Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn nguyễn ngọc thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 79 trang )

Xin trân trọng gửi lời tri ân đến cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học
Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất!

Sinh viên
Võ Thị Quỳnh Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Sinh viên

Võ Thị Quỳnh Trang


Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................7
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................8
6. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................8
NỘI DUNG......................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN ........................................9
NGUYỄN NGỌC THUẦN .............................................................................................9
1.1. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi ..........................9
1.1.1. Văn chương phải đẹp và nhân văn ........................................................................9
1.1.2. Nhà văn là người bạn trẻ và văn chương xuất phát từ tâm tính ..........................11
1.2. Truyện viết cho thiếu nhi trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Thuần........14
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO ....................17
THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN ........................................17
2.1. Giới thuyết về nhân vật văn học .............................................................................17
2.1.1. Khái niệm nhân vật ..............................................................................................17
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học ................................................17
2.2. Nhân vật người lớn .................................................................................................18
2.2.1. Nhân vật bố, mẹ ...................................................................................................18
2.2.2. Những người hàng xóm thân thiết .......................................................................23
2.3. Nhân vật trẻ em ......................................................................................................26
2.3.1. Những người bạn nhỏ ..........................................................................................26
2.3.2. Những em bé giàu tình yêu thương .....................................................................31
2.3.3. Những em bé năng động, cá tính .........................................................................38

1


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN .....................41
3.1. Tên gọi và ngoại hình .............................................................................................41
3.1.1. Tên gọi .................................................................................................................41
3.1.2. Ngoại hình ...........................................................................................................43
3.2. Hành động và ngôn ngữ..........................................................................................45
3.2.1. Hành động............................................................................................................45
3.2.2. Ngôn ngữ .............................................................................................................48
3.3. Một số biện pháp khác ............................................................................................55
KẾT LUẬN ...................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hòa chung vào dòng chảy văn học dân tộc, văn học thiếu nhi đóng một vai trò
quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ thơ. Văn học thiếu
nhi có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục toàn diện đối với trẻ, là chất bồi dưỡng ươm
mầm từ khởi điểm làm người. Lâu nay, văn học thiếu nhi vẫn được xem là một phần
không thể thiếu trong bức tranh văn học cả nước. Từ những khúc đồng dao, từ những
truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại trong dân gian đến những bài thơ, truyện ngắn,
truyện dài kỳ hay tiểu thuyết hiện đại, văn học thiếu nhi luôn là món ăn tinh thần bồi
đắp tâm hồn và chắp cánh ước mơ cho trẻ nhỏ.
Trong những năm gần đây văn học thiếu nhi Việt Nam đang có bước khởi sắc khi
được nhiều tác giả ưu ái dành tình cảm đặc biệt cho các em, viết cho các em với niềm
yêu thương trân trọng. Họ mang đến cho lứa tuổi măng non những bông hoa tươi đẹp,
rực rỡ và tỏa ngát hương thơm. Đó là những ký ức, những miền yêu thương không bao
giờ phai mờ. Một trong những người dành tình cảm đặc biệt cho thiếu nhi đó là nhà

văn Nguyễn Ngọc Thuần. Anh được coi là một trong những nhà văn trẻ sáng giá trong
mảng văn xuôi thời gian gần đây, đặc biệt là những trang văn dành cho thiếu nhi. Văn
của Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa bạn đọc đến với một thế giới vừa hư, vừa thực thấm
đẫm chất thơ và đượm chất triết lý hồn nhiên của con trẻ. Chỉ là những chuyện thường
ngày với những khám phá nho nhỏ thú vị, tác giả đã đánh thức trái tim con người, mở
ra một cánh cửa mới để cảm nhận cuộc sống, đồng thời tạo nên một thế giới tươi sáng
và quyến rũ. Vì thế nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần là một
trải nghiệm thú vị, góp thêm gương mặt mới cho nền văn học thiếu nhi nước nhà.
Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn gây ấn tượng mạnh với khả năng xây dựng một
thế giới trẻ thơ tuyệt diệu. Xuất hiện trên văn đàn với “bộ mặt” của một họa sĩ làm văn
chương, chỉ trong một thời gian ngắn, bằng sự lao động chăm chỉ, khả năng sáng tạo
tuyệt vời, vốn sống dồi dào và đặc biệt là tình yêu trẻ thơ sâu đậm, Nguyễn Ngọc
Thuần đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay, để lại dấu ấn sâu sắc không chỉ trong lòng trẻ
thơ mà còn cả thế hệ “dạy trẻ thơ”. Tác phẩm của anh không chỉ thu hút bạn đọc nhỏ
tuổi mà còn nhận được sự quan tâm của độc giả lớn tuổi bởi ai ai cũng thấy hình ảnh
của mình ở trong đó, thấy được cả miền kí ức xa xôi lâu nay bị bỏ quên, biết bao nhiêu
cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ lại ùa về trong mỗi chúng ta. Bởi thế, ai đã từng đọc
tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần dù chỉ một lần cũng không thể nào quên được nghệ
thuật viết truyện hết sức độc đáo và đặc sắc làm nên phong cách riêng của anh. Anh
nổi lên như một hiện tượng lạ với những tác phẩm được giải thưởng cao trong các
cuộc thi viết cho thiếu nhi.

3


Phải kể đến là Giăng giăng tơ nhện - giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học tuổi
20 lần II; Một thiên nằm mộng - giải A cuộc vận động sáng tác dành cho thiếu nhi của
Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2001 - 2002; Nhện ảo - giải A cuộc vận động sáng tác
dành cho thiếu nhi năm 2003 và tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ - đạt giải B
cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do Nhà xuất bản Thanh Niên phối hợp với Nhà

xuất bản Văn nghệ tổ chức. Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác như
Chuyện tào lao, Tuổi 20, Cha và con và…tàu bay.
Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - giải A cuộc vận động sáng tác văn học
thiếu nhi do Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm
2002. Năm 2004, tác phẩm được Nhà xuất bản Trẻ phát hành lần đầu, và đến nay đã
tái bản lần thứ 14. Năm 2008, cuốn sách này được phát hành tại Thụy Điển với bản
dịch của Trần Hoài Anh và nhận giải thưởng Peter Pan, sau đó tác phẩm tiếp tục được
dịch sang bản tiếng anh và được bình chọn là sách hay năm 2011.
Viết cho thiếu nhi không đơn giản bởi tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, nên phải
viết làm sao để các em thấy nhân vật gần gũi với suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của
mình. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu nhi, từ đó áp đặt
quá nhiều bài học, cộng với lối viết không mới, kém hấp dẫn sẽ khiến các em thấy
nhàm chán. Cách viết và giọng điệu của Nguyễn Ngọc Thuần trong các tác phẩm viết
về thiếu nhi đã cho người đọc cảm giác thật ấm áp dễ chịu, một cảm giác không dễ gì
có trong cái thời buổi mà văn hóa đọc đang mất mùa, đang bị tàn phai, nhất là trong
lĩnh vực văn học viết cho thiếu nhi hôm nay. Có thể khẳng định truyện viết cho thiếu
nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đem đến sức hút rất lớn, là món quà tinh thần giá
trị dành tặng cho độc giả. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới
nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần”. Qua
đó góp phần làm nổi bật vị trí của nhà văn trong quá trình đổi mới của văn xuôi đương
đại, đồng thời là cơ sở giúp đối tượng bạn đọc tiếp cận với tác phẩm, đặc biệt giúp các
bậc phụ huynh đến gần hơn với tác phẩm và có những nhìn nhận đánh giá khách quan
trong việc lựa chọn sách cho con em.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đang được rất nhiều độc giả
quan tâm đón nhận. Nếu coi tác phẩm là đứa con tinh thần thì quan điểm và tư tưởng
của Nguyễn Ngọc Thuần chính là dòng máu, sức sống nội tại nuôi dưỡng đứa con ấy
lớn mạnh mãi với thời gian. Những gì nhà văn viết ra đều thể hiện chính tâm tư tình
cảm và những quan điểm của mình về cuộc sống con người, về nhân tình thế thái.
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút trẻ nhưng đã nắm trong tay rất nhiều giải

thưởng quan trọng. Văn chương của anh đẹp và có sức lôi cuốn kỳ diệu với độc giả ở
mọi lứa tuổi. Xung quanh truyện Nguyễn Ngọc Thuần không có quá nhiều tranh cãi,
4


xung đột và những ý kiến trái chiều như sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại cùng thời
với anh nhưng không vì thế mà tác phẩm của anh bị lãng quên mà ngược lại, dường
như cùng với thời gian những giá trị cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc trong các
sáng tác của anh ngày càng được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn.
Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã từng nói: “Nếu văn nghệ sĩ là kỹ sư tâm hồn và
nhà giáo dục cũng là kỹ sư tâm hồn thì văn nghệ sĩ sáng tác cho thiếu nhi là hai lần kỹ
sư tâm hồn”. Nguyễn Ngọc Thuần đã thực sự xứng với danh “hai lần kĩ sư tâm hồn” vì
trong anh luôn kỳ công đi tìm những mảnh ghép sáng rực để tạo thành một thế giới
tình thương, cái nôi tinh thần vững vàng nhất trong tâm hồn trẻ.
Những sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã thu hút mạnh mẽ
sự chú ý từ giới phê bình và nghiên cứu văn học. Hàng loạt các bài viết xuất hiện trên
các tạp chí như minh chứng cho vị trí của tác giả trên địa đàng văn học thiếu nhi Việt
Nam. Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút trẻ nhưng đã nắm trong tay rất nhiều giải
thưởng quan trọng. Văn chương của anh đẹp và có sức lôi cuốn kỳ diệu với độc giả ở
mọi lứa tuổi. Nhìn chung, các bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là các bài
phỏng vấn, trao đổi trên báo in và báo mạng. Có thể liệt kê hàng loạt các bài báo viết
về Nguyễn Ngọc Thuần như bài Nguyễn Ngọc Thuần: Tôi muốn trở thành một người
thợ lành nghề (Báo Tuổi trẻ); Nguyễn Ngọc Thuần – Cuộc chơi văn chương cần một
tinh thần đẹp (Dương Vân); Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một khu
vườn quyến rũ (Nhã Thuyên); Người kể chuyện cổ tích hiện đại (Nguyễn Thị Minh
Thái); Nguyễn Ngọc Thuần – nhà văn thân quý của trẻ em (Trần Viết Nhi)…. Các bài
viết đã khai thác phần nào những nét nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Thuần cũng như quan điểm nghệ thuật của anh – nhà văn thân quý của
trẻ em.
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã dành những dòng thật ưu ái cho Nguyễn Ngọc

Thuần, coi nhà văn như một hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn văn học thiếu nhi
Việt Nam thời hiện đại: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực sự là một hiện tượng! Chỉ
trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn sách, đoạt 4 giải thưởng văn
học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được in đi in lại, điều này không
phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc Thuần đã vinh danh cho văn học thiếu
nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn học sử”.
Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ em có nhận xét, đánh giá về nhà văn
trẻ này như sau: “Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà vẫn lạ. Anh thu hút
người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ.
Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động, tinh
khôi, trong vắt và đầy yêu thương mới lạ. Nguyễn Ngọc Thuần được coi là một hiện
tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI.”
5


Đã lâu lắm rồi từ cái thời còn đắm chìm trong Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài
hay Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần như
một luồng gió mới lạ đã thổi vào dòng văn học thiếu nhi, tạo nên một sức sống mới
cho dòng văn học này. Trên trang báo điện tử cand.com, Toàn Nguyễn trong bài
Nguyễn Ngọc Thuần – “Hoàng tử bé” biến mất đã viết: “Sự xuất hiện của anh trong
làng văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một thế
giới tươi sáng, mơ hồ quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn Nguyễn Ngọc Thuần
đã “đánh gục” sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành. Ngay cả những nhà phê
bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5 trong thang điểm 10.” [25]
Những câu chuyện “thuần trẻ thơ” đôi khi ngốc nghếch, ngô nghê, đôi khi khờ
khạo đến tức cười. Đọc tác phẩm của anh mới thấu hiểu những tình cảm anh dành cho
trẻ thơ, bởi lẽ khi đọc ta thấy đằng sau mỗi câu chuyện là một bài học về sự cho đi và
nhận lại, bài học về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm… Những bài học cứ tự
nhiên hiển hiện sau câu chữ, chứ không hề sa vào lối viết khô khan, giáo điều...
Giữa bao nhiêu bộn bề của cuộc sống cần lắm những giây phút thả hồn mình trôi

nhẹ nhàng để quên đi những vướng bận bụi trần, những người lớn như chúng ta phải
chăng đôi khi cũng cần nhắm mắt lại, để trái tim mình cảm nhận, để đôi tai mình lắng
nghe những nhịp đập khe khẽ ngân lên từ cuộc sống, những nhịp đập mà đôi khi chúng
ta vô tình quên mất bởi guồng quay cuộc sống không chờ đợi một ai. Nguyễn Ngọc
Thuần viết đẹp, nhẹ nhàng, văn phong đầy chất thơ mà vẫn không mất đi cái hồn nhiên,
nhí nhảnh của tuổi thơ.
Tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn mục về văn chương. Mỗi truyện ngắn nho nhỏ
trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho
người lớn. Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ bởi cả tác phẩm chính
là kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối
nhị nguyên rất mới lạ: Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ… nhìn ra thế giới. Và chỉ để
phát hiện ra rằng “thế giới” chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến nhất ngay
ở trước mắt…”
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: “Cái kỹ thuật tung xa để bắt gọn lại như
thế có lẽ là cái rất thiếu trong các sáng tác của nước mình. Cái lấn cấn duy nhất của
tôi, có lẽ một phần vì ganh tị, là vì sao lại có người Việt Nam viết được theo lối này,
viết được như thế này ?”
Đồng cảm với những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Viết Nhi trong
một bài viết Triết lí về giá trị con người trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần biểu lộ cảm xúc: “Thật nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu
sắc! Qua những dòng văn đậm sắc màu triết lý, Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm
6


những quan niệm của mình về giá trị của con người. Đó là cách tiếp cận mới mẻ, qua
sự thể hiện sáng tạo, sâu sắc, tế vi và mang đậm tính nhân văn” [27]. Luận văn thạc sĩ
của tác giả Tạ Thị Liên đã nghiên cứu Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần ở các phương diện cơ bản như nghệ thuật trần thuật, cốt truyện, nhân vật và thế
giới hình ảnh.

Qua việc điểm xuyết các công trình, các bài viết nghiên cứu về truyện viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi nhận thấy các tác giả đi trước phần nào
giúp chúng tôi hình dung được về các phương diện, đặc sắc nghệ thuật của nhà văn
trong mạch nguồn và quỹ đạo đổi mới của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây.
Nhìn một cách tổng quan, gần như chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu
thế giới nhân vật một cách hệ thống và toàn diện trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi
của Nguyễn Ngọc Thuần. Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo
thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Là
một độc giả rất yêu mến các tác phẩm của nhà văn, chúng tôi mong muốn không chỉ
tìm hiểu truyện của Nguyễn Ngọc Thuần ở mức độ sơ lược khái quát, mà còn muốn
nghiên cứu sâu các tác phẩm thông qua “Thế giới nhân vật trong truyện viết cho
thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần” để tìm ra nét độc đáo, mới lạ, sức hút
của tác phẩm và nhìn nhận những giá trị thẩm mỹ, đặc sắc nghệ thuật đó một cách
khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi
của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Thuần ở các tác phẩm:
- Một thiên nằm mộng, xuất bản năm 2012.
- Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, xuất bản năm 2005.
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, xuất bản năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích giúp người viết chỉ ra
những biểu hiện cụ thể của hệ thống nhân vật nhân vật và các biện pháp nghệ thuật đặc
sắc trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.

Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật trong các truyện viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần phải đặt các phương diện của nhân vật trong một hệ
7


thống, chúng không tách rời, không độc lập mà nằm trong một chỉnh thể. Phương pháp
hệ thống giúp người viết hệ thống hóa các đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của các tác
phẩm.
Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật những đặc điểm về nhân vật trong các tác
phẩm, đồng thời góp phần khẳng định những thành công của nhà văn, về phương diện
này người viết sử dụng phương pháp so sánh. Đối tượng được so sánh là tác phẩm của
các nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Sáng...
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi
của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, từ đó xác định được kiểu nhân vật, các biện pháp
xây dựng nhân vật trong các tác phẩm nhằm góp phần làm nổi bật vị trí của nhà văn
trong quá trình đổi mới của văn học thiếu nhi đương đại.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu thế
giới nhân vật, qua đó là tài liệu quý cho giáo viên, sinh viên và quý bậc phụ huynh
quan tâm và tham khảo.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được
thể hiện trong 3 chương:
Chương 1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 2. Các kiểu nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn
Ngọc Thuần.
Chương 3. Một số biện pháp xây dựng nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi
của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.

8



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN NGỌC THUẦN
Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình thuần nông nghèo khó tại
tỉnh Bình Thuận, một miền quê bình dị của những“mảnh vườn hoa trái và cả những
cơn mưa thườn thượt mấy tháng, rồi trận bão cát trắng xóa một màu” [14, tr.97].
Nguyễn Ngọc Thuần là một nhà văn trẻ, tuy số lượng tác phẩm của anh chưa
nhiều nhưng về mặt chất lượng đã được khẳng định và ghi nhận bằng các giải thưởng
văn học cao quý, đặc biệt anh còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen
“Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”. Một bằng khen cho những nỗ lực và
sự cách tân đổi mới trong lối viết, chính những dấu ấn đó đã giúp anh đã chiếm được
một vị trí đắc địa trên địa hạt văn chương thiếu nhi.
1.1. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi
1.1.1. Văn chương phải đẹp và nhân văn
Viết truyện cho thiếu nhi, mỗi nhà văn đều có quan niệm riêng. Nhà văn Võ
Quảng quan niệm: “Tác phẩm viết cho các em là một công trình sư phạm. Người viết
nên cân nhắc mình nên nói câu gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà
không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật… Một quyển sách tốt có lúc mở cho các
em thấy một ước mơ tươi đẹp, ước mơ đó các em theo đuổi mãi cho đến khi khôn lớn”
[9, tr.33]. Và ông cũng tâm sự rằng: “Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh
khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời” [9, tr.23]. Võ Quảng đã gửi gắm toàn bộ tài
năng và tâm huyết của cuộc đời vào những sáng tác cho thiếu nhi.
Charles DuBos đã quan niệm “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh
sáng”. Hay W.Shakespeare nói rằng “Con người là vẻ đẹp của thế gian, là kiểu mẫu
của muôn loài”. Tính nhân văn trong văn học đều chỉ đến các giá trị tinh thần bền
vững của mọi sáng tạo nghệ thuật nhằm đạt đến chữ “văn” (có nghĩa là vẻ đẹp). Vì vậy,
tính nhân văn cũng chính là khuynh hướng nhìn nhận tổng hợp mọi giá trị của văn học
chân chính hướng tới con người. Một tác phẩm văn học chỉ được coi là có giá trị nhân

văn khi trong tác phẩm đó, người cầm bút đề cao quyền sống, bảo vệ, bênh vực sự
sống; đề cao những tư tưởng, tình cảm khát vọng, và ước mơ tốt đẹp của con người.
Giá trị nhân văn trong tác phẩm thể hiện qua sự phê phán cái xấu, cái ác, cái thấp hèn,
vô nhân đạo và định hướng cho người tiếp nhận có khát vọng “làm người”, đấu tranh
loại bỏ cái xấu, bảo vệ cái đẹp, tiến gần đến chân – thiện – mỹ.
Nguyễn Ngọc Thuần quan niệm: “Văn chương thì phải đẹp và nhân văn. Trong
đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì
đừng viết”[22].
9


Với những câu chuyện giản dị, êm dịu, trong vắt và đầy ắp sự yêu thương,
những sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần đã làm được điều đó. Đây là điều mà không
phải nhà văn nào cũng định hình được. Cái đẹp và tính nhân văn trong những sáng tác
của anh thể hiện ở mối giao cảm giữa người với người, giữa con người và thiên nhiên.
Văn chương nghệ thuật thuộc về năng khiếu nên không thể bị gò ép hay bắt buộc là có
thể viết được. Anh chỉ viết khi cảm thấy tự do, thoải mái, không bị trói buộc, không
chịu một sức ép nào. Đó là lúc cảm xúc của anh thăng hoa, cây bút và trí tưởng tượng
được kết hợp để tạo nên những trang viết đẹp.
Các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Nguyên Hồng viết về trẻ em với cùng
cực của sự bất hạnh, cái đói cái nghèo bám riết và trở thành bi kịch. Thế giới trẻ thơ
trong sáng tác của Nam Cao và Nguyên Hồng gắn liền với sự lầm than, khổ cực. Các
em không chỉ sống trong đói khát, rách rưới mà còn phải chịu sự ghẻ lạnh của những
người thân. Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Thạch Lam là những mảnh đời cô đơn,
bế tắc, mỏi mòn, những đứa trẻ sống trong bi kịch về tinh thần. Còn nhân vật của anh
tuy nghèo về vật chất nhưng lại giàu có về mặt tinh thần. Đọc văn Nguyễn Ngọc
Thuần ta không hề thấy nhà văn miêu tả cái đói, cái nghèo mà các trang văn thấm đẫm
tình đời, tình người. Khi được hỏi tại sao anh hay chọn các nhân vật thuộc lớp nghèo
để triển khai cốt truyện thì Nguyễn Ngọc Thuần đã trả lời: “Bản thân tôi sinh ra trong
sự nghèo khó và có lẽ cái tinh thần ấy không buông tha tôi trong từng suy nghĩ. Nhưng

tôi có mô tả cái nghèo nào đâu. Những nhân vật của tôi luôn giàu. Tinh thần thì ai
cũng giàu cả, tôi tin vậy. Khi một đứa trẻ ra đời, nó đã là một kẻ giàu có về tinh thần
rồi” [24]. Quan niệm đó đã được nhà văn đúc kết trong từng trang văn của mình. Nhân
vật trong những sáng tác của anh tuy nghèo khó về vật chất, dù khiếm khuyết về thể
xác hay bất hạnh trong cuộc đời nhưng họ vẫn có ý chí vươn lên trong cuộc sống,
vươn lên để sống như một con người thực thụ trong sự sẻ chia và cảm thông của mọi
người, bằng nỗ lực tự thân.
Tờ báo Vnexpress.net, trong bài viết của Dương Vân với tựa đề “Cuộc chơi văn
chương cần một tinh thần đẹp” đã phần nào thể hiện được quan điểm sáng tác của anh.
Cuộc chơi văn chương rất cần một tinh thần đẹp như nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thuần,
sự ứng xử có văn hóa của các nhân vật thông qua lời nói và hành động đẹp đã đẩy tác
phẩm của anh lên tầm cao và hướng đến giá trị nhân văn. Những trang viết cho thiếu
nhi của anh khác với các nhà văn khác ở sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường
nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ.
Văn chương đối với trẻ em cũng là một phương tiện góp phần giáo dục hoàn
thiện nhân cách trẻ, bởi lẽ “Văn học là nhân học”. Cái đẹp và nhân văn được thể hiện
trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật với nhân
vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác giả. Tác giả trẻ này luôn soi mình vào
10


tác phẩm để thấy “Văn chương đã giúp tôi hiểu về giá trị bản thân hơn những gì tôi
nghĩ về mình” [23] và tự khám phá ra những nội lực bằng chính con đẻ của mình.
1.1.2. Nhà văn là người bạn trẻ và văn chương xuất phát từ tâm tính
Với Nguyễn Ngọc Thuần khi viết văn điều đầu tiên là phải xác định được đối
tượng mình phản ánh để có những điều chỉnh thích hợp. Đó là viết cho ai? Anh viết
cho cả thiếu nhi và người lớn nhưng dường như anh có duyên hơn khi viết cho thiếu
nhi. Bởi hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của anh, đã vượt quá ngưỡng “quá tam
ba bận” vì lần nào anh gửi tác phẩm dự thi đều đạt những giải thưởng cao và được độc
giả đón nhận rất hào hứng. Nhà văn quan niệm:“Viết cho thiếu nhi và viết cho người

lớn cũng là một cách viết nhưng tôi tìm cách trình bày câu văn sao cho ngắn gọn, dễ
hiểu. Khi viết, tôi đặt mình vào vị thế của một đứa trẻ để xem chúng có hiểu không, có
thích thú không. Tôi cứ viết các ý tứ ra hết, thấy chỗ nào hơi “quá tầm” một chút là
gạch bỏ, cứ gạch chỗ này, xóa chỗ kia cho đến khi nào thấy được. Viết truyện cho
người lớn đọc thì dễ hơn nhiều, mình nghĩ gì thì viết vậy...” [28]. Viết cho người lớn
các nhà văn dường như đang tâm sự, chia sẻ những điều mình được trải nghiệm nhưng
viết cho thiếu nhi nhà văn phải vận dụng tối đa trí tưởng tượng, sự quan sát, và đặc
biệt phải am hiểu về tích cách trẻ con để xem chúng thích cái gì, chúng ghét cái đó thế
nào. Bởi lẽ lúc đó tuổi thơ đã qua, thời đại đã khác cho nên phải viết sao cho đúng với
tuổi thơ nói chung và với thời đại mình đang sống nói riêng. Với tâm thế “viết cho
thiếu nhi thì không thể dùng tâm hồn của một ông già”, Nguyễn Ngọc Thuần luôn đặt
mình vào điểm nhìn của một đứa trẻ để lượm nhặt câu chữ thật cẩn thận. Đôi khi sự
gồng gánh cảm xúc chênh vênh khiến tác giả chiêm nghiệm “Trẻ con thích nhìn sự vật
lớn hơn hoặc nhỏ hơn với bản thân chúng. Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần
nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra” và điều bất thường ấy chính là sự khác biệt giữa
điểm nhìn người lớn và điểm nhìn trẻ thơ. Người đọc chưa bao giờ bị lẫn cảm xúc “trẻ
con - người lớn” khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của anh. Anh luôn tôn trọng
những nhân vật nhí của mình, điều đó được tác phẩm minh chứng sắc nét khi nhân vật
người lớn bên cạnh việc giáo dục con bằng những bài học nhỏ, họ hóa thành những
người bạn thân thiết để lắng nghe tâm tình của con trẻ. Nguyễn Ngọc Thuần viết văn
cho thiếu nhi nhưng người lớn đọc cũng phải “say mềm”, bài học không chỉ tặng riêng
cho trẻ mà còn nhắn nhủ với cha mẹ chúng “giáo dục phải đúng cách". Đây là một yêu
cầu khó khăn mà không phải nhà văn thiếu nhi nào cũng làm được. Do xác định một
cách nghiêm túc đối tượng phục vụ ngay từ đầu nên văn xuôi thiếu nhi của anh luôn
thành công và ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi và người đọc lớn tuổi soi mình
vào tác phẩm của anh cũng thấy được chính mình ở trong đó, rất chân thật và tinh tế.
Chúng ta từng biết đến Quế Hương với những câu chuyện nói về những con
người mà định mệnh nghiệt ngã của kiếp phù sinh đã dành cho họ những đau đớn đến
11



xé tâm can người đọc. Đó là Tí bụi, ông Kẹ, con Lỡ què... những con người khốn khổ,
cô đơn trăm cách như luẩn quẩn đâu đây quanh ta. Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần giống với Quế Hương ở một điểm, anh viết cho trẻ em với sự đồng cảm trong
suy nghĩ, sẻ chia về mặt tình cảm. Tuy nhiên, nhân vật trong truyện của anh luôn “giàu
có” về mặt tâm hồn cho dù họ có thiếu thốn về mặt vật chất. Đọc truyện Nguyễn Ngọc
Thuần, ta cảm nhận được thế giới trẻ thơ thật gần gũi và thân quen. Qua những câu
chuyện đầy giản dị và mang đậm chất đời thường, Nguyễn Ngọc Thuần đã thể hiện rõ
quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Với anh, người lớn phải là người bạn
của trẻ, là người thấu hiểu nỗi niềm tâm sự trẻ thơ, yêu quý và dành cho trẻ thơ những
tình cảm đẹp đẽ nhất. “Trước đây, tôi nhận nuôi “dùm” gia đình cả gần chục đứa
cháu! Gần gũi với trẻ con, người ta phát hiện ra nhiều điều thú vị trong cuộc sống.
Trong thế giới trẻ thơ, mọi việc thật nhẹ nhàng, không lo toan. Cứ thử tưởng tượng,
trong một gia đình, khi có biến cố xảy ra thì những đau buồn ấy được trẻ con cảm
nhận một cách nhẹ nhàng hơn, ít bi lụy hơn. Người lớn nên học nhìn đời bằng đôi mắt
của trẻ thơ để thấy cuộc sống thanh thản, đáng sống hơn” [28]. Chính thực tế từ cuộc
sống gia đình đã giúp anh sáng tạo nên những trang văn hồn nhiên, trong sáng của trẻ.
Nguyễn Ngọc Thuần còn đặc biệt quan tâm đến văn hóa ứng xử trong thế giới trẻ thơ,
anh luôn tâm niệm rằng “một đứa trẻ cần phải được đối xử trân trọng như một tòa lâu
đài, một con người biết tự trọng, một con người trưởng thành về nhân cách, một người
đàn ông”[26].
Có lẽ vì vậy mà qua những tác phẩm của mình, anh luôn hướng trẻ em đến một
thế giới tươi đẹp. Ở đó trẻ em được ước mơ và thực hiện mơ ước của mình, trẻ được
sống một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, tự do và thoải mái, trẻ thoát khỏi sự trói buộc,
sự “cưỡng chế” của người lớn. Anh đã gieo trong tâm hồn các em “hạt giống niềm tin”
về một điều kỳ diệu. Nếu ở Nguyễn Nhật Ánh giọng văn hài hước, pha trò không
cưỡng nổi với những đoạn miêu tả vừa thơ vừa đẹp thì ở Nguyễn Ngọc Thuần đó là
văn phong của trái cây, thứ trái quả vườn chín cây còn đọng sương đêm tự nhiên kết
tinh. Anh kể thủ thỉ và tự nhiên những câu chuyện ấu thơ, anh của hiện tại nhưng hoàn
toàn là anh đang sống lại những ngày thơ bé, từ cảm giác đến hành động. Và điểm

chung của cả hai nhà văn là đều xen vào những câu triết lý những đúc kết một cách tự
nhiên không hề khiên cưỡng, đó chính là lý do chúng được gọi là truyện trẻ con dành
cho người lớn. Anh cho rằng: “Nếu trẻ con thích đọc truyện tôi, có lẽ là bởi... tôi
giống trẻ con. Giống ở chỗ thích nhìn sự vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn bản thân chúng.
Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra” và
“Tôi viết để sau này con tôi đọc” [26]. Với bạn đọc nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi
là người bạn, bởi anh biết đồng cảm, biết sẻ chia và thấu hiểu nỗi lòng con trẻ.

12


Văn chương xuất phát từ tâm tính. Đó cũng chính là một yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên giọng kể chuyện vừa cổ tích vừa hiện đại trong văn xuôi của Nguyễn
Ngọc Thuần. Anh tự nhận mình có trái tim hơi cổ điển. Với một cuộc sống riêng hơi
chậm trong việc hòa đồng với tất cả mọi thứ nên anh đưa vào văn chương cái nhìn
cuộc sống lạc quan hơn bản tính vốn có của anh và có phần “lạ biệt” hơn so với cuộc
sống đang diễn ra xung quanh. Chính vì thế, người đọc luôn thấy thế giới trong những
trang văn của anh thật nhẹ nhàng, đầm ấm và tươi đẹp, không có tranh đấu cũng không
có nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt mà bao trùm lên tất cả là tình người, tình yêu
thiên nhiên.
Nếu như các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng... viết cho
thiếu nhi chủ yếu theo lối truyện đồng thoại, dùng các vật, đồ vật và cả cây cối để rút
ra những bài học quý báu của cuộc sống cho các em thì Nguyễn Ngọc Thuần lại đi
theo hướng khác. Anh để nhân vật nhí tự hòa mình vào cuộc sống trong các mối quan
hệ gia đình, bạn bè, làng xóm, trường học và thế giới thiên nhiên tươi đẹp để nhân vật
có thể bộc phát những tâm tư, tình cảm vốn rất ngây thơ, hồn nhiên theo lứa tuổi của
mình. Để từ đó những bài học cuộc sống, cách ứng xử như những bí mật lớn của cuộc
đời sẽ được chính bản thân các em phát hiện ra một cách thích thú và say mê. Con
người anh lúc nào cũng mộc mạc, chân chất và giản dị như những gì vốn có, xuất thân
từ làng quê, anh yêu từng bản làng, ngõ xóm, từng gốc rạ, bờ tre của quê hương. Chính

vì thế mà những ý tưởng viết của anh đều xuất phát từ làng quê, nông thôn, từ những
mảnh vườn, ao làng.
Chính quan điểm sáng tác ấy đã mang lại giá trị, sức sống cho nhân vật của nhà
văn, mang lại cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị bởi tác phẩm của anh đã đưa người
đọc đi từ bí mật này sang bí mật khác. Mỗi bí mật được lật ra đem lại cho nhân vật
cũng như độc giả sự hiểu biết về chính bản thân họ, giúp họ có niềm tin yêu vào sự
sống, dám ước mơ và thực hiện ước mơ về một thế giới tươi đẹp mà ở đó có sự yêu
thương, đùm bọc giữa người với người.
Trong hành trình cần mẫn gom nhặt những nét đẹp của cuộc sống làm giàu có
cho tâm hồn trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Thuần đã có những quan niệm nghệ thuật được thể
hiện trong các sáng tác cụ thể góp phần tạo nên dấu ấn, phong cách của anh trên địa
hạt văn chương cũng như trong lòng bạn đọc. Với vốn sống, vốn văn hóa được tích lũy
từ chính cuộc đời, bắt đầu từ khi anh còn là một cậu bé học trường làng đến khi trưởng
thành, học tập tại trường Đại học Mỹ thuật và công tác ở báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh. Bằng những trải nghiệm thú vị, những bài học rút ra từ cuộc sống, Nguyễn
Ngọc Thuần với tài năng sáng tạo tuyệt vời đã cho ra đời một loạt tác phẩm hay được
nhiều độc giả yêu mến. Với những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã góp
thêm một tiếng nói làm đa dạng thêm cho văn học Việt Nam đương đại. Anh đã đem
13


đến cho người đọc cách hình dung về văn học và cách cảm thụ không giống như trước
nữa, giúp cho độc giả tìm được những dư âm trong trẻo, hồn nhiên còn lắng lại trong
tâm hồn mình.
1.2. Truyện viết cho thiếu nhi trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Thuần
Xuất hiện trên văn đàn với một gương mặt độc đáo khi “múa bút” trên địa hạt
văn chương thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần đã khẳng định được vị trí của mình với
những tác phẩm tiêu biểu sau:
Nhện ảo giải A cuộc vận động sáng tác dành cho thiếu nhi năm 2003, tác phẩm
gồm 13 chương dành cho tuổi mới lớn nhiều mộng mơ. Tuổi mới lớn đôi khi giận hờn

nhau một cách vu vơ. Rồi lại thấy buồn khi nghĩ về những kỷ niệm đẹp đã qua...Sự
giận hờn này trở thành đề tài của câu chuyện rất dễ thương. Những cảm xúc vui - buồn,
những hành động - tâm lý đặc trưng của tuổi mới lớn được Nguyễn Ngọc Thuần miêu
tả thật nhẹ nhàng nhưng cuốn hút.
Một thiên nằm mộng giải A cuộc vận động sáng tác Thiếu nhi 2003, tập truyện
được Nguyễn Ngọc Thuần chọn thi pháp cổ tích cho những trang văn xuôi của mình.
Cả câu chuyện là hành trình khám phá và những giấc mơ rất dung dị, không cầu kỳ,
trau chuốt đã tạo nên những điều thú vị. Cậu bé nhân vật chính đã nhìn đời trong giấc
mộng hằng đêm và bay bổng trên cuộc đời thường vốn dĩ nhiều tục lụy. Tất cả những
người thân yêu của cậu, những con vật, đồ vật thân yêu trong ngôi làng miền Trung xa
ngái của cậu đều trở nên lung linh mờ ảo trong suy nghĩ của cậu bé. Một thiên nằm
mộng với chút bí ẩn đã tạo nên sự hứng thú và thích khám phá đối với độc giả nhỏ tuổi.
Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ là câu chuyện cảm động về tình cha con. Câu
chuyện dường như không có mở đầu, không có kết thúc, không có thời gian, không có
cả nhân gian. Chỉ có một khu vườn nhỏ bé mà rộng lớn, trong đó ngụ cư một gia đình
gồm người cha yêu con một cách lạ kỳ và ba cô con gái với ba tính cách vô cùng kỳ
quặc. Trong không gian trong lành ấy, người cha giàu tình thương và lắm lo toan đã
biến khu vườn thành một thiên đàng với những cám dỗ nho nhỏ: những câu chuyện kể,
những trò chơi ngôn từ, một chiếc xích đu, một con chim gỗ, một cây kiếm, một con
chó nhỏ...
Tiếp đó là câu chuyện Cha và con và tàu bay hết sức ngắn gọn, đơn giản và
mang đậm tính cách trẻ thơ. Đó là câu chuyện của cậu bé lần đầu tiên được đi máy bay,
mọi thứ với cậu lúc này đều không giống những gì mà hàng ngày cậu bé được thấy.
Cậu thích đi chiếc máy bay màu xanh đơn giản vì chiếc màu xanh to hơn chiếc màu
trắng. Cậu thật tinh ranh khi ngậm hai đồng xu trong miệng và bỏ chùm chìa khóa
trong túi quần khi đi qua cửa kiểm tra để kiểm nghiệm những gì cậu tò mò. Cậu thích
khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống mà cậu bắt gặp. Câu chuyện thật đơn

14



giản nhưng qua đó người đọc thấy được sự am hiểu tính cách cũng như suy nghĩ đậm
chất trẻ thơ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.
Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ như một thước phim quay chậm dưới
cái nhìn trẻ thơ của cậu bé Trí Dũng năm nay tròn 10 tuổi, qua đó ta thấy được “Một
thế giới của cả con trẻ lẫn người lớn, được kể lại trong giọng kể của một cậu bé 10
tuổi. Và con mắt của cậu bé cũng như thể một tấm gương, có độ trong đặc biệt, làm
người lớn đọc mà cảm động và... buồn, vì gương của mình đã đục bớt” [21]. Thế giới
của cậu bé có bố, mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm…, đều là những người thân thương,
tình nghĩa, nhân ái đã vun đắp nên những mầm cây yêu thương, quan tâm, chia sẻ
trong khu vườn tâm hồn tinh khôi và màu mỡ của cậu bé Dũng. Thế giới của cậu có
những câu chuyện ngộ nghĩnh như cái răng khểnh, những câu chuyện bí mật hay
những câu chuyện gần gũi như trồng hoa, tắm mưa, lại có những chuyến phiêu lưu ly
kỳ như lạc trong rừng, bị rắn cắn, cũng có chuyện buồn như bé Thương vừa ra đời đã
mất, ông cháu ăn xin… Tập truyện đạt giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu
nhi năm 2002 do Nhà xuất bản trẻ - Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức,
được phát hành lần đầu năm 2004, đến nay đã tái bản lần thứ 14. Năm 2007, truyện
được dịch sang tiếng Thụy Ðiển với tên “Blunda och öppna ditt fönster” và đến năm
2008 đã giành được giải thưởng Peter Pan của Thụy Ðiển cho mảng văn học thiếu nhi.
Ngoài ra, sách cũng được chuyển ngữ sang tiếng Anh dưới tên “Open the window,
eyes closed”. Đến năm 2011, tác phẩm đã được Pace và Sachhay.com trao tặng giải
thưởng “Sách hay”.
Bên cạnh mảng truyện viết cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần còn đau đáu
những vấn đề xã hội, thường nhật của cuộc sống hằng ngày. Anh viết như hơi thở, như
cuộc sống vẫn chuyển động và đổi thay từng ngày. Không quá quan trọng cái gì mà
cũng không cố tình lãng quên cái gì. Đây không phải là điều dễ dàng nếu không là một
người cầm bút bản lĩnh. Bởi cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhà văn không định hình
được cho mình một phong cách sáng tác riêng có khi dễ bị nhòa lẫn vào số đông.
Nhưng Nguyễn Ngọc Thuần thì không, đề tài nào của anh cho dù là đời thường nhất,
tưởng chừng quen thuộc giản đơn nhất cũng đều được thể hiện trong sự tiếp cận khác

biệt.
Sinh ra là thế xuất bản năm 2013 của Nguyễn Ngọc Thuần Thuần mở ra một thế
giới hoang đường mờ ảo, ở đó con người như những dấu chấm bấp bênh trôi nổi giữa
các sự kiện. Bị lạc lối trong mớ bòng bong hoặc là để cho mình trở thành một ngọn gió
trên đường. Bỏ lại sau lưng sự huyên náo của đô thị, cũng như gạt bỏ huyên náo tâm
hồn, các nhân vật trong truyện đạt đến sự hồn nhiên cần thiết. Phải chăng đó là cách lý
giải về sự giải thoát của bản thân nhà văn về khả năng hòa nhập với cuộc sống đương
đại chật chội này.
15


Cơ bản là buồn sáng tác năm 2014 với nhân vật mở đầu trang sách là X, một cô
gái Việt lai Mỹ. Những lát cắt về cuộc đời của X, xoay quanh các mối quan hệ của cô
tạo nên những tình tiết cho tác phẩm. Công việc tình cờ khiến X trở thành cầu nối để
giúp ông John - một cựu binh Mỹ thời chiến tranh Việt Nam trong lần quay trở lại Việt
Nam tìm về chiến trường năm xưa, cũng là để tìm về một phần tuổi trẻ, một phần quá
khứ mãi mãi đóng đinh ở Việt Nam.
Truyện dài Về cô gái này, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2015. Nhân vật
chính của truyện là Z - một người đàn bà nặng 121 kg. Người đàn bà phì nộn này ngập
ngụa trong căn bệnh thèm ăn, tuyệt vọng về ngoại hình không bình thường. Câu
chuyện bi ai của một phụ nữ mắc chứng béo phì. Cuộc đời cô là chuỗi tháng năm nặng
nề, đấu tranh và chịu đựng một cơ thể “quá khổ”. Và với tình yêu không được đền đáp,
cũng như khát khao được làm mẹ nhưng bất thành.
Nhìn một cách khái quát, truyện viết cho thiếu nhi là một dấu son rực rỡ trên
hành trình sáng tạo với những nỗ lực không mệt mỏi của Nguyễn Ngọc Thuần nhằm
đem lại một tác phẩm có giá trị đến với độc giả. Theo sát quá trình sáng tạo ấy, chúng
ta thấy trong ngòi bút này có sự bay bổng, với giọng điệu trữ tình giàu chất thơ pha
chất triết lý hồn nhiên đúng với lứa tuổi của các em nhỏ. Truyện tiêu biểu cho sự cố
gắng thể nghiệm của nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật, được dư luận trong
và ngoài nước đánh giá cao.


16


CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN
2.1. Giới thuyết về nhân vật văn học
2.1.1. Khái niệm nhân vật
Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là
con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân
vật không tên như thằng bán tơ, lính hầu, con sen, những kẻ đưa tin trong truyện
Kiều… đó là những con vật bao gồm cả quái vật, thần linh, ma quỷ, những con vật
mang nội dung ý nghĩa của người” [10, tr.6]. Một tác phẩm văn học không thể thiếu
vắng nhân vật cũng như một vở kịch không thể không có diễn viên. Thông qua nhân
vật, nhà văn tái hiện được hiện thực cuộc sống một cách khách quan và cũng thông
qua nhân vật nhà văn gửi gắm vào đó tư tưởng quan niệm của mình về cuộc sống.
Nhân vật văn học là yếu tố then chốt của tác phẩm văn học, đồng thời là hình
thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của
văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ
thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên có thể là những người không tên hay
có thể là một đại từ nhân xưng nào đó. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật
thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu
riêng là ngôn từ. Vì vậy, nó đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên
tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Đọc
một tác phẩm văn học cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn độc giả là những số
phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy
Tô Hoài đã nhận định rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy
trong mọi sáng tác”.
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm, cần tìm

hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện nhân vật.
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật văn học. Một tác phẩm văn học được
đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ
nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Có lẽ vì vậy mà người đọc không thể
quên hình ảnh của một nàng Kiều, một chị Dậu, một Chí Phèo…Họ là những điển
hình bất hủ của văn học.
Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học
được xem là linh hồn của tác phẩm mà tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để
truyền đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo…để nói lên lăng
17


kính của tác giả với đời thường. Nhân vật văn học có vai trò quan trọng và là chủ thể
nhận thức của tác giả đưa đến cho người đọc những cảm nhận nhận thức lí tính và
mang tính hình tượng cao. Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đi với nó ít
nhất một nhân vật để tác giả phản ánh đời sống, gửi gắm bức thông điệp mang tính xã
hội vào trong cuộc sống để mỗi người tự soi vào tác phẩm và điều chỉnh về nhận thức.
Chẳng hạn khi nhắc đến một nhân vật người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền
với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã
hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn
liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí…Trong “Chí
Phèo” của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ
phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng sau nhiều nhân vật trong
truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những
ước mơ tốt đẹp của con người. Hay nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí là
một ví dụ, nó đại diện cho lớp thanh niên đầy sức sống, có lí tưởng cao đẹp, luôn
hướng đến một cuộc sống phóng khoáng, công bằng, luôn đấu tranh bảo vệ kẻ yếu và
bài trừ cái xấu.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể

hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà
văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan
niệm của mình về con người và cuộc sống.
Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Tất
cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều được thể hiện qua hệ
thống nhân vật. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu và làm nên thành công của
tác phẩm.
2.2. Nhân vật người lớn
2.2.1. Nhân vật bố, mẹ
Giống như tình yêu, gia đình luôn là một tồn tại vĩnh hằng. Gia đình là mái ấm
chở che con người, dù đi khắp bốn phương thì trái tim của mỗi người luôn hướng về
gia đình với niềm yêu tha thiết. Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc để
những đứa con dù đi xa hay ở gần đều cảm thấy ấm lòng. Ở đó, người mẹ luôn là ngọn
lửa ấm nồng, là hơi thở, là linh hồn thổi vào đời những đứa con với sức sống mãnh liệt
và tình yêu thương bao la. Cha mẹ là người luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu,
là người luôn sát cánh bên những đứa con trên bước đường đời.
Trong tác phẩm Dòng sông thơ ấu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhân vật tôi
luôn yêu quý và kính trọng cha mình, những lời dạy của cha luôn đúng và có ý nghĩa
đối với tôi trong cả cuộc đời. Nhiều khi tôi cảm thấy sợ cha vì “cha tôi đúng là người
nghiêm khắc, chẳng những con cái mà bà con dòng họ cũng như những người quen
18


biết ai cũng nể cũng sợ. Má tôi cũng sợ cha tôi lắm” [11, tr.8]. Nhưng cha của tôi
cũng chỉ là một người bình thường làm nghề thợ bạc, không giàu có cũng không có
chức quyền gì. Cái uy của người cha toát lên từ nét mặt, dáng người và nhất là thần
thái của ông. Những lời dạy dỗ nghiêm khắc nhưng cũng rất ân cần của cha đã giúp tôi
trưởng thành hơn và vững bước trên con đường đấu tranh cách mạng.
Nguyễn Ngọc Thuần đã không xây dựng hình ảnh một người cha nghiêm khắc và
có cái uy toát lên từ nét mặt, dáng người, thần thái khiến tất cả họ hàng ai cũng sợ sệt

như người cha trong Dòng sông thơ ấu mà anh đã biết đặt mình vào vị trí của trẻ thơ,
anh thấu hiểu nỗi lòng con trẻ và biết được con trẻ cần những gì. Vì thế trong truyện
viết cho thiếu nhi của anh, nhân vật trẻ em luôn được bố mẹ quan tâm chở che và
thương yêu hết mực. Trước hết, Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc họa đậm nét hình ảnh
người bố và người mẹ hạnh phúc không thể tả xiết khi đón chờ đứa con chào đời.
Thiên thần bé bỏng có mặt ở trên đời chắp cánh những ước mơ cho cả cha và mẹ, và
cũng từ đây cuộc sống thay đổi, cha mẹ đều dành hết tình yêu thương cho thiên thần
của họ.
Trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, hình ảnh một ông bố khi bế trên
tay đứa con cưng mà bấy lâu nay bố ngóng từng giây từng phút. Niềm vui được thăng
hoa, người bố hôn nhẹ vào cái miệng chúm chím đang khóc, nụ cười bố nở như những
điều hạnh phúc nhất trần gian và “Bố tôi nói, chưa bao giờ bố thấy tôi xinh đẹp như
vậy” [20, tr.12]. Người bố ấy, từ khi “bé con” ra đời, mọi hành động đều đổi thay, ứng
xử phải thật nhẹ nhàng. Buổi tối đến, để được ngắm nhìn con yêu đắm mình trong giấc
ngủ đẹp “như một cánh đồng” thơ mộng, người bố dù “rất khỏe” và “chạm vào thứ gì
cũng kêu rổn rang” đã cố đi thật nhẹ, làm thật khéo. Người bố ấy tuy rằng “không bao
giờ đi xa khỏi làng, khỏi cánh đồng”, không được học hành đầy đủ, nhưng những sợi
tóc bạc như nhuốm màu cuộc sống từng trải, đủ để cho con những gì con cần. Còn mẹ
đã khóc, khóc vì được thấy con – một “thiên thần đáng yêu của mẹ” [20, tr.20 ]. Từ
giây phút tuyệt vời ấy, mẹ đã nâng niu con, dỗ dành con, và khát khao từng ngày con
lớn, những khi con hờn con dỗi “ngoác miệng ra oa oa” mẹ thương đứt ruột. Mẹ nuôi
con bằng dòng sữa ngọt ngào tinh khiết, ru con bằng lời trái tim và chăm bẵm con
bằng “tâm hồn một người mẹ”. Mẹ ngóng chờ hạnh phúc “từng hạt cơm lùa vào bụng
và tôi lớn lên từng ngày” [20, tr.43].
Bố là người dạy cho nhân vật tôi biết được những âm thanh đẹp nhất là gì. Đó
không phải là âm thanh của tiếng đàn du dương huyền diệu, không phải âm điệu trầm
bổng của tiếng sáo diều vi vu, càng không phải là tiếng hót líu lo của những chú chim
sơn ca hót chào bình minh mà đó chính là những âm thanh vang vọng từ tên gọi của
từng người. Bài học từ những điều giản dị đã được người bố chia sẻ và dạy con cần


19


phải trân trọng những gì thuộc về bản thân, tự hào về những điều ta có. Trước hết
người bố dạy con phải yêu và quý trọng tên của mình.
“Theo bố tôi cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta
sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là
một cái tên. Khi nhớ một cái tên tức là ta nhớ một con người có cái tên đó, không gì
tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình” [20, tr.15].
Câu chuyện của người bố thật nhẹ nhàng và gần gũi, nó giúp tôi hiểu được ý
nghĩa lớn lao từ tên gọi không chỉ của mình mà của tất cả mọi người. Đồng thời thông
qua câu chuyện, nhà văn đã giúp người đọc hiểu được giá trị thực của tên gọi đối với
mỗi người. Mỗi cái tên ẩn chứa trong mình một ý nghĩa sâu xa, một câu chuyện dài về
nó và đó là điều bí mật về bạn. “Khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên là một tiếng
nói đẹp đẽ nhất” [20, tr.16].
Mọi thứ sinh ra đều mang một giá trị lớn lao, mọi sự tồn tại đều đáng được yêu
thương. Cậu bé Dũng buồn vì lũ bạn trên lớp trêu nó có “cái răng bừa cào”, người bố
đã ân cần nói rằng “Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn.
Đáng lý con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kỳ lạ riêng. Có người có đôi
mắt rất kỳ lạ. Có người có một cái mũi rất kỳ lạ, có người lại là một ngón tay. Con hãy
quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung
quanh” [20, tr.19]. Người bố đã dạy đứa con thân yêu của mình mạnh mẽ đối diện với
sự thật và nên trân trọng tự hào những gì thuộc về bản thân. Bài học ấy ở chương hai
Ghét cái răng khểnh đã có hiệu lực ngay khi cậu bé bắt đầu vui với điều bí mật về
“chiếc răng khểnh” của mình…
Người mẹ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã dạy con phải biết san sẻ niềm
vui, nỗi buồn với mọi người, và nên mang những “món quà yêu thương” như thế nào
để tặng người khác. Tặng quà cũng cần những cách riêng với lối ứng xử văn hóa đúng
mực – phải xuất phát từ tấm lòng, thực tâm. Bằng những lời lẽ thật nhẹ nhàng mà sâu
sắc nó vừa là lời dạy cũng là lời khuyên, lời tâm sự khiến nhân vật tôi nhớ mãi “Tôi

vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để
chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào
hết…Đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những bàn tay,
những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với
họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh
thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không ?” [20, tr.120]. Những lời dạy dỗ, cách ứng xử
tâm tình như bè bạn ấy của người mẹ không những khiến cậu bé hiểu tình người là
những gì cao quý nhất mà còn hiểu rằng con người sống cần có một tấm lòng và phải
“gói” thật nhiều “món quà yêu thương”. Từng lời mẹ dạy như khắc sâu vào tâm trí con
yêu. Khi cô Hồng hàng xóm bị sinh non, cô rất đau buồn và người mẹ đã giải thích sự
20


đau buồn ấy là vì “Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền
thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ
đau khổ lắm, họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời” [20, tr.124]. “Món quà yêu
thương” của cô Hồng bị đánh cắp – đó là bé Thương không có mặt ở trên đời. Lời nói
của mẹ là thiên đường những bài học làm người đầu tiên, là hành trang cần phải có cho
mỗi con người, là thứ văn hóa gia đình đáng trân trọng. Những thắc mắc của nhân vật
tôi đã được người mẹ gửi gắm trong những câu chuyện của cuộc sống xung quanh, sự
băn khoăn của cậu đã được mẹ lý giải nhẹ nhàng và ý nghĩa.
Cha mẹ còn dạy con tình người cần phải được thử thách, hoạn nạn sẽ hiểu lòng
nhau và thương nhau hơn. Trong cuộc sống, giông tố xảy ra bất chợt không báo trước,
và điều quan trọng là con người “đối mặt thế nào” trước chúng. Chương tám Một
ngày kinh hoàng là một thử thách lòng người. Khi lũ trẻ tự ý bỏ nhà để “tạo một cuộc
thám hiểm chốn rừng sâu” và cuối cùng chúng “thất bại thảm hại”. Chúng không tìm
được lối ra, cơn mưa đã kéo theo những cơn sốt co giật, cái lạnh và cả những vết trầy
xước da thịt. Chúng không ngờ rằng sự thể lại “kinh hoàng” đến vậy.
Cho đến khi những người bố, người mẹ tìm được những đứa con của mình, họ
không trách móc cũng chẳng la mắng nửa lời, họ chỉ tâm tình với con tình yêu thương

con người lúc hoạn nạn, về sức mạnh của tập thể không gì có thể phá tan.
Bố tôi nói:
- “Chỉ có hoạn nạn con người mới có thể học được một bài học về sự yêu
thương” [20, tr.78].
Nhiều khi người lớn thường hay áp đặt quát nạt con cái phải làm như thế này,
không được làm như thế kia. Và cứ nghĩ như thế thì con cái sẽ phải nghe và làm theo
như vậy. Nhưng thực ra không phải cứ quát nạt là trẻ con sẽ làm theo mà có khi các
em sẽ làm ngược lại với kết quả mà người lớn mong muốn. Trẻ em thích những lời
khen ngợi và được khuyến khích thật nhẹ nhàng khi đó mọi lời răn dạy của cha mẹ,
các em sẽ nhớ lâu hơn và nó sẽ là hành trang theo các em suốt cả chặng đường đời.
Đây cũng là điều mà các bậc cha mẹ cần phải lưu ý trong việc giáo dục con cái. Khi trẻ
em được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc, bố mẹ quan tâm và có cách dạy
dỗ con cái phù hợp thì các em sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, giúp các em có lối
sống đẹp và ứng xử văn minh, không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới ngoài
xã hội.
Nhân vật chính trong Một thiên nằm mộng đã tâm sự về mẹ với tình yêu thật
trong sáng và lớn lao. Lòng mẹ thật nhiệm màu. Khi đau khổ hay thất vọng, nếu ta
được sà vào lòng mẹ thì mọi điều phiền muộn sẽ tan biến, và khi vui nếu ta sà vào lòng
mẹ thì niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội. Nếu con bị đau ốm, mẹ sẽ lo lắng, đau
đớn như mất đi một phần cơ thể của mình. Hôm bà cả Sề làm em bị thương ngoài cánh
21


đồng mẹ đã rất lo lắng và đau khổ. Lúc nào mẹ cũng ở bên chăm sóc lau rửa từng vết
thương và từng vết thương như những mũi dao cứa vào người mẹ khiến mẹ đau nhói:
“Riêng mẹ không nói gì. Mẹ chỉ im lặng như đang suy tính một chuyện gì hệ trọng. Mẹ
đăm chiêu nhìn những vết xước trên người em… Mẹ phải nấu nước nóng để rửa vết
thương cho em. Chúng buốt như sương lạnh, thấm vào người đến tận tủy”[15, tr.99].
Mỗi vết thương của con như những vết dao cứa vào lòng người mẹ. Âm thầm và lặng
lẽ, người mẹ nén nỗi đau vào trong để con mình được yên lòng. Đó là nét tính cách nổi

bật của tất cả những nguời mẹ trên thế gian này. Còn gì đau đớn hơn đối với người mẹ
mất con. Hình ảnh người mẹ mất con hóa thành điên dại đọng sâu trong tâm trí người
đọc. Người mẹ đó không ai khác chính là bà cả Sề. Chẳng biết vì lí do gì bà đã mất
đứa con mà bà dành trọn vẹn niềm yêu thương vào nó. Mất con bà trở nên điên dại.
“Anh Toàn vẫn hay nói với em bà cả Sề đi tìm con. Bà cả Sề giấu con trong túi áo
phải. Sau đó tìm trong túi áo trái rồi khóc hu hu. Bà giật tóc của mình cho đến lúc xác
xơ. Chưa bao giờ người ta thấy bà Cả Sề cười. Khuôn mặt bà man dại lắm”[15, tr.47].
Bà đi tìm con suốt ngày đêm không kể ngày nắng gắt hay đêm mưa rào. Bà đi với một
niềm tin mãnh liệt rằng một ngày nào đó bà sẽ tìm thấy con mình. Người mẹ ấy đã đi
tìm con, và người mẹ không còn tìm thấy giấc ngủ. Đôi mắt người mẹ cứ mở trừng
trừng suốt đêm thâu. Tình cảm của người mẹ dành cho con thật mãnh liệt không gì có
thể so sánh được. Em xem người mẹ như một vị thần, một người vĩ đại nhất trên thế
gian này.
Nếu như Một thiên nằm mộng với hình ảnh người mẹ gây ấn tượng mạnh mẽ cho
con thì trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ người bố để lại những dấu ấn
sâu đậm trong lòng các con. Dù người bố đã khuất xa nhưng dường như hình ảnh của
ông không bao giờ rời xa gia đình. Bất cứ một vật dụng trong nhà hay những góc sân,
khoảng vườn đều in đậm dấu ấn của ông ở đấy. Dấu ấn ấy còn để lại ngay trong từng
câu nói, từng trò chơi và nhất là nó để lại ngay trên thân thể những đứa con. Mỗi đứa
mang một đường nét, một hình hài riêng nhưng có những dấu vết của người cha để lại
như một sự di truyền của dòng họ. Dấu ấn ấy in đậm ở đứa này mà nhạt nhòa ở đứa kia.
Ở cô út là cái trán đẫm lệ, còn cô ba lại là sự nhạt nhòa của di chứng đẫm lệ. Hình ảnh
người cha in đậm nhất ở cô chị cả: “Ngay thời điểm sinh ra, cô đã thuộc về ông. Cô là
một bàn chân là cái miệng, là tư tưởng, là thói quen, là nét u uẩn của cha.” [17, tr.12]
Cô chị cả hoang mang khi nhìn mình trong gương mà thấy hình hài của người cha thật
rõ nét, cô tìm mọi cách để xóa bỏ dấu vết người cha trên cơ thể mình nhưng đều vô ích.
Có lúc cô đã tìm đến những viên thuốc ngủ để kết liễu đời mình, nhưng thật may cô đã
bình tĩnh và suy xét lại, cô sẽ giữ mãi hình bóng người cha trong chính bản thân mình.
Trong cô luôn có sự hiện diện của cả hai khi là cô và khi là hình ảnh cha cô. Dấu ấn
của người bố đã in đậm trong tâm trí của những đứa con khiến chúng không thể nào

22


×