Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.36 KB, 17 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
I- Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh
nghiệp :
1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Khái niệm vốn kinh doanh:
Bất cứ một hoạt động sản xuất dù đơn giản hay phức tạp đếu cần có vốn. Vốn là
điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quan trọng đối với mọi khâu của quá trình sản xuất
kinh doanh.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục nên
vốn kinh doanh cũng không ngừng vận động, tạo ra sự tuần hoàn chu chuyển về
vốn. Sự vận động của vốn kinh doanh được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
TLSX
T - H ... SX ... H – T’ ( T’ > T)
SLĐ
Ghi chú : - ký hiệu khâu lưu thông
... Ký hiệu khâu sản xuất
Quá trình vận động của vốn kinh doanh được trải qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn
1 vốn kinh doanh được người sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, vốn từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật chất. Giai đoạn 2,
vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm. Giai
đoạn 3 khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm, vốn quay trở lại hình thái tiền tệ
ban đầu với một giá trị lớn hơn.
Sự tuần hoàn của vốn kinh doanh là một quá trình diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại,
có tính chất chu kỳ nên cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn
tại dưới các hình thái khác nhau trong quá trình sản xuất và lưu thông. Vì vậy nhà
sản xuất phải nắm rõ từng hình thái của vốn kinh doanh trong từng giai đoạn, để có
những biện pháp quản lý và sử dụng vốn cho linh hoạt và mang lại hiệu quả cao.
Từ những phân tích ở trên có thể định nghĩa một cách tổng quát về vốn kinh
doanh như sau: “ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của


toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh
lời ”
b. Đặc điểm của vốn kinh doanh :
- Vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời .
- Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy
tác dụng.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian. Có nghĩa là sức mua của đồng tiền ở các thời
điểm khác nhau là khác nhau.
- Vốn phải được gắn với chủ sở hữu và được quản lý chặt chẽ.
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt vì nó
có thể mua bán trên thị trường.
c. Vai trò của vốn kinh doanh
- Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành các điều
kiện sản xuất kinh doanh.
- Vốn kinh doanh là điều kiện để doanh nghiệp sử dụng các nguồn tiềm năng
khác, phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở
rộng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện
đại, tăng quy mô sản xuất từ đó sản phẩm làm ra có giá thành hạ, chất lượng tốt,
tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp, tăng vị thế của doanh nghiệp trên
thị trường.
- Vốn kinh doanh là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài
sản.
2. Các thành phần của vốn kinh doanh:
Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển của vốn khi tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh, người ta có thể chia vốn kinh doanh của doanh nghiệp thành
hai bộ phận : vốn cố định và vốn lưu động
a. Vốn cố định:
Vốn cố định của doanh nghiệp là số tiền đầu tư ứng trước để hình thành tài sản
cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp. Do vậy để tìm hiểu rõ về vốn cố định trước hết

ta cần tìm hiểu về tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, hình thái vật chất và đặc
tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định là không thay đổi, song giá trị của nó lại
được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị
chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Để có thể tiến hành quản
lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định người ta tiến hành phân loại tài sản cố
định. Thông thường có bốn tiêu thức phân loại tài sản cố định (Xem sơ đồ 1)
Giữa vốn cố định và tài sản cố định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đó
thể hiện trên hai hai giác độ. Thứ nhất: là số tiền đầu tư ứng trước để mua sắm xây
dựng tất cả các tài sản cố định nên quy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ quy định
quy mô của tài sản cố định. Thứ hai: Đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong
quá trình sử dụng sẽ tác động trở lại chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển
vốn cố định.
Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ hoàn
thành vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, chỉ có một bộ phận vốn cố định được
luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức chi phí
khấu hao tài sản cố định tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố
định.
Sơ đồ 1:Sơ đồ phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
O
Căn cứ
Phõn loại
Theo
hỡnh
thỏi

biểu
hiện
TSCĐ hữu hỡnh
TSCD vụ hỡnh
TSCĐ dùng cho mục đích k.doanh
TSCĐ dùng cho mục đích sinh lợi
Theo
mục đích
sử dụng
TSCĐ bảo quản, giữ hộ nhà nước
Toàn
bộ
tài sản
cố định
của
doanh
nghiệp
Nhà cửa, vật kiến trỳc
Mỏy múc thiết bị
Phương tiện vân tải, t.bị truyền dẫn
Theo
cụng
dụng
kinh
tế
Thiết bị dụng cụ quản lý
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hình thành một vòng
luân chuyển vốn, khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Như vậy: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần

trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hình thành một vòng tuần hoàn khi
tài sản hết thời gian sử dụng.
b. Vốn lưu động:
Vốn lưu động là số tiền tệ ứng trước để đầu tư hình thành tài sản lưu động
của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tiến hành thường xuyên liên tục. Tài sản lưu động bao gồm: tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại
nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang...đang trong quá
trình sản xuất hoặc dự trữ sản xuất. Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản
phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền các khoản vốn có trong
thanh toán... Hai loại tài sản lưu động này luôn luôn vận động đổi chỗ cho nhau,
chuyển hoá cho nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên
tục.
Vườn cây lâu năm súc vật làm việc
Các loại tài sản cố định khác
TSCĐ đang sử dụng
Theo
Tỡnh
hỡnh sử
dụng
TSCĐ chưa cần dùng
TS khụng cần dựng chờ thanh lý
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất, tài sản lưu động chỉ tham
gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những
đặc điểm này của tài sản lưu động quyết định đến sự vận động, chu chuyển của
vốn lưu động.
Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất .

- Vốn lưu động vận động không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện,
quá trình vận động của vốn lưu động trong một chu kỳ sản xuất kinh
doanh diễn ra một cách liên tục.
- Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm
hàng hoá và được thu hồi toàn bộ sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp sản xuất sự vận động của vốn lưu động đượoc tóm tắt như
sau: Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động ở hình thái tiền tệ sử dụng để mua
sắm vật tư trong khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ... Qua
giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành bán thành phẩm. Vốn lưu
động chuyển từ hình thái hiện vật này sang hình thái hiện vật khác. Kết thúc vòng
tuần hoàn, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ
ban đầu.
Để tổ chức và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, vốn lưu động được phân chia
thành các loại khác nhau. Các cách phân loại tài sản lưu động được khái quát theo
sơ đồ 2
3. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn lại có những ưu, nhược điểm khác
nhau. Để tổ chức và lựa chọn hình thức vốn hoạt động thích hợp, có hiệu quả,

×