Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LT NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO
MÔN THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC GIA HÂN

Sinh Viên Thực Hiện :
MSSV

:

Lớp

: LTCD Dược …..

Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths. Trần Thị Hồng Nga

TP. Hà Nội, năm 2018


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
5. Thuốc kiểm soát đặc biệt.................................................................................13
6.1 Các qui trình thao tác chuẩn (Standard operating procedure – S.O.P).........14
8. Một số loại thuốc mà nhà thuốc bán thường xuyên, một số loại thuốc cùng tên
hoạt chất mà có từ 3 biệt dược trở nên:...............................................................18
8.1 Danh mục thuốc.............................................................................................18
8.2 Hình ảnh........................................................................................................20
8.3 Một số loại thuốc cùng tên hoạt chất mà có từ 3 biệt dược trở nên:.............22
9. Các đơn thuốc bán trong đợt thực tập tập trung vào những bệnh gì - Trong
năm 2017 có chứng kiến các tác dụng không mong muốn của thuốc, nhầm lẫn,


khiếu nại, thu hồi, hết hạn sử dụng, … nêu cụ thể và cách giải quyết:...............23
9.1. Các đơn thuốc bán trong đợt thực tập tập trung vào những bệnh sau:.........23
9.2. Trong năm 2017 không có chứng kiến các tác dụng không mong muốn của
thuốc, không nhầm lẫn và khiếu nại, không có thuốc thu hồi, không có thuốc hết
hạn sử dụng..........................................................................................................24
10. Vấn đề thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn tại nhà
thuốc – Việc phối hợp với cơ sở y tế để cung cấp thuốc thiết yếu – Việc đào tạo
cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc....................................................24
10.1 Việc thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn tại nhà
thuốc:...................................................................................................................24
10.2. Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc:.....................24

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống hiện nay ngành dược Việt Nam luôn giữ một vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội,được sự quan tâm của nhà nước và sự ủng hộ
từ cộng đồng vì vậy mà ngành dược luôn cố gắng phát triển đi lên để luôn
1


có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. chính vì vậy việc đào
tạo đội ngũ cán bộ trong ngành dược luôn được quan tâm,bản thân em ý
thức được ngành nghề mình theo học và tìm hiểu với mong muốn được học hỏi
tìm tòi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt chuyên
môn nghiệp vụ học đi đôi với hành lí thuyết gắn liền với thực tế.
Với mong muốn ấy. Trung tâm đào tạo liên tục ngành dược trường Đại học
Đại Nam đã tạo điều kiện cho em đi thực tế tại Nhà thuốc Gia Hân. Được sự
giúp đỡ tận tụy hết lòng của Nhà thuốc Gia Hân trong thời gian ấy em đã có
thêm hiểu biết hơn về nhiệm vụ ý thức đối với công việc của người dược sĩ
trong tương lai để thêm phần nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ quyền hạn của
người dược sĩ đại học.

Qua đó giúp em nắm chắc các kiến thức cung ứng và sử dụng thuốc an toàn
hiệu quả.Sau thời gian thực tập em xin trình bày bản báo cáo thu hoạch tại Nhà
Thuốc Gia Hân như sau

THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC GPP

2


3


PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Giới thiệu chung về Nhà Thuốc
- Thực tập tại Nhà Thuốc Gia Hân
- Địa chỉ: Số Nhà 75 Phố Thanh Đàm- Phường Thanh Trì- Quận Hoàng MaiThành Phố Hà Nội
- Dược sĩ phụ trách: Nguyễn Lan Hương.
1.1 Nhân sự :
_ Nhân sự Nhà Thuốc có hai người:
+ Người phụ trách chủ Nhà thuốc DS Nguyễn Lan Hương (Dược sĩ Đại Học) có
chứng chỉ hành nghề dược đủ điều kiện mở nhà thuốc GPP
+ Một dược sỹ trung học giúp việc cho nhà thuốc ( có văn bằng chuyên môn về
dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh
truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn
y dược).
1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Nhà thuốc có diện tích đạt tiêu chuẩn GPP (26 m 2 ) được bố trí thành hai khu
vực chính là kho lưu trữ và khu vực trưng bày bán thuốc.
- Thiết bị bảo quản thuốc: tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh,

thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
- Nhiệt độ ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc ( Định kỳ
kiểm tra)
- Hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu
cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc (bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ
dưới 30 0C, độ ẩm không vượt quá 75% ) có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù
hợp với điều kiện bảo quản thuốc….
1.3 Tài liệu, hồ sơ sổ sách để được mở nhà thuốc GPP
* Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của nhà thuốc
- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế được hiện hành để các
người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
4


- Các hồ sơ, sổ cách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:
+ Sổ sách hoặc máy tính (máy tính có phần mềm để quản lý các hoạt động và
lưu trữ các dữ liệu để quản lý thuốc tồn trữ - bảo quản, theo dõi số lô, hạn dùng
của thuốc và các vấn đề khác có liên quan.
+ Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (Bệnh nhân có
đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu
kịp thời khi cần.
+ Sổ sách, hồ sơ thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo
quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo
quy định của quy chế quản lý thuốc gây nghiện.
+ Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản
cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có
các quy trình sau:
+Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc
+ Quy trình bán và tư vấn thuốc bán theo đơn

+ Quy trình bán và tư vấn thuốc không theo đơn
+Quy trình kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc
+Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại và thu hồi
+Quy trình bảo quản - sắp xếp hàng hóa
+Quy trình đào tạo nhân viên
+Quy trình vệ sinh nhà thuốc

* Một số giấy tờ liên quan:
Chứng chỉ hành nghề dược:
- Được cấp cho cá nhân đăng ký hành nghề dược, do Giám đốc Sở Y tế cấp và
có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức
kinh doanh thuốc.
+ Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp
pháp đối với từng hình thức kinh doanh.
+ Có đạo đức nghề nghiệp.
5


+ Có đầy đủ sức khỏe.
Giấy đăng ký kinh doanh
Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm
(do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được
Sở Y tế, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hành nghề bán lẻ thuốc.
Giấy chứng nhận đạt GPP
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, từ 2/2011, các Nhà thuốc không
đạt chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ
hoạt động đến hết 31/12/2011.

Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm
Để đạt chuẩn GPP, chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và có
mặt tại cửa hàng thuốc trong thời gian hoạt động; Nhà thuốc phải có diện tích tối
thiểu từ 20m2, được đặt ở địa điểm cố định; có đủ thiết bị để bảo quản thuốc…
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5
năm kể từ ngày ký.
Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng
hình thức kinh doanh thuốc.
- Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với hình thức kinh doanh.

2. Tổ chức hoạt động của nhà thuốc
2.1 Nguồn Thuốc.
- Nguồn thuốc được mua tại cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
6


- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy
đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ
hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong quá
trình bảo quản.
- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C
trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định

2.2 Kiểm soát chất lượng
- Kiểm tra chất lượng thuốc cảm quan:
+ Thuốc viên nang: kiểm tra tính toàn vẹn của viên, của vỉ (Vỉ không bị hở, bị
rách, không có bột thuốc trong khoảng trống của viên).
+ Thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ hay vỉ
bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra độ toàn vẹn của vỉ bằng mắt
thường.
+ Đối với viên bao: Bề mặt nhẵn, không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ
hoăc vỉ kín, lắc không dính.Đối với viên bao đường không được chảy nước.
+ Thuốc cốm: Kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.
+ Đối với thuốc mỡ: Tuýp thuốc đồng đều, bao bì nguyên vẹn.
+ Đối với thuốc dán miếng hoặc băng dính: Phải đồng nhất.
+ Đối với thuốc đạn, thuốc trứng: Không chảy nước, bao bì trực tiếp nguyên vẹn
+ Đối với siro thuốc: Thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo
quản, không lắng cặn lên men, không có đường kết tinh lại.
+ Đối với thuốc nước để uống đóng ống: Màu sắc đồng đều phải trong, các
thông tin n trên ống phải sắc nét đầy đủ.
+ Đối với thuốc tiêm: Kiểm tra thuốc bột pha tiêm xem có bị vón không, lắc nhẹ
quan sát.

7


+ Nếu hàng không đạt yêu cầu: Phải để ở “ khu vực hàng chờ xử lý, ” Liên hệ
với nhà cung ứng để trả hoặc đổi lại hàng.
2.3 Sổ sách, chứng từ.
- Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được cập
nhật thường xuyên:
- Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào
- Sổ theo dõi hằng ngày

- Sổ theo dõi những mặc hàng nào khách hàng mua không có đơn tiện cho việc
đặt hàng
- Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng hàng.
2.4 Sắp xếp và bảo quản.
- Nguyên tác bảo quản, sắp xếp thuốc.
Yêu cầu của nhà sản xuất, ghi trên bao bì của sản phẩm.
Sắp xếp theo nguyên tắc FFO (thuốc nhập trước cấp phát trước) và FEFO
(Thuốc sản xuất trước cấp phát trước)
Cách thức sắp xếp thuốc.
Yêu cầu bảo quản

Cách thức sắp xếp

Nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 250C

Ngăn mát tủ lạnh

Tránh ánh sang

Để trong chỗ tối

Dễ bay hơi, dễ mốc mọt, dễ phân hủy

Để nơi thoáng mát

Dễ cháy, có mùi

Để tách riêng, tránh xa nguồn nhiệt,
nguồn điện và các mặt hàng khác


BQ ở nhiệt độ phòng, trên kệ, giá, tủ,
Các thuốc khác không có yêu cầu bảo không để trên mặt đất, không để giáp
quản đặc biệt
tường, tránh mưa hắt, ánh sáng mặt
trời chiếu trực tiếp.

- Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo 3 dễ:
+ Dễ thấy
+ Dễ lấy
8


+ Dễ kiểm tra
- Đồng thời cũng đảm bảo 5 chống:
+ Chống ẩm nóng
+ Chống mối mọt, nấm mốc
+ Chống cháy nổ
+ Chống quá hạn dùng
+ Chống nhầm lẫn, đỗ vỡ, mất mát.
- Nhà thuốc có đủ thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất lợi
đối với thuốc.
- Nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho
bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ, có nhiệt ẩm kế, có hệ thống thông gió
và chiếu sáng.
2.5 Các hoạt động Marketing của các hãng thuốc
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế: Bộ y tế, Sở y tế.
+ Các phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài, truyền hình, tờ rơi…
+ Qua người giới thiệu thuốc, nhân viên bán hàng, người trung gian.
+ Qua kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế.
+ Qua liên lạc điện thoại hoặc tham quan trực tiếp.

- Những thông tin về nhà sản xuất: nhà cung ứng cần được tìm hiểu
+ Chính sách giá cả, chính sách phân phối, phương thức thanh toán phù hợp
+ Chất lượng dịch vụ
- Đáp ứng được yêu cầu bảo quản hàng hóa
- Thái độ dịch vụ tốt(đáp ứng đơn hàng nhanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu
đáo)
3 .Các hoạt động Bán thuốc
Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đến thuốc
mà người mua yêu cầu.

9


- Người bán lẻ thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc
kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay
hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
- Người bán lẻ thuốc cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu thuốc bán
ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất
3.1.Tiếp đón, giao tiếp với khách hàng
- Chủ động vui vẻ, tỏ thái độ thông cảm chia sẻ.
- Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bệnh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác
dụng phụ của những người bệnh nhân đã dùng
- Hỏi xem có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc.
- Hướng dẫn giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dung
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Giữ bí mật thông tin của người bệnh trong qua trình hành nghề như bệnh tật,
các thông tin người bệnh yêu cầu.

- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gang
3.2 Các quy định về tư vấn cho khách hàng
- Tiếp đón và chào hỏi khách hàng
- tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng:
+ Khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể, cần tìm hiểu các thông tin; thuốc
được mua dùng để chữa bệnh triệu chứng gì, người bẹnh là nam hay nữ, tuổi,
tình trạng sức khỏe, có đang bị mắc các bệnh mãn tính nào không, đang dùng
thuốc gì, hiệu quả, tác dụng không mong muốn.
+ Khách hàng hỏi tư vấn điều trị một số chứng, bệnh thông thường, tìm hiểu các
thông tin về bệnh nhân: Giới tính, tuổi, mắc chứng/ bệnh gì, biểu hiện, thời gian
mắc chứng bệnh, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, bệnh nhân có đang mắc bệnh
mãn tính gi?đang dùng thuốc gì?

10


- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin
về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
- Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên
môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.
- Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc
cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư
vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức
thấp nhất khả năng chi phí.
- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán

thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người
mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người mua mua
thuốc nhiều hơn cần thiết.
3.3 Bán thuốc theo đơn
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ có
trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành
của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
- Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán
thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai
sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

11


- Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng môt thuốc
khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở thực hiện
đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
bản chính lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
3.4 Bán thuốc không theo đơn
- Trường hợp khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể chúng ta cần tt́m hiểu
các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng:
+ Thuốc được dùng để chữa bệnh / triệu chứng gì ?
+ Đối tượng dùng thuốc?(Giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang mắc các

bệnh mãn tính nào không? Hiệu quả?Tác dụng không mong muốn ?...)
+ Đã dung thuốc này lần nào chưa? Hiệu Quả?
- Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp:
+ Giải thích tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác đúng
và phù hợp hơn.
+ Trao đổi, đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với từng
đối tượng, từng chứng bệnh cụ thể.
+ Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc (Nhà sản xuất, dạng bào chế, giá bán
với khách hàng để khách hàng lưa chọn.)
3.5 Niêm yết giá
Tất cả thuốc sau khi nhập về Nhà thuốc đều được niêm yết giá bán lẻ từng loại
thuốc:
- Việc niêm yết được thực hiện bằng hình thức ghi và dán giá bán lẻ trên bao bì
đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, hoặc công khai trên bảng, trên giấy
thuận tiện cho việc quan sát nhận biết của khách hàng
- Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam
- Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí của nhà thuốc.

12


4. Kiểm kê và kiểm soát chất lượng .
4.1 Kiểm kê:
6 tháng/lần vào cuối tháng.
Kiểm kê số lượng của từng loại thuốc.
4.2 Kiểm soát chất lượng thuốc:
Các thời điểm kiểm soát chất lượng thuốc
• Kiểm soát chất lượng klhi nhập thuốc về nhà thuốc
• Kiểm soát chất lượng trước khi giao cho khách hàng


Kiểm kê kết hợp với kiểm soát chất lượng các sản phẩm có tại nhà
thuốc 3 tháng/ lần(kiểm soát định kỳ)
•Kiểm soát đột xuất đối với các loại thuốc. Khi phát hiện dấu hiệu bất
thường về chất lượng thuốc, khi có khiếu nại của bệnh nhận về chất lượng thuốc,
kiểm soát đối với thuốc có hạn dùng ngắn.
Nội dung của kiểm soát chất lượng:
• Kiểm tra hạn dùng
• Kiểm tra chất lượng cảm quan
Nếu hàng không đạt yêu cầu, phải để hàng ở khu vực hàng chờ xử lý.
Cuối tháng: Tiến hành hủy những thuốc hết hạn dùng, thuốc qua kiểm
soát không đạt chất lượng
4.3 Ghi sổ “Nhập thuốc và sổ Kiểm kê, kiểm soát chất lượng thuốc”
Toàn bộ thuốc nhập kiểm kê kiểm soát chất lượng được ghi chép vào sổ
theo mẫu biểu.
4.4 Sử dụng phần mềm quản lý thuốc
Quản lý thuốc theo phần mềm trên máy vi tính rất hợp lý và khoa học.
5. Thuốc kiểm soát đặc biệt
Tại Nhà Thuốc Gia Hân không bán thuốc kiểm soát đặc biệt

6. Các văn bản, tài liệu, sổ sách, và các quy trình thao tác chuẩn được sử
dụng tại nhà thuốc
13


- Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế được hiện
hành.
- Có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và
máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh
nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc.
- Các hồ sơ sổ sách phải lưu trữ ít nhất là 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

- Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả quy trình chuyên
môn
6.1 Các qui trình thao tác chuẩn (Standard operating procedure – S.O.P)
NHÀ THUỐC GIA HÂN
DANH MỤC CÁC S.O.P
“Thực hành tốt nhà thuốc”
(GPP)
STT
TÊN S.O.P
Mã số
Qui trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
1
SOP 01. GPP
thuốc
2
Qui trình bán và tư vấn bán theo đơn
SOP 02. GPP
3

Qui trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn

SOP 03. GPP

4

Qui trình kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc

SOP 04. GPP

5


Qui trình giải quyết đối vơi thuốc bị khiếu nại thu
hồi

SOP 05. GPP

6

Qui trình bảo quản – sắp xếp hàng hóa

SOP 06. GPP

7

Qui trình đào tạo nhân viên

SOP 07. GPP

8

Qui trình vệ sinh nhà thuốc

SOP 08. GPP

9

Qui trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm

SOP 09. GPP


Các biểu mẫu được thể hiện qua các bảng sau

Sæ t vÊn ®iÒu trÞ
14


Ngày
tháng

Họ tên,

Na

tuổi khách

m,

hàng

nữ

Địa

Triệu

Thuốc

T vấn hớng

chỉ


chứng

đã dùng

điều trị

bệnh

sổ Thông tin bệnh nhân
Ngà

Họ, tên

y

tuổi

Nam

Địa

H v Tờn BS

Thuốc

thán

bệnh


Nữ

chỉ

Tờn n v KCB

đã bán

g

nhân

Ghi chú

sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc
(Do khỏch hng phn ỏnh)
Ngy
Thỏng

H tờn, tui khỏch
hng

Nam/N

Địa

Tờn thuc phn
ỏnh

chỉ


tỏc dng ph

S H,
chng t
ngy
bỏn

í kin
phn ỏnh

S KIM SOT CHT LNG THUC NH K
Ngy
thỏng

Tờn thuc, hm lng, quy
S hoỏ n,
cỏch, hóng sn xut
nhp ngy

S lụ

15

Hn
dựng

S
lng


Nhn xột cht
lng

Phõn
loi cht
lng

Ghi
chỳ


Sổ NHậP THUốC HàNG NGàY và theo dõi số lô, hạn dùng
Tên thuc,
TT hàm lợng,
quy cách

Số hoá
Số lô
đơn

Hạn
dùng

Nhà
SX

ĐV.
Số l- Đơn
Tín
ợng

giá
h

Thà
nh
tiền

Ghi
chú

S THEO DếI NHIT V M
Thỏng.........................Nm..........................

- Nhit : Nhỏ hn 30oC.
- m: Khụng quỏ 75%.
Ngy

Nhit (0C)
9h

15h

m (%)
9h

15h

Ký tờn
Ngi
thc hin


Ghi chỳ

Ngi
kim tra

1
2
3
4
...
...
31
Ghi chỳ: Khi nhit , m vt gii hn, phi iu chnh mỏy kp thi, ghi li
kt qu sau khi iu chnh.

sổ theo dõi vệ sinh QUầY thuốc
Đối tợng

1

2

3

Ngày
4 5 6 ... ..
.

.


...

2

3

3

9

0

1

Lau nền
Lau tủ, quầy
...............................
Ngời thực hiện
Ngời kiểm tra

Ghi chú: Đánh dấu chéo vào mục có thực hiện
16


7. Danh mục thuốc được phép kinh doanh trong nhà thuốc
7.1 Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn
 TÊN NHÓM THUỐC KÊ ĐƠN VÀ KHÔNG KÊ ĐƠN
Nhóm thuốc kê đơn
1. Thuốc kháng sinh

2.Thuốc lợi tiểu
3.Thuốc tim mạch, huyết áp
4.Thuốc chống loét dạ dày
5.Thuốc giãn cơ, tăng cường
trương lực cơ
6.Thuốc điều trị bệnh gout
7.Thuốc điều trị nấm
8.Thuốc điều trị hen
9.Thuốc điều trị hoocmôn và nội
tiết tố
10.Dung dịch tiêm truyền
11.Thuốc điều tri đau nửa đầu

Nhóm thuốc không kê đơn
1.Thuốc đông y
2.Thuốc vitamin và khoáng chất
3.Thuốc nhỏ mắt mũi
4.Thuốc ho
5.Thuốc kháng histamin
6.Thuốc tránh thai
7.Thuốc tẩy giun sán
8.Thuốc giảm đau hạ sốt

7.2 Sự khác nhau trong việc bán và tư vấn giữa thuốc kê đơn và thuốc
không kê đơn.
Thuốc kê đơn
- Là những thuốc có thể gây nguy hiểm
tới tính mạng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe
nếu không sử dụng đúng theo hướng dẫn của
người kê đơn

- Phải có đơn mới bán
- Không được phép quảng cáo
- Bán thuốc, lấy thuốc đúng theo đơn và
tư vấn sử dụng, cách dùng, liều lượng của
thuốc ghi trong đơn.
- Chỉ dược sỹ đại học có quyền thay thế
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế,
cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người

17

Thuốc không kê đơn
- Là những loại thuốc khi
cấp phát, bán và sử dụng
không cần đơn
- Được phép giới thiệu
- Bán và tư vấn theo yêu
cầu của người mua, tư vấn lựa
chọn thuốc, theo nhu cầu của
người mua và tư vấn công
dụng, cách dùng, liều dùng.


8. Một số loại thuốc mà nhà thuốc bán thường xuyên, một số loại thuốc
cùng tên hoạt chất mà có từ 3 biệt dược trở nên:
8.1 Danh mục thuốc
STT

001
002

003
004
00
5
006
007
008
009
010
011
012
013
014
01
5
016
017
018
019

TÊN THUỐC- HÀM LƯỢNG
QUI CÁCH

HÃNG SX

ACC Sus 200mg (Đức)
Acemuc 100mg(Gói)
Acemuc 200mg(Gói)
Acemuc 200mg(Viên)


Lindo Pharma GmbH

Acigmentin 1000mg
Alphachymotrypsine choay Vỉ
Ambron 30mg(Vacopha- Long an)
Amlodipin 5mg (Đồng Tháp)
Amlodipin 5mg Standa
Amlodipin 5mg Vidipha- Ấn Độ
Amlor Cap 5mg (Pháp)
Amoxicillin 500mg TW1
Ampicillin 500mg (LD Áo)
Amsyn 5mg (Ấn độ)

Apitim 5mg(Hậu Giang)
Augmentin 250/31, 25mg(Pháp)
Augmentin 1g (Anh)
Augmentin 500/62.5mg (Pháp)
Augmentin 625mg (Pháp)
020 Azicine 250mg(Gói) Standa
021 Azicine 250mg(Viên) Standa
Azithromycin 200 mg Gói (Hậu
022 giang)
023 Azithromycin 250 Hậu giang
024 Azithromycin 250mg(Pharma 120)
02
Betaloc Zok (Blister) 50mg 28's
5
026 Betaloc Zok Tab 25mg 14's
027 Betaserc 16mg
028 Bidisuptilis hộp 40 gói(Bình định)

029 Biolac Plus 500mg

HOẠT CHẤTCÔNG DỤNG

Sanofi-Aventis Việt Nam

Acetylcysteine
Acetylcystein

Sanofi-Aventis Việt Nam

Acetylcystein

Sanofi-Aventis Việt Nam

Acetylcystein

Glaxo Wellcome Productio

Amoxicillin, Acid Clavulanic

Sanofi VN

Alphachymotrypsine

Vacopha- Long an

Ambrosol

Đồng Tháp


Amlordipin 5mg

Đồng Tháp

Amlordipin 5mg

LD AD-Vidipha
Pfizer PGM – Pháp

Amlordipin 5mg

TW1

Amoxicillin 500mg

Sandoz GmbH

Ampicillin 500mg

Synmecic Laboratories

Amlordipin 5mg

Hậu Giang

Amlordipin

Glaxo Wellcome Productio


Amoxicillin, Acid Clavulanic

Glaxo Wellcome Productio

Amoxicillin, Acid Clavulanic

Glaxo Wellcome Productio

Amoxicillin, Acid Clavulanic

Glaxo Wellcome Productio

Stada

Amoxicillin, Acid Clavulanic
Azithromycin dihydrate
250mg
Azithromycin dihydrate
250mg

Hậu Giang

Azithromycin

Hậu giang

Azithromycin

Pharmaceutical 120


Azithromycin

AstraZeneca AB

Metoprolol succinat 47, 5mg

AstraZeneca AB

Metoprolol succinat 23, 75mg

Abbott Healtheals

Betahistine dihydrochloride

Bình điịnh.

Men tiêu hóa sống

Coông nhệ sinh phẩm VN

Lactobacillus acidophilus

Stada

18

Amlordipin 5mg


030

031
032
033
034
03
5
036
037
038
039

Boganic (Forte Viên nang) H/5 vỉ
TPC
Boganic (Viên nén) H/5 vỉ TPC
Calcium Corbiere 10ml (Sanofi)
Calcium Corbiere 5ml (Sanofi)
Canxi-Nano Hộp 30 Viên (Hóa
dược)
Cebraton (Nang mềm) TPC
Cecopha 500mg (Z150)
Cefixim 100mg(Gói) (Pharma 150)
Cefnirvid 125mg (HV Pharma)
Cefnirvid 300mg (TW Vidiphar)
Cefpodoxim 100mg Gói (HV
Pharma)
Cefpodoxim 200mg (HV Pharma)
Ceginkton H5v/10 viên HD
Cephalexin 500mg TW1
Ciprobay 500mg (Đức)


040
041
042
043
044
04
5
Ciprofloxacin 500mg(Brawn)
046 Clamoxyl Sac 250mg (Pháp)
047 Clarithromycin Stada 500mg
048 Clarityle 10mg (Ấn độ)
049 Coldacmin Flu Hậu giang
05
0
Colocol Extra (Sao kim)
05
1
Coveram 5/5mg (IRE)
05
2
Coversyl 5mg(Pháp)
05
3
Coversyl Plus 5/1, 25mg(Pháp)
05
4
Curam Quick Tab 100mg(Đức)
05
5
Curam Tab 625mg(Đức)

05
6
Cystin B6 Bailleul (Pháp)
05
Debridat Tab 100mg(Pháp)
7

Tranphaco

Cao Actiso+Cao biển súc+

Tranphaco

Cao Actiso+Cao biển súc+

Sanofi VN

Calcium

Sanofi VN

Calcium

Hóa dược

Calci+ D3

Tranphaco

Cao Đinh lăng+Cao bạch quả


Z150

Cefuroxim

Phaarmaceutical 150

Cefixim

HV Pharma

Cefdinir

TW Vidiphar

Cefdinir

HV Pharma

Cefpodoxim

HV Pharma

Cefpodoxim

HDPharma

Bổ não

TW1


Cephalexin 500mg

Bayer Pharma AG

Ciprofloxacine Hidrochloride

Brawn
Glaxo Wellcome Production Pháp

Ciprofloxacine Hidrochloride

Stada

Clarithromycin 500mg

PT Merak Sharp

Laratadin 10mg

Hậu giang

Paracetamol+ Clopherinamin

Sao kim

Para+Cafein

Servier (Ireland)


Perindopril /Amiodipine

Servier (Ireland)

Perindopril arginine

Servier (Ireland)

Perindoprin+Indapamide

Lek Pharmaceuticals D.D

Amoxicillin, Acid Clavulanic

Lek Pharmaceuticals D.D

Amoxicillin, Acid Clavulanic

Laboratorio Res Galenigues

L-Cystin+ B6

Farmea – Pháp

Trimebutine maleate 100mg

19

Amoxicillin 250mg



05
8
05
9
060
061
062
063
064
06
5
066
067
068
069
070
071
072
073
074
07
5
076
077
078
079
080
081
082

083
084
08
5

Decolgen Forte(United pháp)

United

Paracetamol, Phenylphrine

Diamicron MR 30mg (Pháp)
Diamicron MR 60mg (Pháp)
Dimenhydrinat (Say xe) TPC
Dogmatil 50mg(Pháp)
Dopegyt 250mg(Hungary)
Dorithricin ngậm ho(Đức)

Les Laboratories Servier
Les Laboratories Servier
Industrie

Gliclazid

Tranphaco

Dimenhydrinat (Say xe)

Sanofi Winthrop Industrie


Sulpirid

Igispharmaceuticals

Methyldopa

Medice Arzne

Ngậm ho

Duphalac 15ml
Duphaston 10mg Hộp 20 viên
Eefferalgan 500mg(Pháp)
Efferangan 150mg(Đặt)(Pháp)
Efferangan 300mg(Đặt)(Pháp)
Efferangan 80mg(Đặt)(Pháp)
Efferangan 80mg(Gói)(Pháp)
Enat 400UI (Thái lan)
Enterogemina (Ống)(Ytalia)
Enterogemina (Viên)(Ytalia)
Franrogyl 0, 75MUI éloge France
VN
Fugacar (Chocona)500mg
Furosemid 40mg TPC
Gastropulgite Hộp 30 gói(Pháp)
Giảm đau thần kinh D3(Hà tây)
Haginat 125mg (Hậu giang)
Haginat 250mg Hậu giang
Haginat 500mg (Hậu giang)
Hairnew (Dầu gội trị gầu) OMC

Hapacol 150mg (Hậu giang)

Abbott Biologicals

Lactulose(Nhuận tràng)

Abbott Healtheals

Dydrogesterole 10mg

Bristol Myers

Paracetamol

Bristol Myers

Paracetamol

Bristol Myers

Paracetamol

Bristol Myers

Paracetamol

Bristol Myers

Paracetamol


Mega lifesciences Thai lan

Vitamin E Thiên nhiên

Sanofi-Aventis

Bacillus claussii

Sanofi-Aventis

Bacillus claussii

éloge France VN

Spiramicin/Metronidazol

Olic LTD
Tranphaco

Albendazol
Furosemid

Beaufour Ipsen Industrie

Attapulgite mormoiron

Hà tây

Para+Cafein


Hậu giang

Cefuroxim

Hậu giang

Cefuroxim

Hậu giang

Cefuroxim

OMC

Dầu gội trị gầu Hộp 50 gói

Hậu giang

Paracetamol

Hapacol 250mg (Hậu giang)

Hậu giang

Paracetamol

Gliclazid

8.2 Hình ảnh
Một số loại thuốc mà nhà thuốc bán thường xuyên:


20


- Vitamin và khoáng chất

- Thuốc dùng ngoài

Ergocalciferol 2 000 000UI/100ml

Cetrimid – nghệ

Thuốc mắt, tai mũi họng:

Osla redi 15ml
hydrochloride 0, 05%

Xylometazoline

- Thuốc giảm đau hạ sốt

PANADOL Extra
- Kháng sinh:

21


Cefuroxime 250 mg

Cefixime 150 mg


-Thuốc Tiêu Hóa
TV – Omeprazol (Omeprazole)

No – spa (Drotaverine)

8.3 Một số loại thuốc cùng tên hoạt chất mà có từ 3 biệt dược trở nên:
ST
T

BIỆT DƯỢC

1
2
3
4

Hapacol
Frantamol
Efferalgan
Kid doper

5
Acemuc
6
Exomuc
7
Glotamuc
8g
Mitux

9
Acehasan
10
Singulair
11
Smart-air
12
Montecef
13
Franlucat
14
Miowan
15
Aerius
16
Rinofin
17
AT Delotin
18
Clarityn
19
Deslopedil
20 Alpha choay
21 Chymobest P
22 Alpha glomed
23
Alpha Bay

HOẠT CHẤT
CHÍNH


Paracetamol

Acetylcystein

Montelukast

DẠNG BÀO CHẾ

NƯỚC SẢN
XUẤT

Đều dạng gói bột
pha nước

VN
VN
PHÁP
VN

1000/ gói
2000/ gói
3000/ gói

VN
Pháp
VN
VN
VN
Indonesia

Chile
VN
VN
Ấn Độ
bỉ
chile
ấn
indonesia
VN

2000/ gói
4.500/ gói
900/ viên
1000/ gói
700/ viên
17.000/ gói
6000/ viên
7.200/ viên
6.500/ viên
8000/ viên
80.000/ chai
50.000/ chai
60.000/ chai
50.000/ chai
45.000/ chai
20.000/ vỉ
15.000/ vỉ
18.000/ vỉ
10.000/ vỉ


Gói bột
Gói bột
Viên nang cứng
Gói bột
Viên nang cưng
Gói bột
Viên nén
Viên nén
Viên nén
Viên nén

Desloratadin

Đều dạng siro

Alphachymo
Trypsin

Đều dạng viên
22

Đều của
Việt Nam

GIÁ BÁN


Qua thống kê trên em thấy các loại thuốc khác nhau thì giá thành khác
nhau.Các nước sản xuất khác nhau giá thành khác nhau phải chăng đây có thể là
do công nghệ bào chế khác nhau lên giá thành khác nhau.


9. Các đơn thuốc bán trong đợt thực tập tập trung vào những bệnh gì Trong năm 2017 có chứng kiến các tác dụng không mong muốn của
thuốc, nhầm lẫn, khiếu nại, thu hồi, hết hạn sử dụng, … nêu cụ thể và
cách giải quyết:
9.1. Các đơn thuốc bán trong đợt thực tập tập trung vào những bệnh sau:
- Viêm đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai gữa,
viêm VA, viêm tai gữa, …, viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Lỵ, viêm đại tràng, viêm dạ dày – hạch tá
tràng, tiêu chảy dovirut, …, rối loạn đường tiêu hóa.
- Tăng huyết áp.
- Tim mạch, mỡ máu cao, men gan cao….
- Rối loạn vận mạch.
- Các bệnh về răng miệng: Nhổ răng, Viêm nha chu, …, áp se quoanh răng.
- Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.
- Các bệnh về sản khoa: Viêm phần phụ, …, rối loạn kinh nguyệt.

23


9.2. Trong năm 2017 không có chứng kiến các tác dụng không mong muốn
của thuốc, không nhầm lẫn và khiếu nại, không có thuốc thu hồi, không
có thuốc hết hạn sử dụng.
10. Vấn đề thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn tại
nhà thuốc – Việc phối hợp với cơ sở y tế để cung cấp thuốc thiết yếu –
Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc
10.1 Việc thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn tại
nhà thuốc:
- Nhân viên nhà thuốc nắm được quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn và
biết tra cứu danh mục thuốc không kê đơn của bộ y tế.
- Bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp để kiểm tra đơn thuốc trước

khi bán và hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, về tình trạng người
dùng thuốc, dị ứng thuốc, .. để tránh rủi ro khi dùng thuốc bán theo đơn.
- Nhà thuốc đã thành lập sổ ghi chép, theo dõi việc bán thuốc kê đơn.
- Thường xuyên thông báo cho bác sĩ kê đơn các thuốc mới và các đơn
thuốc bác sĩ kê đơn chưa hợp lý về liều dùng, tương tác thuốc, …
- Thông báo cho người mua thuốc về tính hợp pháp của đơn thuốc khi từ
chối bán thuốc(Đơn kê quá ngày, sai liều dùng, …).
- Thực hiện đúng chỉ có dược sĩ đại học được thay thế thuốc trong đơn
thuốc.
10.2. Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc:
- Nhà thuốc thường xuyên đào tạo và đào tạo lại các quy trình thao tác
chuẩn cho tất cả nhân viên mới và cũ của nhà thuốc.
- Nhà thuốc thường xuyên cập nhật luật dược, thông tư, hướng dẫn, văn
bản pháp luật mới để tập huấn cho nhân viên về các qui chế chuyên môn nghiệp
vụ về dược và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tất cả nhân viên nhà thuốc thường xuyên tham gia hội thảo khoa học của
các hãng thuốc hội thảo để cập nhật kiên thức.
- Nhà thuốc có hệ thống máy vi tinh kết nối Intenet để nhân viên nhà thuốc
cập nhật thông tin trên mạng phục vụ công tác chuyên môn.

24


×