Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM HẢI SẢN (AGRIMEXCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 83 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
NÔNG LÂM HẢI SẢN
(AGRIMEXCO)

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình kinh
doanh xuất nhập khẩu tại cơng ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản
(AGRIMEXCO)” do Nguyễn Thị Minh Hằng, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh
doanh thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Viết Sản


Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

 

tháng

tháng

năm 2012

Ngày


tháng

năm 2012


 

LỜI CẢM ƠN
Hôm nay khi được viết trang giấy này, tơi thật sự xúc động bởi vì tơi biết thời
gian bốn năm sinh viên của mình đã hết và tơi cũng chuẩn bị bước sang một cánh cửa
mới đang chờ ở phía trước. Tơi viết ra đây bằng tất cả tấm chân thành với nổi niềm
của mình.
Lời đầu tiên con xin biết ơn sâu sắc đến ông bà, ba mẹ và những người thân
trong gia đình đã trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả để ni dưỡng con nên người,
động viên và tạo điều kiện cho con được học tập như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy Cô trường Đại Học Nơng
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các q Thầy Cơ là giảng viên Khoa Kinh Tế, đặc biệt
là thầy Nguyễn Viết Sản – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và dạy cho em biết thêm
nhiều điều trong quá trình làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm
Hải Sản (AGRIMEXCO) và tồn thể cơ chú, anh chị ở các phịng ban chức năng, đặc
biệt là các anh chị ở phòng kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu
và tận tình chỉ dẫn những kinh nghiệm thực tiễn cho em trong suốt thời gian thực tập.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè thân yêu, những người đã cùng
chung vai, sát cánh, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tơi trong những năm ở giảng
đường đại học.
Xin một lần nữa ghi ơn đến mọi người!

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hằng

 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG, Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Tình Hình
Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Lâm Hải
Sản”.
NGUYEN THI MINH HANG, June 2012. “Analysing The Situation Business
Of Import And Export At Agricultural Forestry And Fishery Import Export
Company”.
Trong nền kinh tế thị trường phức tạp và biến động liên tục như hiện nay thì
việc phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu được xem là một công cụ
hữu ích giúp cho doanh nghiệp biết được nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường
xung quanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa lợi thế của mình về tài
chính, nhân sự, cơng nghệ để tồn tại và phát triển.
Xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như Nông sản, Lâm sản, Hải
sản cùng một số mặt hàng hàng khác nhằm đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nhập
khẩu các máy móc thiết bị và phụ tùng, nguyên liệu vật tư… giúp Việt Nam tiếp thu
nền văn minh trở thành nước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Khóa luận khơng những
tìm hiểu nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong thời gian
qua, mà còn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin để hiểu biết thêm về hoạt
động kinh doanh của công ty, về thị trường và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình
kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Từ kết quả trên, đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu
của cơng ty. Với mục tiêu tìm hiểu những khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, xác định

các cơ hội thách thức chủ yếu đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

 


 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản 



2.1.1. Giới thiệu vài nét về công ty 



2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cơng ty Agrimexco 



2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của công ty Agrimexco 



2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 




2.2. Tổng quan về ngành xuất nhập khẩu của cơng ty 

11 

2.2.1. Chính sách chất lượng 

11 

2.2.2. Mặt hàng kinh doanh của công ty 

12 

2.2.3. Thị trường

12

2.2.4. Các thành tích đạt được 

13 

2.3. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty 

13 

2.3.1. Thuận lợi

13

2.3.2. Khó khăn


14

2.4. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước 

15 

2.5. Định hướng phát triển của công ty với định hướng ngành, chính sách của Nhà
nước và xu thế chung trên thế giới 

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17


 

17


 

3.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 

17 

3.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 


17 

3.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 

18 

3.1.4. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu, thị trường xuất khẩu 

18 

3.1.5. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu 

20 

3.1.6. Sự cần thiết của giao thương quốc tế 

21 

3.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu 

21 

3.1.8. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá tình hình xuất nhập khẩu 

22 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23


3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 

23 

3.2.2. Phân tích số liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
Agrimexco từ năm 2009 – 2011 

27 

4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty 

29 

4.2.1. Phân tích các mặt hàng xuất khẩu 

29 

4.2.2. Phân tích thị trường xuất khẩu của cơng ty 

33 


4.3. Phân tích tình hình nhập khẩu của cơng ty 
4.3.1. Phân tích các mặt hàng nhập khẩu 

38 

4.3.2. Phân tích thị trường nhập khẩu của cơng ty 

42 

4.4. Tình hình kinh doanh nội địa 

46 

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của công ty 

47 

4.5.1. Các yếu tố bên trong

47

4.5.2. Các yếu tố bên ngoài

54

4.6. Ma trận SWOT

57

4.6.1. Các yếu tố SWOT


57

4.6.2. Các chiến lược kết hợp 

63 

4.7. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

64
67
67

vi 
 

38 


 

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1. Đối với công ty

68


5.2.2. Đối với Nhà nước

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

vii 
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu của Công Ty Agrimexco từ 2009 –
2011

27

Bảng 4.2. Chênh Lệch giữa Xuất Khẩu và Nhập Khẩu qua 3 năm từ 2009 – 2011

28

Bảng 4.3. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu của Công Ty Agrimexco từ 2009 – 2011


30

Bảng 4.4. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của công ty Agrimexco từ 2009 – 2011

34

Bảng 4.5. Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu của Công Ty Agrimexco từ 2009 - 2011

40

Bảng 4.6. Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu của Công Ty Agrimexco từ 2009 – 2011 44
Bảng 4.7. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu qua các năm từ 2009 – 2011

48

Bảng 4.8. Cơ Cấu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu chủ yếu của Công Ty Agrimexco năm
2009 – 2011

50

Bảng 4.9. Chỉ Tiêu Nhân Sự và Trình Độ Chun mơn

52

viii 
 


 


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu của Cơng Ty Agrimexco 29
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Xuất Khẩu Mặt Hàng Nông Sản từ 2009 - 2011

32

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Xuất Khẩu Mặt Hàng Lâm Sản từ 2009 - 2011

32

Hình4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Xuất Khẩu các Mặt Hàng Khác từ 2009 - 2011

33

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Xuất Khẩu của Cơng Ty năm 2009

36

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty năm 2010

37

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Xuất Khẩu của Cơng Ty năm 2011

38

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Nhập Khẩu Mặt Hàng Nguyên Liệu Vật Tư từ 2009 –

2011

41

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Nhập Khẩu Mặt Hàng Máy móc Thiết Bị và Phụ Tùng từ
2009 – 2011

41

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Nhập Khẩu Mặt Hàng Tiêu Dùng từ 2009 – 2011

42

Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Nhập Khẩu của Cơng Ty Agrimexco năm
2009

45

Hình 4.12. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Nhập Khẩu của Công Ty Agrimexco năm
2010

45

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Nhập Khẩu của Công Ty Agrimexco năm
2011

46

ix 
 



 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, nhất là nước ta trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức, không chỉ sản
xuất và đáp ứng nhu cầu hàng hóa ở trong nước mà cịn cạnh tranh với các cơng ty
nước ngồi. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty nước ngồi cịn nhằm tạo
điều kiện cho các Doanh nghiệp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, tiếp
thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Tất cả đều nhằm mục đích đưa nền
kinh tế nước nhà cùng hòa chung vào xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng có những cơ chế
chính sách tạo điều kiện nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và phát
triển cơ sở hạ tầng. Hoạt động xuất khẩu chính là một phương tiện thúc đẩy phát triển
kinh tế, thu ngoại tệ vào trong nước, là một vấn đề quyết định và không thể thiếu được
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, lực lượng lao
động trẻ dồi dào, đầy lòng nhiệt huyết là những nhân tố góp phần phát triển kinh tế
trong nước. Bên cạnh đó thì hoạt động ngoại thương là một phần khơng thể thiếu để
phát triển nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Lượng hàng hóa xuất khẩu
ngày càng đa dạng, có giá trị kinh tế cao mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng
kể.
Tuy nhiên để công ty có thể đứng vững được trên thị trường xuất nhập khẩu đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu thị trường thế giới cũng như phải thường
xuyên phân tích lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình,… Thơng qua đó
thấy được đâu là cơ hội mà doanh nghiệp có được, đâu là nguy cơ cần phải tránh trong
hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại để thâm

nhập vào thị trường và phát triển sang thị trường thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu và với mong muốn nâng
cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đã được học của mình, nên trong thời gian thực
 


 

tập tại công ty, tôi quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH
DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG
LÂM HẢI SẢN (AGRIMEXCO)”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng, hoạt động xuất nhập khẩu và đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm
Hải Sản.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường, các mặt hàng xuất
nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Nơng Lâm Hải Sản.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu của công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản trong những năm gần đây.
Phân tích ma trận SWOT để biết được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những
cơ hội và thách thức đang tồn tại trong công ty. Từ đó đề ra những giải pháp kinh
doanh cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trong những năm tới,
mở rộng thị trường, gia tăng giá trị các mặt hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ 02/2012 đến 09/06/ 2012.
Phạm vi không gian: Tại công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản
(Agrimexco).
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phân tích dựa vào các số liệu mà cơng ty cung

cấp trong ba năm gần đây 2009, 2010,2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài gồm 5 chương với nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Mở đầu: Đặt vấn đề nêu lên những vấn đề xoay quanh đề tài cũng
như sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong giai
đoạn hiện nay nhất là đối vối công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản (Agrimexco).
Nêu ra những mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu sơ lược về công ty, quá trình hình thành và
phát triển, ngành nghề sản xuất và kinh doanh.

 


 

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày một số khái
niệm về xuất khẩu, nhập khẩu và nêu những phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
của cơng ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu
của cơng ty. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công
ty thông qua ma trận Swot và đưa ra các giải pháp cho công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Khẳng định lại những kết quả mà đề tài đã
đạt được, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm giúp công ty nâng cao năng lực sản
xuất và cạnh tranh trên thị trường của mình. 


 


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản
2.1.1. Giới thiệu vài nét về công ty
Công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản - Agrimexco là một đơn vị trực thuộc
Nhà nước chịu sự chỉ đạo của Sở Nông Nghiệp và Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí
Minh, được thành lập theo quyết định số 62/QĐ – UB ngày 26/10/1992 của Uỷ Ban Nhân
Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản - Agrimexco trực thuộc Tổng cơng ty
Nơng Nghiệp Sài Gịn (S.G.I), hiện nay cơng ty là một doanh nghiệp lớn của Tổng công
ty và của nghành Nơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên chính thức của công ty: Công ty TNHH – MTV xuất nhập khẩu Nông Lâm
Hải Sản.
- Tên giao dịch quốc tế: Agricultural Forestry And Fishery Import Export
Company.
- Tên viết tắt: AGRIMEXCO
- Trụ sở chính: 176 Hai Bà Trưng, Phường Đakao,Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Điện thoại: 84.8.8244518 - 8293569
- Fax: 84.8.8297071
- Telex: 811270 – pltlyvt.
- Email:
- Website: agrimexco.com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cơng ty Agrimexco
Tiền thân của công ty Agrimexco là một đơn vị hợp doanh xuất nhập khẩu được
Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh thành lập theo quyết định số 12/QĐ – UB
ngày 15/12/1982. Doanh nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo quản lý của Sở Nông Nghiệp.
 



 

Ngày 02/07/1983, theo quyết định số 109/QĐ – UB của Uỷ Ban Nhân Dân Thành
phố Hồ Chí Minh cho phép chuyển công ty công tư hợp doanh Xuất Nhập Khẩu trực
dụng Agrimexco thành xí nghiệp Quốc doanh chế biến Nơng Sản xuất khẩu trực thuộc Sở
Nơng Nghiệp TPHCM có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch tốn độc lập trên cơ
sở được cấp vốn vay và mở tài khoản tại ngân hàng.
Sau gần 2 năm hoạt động có hiệu quả, công ty được sự đề nghị của Sở Nơng
Nghiệp và Ban Tổ Chức Chính Quyền Thành phố, xí nghiệp được nâng lên thành công ty
khai thác và chế biến Nông Sản cung ứng xuất nhập khẩu theo quyết định số 01/QĐ – UB
ngày 02/01/1985 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng rộng lớn
hơn tổ chức gia công sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu – liên doanh,
liên kết với các đơn vị trong nước khai thác nguồn hàng nông sản để cung ứng xuất khẩu.
Tháng 07/1989, công ty được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu Nông Sản và
chính thức làm nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu theo quyết định số 560/QĐ – UB ngày
23/07/1987 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1991 do nhu cầu mở rộng kinh doanh, công ty được bổ sung nhiệm vụ xuất
nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Lâm sản và Hải sản, và mang tên mới là công ty xuất
nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản theo quyết định số 73/QĐ – UB ngày 18/03/1991.
Ngày 26/10/1992 quyết định số 26/QĐ – UB chính thức cơng nhận “Cơng ty xuất
nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản” là một doanh nghiệp Nhà nước với tên giao dịch là
Agrimexco. Giấy phép đăng ký kinh doanh được chứng nhận ngày 01/11/1992, số 102037
tại Trọng tài Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
4.07.7.110/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 17/05/1993.
Từ năm 1992 đến nay, công ty hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu Nông Lâm
Hải sản, rau quả, giày da, …, và nhập khẩu máy móc thiết bị, các loại nguyên liệu, … Với
bộ điều hành gọn nhẹ, năng động, đội ngũ nhân viên lành nghể, có nhiều kinh nghiệm đã
giúp cơng ty ngày càng vững mạnh và không ngừng phát triển trên thương trường, phát
huy lợi thế của mình.



 


 

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của công ty Agrimexco
a) Chức năng
Công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản hoạt động chuyên ngành trong lĩnh
vực ngoại thương với chức năng chủ yếu sau:
- Tìm kiếm đối tác, kí kết hợp đồng, khai thác và xuất khẩu kinh doanh các mặt
hàng có khả năng xuất khẩu trong lĩnh vực Nông Lâm Hải Sản
- Nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu góp phần thúc đẩy các
ngành nghề xuất khẩu trên.
- Trực tiếp đảm nhận ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác cho các cơng ty
khác, góp phần tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước.
- Hoạt động của cơng ty cịn có chức năng kinh doanh dịch vụ bảo quản hàng hóa.
- Hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm mở rộng
khả năng sản xuất và hướng phát triển trong các hoạt động kinh doanh, khai thác tận dụng
các nguồn lực có sẵn.
b) Nhiệm vụ
Trong hoạt động kinh doanh, cơng ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh
doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Tổ chức quản lý việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được kế
hoạch được giao về kim ngạch, lợi nhuận, các khoản nộp thuế và nộp ngân sách Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả kinh doanh, trước khách
hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.
Quản lý, bảo vệ, giữ gìn và khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn

được giao, không ngừng chọn lọc, cải tiến các phương án kinh doanh tối ưu để tận dụng
các nguồn lực có sẵn.
Quản lý và thực hiện tốt tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp, chế độ, chính sách
cho đội ngũ cán bộ nhân viên công ty đảm bảo một cách đầy đủ theo quy định của pháp
luật.

 


 

Đảm bảo an ninh chính trị, phịng cháy chữa cháy, an toàn trong sản xuất kinh
doanh, hưởng ứng và tham gia các phong trào và đoàn thể của Đoàn, Đảng và xã hội.
Tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường, xây dựng và thiết lập các hệ
thống xử lý các chất thải tại khu vực sản xuất.
Mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trực thuộc, các thành phần kinh tế trực
trong và ngoài nước để tăng cường năng lực trong hoạt động kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, quy định của pháp luật cũng như quy
định về môi sinh, môi trường.
c) Mục tiêu
Phấn đấu giữ vững được thành tích là một trong những cơng ty xuất nhập khẩu
Nơng Lâm Hải Sản hàng đầu của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
Khai thác hàng nhập khẩu, chú trọng các mặt hàng phân bón, cây con giống, thuốc
trừ sâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh Kim nghạch xuất nhập khẩu của khách hàng.
Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giảm chi phí và đặc biệt là nâng cao uy
tín, hình ảnh của cơng ty trên thị trường nội địa cũng như ngồi nước.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của cơng ty
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty


 


 

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NƠNG LÂM HẢI
SẢN
GIÁM ĐỐC CƠNG TY

P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

NHÀ MÁY
TÂN
PHONG

P. TÀI CHÍNH
KẾ TỐN

P. KẾ HOẠCH
KINH DOANH

TRƯỞNG
CỬA HÀNG
PHONG
LAN


TRẠM
TRƯỞNG
SX CƯ
XKTH

P. ĐẦU TƯ &
QUẢN LÝ KHO

TRẠM THU
MUA CB
NƠNG SẢN

NHÂN VIÊN
Nguồn: Phịng Tổ Chức Hành Chính

 


 

Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc
Giám đốc là người đại diện có tư cách pháp nhân, điều hành và chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp ký nhận vốn
của nhà nước và chịu trách nhiệm về bảo tồn vốn cũng như phát triển vốn, trực tiếp ký
kết các hợp đồng kinh doanh kinh tế (trong và ngoài nước). Ngoài ra, Giám đốc cịn có
quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật các nhân viên dưới quyền.

Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh là người điều hành xí nghiệp Tân
Á và Tân Phú, hỗ trợ cho Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
của công ty, được Giám đốc ủy quyền ký kết hợp đồng thay thế khi cần thiết.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - tổ chức hành chính là người điều hành xí
nghiệp Tân Phong, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tổ chức
hành chính của cơng ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Là phòng nghiệp vụ, tổng hợp tồn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh - triển khai - kiểm tra - kiểm soát,
các chỉ tiêu pháp lệnh giao cho từng đơn vị.
Theo dõi thị trường, thị hiếu, giá cả, đề ra các kế hoạch phát triển thị trường,
thống kê, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và lập báo định kỳ.
Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ khâu ký kết, đàm phán đến
khi thanh lý hợp đồng, giải quyết các vấn đề có liên quan trong việc thực hiện hợp
đồng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Tổ chức quá trình thu mua và huy động hàng để xuất khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng trong và ngoài nước, thực hiện hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa,
cân đối cơ cấu xuất nhập khẩu.
Phụ trách công tác pháp chế trong kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động
chung của cơng ty.
- Phịng đầu tư và quản lý kho:

 


 

Phịng đầu tư và quản lý kho có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ hoạch
toán kinh tế của cơng ty.
Phân tích chỉ tiêu tài chính, tổng hợp số liệu tình hình sản xuất, kinh doanh, đối
chiếu chứng từ hóa đơn của hợp đồng nội địa và quốc tế.

Quản lý trực tiếp mọi nguồn vốn, tài sản, các cơ sở vật chất và cửa hàng trực
thuộc phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
Soạn thảo, xem xét luận chứng, phương án kinh tế để tiến hành hợp tác và mở
rộng đầu tư.
Đàm phán, ký kết, theo dõi các hợp đồng gia cơng nước ngồi. Tham gia soạn
thảo và điều chỉnh các hợp đồng liên doanh liên kết.
- Phòng tổ chức hành chính:
Phịng Tổ Chức Hành Chính có nhiệm vụ xây dựng các quy chế hoạt động, tổ
chức và sắp xếp lịch phân công công tác cho cán bộ cơng nhân viên phù hợp với khả
năng và trình độ của mỗi thành viên trong công ty.
Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ phù hợp với công việc trong công ty.
Xây dựng quỹ tiền lương, thực hiện chi trả tiền lương, xét chế độ nâng lương,
thi đua, khen thưởng lập thành tích của cơng nhân viên tồn cơng ty.
Trực tiếp quản lý các tài sản của công ty như: Đất đai, phân xưởng sản xuất,
kho hàng và các máy móc trang thiết bị phục vụ cho cơng việc của công ty, sửa chữa
và bảo quản các thiết bị văn phịng khác …
Thực hiện cơng tác an tồn lao động, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ.
c) Các cơ sở trực thuộc:
Là nơi tổ chức chế biến cung ứng các mặt hàng xuất khẩu cho công ty. Các sản
phẩm xuất khẩu được cung ứng bởi các đơn vị sản xuất chế biến:
Cửa hàng Phong Lan là nơi tổ chức và trưng bày bán các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, hàng thời trang may mặc, các sản phẩm vật tư hàng hóa của cơng ty phân bổ.
Cửa hàng Phong Lan gồm cửa hàng trưởng, cửa hàng phó, kế toán, các nhân viên phụ
trách việc bán hàng, bảo vệ và vệ sinh cho cửa hàng.
Xí nghiệp chế biến nơng lâm sản xuất khẩu và giày da xuất khẩu Tân Phong là
nơi thực hiện chế biến nông lâm sản, các hợp đồng giày da công xuất khẩu. Nhà máy
Tân Phong gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, tổ trưởng hành chính lao động, quản đốc,
10 
 



 

tổ trưởng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tổ trưởng tổ quản lý gia công và các nhân viên
cấp dưới phục vụ các khâu khác nhau trong quá trình thực hiện các hợp đồng gia công
và sản xuất kinh doanh.
Trạm sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu tổng hợp: Chuyên sản xuất, kinh
doanh các mặt hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ các loại để xuất khẩu và vận chuyển
hàng từ trạm đến nơi bán, bên cạnh đó các nhân viên của trạm cịn thực hiện cơng việc
khai báo hải quan đối với mặt hàng xuất khẩu.
Ngồi ra cịn có trạm thu mua chế biến nơng sản Bình Phước, xưởng phân bón
hữu cơ, các kho bảo quản hàng hóa.
2.2. Tổng quan về ngành xuất nhập khẩu của cơng ty
2.2.1. Chính sách chất lượng
Với chính sách chất lượng “Uy tín – An toàn – Hiệu quả” áp dụng trong hoạt
động đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, lãnh đạo công ty Agrimexco cam kết:
Các q trình kiểm sốt chất lượng ln được tn thủ, kiểm sốt chặt chẽ từng
bước nhằm bảo đảm khoa học, năng suất và hiệu quả.
Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống
quản lý chất lượng.
Tổ chức các hoạt động đánh giá nội bộ, hành động khắc phục, phịng ngừa,
phân tích dữ liệu, xem xét lãnh đạo định kỳ để đánh giá và kiểm tra việc thực hiện
chính sách chất lượng.

11 
 


 


2.2.2. Mặt hàng kinh doanh của công ty
a) Mặt hàng xuất khẩu
Nông sản: Gạo, đậu các loại, cà phê, tiêu, quế, hồi, trà, điều nhân, bắp, rau củ
các loại, đậu phộng, mè, trái cây tươi …
Lâm sản: Song mây, tre nứa, cần lim, các sản phẩm đồ gỗ cao cấp, các loại đay,
cói thủ cơng mỹ thuật, thảm xơ dừa …
Hải sản: Tơm, cua, ghẹ, cá, mực, nghêu, sị, ốc, hến ở dạng tươi sống và đông
lạnh.
Hàng công nghệ phẩm: Bánh tráng, bánh phồng tôm, thực phẩm chế biến các
loại và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, sơn mài, túi xốp và giày da…
b) Mặt hàng nhập khẩu
Nguyên liệu thức ăn gia súc: Bã khô dầu đậu nành, bã khô dầu dừa, bã khô dầu
đậu phộng, bột xương thịt …
Hạt nhựa các loại: Polystyrene (PS), Expandable Polystyrene (EPS),
Polyetylene (LDPE, HDPE), Polypropylene (PP), SOM …
Sợi tổng hợp: Polyester, nylon …
Hàng điện máy gia dụng: Tủ lạnh, máy lạnh, máy hút khói, bếp gas, máy giặt

Sắt thép các loại, kẽm thỏi.
Phân bón các loại.
Máy móc, thiết bị, phụ tùng …
Hàng tiêu dùng: xe ô tô, thực phẩm chế biến, thiết bị hàng gia dụng ...
c) Kinh doanh nội địa
Các mặt hàng nông sản, nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc như: Đậu các
loại, hạt điều, cà phê, bắp hạt, lúa, tấm, cám, khoai mì lát, bột mì tinh, bột cá …
Quần áo may sẵn, hàng thủ công mỹ nghệ …
2.2.3. Thị trường
Châu Á: Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singarpo,
Malaysia …
Châu Âu: Tây Ban Nha, Anh, Áo, Đức, Pháp, Ý, Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ,

Thụy Điển, Hy Lạp, Hà Lan …
12 
 


 

Châu Mỹ: Mehico, Brasil, Columbia, Mỹ …
Châu Úc: Australia, New Zealand …
Châu Phi: Nam Phi …
2.2.4. Các thành tích đạt được
Năm 1995 công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng III.
Năm 1998 công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng II.
Công ty được UBND thành phố trao tặng cờ thi đua và bằng khen “ Đơn vị có
thành tích xuất sắc ” liên tục từ 1992 đến 2001 và 2003 đến 2007.
Được tố chức SGS Thụy sĩ cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày
29/01/2008.
Cơng ty cịn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm bình quân đạt trên 20.000.000 USD. Bộ máy
điều hành gọn nhẹ, năng động, đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu công việc và đặc
biệt là có nhiều kinh nghiệm, đã giúp cho cơng ty ngày càng vững mạnh và không
ngừng phát triển trên thị trường trong nước và không ngừng phát triển trên thị trường
quốc tế là một thị trường vô cùng tiềm năng của cơng ty.
Cơng ty có quan hệ thương mại với hơn 700 công ty và hơn 50 quốc gia trên thế
giới.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty
2.3.1. Thuận lợi
Cơng ty Agrimexco là một doanh nghiệp Nhà nước có uy tín, kinh nghiệm và
thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nơng sản nên có nhiều khách
hàng trong và ngồi nước tín nhiệm, thiết lập được các mối quan hệ tốt với các ban

ngành thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại. Hơn thế, công ty được thành lập trên cơ sở
trực thuộc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gịn nên cơng ty được sự quan tâm của các
cấp, ban ngành và lãnh đạo.
Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ cao, năng động cần cù có tay nghề,
kinh nghiệm. Cơng nhân trong các xí nghiệp được đào tạo chuyên môn cao, giúp công
ty đạt được năng suất cao.

13 
 


 

Quy trình sản xuất tại các xí nghiệp được kiểm sốt chặt chẽ để sản phẩm xuất
khẩu ln đảm bảo về chất lượng, tiến hành kiểm dịch thực phẩm cho việc xuất khẩu
nơng sản vào các thị trường khó tính như EU và Mỹ.
Mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty đa dạng tạo cơ hội cho công ty khai
thác được nhiều thị trường, phần nào tránh được rủi ro, biến động khi chỉ mua bán trên
một mặt hàng hoặc một vài thị trường.
Công ty cũng chủ động được nguồn nguyên vật liệu dồi dào với chi phí thấp do
áp lực của chính sách thu mua trọn gói giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Nguồn nguyên liệu thu mua tại chỗ cịn giúp cơng ty chủ động trong việc quản lý chất
lượng nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm đối với các thị
trường nước ngoài.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh tương đối hiệu quả, có lượng khách
truyền thống tương đối rộng lớn, lĩnh vực hoạt động xuất khẩu đa dạng và uy tín kinh
doanh trong thời gian vừa qua giúp cơng ty củng cố và tăng cường vị thế cũng như thị
phần trên thị trường.
Tiềm năng thu hút vốn đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ là rất lớn vì được
ảnh hưởng chính sách hỗ trợ đúng đắn của Nhà nước và Tổng cơng ty nơng nghiệp Sài

Gịn.
2.3.2. Khó khăn
- Yếu tố khách quan
Ngành sản xuất nông nghiệp là ngành dựa vào thời vụ, cho nên nguồn nguyên
vật liệu không ổn định và chất lượng không đảm bảo do thiên tai liên tục xảy ra.
Công ty đã hướng đến giải pháp tiến hành thu mua nguyên vật liệu với số lượng
lớn đề dữ trữ nhưng kéo theo chi phí bảo quản tương đối cao. Mặt khác, do biến động
giá cả thị trường trên thế giới, giá xăng dầu tăng dẫn đến sự tăng giá đồng loạt các chi
phí dịch vụ có liên quan như chi phí vận chuyển, chi phí trung gian đồng thời ảnh
hưởng tới tỷ giá và lãi suất, thay đổi cung cầu thị trường, giảm lợi nhuận từ các hợp
đồng của cơng ty.
Bên cạnh đó, cơng ty cịn ảnh hưởng tới khủng hoảng tài chính tồn cầu nên
lượng hàng xuất khẩu sang các nước cũng giảm dần.
- Yếu tố chủ quan
14 
 


 

Vốn kinh doanh cũng là vấn đề còn nan giải đối với q cơng ty. Mặc dù được
sự ưu đãi của Nhà nước, sự quan tâm của Tổng công ty nhưng việc thiếu vốn vẫn
thường xuyên xảy ra. Chính điều này đã gây trở ngại lớn cho việc thu mua sản phẩm
và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách nước ngồi.
Hệ thống phịng ban chưa được chun mơn hóa. Đội ngũ lao động chưa có cơ
hội tiếp xúc nhiều với công nghệ mới, chưa được đào tạo kịp thời và hạn chế về trang
thiết bị máy móc trong thời gian qua đã làm cho chất lượng sản phẩm giảm cũng như
tính cạnh tranh của sản phẩm bị hạn hẹp.
Cơng ty đã xây dựng hệ thống thu nhập, phân tích thông tin nhưng vẫn chưa
nhiều. Hệ thống phân phối chưa phát huy được vai trò tiếp cận thị trường, quảng bá

sản phẩm và tính cạnh tranh chưa mạnh. Hệ quả là các biến động về thị trường, giá cả,
thị hiếu người tiêu dùng và thông tin về các đối thủ cạnh tranh đến chậm hơn.
Công tác marketing và nghiên cứu thị trường nhằm mục đích nâng cao quảng
bá hình ảnh và tạo vị thế cho công ty trên thị trường quốc tế nhưng chưa thật nổi bật,
chưa phổ biến rộng rãi về thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu của công ty do thiếu
đội ngũ marketing chuyên nghiệp, chưa xây dựng được chiến lược marketing duy trì
thị trường truyền thơng, tiếp cận và mở rộng thêm các thị trường mới.
2.4. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ - CP ngày
31/07/1998, Quyết định 65/1998/QĐ - TTG ngày 24/03/1998 của Thủ tướng Chính
phủ, Nghị định số 33 - CP năm 1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
và nhập khẩu … đồng thời Nhà nước cịn khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với
các doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường mới, xuất khẩu được những mặt hàng
mà Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Nhằm khuyến khích xuất khẩu, trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tìm được khách hàng và thị trường xuất khẩu có hiệu
quả đối với những mặt hàng ngồi phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký trong
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, thì Bộ Thương mại có trách nhiệm xét và giải
quyết cụ thể từng hợp đồng xuất những mặt hàng đó.
Bộ Tài chính bàn với Bộ Thương mại quy định và hướng dẫn cụ thể về mức
thuế và thời gian ưu đãi.
15 
 


 

Ngồi ra, Nhà nước có các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Qũy
hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các
mặt hàng nông lâm hải sản Việt Nam.

2.5. Định hướng phát triển của công ty với định hướng ngành, chính sách của
Nhà nước và xu thế chung trên thế giới
Công ty xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải Sản với phương châm lấy uy tín và chất
lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên cơ
sở thực hiện song song hai nhiệm vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, cơng
ty tiếp tục sắp xếp lại bộ máy và mơ hình hoạt động, nâng cao năng lực hoạt động. Có
kế hoạch mở rộng hoạt động dịch vụ, cơ cấu lại và sử dụng hiệu quả hơn các tài sản và
mặt bằng kinh doanh hiện có, khai thác tối đa cơ sở vật chất tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu
cuối cùng là đạt tốc độ tăng trưởng, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm
lợi ích hợp pháp cho nhân viên. Định hướng chiến lược của cơng ty phải phù hợp với
định hướng ngành, chính sách của Nhà nước đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển
bền vững trong thời gian tới.

16 
 


×