Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc,Thái Lan và bài học cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 212 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ THỊ MINH LỆ

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ TĂNG TRƢỞNG NHANH: KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC,
TRUNG QUỐC, THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ THỊ MINH LỆ

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ TĂNG TRƢỞNG NHANH: KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC,
TRUNG QUỐC, THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kinh tế quốc tế

Mã số

: 62.31.01.06



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS CHU ĐỨC DŨNG
2. PGS.TS BÙI QUANG TUẤN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được
công bố theo đúng quy định. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được
ai công bố tại bất cứ công trình nào.
Nghiên cứu sinh

Võ Thị Minh Lệ

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ...................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................................... 5
7. Cơ cấu của luận án ....................................................................................................... 6
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƢỞNG NHANH .............................................................. 7
1.1. Tổng quan tài liệu lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trƣởng nhanh ........................................................................................................................... 7
1.1.1. Phát triển bền vững, tăng trưởng và tăng trưởng nhanh ................................. 7
1.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh ......................... 9
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu thực tiễn trong nƣớc và nƣớc ngoài về mối quan
hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh ........................................................ 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 13
1.2.2. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 18
1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã có ........................................................................... 22
1.3.1. Về các lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 22
1.3.2. Bình luận về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................. 24
1.3.3. Bình luận về kết quả đã được thống nhất và chưa thống nhất ...................... 24
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƢỞNG NHANH .. 25
2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................... 25
2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững .................................................................... 25
2.1.2.Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nhanh về kinh tế ................................... 26
2.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh ............................... 29
ii


2.2.1. Một số lý thuyết có bàn về mối liên hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh ........................................................................................................ 30

2.2.2. Cách tiếp cận để đánh giá mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh ........................................................................................................ 37
2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng
nhanh....................................................................................................................................... 39
2.3.1. Nhận thức và tư duy phát triển .................................................................... 39
2.3.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................... 40
2.3.3. Thể chế của nhà nước ................................................................................. 42
2.3.4. Sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan ................................................ 43
2.3.5. Lợi ích của các bên tham gia ...................................................................... 43
2.3.6.Nguồn lực .................................................................................................... 44
2.4. Các tiêu chí và chỉ số nhận biết để đánh giá mối quan hệ giữa phát triển
bền vững và tăng trƣởng nhanh .................................................................................... 44
2.5. Khung phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh 48
Chƣơng 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG
TRƢỞNG NHANH CỦA HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN ............ 50
3.1. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh của Hàn Quốc .... 50
3.1.1. Chủ trương phát triển kinh tế của Hàn Quốc qua từng giai đoạn ................. 50
3.1.2. Thực trạng và chính sách điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng nhanh của Hàn Quốc .......................................................................... 53
3.1.2.1. Tăng trưởng nhanh và những vấn đề về kinh tế của Hàn Quốc....................... 53
3.1.2.2. Tăng trưởng nhanh và những vấn đề xã hội của Hàn Quốc ............................ 58
3.1.2.3. Tăng trưởng nhanh và những vấn đề môi trường nảy sinh của Hàn Quốc ..... 65
3.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh của Trung Quốc 70
3.2.1. Một số quan điểm và mục tiêu phát triển trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước
Trung Quốc ........................................................................................................... 70
3.2.2. Thực trạng và chính sách điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng nhanh của TrungQuốc ........................................................................ 70
3.2.2.1 Tăng trưởng nhanh và những vấn đề kinh tế của TrungQuốc .......................... 70
3.2.2.2.Tăng trưởng nhanh và những vấn đề xã hội của Trung Quốc .......................... 75
3.2.2.3. Tăng trưởng nhanh và những vấn đề môi trường của Trung Quốc ................. 83

3.3. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh của Thái Lan ...... 93
3.3.1. Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan ............................................ 93
iii


3.3.2. Thực trạng và chính sách điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng nhanh của Thái Lan ........................................................................... 94
3.3.2.1. Tăng trưởng nhanh và những vấn đề kinh tế của Thái Lan ............................. 94
3.3.2.2. Tăng trưởng nhanh và vấn đề xã hội của Thái Lan ....................................... 101
3.3.2.3. Tăng trưởng nhanh và vấn đề môi trường của Thái Lan ............................... 104
CHƢƠNG 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ............... 114
TĂNG TRƢỞNG NHANH CỦA VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .................. 114
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ..................................................................................... 114
4.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về mối quan hệ giữa phát triển bền vững
và tăng trƣởng nhanh ......................................................................................................... 114
4.1.1. Bối cảnh trong và ngoài nước ....................................................................114
4.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước qua các Văn kiện .................................114
4.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của
Việt Nam .............................................................................................................116
4.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh của Việt Nam ... 118
4.2.1. Thực trạng mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của
Việt Nam .............................................................................................................118
4.2.2. Một số thách thức chính đối với phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh
của Việt Nam .......................................................................................................123
4.3. Kinh nghiệm của các nƣớc và bài học cho Việt Nam............................................. 125
4.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan ...............................125
4.3.2. Một số bài học cho Việt Nam.....................................................................134
4.4. Một số đề xuất giải pháp chính sách cho Việt Nam ........................................ 138
4.4.1. Đề xuất về quan điểm và mục tiêu chính sách phát triển ............................138
4.4.2. Đề xuất về các giải pháp chính sách ...........................................................139

4.4.3. Điều kiện để thực hiện thành công ................................................................147
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

BOD

Biochemical Oxygen demand

Nhu cầu ô xy hóa sinh

CIA


Central Intelligence Agency

Cục Tình báo trung ương Mỹ

CGSDI

Consultative Group on Sustainable
development Indicators

Nhóm tư vấn về các chỉ số phát triển
bền vững

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CO2

Carbon dioxide

Khí carbon dioxi

CRS

Constant returns to scale

Lợi tức không đổi theo quy mô

CSD


Commission for sustainable

Ủy ban phát triển bền vững

development
GEM

Gender empowerment Measure

Đo lường quyền lực giới

GDI

Gender related Development Index

Chỉ số phát triển liên quan đến giới

ICOR

Incrumental capital output ratio

Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm

EPI

Environmental Performance Index

Chỉ số thực hiện môi trường

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

HPI

Human Poverty Index

Chỉ số nghèo nhân văn

IEA

International Energy Agency

Cơ quan năng lượng quốc tế

ILO

International Labor Organization

Tổ chức lao động quốc tế

IMF


International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IUCN

International Union for

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài

Conservation of Nature

nguyên Thiên nhiên Quốc tế

KDI

Korea Development Institute

Viện phát triển Hàn Quốc

LHQ

United Nations

Liên hợp quốc

MDGs

Millennium Development Goals


Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MHW

Ministry of Health and Welfare

Bộ y tế và phúc lợi
Nhân dân tệ

NDT
OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Organization for Economic
Cooperation and Development

PM

Particulate matter

Hạt bụi lơ lửng

SDGs

Sustainable Development Goals

Mục tiêu phát triển bền vững


v


TFP

Total Factor Productivity

Năng suất nhân tố tổng hợp

UNEP

United National Environment
Program

Chương trình môi trường của Liên
Hợp quốc

UNDP

United Nations Development
Program

Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc

WDI

World Development Indicator

Chỉ số phát triển thế giới


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WWF

World Wide Fund for Nature

Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới

WCED

World Commission on
Environment and Development

Ủy ban thế giới về môi trường và
phát triển

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá và chỉ số đo lường mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh ............................................................................................................................. 47

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình: 1.1. Những vấn đề môi trường và tăng trưởng kinh tế ........................................10
Hình 2.1. Đường cong (hình chữ U ngược) biểu diễn bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập của Simon Kuznets .........................................................................................33
Hình 2.2: Các cam kết quốc tế.......................................................................................41
Hình 2.3: Khung phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh
.......................................................................................................................................49

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhanh luôn là mục tiêu và
khát vọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhanh thông qua ba thành tố kinh tế, xã
hội và môi trường đã khẳng định một nền kinh tế không thể đạt được mục tiêu phát
triển bền vững khi chỉ quan tâm đến mặt tăng trưởng kinh tế một cách đơn thuần mà
còn phải quan tâm cả đến cả khía cạnh xã hội và bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc làm thế nào để đạt được
đồng đều cả hai mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhanh; và quan
điểm đó đã được chứng minh và thể hiện xuyên suốt qua các văn kiện, các chương
trình nghị sự, trong kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội cụ thể của đất nước. Văn

kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh cần đi đôi với phát
triển bền vững, trong đó phát triển bền vững được xem là kim chỉ nam xuyên suốt
toàn bộ chiến lược. Phát triển bền vững phải đảm bảo bền vững về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường”. Cụ thể, đối với kinh tế đó là việc “đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả và
sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, tập trung chú trọng phát triển theo chiều sâu,
phát triển kinh tế tri thức”. Đối với xã hội, đó là phải “kết hợp hài hòa giữa thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch giữa các vùng, các miền”. Đối
với môi trường, đó là phải “coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu v.v…”. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh,
phát triển nhanh sẽ tạo nguồn lực để phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền
vững sẽ luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia [105].
Tuy nhiên, là một quốc gia đang trong quá trình phát triển và mong muốn đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,Việt Nam đang phải đối mặt với mâu thuẫn
giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững
bởi vì:

1


Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế, chuyển từ tăng trưởng chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu để tăng năng
suất, tăng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào;
Thứ hai, Việt Nam đang gặp phải các vấn đề của phát triển bền vững một cách
trầm trọng như: (i) Đối với kinh tế đó là tăng trưởng không ổn định do chủ yếu dựa
vào tăng đầu tư và khai thác tài nguyên, cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, năng suất
lao động trong các ngành không cao, đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng các nguồn
vốn đầu tư thấp; (ii) Đối với xã hội đó là trình độ phát triển giữa các vùng có sự

cách biệt lớn và xu hướng ngày càng mở rộng, chưa đảm bảo công bằng xã hội,
chưa cải thiện rõ rệt về giải quyết việc làm và đói nghèo, việc chia sẻ các thành quả
của tăng trưởng còn yếu; (iii) Đối với môi trường đó là việc quản lý, khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó ở một số nước đang phát triển, trong quá trình tiến hành cải cách,
mở cửa và thực hiện công nghiệp hóa, với mục tiêu đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh
nhiều quốc gia cũng gặp phải những rào cản trong việc đạt được các mục tiêu phát triển
bền vững giống như Việt Nam. Những cái giá phải trả cho tăng trưởng nhanh đó chính
là những bất ổn về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, có nước đã sớm nhận ra
những bất ổn để từ đó có chính sách điều chỉnh kịp thời như Hàn Quốc, còn có nước
mặc dù đã nhận ra những bất ổn nhưng do các chính sách áp dụng chưa đủ hiệu quả và
khả năng thực thi chưa cao, ví dụ như Trung Quốc và Thái Lan, bởi vậy những quốc
gia này vẫn ở trong tình trạng nan giải khi chưa biết đến khi nào mới khắc phục được
các hậu quả do tăng trưởng nhanh mang lại. Do vậy, nghiên cứu các bài học quốc tế,
đúc rút kinh nghiệm để có thể áp dụng cho Việt Nam là rất cần thiết, đó là lí do vì sao
nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng
nhanh: Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và bài học cho Việt
Nam” để nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng
nhanh của một số nước trên thế giới, Luận án rút ra các bài học kinh nghiệm cho

2


Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp và chính sách nhằm đảm bảo phát
triển bền vững đi đôi với tăng trưởng kinh tế nhanh một cách hợp lý trong điều kiện
của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau
đây:
 Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn liên
quan đến mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh;
 Tổng hợp các tiêu chí, chỉ số đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh;
 Phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng nhanh, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của Hàn Quốc, Trung Quốc
và Thái Lan, cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng, những chính sách điều
chỉnh và từ đó, rút ra một số bài học cho Việt Nam;
 Xem xét các vấn đề phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của Việt
Nam cho đến nay và tìm ra nguyên nhân;
 Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chính sách và điều kiện để thực

hiện nhằm đảm bảo phát triển bền vững đi đôi với tăng trưởng nhanh một cách hợp
lý trong điều kiện của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng kinh tế nhanh.Trong Luận án này phát triển bền vững được hiểu là sự
cải thiện về chất lượng đồng thời cả kinh tế, xã hội và môi trường; Tăng trưởng kinh
tế nhanh (sau đây gọi tắt là tăng trưởng nhanh) là sự gia tăng tốc độ GDP hay tốc độ
gia tăng GDP/người.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung
 Luận án tập trung bàn đến mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh thông qua phân tích những thành tựu, hạn chế, chính sách điều chỉnh
của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam

3



 Luận án tập trung nhiều hơn đến chiều mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
nhanh và phát triển bền vững vì (i) Phát triển bền vững ở Việt Nam chưa được thiết
lập mà chỉ là mục tiêu; (ii) Khuôn khổ có hạn về số trang của luận án. Tuy nhiên
một số kênh tác động của phát triển bền vững đến tăng trưởng nhanh vẫn được xem
xét và chỉ ra.
 Trong các cấu phần của phát triển bền vững, luận án sẽ tập trung phân tích 3
trụ cột chính của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
 Luận án chỉ sử dụng một số chỉ số đo lường trong bộ chỉ số của Liên hợp
quốc để đánh giá và phân tích về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng kinh tế nhanh do nhiều chỉ số không đủ số liệu và nhiều chỉ số do chuỗi số
liệu bị trống nhiều.
 Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu một số nước điển hình như Hàn Quốc, Trung
Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ba quốc gia nghiên cứu tham chiếu cho Việt Nam
đều là những quốc gia Châu Á, không chỉ gần gũi về mặt địa lý mà còn có nhiều nét
tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế với Việt Nam.
 Về thời gian: Về cơ bản, nghiên cứu bắt đầu từ giai đoạn các quốc gia này
đạt được tăng trưởng nhanh: Hàn Quốc bắt đầu từ năm (1961), Trung Quốc (1979),
Thái Lan (1966) và Việt Nam (1986).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Dựa trên những kết quả nghiên cứu thu thập được từ phần tổng quan lý thuyết
và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh ở
chương 1 và phần cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển bền
vững và tăng trưởng nhanh ở chương 2, luận án xây dựng khung phân tích riêng và
dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp thống kê, phân tích so
sánh, tổng hợp, khái quát dựa trên số liệu và những thông tin thực tế thu thập và
tổng hợp được để làm căn cứ phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và

tăng trưởng nhanh ở chương 3 và chương 4.
Nguồn số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng phát triển

4


Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Tổng cục thống kê (GSO), Cơ quan năng
lượng quốc tế (IEA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Chương trình môi trường
Liên hợp quốc (UNEP), Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
Quốc tế (IUCN), Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Bộ Tài nguyên môi
trường, Hệ thống thông tin môi trường quốc gia, các tạp chí, sách báo trong nước và
quốc tế, các báo cáo hội thảo, website của các cơ quan, tổ chức có liên quan của các
nước thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
 Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản và những vấn đề thực tiễn liên
quan đến mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh;
 Tổng hợp được các tiêu chí, chỉ số nhận biết và nhân tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh;
 Phân tích được những thành tựu, hạn chế và chính sách điều chỉnh của Hàn
Quốc, Trung Quốc và Thái Lan trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền
vững và tăng trưởng nhanh để làm sáng tỏ hơn các lý luận;
 Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm từ ba quốc gia trên và từ việc khái quát
các vấn đề của Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững
và tăng trưởng nhanh, Luận án đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm đảm bảo
phát triển bền vững đi đôi với tăng trưởng kinh tế nhanh ở mức hợp lý trong điều
kiện của Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở tổng quan tài liệu về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh, kết hợp với các khái niệm được trình bày về phát triển bền vững, tăng

trưởng kinh tế, tăng trưởng nhanh về kinh tế, một số lý thuyết có bàn về mối quan
hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh cũng như các tiêu chí đánh giá và
chỉ số đo lường về mối quan hệ này, Nghiên cứu sinh xây dựng khung phân tích về
mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh. Với cách tiếp cận sử
dụng khái niệm và khung phân tích này vào phân tích các trường hợp nghiên cứu
của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
tăng trưởng nhanh, từ đó gợi mở kinh nghiệm đối với Việt Nam là việc làm có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

5


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục các bảng và hình, luận án có kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tài liệu về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh. Mục đích của chương này là tổng quan các tài liệu nghiên cứu về mặt
lý thuyết và thực tiễn để tìm ra những lý thuyết nào đã được sử dụng để phân tích
mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh, những lý thuyết nào
chưa được đề cập đến. Tương tự về mặt thực tiễn, tìm kiếm những nhận định đã
được đưa ra để tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát
triển bền vững và tăng trưởng nhanh. Chương này đưa ra một số lý thuyết hay dùng
để phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững với tăng trưởng kinh tế nhanh,
đưa ra các tiêu chí, chỉ số nhận biết và các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhanh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh
đưa ra khung phân tích riêng và được dùng để phân tích trong Chương 3.
Chương 3: Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của
Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Sử dụng khung phân tích của Chương 2,
Chương 3 tập trung phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng

kinh tế nhanh của Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Với cách tiếp cận đi từ việc
xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước, đến việc
thực thi các chính sách đó, những thành tựu đạt được, vấn đề nảy sinh để từ đó các
nước đưa ra những chính sách điều chỉnh mối quan hệ trên.
Chương 4: Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của Việt
Nam: Một số đề xuất giải pháp chính sách. Dựa trên quan điểm, nhận thức của Đảng và
Nhà nước về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh và dựa trên
phân tích tình hình thực tế về phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của Việt Nam,
kết hợp với bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước, Luận án đề xuất một số giải pháp
chính sách giúp Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững đi đôi với tăng trưởng kinh tế
nhanh ở mức hợp lý, phù hợp với điều kiện và bối cảnh của Việt Nam.

6


Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƢỞNG NHANH
1.1. Tổng quan tài liệu lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và

tăng trƣởng nhanh
1.1.1. Phát triển bền vững, tăng trưởng và tăng trưởng nhanh
 Phát triển bền vững
Liên quan đến khái niệm và cách hiểu về phát triển bền vững cho đến nay đã
có nhiều học giả quốc tế cũng như trong nước nghiên cứu về chủ đề này. Về lý
thuyết phát triển bền vững có thể nói đến cuốn sách dịch “Kinh tế học bền vững”
của tác giả Holger Rogall. Ngoài ra còn có cuốn “Phát triển bền vững? Học thuyết,
thực tiễn, đánh giá” của tác giả Yean-Yves Martin (2007); “Kinh tế học mới của
phát triển bền vững: Bản tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách” của tác giả
Robertson James (1999); “Các tiếp cận tới phát triển bền vững” của Richard

M.Auty và Katrina Brown (1997); “Phát triển bền vững: Kinh tế học và chính
sách”của P.K. Rao (2000); “Phát triển bền vững trong một thế giới năng động”
World Bank (2003);“Phát triển: Những khái niệm chính trong khoa học xã hội” của
Stuard Corbridge (2000); “Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên” của
Sudhir Anand và Amartya Sen (1996); bài tạp chí “Bền vững và phát triển bền
vững: Đánh giá về mặt lịch sử và khái niệm” của Mebratu, D (1998); “Phát triển
bền vững: một sự đánh giá phê bình” của tác giả LéLé (1991); “Phù hợp với hình
tròn không? Một số suy nghĩ về phát triển bền vững” của tác giả Robinson, J
(2004); “Phát triển bền vững là gì: Mục tiêu, chỉ số, giá trị và thực tế” của tác giả
Rober và các bạn cộng sự (2005). Các cuốn sách và tạp chí này nhìn chung đã giúp
người đọc hiểu được thế nào là phát triển bền vững, đưa ra các cách tiếp cận, mục
tiêu, giá trị cũng như đánh giá về phát triển bền vững. Tổng hợp từ các lý thuyết cho
thấy phát triển bền vững là sự tổng hợp và kết hợp của cả ba yếu tố: bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trường.
Một số tác giả cho rằng cần có những tiêu chí và chỉ số cần thiết để đạt được
sự phát triển bền vững và để đạt được sự bền vững cần phải có những điều kiện cụ
thể và cần phải sự có sự quản lý một cách thích hợp (Ian Drummon and Terry
Marsden, 1999), (Michael Carley và Ian Christie, 2000), (OECD, N.d), (United
Nations, 2007). Còn theo các tác giả Parris, T.M và Kates, R.W (2003), phát triển

7


bền vững cần phải có sự kết hợp giữa phát triển và môi trường cũng như giữa phát
triển và sự công bằng. Tác giả cho rằng để đạt được sự phát triển bền vững cần phải
đạt được những chỉ số bền vững, ví dụ như chỉ số về phúc lợi, chỉ số môi trường,
chỉ số tiến bộ thực tế, chỉ số phát triển bền vững của nhóm làm việc chuyên ngành
Mỹ, các chỉ số của Costa Rica về phát triển bền vững, dự án các chỉ số của Boston.
Tuy nhiên, Parris, T.M và Kates, R.W (2003) thừa nhận rằng mặc dù những chỉ số
này được đưa ra nhưng không có bộ chỉ số nào được chấp nhận rộng rãi do sự hiểu

biết về phát triển bền vững vẫn còn mơ hồ và phương pháp đo lường và sử dụng số
liệu vẫn còn lộn xộn. Trái ngược với tác giả Parris, T.M và Kates, R.W (2003), tác
giả Tatyana (2005) cho rằng các chỉ tiêu về phát triển bền vững cần phải bao gồm
các bộ phận cấu thành của cải quốc gia, tích lũy của cải quốc gia, sản phẩm trung
gian và khoảng không môi trường, vốn xã hội và sự tham nhũng của quan chức.
Còn tác giả Omer (2008) nhấn mạnh rằng phát triển bền vững cần phải đảm bảo
chất lượng về mặt môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Nghiên cứu trong nước cũng có tác giả Trần Văn Tùng và Vũ Đức Thanh
(2010) đề cập đến lý thuyết và thực tiễn về phát triển bền vững, tuy nhiên không có
chỉ số hay tiêu chí nào được đưa ra. Các tác giả chỉ đề cập rằng để phát triển bền
vững cần phải dựa vào ba yếu tố chính. Thứ nhất, về thể chế thể hiện thông qua các
cam kết quốc tế, hệ thống luật pháp và chiến lược phát triển của từng quốc gia. Thứ
hai, thành quả của tăng trưởng kinh tế phải được chia sẻ công bằng cho các tầng lớp
xã hội, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn và cơ hội lựa chọn giúp họ tham gia vào quá
trình phát triển. Và thứ ba, tính đa dạng sinh học, môi sinh phải được duy trì.
 Tăng trƣởng và tăng trƣởng nhanh
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu kinh điển liên quan đến các
khái niệm, nội dung, bản chất và những vấn đề chung của tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên gần như chưa có công trình nào đưa ra được khái niệm thế nào là tăng trưởng
nhanh về kinh tế. Đối với bản dịch về các công trình nghiên cứu liên quan đến tăng
trưởng kinh tế có tác phẩm “Kinh tế học của sự phát triển” của tập thể tác giả
Malcolm Gillis, Dwight H. Perkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass
(1990), bản dịch của Trung tâm thông tin tư liệu (Viện Quản lý kinh tế Trung
ương), “Kinh tế học” của Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (1989), bản
dịch của Nhà xuất bản thống kê; “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” của P. Todaro
(1998), bản dịch của Nhà xuất bản Giáo Dục và một số cuốn sách như “Kinh tế học
phát triển những vấn đề đương đại” do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn

8



quốc gia (2003) xuất bản và “Tăng trưởng có trách nhiệm vì mục tiêu thiên niên kỷ:
Hội nhập xã hội, hệ sinh thái và nền kinh tế” do World Bank xuất bản (2004).
Ngoài ra còn có một số sách giáo trình kinh tế trong nước liên quan đến các lý
thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống, các mô hình tăng trưởng kinh tế và các
nghiên cứu thực nghiệm về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế do các tác giả trong nước
biên soạn như cuốn “Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế” dùng cho chương
trình sau đại học do tác giả Trần Thọ Đạt (2010) biên soạn, cuốn “Sách chuyên khảo
các mô hình tăng trưởng trưởng kinh tế” do cùng tác giả biên soạn năm 2005, giáo
trình “Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn” của tác giả Đinh Phi Hổ (2006),
giáo trình “Kinh tế phát triển” của tác giả Phan Thúc Huân (2006). Trong các cuốn
sách, các lý thuyết và các mô hình tăng trưởng kinh tế theo dòng thời gian đã được
đề cập khá toàn diện. Ngoài ra, các cuốn sách cũng giới thiệu tổng quát về các nhân
tố tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ như vốn, tài nguyên môi
trường, lao động, khoa học công nghệ, sự đổi mới và thể chế,...
Nghiên cứu kiểm chứng qua từng nhân tố tác động đến tăng trưởng, một số
học giả nghiên cứu đã đưa ra một số minh chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia phụ thuộc vào yếu tố vốn con người (Barro, 1991), (Qadri & Waheed,
2013). Tăng trưởng kinh tế còn do yếu tố môi trường quyết định (Grossman, 1995).
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế phải thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế cũng
làm cho môi trường bị suy thoái, gia tăng sự mất cân bằng và di cư (Munier. N,
2006) và (Levy và J.R. Farria, 2002).
1.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh
Về mặt lý thuyết, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng
nhanh, có chăng việc phân tích mối quan hệ đó chỉ là mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với một trong những trụ cột chính của phát triển bền vững, ví dụ như mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn, giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường hoặc giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội,...Munier (2006) cho rằng giống như một đồng xu, khi tung

lên chỉ được một mặt, trước hoặc sau chứ không thể xuất hiện đồng thời cả hai mặt,
do vậy đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cũng vậy, mỗi quốc gia
chỉ đạt được một trong hai thành tố.
Liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính bền vững về kinh tế trong dài hạn, các nhà kinh tế học nổi tiếng ở một khía

9


cạnh nào đó đã có những tranh luận về vấn đề này. Tác giả Harrod và Romar cho
rằng tốc độ tăng trưởng trong dài hạn của một nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết
kiệm của nền kinh tế, trong khi đó Robert Solow và Trevor Swan (1956) lại nhấn
mạnh đến vai trò của khoa học công nghệ. Cùng đồng tình với quan điểm khoa học
công nghệ là quan trọng nhưng tác giả Romer Paul (1990) cho rằng khoa học công
nghệ phải được quyết định bởi vốn trí thức mà vốn trí thức lại phụ thuộc vào hoạt
động đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D). Mặc dù các tác giả đã liệt kê các
nhân tố tác động đến tăng trưởng trong dài hạn của một nền kinh tế song không có
tác giả nào tính đến vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn. Các tác giả Fishervà Turnovsky (1998) và Barro (1990) đã bổ sung
cho những hạn chế này khi cho rằng chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến tăng
trưởng trong dài hạn, đặc biệt ảnh hưởng qua kế hoạch chi tiêu của chính phủ.
Liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bền vững về môi
trường, Stead, W.E., Stead, J.G. (1995) cho rằng tăng trưởng kinh tế quá mức cộng
với gia tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Khi thu nhập tăng lên
khiến cho nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng và điều này dẫn đến sự giảm sút các
nguồn lực và ô nhiễm tăng lên do các chất thải.
Giảm chất lượng
cuộc sống

Thay đổi

khí hậu
Suy kiệt
tài nguyên

Lỗ thủng
tầng Ô zôn

Phá rừng

Sức khoẻ
con ngƣời

Tăng trƣởng
sản xuất

Dân số
Tăng trƣởng
kinh tế
Tăng
tiêu dùng

Biến động
chính trị xã hội
và môi trƣờng

Tăng
chất thải

Huỷ diệt dộng
vật


Mƣa
a xít

Hình: 1.1. Những vấn đề môi trường và tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Stead, W.E., Stead, J.G. (1995), An empirical investigation of
sustainability strategy implementation in industrial organizations. In: Collins, D.,
Starik, M., editors. Research in Corporate Social Performance and Policy,
Supplement 1, JAI Press, Greenwich.

10


Trong công trình nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
Nhiều tiêu chí phân tích có thể được sử dụng để giải quyết sự đối lập này không?”
của Munier (2006) tác giả cho rằng tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ gây tổn hại đến
môi trường và kết quả là con người phải trả giá cho nó. Ủng hộ quan điểm của
Munier, đường cong môi trường Kuznets đã được đưa vào sử dụng và phân tích mối
quan hệ giữa chất lượng môi trường với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của
Grossman và Kruger (1991) và một số nhà kinh tế khác cho thấy có ba nhân tố ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường như:cơ
cấu kinh tế, công nghệ và các chính sách về môi trường. Tuy nhiên, đối lập với
quan điểm của các tác giả trên, các nhà nghiên cứu như Cole và các cộng sự (1997),
Grossman and Krueger (1995), Selden and Song (1994), Holtz-Eakin and Selden
(1992) và Shafik (1994) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm tra thực chất
có tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bền vững về môi trường hay
không? Theo các tác giả, có rất nhiều vấn đề về môi trường, nhưng lại rất khó để
đánh giá mối quan hệ này do thiếu dữ liệu và nhiều chỉ số về môi trường không thể
thống kê được, ví dụ như việc xói mòn đất, sa mạc hóa, mất đa dạng sinh học, ô
nhiễm, suy thoái nguồn nước ngầm và nhiều vấn đề môi trường khác.

Bằng cách luận giải mô hình Solow xanh, hai tác giả Brock, William A và
M.Scott Taylor (2004) cho rằng giảm ô nhiễm mà vẫn tăng được mức thu nhập bình
quân đầu người, nếu tốc độ tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực môi trường đủ lớn.
Tuy nhiên trong bài “Kinh tế chính trị của tính ổn định kinh tế vĩ mô và bất bình
đẳng thu nhập: Ý tưởng và thực tiễn”, tác giả Alesina (1997) cho rằng cần phải có
chính sách khai thác hợp lý, có hiệu quả về tài nguyên và đảm bảo công bằng giữa
các nhóm dân cư thì mới đạt được tính ổn định kinh tế vĩ mô.
Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bền vững về xã hội có thể kể đến
đại diện tiêu biểu là Simon Kuznets. Tác giả đã khẳng định rằng, trong mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bền vững về xã hội, tồn tại khoảng cách giàu nghèo và
giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Dựa vào việc phân tích số
liệu của một số quốc gia về tăng trưởng kinh tế và mức bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập được đo bằng hệ số GINI, Simon Kuznets cho rằng, mối quan hệ giữa
tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập có dạng hình chữ U ngược. Tiếp nối Kuznets, nhiều nhà nghiên cứu
khác tiếp tục phát triển hướng tiếp cận này, tiêu biểu phải kể đến: Arthur Lewis
(1955), Montek S Ahluwalia (1976), Michael Todaro (1997), J. Sachs (1998).Tuy

11


nhiên, ngược với quan điểm của các tác giả trên, các tác giả Deinimnger và Squire
(1996) lại cho rằng, không có bằng chứng để khẳng định mối liên hệ theo mô hình
chữ U ngược trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng về thu nhập
hay khoảng cách giàu nghèo khi xem xét các nước riêng lẻ, nghĩa là tăng trưởng
không làm bất bình đẳng gia tăng ngay cả ở giai đoạn đầu phát triển. David Dollar
và Aart Kraay (2002) trong công trình nghiên cứu của mình cũng cho rằng, tăng
trưởng là tốt cho người nghèo, vì người nghèo được hưởng lợi một cách đầy đủ
trong quá trình tăng trưởng đó. Chính sự tranh biện này đã làm cơ sở để hình thành
thêm một quan điểm mới, mà đại diện là Lundberg Mattias và Squire Lyn

(1999).Các tác giả đã nêu một hướng tiếp cận mới trong tìm hiểu mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và khoảng cách giàu nghèo. Họ cho rằng, không nên chỉ dừng
lại ở việc tìm kiếm mối quan hệ cơ học giữa hai đại lượng nêu trên mà nên nhìn
nhận cả hai đại lượng này đồng thời như là kết quả tác động của các yếu tố khác,
chẳng hạn như yếu tố chính sách. Ví dụ, đầu tư phát triển giáo dục có tác động tốt
đến đời sống của người nghèo, nhưng trong ngắn hạn lại ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng. Hay chi tiêu của Chính phủ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
nhưng lại làm giảm thu nhập của người dân nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng.
Để đạt được phát triển bền vững và cân bằng các trụ cột của phát triển bền
vững, một số tác giả cho rằng cần phải có yếu tố thể chế. David Hume và nhà kinh
tế học Adam Smith cho rằng một xã hội sẽ phát triển kinh tế thành công khi có được
các thể chế kinh tế tốt. Những thể chế tốt mà nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đòi hỏi là
pháp trị, tư hữu và tự do hợp đồng. Theo North, Douglass C (1990) thể chế là các
luật lệ của cuộc chơi trong một xã hội, hay nói một cách chính thức là những ràng
buộc mà con người soạn thảo ra giúp định hình sự tương tác của con người. Giả
thuyết chung của kinh tế học thể chế đưa ra là: (i) các thể chế có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của các xã hội và của mọi người và (ii) mọi người và cộng đồng
thường lựa chọn những thể chế nào giúp nâng cao quyền tự do lựa chọn và sự phồn
vinh kinh tế của mình. Điều đó có nghĩa là, một số dạng thể chế có thể đem lại sự
phát triển, song một số dạng thể chế khác lại có thể tạo ra những hệ lụy tai hại cho
sự phồn vinh, tự do và các giá trị con người khác.
Sự khác biệt về thể chế có thể tạo ra các mô hình tăng trưởng kinh tế khác
nhau. Các thể chế trong xã hội như cơ cấu quyền sở hữu và sự hoàn hảo của các thị
trường có thể ảnh hưởng đến các động cơ kinh tế trong xã hội. Nếu không có quyền
sở hữu tài sản, các cá nhân sẽ không muốn đầu tư vào vốn nhân lực hay vật lực hay

12


áp dụng các công nghệ hiệu quả hơn. Các thể chế kinh tế giúp phân bổ nguồn lực

vào các mục đích sử dụng hiệu quả nhất vì chúng xác định ai sẽ hưởng lợi ích sau
cùng. Khi không có các thị trường hay thị trường không được ai quan tâm, thì sẽ
không khai thác được lợi ích từ thương mại và nguồn lực có thể bị phân bổ sai
(Acemoglu, Daron và Simon Johnson, 2003).
Trong nước cũng có một số nhà kinh tế học nghiên cứu về yếu tố thể chế và
cũng đưa ra quan điểm cho rằng một xã hội khuyến khích mọi người đổi mới, chấp
nhận rủi ro, tiết kiệm cho tương lai, học tập, giải quyết những vấn đề chung và cung
cấp các hàng hóa công cộng,… sẽ có thể đạt tới mức thu nhập cao hơn. Một xã hội
ngược lại có thể sẽ rơi vào tình cảnh nghèo đói (Trần Văn Tùng, 2011). Yếu tố thể
chế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ cũng như thống
nhất các mối quan hệ, bởi vì các tiến trình dân chủ thực sự, trong đó có sự tham gia
và góp ý kiến cùng với những chính sách khuyến khích bình đẳng, có thể nâng cao
sự nhất trí chung và cảm giác được tham dự, và thậm chí có thể tạo ra vốn xã hội
vẫn được xem là một thành phần thiết yếu cho các thành công lâu dài (Ngô Doãn
Vịnh, 2005). Trong cuốn “Thể chế yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế” của Trần
Văn Tùng và Vũ Đức Thanh (2011), các tác giả đã chứng minh được tại sao thể chế
lại quan trọng và tại sao thể chế kinh tế tại mỗi quốc gia là khác nhau trong khi các
học giả khác như John Locke, Adam Smith, Stuart Mill và Douglass North chưa
làm rõ được.
 Tổng quan tài liệu lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng
trưởng nhanh cho thấy cho đến nay chưa có một khung lý thuyết rõ ràng nào đề cập
đến mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh, những mối quan hệ
được được đề cập trên đây phần nhiều là mối quan hệ giữa một trong những trụ cột
của phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế, không bao hàm tăng trưởng kinh tế
nhanh trong đó.
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu thực tiễn trong nƣớc và nƣớc ngoài về mối

quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trƣởng nhanh
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ

giữa phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh, nhưng những công trình đề cập đến
các nước thuộc phạm vi đề cập của luận án không chỉ hạn chế về số lượng, mà còn
hạn chế cả về nội dung phân tích. Những công trình này dù đã bàn luận về vấn đề
tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng nhanh về kinh tế cũng như về mối quan hệ của nó

13


với vấn đề phát triển bền vững, song về cơ bản, đó không phải là những báo cáo hay
phân tích tổng hợp đầy đủ và có hệ thống về mối quan hệ giữa phát triển bền vững
và tăng trưởng nhanh, mà những công trình này mới chỉ phân tích mối quan hệ một
chiều giữa tăng trưởng nhanh với một trong những trụ cột chính của phát triển bền
vững. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có cho thấy, các tác giả đã đưa ra một số
nhận định có ý nghĩa sau:
Tăng trưởng nhanh có tác động đến tính bền vững về kinh tế, cụ thể tăng
trưởng nhanh tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh cũng hàm
chứa những bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong công trình nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững – Kinh nghiệm một số nước Châu Á”
của tác giả Nguyễn Trọng Tuấn (2010) và “Hướng tới sự phát triển của đất nước:
Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng” của tác giả Ngô Doãn Vịnh (2006), các tác
giả đã chỉ ra rằng, tăng trưởng nhanh của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái
Lan đều gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, rút ngắn thời kỳ xây dựng cơ cấu ngành kinh tế
thay thế nhập khẩu, nhanh chóng chuyển sang xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hướng
về xuất khẩu. Và điều quan trọng là, các quốc gia này đều đã biết tận dụng được lợi
thế so sánh của từng quốc gia. Tuy nhiên điểm trái chiều của tăng trưởng nhanh là
nhiều nước để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh đã gây ra những vấn đề mất cân
đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia, dẫn đến tình trạng nợ công gia tăng. Trong
bài viết “Hiện trạng nợ công Trung Quốc” của tác giả Đặng Phương Hoa (2011),

tác giả cho rằng mặc dù Trung Quốc tăng trưởng hai con số và được coi là chủ nợ
lớn của nước ngoài song Trung Quốc cũng rơi vào cảnh mắc nợ. Các khoản tiền vay
nợ dùng để chi cho các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh
quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Tăng trưởng kinh tế nhanh có mối quan hệ tích cực với tính bền vững về xã
hội khi tăng trưởng nhanh mang lại cơ hội việc làm cho người lao động, tiền lương
được nâng cao (Trương Duy Hòa, 2009) và góp phần thu hẹp bất bình đẳng về thu
nhập (Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình, 1999 và Lê Bộ Lĩnh, 1998). Cùng đồng
tình với quan điểm này nhưng các tác giả Trương Duy Hòa (2009) và Nguyễn Thế
Anh (2012) bổ sung thêm tăng trưởng nhanh cũng sẽ khiến cho phân phối thu nhập
ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn, khoảng cách giàu nghèo càng lớn dần, do tăng
trưởng nhanh dẫn đến tình trạng khác biệt về thu nhập giữa các hộ gia đình thuộc

14


các ngành kinh tế cũng như sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị, và đây là một
trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội.
Trong công trình “Kinh tế Thái Lan: Một số chính sách công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX”, tác giả Trương Duy Hòa
(2009) cho rằng tăng trưởng kinh tế nhanh còn kéo theo hiện tượng di cư về mặt cơ
học. Tức tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ khiến cho một bộ phận dân cư từ những vùng
nông thôn, miền núi xa xôi, hẻo lánh đổ dồn về các thành phố và các trung tâm công
nghiệp khác để tìm việc làm, cải thiện thêm thu nhập, hậu quả là làm cho các thành
phố lớn thay đổi đến chóng mặt, kéo theo những thay đổi quan niệm về lối sống, lối
hưởng thụ.
Tăng trưởng kinh tế nhanh còn có mối quan hệ mật thiết đến tính bền vững về
môi trường. Ngô Xuân Bình (2007), Trương Duy Hòa (2009), Hoàng Thế Anh
(2010) và Phạm Thái Quốc (2010 và 2014), Nguyễn Hà Phương (2014) cho rằng
tăng trưởng nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hủy hoại môi

trường. Sự tập trung sản xuất trong những khu công nghiệp dẫn đến việc xả thải quá
mức các chất gây ô nhiễm ở những vùng đó. Ngoài ra mật độ dân cư gia tăng chưa
từng thấy ở các khu vực thành phố làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường nhất là
tích lũy rác và chất phế thải. Hơn nữa, sự mở rộng không kiểm soát của các khu vực
đô thị đã làm giảm đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Tiến trình đô thị hóa
đã khuyến khích dân cư di chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị, dẫn đến “hiệu
ứng rỗng” ở nhiều vùng nông thôn. Đồng thời, việc sử dụng một khối lượng lớn
phân bón và thuốc trừ sâu để thúc đẩy sản xuất ở các trang trại tất yếu sẽ phá hủy hệ
sinh thái nông nghiệp, đặc biệt sẽ khiến cho đất bị suy thoái và nước bị ô nhiễm
(Ngô Xuân Bình, 2007). Ủng hộ nhận định này, các tác giả Trương Duy Hòa
(2009), Hoàng Thế Anh (2010) cho rằng, mặc dù đạt được những thành công nhất
định trong tăng trưởng kinh tế, nhưng nền kinh tế phải hy sinh môi trường, bởi vì
tăng trưởng nhanh đã gây hậu quả tiêu cực đối với môi trường sinh thái và làm giảm
chất lượng cuộc sống của dân cư nhiều vùng, trên nhiều phương diện; trong đó suy
thoái rừng, ô nhiễm không khí và nguồn nước là những vấn đề nghiêm trọng nhất
trói buộc sự phát triển bền vững của các nền kinh tế.
Đối mặt với những bất ổn về xã hội và môi trường do quá trình tăng trưởng
nhanh và nóng vội mang lại, và trước nguy cơ sự phát triển bền vững của quốc gia
bị phá vỡ, chính phủ các nước đã áp dụng các chính sách khác nhau nhằm cân bằng
và hạn chế những bất ổn tiềm tàng trên. Tuy nhiên, trong thời gian đầu thực hiện

15


×