Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

20 giáo án bài thơ chieu toi (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.63 KB, 10 trang )

Ngày soạn: 10/03/2018
CHIỀU TỐI
- Hồ Chí Minh –
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được bút pháp tả cảnh vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ, có
thể áp dụng tìm hiểu các bài thơ tương tự.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn
hướng về sự sống và ánh sáng.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu tham khảo
- HS: bài soạn, đọc thêm tài liệu tham khảo
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài “Chiều tối”. Nêu nội dung khái quát của bài
thơ.
3. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Phương pháp/ Kĩ thuật: vấn đáp
GV: Cả bốn câu thơ trong bài, câu nào cũng có sự vận động nhưng mức độ khác nhau.
Hãy chỉ rõ.
HS trả lời.
Gợi ý
Hai câu đầu tả cảnh chiều nơi rừng núi đang chầm chậm vào đêm. Khác với cánh
chim mỏi đang vội vã của Bà huyện Thanh quan, cánh chim của Bác không còn vội vã
nữa khi đã gần đến đích, trực giác mách bảo chúng ta như vậy là do âm hưởng “mạn
mạn” ở câu sau lan tỏa. Suy ngẫm sâu hơn, chúng ta thấy cái vẻ buồn, cô đơn chỉ là vỏ
bọc tâm trạng bên ngoài của Bác, thực chất cốt cách vẫn là phong thái ung dung, tự tại
của con người nắm vững quy luật thiên nhiên, xã hội. Cảm nhận như vậy chúng ta mới
thấy sự thống nhất trong mạch thơ.
Hai câu sau của bài thơ tả cảnh sinh hoạt của con người. Sự vận động ở hai câu thơ


này gắn kết, liên tục, không ngưng nghỉ trong những vòng xay quay cối ngô của thiếu
nữ. Công việc hoàn thành khi ánh hồng lò than tỏa rực trong màn đêm.
Toàn bài thơ là sự vận động liên tục với hàng loạt động từ như: mỏi, về, tìm, trôi,
xay, rực nhưng tuyệt đối tĩnh lặng, không có âm thanh. Khung cảnh núi rừng chiều tối
được miêu tả, cảm nhận hoàn toàn bằng thị giác.
Hoạt động 2. Ôn tập kiến thức cơ bản và luyện đề
Phương pháp: vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trả lời một phút
Hoạt động của
GV và HS
GV làm các thăm
phiếu, HS bốc

Nội dung cần đạt
I. Ôn tập kiến thức cơ bản về bài thơ
Câu 1. Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ Chiều tối trong hoàn cảnh
nào?


thăm và trả lời
nhanh, ghi điểm
GV có thể gợi ý
để định hướng
trả lời cho HS

Gợi ý
Hình ảnh cánh
chim bay về tổ
thường gợi đến
điều gì?

Qua đó cho thấy
điều gì về tâm hồn
HCM?
“Cánh chim” và
“chòm mây” là
những hình ảnh
được xuất hiện ở
không gian nào?
Qua đó thể hiện
góc nhìn và tâm
trạng của người tù
thế nào?
Gợi ý
So sánh câu thơ
dịch với câu thơ
dịch nghĩa để rút
ra nhận xét

Gợi ý
Quan sát kĩ về mặt
từ ngữ để nhận
diện biện pháp tu
từ. Phân tích hiệu
quả nghệ thuật của
biện pháp đó

Gợi ý
- 8-1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng
minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ
Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.

- Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ tại
Quảng Tây. Suốt thời gian 13 tháng trong tù, Người vẫn giữ vững
tinh thần Cách mạng, đặc biệt, Người đã sáng tác được tập Nhật
kí trong tù bao gồm 134 bài thơ.
- Bài thơ Chiều tối được Người viết trong lần bị chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên bào, vào thời gian đầu của 13 tháng tù giam.
Câu 2. Hình ảnh “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” trong câu thơ
đầu có ý nghĩa gì?
Gợi ý
- Hình ảnh cánh chim bay về tổ gợi đến buổi chiều tà và sự sum
họp gia đình → những người xa xứ dễ chạnh lòng nhớ tới gia
đình, quê hương
- Tương đồng: cánh chim đã mỏi và người tù cũng mệt mỏi sau
một ngày giải lao, lê bước trên đường dài. → Câu thơ chứa đựng
sự cảm thông và mối giao cảm của nhà thơ với cuộc sống
Câu 3. Hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” trong bài thơ
Chiều tối được quan sát ở góc nhìn như thế nào? Góc nhìn đó cho
biết điều gì về tâm hồn và phong thái của thi nhân?
Gợi ý
- Góc nhìn: hướng lên cao, ra xa
- Tâm hồn và phong thái của thi nhân: ung dung, tự tại, tinh thần
lạc quan, bất khuất, vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người tù.
Kẻ thù có thể giam cầm được thể xác nhưng không thể giam hãm
tinh thần con người: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài
lao”
Câu 4. Câu thơ “Cô vân mạn mạn độ thiên không” được dịch là
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” không đạt ở những chữ
nào? Vì sao?
Bút pháp nổi bật nhất trong bài thơ là gì?
Gợi ý

- Câu thơ “Cô vân mạn mạn độ thiên không” được dịch là “Chòm
mây trôi nhẹ giữa tầng không” không đạt ở những chữ: “cô vân”
và “mạn mạn” vì không diễn tả được sự đơn lẻ và nhịp trôi chầm
chậm của những đám mây.
- Bút pháp nổi bật nhất của bài thơ là: chấm phá
Câu 5. Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Hồ Chí Minh, Chiều tối)
Gợi ý
- Phép tu từ: điệp ngữ vòng (ma bao túc – bao túc ma)


- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Gợi vòng quay tròn đều của cối xay ngô
+ Động tác xay ngô miệt mài, đều đều không nghỉ
+ Sự tĩnh lặng, thanh bình của miền sơn cước: đều đều theo nhịp
trôi của thời gian
+ Sự vận động của thời gian từ chiều sang tối
Gợi ý
Câu 6. Vì sao chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ?
Gợi ý
Chữ “hồng” xuất
- Không gian, thời gian chuyển dần vào đêm tối, kèm theo cái
hiện ở vị trí nào
lạnh lẽo, hoang vu của miền sơn cước, chữ “hồng” xuất hiện vừa
của bài thơ? Sự
xuất hiện của chữ mang lại màu sắc, vừa mang lại hơi ấm cho cảnh vật.
- Được đặt cuối bài thơ, chữ “hồng” là điểm nhấn và là điểm kết

này gợi lên điều
cho toàn bộ khung cảnh nghệ thuật của bài thơ, đồng thời tỏa hơi
gì?
ấm, ánh sáng và niềm vui cho toàn tác phẩm.
II. Luyện đề
Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm, vấn đáp,…
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm,…
Hoạt động của GV
Nội dung cần đạt
và HS
Đề: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)
GV định hướng cho
Gợi ý
1.
Khái
quát
về
vẻ
đẹp
cổ
điển
và hiện đại trong thơ
HS kiến thức
* Vẻ đẹp cổ điển trong thơ
Hs khái quát về vẻ
đẹp cổ điển và hiện - Bức tranh thiên nhiên: rộng lớn, khoáng đạt, mang tầm vóc vũ trụ.
- Thi liệu: mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; tùng, cúc, trúc, mai,
đại trong thơ

- Con người:

+ Trong mối quan hệ với thiên nhiên: bé nhỏ, choáng ngợp trước vũ
trụ rộng lớn,..
+ Tâm trạng: Buồn, sầu, chia li,…
- Nghệ thuật: vẽ mây nẩy trăng, đối lập, chấm phá,…
* Vẻ đẹp hiện đại trong thơ
- Con người:
+ Trong mối quan hệ với thiên nhiên: làm chủ thiên nhiên, làm chủ
đất trời, hoàn cảnh
+ Tâm trạng: vui, hướng về sự sống của con người
- Mạch thơ: vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui, luôn
hướng về bình minh, ngày mai, mặt trời hồng...
Gv hướng dẫn hs 2. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
tìm hiểu vẻ đẹp cổ 2.1. Hoàn cảnh sáng tác
điển và hiện đại - 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh
trong bài thơ Chiều và phân bộ quốc tế phản xâm lược, HCM sang Trung Quốc để tranh
thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh
tối
Hs trình bày hoàn
(Quảng Tây), Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam
cảnh sáng tác
(8/1942 – 9/1943). Trong thời gian bị giam cầm, Bác viết Nhật kí
trong tù (gồm 134 bài thơ chữ Hán).
- Đây là bài thơ thứ 31 của tập thơ, sáng tác trên đường chuyển lao từ


HS thảo luận nhóm
3- 4 người
Nhóm 1. Vẻ đẹp cổ
điển của bài thơ thể
hiện như thế nào

qua nhan đề, đề tài,
cấu tứ và thể thơ?

Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối năm 1942. Trong lần chuyển lao này,
Bác đã sáng tác chùm 5 bài thơ gồm: Đi đường, Chiều tối, Đêm ngủ ở
Long Tuyền, Điền đông, Mới đến nhà lao Thiên Bảo. Chùm thơ
không chỉ phản ánh những vất vả trên đường chuyển lao mà còn thể
hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
2.2. Vẻ đẹp cổ điển
a. Nhan đề, đề tài, cấu tứ
* Nhan đề, đề tài
- Chiều tối: gợi dấu ấn về thời gian (chiều chuyển dần sang tối –
chiều muộn) – thời gian tâm trạng gợi buồn.
+ Trong tập Nhật kí, Bác có hàng chục bài thơ viết về thời gian và sự
vận động của hiện thực trong bước lưu chuyển của thời gian. Đêm
năm canh, ngày sáu khác, thời khắc nào cũng có mặt trong những
trang "Nhật kí trong tù": "Tảo", "Triêu cảnh", "Tảo tình", "Ngọ",
"Ngọ hậu", "Vãn", "Vãn cảnh", "Hoàng hôn", "Mộ", "Thu dạ"... Điều
đó chứng tỏ thời gian là mối quan tâm lớn, thường trực của Hồ Chí
Minh. Theo dõi từng chút quang âm của ngày đi qua trong khắc
khoải:
"Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông pha giữa trận tiền".
+ Đó là một sự cảm nhận thời gian của Bác khi rơi vào hoàn cảnh tù
đày. Từ đó mà thời gian tâm trạng có độ dài gấp trăm lần thời gian vật
chất -> vận dụng thi liệu phương Đông, Bác gắn kết cổ điển với hiện
đại
+ Ý thức về thời gian của Bác càng biểu hiện rõ nét. Lấy “Chiều tối”
làm thi đề cho bài thơ, Hồ Chí Minh đã tạo nên mạch chảy có tình
truyền thống trong thơ -> vẻ đẹp cổ điển

+ Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng
là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.
- “Giai thì, mĩ cảnh” (thời gian đẹp, cảnh đẹp): Thi đề này khá phổ
biến trong NKTT, bài Chiều tối cũng có thi đề này và cảnh trong bài
thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên.
* Cấu tứ
Đậm đà mầu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về
quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ
Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi
hoàng hôn mà nhớ tới quê hương: Quê hương khuất bóng hoàng hôn
– Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai (Hoàng Hạc Lâu). Không chỉ
trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca VN ta cũng có thể tìm
thấy những bài thơ có cấu tứ như thế như bài Chiều hôm nhớ nhà của
Bà Huyện Thanh Quan:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.


Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
b. Thể thơ
- Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách
đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là
một lí do tạo nên mầu sắc cổ điển của tác phẩm.
- Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim
mỏi về rừng tìm chốn ngủ - Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu

trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với
hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ
cuối lại miêu ta con người.
Nhóm 2. Vẻ đẹp cổ
điển của bài thơ thể
hiện như thế nào
qua thi liệu và bút
pháp?

c. Thi liệu và bút pháp (để miêu tả bức tranh thiên nhiên)
Hai câu thơ đầu
- Thi liệu:
+ Hình ảnh cánh chim, chòm mây: gợi thời gian buổi chiều
+ Hình ảnh cánh chim:
Chim bay về núi tối rồi
(Ca dao)
Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành
(Nguyễn Du)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
(Bà Huyện Thanh Quan)
Hình ảnh cánh chim được HCM cảm nhận ở trạng thái bên trong: sự
mỏi mệt rã rời sau 1 ngày kiếm ăn, muốn tìm một chốn dừng chân.
Hai câu thơ của Hồ Chí Minh gợi đến hai câu thơ của Lí Bạch trong
bài "Độc toạ Kính Đình sơn":
"Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khử nhàn"
(Đàn chim bay mất hút và cõi vô tận.
Chòm mây cô độc trôi nhàn nhã ở lưng chừng trời)
Cánh chim chiều trong thơ Lí Bạch bay mất hút vào cõi vô tận, cánh

chim chiều trong thơ Hồ Chí Minh bay về rừng tìm chốn ngủ. Một
bên là cánh chim của sự siêu thoát, một bên là cánh chim của dời
sống hiện thực, bay theo cái nhịp điệu bất tận của sự sống, sáng bay
đi tìm mồi, tối lại bay về tìm chốn ngủ. Rõ ràng Hồ Chí Minh tuy sử
dụng thi liệu cổ điển nhưng đã đưa cánh chim từ cõi hư vô phảng phất
ý vị siêu hình trong thơ Lí Bạch trở về đời sống thực. Sự cảm nhận ấy
xuất phát từ chính cảnh ngộ hiện tại của Người.
+ Hình ảnh chòm mây:
 Áng mây chiều trong thơ Lí Bạch trôi nhàn nhã gợi cảm giác
thoát tục, còn "chòm mây lẻ trôi lững lờ" ("mạn mạn") trong


Nhóm 3. Vẻ đẹp cổ
điển của bài thơ thể
hiện như thế nào
qua nhân vật trữ
tình?

Nhóm 4. Vẻ đẹp
hiện đại của bài thơ
thể hiện như thế nào
qua thi liệu và bút
pháp?

thơ Hồ Chí Minh lại tôn thêm cái vẻ yên ả, thanh bình của
cảnh chiều. Một bên mang xu hướng thoát li, còn một bên lại
hướng về đời sống
 Áng mây trong thơ Thôi Hiệu bay từ nghìn năm trước, phiêu
dạt, siêu thoát.
Bạch vân thiên tải không du du

(Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay)
Áng mây trong thơ HCM bay trong hiện tại, là hiện thân của hiện
thực gần gũi.
=> Bầu trời cao rộng, thoáng đãng, bức tranh thiên nhiên khoáng đạt
một buổi chiều thu nơi núi rừng sơn cước.
- Bút pháp :
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc;
+ Bút pháp chấm phá;
+ Lấy điểm vẽ diện;
d. Con người (nhân vật trữ tình)
- Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác.
- Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một.
Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ
ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác
từng viết: Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp – Mây gió, trăng hoa,
tuyết núi sông (Cảm tưởng đọc TGT)
=> Chiều tối có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường thơ Tống: Thơ
nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát
một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh
hồn của tạo vật.
Nếu như Chiều tối chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ
bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn
lung linh một sức sống hiện đại. Chính mầu sắc hiện đại đã mang đến
cái mầu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.
- Tư thế: ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh tù đày để thưởng ngoạn
vẻ đẹp thiên nhiên → câu thơ không hề có dấu ấn của tù đày.
=> Bản lĩnh phi thường, sự vĩ đại của HCM.
2.3. Vẻ đẹp hiện đại
a. Thi liệu và bút pháp: Những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp
tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường

- Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường
vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim
trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm,
phiêu dạt, chia lìa (Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch) ngược lại, cánh
chim trong thơ Bác cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo cái
nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ
trong sự sống thường ngày.
- Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở
trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (Cánh chim bay) mà


còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi
mệt).
- Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong
Chiều tối lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp
trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù
cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường
chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người
khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ,
nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn,
mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh
mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám
cảnh.
- Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến
sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của B luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh
thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản
lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và
nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn
về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận
thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế.

- Theo như nhà thơ Hoàng Trung Thông: Nếu như bài thơ Chiều tối
kết thúc ơ câu thư ba thì nó cũng không khác gì bài Giang tuyết của
Luyễn Tông Nguyên đời Đường. Giang tuyết mở đầu bằng câu Thiên
sơn điểu phi tuyệt (Nghìn non bóng chim tắt) và kết thúc bằng câu:
Độc điếu hàn giang tuyết (Một mình câu tuyết trên sông lạnh). Đây là
bài thơ lẻ loi quá chừng, lạnh lẽo quá chừng. Sự khẳng định ấy, đã
chứng tỏ rằng, HCM rất Đường mà không Đường một chút nào, với
một chữ hồng Bắc đã làm rực sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi
sự mệt mỏi, uể oải, nặng nề.
- Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm
nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.
Nhóm 5. Vẻ đẹp
hiện đại của bài thơ
thể hiện như thế nào
qua nhân vật trữ
tình?

b. Con người (nhân vật trữ tình)
- Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên
nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí
trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong
cảnh. Bài thơ Chiề tối cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có
mầu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại.
- Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước:
+ Nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự
ấm áp của cuộc sống nhất là với người tù đang bị đầy ải nơi đất khách
quê người.
+ Lời dịch thơ cô em làm mất đi sự trẻ trung, khỏe khoắn của hình
ảnh thiếu nữ và cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con
người.

+ Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán


nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình
ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm
cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở
vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức
tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp.
+ Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống
động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng
trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình
ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động
của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người
đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và
hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay
ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân
thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp lien hoàn hoán chuyển trong
nguyên bản ma bao túc – bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc
cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô vẫn miệt mài
xay xong.
- Hình ảnh người tù:
+ Du đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong
khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào
nhịp sống bình dị của người lao động.
+ Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động.
+ Trong long Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu
cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh
gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Chiều tối suy cho cùng chính
là chất thơ của tình yêu cuộc sống.
- Trong nguyên bản của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc

vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua
hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc
lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng,
ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu
nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan
cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.
- Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bong đêm âm u mà
là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ hồng ở đây
vì thế không chỉ để chỉ mầu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ
hồng lại được kết hợp với một tự mạnh dĩ (rực) nên hình ảnh thơ càng
nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh
của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ hồng chính
là thi nhãn của bài thơ.
- Bài thơ tuy viết trong cảnh ngộ riêng đầy đau khổ nhưng Bác đã
quên đi sự đau khổ của mình, vẫn dành một chỗ trong tâm hồn cho
tình yêu thiên nhiên và vẫn nằng tình thương mến chia sẻ niềm vui và
công việc rất đỗi bình thường của người lao động. Chính tình yêu
cuộc sống ấy đã giúp Bác vượt qua được những chặng đường gian


nan nhất của cuộc đời CM.
=> Tình yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết của Bác. Vượt lên
hoàn cảnh tù đày để cảm thông, chia sẻ niềm vui bình dị với người
lao động → Vẻ đẹp bình dị, đời thường của HCM.
GV hướng dẫn HS 3. Đánh giá
đánh giá
- Thơ Bác đậm đà mầu sắc cổ điển vì Bác là người Phương Đông,
mang trong mình truyền thống Phương Đông rất đậm đà (đó là tình
yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên, yêu thú điền viên, lâm
tuyền với phong thái thanh cao); Bác lại am hiểu thơ Đường, giỏi chữ

Hán.
- Nhưng thơ Bác không hẳn là thơ xưa bởi thơ Bác là một hồn thơ
CM mang lí tưởng của một tinh thần thép của một chiến sĩ giầu lòng
yêu nước, thương dân. Đó là chỗ khác thơ xưa, đồng thời đó là chỗ
hơn thơ xưa của Bác. Thơ Bác sáng ngời tình thần thời đại, nó là
tiếng thơ của người cộng sản vĩ đại.
- Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối không tách rời nhau
mà kết hợp hài hòa với nhau làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của bài
thơ, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Kết luận
- Tìm ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài Chiều tối là để cảm nhận và lí giải sức sống lâu
bền, sức hấp dẫn của tác phẩm. Hiểu Chiều tối chúng ta hiểu được giá trị nghệ thuật của tập
thơ NKTT; hiểu được vì sao đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng những thi phẩm của HCM vẫn
vẹn nguyên sự trẻ trung, sâu sắc; hiểu được vì sao tác phẩm của Bác lại có một vị trí quan
trọng trong dòng văn học Việt Nam hiện đại.
- Kính yêu Bác vì sự nghiệp Cách mạng Người trọn vẹn dành cho đất nước. Chúng ta còn
kính yêu Bác bởi tài năng và tâm hồn cao đẹp Bác gửi gắm trong những sáng tác văn
chương - Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn (Tố Hữu).
Hoạt động 3. Vận dụng
Phương pháp/ Kĩ thuật: gợi mở
Phân tích chất thép (tinh thần hiện đại, nghị lực phi thường) của HCM trong
Chiều tối.
Gợi ý
- Giải thích:
+ Chất thép: ý chí, nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh, chấp nhận thử thách.
+ Chất thép không chỉ thể hiện ở những bài nói chuyện thép mà ngay cả những bài
không nói chuyện thép nhưng vẫn mang tinh thần thép.
- Phân tích:
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của bài thơ → Nhấn mạnh nỗi khổ cực của người
tù.

+ Chứng minh những nỗi cực khổ của cảnh tù đày không còn trong thơ HCM. Thay
vào đó là tấm lòng luôn hướng về thiên nhiên, con người và niềm tin vào tương lai
tươi sáng.
Hoạt động 3. Tìm tòi, mở rộng
Phương pháp/ Kĩ thuật: gợi mở


- Đọc thêm các bài thơ trong Nhật kí trong tù, tìm hiểu thêm về phong cách thơ Hồ Chí
Minh
- Sưu tầm thêm các đề luyện tập về bài thơ Chiều tối (Mộ)
IV. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc lòng bài thơ
- Hoàn thiện dàn ý các bài

Kí duyệt ngày 17 tháng 03 năm 2018

Trần Hải Yến



×