
một lần và giặt hàng ngày, hoặc khăn giấy.
+ Có hộp đựng khăn sạch.
+ Đặt tại bất cứ vị trí nào có tiếp xúc với bệnh nhân, ví dụ phòng thay đồ,
phòng khám, phòng xét nghiệm và bệnh phòng.
1.4. Quy trình rửa tay thường quy: (6 bước) của Bộ Y Tế ban hành
ngày 12/10/2007
Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay,
chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn
tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia
và ngược lại.
Bước 5: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoay ngón cái của bàn
tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược
lại.Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

* Chú ý: Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
6


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của nhân viên y tế.
- Trang thiết bị phục vụ việc rửa tay.
- Vị trí làm việc của các cán bộ y tế.
- Bố trí các trang thiết bị.
- Ý thức của mỗi cá nhân.


7


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cán bộ y tế làm việc tại … khoa lâm sàng trong bệnh viện …. làm công
tác trực tiếp chăm sóc điều trị người bệnh.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại …khoa lâm sàng Bệnh viện ….
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng tại …. khoa lâm sàng đang trực tiếp làm
công tác điều trị, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện ….
- Tiêu chuẩn loại trừ: Hộ lý, các trường hợp nghỉ ốm dài ngày, nghỉ đẻ và
có thời gian công tác dưới 1 năm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang tiến cứu. được chia làm 2 giai
đoạn:
+ Giai đoạn I: Điều tra thực hiện quy trình rửa tay thường quy của nhân
viên y tế Bệnh viện …. trước khi được tập huấn quy trình kỹ thuật rửa tay
thường quy. Thời gian từ tháng 6-7/2016.
+ Giai đoạn II: Điều tra thực hiện quy trình rửa tay thường quy của nhân
viên y tế Bệnh viện … sau khi được tập huấn quy trình kỹ thuật rửa tay
thường quy. Thời gian từ tháng 9-10/2016.
- Cỡ mẫu:
+ Lấy mẫu gồm toàn bộ nhân viên y tế đang trực tiếp làm công tác chăm
sóc và điều trị người bệnh tại … khoa lâm sàng phù hợp với tiêu chuẩn chọn.
Tổng số có … nhân viên Y tế trong đó: Bác sỹ: …, điều dưỡng: …đạt tiêu chuẩn

chọn vào nghiên cứu thực hiện quy trình rửa tay thường quy.
+ Thời điểm chọn mẫu: Mỗi nhân viên y tế được quan sát 1 lần khi thực
hiện thao tác thăm khám, chăm sóc người bệnh thường quy vào các ngày làm
việc trong tuần.
8


2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Xác định việc thực hiện quy trình rửa tay của các đối tượng nghiên cứu
liên quan đến công việc phải rửa tay có đúng quy định theo hướng dẫn quy trình
rửa tay thường quy mà Bộ Y Tế đã ban hành ngày 12/10/2007. (CV số 7517)
- Các phương tiện rửa tay tại các khoa lâm sàng để xác định có đủ các yếu
tố tối thiểu cho Nhân viên y tế thực hiện quy định của Bộ Y Tế về rửa tay khi
làm nhiệm vụ tại bệnh viện.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu:
- Xây dựng thiết kế tiêu chí đánh giá theo quy định của Bộ y tế.
- Cán bộ điều tra quan sát thực hành của bác sĩ, điều dưỡng tại thời điểm
nghiên cứu đánh dấu vào phiếu (kín).
2.7. Xử lý và phân tích số liệu:
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel.
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện với sự cho phép của Hội đồng nghiên cứu
khoa học Bệnh viện …..
- Đây là nghiên cứu về thực hành của nhân viên y tế về rửa tay. Chúng tôi
nghiên cứu khảo sát thăm dò thông qua bảng kiểm và quan sát thực hành rửa tay,
hoàn toàn không làm tổn hại đến sức khỏe của nhân viên y tế, bảo mật thông tin,
nên nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm đạo đức.

9



CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhân viên y tế:
3.1.1. Bảng 1: Tuổi

STT
1
2

<25

Độ tuổi
Đối tượng

25 – 35

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

%

36 -45

%


n

46 - >55

Tỷ lệ

n

%

Tỷ lệ
%

Bác sỹ
Điều dưỡng
Tổng
Nhận xét:
3.1.2. Bảng 2: Giới tính

STT

Giới

Nam

Đối tượng
1
2


n

Nữ
Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Bác sỹ
Điều dưỡng
Tổng
Nhận xét:
3.1.3. Bảng 3: Trình độ chuyên môn:

STT

Trình độ

n

Đối tượng
1
2

Sau ĐH
Tỷ lệ
%

Đại học

n

Tỷ lệ
%

Cao đẳng
n

Trung cấp

Tỷ lệ
%

n

Tỷ lệ
%

Bác sỹ
Điều dưỡng
Tổng
Nhận xét:
3.1.4. Bảng 4: Thâm niên công tác:

STT
1
2

Số năm công tác
Đối tượng

Bác sỹ
Điều dưỡng
Tổng

<5
n

%

5 - 10
n %

11 - 15
n
%

16 - 20
n
%

>20
n
%

Nhận xét:
10


3.2. Đánh giá việc thực hiện quy trình rửa tay đúng kỹ thuật theo các
bước quy định:

3.2.1. Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai
lòng bàn tay vào nhau.
3.2.1.1. Bảng 5: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng
Nội dung
Nhận xét:

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

3.2.1.2. Bảng 6: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng


2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.2. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại.
3.2.2.1. Bảng 7: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT
1
2

Đối tượng
Nội dung
Thực hiện đúng

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %


Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Thực hiện sai
Nhận xét:
3.2.2.2. Bảng 8: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.

STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng

n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.3. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong
ngón tay.
3.2.3.1. Bảng 9: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
11


STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %


Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.3.1. Bảng 10: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy
STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %


Tổng

Nhận xét:
3.2.4. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng
bàn tay kia.
3.2.4.1. Bảng 11: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng


Nhận xét:
3.2.4.2. Bảng 12: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy
STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.5. Bước 5: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoay ngón cái
của bàn tay kia và ngược lại.

3.2.5.1. Bảng 13: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng
Nội dung

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng
12


1

Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai
Nhận xét:
3.2.5.2. Bảng 14: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.

STT


Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.6. Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và
ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
3.2.6.1. Bảng 15: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng


1

Nội dung
Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.2.6.2. Bảng 16: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT

Đối tượng

1

Nội dung

Thực hiện đúng

2

Thực hiện sai

Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:
3.3. Số đối tượng thực hiện thao tác kỹ thuật đủ và đúng 6 bước vệ
sinh tay.
3.3.1. Bảng 17: Trước khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.
STT
1

Đối tượng
Nội dung
Thực hiện đủ, đúng các bước

Bác sỹ
n

Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

13


2

Thực hiện sai, thiếu các bước
Nhận xét:
3.3.2. Bảng 18: Sau khi tập huấn kỹ thuật rửa tay thường quy.

STT

Đối tượng

1

Nội dung
Thực hiện đủ, đúng các bước

2

Thực hiện sai, thiếu các bước


Bác sỹ
n
Tỷ lệ %

Điều dưỡng
n

Tỷ lệ %

Tổng

Nhận xét:

CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN:
Qua nghiên cứu … đối tượng Bác sỹ và điều dưỡng thực hiện quy trình
rửa tay thường quy tại Bệnh viên …, chúng tôi có một số bàn luận sau:
4.1. Đặc điểm chung của nhân viên Y tế, qua nghiên cứu, phân bố theo
nhóm tuổi….
4.2 Tỷ lệ thực hiện quy trình rửa tay đúng kỹ thuật theo các bước quy
định:….
4.3. Đối tượng thực hiện thao tác kỹ thuật đủ và đúng 6 bước vệ sinh
tay…

14


KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được, chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây về

thực hiện quy trình rửa tay thường quy của nhân viên Y tế tại Bệnh viện … trước
và sau tập huấn như sau:
5.1. Đặc điểm chung của nhân viên Y tế về giới tính, trình độ chuyên
môn, thâm niên công tác và tuổi đời ….
5.2. Thực hiện rửa tay thường quy nhằm mục đính là làm sạch và loại bỏ
vi khuẩn vãng lai trên bàn tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y
tế góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện….

* Kiến nghị:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề kiểm soát nhiễm khuẩn số 66,67 y học lâm sàng tháng 7/2012.
2. Công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007: “Quy định và
hướng dẫn quy trình rửa tay thường quy”.
3. Đánh giá sai sót thường gặp trong phương pháp rửa tay thường quy theo
quy định của Bộ y tế. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa An Giang
– 2009, 121-127.

15


4. Đề tài của bác sỹ Kiều Chí Thành và cử nhân Bùi Quang Thịnh viện 103 Hội nghị khoa học kiểm soát nhiễm khuẩn tháng 6/2013. 6. Hướng dẫn phòng
ngừa chuẩn trong các cơ sở y tế - BYT (2010) NXB Y học.
5. Nghiên cứu của bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà bệnh viện Nhi đồng I
(2008). “Làm thế nào để tăng cường tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế”
6. Mức độ cải thiện tuân thủ vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh
viện Nhi Trung ương – 2012.
7. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga năm 2014 tại Bệnh
viện Đa khoa Định Quán tỉnh Đồng Nai
8. Thông tư 18/2009/TT – BYT: “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác

kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
9. Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện – NXB Y Học Hà
Nội – 2010.

PHIẾU KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH RỬA TAY
THƯỜNG QUY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Họ và tên:...............................................................................................................
Tuổi:....................................................... Giới:......................................................
Thâm niên công tác:............................... Trình độ chuyên môn:...........................
Nhiệm vụ chuyên môn:...........................................................................................
Khoa:.......................................................................................................................
Ngày quan sát:.........................................................................................................
Bảng kiểm đánh giá quy trình rửa tay thường quy:
STT
Tiêu chuẩn
Đánh giá
Ghi chú
16


Thực Thực
hiện hiện
đúng
sai
I
1
2
3
II
1

2
III
1
IV
1
2
V
1
2
VI
1
2
3

Bước 1:
Làm ướt tay bằng nước sạch
Thoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay
Chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau
Bước 2:
Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón
tay của bàn tay kia
Và ngược lại
Bước 3:
Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ
trong ngón tay
Bước 4:
Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào
lòng bàn tay kia
Và ngược lại
Bước 5

Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoay ngón
cái của bàn tay kia
Và ngược lại
Bước 6
Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia
Và ngược lại
Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm
khô tay
Người khảo sát

17



×