Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ MỤN XƠ DỪA TẠI TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.84 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG
THỨC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ
MỤN XƠ DỪA TẠI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các
phương thức sử dụng các sản phẩm làm từ mụn dừa tại tỉnh Bến Tre” do Nguyễn Thị
Hồng Phấn, sinh viên khóa 2008 - 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _______________________________ .

TS. NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, nhờ sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô đã giúp tôi tích lũy được
những kiến thức quý giá làm hành trang để tự tinh bước vào đời.
Để đạt được kết quả đến ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin chân thành gởi lời
cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân trong gia đình đã dạy dỗ, ủng hộ về
mặt vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện cho con trong suốt thời gian học tập.
Xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế, bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Vũ Huy đã
tạo điều kiện, tận tình chỉ dẫn và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt

thời gian thực hiện bài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú cùng các anh chị trong Sở Khoa Học Công
Nghệ và Môi Trường tỉnh Bến Tre, UBNND xã Khánh Thạnh Tân đã cung cấp số liệu
cần thiết giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn những cơ sở, công ty kinh doanh mụn dừa xuất khầu trên địa bàn
nghiên cứu đã cung cấp những thông tin quý giá giúp tôi hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp.
Cảm ơn toàn thể các bạn lớp Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 34 đã động
viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm
TPHCM, cũng như đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Phấn


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN. Tháng 05 năm 2012. “So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế
của Các Phương Thức Sử Dụng Các Sản Phẩm từ Mụn Xơ Dừa tại Tỉnh Bến
Tre”.
NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN. May, 2012. “Economic Worthiness of Cocopeat
from Its Available Use in Ben Tre Province ”.
Nhằm cãi tạo đất và tăng năng suất cho cây trồng tại Bến Tre, Viện Khoa học
Kĩ Thuật Nông Nghiệp miền Nam kết hợp với Trung tâm ứng dụng Khoa học Công
nghệ và Môi Trường tỉnh Bến Tre, đã nghiên cứu và trồng thử nghiệm mô hình sử
dụng phân bón hữu cơ làm từ mụn xơ dừa cho một số loại cây trồng ở Thành phố Bến
Tre. Tuy nhiên, vì mô hình này mới chỉ đưa vào trồng thử nghiệm cho 1000m2 đối với
cây rau, 100 gốc đối với cây ca cao và cây có múi trong năm 2010 tại Thành Phố Bến
Tre, nên chưa được người dân biết nhiều và sử dụng phổ biến. Dựa vào kết quả khảo
nghiệm từ bài nghiên cứu trên, đề tài xác định được loại phân hữu cơ khoáng khi bón

bổ sung cho cây bưởi là mang lại hiệu quả cao nhất trong các loại phân bón làm từ
mụn dừa, với mức 12.760.000 đồng/ha/năm. Đồng thời, bằng cách sử dụng phương
pháp thống kê cơ bản và các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế, đề tài ước tính được
mức lợi nhuận của phương thức chế biến mụn dừa cho xuất khẩu năm 2011 là 609.895
đồng/tấn.
Với mục tiêu so sánh hiệu quả kinh tế của các phương thức sử dụng các sản
phẩm từ mụn dừa, đề tài đã xác định được ở cùng một thời điểm, cùng một khối
lượng mụn dừa như nhau (900kg), khi đem dùng làm nguyên liệu chế biến phân hữu
cơ phục vụ trong nông nghiệp sẽ mang lại lợi ích cao hơn so với phương thức dùng
cho xuất khẩu là 9.307.557 đồng. Với kết quả trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị để
mô hình sử dụng phân bón hữu từ mụn dừa tại Bến Tre được nhân rộng hơn giúp cãi
thiện thu nhập cho người dân và môi trường.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

4

1.4. Cấu trúc khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về tỉnh Bến Tre

8

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
13

3.1.1. Khái niệm mụn xơ dừa

13

3.1.2. Mụn dừa ép khối

14

3.1.3. Xuất khầu

14

3.1.4. Phân bón hữu cơ

15


3.1.5. Một số quan điểm hiệu quả kinh tế

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24
v


3.2.2. Phương pháp phân tích

24

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Tình hình chung của việc sản xuất và sử dụng mụn dừa hiện nay ở Bến Tre

28


4.2. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mụn dừa để xuất khẩu tại Bến Tre

28

4.2.1. Thông tin về các công ty được phỏng vấn

28

4.2.2. Tình hình sản xuất mụn dừa xuất khẩu tại Bến Tre

29

4.2.3. Xác định các lợi ích - chi phí khi chế biến mụn dừa xuất khẩu

31

4.3. Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón hữu cơ cho một số loại
cây trống tại tỉnh Bến Tre

34

4.3.1. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân HCVS và phân HCK
trên một số loại cây trồng

34

4.3.2. Đánh giá kết quả của việc áp dụng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ làm từ
mụn dừa cho cây trồng

41


4.4. So sánh hiệu quả kinh tế của mụn dừa xuất khẩu với mụn dừa dùng làm phân
bón hữu cơ bón bổ sung cho cây trồng tại Bến Tre
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

42
46

5.1. Kết luận

46

5.2. Kiến nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APCC

Hiệp hội dừa Châu Á-Thái Bình Dương


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HC

Hữu cơ

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

MDA

Mụn dừa bán thành phẩm

NS

Năng suất

Phân HCK

Phân hữu cơ khoáng

Phân HCSHCC

Phân hữu cơ sinh học cao cấp

Phân HCVS


Phân hữu cơ vi sinh

Sở KH&CN

Sở Khoa học và Công Nghệ

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

UBND

Uỷ ban nhân dân

Viện KHKTNNMN

Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam

VSV

Vi sinh vật

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Bến Tre (2009)

11


Bảng 3.2. Chỉ Tiêu Định Lượng Bắt Buộc Trong Phân Bón

17

Bảng 3.3. Bảng Công Thức Phối Trộn để Chế Biến Phân HCVS, Phân HCK từ Mụn
Dừa Bán Thành Phẩm

19

Bảng 3.4. Thành Phần Dinh Dưỡng của Phân HCVS và HCK Làm từ Mụn Xơ Dừa 20
Bảng 3.5. Khuyến Cáo Bón Phân Dựa Vào Năng Suất Thu Hoạch của Vụ Trước (Kg
Trái/Cây)

21

Bảng 4.1. Chi Phí Trung Bình cho Sản Xuất 1 Tấn Mụn Dừa Thành Phẩm

32

Bảng 4.2. Hiệu Quả Kinh Tế Khi Xuất Khẩu 1 Tấn Mụn Dừa Năm 2011

33

Bảng 4.3. Chi Phí Tăng Thêm Khi Bón Bổ Sung 2 Loại Phân HCVS và HCK cho 1 ha
Bưởi

36

Bảng 4.4. Doanh Thu Tăng Thêm Khi Bón Bổ Sung 2 Loại Phân HCVS và HCK cho 1

ha Bưởi

37

Bảng 4.5. Lợi Nhuận Tăng Thêm Khi Bón Bổ Sung Phân HCVS và HCK cho 1 ha
Bưởi

37

Bảng 4.6. Chi Phí Tăng Thêm Khi Bón Bổ Sung 2 Loại Phân Bón HCVS và HCK cho
1 ha Cam

38

Bảng 4.7. Doanh Thu Khi Bón Bổ Sung 2 Loại Phân HCVS và HCK cho 1 ha Cam 39
Bảng 4.8. Hiệu Quả Kinh Tế Khi Bón Bổ Sung Phân HCVS và HCK cho 1 ha Cam 39
Bảng 4.9. Lợi Nhuận Thu Được Khi Sử Dụng 1000Kg Phân Hữu Cơ Đối Với 2 Loại
Cây Trồng

40

Bảng 4.10. Ảnh Hưởng của Phân Hữu Cơ Làm Từ Mụn Dừa Đến Đất Canh Tác

41

Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Hai Phương Thức Sử Dụng 900Kg Mụn
Dừa

45
viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

9

Hình 3.1. Nhu Cầu Sử Dụng Phân Hữu Cơ cho Cây Trồng Tại Bến Tre

15

Hình 3.2. Sơ Đồ Qui Trình Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón

18

Hình 4.1. Qui Trình Sản Xuất Mụn Dừa Xuất Khẩu

30

Hình 4.2. Hệ Thống Sấy Khô và Máy Ép Mụn Dừa Tại Một Cơ Sở Sản Xuất Mụn Dừa
Ép Khối ở Xã Khánh Thạnh Tân

31

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MỤN DỪA TẠI ĐỊA PHƯƠNG

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích trên
52.467 ha, đạt sản lượng 413.278 triệu trái/năm (Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre,
2011). Đối với người dân Bến Tre cây dừa từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống của
họ. Hiện nay, hầu hết các phụ liệu, phế phẩm từ cây dừa đã được tận dụng để tạo thành
sản phẩm hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Ở Bến Tre, giá trị kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ dừa chỉ đứng sau ngành thủy sản. Năm
2010, kim ngạch xuất khẩu từ dừa đạt 72 triệu USD. Sản phẩm làm từ dừa có mặt rộng
khắp hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (báo Đất Việt, 2011). Trong đó,
phải kể đến nghành sản xuất chỉ xơ dừa, đây là ngành đã được hình hành rất lâu và bắt
đầu phát triển từ năm 1996, cho đến những năm gần đây ngành sản xuất chỉ xơ dừa
mới thật sự phát triển mạnh, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Thạnh Tân, Đa
Phước Hội, An Thạnh, Thành Thới B nằm dọc theo tuyến sông Thom với hơn 135 cơ
sở. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa đã để lại một phụ phẩm khác là mụn
xơ dừa, đây chính là phần còn lại sau khi tước lấy chỉ xơ dừa. Theo Sở Khoa học công
nghệ và môi trường tỉnh Bến Tre, mỗi ngày lượng mụn dừa thải ra từ các cơ sở sản
xuất xơ dừa từ 500-700 tấn/ngày. Mụn dừa có đặc điểm là có khả năng giữ một lượng
nước gấp 8 lần khối lượng của nó, khả năng hút nước và giữ nước tốt, nhả nước chậm,
xốp, lại có trữ lượng lớn, giá thành rẻ nhưng lại cồng kềnh nên việc xử lý gặp nhiều
khó khăn. Trước đây, chỉ một phần nhỏ mụn dừa được người dân địa phương sử dụng
kết hợp với trấu để ươm trồng cây giống, hoa kiểng, còn lại hầu như tất cả đều bị bỏ.
Phần lớn mụn dừa không có bãi chứa, hoặc có bãi chứa khi quá tải thì chủ cơ sở thải

đổ trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh
hoạt của người dân và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sinh vật. Những năm gần đây, có nhiều
công trình nghiên cứu nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu này để nâng cao giá trị của
1


các sản phẩm được chế biến từ mụn xơ dừa như: sử dụng mụn dừa để làm thành
nguyên liệu cho xây dựng, làm màng lọc cho công nghiệp chất dẽo cứng nóng, làm
chất hấp thu nitroglyxerin trong sản xuất chất nổ, ván ép, bao bì tự hủy, đất
sạch,…nhưng việc sản xuất và tiêu dùng trong nước hầu như không mang lại hiệu quả.
Sản phẩm từ mụn dừa được sử dụng có hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay ở Bến Tre
là làm nguyên liệu sản xuất mụn dừa ép khối để xuất khẩu, góp phần tạo ra được việc
làm mang lại thu nhập cho người dân, vừa giúp giảm bớt mối lo ngại về môi trường do
mụn dừa gây ra tại địa phương. Mụn dừa ép khối được xuất khẩu chủ yếu sang thị
trường các nước Châu Á và Châu Âu. Do nhu cầu thị trường nước ngoài đối với mặt
hàng này là khá cao, nguồn nguyên liệu mụn dừa ở Tỉnh dồi dào nhưng do còn hạn chế
về nhiều mặt như là vốn, thiết bị, lao động….nên việc sản xuất và xuất khẩu mụn dừa
ép khối vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bến Tre là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Do đó, nguồn tài nguyên
chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp với diện tích 179.672ha,
chiếm 76,11% diện tích đất tự nhiên (năm 2010). Đặc biệt là nền kinh tế vườn phát
triển với nhiều loại cây trồng. Quá trình trồng cây theo phương thức thâm canh trong
một thời gian dài, sử dụng nhiều phân bón hóa học làm cho đất đai canh tác ngày càng
một xấu đi, năng suất cây trồng cũng giảm dần. Người dân đã từng bước nhận thấy
được sự cần thiết của phân bón sinh học. Tuy nhiên, người dân chưa có kinh nghiệm
trồng cây bằng phân sinh học, việc tuyên truyền về lợi ích của phân sinh học chưa sâu
rộng, đặc biệt là chưa có mô hình thuyết phục về năng suất và hiệu quả kinh tế khi sử
dụng phân sinh học, vì thế người dân còn rất e ngại khi sử dụng phân sinh học trong
quá trình trồng mà thường vẫn theo thói quen là sử dụng phân hóa học. Đề góp phần
cải thiện đất và tăng năng suất cây trồng, Viện Khoa học Kĩ Thuật Nông Nghiệp miền

Nam kết hợp với Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ đã nghiên cứu hoàn
thiện công nghệ chế biến, sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ mụn xơ dừa, sản xuất
ra được các loại phân bòn hữu cơ sinh học có chất lượng cao với giá thành thấp hơn
với các sản phẩm cùng loại 5-10%, tiến hành trồng khảo nghiệm trên một số loại cây
trồng. Theo kết quả báo cáo của bài nghiên cứu này mô hình sử dụng phân bón hữu cơ

2


từ mụn dừa Bến Tre làm cho năng suất các loại cây trồng tăng từ 10-15,7% so với diện
tích từng loại cây đối chứng (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011).
Hiện nay, Sở KH&CN đã và đang chuyển giao cho nông dân mô hình sử dụng
phân hữu cơ sinh học làm từ mụn dừa, nếu mô hình được áp dụng một cách đại trà sẽ
rất có lợi đối với người nông dân ở Bến Tre và người nông dân nói chung. Vì hầu hết
các vùng cây ăn trái, hoa kiểng đều cần sử dụng nhiều, nhất là trong xu thế hiện nay,
chủ trương chính phủ là tăng sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế bớt nhu cầu sử dụng
phân bón hóa học. Và như vậy sẽ phải cần một lượng lớn mụn dừa cho sản xuất phân
bón mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Như vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học từ mụn dừa sẽ góp phần cải
thiện đất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng và tăng thêm thu nhập cho người nông
dân. Tuy nhiên, mụn dừa ép khối để xuất khầu cũng đang được các nước trên thế giới
rất ưa chuộng, mang lại nguồn thu đáng kể cho các doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định
cho người dân địa phương. Vậy, thực tế ở Bến Tre việc xuất khẩu mụn dừa ép khối so
với việc chế biến mụn dừa thành phân bón hữu cơ sinh học để bón cho cây trồng trong
Tỉnh thì phương thức nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn? Để trả lời cho câu hỏi này, đề
tài ”So sánh hiệu quả kinh tế của các phương thức sử dụng các sản phẩm từ mụn
dừa” được thực hiện. Đồng thời đưa ra một số một số giải pháp sử dụng nguồn nguyên
liệu này theo hướng mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

So sánh hiệu quả kinh tế của các phương thức sử dụng các sản phẩm làm từ
mụn xơ dừa tại tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Mô tả tình hình chung việc sản xuất và sử dụng mụn xơ dừa tại Bến Tre.

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chế biến mụn dừa để xuất khẩu tại Bến Tre.

-

Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón hữu cơ từ mụn xơ

dừa.
-

So sánh hiệu quả kinh tế giữa việc sản xuất mụn dừa xuất khẩu với việc sử dụng

mụn dừa làm phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại Bến Tre.
3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu một phần dựa kết quả của bài nghiên cứu “Hoàn thiện
công nghệ chế biến mụn xơ dừa thành giá thể và phân bón hữu cơ sinh học phục vụ
sản xuất nông nghiệp” do Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao TBKT Nông Nghiệp –
Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam kết hợp với Sở Khoa học Công Nghệ

tỉnh Bến Tre thực hiện. Đồng thời kết hợp với thu thập thông tin về tình hình sản xuất
và xuất khẩu mụn xơ dừa của một số cơ sở sản xuất mụn dừa ép khối tại các xã: Khánh
Thạnh Tân, Đa Phước Hội, Nhơn Thạnh và Hưng Khánh Trung B. Đây là những xã
tập trung nhiều cơ sở sản xuất mụn dừa ép khối để xuất khẩu.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện khóa luận được tiến hành như sau:
Thời gian từ 12/02/2012 – 30/03/2012: Thu thập tại địa bàn các thông tin và dữ
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tiến hành viết đề cương chi tiết.
Thời gian từ 01/04/2012 – 01/05/2012: Soạn bảng câu hỏi chuyên sâu và định
lượng các thông tin cần thiết cho đề tài. Thu thập thông thứ cấp tại Sở khoa học công
nghệ và Môi trường tỉnh Bến Tre.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cơ sở sản xuất mụn dừa ép khối tại các xã
Khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, Hưng Khánh Trung B, Nhơn Thạnh thuộc huyện
Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam, thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre.
Thời gian từ 02/05/2012 – 01/06/2012: Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu thu
thập được để viết đề tài hoàn chỉnh.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài được chia thành 5 chương. Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2:
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời giới
thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre. Chương 3: Trình bày cơ sở lí
luận và phương pháp nghiên cứu, đưa ra các khái niệm, định nghĩa về lĩnh vực nghiên
cứu, các phương pháp được sử dụng trong đề tài. Chương 4: Đây là chương trình bày
các kết quả đạt được của đề tài. Chương 5: Dựa vào kết quả đạt được ở chương 4, từ
4


đó rút ra kết luận về các vấn đề đã thảo luận và đưa ra một số kiến nghị cho viện sản
xuất và sử dụng mụn xơ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Theo Nguyễn Thị Kim Nhung, 2003, khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón bổ
sung phân hữu cơ, tro dừa đến năng suất và một số tính chất đất của cơ cấu luân canh
lạc-lúa-mía trồng trên đất xám bạc màu, cho thấy năng suất lạc tăng trong vụ đông
xuân từ 7,5-20,5%, lúa tăng từ 8-27,9% vụ hè thu và 1,06-21,4% trong vụ mùa. Độ phì
nhiêu cải thiện dần, đồng thời gia tăng số lượng và thành phần vi sinh vật có ích trong
đất.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và nhóm nghiên cứu thuộc Trường
Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2010, khi sử lý mụn dừa bằng chế phẩm Biovina 1,5%
với điều kiện độ pH 5,5%, độ ẩm 65%, thời gian phân hủy 4 ngày sẽ cho ra phân hữu
cơ vi sinh dưới dạng mùn, có tác dụng tốt cho cây trồng.
Lê Trường Bình và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2005, cho thấy công thức giá thể vừa
tốt vừa hiệu quả kinh tế là mụn dừa + 4% Guano + 20% phân trùn cho rau ăn lá (cải
ngọt, rau muống, rau dền), đối với giá thể trồng cây kiểng (hoa sao nhái) thì công thức
tốt nhất là mụn dừa + 4% Guano + 40% phân trùn. Nghiên cứu của Lê Khiêm Hùng,
2007, với tỷ lệ phối trộn 95% mụn xơ dừa: 5% phân trùn cũng cho kết quả rất tốt đối
với cây cải ngọt.
Theo Mai Thanh Trúc, 2001, mụn xơ dừa có thể ủ làm phân với hệ vi sinh vật là
chế phẩm EM Bokashi tương đối tốt. Mụn xơ dừa đã ngâm qua nước một thời gian
(loại 2) có hàm lượng cellulose và lignin ít hơn mụn xơ dừa vừa được thải bỏ (loại 1),
do đó sau khi ủ với EM Bokashi hàm lượng này càng thấp hơn, điều này tốt cho việc
ứng dụng trong trồng trọt. Tuy nhiên, mụn xơ dừa loại 2 tuy có hàm lượng cellulose và
lignin ít hơn sau khi ủ so với mụn xơ dừa loại 1 nhưng hàm lượng N, P lại tương
đương nhau. Hàm lượng K của mụn xơ dừa lọai 1 lại nhiều hơn loại 2 và là giá trị

6


thích hợp hơn trong trồng trọt. Do đó, xét về mặt hiệu quả kinh tế thì sử dụng mạt xơ
dừa loại 1 sẽ đỡ tốn thời gian và chi phí xử lý nước do đó cho hiệu quả kinh tế cao
hơn. Hỗn hợp mụn xơ dừa và EM Bokashi 7% với thời gian ủ là 20 ngày cho kết quả
tốt trong việc nuôi trồng nấm bào ngư.
Trong báo cáo tóm tắt của bài nghiên cứu “Hiệu quả của phân hữu cơ từ mụn
dừa trên năng suất bắp trồng trên đất nghèo dinh dưỡng”, 2008, do Trung tâm giống
Cây Trồng tỉnh Bến Tre kết hợp với nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Nông Nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Kết quả cho thấy mụn dừa sau
khi xử lý với nước vôi giảm được 97% hàm lượng tannin, sau đó kết hợp các loại vật
liệu khác có sẵn tại địa phương như bã bùn mía, xác mía, vỏ trấu, ít phân bò và nấm
Trichoderma để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Trên đất giồng cát, sử dụng ở mức 10
tấn/ha phân hữu cơ từ mụn dừa ở hai dạng mụn dừa kết hợp xác mía và mụn dừa kết
hợp vỏ trấu thì đồng thời giảm được 30% lượng phân vô cơ theo khuyến cáo, giúp tăng
năng suất bắp có ý nghĩa so với bón phân vô cơ theo khuyến cáo và theo liều lượng
cao như tập quán của người dân. Như vậy, việc kết hợp mụn dừa với một số vật liệu
khác và nấm Trichoderma để ủ thành phân hữu cơ là rất có ý nghĩa, không chỉ giúp
giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần cải thiện hiệu quả năng suất cây trồng trên
đất nghèo dinh dưỡng.
Báo cáo “ Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ
xơ dừa - ứng dụng để trồng hoa cúc”, 2008, của Nguyễn Thị Thu Ngân và Trần Thị
Duyên Anh. Kết quả cho thấy xơ dừa với tỷ lệ phun EM : 0,5 lít/kg xơ là tỷ lệ phù
hợp với quá trình ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Cây hoa cúc khi được bón phân hữu cơ
này sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch được 15 ngày, đồng thời năng suất cũng cao
hơn so với cây đối chứng như chiều cao trung bình tăng từ 10 đến 15cm, lượng hoa
tằng từ 5 đến 8 hoa và nở đồng đều hơn, cành lá xum xuê, thân cây chắc chắn, cứng
cáp hơn.
Nghiên cứu “ Xử lý mạt dừa sau trồng nấm bào ngư bằng xạ khuẩn”, 2008, của

Lương Bảo Uyên, Phạm Thị Ánh Hồng, nghiên cứu cho thấy mạt dừa sau khi trồng
nấm được ủ với xạ khuẩn 60 ngày (ở mức 20ml chế phẩm và 100g mạt dừa) thì hàm
lượng lignin giảm còn 34%, cellulose từ 29.34% giảm còn 7.26%, tỷ lệ C/N là 19 và
hàm lượng nitơ tăng từ 0.46% lên 1.16% rất thích hợp ứng dụng để sản xuất phân
7


sinh hóa hữu cơ. Đồng thời, kết quả thử nghiệm gieo hạt cải cho thấy tỷ lệ nảy mầm là
khá cao (hơn 90%).
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến mụn xơ dừa thành giá thể và phân
bón hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp”, 2011, do Trung tâm Nghiên cứu
Chuyển giao TBKT Nông Nghiệp – Viện Khoa học kĩ thuật miền Nam kết hợp với sở
Khoa học Công Nghệ tỉnh Bến Tre thực hiện, đề tài đã nghiên cứu thành công được
quy trình sản xuất và sử dụng các loại phân hữu cơ khoáng (HCK), hữu cơ vi sinh
(HCVS), hữu cơ sinh học cao cấp (HCSHCC) trên một số loại cây trồng như : xà lách,
cải xanh, dưa leo, khổ qua, cam, bưởi và ca cao. Dùng những loại phân này sẽ làm cho
năng suất các loại cây trồng trên tăng từ 10 – 15,7%, đồng thời cải thiện chất lượng
đất đáng kể nhất là các chỉ tiêu về hữu cơ và vi sinh vật.
Các nghiên cứu trên đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân hữu
cơ làm từ mụn dừa đối với các loại cây trồng là làm cho cây sinh trưởng tốt, tăng năng
suất, cải thiện chất lượng đất. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này chỉ cho thấy được
cái nhìn sơ lược về lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ làm từ mụn dừa, chưa đưa ra
được hiệu quả kinh tế cụ thể của loại phân hữu cơ này đối với các loại cây trồng.
Riêng chỉ có nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao TBKT Nông Nghiệp
– Viện Khoa học kĩ thuật miền Nam kết hợp với sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Bến Tre
thực hiện là đưa ra được cụ thể hiệu quả mang lại của phân hữu cơ làm từ mụn dừa đối
với vài loại cây trồng cụ thể. Vì vậy, đề tài sử dụng kết quả nghiên cứu này để làm cơ
sở so sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mụn dừa làm phân hữu cơ bón cho cây
trồng với việc sản xuất mụn dừa ép khối để xuất khẩu, xem xem phương thức sử dụng
mụn dừa nào là mang lại hiệu quả cao hơn.

2.2. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bến Tre là tỉnh nằm ở phía Đông vùng ĐBSCL, với diện tích tự nhiên là
2.356,85 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn
vị hành chính, bao gồm thành phố Bến Tre – trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng
Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú. Bến Tre có ranh giới hành chính:
8


- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
- Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 65 km.
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

Nguồn:
b. Khí hậu, thời thiết
Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ
rệt: mùa mưa (tháng 5-11) với gió mùa Tây Nam, mùa khô (tháng 12-4) với gió màu
Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít
chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của Tỉnh.
c. Địa hình
Bến Tre có địa hình tương đối bằng phẳng, rãi rác có những cồn cát xen kẽ với
ruộng vườn, bốn bề sông nước bao bọc. Địa hình tỉnh có độ cao trung bình từ 1 - 2m
so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá
lớn, tối đa là 3,5 m. Về cơ bản, địa hình Bến Tre có thể chia thành:
9



Địa hình có độ cao từ 3-3,5m, có nơi cao tới 5m với các dãy đất cao thuộc khu
vực huyện Chợ Lách , một phần huyện Châu Thành và huyện Giồng Trôm, các
giồng cát tại khu vực ven biển, chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Địa hình có độ cao từ độ cao trung bình khoảng 1,5 m tập trung tại một số vùng
thuộc huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm. Đất hình thành từ vũng mặn cổ tập
trung ở một số nơi như của huyện Ba Tri, huyện Giồng Trôm.
Địa hình trũng thấp, có độ cao độ cao tối đa không quá 0,5 m. Đây là vùng đất
thấp luôn ngập nước mực thủy triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều,
phân bố ở các huyện ven biển như: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là
bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo
thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
d. Thủy văn
Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000
km. Tỉnh có mật độ sông ngòi cao nhất nước (2,7 km/km2). Các con sông đều có
hướng chung là Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông với các cửa sông rộng.
Gồm có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên.
Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của
nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần
làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều
kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.
e. Tài nguyên đất
Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với 4 nhóm đất chính:
nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất cát và nhóm đất phèn.
f. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng của tỉnh Bến Tre là 3,8 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 1 nghìn ha, diện tích rừng trồng là 2,8 nghìn ha, đạt tỷ lệ che phủ 1,5% (Tổng
cục Thống kê, 2008).


10


g. Tài nguyên biển
Nằm ở hạ lưu sông Mêkông giáp với biển Đông, Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi
thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng về sinh thái
và tập tính.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Kinh tế: Do yếu tố địa hình và các điều kiện tự nhiên nên hoạt động kinh tế
chính của địa phương là Nông –Lâm-Ngư nghiệp.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Bến Tre (2009)
Lĩnh vực

Tỉ lệ (%)

Nông – Lâm – ngư nghiệp

49,07

Dịch vụ - thương mại

33,90

Công nghiệp – Xây Dựng

17,03
100,00


Tổng

Nguồn: Báo Vietgle - Tri thức việt
b. Dân số
Toàn Tỉnh có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao
động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Mật độ dân số 532 người/1km2 (Tổng cục
thống kê). Bến Tre là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Hoa, Khmer, Tày,
Chăm, Gia Rai, Ngái, Ê Đê, Thái. Trong đó người Kinh chiếm tuyệt đại đa số (99%
tổng số dân của tỉnh).
c. Cơ sở hạ tầng:
Giao thông: tập trung thi công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các các công
trình giao thông trọng điểm. Bên cạnh đó, công tác giao thông nông thôn được các
huyện, thành phố tiếp tục tập trung thực hiện; kết quả đã làm mới được 303 Km đường
nhựa và bê tông các loại và xây mới 227 cầu/5060 md, với tổng kinh phí khoảng 321
tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 16,96 tỷ đồng.
Bưu chính viễn thông: thời gian qua Bưu chính viễn thông Bến Tre đã xây
dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công
nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm tới, Bưu chính viễn thông Bến Tre sẽ tiếp tục có những sách lược,
11


hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển nguồn nhân
lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng lực quản lý,
quyết giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên địa bàn Tỉnh.
d. Giáo dục: Qui mô giáo dục ở các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển.
Mạng lưới trường lớp phát triển đều, phù hợp theo qui hoạch tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh đến trường. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện, thành
quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững.
Ngoài ra, hoạt động của 149 trung tâm học tập cộng đồng đã từng bước giúp nâng cao

dân trí, chất lượng cuộc sống, xóa đói giàm nghèo ít nhất là ở vùng nông thôn, Công
tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lý cũng được đặc biệt quan
tâm.
e. Y tế: Công tác khám và điều trị ở các bệnh viện từng bước được nâng lên,
trang thiết bị khám chữa bệnh tiếp tục được đầu tư nâng cấp, một số thiết bị kỹ thuật
cao cũng đã được đầu tư từ nguồn tài trợ của các dự án, các kỹ thuật mới về lâm sàng
và cận lâm sàng đã và đang được triển khai áp dụng đạt hiệu quả.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm mụn xơ dừa
Mụn xơ dừa là một thành phần có trong vỏ trái dừa, chiếm khoảng 70% trong vỏ
dừa ( nguồn APCC). Trong quá trình dùng máy để tách lấy chỉ xơ dừa sẽ cho ra 2 phần
riêng biệt là chỉ xơ dừa và mụn dừa (mụn xơ dừa là phần bị nghiền nát của vỏ dừa hay
còn gọi là bụi cám dừa). Mụn xơ dừa có ưu điểm là nguyên liệu có trữ lượng lớn, xốp,
sạch bệnh, khả năng hút nước và giữ nước tốt, nhả nước chậm, và có giá thành rẻ. Tuy
nhiên, trong mụn xơ dừa lại có hàm lượng lignin khá cao chiếm tỷ lệ 60-70%, lignin là
phức hợp polymer của các phân tử phenylpropane, chúng liên kết đan chéo nhau rất
phức tạp, chính vì vậy mà lignin rất khó bị phân hủy. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011).
Theo TAPPI (1988), mụn xơ dừa là chất hữu cơ và có thể tái sử dụng. Độ pH
của mụn xơ dừa là 5,5. Chất lượng của mụn xơ dừa không bị ảnh hưởng nếu độ pH
thấp hơn. Mụn xơ dừa có một số tính chất và thành phần hóa học được trình bày trong
bảng 3.1.

13



Bảng 3.1. Tính Chất và Thành Phần Hóa Học của Mụn Xơ Dừa
Thành phần

Định lượng

Tỷ lệ C:N

80:1

Độ xốp

10-12%

Chất hữu cơ

9,4-9,8%

Tổng lượng tro

3-6%

Cellulose

20-30%

Lignin

60-70%


Tanin (thuộc loại pyrocatechic-tanin không thủy phân)

8,0-8,5%

%N

0,5

%P

0,3

%K

0,4

EC(dS/m)

0,8
Nguồn: Tổng hợp tài liệu

3.1.2. Mụn dừa ép khối
Mụn dừa sau sau khi được tách ra từ vỏ dừa sẽ có độ ẩm từ 60-70%. Thông qua
quá trình sấy khô và xử lý làm giảm độ ẩm xuống còn khoảng 20%, mụn dừa sẽ được
đưa vào máy ép thủy lực với lực ép khoảng 200kg/cm2 tạo thành các khối ép có kích
thước tùy ý. Thông thường mụn xơ dừa thường được ép khối theo qui cách như
sau:dạng viên 30 x 30 x 15 cm, trong lượng : 5kg/viên, Sản phẩm dạng đóng bao
bigbag (Jumbo)- Bao bigbag 400kg- 500kg/bao dạng rời không ép (chỉ nén vô bao
bigbag).

3.1.3. Xuất khầu
Trong lý luận thương mại quốc tế xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc
bán hàng hóa cho nước ngoài.
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
14


riêng theo quy định của pháp luật (theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật thương mại
Việt Nam, 2005).
3.1.4. Phân bón hữu cơ
a. Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Bến Tre
Hình 3.1. Nhu Cầu Sử Dụng Phân Hữu Cơ Cho Cây Trồng Tại Bến Tre
Hình 1

Hình 2
9%
20%
33%
58%

Phân bò

Phân heo

80%

Phụ phẩm mụn dừa


Phân chuồng khác

Nguồn : Tổng hợp tài liệu
Hình 3.1 thể hiện nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cho một số rau màu và cây
hàng niên ở tỉnh Bến Tre do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bến Tre tổ chức khảo sát một số huyện trong Tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy nông
dân đã nhận thức được giá trị quan trọng của phân hữu cơ đối với cây trồng. Phân hữu
cơ sử dụng chủ yếu là từ chất thải chăn nuôi. Cụ thể, như phân bò được sử dụng nhiều
nhất 52/90 hộ sử dụng, phân heo 30/90 hộ sử dụng, 8/90 hộ còn lại là sử dụng phân
gà, phân cút, phân dơi, phân trùn (Hình 1). Bên cạnh đó phụ phẩm có nguồn thực vật
được sử dụng nhiều nhất là mụn dừa có 18/90 hộ chiếm có sử dụng chiếm 20%, mụn
dừa được sử dụng làm phân hoặc dùng để phối trộn với các nguyên liệu khác như phân
bò, phân gà, phân cút (Hình 2). Tuy nhiên, người dân chỉ sử dụng phân bón theo tập
quán địa phương chứ không theo quy trình liều lượng nào cả. Từ kết quả điều tra trên
cho thấy người dân cũng từng bước nhận thấy được cần thiết của phân hữu cơ trong
nông nghiệp. Vì vậy, nếu phân bón hữu cơ từ mụn xơ dừa thực sự mang lại hiệu quả
cao hơn so với các phương thức sử dụng mụn dừa khác thì khả năng người dân chấp
nhận mô hình hình sử dụng phân bón hữu cơ từ mụn xơ cho cây trồng sẽ rất cao.
15


×