Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.98 KB, 10 trang )

BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
A. MỞ ĐẦU
Môi trường luôn là một vấn đề nóng bỏng trên toàn thế giới, thu hút được
nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển
hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển.
Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nằm ở vùng Đông Nam châu Á
với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm
cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm.
Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài
và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của
đất nước. Để làm rõ hơn về vấn đề này tiểu luận của em sẽ trình bày đề tài :
“Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam”
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm và những nội dung chính của bảo tồn đa dạng sinh học
1.1. Định nghĩa
Đa dạng sinh học là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ những
góc độ khác nhau. Theo Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học 1993 đã đưa ra
định nghĩa “ Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh
vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh this tiếp giáp, trên cạn, biển, các
hệ sinh this thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính
đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và hệ sinh thái”. Còn trong
Luật Đa dạng sinh học năm 2008 của Việt nam thì định nghĩa: “Đa dạng sinh
học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”1
Luật Đa dạng sinh học 2008 cũng định nghĩa: “Bảo tồn đa dạng sinh học
là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù
hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa
của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi
1 Khoản 5 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008



1


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
trông, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”.2
1.2. Giá trị của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển
bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học có những giá trị kinh tế, môi trường
và cuộc sống to lớn mà chỉ mới đến vài thập kỉ gần đây chúng ta mới ý thức
được một cách đầy đủ.
Thứ nhất về giá trị kinh tế , đa dạng sinh học là nền tảng của các cộng
đồng từ xưa đến nay, nó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sự tồn tại và phát
triển của con người. Thứ hai về giá trị khoa học, đa dạng sinh học có rất nhiều
tác dụng cho nền y học và trong nghiên cứu khoa học. Thứ ba, đa dạng sinh học
cũng là một yếu tố cấu thành nên môi trường do vậy sự tồn tại của nó làm cân
bằng sinh thái, là môi trường trong lành (có một số lài cây hút bụi, độc tố; một
số loài thủy sinh có khả năng làm sạch nguồn nước…). Đa dạng sinh học cũng
được ví như “lá phổi” của Trái Đất. ài ra đa dạng sinh học còn đem lại giá trị
hẩm mỹ, vui chơi, giải trí cho con người. Như vậy có thể thấy đa dạng sinh học
là một yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người chúng ta
do đó bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học
2.1. Những quy định chung về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
Sự phát triển của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta gắn liền
với sự phát triển của pháp luật về môi trường và từng yếu tố môi trường nói
riêng. Tuy nhiên sự gắn kết giữa pháp luật về môi trường và đa dạng sinh học ở
nước ta bắt nguồn từ mối liên hệ tự nhiên giữa đa dạng sinh học và môi trường.
Trước đây Việt nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về bảo tồn đa

dạng sinh học với tư cách là một lĩnh vực cụ thể, độc lập tương đói trong hệ
thống pháp luật môi trường mà chỉ rải rác trong nhiều văn bản pháp luật được
ban hành . Nhưng đặc biệt việc Việt nam phê chuẩn công ước quốc tế về đa dạng
2 Khoản 1 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008

2


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
sinh học với tư cách là một bộ phận quan trọng của pháp luật về môi trường đã
thúc đẩy việc tập hợp hóa và pháp điển hóa các qui định riêng lẻ rời rạc về bảo
tồn đa dạng sinh học thành Luật Đa dạng sinh học 2008 . Với việc hình thành
một văn bản Luật về bảo tồn đa dạng sinh học đã cho thấy Việt nam đang từng
bước nhận thức được tầm quan trọng và chú trọng hơn về lĩnh vực này.
2.2. Những cấu thành chủ yếu của pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa
dạng sinh học
Những cấu thành chủ yếu của pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh
học bao gồm :
Thứ nhất là pháp luật về quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học. Pháp luật
Đa dạng sinh học chia quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ra làm hai loại: Quy
hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn sinh học cấp tỉnh
và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy hoạch tổng thể đa dạng sinh
học lại được chia làm hai loại: Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của
cả nước và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang
bộ.
Thứ hai là pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự
nhiên. Hệ sinh thái trong pháp luật nước ta được định nghĩa là: “ Quần xã sinh
vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lí nhất định, có tác động qua
lại và trao đổi vật chất với nhau”.3 Nội dung của pháp luật về bảo tồn và phát
triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên được chia làm hai nhóm chính là: Pháp luật

về khu bảo tồn và pháp luật về phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
Thứ ba là pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
bao gồm ba nhóm chính: Pháp luật về bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; pháp luật về phát triển bền vững các loài
sinh vật và pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Cuối cùng là pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di
truyền gồm ba nhóm: pháp luật về quản lí, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
3 Khoản 9 điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008

3


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
từ nguồn gen: pháp luật về lưu giữ, bảo quản mẫu vật di truyền, đánh giá nguồn
gen, quản lí thông tin về nguồn gen, bản quyền tri thức truyền thống về nguồn
gen; pháp luật về quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
2.3. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học
2.3.1. Các cam kết đã tham gia
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia hay kí kết rất nhiều điều
ước liên quan đến vấn đề môi trường, trong đó có các công ước quốc tế liên
quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Việc kí kết các điều ước quốc tế đã thể hiện
chính sách mở của Việt Nam. Nước ta là thành viên thứ 28 của điều ước môi
trường đa phương, tỏng đó có một số điều ước cụ thể liên quan đến bảo tồn đa
dạng sinh học. các điều ước quốc tế đã kí kết này tạo ra một khuôn khổ pháp lí
quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đồng
thời khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường .
Hiện tại Việt nam đã tham gia các điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng
sinh học sau : Công ước quốc tế về đa dạng sinh học 1993( tham gia ngày

16/11/1993); Công ước về buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
1975 ( tham gia vào ngày 30/01/1994; Công ước về vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng trong quốc tế, đặc biết như vùng lưu trú của các loài chim RANSAR
1971 ( tham gia ngày 2/09/1988) và nghị định Cartagena về An toàn sinh học
2.3.2. Nội dung chính của các điều ước quố tế về bảo tồn đa dạng mà
Việt Nam tham gia
Thứ nhất các quốc gia phải xây dựng và triển khai thực hiện các chiến
lược, chính sách, kế hoạch hoặc chương trình nhằm bảo toàn và sử dụng lâu bền
sinh học.
Thứ hai các quốc gia phải hợp nhất tối đa và thích đáng việc bảo toàn và sử
dụng lâu bền đa dạng sinh học. bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học

4


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
phải đưa vào các kế hoạch, chương trình, chính sách ngành và liên quan một
cách phù hợp.
Thứ ba các quốc gia trong hành động của mình phải cố gắng cân nhắc ,
quan tâm sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học khi ra quyết định.
Và cuối cùng đó là các quốc gia phải kiểm soát việc xuất, nhập khẩu
động, thực vật nhất là động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Đánh giá các quy định của Việt Nam về pháp luật bảo tồn đa dạng sinh
học
3.1. Chưa đảm bảo tính khả thi cao
Tuy chú trọng phát triển pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học song tính
khả thi còn chưa cao . Một số quy định của pháp luật còn mang tính tuyên ngôn
hay ở mức chung chung, thiếu cụ thể . Trong khi đó nhiều qui định lại thiếu tính
định hướng hành vi, nhiều qui định lại chưa tính đến các yếu tố khách quan của
đời sống kinh tế - xã hội . Các qui định về đa dạng sinh học do nhiều văn bản có

giá trị pháp lí khác nhau, do nhiều cơ quan soạn thảo, chỉ đề cập đến một hay
một số khía cạnh của Đa dạng sinh học. Ngoài ra các qui định về bảo vệ nguồn
gen, kiến thức bản địa, di truyền còn rất mờ nhạt…
3.2. Chưa đảm bảo tính thống nhất
Ngoài tính khả thi chưa cao , các quy định của pháp luật Việt nam còn
thiếu tính đồng bộ và chưa đảm bảo tính thống nhất. Vi dụ như trong tất cả các
quy định của Pháp lệnh giống vật nuôi không đề cập đến thuật ngữ cũng như nội
dung của quyền tác giả đối với vật nuôi nhưng lại quy định giải quyết tranh chấp
quyền tác giả đối với vật nuôi . trong các quy định một số thuật ngữ được sử
dụng thống nhất , ví dụ như bảo tồn tại chỗ với tồn nội vi, bảo tồn nguyên vi,…
nên việc giải thích và áp dụng pháp luật gây khó khăn.
Bên cạnh đó còn thiếu một số quy định pháp luật nghiêm trọng như các
quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, quyền đối với giống vật nuôi;
các qui định về cơ chế kiểm soát các loài sinh vật lạ xâm hại, các qui định về
hình thức bảo tồn ngoại vi,…
5


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
4. Phương hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo tồn đa
dạng sinh học ở Việt Nam
4.1. Phương hướng hoàn thiện
Ở phạm vi tiểu luận em xin đưa ra một số phương hướng hoàn thiện như
sau
Thứ nhất là đảm bảo sự ban hành các quy định của pháp luật mang tính
thống nhất đồng bộ, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực . Thứ
hai là hoạt động quản lí Nhà nước về đa dạng sinh học phải phù hợp với cơ
chế thị trường, phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhâp thương mại quốc
tế . thứ ba là gắn lợi ích tối đa của từng cấp, từng ngành, từng địa phương,
từng tổ chức cá nhân với hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học trên cơ sở xử lí

hài hòa mối quann hệ giữa lợi ích của Nhà nước của cộng đồng của cá nhân
trông việc bảo tồn đa dạng sinh học. Thứ tư là bảo đảm hiệu lực thực tế của
các văn bản qui phạm pháp luật, xử lí nghiêm khắc những hành vi vi phạm
về pháp luật môi trường. Và cuối cùng là nghiêm túc thực hiện các cam kết
quốc tế về đa dạng sinh học đồng thời với việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học ở
Việt Nam
Thứ nhất cần hủy bỏ, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật không còn
phù hợp với thực tế, bổ sung hay ban hành các văn bản mới về bảo tồn đa dạng
sinh học.
Thứ hai cần hoàn thiện các biện pháp quản lí đa dạng sinh học như thống
nhất các biện pháp quản lí các khu bảo tồn bằng việc xây dựng và ban hành các
quy chế quản lí khu bảo tồn và cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các bộ với
nhau.
Thứ ba cần đào tạo cán bộ về quản lí khoa học và môi trường ; giáo dục
và tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cuối cùng là xây dựng các chế tài phù hợp trong việc xử lí các vi phạm
pháp luật về đa dạng sinh học.
6


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đa dạng sinh học Việt Nam đang có những suy thoái
nghiêm trọng thì ciệc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này là vô cùng
cần thiết và quan trọng . Trên đây là những hiểu biết cũng như kiến nghị của em
về đề tài này , có gì sai sót mong thầy cô góp ý để em được hoàn thiện hơn cho
những lần sau . Em xin chân thành cảm ơn!


7


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường – 2016, Đại học Luật hà Nội, NXB. Công an
nhân dân
2. Luật Bảo vệ môi trường 2014
3. Luật Đa dạng sinh học 2008
4. Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định laofi và chế độ quản lí
loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đyợc ưu tiên bảo vệ
5. Nghị định 32/2016/NĐ-CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiế,
6. />
MỤC LỤC

8


BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

9



×