Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.73 KB, 59 trang )

0

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH
KHẨN KHAI BÁO....................................................................................................4

1.1. Khái niệm trường hợp bị can không thành khẩn khai báo....................4
1.2. Nguyên nhân của trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.............9
1.3. Ảnh hưởng của trường hợp bị can không thành khẩn khai báo đối với
thực tiễn điều tra vụ án hình sự.....................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CHIẾN THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN TRONG TRƯỜNG HỢP
BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO.....................................................................16

2.1. Những quy định chung của chiến thuật hỏi cung bị can trong trường
hợp bị can không thành khẩn khai báo...........................................................16
2.2. Phương pháp và chiến thuật hỏi cung cụ thể trong trường hợp bị can
không thành khẩn khai báo............................................................................18
2.3. Đặc điểm trình tự tiến hành hỏi cung bị can trong trường hợp bị can
không thành khẩn khai báo............................................................................21
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LÝ LUẬN VỀ CHIẾN
THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH
KHẨN KHAI BÁO...................................................................................................................44

3.1. Hoàn thiện về tổ chức cơ quan điều tra và đội ngũ điều tra viên..............44
3.2. Hoàn thiện về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can
không thành khẩn khai báo............................................................................47
3.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỏi cung bị can..................51
KẾT LUẬN.............................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra công khai, phổ biến
và hiệu quả nhất trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Thực tiễn hoạt động
điều tra cho thấy, hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can phụ thuộc nhiều vào
thái độ khai báo của bị can. Lời khai trung thực, đầy đủ là những nguồn chứng cứ
rất có giá trị. Ngược lại, lời cung giả dối, bịa đặt lại rất nguy hiểm, có thể làm cho
điều tra viên nhận định sai sự thật, bỏ lọt kẻ phạm tội, làm oan người vô tội, gây
tổn thất cho xã hội. Tâm lý học hiện đại đã xác định rằng đặc điểm tâm lý nổi bật
của bị can là phản ứng phòng vệ. Bị can ban đầu thường phủ nhận tội lỗi của
mình, chỉ thừa nhận mình có lỗi khi cán bộ điều tra đưa ra những chứng cứ. Để bị
can chịu từ bỏ thái độ ngoan cố, không thành khẩn khai báo sang thành khẩn khai
báo, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp và chiến thuật phù hợp tác động
đến bị can, xoá đi những nguyên nhân tâm lý tiêu cực kìm hãm sự khai báo, nuôi
dưỡng và thúc đẩy động cơ khai báo khai báo tích cực hơn. Việc sử dụng linh
hoạt, mềm dẻo các chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không
thành khẩn khai báo là yếu tố quan trọng để buộc bị can phải chịu khai và khai
tốt, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động hỏi cung.
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị trường
cũng đang được bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày
càng tinh vi, phức tạp. Kẻ phạm tội, nhất là bọn phản động, bọn lưu manh chuyên
nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, làm ăn phi pháp ...
thường rất gian ngoan, xảo quyệt. Riêng bọn tình báo gián điệp thì việc khai báo
như thế nào khi bị bắt, là một bài học đã được trang bị kỹ. Để chúng chịu thành
khẩn khai báo, điều tra viên phải là người nắm vững phương pháp, chiến thuật hỏi
cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo, đồng thời phải

biết kiên trì, bền bỉ, linh hoạt và mưu trí mới mong thu được thắng lợi.
Trong những năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung
bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo cũng đã được nghiên


2

cứu và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình độc lập nghiên cứu riêng
về vấn đề này. Thực tiễn áp dụng chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị
can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo cũng còn nhiều thiếu sót
và hạn chế, nhiều trường hợp bỏ lọt kẻ phạm tôi, làm oan người vô tội. Thực tế đó
đã thúc đẩy em chọn đề tài “Những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung
bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo” làm khoá luận tốt
nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện lý luận
về chiến thuật hỏi cung bị can nói chung và chiến thuật hỏi cung bị can trong
trường hợp bị can không thành khẩn khai báo nói riêng, góp phần nâng cao hiệu
quả của hoạt động hỏi cung.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý
luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành
khẩn khai báo để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về chiến thuật
hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là làm rõ những nội
dung cơ bản của trường hợp bị can không thành khẩn khai báo; đặc điểm chiến
thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo, các
kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường
hợp bị can không thành khẩn khai báo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những quan điểm, quan niệm về

chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.
Với đối tượng này, phạm vi nghiên cứu của khoá luận là những vấn đề lý luận cơ
bản về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai
báo như: Khái niệm, nguyên nhân của trường hợp bị can không thành khẩn khai
báo; Đặc điểm chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành
khẩn khai báo ...
5. Phương pháp nghiên cứu


3

Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trong khoá luận, các
phương pháp cụ thể sau được sử dụng: Phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp ...
6. Kết cấu khoá luận
Khoá luận gồm: phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và danh mục các tài
liệu tham khảo. Phần nội dung của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Nhận thức chung về trường hợp bị can không thành khẩn
khai báo.
Chương 2: Đặc điểm chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị
can không thành khẩn khai báo.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về chiến thuật
hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.


4

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH
KHẨN KHAI BÁO
1.1. KHÁI NIỆM TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO

Một người theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, sẽ trở thành bị can
khi bị cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định họ đã thực hiện tội phạm và ra quyết
định khởi tố bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Bị can là người đã
bị khởi tố về hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự,
xâm hại đến khách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị Cơ quan điều tra
hoặc Viện kiểm sát khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến
hành điều tra. Trong hoạt động điều tra, hỏi cung là một biện pháp tố tụng quan
trọng, được điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Bị
can được coi là đối tượng đấu tranh trực tiếp, chủ yếu của cơ quan điều tra. Lời
khai của bị can đóng vai trò vô cùng quan trọng và nhiều khi là quyết định trong
việc khám phá, tìm ra sự thật của vụ án. Mục đích chủ yếu của hoạt động hỏi
cung là thu được lời khai chân thật, đúng đắn và đầy đủ từ bị can về vụ án và
những tin tức khác có ý nghĩa đối với việc mở rộng công tác đấu tranh chống tội
phạm. Thực tiễn cho thấy, hiệu quả của hoạt động điều tra hỏi cung lấy lời khai bị
can phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của bị can với cơ quan điều tra trong việc
làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Làm thế nào để bị can chịu khai và khai tốt là vấn
đề mấu chốt nhất cũng là khúc mắc nhất trong công tác hỏi cung bị can. Bị can,
sau khi bị phát giác hoặc bị bắt giữ, có người nhận tội ngay và xin khai hết sự
thật, nhưng số này rất ít, còn phần lớn không nhận hoặc không chịu khai hết sự
thật. Đây chính là trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.
Trong quá trình hỏi cung, bị can thường có nhiều lý do để khai báo hay
không khai báo. Đây là nguyên nhân của sự đấu tranh giữa các động cơ bên trong
của bị can: Đấu tranh giữa các nhân tố tâm lý tích cực thúc đẩy sự khai báo và các
yếu tố tâm lý tiêu cực kìm hãm sự khai báo. Trong trường hợp bị can không thành
khẩn khai báo thì một trong những đặc điểm tâm lý thường thấy ở hầu hết các bị
can là tâm lý quanh co, chối tội, khai báo nhỏ giọt, thiếu thành khẩn. Đây là nét



5

tâm lý phản ánh bản chất của bị can, phản ánh sự sợ hãi, sợ bị tội nặng. Bị can
phạm tội nặng thường ý thức được một cách rõ ràng về tính chất đặc biệt quan
trọng của khách thể bị xâm hại, thấy được trách nhiêm hình sự nặng nề do các
hành vi phạm tội của mình gây nên. Chính vì vậy, ngay từ đầu bị can đã tìm cách
che giấu tội lỗi của mình, tìm cách chứng minh sự vô tội, thanh minh cho các
hành vi vi phạm. Nhiều bị can chối cãi, trả lời không biết, kêu oan hay đòi kiện
lên cấp trên. Bị can cũng thường quanh co với hy vọng kéo dài thời gian để suy
tính đối phó, trông chờ vào sự can thiệp, cứu giúp từ bên ngoài. Mặt khác, bị can
cũng thường có tâm lý sợ tội nặng, sợ bị sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Có nhiều bị can lại tỏ ra chán chường, tự cho rằng mình không còn tương lai nên
có tâm trạng buồn bã, thờ ơ, không muốn tiếp xúc với điều tra viên, không muốn
khai báo ... Từ đó tạo nên thái độ khai báo không thành khẩn ở bị can, bị can
thường quanh co, chối tội, khai báo nhỏ giọt, thậm chí là khai báo sai sự thật.
Trường hợp bị can không thành khẩn khai báo thường có hai dạng phổ biến
sau:
- Bị can từ chối khai báo.
Pháp luật không buộc bị can phải khai báo cũng như không cấm bị can khai
báo gian dối. Chính vì vậy, khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, họ
không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi đó theo điều tương ứng của
Bộ luật hình sự. Trong quá trình hỏi cung không hiếm trường hợp xảy ra tình
huống bị can từ chối không khai báo như: “Tôi vô tội, các anh bắt nhầm, oan cho
tôi” ... Để làm rõ những lời khẳng định này của bị can có phù hợp với thực tế hay
không là nhiệm vụ không đơn giản.
Biểu hiện của trường hợp bị can từ chối khai báo là bị can có thái độ chây
lì, không trả lời các câu hỏi do điều tra viên đã sử dụng hoặc không thừa nhận
mình đã thực hiện hành vi phạm tội. Tư tưởng này thường xuất hiện ở những bị

can là kẻ chủ mưu, là kẻ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, là kẻ có nhiều tiền
án, tiền sự, có kinh nghiệm chống đối trong khai báo, sợ khai nhận sẽ bị mức phạt
chung thân hoặc tử hình, do đó đã ngoan cố không khai nhận, nhằm lẩn tránh
trách nhiệm hình sự.
- Bị can khai báo gian dối.


6

Đây là tình huống điều tra khá phổ biến, trong tình huống này, bị can đã
khai báo sai sự thật hoặc khai báo xen kẽ giữa sự thật và giả dối. Bị can thường có
sự chuẩn bị từ trước nhằm mục đích che giấu tội lỗi, lẩn tránh trách nhiệm hình sự
mà lẽ ra mình phải gánh chịu. Những bị can khai báo gian dối thường là bị can
chủ mưu trong vụ án có đồng phạm, những bị can có nhiều tiền án, tiền sự, có
kinh nghiệm đối phó trong khai cung và những bị can từng trải, có bản tính dối
trá, thiếu trung thực.
Điều tra viên có thể phát hiện được sự gian dối trong lời khai của bị can
trong quá trình hỏi cung bị can khi thấy lời khai của bị can mâu thuẫn lẫn nhau,
lời khai luôn thay đổi, thiếu sự logic bên trong của nó hoặc không phù hợp với
những chứng cứ khác đã được kiểm tra, xác minh. Sự gian dối trong lời khai của
bị can cũng có thể phát hiện được sau khi đã hỏi cung, khi điều tra viên tiến hành
kiểm tra những lời khai đó bằng các biện pháp điều tra khác hoặc thu được những
chứng cứ mới mâu thuẫn với lời khai của bị can.
Có thể nhận biết được thái độ không thành khẩn khai báo của bị can thông
qua các dấu hiệu như:
- Bị can từ chối trả lời các câu hỏi do điều tra viên đưa ra hoặc không thừa
nhận mình đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Lời khai của bị can mâu thuẫn lẫn nhau, lời khai luôn thay đổi, thiếu sự
logic bên trong của nó.
- Lời khai của bị can mâu thuẫn với nhứng chứng cứ xác thực trong vụ án …

Thái độ không thành khẩn khai báo của bị can cũng được thể hiện ở nhiều
mức độ khác nhau: Có thể bị can từ chối khai báo tất cả các câu hỏi do điều tra
viên đưa ra hoặc bị can có đưa ra lời khai nhưng toàn bộ nội dung lời khai của bị
can đều không đúng với sự thật khách quan của vụ án, cũng có thể bị can chỉ từ
chối khai báo một số câu hỏi nhất định của điều tra viên hoặc trong nội dung lời
khai của bị can có một số nội dung là đúng, một số nội dung lại không đúng với
sự thật khách quan của vụ án.
Như vậy, trường hợp bị can không thành khẩn khai báo có thể được hiểu
như sau:


7

Bị can không thành khẩn khai báo là trường hợp bị can không trả lời các
câu hỏi do điều tra viên đưa ra hoặc đưa ra lời khai có nội dung không đúng với
sự thật khách quan của vụ án hoặc vừa đúng vừa sai.
Cần chú ý phân biệt giữa trường hợp bị can không thành khẩn khai báo với
các trường hợp sau:
- Trường hợp bị can khai báo nhầm lẫn do nguyên nhân khách quan.
Bị can khai báo nhầm lẫn do nguyên nhân khách quan là trường hợp bị can
khai không đúng sự thật do những nguyên nhân khách quan như quá trình tiếp
nhận thông tin ở bị can đã có sự nhầm lẫn; bị ảnh hưởng tác động của các yếu tố
khách quan; diễn biến sự việc phạm tội phức tạp, có đông người tham gia; hành
động phạm tội trong tình trạng bị kích động; bị lẫn lộn, bị lãng quên do vụ án đã
xảy ra quá lâu … Khi bị can không có khả năng trình bày một cách rõ ràng sự
việc thì thông tin thu được qua lời khai của họ cũng dễ bị sai lệch, không đầy đủ
và thiếu logic.
Để phân biệt được đó là trường hợp bị can khai báo gian dối hay trường
hợp bị can bị can khai báo nhầm lẫn do nguyên nhân khách quan không phải đơn
giản. Nhiều trường hợp điều tra viên gặp phải bị can là người từng trải, có tiền án,

tiền sự, biết cách đối phó trong khai cung nên giả vờ khai báo lẫn lộn, ngụy tạo là
quên không nhớ để che giấu hành vi phạm tội của mình. Vì vậy trường hợp này
cần phân biệt rõ động cơ khai báo của bị can là do khách quan hay do bị can chủ
động khai báo gian dối.
Thực tế thì bị can chỉ có thể nhầm lẫn ở những tình tiết của vụ án như: lẫn
lộn ngày, giờ gây án, khai sai thứ tự về hành vi đã thực hiện, khai thiếu một số
động tác đã thực hiện hành vi phạm tội ... Bị can không thể khai nhầm lẫn các
tình tiết cơ bản như: Động cơ phạm tội, hung khí gây án, số lượng đồng bọn trong
vụ án … Đặc biệt trong vụ án có dự mưu, thủ phạm có sự tính toán, chuẩn bị từ
trước thì bị can không thể do nguyên nhân khách quan mà quên được.
- Trường hợp bị can khai đúng nhưng điều tra viên cho là lời khai của bị
can sai, bị can ngoan cố quanh co che giấu tội lỗi của mình.
Trong hỏi cung bị can thường xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là
điều tra viên mong muốn làm rõ sự thật của vụ án với một bên là bị can luôn tìm


8

mọi cách che giấu sự thật, cản trở quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án
để trốn tránh trách nhiệm hình sự. Ấn tượng tiêu cực đối với bị can là đặc điểm
tâm lý phổ biến thường có ở hầu hết các điều tra viên. Thường thì ấn tượng tiêu
cực trên đây có nguyên nhân sâu xa từ các hành vi phạm tội, ý thức chống đối, sự
ngoan cố hay do các đặc điểm xấu trong nhân cách của bị can tạo ra.
Ấn tượng tiêu cực, đối lập của điều tra viên đối với các bị can thường
không có lợi, nhất là trong việc xây dựng nền tảng, thiết lập mối quan hệ tâm lý
tích cực giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung. Khi có ấn tượng,
định kiến xấu đối với bị can, điều tra viên dễ có khuynh hướng áp đặt, truy chụp,
không tích cực hướng dẫn nhận thức cho bị can, dễ bỏ qua cơ hội sử dụng tác
động tâm lý làm thay đổi thái độ khai báo của bị can. Mặt khác, ấn tượng tiêu cực
của điều tra viên còn làm cho điều tra viên coi thường, đánh giá thấp lời khai của

bị can. Từ đó, tạo nên thái độ thiếu khách quan trong quá trình hỏi cung, khai thác
thông tin. Nó thể hiện ở chỗ các điều tra viên thường chú ý hướng các biện pháp
tác động vào việc khai thác tài liệu, chứng cứ buộc tội bị can mà dễ quên đi
những thông tin, những tình tiết có ý nghĩa gỡ tội hay chứng minh giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho bị can. Chính vì vậy, đã có không ít các trường hợp mặc dù lời
khai của bị can là đúng nhưng điều tra viên lại cho là sai, không ghi lại những lời
khai đó. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đối với hoạt động hỏi cung, mục đích
của cuộc hỏi cung không đạt được. Điều tra viên cần nhận thức đầy đủ những nét
tâm lý tiêu cực của mình đối với bị can để tìm cách khắc phục, hạn chế ảnh
hưởng của chúng đối với hoạt động hỏi cung, từ đó có thái độ khách quan khi
xem xét, đánh giá lời khai của bị can.
Vụ án “giết người, cướp tài sản của công dân” xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Hàm
Tân, tỉnh Bình Thuận vào tháng 5/1993 mà dư luận đặt tên là “Vụ án vườn điều” là một
ví dụ điển hình cho việc thiếu khách quan trong hỏi cung của điều tra viên. Đây là một
trong những vụ án oan sai lớn nhất từ trước tới nay. Một gia đình gồm 9 người thuộc ba
thế hệ đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong nhiều năm và sau các phiên toà xét xử, cuối cùng
họ đã được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can và
được trả tự do vào năm 2005. Trong quá trình điều tra vụ án, điều tra viên được giao trách
nhiệm thụ lý vụ án đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật không thể chấp nhận được. Khi


9

được cử đến ban chỉ huy Công an xã Xuân Hoà để liên hệ công tác và phối hợp thu thập
chứng cứ xung quanh vụ án đang thụ lý, trong quá trình lấy lời khai một nhân chứng đã
khẳng định tình tiết ngoại phạm của bị can, điều tra viên to tiếng với nhân chứng này và
tuyên bố: “Vụ án đã rõ ... 5 năm trước mấy ông kia làm để chìm xuống chứ tao làm là bắt
hết ...”. Với định kiến này, điều tra viên đã có thái độ thiếu khách quan trong quá trình
điều tra vụ án. Điều này dễ giải thích vì sao biên bản ghi lời khai của nhân chứng khẳng
định tình trạng ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén đã không được điều tra viên đưa

vào hồ sơ vụ án. Khi làm báo cáo về việc xác minh lời khai của bị can, điều tra viên đã
ghi: “Các lời khai này do không phải chứng cứ trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội
của Nén và đồng bọn nên không bỏ trong hồ sơ. Vì vậy, lâu ngày quá bị thất lạc, nay
không có khả năng tìm lại”. Còn bị can Nguyễn Thị Lâm cho biết, cơ quan điều tra đã
quay 07 cuộn băng và bắt bị can khai đi khai lại nhiều lần để chọn được một cuộn băng
hoàn chỉnh nhất ... Biểu hiện nghiêm trọng nhất là trong quá trình điều tra vụ án, điều tra
viên đã thực hiện những hành vi trái pháp luật hình sự như: bức cung, nhục hình, truy cứu
trách nhiệm hình sự người không có tội, làm sai lệch hồ sơ vụ án ... Có lẽ trong vụ án
“Vườn điều”, điều tra viên do được dẫn dắt bởi định kiến trước về sự có tội của các bị can
nên chỉ cố gắng buộc tội cho được các bị can và sẵn sàng làm mọi cách để đạt được mục
đích đó.(1)
1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO

Việc bị can thành khẩn khai báo hay từ chối khai báo hoặc khai báo gian
dối đều xuất phát từ nhận thức của bị can. Khi nào trong tư tưởng của bị can thấy
cần phải khai và khai hết thì khi đó chúng mới chịu khai hết sự thật. Còn nếu
trong tư tưởng chúng chưa chuyển biến đến mức đó thì dù ta có dùng cách này
hay cách khác, kể cả đưa ra chứng cứ, vạch ra mâu thuẫn, thậm chí dùng cả nhục
hình tra tấn là điều đã được nghiêm cấm, giỏi lắm cũng chỉ khai thác được một
vài điểm chúng không đủ sức che giấu, còn toàn bộ sự việc không chắc gì chúng
chịu khai. Tệ hơn nữa, có tên vì căm tức, vì bức bách mà khai bịa, khai rối, gây
rắc rối hoặc làm lạc hướng cơ quan điều tra. Việc bị can từ chối khai báo hay khai
báo gian dối đều xuất phát từ những động cơ tiêu cực, kìm hãm sự khai báo của bị
can. Động cơ kìm hãm là những động cơ được hình thành tự nhận thức sai trái,
1

(1) Xem: TS. Bùi Kiên Điện, “Điều tra vụ án hình sự nhìn từ một vụ án”, PGS.TS.LS.Phạm
Hồng Hải - Vụ án vườn điều từ những góc nhìn. NXB CAND. Hà Nội. 2008. tr 405



10

tình cảm tiêu cực ... tạo nên thái độ ngoan cố ở bị can. Trong hoạt động khai báo,
các động cơ trên kìm hãm làm bị can không chịu khai báo, khai báo gian dối ...
Những động cơ đó gồm:
- Do tin vào khả năng che giấu các hành vi phạm tội, tin vào khả năng ngụy
biện, chống chế của bản thân.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc bị can từ chối khai báo hay
khai báo gian dối. Nguyên nhân này xuất hiện từ nhiều niềm tin bên trong của bị
can. Bị can tin rằng nếu không khai thì cơ quan điều tra sẽ không đủ tài liệu,
chứng cứ kết tội, do đó có thể trốn tránh trách nhiệm. Có trường hợp bị can tin
rằng bằng việc khai báo gian dối có thể dẫn hoạt động điều tra lệch hướng, tội lỗi
của bị can sẽ được giảm nhẹ, vì sự thật không được tìm ra. Chừng nào bị can còn
tồn tại niềm tin nào thì bị can chưa khai báo thành khẩn. Vì vậy, điều tra viên phải
sử dụng các phương pháp, thủ thuật tác động phá vỡ niềm tin này, làm cho bị can
thấy rằng: sự khai báo thiếu thành khẩn không thể che giấu sự thật. Thái độ đó
càng làm bất lợi cho bị can trong việc xác định mức độ trừng phạt.
- Sợ khai ra sẽ phải chịu mức hình phạt nặng.
Trong quá trình hỏi cung, bị can luôn lo sợ cơ quan điều tra có đầy đủ bằng
chứng kết tội nặng cho mình, do đó bị can luôn né tránh những vấn đề, những
tình tiết nặng. Tâm lý sợ tội nặng làm bị can hoang mang, căng thẳng. Nó kìm
hãm sự khai báo, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi mà luôn quanh co, khai
nhỏ giọt, khai đổ lỗi cho nhau. Bị can không dám khai nhận hoặc rất thận trọng
khi phải khai các vấn đề có liên quan đến hành vi phạm tội của mình, đến việc
xác định vị trí, vai trò của mình trong tổ chức, không dám thú nhận tội lỗi của
mình và đồng bọn. Cũng vì tâm lý này mà trong quá trình khai báo bị can thường
dễ khai về đồng bọn hơn là khai về mình, dễ khai về những vấn đề không quan
trọng hoặc những tội lỗi trong quá khứ hơn những hành vi phạm tội hiện hành.
Khi bị xét hỏi, bị can luôn lo sợ bị trừng phạt nặng, sợ bị giam giữ lâu ngày, thiếu
thốn vật chất, đau khổ tinh thần. Vì vậy, tâm lý lo cho mình ít lo cho đồng bọn

cũng thường được bộc lộ rõ nét, nhất là những tên tham gia hoạt động vì tiền, vì
bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo ...


11

Sợ tội nặng, sợ bị nghiêm trị luôn ám ảnh bị can, là nhân tố bên trong điều
chỉnh thái độ khai báo gian dối của bị can. Bị can thường nghiên cứu, sắp xếp lời
khai sao cho hợp lý, hệ thống để tránh những sơ hở, mâu thuẫn, tránh bị điều tra
viên nghi ngờ, chất vấn mà buộc phải khai thêm những tình tiết mới, làm cho tội
càng thêm nặng.
- Trông chờ vào sự can thiệp, cứu giúp của các thế lực bên ngoài hoặc hy
vọng vào sự mua chuộc, hối lội của người nhà.
Đây là nguyên nhân nổi lên hiện nay, được cơ quan điều tra và xã hội quan
tâm. Nguyên nhân này phản ánh ảnh hưởng của mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường hiện nay. Nguyên nhân tâm lý này có ở các loại bị can phạm tội khác
nhau, có bị can do có người thân hoặc có quan hệ thân với người cộng tác trong
cơ quan tiến hành tố tụng và hy vọng vào sự cứu giúp của họ; có bị can là do
quan hệ nào đó với một số cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cán bộ có
chức quyền nào đó và tin tưởng, ỷ lại vào sự che chở, chạy chọt của họ, cho rằng
cán bộ này sẽ che chở cho bị can vì sự ràng buộc nào đó. Có bị can không hề có
quan hệ này, nhưng lại hy vọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có
chức quyền nào đó để họ can thiệp giúp đỡ.
Nhìn chung, động cơ này thường có ở những bị can là người có địa vị trong
xã hội, có uy tín trong và ngoài nước, có quan hệ rộng rãi với bạn bè, đồng nghiệp
... Các bị can này trong thời gian đầu bị hỏi cung thường rất ngoan cố, quanh co
chối tội, khai báo gian dối nhằm kéo dài thời gian để chờ đợi sự can thiệp, giúp
đỡ từ bên ngoài. Bị can cũng thường thăm dò, tìm hiểu các thông tin về quá trình
điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng, nghe ngóng dư luận, tìm cách liên lạc với
bên ngoài nhằm thông báo cho đồng bọn để mong nhận được sự can thiệp, cứu

giúp. Việc đấu tranh với bị can này rất phức tạp. Điều tra viên phải sử dụng các
thủ thuật phù hợp để phá vỡ niềm tin tiêu cực của bị can.
- Sợ bị trả thù, sợ mất danh dự, uy tín mà bị can không dám khai báo.
Tâm lý sợ bị trả thù, bị khống chế cũng là những động cơ có tác động tiêu
cực đến sự khai báo của bị can. Tâm lý sợ bị trả thù thường xuất hiện ở các đối
tượng hoạt động có tổ chức, trong các trường hợp những tên cầm đầu chưa bị bắt
hay đồng bọn chưa khai. Khi bị bắt, nhiều bị can muốn khai báo để hưởng khoan


12

hồng. Song bị can lại sợ nếu mình là người khai báo trước, khi về buồng giam
hoặc sau này sẽ bị “đại ca” hoặc đồng bọn “xử lý”, do đó thường khai báo quanh
co, nhỏ giọt, lời khai không ổn định. Tư tưởng sợ mất uy tín, danh dự cũng chi
phối mạnh mẽ đến sự khai báo của bị can. Tâm lý này thường xuất hiện ở những
bị can vốn có quyền lực, uy tín nhất định với quần chúng. Trong hỏi cung bị can
loại này, điều tra viên cần tác động phá vỡ cơ sở của sự sợ hãi đó ở bị can, hoặc
tác động làm cho bị can nảy sinh một vấn đề tâm lý mới lấn át được nỗi sợ hãi đó
thì bị can mới khai báo tốt được.
- Sợ khai nhận tội lỗi sẽ làm liên lụy đến gia đình và những người thân.
Đây cũng là nguyên nhân tâm lý tương đối phổ biến ở bị can. Bị can
thường lo sợ vì tội trạng của mình làm liên lụy tới gia đình và những người thân
khác. Nhiều bị can khi hoạt động ở bên ngoài vốn đã nặng gánh với gia đình, nay
bị bắt, trong cảnh tù đầy, không biết gia đình sẽ sống ra sao. Sợ khai ra tội sẽ
nặng, bị tù lâu, không được về với gia đình; sợ mọi người bị liên lụy khổ ải, nhất
là làm ảnh hưởng tới tương lai của con cái. Động cơ này cũng thường thấy ở
những bị can trong quá trình hoạt động phạm tội đã lôi kéo những người có quan
hệ ruột thịt, gần gũi vào tổ chức. Nay bị bắt, sợ khai ra những người thân sẽ bị
liên lụy, thậm chí họ có thể bị bắt, nên không khai, sẵn sàng đứng ra nhận hết tội
lỗi về mình, thanh minh giấu tội cho những người khác. Biểu hiện tâm lý này tuy

là một nguyên nhân cản trở sự khai báo thành khẩn của bị can, nhưng cũng là một
biểu hiện tình cảm tốt mặc dù không đúng hướng, nhưng nó là một cơ sở quan
trọng để điều tra viên đặt niềm tin vào khả năng thuyết phục, thức tỉnh những
điều tốt đẹp ở bị can, làm thay đổi thái độ khai báo của họ.
- Bị can không khai do bi quan, thất vọng, bỏ mặc số phận.
Có nhiều trường hợp bị can từ chối khai báo, từ chối tiếp xúc với điều tra
viên do nguyên nhân bi quan thất vọng cho rằng mình không còn tương lai, mất
hết hy vọng, cuộc đời như vậy là hết ... Từ đó, tỏ ra tiêu cực không quan tâm đến
xung quanh, đến hoạt động điều tra, không khai báo hoặc khai ngược lại, có
trường hợp nhận tội bừa, điều tra viên hỏi gì cũng nhận. Nguyên nhân này thường
gặp ở những bị can phạm tội lần đầu do bị lôi kéo mà phạm tội, phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng hoặc do hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà phạm tội. Điều tra viên phải


13

tác động, gợi cho bị can hy vọng vào tương lai, đưa bị can ra khỏi tâm trạng thất
vọng, từ đó dẫn tới hành động khai báo đúng đắn.
- Bị can không khai hoặc khai gian dối do không tin, không phục điều tra viên.
Trong thực tế có không ít trường hợp quá trình hỏi cung phải thay đổi điều
tra viên nhiều lần. Việc bị can không tin, không phục điều tra viên do nhiều lý do
khác nhau, có thể do điều tra viên cảm hoá không tốt, không chuẩn bị hỏi cung
kỹ, có thể do điều tra viên quá trẻ so với bị can ... Trong những trường hợp này,
khi tiếp xúc, điều tra viên cần chú ý tránh không để cho bị can nhận thức sai lầm
về mình và tránh gây cho bị can có ấn tượng không tốt.
- Bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối do coi thường pháp luật,
coi thường sự trừng phạt.
Đây là nguyên nhân tâm lý xuất phát từ nhận thức sai lầm của bị can. Bị
can không nhận thức được các quy phạm pháp luật, thiếu ý thức tôn trọng các
chuẩn mực xã hội. Khi bị can bị khởi tố, bị bắt, chúng coi đó là chuyện thường

tình. Do vậy, chúng tỏ ra bàng quan, coi thường điều tra viên và cơ quan điều tra.
Nguyên nhân này thường gặp phổ biến ở các bị can có nhiều tiền án, tiền sự, đặc
biệt là các bị can phạm tội có tính chuyên nghiệp, coi hoạt động phạm tội là
“nghề nghiệp” của chúng. Khi tiến hành hoạt động hỏi cung, ý thức coi thường
pháp luật của bị can là vấn đề điều tra viên cần đặc biệt lưu ý vì sự coi thường
pháp luật sẽ dẫn đến thái độ khai báo gian dối, khiêu khích đối với điều tra viên,
gây khó khăn trong hỏi cung.
Ngoài ra, việc bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối còn có thể
xuất phát từ một số động cơ sau:
- Bị can mong muốn trốn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối
với hành vi phạm tội của mình hay mong muốn chịu hình phạt về một tội khác
nhẹ hơn;
- Bị can mong muốn bao che hay làm giảm nhẹ tội của đồng phạm vì mối
quan hệ bạn bè, gia đình hoặc những lợi ích vụ lợi khác;
- Bị can mong muốn vu khống những đồng phạm khác do thù tức hay nhằm
mục đích bảo đảm an toàn cho cá nhân trong tương lai;


14

- Bị can mong muốn tự kết tội mình do mắc bệnh tâm thần hay mong muốn
được hưởng những điều kiện thuận lợi trong cuộc sống vì những lý do gia đình
hoặc công tác ...
Tóm lại, xuất phát từ đặc điểm của hoàn cảnh tố tụng và đặc điểm tâm lý cá
nhân, ở bị can luôn tồn tại những động cơ tiêu cực kìm hãm sự khai báo. Những
động cơ này chính là nguyên nhân khiến bị can có thái độ không thành khẩn khai
báo. Để khắc phục những nguyên nhân đó thì điều tra viên cần vận dụng tốt các
chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO
ĐỐI VỚI THỰC TIỄN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ


Bị can là người nắm vững lượng thông tin về vụ án đã xảy ra hơn bất cứ
một người tham gia tố tụng nào khác. Đó là những tình tiết của vụ án ở các giai
đoạn chuẩn bị gây án, gây án và các hành vi che giấu tội phạm, động cơ và mục
đích gây án, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm ... Những
tình tiết được phản ánh trong lời khai của bị can có thể rất cần thiết, không có gì
thay thế được và nếu bị can không khai báo, không có được lời khai của bị can sẽ
có thể không đảm bảo tính đầy đủ của hoạt động điều tra.
Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự yêu cầu khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án
hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh: có hành vi
phạm tội xảy ra hay không; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay
không có lỗi, do cố ý hay vô ý ... Để đáp ứng được những đòi hỏi trên, phải có
chứng cứ, và một trong những chứng cứ đó là: “Lời khai của người làm chứng,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tam giữ, bị can, bị cáo” (Điểm b, khoản 2
Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Như vậy, lời khai của bị can là một trong
những nguồn chứng cứ, có ý nghĩa nhất định đối với việc tìm ra sự thật khách
quan của vụ án hình sự.
Kết quả nghiên cứu tình trạng khai báo của bị can có thể chia ra(1):
Tổng số bị can

100%

Bị can thành khẩn khai báo ngay từ đầu

18,7%

(1) Xem: TS Trương Công Am - tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự - NXB
CAND. Hà Nội. Tr 199
1



15

Bị can chỉ khai báo sau khi tác động tâm lý
Bị can không chịu khai báo

73,1%
8,2%

Như vậy, hầu hết các bị can khi bị hỏi cung thường có thái độ ngoan cố,
khai báo gian dối. Tính chung cho cả hai loại là 81,3%. Thực tế trên cho thấy tính
chất phức tạp, quyết liệt của hoạt động hỏi cung đối với các bị can không thành
khẩn khai báo trong quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ án.
Mục đích cơ bản của hoạt động điều tra là thu thập đầy đủ các tin tức, tài
liệu để làm rõ sự thật của vụ án, sự thật về hành vi phạm tội của từng bị can,
chứng minh được tính chất, mức độ phạm tội của họ. Để có được kết quả đó thì
trong hỏi cung bị can cần thu được lời khai chân thật, đúng đắn và đầy đủ của bị
can. Lời khai chân thật là lời khai xuất phát từ động cơ thực sự mong muốn kể hết
các tình tết về hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn. Lời khai chân thật
không bị chi phối bởi các ý đồ che giấu hay động cơ tiêu cực nào khác. Tuy
nhiên, chỉ một số trường hợp bị can chịu thành khẩn khai báo ngay từ đầu, còn
phần lớn các bị can sau khi bị phát giác hay bắt giữ đều từ chối khai báo hoặc
khai báo gian dối. Chúng ta biết rằng, pháp luật không bắt buộc bị can phải khai
báo cũng như không ngăn cấm bị can khai báo gian dối. Bằng cách quy định như
vậy, pháp luật nhấn mạnh ý nghĩa bình thường của lời khai của bị can như là một
nguồn chứng cứ và trao cho điều tra viên trách nhiệm chứng minh sự thật của vụ
án không phụ thuộc vào lời khai của bị can trên cơ sở tính toán, cân nhắc đến khả
năng bị can có thể khai báo giả tạo, khai bịa đặt. Tuy nhiên, điều tra viên cần sử
dụng mọi biện pháp pháp luật cho phép để thu thập được lời khai của bị can một

cách đầy đủ, chính xác và khách quan để có thể thúc đẩy hoạt động điều tra tiến
triển thuận lợi. Bởi vì, qua lời khai của bị can điều tra viên sẽ biết được sự tồn tại
của nhiều nguồn chứng cứ khác và do đó để phát hiện và thu thập những nguồn
chứng cứ này điều tra viên đỡ mất sức lực và tốn thời gian. Ngược lại, nếu bị can
khai bịa đặt, khai báo giả tạo sẽ khiến điều tra viên không những khó tìm ra được
những nguồn chứng cứ khác mà còn phải tốn thời gian để kiểm tra, xác minh lại
lời khai của bị can, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Tất cả những điều này
nói lên sự cần thiết và tầm quan trọng, hay nói cách khác đặt ra một nhiệm vụ cho
điều tra viên không những vạch trần lời khai giả tạo của bị can khi bị can lựa


16

chọn thủ đoạn này để đối phó với hoạt động điều tra mà còn bắt buộc bị can phải
thành khẩn khai báo. Chính vì vậy, trong quá trình hỏi cung, điều tra viên cần
phải quá triệt tinh thần liên tục và triệt để khai thác, chống buông lỏng nửa vời để
không ngừng mở rộng công tác điều tra nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CHIẾN THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN TRONG TRƯỜNG HỢP
BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO
2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CHIẾN THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN TRONG
TRƯỜNG HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO

Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai
báo chính là những chỉ dẫn chiến thuật về chuẩn bị, tiến hành và kết thúc hỏi
cung bị can trong tình huống bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối. Khi
tiến hành hỏi cung bị can trong những tình huống này, điều tra viên phải làm
chuyển biến tư tưởng của bị can từ không thành khẩn chuyển sang thành khẩn

khai báo. Điều tra viên phải nghĩ cách đối phó với thái độ không thành khẩn khai
báo của bị can để đưa ra chiến thuật hỏi cung phù hợp. Nếu tiến hành hỏi cung
một cách tùy tiện sẽ có thể gây bất lợi cho việc hỏi cung. Do đó, chiến thuật hỏi
cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo phải được thực
hiện theo những định hướng mang tính khoa học và phải đáp ứng được những yêu
cầu sau:
- Tính tích cực.
Hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo đòi
hỏi tính tích cực cao. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo hay khai báo gian
dối thì bị can thường có thái độ ngoan cố, không cung cấp những thông tin về vụ
án hoặc bị can cố ý khai báo sai sự thật. Do đó, cuộc hỏi cung phải mang tính tiến


17

công liên tục. Trong những cuộc hỏi cung này, điều tra viên không chỉ là người
đơn thuần ghi nhận những thông tin do bị can cung cấp mà điều tra viên phải tích
cực sáng tạo áp dụng mọi phương tiện pháp luật cho phép nhằm thu được những
thông tin chính xác về vụ án.
- Tính có mục đích rõ ràng.
Trường hợp bị can không thành khẩn khai báo là một tình huống hỏi cung
phức tạp. Trước khi tiến hành hỏi cung, điều tra viên phải xác định rõ ràng mục
đích cụ thể mà cuộc hỏi cung cần đạt được, nhằm thu thập được những thông tin
cần thiết, có liên quan đến vụ án chứ không phải những thông tin bất kỳ. Để đạt
được mục đích đó, điều tra viên cần xác định được những vấn đề cần phải làm rõ,
những tin tức, tài liệu cần phải thu thập trong quá trình hỏi cung. Trong trường
hợp bị can không thành khẩn khai báo thì việc đạt được những mục đích đó
không phải đơn giản, điều tra viên cần có sự cố gắng, quyết tâm, đồng thời phải
biết lựa chọn và áp dụng những chiến thuật, phương tiện phù hợp để đạt được
mục đích đã đề ra.

- Tính khách quan và đầy đủ.
Tính khách quan và đầy đủ là một trong những yêu cầu không thể thiếu của
chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo.
Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng khách quan khi hỏi cung bị can.
Khi bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì cuộc hỏi cung mang tính
xung đột cao, nhiều trường hợp bị can phản ứng gay gắt hay cố ý khiêu khích
điều tra viên. Do đó, điều tra viên cần giữ thái độ bình tĩnh, thận trọng và tỉnh táo.
Điều tra viên không được sử dụng những phương pháp hỏi cung trái pháp luật
như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình. Chỉ cần một trong những
biện pháp đó được sử dụng thì hồ sơ vụ án có thể bị sai lệch, quyền công dân bị
xâm phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, điều tra viên phải ghi chép đầy đủ lời hỏi và
lời khai trong quá trình xét hỏi, không được thêm bớt, sửa chữa. Trong trường
hợp có sửa chữa, thay đổi phải có chữ ký của cả cán bộ xét hỏi và bị can. Điều tra
viên cũng cần phải thu thập cả những thông tin phù hợp với giả thuyết điều tra và
những thông tin không phù hợp với giả thuyết điều tra, thu thập cả những chứng
cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm


18

hình sự. Đồng thời, trong quá trình hỏi cung, điều tra viên phải sử dụng chiến
thuật phù hợp để khai thác mọi hiểu biết của bị can về vụ án, về hành vi phạm tội
của bị can, đồng bọn và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối
với công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.
- Cần phải tính đến những đặc điểm nhân thân của bị can.
Việc nghiên cứu nhân thân bị can là một nhiệm vụ quan trọng mà điều tra
viên cần phải giải quyết tốt trước khi tiến hành hỏi cung bị can trong trường hợp
bị can không thành khẩn khai báo. Trong hỏi cung bị can thì việc thiết lập và duy
trì sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can luôn là điều kiện đầu tiên để đạt
được mục đích của cuộc hỏi cung. Khi bị can ngoan cố không khai báo thì việc

thiết lập sự tiếp xúc tâm lý với bị can là rất khó khăn. Để thực hiện tốt quá trình
tiếp xúc tâm lý ban đầu này cũng như các phương pháp, chiến thuật hỏi cung tiếp
theo thì điều tra viên buộc phải hiểu rõ đặc điểm nhân thân bị can. Điều tra viên
phải dành thời gian, công sức để áp dụng mọi biện pháp để có thể thu thập được
đầy đủ mọi thông tin cần thiết về bị can như: đặc điểm xã hội – nhân khẩu học,
đạo đức – tâm lý, pháp luật hình sự ... Những đặc điểm đó sẽ tạo cơ sở để điều tra
viên tiếp cận bị can dễ dàng hơn. Khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian
dối thì việc nghiên cứu và sử dụng hiệu quả những tài liệu về đặc điểm nhân thân
của bị can sẽ giúp điều tra viên có thể tìm ra nguyên nhân của việc bị can có thái
độ không thành khẩn khai báo. Đồng thời tạo ra cơ sở để đánh giá mức độ chính
xác và đáng tin cậy trong lời khai của bị can, từ đó giúp điều tra viên lựa chọn
những chiến thuật hỏi cung phù hợp.
Tóm lại, tính tích cực; tính có mục đích rõ ràng; tích khách quan và đầy đủ;
cần phải tính đến những đặc điểm nhân thân của bị can là những yêu cầu không
thể thiếu trong chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành
khẩn khai báo. Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu đó thì việc sử dụng chiến
thuật hỏi cung trong trường hợp bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối
mới đem lại hiệu quả cao, giúp bị can từ bỏ thái độ ngoan cố, chịu thành khẩn
khai báo.
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHIẾN THUẬT HỎI CUNG CỤ THỂ TRONG TRƯỜNG
HỢP BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO


19

Khi bị can có thái độ không thành khẩn khai báo thì trong tư tưởng bị can
thường tồn tại ý nghĩ chống đối, không chịu tiếp thu lẽ phải. Bị can không dễ
dàng nghe theo lời lẽ giáo dục thuyết phục chung chung của cán bộ, nhất là khi đã
phát hiện thấy cán bộ điều tra không đủ chứng cứ để khuất phục họ. Vì vậy, trong
quá trình giải quyết tư tưởng cho bị can có thái độ ngoan cố, không chịu khai báo

hoặc khai báo gian dối, cán bộ hỏi cung vừa phải lấy chính sách và pháp luật để
giáo dục, thuyết phục, cảm hoá, vừa phải sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn
để đấu tranh với bị can. Đó là cơ sở của phương pháp hỏi cung bị can nói chung
và cơ sở của phương pháp hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành
khẩn khai báo nói riêng. Điều 5 của Bản chế độ công tác hỏi cung bị can đã chỉ
rõ: “Phải lấy việc cảm hoá chính trị, kết hợp sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu
thuẫn, để giải quyết tư tưởng cho bị can, làm cơ sở cho phương pháp công tác hỏi
cung”.
Trên cơ sở của phương pháp hỏi cung bị can, các phương pháp thường
được sử dụng để hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai
báo là: Hỏi thẳng, hỏi dò. Theo Điều 6 Bản chế độ công tác hỏi cung bị can thì:
Chỉ được dùng phương pháp hỏi thẳng trong trường hợp tài liệu, chứng cứ đưa ra
hỏi đã được thẩm tra, xác minh, bảo đảm hoàn toàn chính xác và có liên quan trực
tiếp đến bị can; phải dùng phương pháp hỏi dò đối với những việc chưa khẳng
định là đúng hay sai, chưa kết luận là có liên quan trực tiếp đến bị can ...
- Hỏi thẳng: Hỏi thẳng là nêu sự việc ra, buộc bị can phải trả lời thẳng vào
câu hỏi đó. Ví dụ: “Anh hãy khai việc hiếp dâm cô Miễn”. Trong trường hợp bị
can không thành khẩn khai báo, việc sử dụng phương pháp hỏi thẳng có tác dụng
áp đảo tinh thần bị can, nhất là khi vừa dùng phương pháp hỏi thẳng, vừa đưa ra
một vài chứng cứ xác thực cho bị can thấy. Mục đích của hỏi thẳng chính là nhằm
đập tan tư tưởng ngoan cố của bị can, buộc bị can phải thành khẩn khai báo. Điều
kiện tiên quyết bắt buộc phải tuân thủ rất nghiêm ngặt của phương pháp hỏi thẳng
là sự việc đưa ra đã được thẩm tra xác minh kỹ, bảo đảm hoàn toàn đúng và có
liên quan trực tiếp đến bị can.
- Hỏi dò: Hỏi dò là phương pháp vừa hỏi vừa thăm dò, nghiên cứu, phân
tích để dần dần đi đến làm rõ sự thật về những vấn đề đang nghi vấn. Trong tình


20


huống bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì hỏi dò là một phương
pháp có hiệu quả, giúp điều tra viên tìm ra sự thật của nhiều vấn đề quan trọng.
Trong hỏi dò, bí quyết thành công là biết khêu gợi cho bị can nói thật nhiều để
mở rộng diện điều tra và nắm được nhiều chứng cứ đi đến sự thật. Tuy nhiên,
điều tra viên cần chú ý tránh tư tưởng chủ quan, định kiến, phiến diện một chiều,
mà phải nhận định, phán đoán cho hết khả năng. Hỏi dò bắt buộc phải áp dụng
khi tài liệu, chứng cứ chưa đủ, chưa chính xác, chưa rõ ràng. Hỏi dò và hỏi thẳng
là hai phương pháp đối lập, không thể cùng song song tiến hành và không được phép
lẫn lộn.
Ngoài ra, trong trường hợp bị can khai báo gian dối thì điều tra viên có thể
sử dụng phương pháp gợi ý hỏi sâu thêm để vạch trần lời khai gian dối của bị can.
Gợi ý hỏi sâu thêm là cách hỏi nhằm làm rõ những vấn đề trong trường hợp
những sự việc do chính bị can khai ra nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể. Nếu lời
khai ban đầu của bị can không đúng sự thật thì gợi ý hỏi sâu thêm làm cho bị can
lúng túng, để lộ mâu thuẫn trong các lời khai chi tiết, cụ thể, cuối cùng phải xin
hủy lời khai sai để khai lại đúng hơn. Phương pháp gợi ý hỏi sâu thêm thường
được áp dụng kèm theo phương pháp hỏi thẳng hoặc hỏi dò.
Cùng với phương pháp hỏi cung, các chiến thuật được dùng để hỏi cung bị
can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo gồm: Hỏi vòng quanh,
hỏi đứt quãng, hỏi bất ngờ vào điểm yếu.
- Hỏi vòng quanh: Hỏi vòng quanh là đặt nhiều câu hỏi phụ, không liên
quan trực tiếp đến vấn đề chính để bị can khai nhận, sau đó mới hỏi vào vấn đề
chính. Khi bị can quanh co chối tội hoặc khai báo gian dối thì chiến thuật hỏi
vòng quanh này như một kiểu hỏi giăng bẫy. Trước những câu hỏi phụ tưởng như
không liên quan gì đến vụ án, bị can dễ chủ quan không có tư tưởng phòng bị,
dẫn tới khai báo đúng sự thật. Từ những vấn đề phụ đó, điều tra viên tổng hợp lại
buộc bị can từ bỏ thái độ ngoan cố, gian dối khi khai báo.
- Hỏi đứt quãng: Hỏi đứt quãng là sự việc cần hỏi bị cắt xé ra nhiều đoạn,
nhiều chi tiết, lúc hỏi đoạn này, lúc hỏi đoạn kia, không có hệ thống mạch lạc, xen
vào giữa là những câu hỏi đệm, không liên quan đến sự việc cần điều tra. Hỏi đứt

quãng được dùng để đấu tranh với bị can ranh mãnh, xảo quyệt, không thành


21

khẩn khai báo. Cán bộ hỏi cung phải nắm thật vững yêu cầu của vấn đề cần làm
rõ, chuẩn bị trước những câu hỏi cụ thể, chi tiết, có thể làm sáng rõ vấn đề để khi
vào cuộc có thể hoàn toàn chủ động, hỏi chỗ này một ít, chỗ kia một ít, trước sau,
trên dưới rời rạc sao cho bị can hoàn toàn bị động, không thể đoán trước ý đồ của
người hỏi, không thể đoán trước hậu quả của những lời khai đó.
- Hỏi bất ngờ vào điểm yếu: Hỏi bất ngờ vào điểm yếu là nhằm vào một
điểm bị can cho là quan trọng nhất, bí mật nhất và điều tra viên thấy có sơ hở nhất
để tấn công trước, rồi từ đó hỏi mở rộng ra những điểm khác. Chiến thuật này là
một đòn tâm lý lợi hại, gây choáng váng cho những bị can có thái độ ngoan cố,
không chịu khai báo. Hỏi bất ngờ vào điểm yếu thường được áp dụng cùng với
phương pháp hỏi thẳng để đấu tranh với những bị can có tính chủ quan, tự mãn,
coi thường sự hiểu biết của cơ quan điều tra, tin mù quáng vào lòng trung thành
của đồng bọn.
Như vậy, điều tra viên bằng kinh nghiệm, sự hiểu biết phong phú của mình,
nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phân tích thuyết phục,
cảm hoá, kết hợp với việc sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn một cách hợp lý,
sẽ từng bước làm thay đổi nhận thức, thay đổi quan điểm và chuyển hoá được các
động cơ tiêu cực của bị can. Trên cơ sở đó, điều tra viên sử dụng các phương
pháp hỏi thẳng, gợi ý hỏi sâu thêm, kết hợp với các chiến thuật hỏi cung cụ thể
như: hỏi đứt quãng, hỏi vòng quanh, hỏi bất ngờ vào điểm yếu để đánh gục tư
tưởng ngoan cố, từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can.
2.3. ĐẶC ĐIỂM TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH HỎI CUNG BỊ CAN TRONG TRƯỜNG HỢP
BỊ CAN KHÔNG THÀNH KHẨN KHAI BÁO

Hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo là cuộc

đấu trí căng thẳng giữa điều tra viên và bị can. Chính thái độ ngoan cố và ý thức
chống đối của bị can mà việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị
can thường khó đạt được, cuộc hỏi cung mang tính xung đột cao. Thực tế cho
thấy, có không ít trường hợp do ấn tượng tiêu cực của điều tra viên đối với bị can
mà khi tiến hành hỏi cung bị can có nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật xảy ra.
Do đó, khi tiến hành hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn
khai báo, điều tra viên cần bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can,


22

không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm
cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình. Bên cạnh đó, điều tra viên cần phải
tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị
can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và việc lập biên bản hỏi cung bị can (các
Điều 129, 130, 131, 132 Bộ luật tố tụng hình sự). Đây cũng chính là nội dung của
nguyên tắc nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật. Theo đó, hoạt động hỏi cung bị can
bao gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị hỏi cung, tiến hành hỏi cung và kết thúc hỏi
cung. Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai
báo được thể hiện rõ nét qua ba giai đoạn này.
2.3.1. Chuẩn bị hỏi cung
Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy, trong những vụ án mà bị can có thái
độ ngoan cố, từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì việc chuẩn bị chu đáo
cho mỗi cuộc hỏi cung là một yêu cầu không thể thiếu. Qua hoạt động chuẩn bị
cho mỗi buổi hỏi cung có thể giúp điều tra viên nhận định được thái độ khai báo
của bị can là thành khẩn hay không thành khẩn, bị can ngoan cố từ chối khai báo
hay khai báo gian dối bằng cách nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu phản ánh đặc điểm
nhân thân của bị can như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án do bị can
gây ra trước đây, biểu hiện và thái độ của bị can trước, trong và sau khi vụ án xảy
ra ... để dự đoán được thái độ khai báo của bị can trước mỗi buổi hỏi cung. Công

tác chuẩn bị được tiến hành khoa học, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho điều tra viên
chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những thủ thuật hỏi cung phù
hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ,
chính xác và thuận lợi. Nếu không làm tốt công tác chuẩn bị hỏi cung, điều tra
viên không xác định chính xác phạm vi những vấn đề cần phải làm rõ trong quá
trình hỏi cung, áp dụng những thủ thuật hỏi cung một cách tùy tiện, thậm chí có
thể rơi vào thế bị động, lúng túng trước thái độ ngoan cố từ chối khai báo hay
khai báo gian dối của bị can. Điều tra viên có thể để lộ bí mật của hoạt động điều
tra dẫn đến làm tăng thái độ ngoan cố, không thành khẩn khai báo của bị can, đẩy
hoạt động điều tra rơi vào tình huống khó khăn.
Chuẩn bị hỏi cung là giai đoạn trong đó điều tra viên chuẩn bị tiến hành
chuẩn bị những điều kiện về chiến thuật và kỹ thuật cần thiết, phục vụ cho hoạt


23

động hỏi cung được tiến hành thuận lợi. Khi chuẩn bị hỏi cung nói chung và
chuẩn bị hỏi cung trong những vụ án mà bị can không thành khẩn khai báo nói
riêng, điều tra viên cần phải giải quyết tốt một số công việc sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan.
Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan trong
những vụ án mà bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối có ý nghĩa rất
quan trọng. Một mặt giúp điều tra viên viên nắm được toàn bộ nội dung vụ án,
hành vi phạm tội của bị can và những đồng bọn khác, trên cơ sở đó xác định
chính xác phạm vi những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, lựa
chọn những tài liệu, chứng cứ có thể và cần phải được sử dụng trong quá trình hỏi
cung, lựa chọn những chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng tình huống bị can từ
chối khai báo hoặc khai báo gian dối. Mặt khác, do nghiên cứu nắm chắc nội
dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, điều tra viên có khả năng kiểm tra và
đánh giá lời khai của bị can ngay trong quá trình hỏi cung để trên cơ sở đó nhanh

chóng có đối sách phù hợp.
Những tài liệu, chứng cứ cần phải được nghiên cứu bao gồm:
+ Những tài liệu, chứng cứ thu thập được từ những biện pháp điều tra như:
Biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản khám xét; biên bản lấy lời khai
người làm chứng, người bị hại; kết quả giám định ...
+ Những tài liệu khác có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can trước
đó như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước đây;
những tài liệu phản ánh mối quan hệ mang tính chất tội phạm của bị can; những
biểu hiện nghi vấn của bị can trước, trong và sau khi vụ án xảy ra.
+ Những tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Trong khi nghiên cứu các tài liệu này, điều tra viên cần xác định mức độ
đầy đủ, chân thực của tài liệu, chứng cứ; tìm mâu thuẫn giữa các tài liệu cũng như
các khiếm khuyết của nó để xác định những vấn đề cần làm rõ khi hỏi cung.
- Nghiên cứu nhân thân của bị can.
Trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo thì việc tìm ra
nguyên nhân bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Xác định được đúng nguyên nhân, điều tra viên sẽ lựa chọn được


24

chiến thuật hỏi cung phù hợp để đấu tranh với bị can. Để xác định được nguyên
nhân bị can không thành khẩn khai báo và hiểu được tâm lý bị can thì việc nghiên
cứu nhân thân bị can là hoạt động không thể thiếu. Những hiểu biết về đặc điểm
nhân thân của bị can là điều kiện cần thiết để đánh giá cơ sở tâm lý và tính xác
thực lời khai của bị can. Đặc điểm nhân thân của bị can vừa giúp điều tra viên
nhận định thái độ khai báo của bị can, vừa tạo cơ sở để điều tra viên xác định
chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng tình huống bị can từ chối khai báo hay khai
báo gian dối.
“Nhân thân bị can là tổng hợp toàn bộ các đặc điểm, các phẩm chất của

bị can, có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra hình sự, được cơ quan điều tra
nghiên cứu, sử dụng phục vụ cho hoạt động điều tra làm rõ sự thật của vụ án”

(1).

Nghiên cứu đặc điểm nhân thân bị can là hoạt động tư duy của điều tra viên nhằm
làm rõ nội dung, ý nghĩa của từng cũng như toàn bộ đặc điểm nhân thân bị can
nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động điều tra hình sự.
Những tài liệu về đặc điểm nhân thân của bị can bao gồm: Quan hệ gia
đình, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, điều kiện sống, môi trường giáo dục, thái độ
lao động và tham gia các hoạt động xã hội, những đặc điểm tâm lý như kỹ năng,
thói quen, sở thích, quan niệm, khí chất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu
cực. Những tài liệu này điều tra viên có thể thu thập và nghiên cứu ở các tàng thư
hình sự, phiếu nhân sự, hồ sơ cán bộ, trích lục tiền án, tiền sự, phiếu xác minh về
nhân thân ... Đối với những bị can có tiền án, tiền sự thường biết trình tự của cuộc
hỏi cung, quyền và nghĩa vụ của bị can, những thủ thuật hỏi cung của điều tra
viên. Đặc điểm này đòi hỏi điều tra viên còn phải thu thập, nghiên cứu những tài
liệu phản ánh thái độ khai báo của bị can trong quá trình hỏi cung trước đây, sự
phản ứng của bị can trước những chứng cứ đưa ra, những thủ đoạn và mánh khóe
bị can thường áp dụng để gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Đối với bị can vị
thành niên, điều tra viên cần xác định tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh

(1) Xem: Bùi Kiên Điện (2004), “Nghiên cứu và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt
động điều tra hình sự”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân
1


×