Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.93 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ ÁNH TRANG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ ÁNH TRANG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN ĐỒNG THÁP” do
Nguyễn Thị Ánh Trang, sinh viên khoá 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp thực
hiện, đă bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký-Họ tên)

Ngày

tháng

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký -Họ tên)


năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Cha Mẹ - người đã nuôi dưỡng tôi
khôn lớn, giáo dục tôi thành người, cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp
đỡ, động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Chân thành biết ơn quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Kinh Tế trường
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương, người đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Chân thành biết ơn ban lãnh đạo cùng các Anh, Chị công tác tại Cục Hải
quan tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá tŕnh thực tập
tại cơ quan.
Xin cảm ơn đến tất cả các bạn bè, người đã ủng hộ cùng trao đổi kiến thức và
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Sau cùng, tôi xin gởi đến Cha Mẹ, quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn lời
chúc sức khỏe và luôn thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng

năm


Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ ÁNH TRANG. Tháng 06 năm 2012. "Phân Tích Và Đánh
Giá Hiệu Quả Hoạt Động của Cục Hải Quan Đồng Tháp".
NGUYEN THI ANH TRANG. Jun 2012. “Analyzing And Assessing of The
Performace of Dong Thap Customs Department”.
Mục tiêu của khóa luận là phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục
Hải quan Đồng Tháp trong hai năm 2010- 2011. Để làm được điều này, khóa luận đã
đi sâu phân tích các mặt hoạt động của Cục hải quan Đồng Tháp: công tác quản lý
xuât nhập khẩu, công tác kiểm tra - thu thuế, công tác điều tra chống buôn lậu, công
tác xử lý vi phạm.... Khóa luận cũng xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
của Cục hải quan, đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu của Tổng cục Hải
quan, sự hài lòng của khách hàng. Trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp giúp
Cục hải quan hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ sách báo,
internet, các phòng ban của Cục Hải quan và số liệu sơ cấp từ việc điều tra 40 khách
hàng doanh nghiệp. Sau đó dùng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương
pháp phân tích tổng hợp... để nghiên cứu và giải quyết vấn đề.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.4 Cấu trúc khóa luận: .............................................................................................................. 2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu về Tổng cục Hải quan Việt Nam ........................................................................ 4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam ............................... 4
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan ..................................................................... 7
2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan Đồng Tháp .............................................................................. 7
2.2.1 Khái quát hoạt động của cục Hải quan Đồng Tháp từ 2002 đến 2010............... 7
2.2.2 Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Đồng Tháp ................................................. 10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 16
3.1.1 Lý thuyết về Hải quan ....................................................................................... 16
3.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương .......................................................................................... 21
3.1.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của các Cục Hải quan ........................ 23
3.1.4 Lý thuyết về khách hàng và sự thỏa mãn khách hàng ....................................... 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 27
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 27

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 27
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 27
v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1 Thực trạng hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp ......................................................... 29
4.1.1. Công tác quản lý xuất nhập khẩu .................................................................... 29
4.1.2 Công tác kiểm tra sau thông quan .................................................................... 34
4.1.3. Công tác kiểm tra thu thuế .............................................................................. 36
4.1.4. Công tác điều tra, chống buôn lậu ................................................................... 38
4.1.5. Công tác xử lý vi phạm ................................................................................... 40
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Cục hải quan Đồng Tháp............................... 42
4.2.1. Những nhân tố bên trong .................................................................................. 42
4.2.2. Những nhân tố bên ngoài ................................................................................. 48
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp ............................................. 49
4.3.1. Những ưu điểm và tồn tại: ................................................................................ 49
4.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp qua các chỉ tiêu .. 52
4.3.3. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng .............................................................. 53
4.4 Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Cục hải quan Đồng Tháp ......................................... 59
4.4.1.Định hướng phát triển của Cục hải quan ........................................................... 59
4.4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Cục hải quan .......................................... 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63


5.1 Kết luận

........................................................................................................................ 63

5.2 Kiến nghị

........................................................................................................................ 64

5.2.1 Đối với Tổng Cục hải quan ............................................................................... 64
5.2.2 Đối với khách hàng ........................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

67

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBL

Chống buôn lậu

CLDV

Chất lượng dịch vụ


DN

Doanh nghiệp

ĐTCBL

Điều tra chống buôn lậu

ĐVT

Đơn vị tính

GLTM

Gian lận thương mại

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HQCK

Hải quan cửa khẩu

HQĐT

Hải quan Đồng Tháp

KH


Khách hàng

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

NV

Nhân viên

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Phương Tiện Xuất Nhập Cảnh Năm 2010-2011 ...........................................30
Bảng 4.2 Số Lượng Hành Khách Xuất Nhập Cảnh Năm 2010-2011 ...........................31
Bảng 4.3 Giá Trị Hàng Hóa XNK Năm 2010-2011 ......................................................32
Bảng 4.4 Số Hồ Sơ Được Kiểm Tra Chi Tiết Và Kiểm Tra Thực Tế Hàng Hóa Năm
2010-2011 ......................................................................................................................33
Bảng 4.5 Công Tác KTSTQ của Cục Hải Quan Đồng Tháp Năm 2010-2011 .............34
Bảng 4.6 Số Vụ KTSTQ Có Phát Sinh Số Thu Năm 2010-2011..................................35
Bảng 4.7 Số Lượng Cán Bộ Làm Công Tác KTSTQ Năm 2010-2011 ........................36
Bảng 4.8 Chỉ Tiêu Thu Và Số Thực Thu Tại Cục HQĐT Năm 2010-2011 .................36
Bảng 4.9. Số Thuế Thu Nộp Từng Đơn Vị Năm 2010-2011 ........................................37
Bảng 4.10. Kết Quả Công Tác CBL, GLTM, VPTT Năm 2010-2011 .........................39

Bảng 4.11 Hiệu Quả Hoạt Động của Đơn Vị ĐTCBL Năm 2010-2011.......................40
Bảng 4.12. Công Tác Xử Lý Vi Phạm Năm 2010-2011 ...............................................41
Bảng 4.13 Tình Hình Giải Quyết Vướng Mắc của KH Năm 2010-2011......................42
Bảng 4.16 Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động của Cục HQĐT Năm 2010 - 2011 ............52
Bảng 4.17. Sự Hài Lòng của KH Khi Đến Giao Dịch Tại Cục Hải Quan Đồng Tháp .55
Bảng 4.18.Mong Muốn Của KH Về Số Lần Tổ Chức Hội Thảo ..................................58

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bộ Máy Tổ Chức Của Tổng Cục Hải Quan .....................................................7
Hình 2.2 Biểu Đồ Số Thu Nộp Ngân Sách Qua Các Năm của Hải Quan Đồng Tháp....8
Hình 2.3 Biểu Đồ Kết Quả Công Tác Chống Buôn Lậu Qua Các Năm của cục HQĐT 9
Hình 2.4 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Cục HQĐT .......................................................10
Hình 3.1 Mô Hình Hài Lòng của KH ............................................................................25
Hình 3.2. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng của KH .....................................26
Hình 4.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Công Chức của Cục HQĐT Năm 2011 .............43
Hình 4.2. Đánh Giá của KH Về Cơ Sở Hạ Tầng, Trang Thiết Bị Tại Cục HQĐT .......53
Hình 4.3. Đánh Giá của KH Về Trình Độ Của Nhân Viên Cục HQĐT .......................54
Hình 4.4 Biểu Đồ Sự Hài Lòng của KH Khi Giao Dịch Tại Cục HQĐT .....................56
Hình 4.5. Mong Muốn Của KH về Hình Thức Liên Hệ Với Cục HQĐT .....................57
Hình 4.6 Biểu Đồ Mong Muốn Của KH Về Số Lần Tổ Chức Hội Thảo ......................58

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào
công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực
chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế xã hội như giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo… Bên cạnh những chính sách của nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp, của cộng đồng thì
những thành tựu xuất khẩu đạt được không thể không kể đến sự nỗ lực của ngành hải
quan. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, vai trò của ngành hải quan
càng được chú trọng.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 của
ngành Hải quan được tổ chức ngày 25/12/2011 tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan cũng đã
cho thấy nỗ lực của toàn ngành Hải quan trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm
thiểu thủ tục và thời gian cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại…
là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của hải quan Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều
bất cập: quy trình thủ tục tuy được sửa đổi nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp với
thực tiễn; trình độ cải cách, hiện đại hóa Hải quan còn thấp và chưa bắt kịp khu vực;
còn một số cán bộ tiêu cực làm phiền lòng người dân và doanh nghiệp…
Là cục hải quan của một tỉnh miền tây đang trên đà phát triển, Cục hải quan tỉnh
Đồng Tháp là 1 điển hình của hải quan Việt Nam, hoạt động theo những đường lối,
chính sách của Tổng cục hải quan, Cục hải quan Đồng Tháp đã gặt hái được nhiều
thành công. Song vẫn còn đó rất nhiều tồn tại. Để có một cái nhìn khách quan về hiệu
quả hoạt động của hải quan Đồng Tháp, từ đó có biện pháp nâng cao năng lực phục
vụ, giảm thiểu những sai sót trong quá trình hoạt động, tôi chọn đề tài “Phân Tích và

Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động của Cục Hải Quan Tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài tốt


nghiệp với mong muốn qua việc phân tích, đánh giá có thể có những đóng góp giúp
Hải quan tỉnh hoàn thiện hoạt động của mình.
Do có giới hạn về thời gian và kiến thức, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị công
tác tại Cục Hải quan Đồng Tháp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp và
đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tại đây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hoạt động của Cục Hải quan
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Hải quan Đồng Tháp, rút ra được những
thành công và hạn chế trong hoạt động của Hải quan tỉnh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải quan Đồng Tháp,
cũng như nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương này nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu sẽ được nghiên cứu trong những
chương tiếp theo, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Chương này giới thiệu về Tổng cục Hải quan Việt Nam, về Cục Hải quan tỉnh
Đồng Tháp.

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương này trình bày những cơ sở lý luận về Hải quan và về sự hài lòng của
khách hàng để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Hải quan Đồng
Tháp, trong đó có việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động của Hải
2


quan Đồng Tháp. Chương này cũng nêu các phương pháp được sử dụng để thực hiện
đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này là phần quan trọng, nội dung chính của luận văn. Nêu lên kết quả
đạt được trong quá trình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Trên cơ sở phân tích ở chương 4, rút ra được kết luận chung nhất, phát huy hơn
nữa những mặt tốt và giải quyết những hạn chế. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về Tổng cục Hải quan Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn
phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn
gắn vết thương chiến tranh.
Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục

đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách, Hải quan
Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ
Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan
của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”,
Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1 năm 2002.
Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà
mình đã đặt ra: “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ
quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam.
Các giai đoạn phát triển của Hải quan Việt Nam
Giai đoạn 1945 - 1954:


Thành lập Hải quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt nam dân
chủ cộng hoà vừa mới khai sinh, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày
10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được uỷ quyền của Chủ tịch Chính
phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 SL thành lập "Sở thuế
quan và thuế gián thu" khai sinh ngành hải quan Việt Nam. Với:
Nhiệm vụ: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau
đó, Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định
đoạt, hoà giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu.
Giai đoạn 1954 - 1975:
Nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước; Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý
hoạt động ngoại thương và thành lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu)
thuộc Bộ Công thương.
Giai đoạn 1975 - 1986:

Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước.
Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước
từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay
quốc tế, Bưu cục ngoại dịch, Trạm chở hàng. Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất,
Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải
quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại
thương.
Thời kỳ này tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước
phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc
Hội đồng Bộ trưởng; và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số
139/HĐBT ngày 20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Hải quan Việt Nam được xác định là "Công cụ
chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng kiểm tra và quản lý
hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước
CHXHCN Việt nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống các
hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm bảo
5


đảm thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại
hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục
vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước".
Giai đoạn 1986 - 2000
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước,
chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Nhiệm vụ: Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý
Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài
phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn

chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ
từ 20 - 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm
đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều.
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải
quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/5/1990.
Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý Nhà
nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt
Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc
tiền Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam được xác định rõ
tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng
Bộ Trưởng"
Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993 và từ đó đã mở rộng quan
Từ 1990 đến 2000 toàn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách
thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục Hải quan tại cửa khẩu,
thực hiện tốt các nội dung: Sắp xếp lại và thành lập thêm các địa điểm thông quan,
công khai hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục Hải quan, phân
luồng hàng hoá "Xanh, Vàng, Đỏ", thiết lập đường dây điện thoại nóng, sửa đổi, bổ
sung và ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình thủ tục hải quan nhằm thực hiện
các nội dung của đề án cải cách.
6


2.1.2 Cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan
Hình 2.1 Bộ Máy Tổ Chức Của Tổng Cục Hải Quan

Nguồn:

2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan Đồng Tháp

Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 067.3851247
Fax:067.3852004
Email:
2.2.1 Khái quát hoạt động của cục Hải quan Đồng Tháp từ 2002 đến 2010
Ngày 05/12/1985, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số
215/TCHQ-TCCB thành lập Hải quan tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Quân số ban đầu của Hải quan tỉnh Đồng Tháp là 29 người
Qua hơn 25 năm hoạt động, Cuc Hải quan Đồng Tháp đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh. Lưu lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh càng tăng, nhưng thủ tục hải quan được
7


tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đã xây dựng
lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, không ngừng vươn
lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Đóng góp một phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Từ năm
2002 đến nay, công tác thu nộp Ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan Đồng Tháp
đều tăng, nổi bật là từ năm 2003 đến năm 2009. Nếu như năm 2002 số thu chỉ đạt 7,09
tỷ đồng thì đến năm 2009 số thu đạt 293,74 tỷ đồng (tăng 41,43 lần). Đạt kết quả đó là
do Cục Hải quan tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Hình 2.2 Biểu Đồ Số Thu Nộp Ngân Sách Qua Các Năm của Hải Quan Đồng
Tháp
ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng nghiệp vụ
Công tác kiểm tra sau thông quan được Cục Hải quan tỉnh triển khai nhiệm vụ
từ tháng 3/2003 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa Hải quan và đổi mới
phương pháp quản lý Hải quan. Từ năm 2003 đến năm 2009, các Chi cục HQCK đã

phúc tập 13.820 tờ khai Hải quan; Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã tiến hành 06
cuộc kiểm tra sau thông quan đối với 6 doanh nghiệp; đã truy thu 683.509.094 đồng,
thu phạt 9.636.275 đồng và truy hoàn 1.031.429 đồng. Tất cả các trường hợp truy thu
thuế, thu phạt, truy hoàn đều đúng pháp luật và được sự đồng thuận của doanh nghiệp.
8


Công tác đấu tranh chống buôn lậu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hoạt động
buôn lậu từ năm 2002 trở lại đây có chiều hướng giảm dần về quy mô, tính chất và
mức độ. Từ năm 2002 đến 2010, công tác chống buônđã bắt giữ, xử lý 1.428 vụ, xử lý
hình sự: 1 vụ.
Hình 2.3 Biểu Đồ Kết Quả Công Tác Chống Buôn Lậu Qua Các Năm của cục
HQĐT

Số vụ

Trị giá( triệu đồng)

3.475,90

1.494,00

1.389,30
667,99
220
2002

182
2003


181
2004

878,32 933,3
219

2005

422

191
2006

90
2007

169
2008

651

565

111

96

2009

2010


Nguồn: Phòng nghiệp vụ
Để từng bước hiện đại hóa Hải quan, xây dựng lực lượng Hải quan ngày càng
chính quy, hiện đại, thợi gian qua Cục đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, ti học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức; thường xuyên tổ chúc các hội
thi tìm hiểu nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề. Mặt khác, Cục cũng chú trọng tập trung
đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh quy
định, và đến nay, hầu hết cán bộ, công chức đều đã tốt nghiệp đại học, trình độ cơ bản
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Với những thành tích đã đạt được, tập thể và cá nhân Cục Hải quan tỉnh Đồng
Tháp đã được khen thưởng như sau: 6 huân chương lao động Hạng Ba, 6 Bằng khen

9


của Thủ tướng Chính phủ, 1 cờ thi đua của Bộ Tài chính và 154 Bằng khen của Bộ Tài
chính, Bộ Thương mại, UBND tỉnh Đồng Tháp, 3 Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
2.2.2 Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Đồng Tháp
Hình 2.4 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Cục HQĐT

LÃNH ĐẠO CỤC

VĂN

PHÒNG TỔ

PHÒNG

PHÒNG


PHÒNG

CHI CỤC

PHÒNG

CHỮC CB

THANH TRA

NGHIỆP VỤ

CBL & XỬ

KTSTQ

Ý

CHI CỤC

CHI CỤC

CHI CỤC

CHI CỤC

CHI CỤC

ĐỘI KIỂM


HQCK

HQCK

HQCK

HQ SỞ

HQ

SOÁT HQ

THƯỜNG

CẢNG ĐT

DINH BÀ

THƯỢNG

THÔNG

Nguồn: Văn phòng


Văn phòng

Ngày 07/6/1994, Văn phòng Cục được chính thức thành lập thep Quyết định số
103/TCHQ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Văn phòng Cục có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng về công tác văn

phòng và tài vụ - quản trị. Hiện nay có 3 đ/c lãnh đạo và 18 cán bộ, công chức, nhân
viên HĐLĐ làm việc ở các bộ phận: Tham mưu tổng hợp, Hiện đại hóa Hải quan, Tài
vụ, Quản trị, Văn thư, Lưu trữ, Lái xe, Bảo vệ, Phục vụ. Là một tập thể đoàn kết, gắn
bó, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Là đơn vị tham mưu tích cực, tận
tụy, bao quát giúp cho Lãnh đạo Cục trong công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều
hành, góp phần quan trọng cho việc hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ của Cục Hải quan
tỉnh 25 năm qua.

10


 Phòng Tổ chức cán bộ
Theo Quyết định số 215/TCHQ-TCCB ngày 05/12/1985 của Tổng cục Hải
quan, Phòng Tổ chức hành chính quản trị được thành lập (tiền thân của Phòng Tổ chức
cán bộ hiện nay).
Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ
đạo và thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Cục trưởng về công tác Tổ chức cán
bộ; Xây dựng và tổng hợp kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức theo kế hoạch; công tác Bảo vệ
chính trị nội bộ; Công tác Thi đua khen thưởng. Hiện nay có 2 lãnh đạo và 2 cán bộ,
công chức.
Là đơn vị tham mưu giúp việc tận tụy, chuẩn mực cho Lãnh đạo Cục trong
công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức bộ máy, khen thưởng – kỷ luật.
 Phòng Thanh tra
Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Phòng Thanh tra thuộc
cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.
Phòng Thanh tra có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng về công tác Kiểm
tra, thanh tra việc thi hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về Hải quan; công tác
Thanh tra Thuế; công tác tiếp dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật, công tác phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hiện nay có 1 lãnh đạo và 2 cán bộ, công chức.
 Phòng nghiệp vụ
Ngày 05/12/1985, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ được thành lập và là tiền thân của
Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.
Phòng Nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra và tổ chức thực hiện: Công tác giám sát quản lý Hải quan; Kiểm tra, quản lý
thu thuế xuất nhập khẩu; Xác định giá trị Hải quan; Tuyên truyền hỗ trợ cung cấp
thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế; Công tác ứng dụng Công nghệ
thông tin và Thống kê Hải quan. Hiện nay có 2 lãnh đạo và 6 cán bộ, công chức.
 Phòng chống buôn lậu – Xử lý vi phạm
Năm 1994, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập Phòng
Điều tra chống buôn lậu thuộc Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp theo QĐ số 103/TCHQ11


TCCB ngày 07/6/1994 (tiền thân của Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm hiện
nay).
Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm có chức năng tham mưu giúp Cục
trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: Công tác chống buôn lậu, xử
lý vi phạm hành chính về Hải quan, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quanvà quản lý rủi
ro, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện có 2 lãnh đạo và 3 cán bộ, công chức. Là
tập thể có truyền thống đoàn kết, gắn bó và có trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ
công tác được giao.
 Chi cục Kiểm tra sau thông quan
Ngày 17/3/2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Phòng Kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh (tiền thân của Chi cục Kiểm tra sau thông
quan hiện nay).
Chi cục Kiểm tra sau thông quan có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan
tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông
quan và phúc tập hồ sơ Hải quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy
định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Có 1 lãnh đạo, 3 công chức.



Đội kiểm soát Hải quan

Đội Kiểm soát Hải quan được thành lập ngày 05/12/1985.
Đội Kiểm soát Hải quan có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện kiểm soát
Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới; tham mưu và trực tiếp đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển
trái phép các chất ma túy va tiền chất qua biên giới, trong phạm vi địa bàn hoạt động
do Cục Hải quan tỉnh quản lý. Hiện có 3 lãnh đạo và 8 cán bộ,công chức.
 Cửa khẩu Cảng Đồng Tháp:
- Chi cục Hải quan quản lý: Chi cục HQCK Cảng Đồng tháp
- Địa chỉ: số 91 Nguyễn Huệ, phường 1, TP.Cao Lãnh, Đồng tháp
- Số ĐT: 067.3851.378
- Số Fax: 067.3874.902
- Quy mô cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế đường sông

12


- Địa bàn hoạt động: bao gồm Cảng Trần Quốc Toản, Cảng chuyên dùng xăng
dầu thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh; Cảng Sa Đéc và cảng thủy nội địa Bảo Mai tại
huyện Lai vung; các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
- Loại hình, mặt hàng XNK thường xuyên qua cửa khẩu: Nhiên liệu nhập kinh
doanh và tạm nhập tái xuất; Sản phẩm thủy sản (cá tra) xuất kinh doanh; hàng gia công
may mặc; tân dược, dăm gỗ, gạo xuất kinh doanh.
- Kim ngạch XNK trung bình từ 2007 đến nay: khoảng 150 triệu USD/năm.
Riêng năm 2010, kim ngạch đạt 218,7 triệu USD. Đây là đơn vị có số thu lớn nhất của
Cục, số thu hàng năm chiếm trên 90% số thu toàn Cục.
 Cửa khẩu Thường Phước

- Chi cục Hải quan quản lý: Chi cục HQCK Thường Phước
- Địa chỉ: Ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp
- Số ĐT: 067.3595.247
- Số Fax: 067.3595247
- Quy mô cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế đường sông
- Khoảng cách địa lý từ cửa khẩu đến TP.Cao Lãnh : 80km
- Địa bàn hoạt động: bao gồm: Khu Kinh tế cửa khẩu Thường Phước tại Ấp 1,
xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu thường xuyên qua cửa khẩu: Phân bón
xuất kinh doanh; Sắn lát nhập kinh doanh; gỗ tạm nhập – tái xuất; tàu chở Container
xuất nhập quá cảnh và một số hàng hóa khác chuyển cửa khẩu.
- Kim ngạch XNK trung bình từ 2007 đến nay: khoảng 30 triệu USD/năm
 Cửa khẩu Dinh Bà:
- Chi cục Hải quan quản lý: Chi cục HQCK Dinh Bà
- Địa chỉ: Ấp Dinh Bà, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp
- Số ĐT: 067.3529.295
- Số Fax: 067.3529296
- Quy mô cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế đường bộ.
- Khoảng cách địa lý từ cửa khẩu đến Thị xã Cao Lãnh: 86 km
- Địa bàn hoạt động: bao gồm: khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà tại ấp Dinh Bà, xã
Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
13


- Loại hình, mặt hàng XNK thường xuyên qua cửa khẩu: Điện năng xuất bán
sang Campuchia; gỗ nhập kinh doanh và tạm nhập tái xuất; hàng hóa tiêu dùng mua
bán tại siêu thị miễn thuế Dinh Bà; trái cây nhập kinh doanh.
- Kim ngạch XNK trung bình từ 2007 đến nay: khoảng 1 triệu USD/năm
 Cửa khẩu Sở Thượng:
- Chi cục Hải quan quản lý: Chi cục HQCK Sở Thượng.

- Địa chỉ: Ấp Bình Hòa Thượng, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự,
tỉnh Đồng Tháp
- Số ĐT: 067.3588.097
- Số Fax: 067.3588.060
- Quy mô cửa khẩu: Cửa khẩu phụ đường sông (Tỉnh Đồng Tháp đang đề nghị
nâng cấp lên cửa khẩu chính)
- Khoảng cách địa lý từ cửa khẩu đến Thành phố Cao Lãnh: 73 km
- Địa bàn hoạt động: bao gồm: Khu vực cửa khẩu Sở Thượng tọa lạc tại Ấp
Bình Hòa Thượng, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Đường
biên giới giữa Việt Nam và Campuchia xác định ở giữa dòng sông Sở Thượng từ cột
mốc biên giới đầu Kênh Ba Nguyên đến Trạm Biên phòng Mộc Rá (Đồn Biên phòng
911 – Đồng Tháp) dài khoảng 17km.
- Loại hình, mặt hàng XNK thường xuyên qua cửa khẩu: Hoạt động XNK hàng
hóa qua cửa khẩu này hạn chế, chủ yếu là hàng tiểu ngạch và hàng hóa trao đổi, mua
bán của cư dân biên giới.
 Cửa khẩu Thông Bình:
- Chi cục Hải quan quản lý: Chi cục Hải quan Thông Bình
- Địa chỉ: Ấp Phước Tiên, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
- Số ĐT: 067.3520.057
- Số Fax: 067.3520.056
- Quy mô cửa khẩu: Cửa khẩu phụ đường sông (Tỉnh Đồng Tháp đang đề nghị
nâng cấp lên cửa khẩu chính)
- Khoảng cách địa lý từ cửa khẩu đến Thành phố Cao Lãnh: 90 km
- Địa bàn hoạt động: Khu vực cửa khẩu Thông Bình tại ấp Phước Tiến, xã
Thông Bình, huyện Tân Hồng.
14


×