Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN XUÂN BÌNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thủ
Đức” do NGUYỄN XUÂN BÌNH, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh,
chuyên ngành Quản trị tài chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________.

Giáo viên hướng dẫn

Tiêu Nguyên Thảo
Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.

năm 2012.

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, đó không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà
còn là sự giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người
đã giúp đỡ tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố – Mẹ và gia đình, người đã
sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con,
là niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh phúc,…
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP. HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báo và đó sẽ là hành trang bước vào đời một cách vững chắc
hơn.

Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Tiêu Nguyên Thảo đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và quá trình làm khóa luận. Thầy đã chỉ tôi khắc
phục những nhược điểm, vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên Ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh Thủ Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt, Anh Bùi Quang
Tiến - trưởng phòng Hành Chính - Nhân Sự, Chị Nguyễn Thị Hồng Vân - trưởng
phòng Kế Toán đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè,… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Ngân
hàng Vietcombank Thủ Đức. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Xuân Bình


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN XUÂN BÌNH. Tháng 7 năm 2012. “Thực Trạng và Giải Pháp
Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi
Nhánh Thủ Đức”.
NGUYEN XUAN BINH. Junly 2012. “Status and solutions to improve
efficiency raising capital at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade_Thu
Duc Branch”
Hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh nhau gay gắt nhằm tìm mọi cách để huy
động vốn, thu hút những nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức nhằm đáp ứng
cho nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Và Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Chi nhánh Thủ Đức cũng không ngoại lệ.

Trước những tình hình biến động trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Chi nhánh Thủ Đức” để tìm hiểu tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong
các năm 2009, 2010, 2011.
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng những số liệu của Ngân hàng, lấy thông tin từ
sách, báo, internet,…
Sau khi đã phân tích kết quả kinh doanh qua các chỉ tiêu đưa ra, đề tài đưa ra
các nhận xét phản ánh được tình hình hiện tại mà ngân hàng còn tồn tại và đạt được
qua ba năm nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết luận và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thủ Đức.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian .......................................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ...........................................................................................2
1.4. Cấu trúc Luận văn .................................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN..................................................................................................................4
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .................................4

2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .....................................................4
2.1.2. Những thành tựu đạt được ..............................................................................6
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Vietcombank .....................................................8
2.1.4. Sơ đồ tổ chức ..................................................................................................9
2.2.5. Mạng lưới hoạt động .......................................................................................9
2.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức ..10
2.2.1. Giới thiệu chung ...........................................................................................10
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietcombank Thủ Đức ...............................11
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Thủ Đức ..................12
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................16
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................16
v


3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại .................................................16
3.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM ..............................................................20
3.1.3. Vốn của NHTM ............................................................................................22
3.1.4. Các phương thức huy động vốn của NHTM ................................................28
3.1.5. Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đo lường .........................................32
3.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn ..................................35
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................40
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .........................................................40
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................40
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................41
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................41
4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thủ Đức qua 3 năm ............41
4.1.1. Phân tích tình hình thu nhập qua các năm ....................................................41
4.1.2. Phân tích tình hình chi phí hoạt động ...........................................................43
4.1.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thủ Đức ..........45

4.2. Thực trạng công tác huy động vốn của Vietcombank Thủ Đức .........................46
4.2.1. Chính sách huy động vốn của Vietcombank Thủ Đức hiện nay ..................46
4.2.2. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietcombank Thủ Đức ....47
4.2.3. Phân tích nguồn vốn huy động .....................................................................49
4.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của Vietcombank Thủ Đức thông qua một số
chỉ tiêu ........................................................................................................................56
4.3.1. Chỉ tiêu vốn huy động / tổng nguồn vốn ......................................................56
4.3.2. Vốn điều chuyển / tổng nguồn vốn. ..............................................................57
4.3.3. Chỉ tiêu chi phí huy động / tổng vốn huy động ............................................58
4.3.4. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động .............................................................59
4.4. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Vietcombank Thủ Đức.............59
4.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................59
4.4.2. Nhược điểm ..................................................................................................61
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Vietcombank Thủ Đức ...........61
4.5.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Vietcombank Thủ Đức ......................61

vi


4.5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Vietcombank Thủ
Đức..........................................................................................................................63
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................71
5.1. Kết luận ............................................................................................................71
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................72
5.2.1. Một số kiến nghị đối với NHNN ..................................................................72
5.2.2. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ...................72
5.2.3. Một số kiến nghị đối với Vietcombank Thủ Đức .........................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ngân hàng TMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

VCB

Vietcombank

VCB TĐ

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Thủ Đức

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHNT

Ngân hàng Ngoại Thương

NHTM

Ngân hàng thương mại

ĐVT


Đơn vị tính

HĐV

Huy động vốn

KKH

Không kỳ hạn

Tổng VHĐ

Tổng vốn huy động

TCKT

Tổ chức kinh tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ATM

Automatic Teller Machine

POS

Point of Sales (Point of Service)


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tình Hình Kinh Doanh Của Vietcombank Thủ Đức

Trang
41 

Bảng 4.2. Tình Hình Thu Nhập Qua Các Năm

42 

Bảng 4.3. Tình Hình Chi Phí Hoạt Động Qua Các Năm

43 

Bảng 4.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietcombank Thủ Đức

45 

Bảng 4.5. Tình Hình Tăng Trưởng Nguồn Vốn Huy Động Qua 3 Năm

48 

Bảng 4.6. Tình Hình Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 3 Năm

50 


Bảng 4.7. Tình Hình Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Qua 3 Năm

52 

Bảng 4.8. Tình Hình Vốn Huy Động Theo Loại Nguồn Vốn Qua 3 Năm

55 

Bảng 4.9. Tỷ Trọng Vốn Huy Động Trên Tổng Nguồn Vốn

56 

Bảng 4.10. Tỷ Trọng Vốn Điều Chuyển Trên Tổng Nguồn Vốn

57 

Bảng 4.11. Phân Tích Chỉ Tiêu Chi Phí Huy Động / Tổng Vốn Huy Động

58 

Bảng 4.12. Tổng Dư Nợ Trên Tổng Vốn Huy Động Qua 3 Năm

59 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua 3 Năm


45 

Hình 4.2. Biểu Đồ Tăng Trưởng Nguồn Vốn Huy Động Qua 3 Năm

48 

Hình 4.3. Biểu Đồ Tình Hình VHĐ Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 3 Năm

50 

Hình 4.4. Biểu Đồ Vốn Huy Động Của Tiền Gửi Có Kỳ Hạn

53 

Hình 4.5. Biểu đồ Tình Hình Vốn Tự Huy Động Theo Loại Nguồn Vốn qua 3 năm 55 
 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với tư cách là loại hình trung gian đặc biệt, chuyên thực hiện huy động vốn để
cho vay nên hiệu quả huy động vốn là vấn đề luôn được các Nhà Quản trị ngân hàng,
các Nhà Nghiên cứu, các Nhà Chính sách quan tâm.
Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam
chưa cao : Quy mô huy động vốn nhỏ, cơ cấu huy động chưa phù hợp, chi phí huy

động cao. Ngân hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Thủ Đức cũng không phải là ngoại lệ.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các Ngân hàng Thương Mại Việt
Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thủ Đức nói riêng đang là
câu hỏi được đặt ra cho thực tiễn hiện nay, khi mà Việt nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam
phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy
hiệu quả không chỉ trong huy động vốn, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh
doanh của mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với khoảng thời gian thực tế tại Ngân hàng
Ngoại thương Chi nhánh Thủ Đức và tìm hiểu nhu cầu, thực trạng về huy động vốn tại
đây nên em lực chọn đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động
Vốn Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thủ Đức” là đề tài luận văn của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung


Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
– Chi nhánh Thủ Đức, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả huy động vốn cho Ngân hàng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2009-2011.
- Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức một cách tối ưu nhất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thủ Đức _ Khu chế xuất Linh Trung I, P. Linh
Trung, Q. Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh .
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 27/02/2012 đến 26/04/2012.
Khóa luận chủ yếu phân tích các số liệu từ năm 2009- 2011.
1.4. Cấu trúc Luận văn
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu: Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược về cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Chương này giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thủ Đức, quá
trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức và chức năng của nó, những thành tựu
đạt được và các dịch vụ - sản phẩm của Ngân hàng hiện nay.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên một
số lý thuyết liên quan đến hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) hiện nay,
công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó được làm cơ sở lý
2


luận cho đề tài. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong khóa luận.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Chương này phân tích hoạt động kinh doanh ,
tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2009-2011. Đánh giá
chung và để xuất giải pháp nâng cao công tác huy động vốn của Ngân hàng
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Thông qua những kết quả phân tích ở chương
4 để rút ra những kết luận và kiến nghị đối với Ngân hàng, khách hàng và các cơ quan
hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho Ngân hàng.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
- Tên tổ chức:

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM

- Tên giao dịch quốc tế:

JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Tên giao dịch:

VIETCOMBANK

- Tên viết tắt:

VIETCOMBANK - VCB

- Trụ sở chính:

198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội


- Điện thoại:

(84) 4 39349440

- Fax:

(84) 4 39364524

- Website:

www.vietcombank.com.vn

- Email:



- Vốn điều lệ:

23.174.170.760.000 VND

- Mã số thuế:

0100112437 tại cục thuế Hà Nội

- Tài khoản:

Số 453100301 mở tại Sở Giao Dịch NHNN

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT Việt Nam) chính thức được thành
lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành

ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng
Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân
hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch


vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ
trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)...
Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý
ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng
Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên
cơ sở cổ phần hóa NHNT Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra
công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Vietcombank cũng luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính
hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các lĩnh vực truyền
thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án,... cũng như trong lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng hiện đại: Kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch
vụ thẻ, Internet Banking, SMS banking, Home Banking... Hiện Vietcombank đang
chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cho
vay 10%, tiền gửi 12%, thanh toán quốc tế 23%, thanh toán thẻ 55%,...
Tổng nguồn vốn của Vietcombank tính đến ngày 31/12/2010 đạt gần 308 tỷ
đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2009. Tiền gửi của khách hàng đạt gần 205
tỷ, tăng 21,3% so với năm 2009. Vietcombank đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín
dụng 25,9%. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể so với năm 2009, nợ xấu

chiếm tỷ lệ 1,95%.
Tổng thu nhập trước thuế (Hội sở chính và các chi nhánh) đạt 5.509 tỷ đồng, tăng
gần 11% so với năm 2009 và thực hiện vượt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Về hoạt động thẻ: Đến nay, VCB đã phát hành 4 triệu thẻ nội địa, chiếm giữ
gần 90% thị phần của cả nước. Nhiều đề án phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ đã được
VCB triển khai, như phát hành và thanh toán thẻ EMV cho Visa và MasterCard; triển
5


khai dịch vụ thanh toán thương mại điện tử; dịch vụ thanh toán vé máy bay trên
internet.
Đồng thời, VCB còn hợp tác với Smartlink và Viettel triển khai dịch vụ thanh toán
trên internet và thẻ trả trước thông qua điện thoai di động. Bên cạnh đó, VCB đã triển
khai thêm 239 máy giao dịch tự động (ATM), đưa tổng số máy ATM của ngân hàng
lên tới 1.483 máy, phát triển thêm 1.942 đơn vị chấp nhận thẻ, với 9.700 ĐVCNT,
chiếm gần 40% thị phần. Vietcombank cũng phát hành thêm 30.840 thẻ tín dụng các
loại; 156.490 thẻ ghi nợ quốc tế; dịch vụ chuyển tiền quốc tế đạt mức tăng trưởng khá
tốt.
Vietcombank xác định mục tiêu xây dựng NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ
quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định
chế tài chính hàng đầu châu Á (không kể Nhật Bản) vào năm 2015-2020.
2.1.2. Những thành tựu đạt được
 Năm 2007:
- Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục
xúctiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten
(mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên
tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
- "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007"
do tạp chí Asia Money bình chọn.

 Năm 2008:
- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”do tạp chí Asiamoney bầu chọn.
- “Chứng nhận hoạt động chất lượng năm 2008” do tổ chức tài chính ngân hàng
JP Morgan trao tặng.
- Chứng nhận hoạt động xuất sắc (“Certificate of Excellence”) của ngân hàng
The Bank of New York Mellon (Mỹ) công nhận chất lượng thanh toán tự động theo
chuẩn thanh toán quốc tế của Vietcombank.

6


- Chứng nhận ngân hàng hoạt động toàn cầu xuất sắc (“Global Financial
Institutions Group Recognition Award”) của ngân hàng Wachovia (Mỹ) ghi nhận chất
lượng xử lý lệnh thanh toán bằng điện Swift của Vietcombank.
- Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do báo Thế giới và Việt Nam thuộc
Bộ ngoại giao phối hợp vớitạp chí Nhà Kinh tế (the Economist) tổ chức.
- Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí Trade
Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn.
- “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam” do các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và doanh nghiệp lớn bầu chọn.
- Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24, MasterCard,
VisaCard do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam trao tặng.
- Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam do trung
tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng.
 Năm 2009:
- Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín” do do Ủy ban quốc gia về
Hợp tác kinh tế quốc tế, Đài TNVN, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Tạp
chí Văn hiến Việt Nam chỉ đạo, bảo trợ tổ chức.
- "Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009" do độc

giả của tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn.
- Giải thưởng Best Bank Việt Nam trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và quản
lý tiền mặt do Tạp chí Asiamoney trao tặng., bao gồm: “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại
hối tốt nhất Việt Nam 2009” do các doanh nghiệp bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất với
các ý tưởng và sáng tạo trong dịch vụ ngoại hối năm 2009”; “Nhà môi giới chính tốt
nhất trong dịch vụ kinh doanh ngoại hối năm 2009”; “Ngân hàng nội địa kinh doanh
ngoại hối tốt nhất Việt Nam giai đoạn 2006-2008 (do các doanh nghiệp và các tổ chức
tài chính bình chọn); “Ngân hàng nội địa quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm
2009” do các doanh nghiệp nhỏ và vừa bình chọn; “Ngân hàng có nền tảng giao dịch
điện tử tốt nhất”.
7


2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Vietcombank
Bao gồm (Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 02 tháng 6 năm 2008)
a). Hoạt động chính là dịch vụ tài chính:
 Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vưc truyền thông là
ngân hàng bán buôn (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp)
 Hoạt động ngân hàng bán lẻ:
- Hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng.
- Dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà,…
- Kinh doanh dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng thể nhân,…
 Bảo hiểm:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm,…
 Ngân hàng đầu tư:
- Kinh doanh và đầu tư chứng khoán.
- Hoạt động quản lý tài sản/quỹ đầu tư,…
- Dịch vụ tư vấn mua, bán, chia tách, sáp nhập công ty,…

 Dịch vụ tài chính khác…
b). Hoạt động phi tài chính:
 Kinh doanh và đầu tư bất động sản .
 Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.
 Hoạt động khác

8


2.1.4. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Vietcombank

Nguồn: www.vietcombank.com.vn
2.2.5. Mạng lưới hoạt động
Hệ thống VCB đến nay bao gồm Hội sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, 76 chi
nhánh và 304 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 4 công ty con tại
Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 3 công ty liên kết và 2 văn phòng đại diện tại
Singapore và Paris. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa
với hơn 1.700 máy ATM và gần 10.000 điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank trên
toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân
hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, VCB là thành viên
9


chính thức của các tổ chức quốc tế như: VISA, MasterCard và American Express;
Hiệp hội Ngân hàng châu Á (ABA), Mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn
cầu (SWIFT); thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA).
2.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức
2.2.1. Giới thiệu chung
Năm 2001, VCB khai trương Chi nhánh cấp II - Thủ Đức trực thuộc Chi nhánh

Tân Thuận nằm tại Toà nhà điều hành Khu Chế Xuất Linh Trung I, phường Linh
Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM.
Ngày 25/12/2006, chính thức nâng cấp Chi nhánh cấp II - Thủ Đức thành Ngân
hàng Ngoại thương Chi nhánh Thủ Đức (VCB TĐ), trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam.
VCB TĐ gồm 5 Phòng giao dịch :
- PGD Bình Thọ - 316 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.
- PGD Tam Bình - 616 Tô Ngọc Vân, phường Tam Bình, quận Thủ Đức.
- PGD Linh Trung - Khu Chế Xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu, quận Thủ
Đức.
- PGD Phước Long A - 158 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, quận 9.
- PGD Đông Nam Củ Chi: Lô TT2 – 1 Đường D4 KCN Đông Nam Củ Chi.
Tổng nhân sự của Chi nhánh hiện nay là 110 nhân viên. Các nhân viên có nền
tảng kiến thức vững vàng, làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình, có thái độ lịch thiệp khi
giao tiếp với khách hàng. VCB TĐ định kì tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân
viên về kỹ năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, kỹ năng ứng xử
khi tiếp xúc với khách hàng; tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn nhằm
kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác
có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời.

10


2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietcombank Thủ Đức
a). Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Vietcombank Thủ Đức
b). Chức năng của các phòng ban
Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong

việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện
các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản lý bảo quản tài
sản của chi nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ. Thực
hiện công tác lễ tân, bảo vệ và một số nhiệm vụ khác.
Phòng Khách Hàng : Có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám đốc xây dựng
các biện pháp thực hiện chính sách, chủ trương của VCB về tiền tệ, tín dụng..., thực
hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế theo Luật Ngân hàng, mở tài khoản cho
vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kì, thẩm định và xem xét bảo lãnh
những dự án có mức kí quỹ dưới 100%, điều hoà vốn ngoại tệ và VND, thực hiện một
số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
11


Phòng Kế toán tài chính: Thực hiện công tác kế toán: lưu trữ, báo cáo, lập các
báo cáo tài chính , cung cấp thông tin số liệu kế toán phục vụ cho yêu cầu quản trị,
điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Quản lý các tải khoản khách hàng và
tài khoản nội bộ, quản lý chi tiêu nội bộ,...
Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ
- Hoạt động thanh toán: thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển
tiền trong và ngoài nước, quản lý nợ, các dịch vụ đối ngoại khác. Thực hiện mối quan
hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý. Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến
lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.
- Dịch vụ: quản lý hoạt động kinh doanh thẻ, dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ
ATM, và các dịch vụ khác.
Phòng Ngân quỹ: thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý thu chi tiền
mặt, tiền ký quỹ, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng, cân đối vốn và thanh khoản, xử lý
các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và các nghiệp vụ ngân quỹ khác phù hợp
với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng. Kết hợp với các Phòng,
Ban tại Hội sở chi nhánh để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ Ngân hàng liên quan.
Phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất

về kiểm tra, kiểm toán nội bộ, trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra giám sát việc
chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn
trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động
của chi nhánh.
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Thủ Đức
a). Các hoạt động nghiệp vụ
 Hoạt động huy động tiền gửi:
Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân. Bên
cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các Ngân hàng
thương mại có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ các công ty khác, các tổ chức
tài chính trên thị trường tài chính. Trong quá trình thu hút nguồn vốn Ngân hàng phải
bỏ ra những chi phí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi Ngân hàng vay và các
12


khoản chi phí khác có liên quan. Những khoản chi này đòi hỏi Ngân hàng phải sử
dụng những đồng vốn huy động được có hiệu quả để có thể bù đắp các khoản chi phí
và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
 Hoạt động tín dụng:
- Cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương
phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản
phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó bước chuyển tiếp từ chiết khấu
thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có
vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu, các ngân hàng không tích cực cho
vay đối với cá nhân và hộ gia đình do tính rủi ro cao. Sự gia tăng thu nhập của người
tiêu dùng và sự cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như
một khách hàng tiềm năng. Sau thế chiến thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành loại
hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất tại các nước có nền kinh tế phát triển.

-Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các
ngân hàng cũng ngày càng quan tâm vào việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc
biệt là tài trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư
vào bất động sản. Tất nhiên, loại hình tín dụng này rủi ro tương đối cao.
Các khoản cho vay, nơi tiềm ẩn những rủi ro hơn cả, luôn chiếm phần lớn trong
tổng tài sản của ngân hàng. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ các khoản vay rất dễ
bị thất bại, trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận, thậm chí đe doạ sự tồn tại của ngân hàng
khi những nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng không được đáp ứng. Vậy thì, cho ai
vay như thế nào, quản lý việc sử dụng tiền vay,tiến hành thu nợ gốc và lãi ra sao,... là
những vấn đề mà ngân hàng phải giải quyết trước và trong quá trình cho vay, nhằm có
được những khoản cho vay an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, giai đoạn xem xét trước
khi cho vay, xem xét người vay tiền và việc sử dụng tiền vay mà người ta gọi là thẩm
định tín dụng luôn chiếm vị trí quyết định.

13


 Hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng trên thị trường tài chính thông qua
việc mua bán các chứng khoán: công trái và tín phiếu. Thu nhập của Ngân hàng từ
hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra Ngân hàng còn
hùn vốn liên doanh với các doanh nghiệp, trong quá trình đó Ngân hàng sẽ được chia
lợi nhuận từ hoạt động này
 Hoạt động cung cấp các dịch vụ:
Tận dụng vị trí uy tín, chuyên môn của mình là một trung gian tài chính có
nhiều quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các
ngân hàng ngày nay cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ thanh toán,
bảo lãnh, làm đại lý... cho đến việc lập két giữ tiền, của cải phục vụ cho khách hàng.
Các dịch vụ này có thể hoàn toàn độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt
động huy động vốn, hoạt động tín dụng (đặc biệt là hoạt động thanh toán) nhưng

chúng đều đem lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với hầu hết các
ngân hàng, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập
b). Các sản phẩm của Ngân hàng.
 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân.
 Dịch vụ tài khoản
Tài khoản tiền gửi thanh toán là công cụ thanh toán và quản lý tiền một cách
chuyên nghiệp cho mọi khách hàng trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, VCB
miễn phí duy trì tài khoản đối với khách hàng. .
Tài khoản tiền giao dịch chứng khoán (Vietcombank-Securitaries Online):
dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản
đầu tư chứng khoán của họ tại Công ty chứng khoán. Dịch vụ này một mặt hỗ trợ các
công ty chứng khoán và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về việc tách bạch
trong quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư. Mặt khác tạo điều kiện cho nhà đầu tư có
thể linh hoạt trong sử dụng đồng vốn của mình thông qua các tiện ích thanh toán nổi
trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại VCB. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ đa dạng khác của ngân hàng.
14


 Sản phẩm huy động vốn
Hiện nay tại VCB Thủ Đức có những sản phẩm huy động vốn như: Tiết kiệm
lĩnh lãi định kỳ, chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ, tiết kiệm các kỳ hạn.
 Sản phẩm tín dụng
Cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay
mua nhà dự án, cho vay mua ôtô, thấu chi, kinh doanh tài lộc, bảo hiểm tín dụng
 Dịch vụ chuyển và nhận tiền
Chuyển tiền đi nước ngoài, nhận tiền kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh
MoneyGram, chuyển và nhận tiền trong nước.
 Sản phẩm dành cho khách hàng Doanh nghiệp.

Dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cho vay ( cho
vay vốn lưu động, cho vay dự án đầu tư), bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ
tư vấn và bảo lãnh “phát hành trái phiếu doanh nghiệp” trong và ngoài nước, sản
phẩm liên kết.

15


×