Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYẾN THỊ BÉ NGỌC

KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP
BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYẾN THỊ BÉ NGỌC

KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP
BÌNH DƯƠNG

Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths. Bùi Công Luận

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06/201


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN LUÂN
CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BÌNH
DƯƠNG”, do NGUYỄN THỊ BÉ NGỌC, sinh viên khoá 34, ngành Kế Toán thực
hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.S. Bùi Công Luận
Người hướng dẫn,

Ngày…..tháng…...năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày……tháng…….năm 2012

Ngày……tháng……năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng trên giảng đường đại học là khoảng thời gian vô cùng quý báu và
quan trọng đối với tôi. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để
tôi có đủ tự tin bước vào đời. Kỳ thực tập này chính là chính là những bước đi cuối
cùng trên con đường đại học. Để có được những bước đi này, tôi chân thành cảm ơn
đến thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tại trường.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương đã giúp tôi
tích lũy những kiến thức khoa học về kinh tế nói chung và kế toán nói riêng, đồng thời
nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn của ngành nghề mà tôi đang theo đuổi. Để có được
điều đó là nhờ sự tận tình chỉ dạy của các anh chị phòng kế toán đã giúp tôi có thể làm
quen với thực tế và hoàn thành tốt luận văn này, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của
thầy Bùi Công Luận từ buổi đầu bước chân trên giảng đường đến lúc tìm nơi thực tập
và cuối cùng là hoàn thành quá trình nghiên cứu để viết luận văn này.
Hơn nữa, những gì tôi có được ngày hôm nay là nhờ công ơn nuôi dưỡng của ba mẹ,
những người đã tạo cho tôi điều kiện tốt nhất để học tập.
Tôi xin chân thành biết ơn đến ba mẹ, gia đình, quý thầy cô, đặc biệt là thầy Bùi Công
Luận cùng các anh chị trong công ty nơi tôi thực tập.Xin nhận nơi tôi lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành công.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÉ NGỌC. Tháng 6 năm 2012. “Kế Toán Kinh Doanh Hàng
Hóa Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH MTV Lâm Nghiệp
Bình Dương”.
NGUYEN THI BE NGOC. June 2010. “Trading Goods And Determined
Trading Result Accounting At Binh Duong Forestry Company Limited”.
Để công ty hoạt động có hiệu quả cần có sự phối hợp động bộ giữa các phòng
ban như phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng tài chính kế toán.Phải luôn nắm rõ
tình hình kinh doanh mua bán hàng hóa, các khoản doanh thu, chi phí của hoạt động
kinh doanh một cách hợp lý, hợp lệ góp phần tăng tỷ suất sinh lợi của đồng vốn đầu tư
để tạo ra lợi nhuận cao nhất.
Từ những vấn đề trên, nội dung nghiên cứu bao gồm: mua bán hàng hóa và xác định
kết quả kinh doanh từ đó nhận xét về công tác kế toán mua bán hàng hóa của công ty,
đưa ra những đề nghị nhằm nêu cao hiệu quả hoạt động.



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đề cương ............................................................... 2
1.5. Cấu trúc khóa luận .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 4
2.2. Tổng quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 4
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương: .... 4
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: .......................................................... 6
2.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ........................................................... 8
2.2.4.Chế độ kế toán áp dụng ............................................................................. 10
2.2.5. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ vá các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 11
2.2.6.Các nguyên tắc kế toán .............................................................................. 11
2.2.7.Thuận lợi và khó khăn: .............................................................................. 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 14
3.1.1. Khái niệm hàng hóa .................................................................................. 14
3.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại ............................................ 14
3.2. Kế toán mua hàng ............................................................................................. 14
3.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 14
3.2.2. Phương thức mua hàng ............................................................................. 15
3.2.3. Thời điểm xác định hàng mua .................................................................. 15
3.2.4. Phương thức thanh toán tiền hàng ............................................................ 15
3.2.5.Nhiệm vụ của kế toán mua hàng ............................................................... 16
3.2.6.Kế toán tổng hợp quá trình mua hàng ....................................................... 16
3.3. Kế toán bán hàng .............................................................................................. 22
3.3.1. Phương thức bán hàng .............................................................................. 22

v


3.3.2. Thời điểm ghi nhận doanh thu.................................................................. 23
3.3.3. Xác định giá bán ....................................................................................... 24
3.3.4.Xác định giá vốn........................................................................................ 24
3.3.5.Phương thức thanh toán ............................................................................. 24
3.3.6. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng: .............................................................. 24
3.3.7.Tổ chức kế toán bán hàng.......................................................................... 25
3.4. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh thương mại ........................................... 34
3.4.1. Đặc điểm chi phí hoạt động kinh doanh thương mại ............................... 34
3.4.2.Nhiệm vụ của kế toán chi phí hoạt động kinh doanh thương mại............. 34
3.4.3.Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.......................................................... 34
3.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ............................................ 37
3.5.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ..................................................... 37
3.5.2.Kế toán chi phí tài chính............................................................................ 38
3.6.Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................. 40
3.6.1. Khái niệm: ................................................................................................ 40
3.6.2.Tài khoản sử dụng ..................................................................................... 40
3.6.3. Sơ đồ hạch toán ........................................................................................ 40
3.7.Kế toán thu nhập khác và chi phí khác .............................................................. 40
3.7.1.Khái niệm .................................................................................................. 40
3.7.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 40
3.7.3.Sơ đồ hạch toán ......................................................................................... 41
3.8.Kế toán xác định hoạt động kinh doanh thương mại ......................................... 43
3.8.1.Khái niệm: ................................................................................................. 43
3.8.2.Tài khoản sử dụng ..................................................................................... 43
3.8.3. Sơ đồ hạch toán ........................................................................................ 44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 45
4.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty ..................................................................... 45

4.2.Kế toán mua hàng .............................................................................................. 45
4.2.1.Phương thức mua hàng .............................................................................. 45
4.2.2.Phương thức xác định giá mua mủ ............................................................ 46
4.2.3.Phương thức thanh toán tiền...................................................................... 46
vi


4.2.4.Kế toán tổng hợp quá trình mua hàng ....................................................... 47
4.3. Kế toán bán hàng .............................................................................................. 53
4.3.1.Phương thức bán hàng ............................................................................... 53
4.3.2 Giá vốn hàng bán ....................................................................................... 53
4.3.3. Xác định giá bán ....................................................................................... 53
4.3.4.Kế toán quá trình bán hàng........................................................................ 53
4.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................ 57
4.4.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ..................................... 57
4.4.2.Kế toán doanh thu nội bộ .......................................................................... 59
4.4.3.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ...................................................... 59
4.4.4 Kế toán giá vốn hàng bán .......................................................................... 60
4.4.5.Kế toán chi phí mua hàng, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .... 62
4.4.6.Kế toán hoạt động tài chính....................................................................... 69
4.4.7.Kế toán hoạt động khác ............................................................................. 73
4.4.8.Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................. 76
4.4.9.Kế toán xác định kết quả kinh doanh ........................................................ 77
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 82
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 82
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

CP

Chi phí

DN

Doanh Nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho



Giám đốc


SDCK

Số dư cuối kỳ

SP

Sản phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

WTO

Tổ chức mậu dịch quốc tế

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp ......................................................... 7
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty .................................................................... 8
Hình 2.3.Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty..................................................................10
Hình 2.4. Hình ảnh về hoạt động thu mua mủ ..............................................................13
Hình 3.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng trong DN hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thuế thường xuyên. ......................................................20
Hình 3.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng trong DN hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ........................................................................21
Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực
tiếp .................................................................................................................................27
Hình 3.4. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng 28
Hình 3.5 Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao
hàng trực tiếp ( giao tay ba) ...........................................................................................29
Hình 3.6 Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán buôn chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng có tham gia thanh toán ..........................................................................................30
Hình 3.7 Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng không tham gia thanh toán....................................................................................31
Hình 3.8 Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán hàng trả chậm, trả góp..................................32
Hình 3.9 Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán hàng đại lý ....................................................33
Hình 3.10. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp ............................36
Hình 3.11. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính...........................................38
Hình 3.13. Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp ..............................................40
Hình 3.14.Sơ đồ hạch toán thu nhập khác .....................................................................42
Hình 3.15.Sơ đồ hạch toán chi phí khác ........................................................................43
ix



Hình 3.16. Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh ............................................................44
Hình 4.1.Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng ..............................................................47
Hình 4.2. Lưu đồ luân chuyển chứng từ quá trình mua hàng tại công ty ......................51
Hình 4.3. Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng hóa (không qua kho) ............................54
Hình 4.4. Lưu đồ luân chuyển chứng từ bán hàng ........................................................56
Hình 4.5.Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng quý IV/2011 ........................................58
Hình 4.6 Quy trình kế toán giá vốn hàng bán ...............................................................61
Hình 4.7.Sơ đồ hạch toán chi phí thu mua hàng hóa tại công ty ...................................64
Hình 4.8.Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ...............................................67
Hình 4.9. Quy trình kế toán doanh thu hoạt động tài chính ..........................................70
Hình 4.10. Quy trình kế toán chi phí tài chính ..............................................................72
Hình 4.11. Quy trình kế toán thu nhập khác .................................................................74
Hình 4.12.Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh quý IV/ 2011 ......................................80

x


PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Sổ nhật ký chung

Phụ lục 2

Hợp đồng kinh tế

Phụ lục 3

Hóa đơn GTGT


Phụ lục 4

Phiếu thu
Phiếu chi

Phụ lục 5

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tờ
khai thuế TNDN tạm tính quý 4.

Phụ lục 6

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục 7

Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2011

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Bình Dương là một trong số các tỉnh có sự phát triển kinh tế năng động và hiệu

quả trong cả nước, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, có

nhiều khu công nghiệp hoạt động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là một yếu tố
thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cũng
như hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, Bình Dương đang ra sức tập trung sức
người, sức của để xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa phù hợp với điều kiện của tỉnh. Với tình hình phát triển kinh tế của đất
nước, từ khi nước ta mở cửa và hội nhập với thế giới, chính thức gia nhập tổ chức
thương mại WTO. Đảng và Nhà nước ta xác định, đây vừa là cơ hội cho đất nước phát
triển kinh tế vừa là thách thức đối với nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta. Thách thức
của doanh của doanh nghiệp cũng chính là thách thức đối với bộ máy kế toán. Thật
vậy, đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng thì công
tác kế toán đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng đó là: giúp cho doanh nghiệp theo
dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: Quá trình sản
xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động,
quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt. Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở
hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan từng thời kỳ nhờ đó người
quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai,
(cụ thể là: phản ánh trung thực, kịp thời và đầy đủ những thông tin này đến cho các
nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ có cái nhìn tổng thể về hoạt động của doanh
nghiệp, từ đó có thể phân tích, đánh giá, đề ra những biện pháp để có phương hướng
kinh doanh tối ưu. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán luân
chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại nên


tôi đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh
doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương ” nghiên cứu và làm
khóa luận tốt nghiệp cho tôi khóa học năm 2008 -2012. Mong ước là đạt được những
mục tiêu đưa ra.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, phản ánh, phân tích, đánh giá công tác kế toán luân chuyển hàng hóa

và xác định kết quả kinh doanh của công ty như: hoạt động mua bán hàng hóa, vận
chuyển hàng hóa, luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
các hình thức ghi sổ kế toán tại công ty.
Dựa trên các lý thuyết nền tảng của bộ môn kế toán để tìm hiểu, phân tích tổ
chức của bộ máy kế toán, chế độ kế toán tại công ty theo quy định của VAS - Chuẩn
mực kế toán Việt Nam do BTC ban hành. Từ đó, đưa ra những ưu, khuyết điểm và đề
ra giải pháp, nhằm từng bước hoàn thiện công tác kế toán luân chuyển hàng hóa và xác
định kết quả kinh doanh tại đơn vị.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán mủ cao su của công ty TNHH MTV
Lâm Nghiệp Bình Dương tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đề tài được thực
hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011. Các số liệu minh họa được lấy trong quý 4
năm 2011.
1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đề cương
Trong quá trình nghiên cứu, đề cương có thể đánh giá được hiệu quả của công tác kế
toán luân chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, đồng thời đưa
ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế mắc phải để góp phần hoàn thiện
bộ máy kế toán của đơn vị.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề cương này sẽ là cơ hội gắn kết những kiến thức đã
học với thực tiễn nhằm cũng cố, nâng cao kiến thức và tích lũy được vốn kinh nghiệm
quý báu để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.
1.5. Cấu trúc khóa luận

2



Gồm 5 chương: Chương 1 (Mở đầu) : lý do, ý nghĩa, mục tiêu nghiên cứu và sơ lược
cấu trúc của khóa luận.Chương 2 ( Tổng quan) nêu lên tổng quan về các tài liệu nghiên
cứu có liên quan đã được thực hiện và giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV
Lâm Nghiệp Bình Dương bao gồm lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty. Chương 3 (Nội dung và phương pháp
nghiên cứu) đưa ra một số khái niệm,TK áp dụng và phương pháp hạch toán.Đồng thời
nêu rõ những phương pháp được áp dung trong khóa luận . Chương 4 (Kết quả và thảo
luận) mô tả quá trình mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh, các loại
chứng từ, cách định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đưa ra
một số nhận xét. Chương 5 (Kết luận và kiến nghị) nhận xét chung về công tác kế toán
mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh của công ty; rút ra ưu, khuyết điểm
từ đó để ra một số biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán cho đơn vị và
phục vụ tốt cho công tác quản lý.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Kế toán luân chuyển hàng hóa là một đề tài tương đối phổ biến và được nhiều tác
giả đề cập đến (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2011; Vũ Thái Hồng Linh, 2010), mỗi tác
giả đều có hướng đi riêng, có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều
khẳng định tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác kế toán mua bán hàng hóa
và xác định kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp có tham gia quá trình trao đổi
mua bán. Qua tìm hiểu các luận văn nghiên cứu về kế toán luân chuyển HH 3 năm
gần đây của trường ĐH Nông Lâm, các luận văn hầu hết đã phản ánh công tác kế
toán luân chuyển HH tại đơn vị phù hợp với những chế độ và chuẩn mực kế toán

hiện hành. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến về việc mua hàng là đưa chi phí mua
hàng vào TK 641 thay vì TK 1562 như luật định.Ví dụ: đối với công ty cổ phần
thực phẩm nông sản: kế toán hạch toán các chi phí phát sinh trong quá mua hàng
như:chi phí hàng nhập kho, phí bốc dỡ... vào thẳng TK 641 thay vì 1562 theo quy
định của BTC. Điều này giúp đơn giản quá trình hạch toán nhưng không phản ánh
đúng giá vốn, cũng như ở khâu bán hàng không phản ánh đúng chi phí bán hàng.
Nếu HH mua trong kì thì việc hạch toán này không ảnh hưởng mấy đến BCTC,
nhưng nếu không phải trong kì thì sẽ khác. (Đinh Quang Thiện, 2008. Kế toán luân
chuyển HH tại công ty thực phẩm nông sản Sài Gòn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân
kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.)
2.2. Tổng quát về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương:
a) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương được thành lập năm 2010 cũng có thể
xem là một công ty trẻ nhưng tiền thân của công ty là Lâm Trường Phú Bình lại có


một lịch sử hình thành và phát triển khá dài. Được thành lập từ năm 1986, Lâm trường
Phú Bình với chức năng quản lý – bảo vệ rừng thuộc lâm phận Đồng Phú – Sông Bé
(cũ). Đến năm 1997, khi hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước được thành lập, Lâm
Trường Phú Bình có lâm phận phần lớn tại địa giới hành chính huyện Phú Giáo và trực
thuộc sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Dương. Do nhu cầu phát
triển đa dạng các hình thái rừng cũng như quản lý hiệu quả các tài nguyên đất đai, tạo
cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định
số 3489/QĐUBND, ngày 09/11/2010 thành lập Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp
Bình Dương được chuyển đổi từ Lâm Trường Phú Bình.
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.
Tên tiếng Anh: BÌNH DƯƠNG FORESTRY COMPANY LIMITED
Tên giao dịch: FCB

Địa chỉ: Khu phố 2 - Thị Trấn Phước Vĩnh - Huyện Phú Giáo - Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại : 06506 559 007
Fax : 06503 762 896
Email :
Mã số thuế:3700144147001
Hình thức sở hữu:công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Vốn điều lệ : 23.000.000.000 đồng
Chủ sở hữu : Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương
Người đại diện theo pháp luật :chủ tịch kiêm giám đốc Bùi Văn Phương
b) Chức năng:
Trồng mới, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm, cây đặt
sản. Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng.
Kinh doanh các dịch vụ trong sản xuất nông lâm : Khai hoang, làm đất, đo đạt kinh tế,
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Chế biến, kinh doanh mua bán, tiêu thụ nông lâm sản, đặc sản từ nguồn nguyên liệu
sản xuất của công ty và thị trường trong, ngoài nước.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và các loại động vật hoang dã khác trong danh
mục pháp luật cho phép.
5


c) Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động:
Công ty từng bước hoàn thiện mô hình quản lý, khoanh nuôi, trồng mới, khai thác và
sản xuất các sản phẩm nông – lâm nghiệp tạo thành hàng hóa đa dạng hơn và chất
lượng hơn. Từng bước xây dựng được nhà máy chế biến mủ cao su, để tận dụng ưu thế
nguồn nguyên liệu tại chổ, tạo ra sản phẩm cạnh tranh về giá thành.
Thử nghiệm trồng mới các giống cây cho gỗ có giá trị kinh tế cao, cải tiến kỹ thuật
canh tác và khai thác đối với rừng trồng và diện tích thâm canh, tạo sản phẩm đầu ra
đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chũng loại.
Quản lý và sử dụng vốn của công ty theo đúng chế độ chính sách nhằm đạt hiệu quả

kinh tế cao nhất. Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sự trang trải về tài chính, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước .
Sử dụng đội ngũ nhân viên theo đúng chính sách của Nhà nước, luôn chăm lo đời sống
vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ văn hóa chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Công ty quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng thực hiện quyền thủ trưởng đứng
đầu là giám đốc điều hành chiến lược hoạt động của công ty. Giám đốc công ty chỉ đạo
trực tiếp các phòng ban của công ty. Các phòng ban tham mưu cho giám đốc về hoạt
động của công ty.

6


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp

Chủ tịch Công ty kiêm
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Kiểm soát viên

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng


Tổ Chức

Kế Hoạch

Kế Toán

Kỹ Thuật

Chủ tịch công ty kiêm Giám Đốc: Do UBND tỉnh bổ nhiệm với chức năng điều hành
trực tiếp mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty là
UBND tỉnh Bình Dương.
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân
công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực cẩn trọng của chủ tịch công ty và
giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc
kinh doanh của Công ty; thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh,
báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công
ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan và trình chủ sở hữu báo cáo thẩm định; kiến
nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành công việc kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức: quản lý theo dõi biến động tình hình trong công ty. Trực tiếp tổ chức
và giáo dục cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc những quy định do công ty đề
ra, thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự và quản lý nhân sự.

7


- Phòng kế hoạch: theo dõi tiến độ sản xuất, tiến độ kinh doanh, cung cấp vật tư để đáp
ứng kịp thời hoạt động sản xuất liện tục, điều hành, lập kế hoạch sản xuất theo từng

mùa vụ, từng năm.
- Phòng kế toán: đảm nhiệm công tác kế toán tài chính, tổ chức thu chi các khoản có
liên quan và chịu trách nhiệm về việc ghi chép, sổ sách chứng từ có liên quan, thực
hiện việc khai báo thuế.
- Phòng kỹ thuật: giám sát kỹ thuật và nghiệm thu các hoạt động sản xuất, theo dõi
tình hình dịch bệnh trên cây trồng, đề ra các giải pháp và phương thức sản xuất cho
các đội sản xuất thực hiện.
2.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty sử dụng hình thức kế toán tập trung. Vì theo hình thức này toàn bộ công tác kế
toán tập trung tại phòng kế toán của công ty, từ việc lập hóa đơn tài chính, chứng từ,
sắp xếp, phân loại và lựa chọn chứng từ cho đến ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng
hợp, lập báo cáo kế toán và kiểm tra sổ sách.
Phòng kế toán là một bộ phận chức năng của công ty, chịu sự quản lý của ban giám
đốc, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính kịp thời
cho viêc ra quyết định của công ty và lập các báo cáo theo qui định.
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng

Kế toán
công nợ

Kế toán
thu mua

Kế toán
tiền lương
và các
khoản
trích theo
lương


8

Kế toán
tài sản cố
định

Thủ quỹ Thủ kho kế toán
kê khai
thuế


Chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần kế toán:
Kế toán trưởng – Kế toán tổng hợp: Kế toán trưởng có nhiêm vụ tổ chức thực hiện
công tác kế toán của công ty, giúp giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo quy
định của pháp luật về tài chính, kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công hoặc ủy quyền. Là người chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc
về tình hình tài chính của đơn vị, lập các báo cáo quyết toán với cấp trên. Điều hành
trực tiếp công tác kế toán tại công ty, thực hiện việc phân công công việc và kiểm tra
đôn đốc tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán. Chịu trách nhiệm thực
hiện các chỉ tiêu tài chính, kịp thời sửa đổi bổ sung những thay đổi trong chế độ tài
chính kế toán.
Kế toán công nợ: theo dõi các khoản chi, khoản thu, tổng hợp số liệu thu – chi của
các hoạt động sản xuất, tổng hợp báo cáo cho kế toán trưởng.
Kế toán thu mua : do Chủ tịch công ty tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
theo đề nghị của ban giám đốc, được trưởng phòng phân công công việc. Có nhiệm vụ
theo dõi tình hình thu mua nông lâm sản, mủ cao su và các sản vật khác. Theo dõi
phản ánh tình hình nhập xuất kho hàng hóa, số lượng chủng loại hàng hóa.
Theo dõi các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng. Tổng hợp số liệu, báo cáo kế
toán trưởng.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: đảm nhiệm việc tập hợp các bảng
chấm công và tính tiền lương phải trả. Sử dụng các chứng từ như bảng chấm công,
bảng thanh toán tiền lương, giấy nghỉ phép, … sổ sách kế toán để tính tiền lương.
Tính toán phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản trích theo lương như BHYT,
BHXH, KPCĐ, BHTN. Đồng thời ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách kế toán.
Thủ kho, thủ quỹ kiêm kê khai thuế: do chủ tịch công ty tuyển chọn, ký hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của ban giám đốc, được trưởng phòng phân công
công việc. Khi có lệnh thu, chi và quản lý tiền mặt của công ty, lập báo cáo về quỹ và
chuyển giao đầy đủ chứng từ kế toán thanh toán. Cuối ngày tổng hợp số tiền đã thu,
chi căn cứ vào phiếu thu, chi để xác định số tiền tồn quỹ. Hàng tháng kiểm kê số tiền
đã thu, chi để đối chiếu với sổ sách và các bộ phận có liên quan.
Khi có lệnh nhập, xuất kho thủ kho tiến hành nhập xuất kho hàng hóa vật tư kịp
thời. Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình xuất nhập vật tư, hàng
hóa.
Thực hiện kê khai thuế, tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân
sách nhà nước và các khoản phải nộp khác.
9


Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định của
công ty. Tính toán khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh đưa vào chi
phí.
2.2.4.Chế độ kế toán áp dụng
a)Hình thức kế toán
Hiện nay công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, cụ thể là phần mềm
MISA SME. NET 2010.Phần mềm được thiết kế dựa trên hình thức sổ kế toán: Nhật
ký chung.

Hình 2.3.Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty


Sổ kế toán

Chứng từ kế toán
Phần mềm
MISA
SME.NET

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

-Báo cáo tài chính.

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

-Báo cáo quản trị

Diễn giải

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
Trình tự ghi sổ
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào
máy vi tính. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái, sổ NKC) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

10



Cuối kỳ kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ tổng hợp với số liệu được thực hiện tự
động và luôn đảm bảo trung thực và chính xác theo thông tin đã được nhập trong
kỳ.Các chứng từ như thu-chi sẽ được in hằng ngày, với sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền
gửi ngân hàng sẽ được in hàng tháng, cuối năm đối với các sổ còn lại được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo pháp lý theo quy định ghi sổ
kế toán bằng máy trong việc sao lưu chứng từ, các loại sổ sách.
b) Các loại sổ sử dụng
Sổ nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng.
Sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết .
2.2.5. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ vá các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam.
Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo giá gốc.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Cở sở dồn tích, phù hợp, thận trọng.
2.2.6.Các nguyên tắc kế toán
Hạch toán hàng hóa phải theo chi tiết cả về thời gian và hiện vật. Kế toán phải theo dõi
thứ tự, từng chũng loại,quy cách theo từng điểm quản lý và sử dụng.
Hệ thống báo cáo, sổ sách tại công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Dương được lập
để phản ánh tổng quát, toàn diện và chi tiết tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, kết
quả kinh doanh trong kỳ, cung cấp những thông tin cần thiết về thực trạng tài chính
cho ban giám đốc công ty.
Hệ thống sổ sách, báo cáo trong công ty gồm:
Nhật ký, sổ cái, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian.
Sổ chi tiết công nợ, phản ánh chi tiết các khoản phải thu của từng khách hàng, phải trả
cho từng nhà cung cấp.
Bảng cân đối số phát sinh, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ của các

tài khoản.
11


Các bảng báo cáo theo qui định của nhà nước: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, là các báo cáo
tài chính tổng hợp.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh: Là báo cáo phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong
kỳ của công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh dòng tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào tại
công ty.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Nêu ra các chế độ, chính sách doanh nghiệp áp dụng,
những sự kiện xảy ra hoặc có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty..
Ngoài ra công ty còn có các tờ khai thuế giá trị gia tăng nộp hàng tháng, thuế thu nhập
cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nộp hàng quý cho cơ quan thuế.
2.2.7.Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: Do trước đây Lâm trường Phú Bình – Tiền thân của công ty TNHH MTV
Lâm Nghiệp Bình Dương đã thực hiện việc giao khoán các diện tích đất rừng nghèo
không có khả năng tái sinh, để các hộ nông dân cũng như các tổ chức kinh tế trồng
trọt, thâm canh cây cao su nhằm mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc, nên khi khai
thác sản phẩm mủ cao su các nhà vườn cao su tiểu điền cũng mong muốn bán được
sản phẩm cho Công ty. Mặc khác quá trình tổ chức thu mua của công ty từng bước
được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu chuyên chở, vận chuyển và bảo quản tốt sản
phẩm, tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng nên công ty chủ động được nguồn
hàng hóa đầu vào.
Ngoài hoạt động dịch vụ thu mua – bán mủ cao su, thì các hoạt động kinh tế khác gắn
liền với kinh tế nông – lâm nghiệp như: trồng rừng và khai thác gổ rừng nguyên liệu,
canh tác mì cao sản, trồng mới và khai thác mủ cao su… đem lại nguồn thu chủ yếu

cho công ty.
Khó khăn: Sự cạnh tranh thị trường của các công ty cùng ngành , cũng như các tiểu
thương ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Giá cả thị trường của mặt hàng mủ nước
cao su luôn bị các tiểu thương làm giá tăng cao so với giá thị trường để thu hút và lôi
kéo các nhà vườn, tạo tâm lý hoang mang, nghi ngờ và cạnh tranh không lành mạnh.
Kinh tế nông- lâm nghiệp luôn gắn liền với yếu tố thiên nhiên như thời tiết, khí hậu,
thiên tai và dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh trên cây cao su như:bệnh nấm hồng.., bệnh
vàng lá và sì mủ trên cây mì cao sản .. v.v luôn gây thất mùa, giảm năng suất. Mặc
12


khác yếu tố đầu ra của sản phẩm cũng còn bấp bênh và bất ổn, do giá thị trường không
ổn định

Hình 2.4. Hình ảnh về hoạt động thu mua mủ

13


×