Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ LẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC ĐỒNG XOÀI TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.3 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MAI

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ LẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC ĐỒNG XOÀI TẠI THỊ XÃ
ĐỒNG XỒI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MAI

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ LẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC ĐỒNG XOÀI THỊ XÃ
ĐỒNG XỒI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chun ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Bước Đầu Đánh Giá
Lại Hiệu Quả Hoạt Động Của Nhà Máy Xử Lý Rác Đồng Xồi Tại Thị Xã Đồng Xồi
Tỉnh Bình Phước” do NGUYỄN THỊ MAI, sinh viên khóa 2008- 2012, ngành Kinh tế
Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS Nguyễn Vũ Huy
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận hồn thành với tất cả nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng là
kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá
nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hơm nay tơi xin:
Gửi đến thầy TS. Nguyễn Vũ Huy lịng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã rất
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng
dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Ngun Mơi
Trường khóa 34 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình
Phước; Các cơ chú, anh chị thuộc các phịng ban của nhà máy xử lý rác Đồng Xồi đặc
biệt là anh Vũ Quyền Anh đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tơi
hồn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ chú thuộc Thị ủy Đồng Xồi.
Sau cùng, để có được như ngày hơm nay tơi khơng thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tơi
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi, nhất là khi trong thời gian làm đề
tài tôi đã gặp một tai nạn ngoài ý muốn.

Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Mai


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MAI. Tháng 06 năm 2012. “Bước Đầu Đánh Giá Lại Hiệu Quả
Hoạt Động Của Nhà Máy Xử Lý Rác Đồng Xoài Tại Thị Xã Đồng Xồi Tỉnh Bình
Phước”
NGUYEN THI MAI. June 2012. “Preliminary Reevaluating Operation
Efficiency of Dong Xoai Solid Waste Treatment Plant In Dong Xoai Town, Binh
Phuoc Province”
Đề tài tiến hành tìm hiểu tình hình hoạt động, sản xuất cũng như các yếu tố môi
trường của nhà máy để làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả hoạt động tài chính. Bên
cạnh đó đề tài cũng so sánh kết quả môi trường về nước rỉ rác của Nhà máy với một
nhà máy khác để thấy tính ưu việt của mơ hình này khi mà được nhân rộng.
Sau khi tìm hiểu về Nhà máy, đề tài tập trung phân tích NPV tài chính của nhà
máy sau 2 năm hoạt động nhằm so sánh với NPV tài chính thẩm định để tính mức độ
hiệu quả của Nhà máy, cũng như tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt trong kết quả
NPV tài chính là do yếu tố nào. Với chỉ tiêu NPV có giá trị là 61,46 tỷ đồng, tỷ suất
sinh lợi IRR bằng 12,63% tức dự án sẽ sinh lời ở mức chiết khấu dưới 12,63%, tỷ số
lợi ích chi phí của Nhà máy bằng 1,295. So với các chỉ tiêu thẩm định ban đầu: NPV
bằng 39,629 tỷ đồng, IRR là 11,27%, BCR bằng 1,168 thì nhà máy đang hoạt động
hiệu quả hơn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 
1.2.1. Mục tiên chung ......................................................................................................... 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 
1.3.1. Phạm vi không gian .................................................................................................. 3 
1.3.2. Phạm vi thời gian ...................................................................................................... 3 
1.3.3. Cấu trúc bài nghiên cứu ............................................................................................ 3 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4 
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .................................................................................... 4 
2.2. Tổng quan về thị xã Đồng Xoài....................................................................................... 5 
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 5 
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................... 7 
2.3. Tổng quan về nhà máy xử lý rác Đồng Xoài ................................................................... 8 
2.3.1. Giới thiệu nhà máy ................................................................................................... 8 
2.3.2. Lĩnh vực hoạt động của nhà máy.............................................................................. 8 
2.3.3. Công nghệ của nhà máy............................................................................................ 9 
2.3.4. Tình hình tài chính.................................................................................................. 13 

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................14 
3.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 14 
3.1.1. Rác thải sinh hoạt ................................................................................................... 14 
3.1.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt .............................................................. 18 
3.1.3. Một số khái niệm .................................................................................................... 21 
3.2. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................. 22 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................29 

v


4.1. Tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy ................................................................... 29 
4.1.1. Công nghệ xử lý rác của nhà máy .......................................................................... 29 
4.1.2. Quy trình sản xuất phân Compost .......................................................................... 31 
4.2. Hiện trạng môi trường tại nhà máy................................................................................ 33 
4.2.1. Chất lượng khơng khí ............................................................................................. 33 
4.2.2. Chất lượng mơi trường nước .................................................................................. 35 
4.2.3. Chất lượng môi trường đất ..................................................................................... 37 
4.3. So sánh NPV tài chính trước và sau khi Nhà máy hoạt động........................................ 40 
4.3.1. NPV thực của Nhà máy .......................................................................................... 40 
4.3.2. So sánh NPV thực và NPV thẩm định .................................................................... 43 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51 
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 51 
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 52 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi Chôn Lấp

BTNMT


Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CP ĐT&PT

Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển

KCN

Khu Công Nghiệp

MPN

Mật Độ Khuẩn Lạc

NN& PTNN

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

SX

Sản xuất

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam


VS

Vi Sinh

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XLR

Xử Lý Rác

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng Tỉ Trọng Phân Bổ Rác .........................................................................15
Bảng 3.2. Thành Phần Riêng Biệt của Chất Thải Rắn Sinh Hoạt .................................15
Bảng 3.3. Độ Ẩm của Rác Sinh Hoạt ............................................................................16
Bảng 3.4. Thành Phần Hóa Học của Rác Sinh Hoạt .....................................................17
Bảng 3.5. Nhận Dạng Lợi Ích – Chi Phí của Nhà Máy .................................................24
Bảng 3.6. Lợi Ích và Chi Phí của Nhà Máy ..................................................................25
Bảng 4.1: Chất Lượng Khơng Khí Tại Ống Khói Nhà Máy .........................................33
Bảng 4.2: Chất Lượng Khơng Khí tại Khu Vực Xung Quanh Nhà Máy ......................34
Bảng 4.3: Chất Lượng Khơng Khí tại Khu Vực Tập Kết Rác và Khu Vực Sản Xuất ..34
Bảng 4.4. Chất Lượng Nước tại Khu Vực Sản Xuất .....................................................35
Bảng 4.5. Chất Lượng Nước Mặt ở Phía Đơng Nam Cách Nhà Máy 1200m...............36
Bảng 4.6: Kết Quả Chất Lượng Nước Ngầm ................................................................37
Bảng 4.7. Kết Quả Môi Trường Đất ..............................................................................38

Bảng 4.8. So Sánh Thành Phần Nước Rỉ Rác của Nhà Máy và Nhà Máy Xử Lý Rác ở
Biên Hịa- Đồng Nai ......................................................................................................39
Bảng 4.9. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu ..............................................................................40
Bảng 4.10. Chi Phí Hoạt Động Năm 2010 ....................................................................40
Bảng 4.11. Doanh Thu Năm 2010 của Nhà máy...........................................................41
Bảng 4.12. Chi Phí Hoạt Động Năm Thứ 3 ..................................................................42
Bảng 4.13. Doanh Thu Năm Thứ 3 của Nhà Máy.........................................................42
Bảng 4.14. NPV Thực Sau 2 Năm Thực Hiện Dự Án ..................................................43
Bảng 4.15. So Sánh NPV Thực và NPV Thẩm Định ....................................................44
Bảng 4.16. So Sánh Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu ..............................................................45
Bảng 4.17. So Sánh Chi Phí Hoạt Động........................................................................46
Bảng 4.18. Bảng So Sánh Doanh Thu ...........................................................................47
Bảng 4.19. So Sánh Ngân Lưu Ròng của Nhà Máy ......................................................49

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Quy Trình Xử Lý Rác....................................................................................29
Hình 4.2. Quy Trình Sản Xuất Phân Compost ..............................................................31 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Ngân Lưu Thực
Phụ Lục 2: Bảng Tính Các Chỉ Tiêu Kinh Tế

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế mở khi gia nhập WTO đã và đang đưa Việt Nam hoàn thành mục
tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các nhà máy, khu
cơng nghiệp mọc lên hầu hết trên các tỉnh thành kéo theo thu nhập cũng như đời sốngtinh thần của người dân tăng lên. Song song với những lợi ích đạt được khi mở cửa thì
vấn đề mơi trường đang dần trở lên cấp thiết như: tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm do
khói bụi, nước thải, rác thải…..Trong các vấn đề mơi trường đó thì vấn đề về rác thải
ln là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
Theo thống kê, hàng năm cả nước thải ra hơn 15 triệu tấn rác. Trong đó, rác
sinh hoạt đơ thị và nơng thơn khoảng 12,8 triệu tấn, rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu
tấn, lượng rác thải y tế được xác định khoảng 2,1 vạn tấn, các chất thải độc hại trong
công nghiệp là 13 vạn tấn và trong nơng nghiệp (kể cả hóa chất) khoảng 4,5 vạn tấn.
Tại các đô thị của nước ta, lượng rác thải sinh hoạt đang có xu hướng tăng rất
nhanh trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%, tổng lượng rác thải là 35.100 tấn/ngày
(năm 2008), trong đó tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh
với khoảng 7000 tấn/ngày và ở Hà Nội là 5000 tấn/ngày. Cịn tại các vùng nơng thơn
tuy tốc độ không bằng các đô thị nhưng cũng đang trong tình trạng tăng nhanh với
khoảng 24.900 tấn/ngày (2008).
Lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại khoảng 13.100 tấn/ngày
(2008) tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.

1


Với những con số lớn như thế nhưng theo thống kê thì hầu như các rác thải đó
đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thủ công gây ô nhiễm mơi trường xung

quanh.
Bình Phước cũng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đất nước,
mặc dù là tỉnh luôn đi sau các tỉnh khác về phát triển cơng nghiệp, cơ sở hạ tầng nhưng
lại có nền nông nghiệp giàu mạnh với những cây công nghiệp thế mạnh như cao su, cà
phê, tiêu, điều….Do đó, lượng rác thải phát sinh trong sinh hoạt, nông nghiệp, cũng
như công nghiệp tương đối lớn. Theo thống kê của cục môi trường Bình Phước, khối
lượng rác thải sinh hoạt được thu gom tại các thị trấn, thị xã hiện nay trung bình
khoảng 25 - 30 tấn/ngày, riêng thị xã Đồng Xồi khoảng 40 - 45 tấn/ngày; tỷ lệ thu
gom chiếm khoảng 60%. Các chất thải rắn được thu gom, phân loại và đổ thải tập
trung tại các bãi rác lộ thiên cịn chất thải y tế thì chơn lấp và đốt.
Trước tình hình xử lý rác thải của nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng, cơng
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cơng nghệ Mơi trường Bình Phước đã tiến hành xây
dựng nhà máy xử lý rác thải tại thị xã Đồng Xoài với dây chuyền theo kiểu sàng lọc
thủ công, và tận dụng rác để sản xuất ra các sản phẩm như: gạch, phân vi sinh…. Tuy
mới chỉ đưa vào hoạt động hơn 2 năm nhưng đây lại là mơ hình được thẩm định có
tính ưu việt so với các mơ hình hiện nay và được khuyến khích nhân rộng tại tỉnh Gia
Lai và Quảng Ngãi.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhà máy và để trả lời được câu hỏi: Tại sao
nó ưu việt hơn các mơ hình khác? Nó đạt được hiệu quả tài chính như thế nào?, cho
nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá lại hiệu quả hoạt động của
nhà máy xử lý rác Đồng Xoài tại thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiên chung
Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác Đồng Xoài, thị xã Đồng
Xoài, tỉnh Bình Phước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động và công nghệ xử lý rác thải của nhà máy.
Xác định và phân tích các kết quả mơi trường của nhà máy, để đánh giá tính ưu
việt của nhà máy so với một nhà máy khác.
2



So sánh NPV tài chính trước và sau khi nhà máy hoạt động được 2 năm.
Đề xuất một số ý kiến đối với nhà máy cũng như chính quyền địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nhà máy xử lý rác Đồng Xoài.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 10/03/2012 đến ngày 09/06/2012
1.3.3. Cấu trúc bài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Tình
hình hoạt động của nhà máy xử lý rác, kết quả chất lượng môi trường của nhà máy và
so sánh với một nhà máy sử dụng công nghệ khác, hiệu quả hoạt động tài chính của
nhà máy, dựa vào các chỉ tiêu kinh tế để đưa ra quyết định xem có nên mở rộng mơ
hình hay khơng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị của tác giả.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở chương một, tài liệu nghiên cứu của đề
tài được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ hệ thống internet.
Bao gồm các lĩnh vực về môi trường, lĩnh vực về kĩ thuật xử lý rác thải, các yếu tố liên
quan đến phân tích NPV. Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trước và các
bài giảng của thầy cơ cũng có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên để tiến hành
công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải có là
nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa bàn. Đề tài đã tham
khảo
Đặng Minh Phương (2007), bài giảng Phân tích lợi ích chi phí. Đề tài đã tham
khảo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của một dự án, đây là cơ sở để xác định và xem xét
tính khả thi của nhà máy xử lý rác Đồng Xoài.
Trần Đức Luân (2008), bài giảng Dự án đầu tư. Đây là tài liệu giúp đề tài xác
định được các khoản mục cần đưa vào bảng tính ngân lưu tài chính, cũng như cách
tính các chỉ tiêu.
Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Nguyễn Thị Kim Chi (2007), Đánh giá hiệu quả kinh tế và mơi trường của mơ
hình xử lý sinh học nước thải ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Phú Yên. Đề tài tham
khảo cách trình bày cũng như các bước thực hiện đề tài về đánh giá hiệu quả.
Nguyễn Thị Hồng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm chân trắng
trên địa bàn huyện Đức Mộ tỉnh Quảng Ngãi. Tuy đây không phải là một đề tài giống
với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu nhưng nó cũng giúp đề tài hiểu và biết được cần
làm gì về đề tài Đánh giá hiệu quả.
4



Nguyễn Thị Thu Trinh (2008), phân tích hiệu quả của phân loại rác tại nguồn
đối với việc xây dựng nhà máy xử lý rác ở thành phố Biên Hòa. Đề tài tham khảo
phương pháp nghiên cứu của đề tài này đó là phương pháp phân tích lợi ích chi phí.
Tuy nhiên, đây là đề tài phân tích xem khi đầu tư phân rác tại nguồn và không đầu tư
phân rác tại nguồn.
Tóm lại, các nghiên cứu trên là những tư liệu đáng quý để thực hiện đề tài này.
Cùng nghiên cứu về đánh giá hiệu quả nhưng sự khác biệt ở đây là đề tài chỉ xét đến
hiệu quả hoạt động tài chính của Nhà máy, và so sánh sự khác biệt với NPV tài chính
mà nhà máy đã hoạt động. Tuy chỉ xét NPV tài chính nhưng đề tài cũng quan tâm đến
chất lượng môi trường của nhà máy.
2.2. Tổng quan về thị xã Đồng Xoài
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đồng Xồi nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Bình Phước với tổng diện tích tự nhiên
là 168,48 km2.
Phía Bắc, phía Đơng, phía Nam giáp huyện Đồng Phú.
Phía Tây giáp huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Dương.
Đồng Xồi cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách đường biên giới
Campuchia 110 km, có các đường giao thơng quan trọng là quốc lộ 14, đường liên tỉnh
ĐT741 là những con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí
Minh và nước bạn Campuchia.
b. Cơ cấu tổ chức hành chính
Tồn Thị xã có năm phường là phường Tân Bình, Tân Đồng, Tân Phú, Tân
Xuân, Tân Thiện và ba xã gồm: Tiến Hưng, Tiến Thành và Tân Thành
c. Địa hình
Nằm ở độ cao trung bình là 88,63 m so với mặt nước biển, có thể xếp Đồng
Xồi vào vùng cao nguyên dạng địa hình đồi, thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam
với hai dạng địa hình chủ yếu:
+ Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, phân bố hầu hết trên địa bàn thị xã, chủ

yếu là đất đỏ phát triển trên đất đá bazan và đất xám phát triển trên phù sa cổ.

5


+ Dạng địa hình bưng bàu thấp trũng, nằm xen kẽ với dạng địa hình đồi thấp
lượn sóng, thổ nhưỡng thường gặp trên dạng địa hình này là đất dốc tụ, mùn.
d. Khí hậu
Khí hậu Đồng Xồi chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.598 ml rải đều trong các tháng.
Nhiệt độ trung bình khoảng 26,7 0 C.
Nhìn chung với nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào,
ít thiên tai bão lụt nên Đồng Xồi rất thuận lợi cho phát triển cây cơng nghiệp ngắn và
dài ngày.
e. Khí tượng – thủy văn
Tài nguyên nước Đồng Xoài gồm nước ngầm và nước mặt. Nguồn nước ngầm
có 3 tầng trữ nước với chất lượng tốt. Độ sâu trung bình của nguồn nước ngầm từ 60 100 m. Lưu lượng nước ngầm từ 5 - 9 lít/giây, ở vùng trũng có thể từ 9 - 12 lít/giây.
Nguồn nước mặt trên địa bàn Thị xã có diện tích khoảng 101,35 ha. Có các
sơng, hồ, đập lớn như:
+ Sơng Bé chạy theo ranh giới phía Tây thị xã khoảng 10 - 12 km.
+ Suối Rạt chạy theo ranh giới phía Đơng Nam thị xã.
+ Suối Cam, Suối Sơng Rinh, Suối Sam Bring, Suối Dríp, hồ Tà Mơn (Tân
Thành), Đập Phước Hịa (xã Tiến Hưng)…
Đó là nguồn nước chủ yếu để phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
f. Khống sản, năng lượng
Trong lịng đất Đồng Xồi có một số loại khống sản phi kim có trữ lượng lớn.
Ở ba xã Tân Thành, Tiến Thành và Tiến Hưng có khoáng sản phún sỏi đỏ với
trữ lượng khoảng 3,6 triệu m3; đá xây dựng có trữ lượng khoảng 40 triệu m3
Ở phường Tân Xn và xã Tiến Thành có khống sản đất sét với trữ lượng 8
triệu m3

Các loại khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp
xây dựng phát triển.

6


2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế của thị xã Đồng Xoài được định hướng tập trung phát triển
thương mại- dịch vụ, công nghiệp - du lịch gắn liền với các trục giao thông quan trọng:
đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14, đường ĐT741
a. Thương mại – dịch vụ
Lĩnh vực thương mại dịch vụ được mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế.
Trung tâm thương mại thị xã Đồng Xồi có diện tích trên 40.000m2 được xây
dựng và đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu giao dịch, mua bán hàng hóa trên địa
bàn tỉnh, thị xã và tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ tăng trưởng và cải thiện mỹ
quan đô thị.
Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại hiện nay là 3.700 cơ sở, tốc
độ doanh số mỗi năm tăng từ 20% - 22%.
b. Công nghiệp – du lịch
Cơng nghiệp
Hiện Đồng Xồi có 4 khu cơng nghiệp (KCN), bao gồm: KCN Đồng Xồi 1,
KCN Đồng Xoài 2, KCN Đồng Xoài 3 Và KCN Đồng Xoài 4 với tổng diện tích là 505
ha.
KCN Đồng Xồi 1 và KCN Đồng Xoài 2 thu hút được 348,5 tỷ đồng vốn đầu tư
trong nước và 12,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài.
Du lịch
Cảnh quan thiên nhiên của Đồng Xoài tương đối đa dạng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc hình thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, Thị xã nằm ở vị trí trung tâm gần các khu di tích lịch sử, danh lam

thắng cảnh của tỉnh và có hệ thống giao thông thuận lợi nên là một điểm dừng chân lý
tưởng trong các chuyến du lịch miền Đông Nam Bộ - Tây Nguyên.
c. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh,
hiện Thị xã có 2 tuyến giao thơng vng góc với nhau là Quốc lộ 14 và đường ĐT741,
có lộ giới 42 – 52m.

7


Tổng chiều dài hệ thống đường bộ khoảng 210,42 km, trong đó đường quốc lộ
17,7 km (chiếm 8.4%), đường tỉnh 12.84 km (chiếm 6.1%) và đường do địa phương
quản lý 179,88 km (chiếm 85,5%).
d. Dân số
Thị xã có hơn 82 ngàn người, mật độ trung bình 485 người/km2, cao nhất trong
tồn Tỉnh.
Hiện ở Đồng Xồi có 20 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, bao gồm: Khơme,
Tày, Nùng, S’tiêng, Mường, Thái, Dao, Sán chay, Giarai, Hmông, Mnông, Choro,
Giáy, Cơlao, Dao… Các dân tộc thiểu số sống đan xen với nhau, với người Kinh trong
tất cả các xã - phường của Thị xã.
2.3. Tổng quan về nhà máy xử lý rác Đồng Xồi
2.3.1. Giới thiệu nhà máy
Tên giao dịch:Cơng ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Cơng Nghệ Mơi Trường
Bình Phước.
Nhà máy xử lý rác thải được xây dựng tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xồi với
diện tích là 10 ha. Đi vào hoạt động đầu năm 2010 với công suất thiết kế xử lý 100
tấn/ngày.
Là trung tâm thử nghiệm, hồn thiện dây chuyền cơng nghệ, và chuyển giao
cơng nghệ thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt.
Là trung tâm đào tạo, thực hành cán bộ kỹ thuật và công nhân môi trường

chuyên ngành xử lý rác thải sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu chuyển giao công nghệ cho các
địa phương trong cả nước.
Tham gia xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt tại Thị xã Đồng Xoài, các vùng lân
cận trong và ngồi tỉnh Bình Phước.
2.3.2. Lĩnh vực hoạt động của nhà máy
Xử lý rác thải sinh hoạt: Nhà máy thu gom và xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh
hoạt của Đồng Xoài và một số Huyện lân cận. Với cơng nghệ gần như khép kín Nhà
máy đã xử lý bằng nhiều phương pháp để tận dụng lượng rác thải
Chuyển giao công nghệ xử lý rác: Với việc cải tiến và phát triển thêm các công
nghệ đã thành công ở nước ta, nhà máy đã chế tạo và lắp đặt cho một số nhà máy khác
như: Nhà máy xử lý rác Đông Vinh, nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây.
8


Sản xuất gạch từ tro đốt rác: Tận dụng các chất thải không thể sản xuất phân và
chế phẩm sinh học, nhà máy đã đóng thành gạch Block.
Sản xuất phân bón từ rác hữu cơ: Tận dụng các chất thải hữu cơ, sau khi qua xử
lý, phân loại nhà máy đưa vào sản xuất phân Compost theo các công nghệ hiện hành.
Sản xuất nhựa sơ chế: Từ những ống nhựa, nilon có kích thước lớn hơn 50mm
Nhà máy đã tận dụng để sản xuất ra nhựa sơ chế.
2.3.3. Công nghệ của nhà máy
Nhà máy sử dụng công nghệ xử lý rác thải tổng hợp, được xây dựng trên cơ sở
cải tiến và phát triển các công nghệ đã thành công ở Việt Nam, đồng thời kế thừa và
phát huy các cơng nghệ nước ngồi để xây dựng nên một cơng nghệ xử lý rác thải sinh
hoạt phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam.
Giải pháp, cơng nghệ, thiết bị của nhà máy xử lý rác có thể chia thành 4 cơng
nghệ chính, vận hành nối tiếp hoặc song song với nhau bao gồm:
a. Công nghệ tách lọc phân loại
Sử dụng các hệ thống máy móc, thiết bị, nhân công để tách lọc và phân loại rác
sinh hoạt ban đầu, đưa đến nhà máy để xử lý thành 5 dòng riêng biệt:

- Dòng rác các biệt như: cành cây, chăn chiếu, các vật dụng có kích thước lớn.
- Dòng rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rau quả, lá cây)
- Dòng phế thải dẻo (nilon, nhựa)
- Dòng phế thải dễ cháy ( nhựa, da, cao su,…)
- Dòng phế thải trơ (gạch, sỏi đá, thủy tinh…) và một số loại rác phân hủy khác.
Tiếp nhận rác thải và khử mùi: rác được tập kết tại khu tiếp nhận sẽ được phun
ngay dung dịch vi sinh khử mùi (đã hoạt hóa) để khử mùi hơi.
Nạp liệu: Qua khảo sát và thực nghiệm Nhà máy đã chọn phương pháp nạp liệu
bằng cầu trục nạp liệu 5 cánh, di chuyển bằng các ray di chuyển thẳng rác lên máng
nạp và điều tiết liệu.
Tách lọc thủ công rác cá biệt trên băng tải phân loại: Có thể tách ra nhiều dịng
sản phẩm thu hồi: (i) vũ khí, chất nổ: nộp cho cơ quan quản lý; (ii) chất thải độc hại
như: giẻ vụn dính dầu nhớt, hóa chất, sơn, thuốc trừ sâu, phế thải y tế, xác động vật thì
chuyển lị đốt chun biệt; (iii) hữu cơ khó phân hủy thì chuyển sang lò đốt tạo nhiệt;
(iv) các chai lọ, mảnh vỡ thủy tinh. Ngồi ra, cịn lọai bỏ các vật thể cồng kềnh, dây
9


sợi lằng nhằng (như chăn chiếu, mền, cành cây) gây cản trở hoạt động của các chi tiết
máy trong các công đoạn tiếp theo.
Công đoạn xé bao: Sau khi được phân loại cá biệt, những thành phần rác còn lại
(lúc này trong thành phần rác có rất nhiều bao nilon lớn, nhỏ khác nhau) sẽ được đưa
vào máy xé bao nhằm xé tơi các bao này, rũ một phần đất cát dính ở các bao cũng như
làm giảm ẩm rác.
Sàng lồng tách và phân loại rác: Đây là luồng quay đa cấp nhằm tách dòng rác
thải thành 3 dòng: Với một hệ lỗ nhỏ tách đất, cát, xà bần và những mảnh vụn thủy
tinh đã vỡ. Với hệ lỗ lớn nhằm tách dòng hữu cơ dễ phân hủy và dòng thứ 3 được phân
loại tại đây là rác có thể tái chế (nhựa, bao nilon), dịng hữu cơ khó phân hủy và rác vơ
cơ. Ngồi ra, tại đây cịn có tác dụng làm giảm ẩm cho rác, đánh tơi các bọc nilon cũng
như cát, sỏi khơng bị lẫn vào dịng hữu cơ dễ phân hủy.

Công đoạn xử lý phân hũy chất hữu cơ
Dòng rác thải, từ khi được tiếp nhận vào Nhà máy, đã áp dụng công nghệ sinh
học trong dung dịch vi sinh khử mùi hôi. Sau khi tách lọc tạp chất, chất thải hữu cơ
được áp dụng các nguyên lý của công nghệ sinh học trong các phương pháp ủ compost
để phân hủy thành mùn hữu cơ.
Chất thải hữu cơ sau khi đã tách loại tạp chất (nhất là sỏi, đá, nilon) được cắt
tuyển có kích cỡ nhỏ hơn 50mm, phun vi sinh phân hủy và chuyển qua băng tải đưa về
hệ thống hầm ủ. Hầm ủ có hệ thống sục khí cưỡng bức cung cấp đủ khí và oxygen, kết
hợp hệ thống tập trung nước rỉ, phối trộn vi sinh. Phun hồi ẩm để đảm bảo độ ẩm thích
hợp cho q trình phân hủy. Có chế độ kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ và đảo trộn bằng gầu
ngoạm, rút ngắn thời gian ủ nóng dưới 30 ngày.
Kiểm định độ chín bằng phương pháp theo dõi q trình tái sinh nhiệt (hướng
dẫn của bộ NN&PTNT) và phương pháp Bioassay (thử độ nảy mầm của hạt củ cải trên
môi trường nước trích compost).
Có bổ sung hệ vi sinh vật được hoạt hóa, giám sát q trình phân hủy thường
xun.
Có hệ thống thu gom nước rỉ, xử lý hồi lưu nước rỉ rác, kết hợp giám sát và bổ
sung vi sinh để hồi ẩm về khối ủ.
Đảo trộn bằng hệ thống cơ giới, kết hợp với sục khí
10


Rút ngắn q trình sục khí dưới 30 ngày.
b. Cơng nghệ tách tuyển bùn
Rác hữu cơ sau khi được ủ hoai sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất phân bón.
Mùn hữu cơ sẽ được đưa vào phễu điều tiết liệu bằng xe xúc lật hoặc gầu nạp liệu 5
ngón.
Tại phễu điều tiết liệu, mùn sẽ được điều tiết chuyển xuống băng tải và đưa qua
hệ thống sàn rung mùn sẽ được tách tuyển thành 2 dòng: Dòng 1 chủ yếu là cát, sỏi,
các mảnh sành, vỏ ốc hến, các loại nilon bé và các chất xơ khó phân hủy, dòng thứ 2 là

dòng hữu cơ cấp 1.
Tiếp tục qua sàng lọc đa cấp để loại xơ ngắn chuyển qua khu vực ủ chuyên biệt
hữu cơ nhiều cellulose với các phụ gia giảm tỷ lệ C/N, chủng hệ vi sinh có hoạt lực
phân hủy cellulose mạnh và sản phẩm mùn khô.
Sản phẩm mùn khô thu được ở các công đoạn trên (sau khi đã tách xơ và tạp
chất) được chuyển qua hệ thống máy nghiền mịn thành mùn 3mm.
Tiếp tục đưa qua hệ thống phối trộn phân bón nhằm phối trộn các hệ vi sinh phù
hợp cùng các chất phụ gia. Sau khi phối trộn xong sẽ qua hệ thống tự động cân định
lượng và đóng bao đảm bảo độ tin cậy chính xác đóng gói trước khi xuất xưởng các
loại phân bón.
c. Cơng nghệ xử lý nhiệt
Một tổ hợp lị: Vỏ hình trụ, phần lõi hình cầu (gạch chịu được nhiệt độ
0

1.800 C). Dựa theo nguyên lý hội tụ của gương cầu lõm
- 01 buồng đốt sơ cấp
- 01 buồng đốt thứ cấp
- 02 buồng tích nhiệt và lắng bụi
Kết cấu lõi lò này trên thế giới và Việt Nam chưa xuất hiện. Nó có ưu điểm hội
tụ nhiệt rất tốt, đó là ngun nhân khơng dùng ngun liệu phụ (Gas, dầu FO) mà nhiệt
độ vẫn đạt.
- 800 - 9000C với lò sơ cấp
- 1.1000C với lò thứ cấp
Phần xử lý khói lị
Giai đoạn 1: Tiệt trùng khói trong buồng áp suất cao
11


Hầu hết các nước tiên tiến đều dùng nguyên lý vịi phun hoa sen để tạo sương
mù thẩm thấu khói vào nước. Phương pháp hay bị tắc vòi, mặt khác vịi hoa sen lắp

trong xilon kín, rất khó quan sát khi bị tắc.
Giải pháp ở đây theo 01 nguyên lý tạo sương mù: dẫn khói vào 01 kênh kín,
đáy kênh là nước. Khói có nhiệt độ cao làm cho mặt nước sôi, tạo ra một buồng sương
mù mịn, mật độ sương mù rất cao. Mặt khác do tạo ra kênh đủ kín, khi đó áp suất hơi
nước đạt 1.6at, nhiệt độ hơi nước đạt 1100C. Hiện tượng này ta đang tiệt trùng khói
trong nồi áp suất cao.
Giai đoạn 2: Làm lạnh đột ngột
Bơm hồn lưu nước nguội vào dịng khói nóng. Nó có 2 tác dụng:
- Khi khói bị làm nguội đột ngột sẽ triệt tiêu dioxin.
- Đưa nhiệt độ xuống dưới 1520C sẽ đảm bảo bền cho quạt nén
Giai đoạn 3: Hấp thụ
Theo nguyên lý: Khi cho CO2 tác dụng với nước vơi, sẽ tạo kết tủa, chỉ có hơi
nước bay lên. Đây là một loại chất hấp thụ tốt và rẻ tiền.
CA(OH)2

+ CO2

CACO3

+ H2O

+ Q

Vì vậy, phương pháp này dùng 01 quạt nén, lưu lượng Q = 12.000m3/h, P =
250at để nén khói vào nước sơi.
Ngồi nhiệm vụ nén khói vào nước sơi nó cịn tạo ra tốc độ dịng khói chuyển
động trong lị đốt >= 4m/s, với tốc độ này quá trình chảy được thực hiện tối đa.
Giai đoạn 4: Lọc bằng than hoạt tính
Khói được đi qua 01 lớp than hoạt tính dày 4cm. Than hoạt tính là chất hấp thụ
rẻ, khử mùi tốt.

Cơ khí hóa trong q trình vận hành bao gồm các cơng đoạn sau:
- Chuẩn bị chất thải có trong nước sinh hoạt cần tiêu hủy trong lị đốt.
- Tách lọc thủ cơng để loại bỏ các chất thải nguy hại không được phép thiêu
hủy trong lị đốt rác hữu cơ khó phân hủy
- Kiểm sốt các vật thể hữu cơ khó phân hủy thuộc dạng cồng kềnh gây trở ngại
khi nạp liệu vào lò đốt.
- Dùng máy chế biến tương đối đồng đều kích thước và phối trộn chất liệu để
tương đối đồng đều về nhiệt trị, tạo hiệu quả cháy trong buồng đốt.
12


- Chuẩn bị lị đốt rác hữu cơ khó phân hủy.
d. Công nghệ đống rắn áp lực
Tận dụng các phế thải trơ, vô cơ thay thế một phần nguyên liệu để sản xuất các
loại gạch lát đường, bó vỉa hè đường và các loại gạch xây dựng cơng trình phụ.
Phế thải trơ và vô cơ chiếm tỷ lệ 15% trong rác thải sinh hoạt của tỉnh Bình
Phước. Bởi vậy cơng nghệ đóng rắn chuyển chúng thành sản phẩm hữu cơ có một vị
trí quan trọng trong cơng nghệ Betid xử lý rác thải sinh hoạt.
Cơng ngệ đóng rắn bao gồm 4 quá trình chủ yếu:
- Chuẩn bị phối liệu (phân loại, sấy khơ)
- Chuẩn bị phụ gia đóng rắn (theo thành phần phối liệu)
- Phối trộn phụ gia và phối liệu
- Chuẩn bị máy khuôn ép và công nghệ ép đóng rắn
Cụm cơng nghệ và thiết bị đóng rắn áp lực: Các chất thải trơ thu hồi tại các sàn
rung lưới nhỏ (cát, sạn,mảnh vỡ thủy tinh) trong dây truyền phân loại được tập trung
qua cụm cơng nghệ đóng rắn. Tùy theo nhu cầu sản phẩm, chúng được nghiền sàng,
đồng nhất kích cỡ, phối trộn bổ sung các phụ gia kết dính và nén với lực nén tương
thích.
2.3.4. Tình hình tài chính
Về doanh thu: Vì là một nhà máy mới được đưa vào hoạt động nên doanh thu

của hai năm hoạt động chưa có biến động gì đáng kể, nó nằm ở mức khoảng 22 tỷ
đồng trên một năm. Tuy nhiên, tình hình doanh thu sẽ được cải thiện nếu như Nhà máy
có điều kiện để phát triển thế mạnh về sản xuất phân Compost.
Về chi phí: Nhà máy được hoạt động với cơng nghệ gần như khép kín nên chi
phí đầu tư ban đầu cho nhà máy, các dây chuyền sản xuất rất lớn. Mức chi phí đầu tư
ban đầu bằng 37 tỷ đồng gần bằng với số vốn mà Nhà máy có được và vay được là 43
tỷ đồng.

13


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Rác thải sinh hoạt
a. Khái niệm
Là chất thải do con người thải ra sau khi sử dụng những sản phẩm trực tiếp từ
thiên nhiên hoặc qua chế biến xử lý của con người từ các khu dân cư và nó được xuất
phát từ sinh hoạt hằng ngày của con người.
Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: gia
đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi cơng cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ
sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò…
b. Đặc tính và thành phần của rác thải sinh hoạt
Đặc tính rác thải sinh hoạt
- Tốc độ phát sinh rác: Tốc độ phát sinh rác ở các thành phố, tỉnh thành khác
nhau sẽ cho ra những lượng rác khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới năm 1992, lượng
rác bình quân trên đầu người được thống kê đối với các nước đang phát triển trung
bình thì tốc độ phát sinh là từ 0,3 đến 0,5 kg/ngày/người và đối với các nước phát triển
trung bình tốc độ phát sinh rác là từu 2,5 đến 2,8 kg/ngày/người.

- Tỉ trọng phân bổ rác: Khối lượng rác, và chất lượng rác phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng khu vực, phụ thuộc vào quá trình quản lý thu gom. Thơng thường tỉ
trọng phân bổ rác như sau:
Lượng chất thải sinh hoạt từ 0,25 – 1 kg/người/ngày
Tỉ trọng từ 100 kg/m3 – 600 kg/m3
Tỉ trọng phân bổ rác được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1 dưới đây

14


×