Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Chuong i khai quat ve hoat dong giao tiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 30 trang )

Chương I.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

Hoàng Thanh Xuân


I. Một số khái niệm
1. Khái niệm giao tiếp:

Giao tiếp là quá trình xác lập và vận
hành các mối quan hệ người –
người, thực hiện hóa các mối quan
hệ giữa chủ thể này với chủ thể
khác.


Giao tiếp


Quá trình giao tiếp được thực hiện phải có các yếu tố: những
mối liên hệ xã hội, lao động – sản xuất, trao đổi thông tin, tình
cảm, điệu bộ cơ thể… của con người.


2. Khái niệm kỹ năng:

Kỹ năng là gì?


Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện nhuần nhuyễn một hay


một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm
tạo ra kết quả tốt nhất.

Kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ
năng đạt được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất
định nào đó. Kỹ năng luôn có mục đích và định hướng rõ ràng.


3. Khái niệm kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp là việc nghiên
cứu lựa chọn ra một tập hợp các
hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định
để sử dụng vào một hoạt động giao
tiếp nhất định, nhằm hướng tới
một mục tiêu nhất định.


Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm
sinh hay di truyền, mà do quá trình rèn
luyện thường xuyên cùng với vận dụng
vốn kiến thức, quan hệ xã hội, sự nhạy
bén, tâm tư tình cảm… của mình trong
quá trình giao tiếp.


II. Chức năng của giao tiếp

1. Chức năng thông tin:


Giao tiếp có chức năng quan trọng
nhất là truyền tải thông tin. Nhờ giao
tiếp mà thông tin có thể dễ dàng
truyền từ người này đến người khác.


Trong cuộc sống chúng ta phải
biết lựa chọn thông tin có lợi
cho mình.

Phương tiện hiệu quả nhất để
truyền tải thông tin là gì?


?!


2. Chức năng điều khiển, ảnh hưởng:


Giao tiếp là việc xác lập mối quan hệ người – người.
Cho nên trong giao tiếp con người có thể điều khiển,
ảnh hưởng về tâm lý, phong cách, lối sống, thói
quen… đến nhau.


3. Chức năng thiết lập, xây dựng các mối quan hệ:

Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội sẽ không thể tạo lập nếu
con người không tác động, ảnh hưởng qua lại, giao tiếp với nhau… Cho nên có thể nói giao tiếp có

chức năng thiết lập và xây dựng các mối quan hệ xã hội.


Con người không có các mối quan hệ xã hội, chỉ làm bạn với
muông thú và thiên nhiên thì sao?


4. Chức năng hoàn thiện nhân cách:


Thông qua giao tiếp xã hội, con người có thể nhận được những đánh giá, phản hồi khác nhau
đến với mình. Từ đó họ tự điều chỉnh, rèn luyện về phong cách ăn mặc, nói năng, diễn biến
tâm lý, tính khí của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhờ đó mà thông qua giao
tiếp bản thân, nhân cách của chủ thể giao tiếp được điều chỉnh và hoàn thiện hơn.


III. Một số hình thức giao tiếp
1. Giao tiếp trực tiếp:

Đây là kiểu giao tiếp mà các chủ thể trực
tiếp gặp mặt, trò chuyện, trao đổi thông
tin, cảm xúc với nhau. Đây là hình thức
giao tiếp phổ biến và mang lại hiệu quả
cao nhất.


2. Giao tiếp gián tiếp:

Đây là hình thức giao tiếp mà các chủ thể
giao tiếp không trực tiếp gặp mặt nhau,

mà thông qua các phương tiện trung gian
như điện thoại, thư tín, mail, internet,
mạng xã hội…


3. Giao tiếp chính thức:

Đây là hình thức giao tiếp hành chính,
công vụ phải tuân theo những quy định
nhất định. Giao tiếp chính thức được
thực hiện dưới dạng các cuộc hội nghị,
họp giao ban hay các buổi tổng kết…


4. Giao tiếp phi chính thức:

Đây là hình thức giao tiếp không phải tuân thủ theo bất cứ một quy định nào, mà
chỉ nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, cảm xúc giữa người với
người.


5. Giao tiếp cá nhân:
Đây là hình thức giao tiếp giữa các cá nhân
với nhau dưới nhiều hình thức khác nhau.

6. Giao tiếp nhóm:
Đây là hình thức giao tiếp giữa nhóm với
nhóm, hay giữa một cá nhân với một nhóm.



IV. Giao tiếp và tâm lý giao tiếp
1. Khái niệm tâm lý người:

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ não, là kinh nghiệm xã
hội – lịch sử biến thành cái riêng của mỗi
người. Tâm lý người có bản chất xã hội và
mang tính lịch sử.


2. Nhu cầu và hệ thống nhu cầu:
- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Tùy theo
trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu
khác nhau.


- Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp đã tạo thành một hệ thống
các nhu cầu khác nhau. Từ những nhu cầu sinh lý giúp con người sinh tồn
cho đến những nhu cầu cao trong xã hội cần được tôn trọng.


×