Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Vật lý bài 28 Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.92 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Chương V: CHẤT KHÍ
Bài 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ.
Sinh Viên: Đào Thị Phượng
Lớp
: Sư phạm Vật lý k35
Ngày dạy : 20/10/2015
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
- So sánh được thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân
tử và chuyển động nhiệt.
2. Kỹ năng
Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương
tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể
rắn.
3. Thái đô
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát biểu ý kiến trước lớp, tích cực trong học tập và yêu thích
môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK.
- Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK.
- Hình ảnh động về chuyển động của các phân tử.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất đã học ở lớp 8 (bài 20, 21, Vật lí 8).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt đông 1 (5 phút): Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.


Đặt vấn đề : Vật chất thông thường tồn tại dưới những trạng thái nào ? Những trạng thái đó có
những đặc điểm gì để ta phân biệt ? Giữa chúng có mối liên hệ hay biến đổi qua lại gì không ?
Đó là những vấn đề mà ta nghiên cứu trong phần NHIỆT HỌC.
2. Hoạt đông 2 (20 phút : Tìm hiểu cấu tạo chất.

1


Hoạt động của GV
- Đặt vấn đề: Nước đá, nước và hơi nước được
cấu tạo từ cùng một loại phân tử là phân tử
nước. Nhưng tại sao nước đá lại có thể tích và
hình dạng riêng, nước có thể tích nhưng hình
dạng lại là hình dạng của bình chứa, còn hơi
nước thì không có cả thể tích và hình dạng
riêng?
- Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc
nghiệm sau:
1. Vật chất được cấu tạo từ:
A. các ion.
B. các phân tử.
C. nước.
D. các electron.
2. Các phân tử có đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động nhanh dần đều.
D. Không xác định được.
3. Nhiệt độ của vật thay đổi thế nào khi
chuyển động của các phân tử càng nhanh?

A. Không thay đổi.
B. Giảm đi.
C. Tăng lên.
D. Vừa tăng, vừa giảm.
- Yêu cầu học sinh nêu những đặc điểm về cấu
tạo chất đã học ở lớp 8.

Hoạt động của HS

-B

-B

-C

- Nêu các đặc điểm về cấu tạo chất:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
gọi là các phân tử, nguyên tử. giữa các phân
tử, nguyên tử có khoảng cách.
+ Các phân tử, nguyên tử chuyển động không
ngừng.
+ Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,
phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng
- Đặt vấn đề : Tại sao các vật vẫn giữ được nhanh.
hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo
nên vật luôn chuyển động không ngừng?
- Giới thiệu về lực tương tác phân tử. Yêu cầu - Trả lời:
học sinh đọc sgk và trả lời các câu sau:
2



1. Các vật giữ được hình dạng và thể tích của
chúng là do đâu?
2. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào yếu
tố nào? Và phụ thuộc như thế nào?

1. Các vật giữ được hình dạng và thể tích của
chúng là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật
đồng thời có lực hút và lực đẩy.
2. Độ lớn của những lực phụ thuộc vào khoảng
cách giữa các phân tử.
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì
lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách
giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực
đẩy.
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì
lực tương tác không đáng kể.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu nhiều hơn về - Chú ý lắng nghe.
bảng trang 151 và lưu ý cho học sinh: Mô hình
chỉ cho phép hình dung gần đúng sự xuất hiện
lực đẩy và lực hút phân tử; không cho thấy bản
chất cũng như sự phụ thuộc độ lớn của lực này
vào khoảng cách giữa các phân tử.
- Đặt vấn đề: Ta biết các chất tồn tại ở thể rắn,
lỏng, khí. Vậy lực tương tác của các phân tử
trong thể rắn, lỏng, khí giống hay khác nhau?
- Yêu cầu học sinh đọc sgk phần 3 và cho biết: - Trả lời:
Lực tương tác, hình dạng, và thể tích của thể + Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất
rắn, lỏng, khí như thế nào?
yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn

hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể
tích riêng.
+ Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất
mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân
bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao
động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có
thể tích và hình dạng riêng xác định.
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử
lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn,
nên các phân tử dao đông xung quang vị trí
cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có
thể tích riêng xác định nhưng không có hình
dạng riêng mà có hình dạng của phần bình
chứa nó.
3. Hoạt đông 3 (15 phút) : Tìm hiểu thuyết đông học phân tử chất khí.
3


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu học sinh đọc sgk, tìm hiểu các nội - Đọc sgk, tìm hiểu các nội dung cơ bản của
dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất thuyết động học phân tử chất khí:
khí?
+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có
kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa
chúng.
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn
không ngừng ; chuyển động này càng nhanh
thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí

va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình
gây áp suất lên thành bình.
- Nhận xét nội dung học sinh trình bày.
- Giải thích:
- Gợi ý để học sinh giải thích vì sao chất khí gây + Sự tương tác giữa các phân tử với nhau.
áp suất lên thành bình?
+ Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so
với kích thước của chúng.
- Lắng nghe và ghi nhận thông tin.
- Nêu và phân tích khái niệm khí lí tưởng: +
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các
chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí
lí tưởng.
+ Không khí và các chất khí ở điều kiện bình
thường về nhiệt độ và áp suất cũng có thể coi là
khí lí tưởng.
4. Hoạt đông 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại những kiến thức
cơ bản đã học trong bài: cấu tạo chất, nội dung
thuyết động học phân tử chất khí, khí lí tưởng.
- Yêu cầu học sinh đọc phần “em đã biết” để
hiểu về trạng thái Plasma.
- Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và
làm các bài tập 5, 6, 7 trang 154, 155. Nếu còn
thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
tập 5, 6, 7 và đưa ra đáp án: 5C, 6C, 7D.

Hoạt động của học sinh
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.


- Đọc phần “em đã biết”.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà. Kết hợp với
giáo viên tìm ra câu trả lời đúng cho các câu bài
tập.

IV. NỘI DUNG GHI BẢNG
4


CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ
BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYÊT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
I. Cấu tạo chất.
1. Những điều đã học về cấu tạo chất.
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Lực tương tác phân tử.
Các vật có thể giữ được hình dạng và kích thước của nó là do giữa các phân tử có lực hút và
lực đẩy. Lực này gọi là lực tương tác phân tử.
Gọi r là khoảng cách giữa các phân tử.
r’ là kích thước phân tử.
• r > r’ thì lực hút lớn hơn lực đẩy.
• r < r’ thì lực đẩy lớn hơn lực hút.
• r >> r’ thì lực tương tác không đáng kể.
3. Các thể rắn, lỏng, khí.
Nội dung

Thể khí


Thể lỏng

Thể rắn

Thành phần
cấu tạo
Khoảng cách
giữa các phân tử
Tương tác phân tử

Phân tử

Phân tử

Phân tử

Rất lớn

Lớn

Rất nhỏ

Rất nhỏ

rắn>lỏng>khí

Rất lớn

Chuyển động
phân tử

Hình dạng và
Thể tích

Hỗn loạn
Không có hình dạng
xác định

DĐ quanh vị trí cân
bằng không cố định
Có hình dạng và thể
tích của bình chứa

DĐ quanh vị trí cân bằng
cố định
Có hình dạng và thể tích
riêng

II. Thuyết động học phân tử chất khí.
1. Nôi dung cơ bản của thuyết đông học phân tử chất khí.
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ
chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.
2. Khí lí tưởng.
Chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là
khí lí tưởng.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
5



6



×