BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐINH SỸ MẠNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƢỚC,
CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÙNG ĐẦU MẶT
VÀ HÌNH THÁI THÁP MŨI SINH VIÊN Y
TUỔI TỪ 18-25 TRÊN ẢNH KỸ THUẬT SỐ
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐINH SỸ MẠNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƢỚC,
CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÙNG ĐẦU MẶT
VÀ HÌNH THÁI THÁP MŨI SINH VIÊN Y
TUỔI TỪ 18-25 TRÊN ẢNH KỸ THUẬT SỐ
Chuyên ngành : Giải phẫu người
Mã số
: 60720102
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS.Trần Sinh Vương
HÀ NỘI– 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được cuốn luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Đảng
Ủy, Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học và Bộ môn Giải Phẫu
trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS.Trần Sinh Vương, Trưởng bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y
Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này. Thầy đã dìu
dắt, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu, giúp tôi trưởng thành và phát triển trong
chuyên môn.
PGS.TS.Ngô Xuân Khoa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu trường Đại
Học Y Hà Nội, các thầy trong bộ môn và các thầy trong hội đồng đã truyền
đạt kiến thức chuyên môn cho tôi và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tập thể các bạn sinh viên năm thứ nhất, năm học 2016-2017, trường Đại
học Y Hà nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và
làm luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, lãnh
đạo và tập thể bộ môn Giải phẫu trường Đại Học Y Dược Thái Bình đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
ĐINH SỸ MẠNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Sỹ Mạnh, học viên lớp cao học khóa 24 – Chuyên ngành
Giải phẫu người – Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trần Sinh Vương.
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày 16 tháng10 năm 2017
Người viết cam đoan
Đinh Sỹ Mạnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chỉ số
CS
Milimet
mm
Mức độ khác biệt
p
Giá trị trung bình
𝑋
Độ lệch chuẩn
Đường thẳng đi qua điểm Sn song song với trục Ox
Kết quả nghiên cứu
SD
Sn-x
KQNC
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Về những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt ...................................... 3
1.1.1. Những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt trên thế giới................ 3
1.1.2. Những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt ở Việt Nam ................ 9
1.2. Về những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũi ............................. 12
1.2.1. Những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũi trên thế giới ...... 12
1.2.2. Những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũi ở Việt Nam ....... 13
1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt ........................ 15
1.4. Tư thế của đầu ...................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
2.1.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu..................................................... 21
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 22
2.2.2. Trang thiết bị nghiên cứu .............................................................. 22
2.2.3. Các bước nghiên cứu..................................................................... 24
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................. 27
2.2.5. Xử lý số liệu .................................................................................. 27
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 27
2.2.7. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước, chỉ số nghiên cứu .............. 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
3.1.Một số kích thước, chỉ số nhân trắc cơ bản vùng đầu mặt ................... 38
3.1.1. Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa ................................ 38
3.1.2. Các tỷ lệ theo tiêu chuẩn tân cổ điển ............................................ 42
3.1.3. Tỷ lệ các tầng mặt ......................................................................... 44
3.1.4. Phân loại các chỉ số mặt theo Martin ............................................ 47
3.1.5. Phân loại hình thái mặt theo Celébie và Jerolimov trên ảnh chuẩn hóa .... 48
3.2. Đặc điểm hình thái tháp mũi ................................................................ 49
3.2.1. Các dạng sống mũi ........................................................................ 49
3.2.2. Các dạng chóp mũi ........................................................................ 50
3.2.3. Kích thước mũi đo trên ảnh chuẩn hóa ......................................... 50
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 55
4.1. Đặc điểm chung của kết quả nghiên cứu ............................................. 55
4.1.1. Đặc điểm của các phép đo theo phân phối chuẩn ......................... 55
4.1.2. Quá trình thu thập, xử lý số liệu.................................................... 59
4.2. Một số chỉ số, kích thước nhân trắc cơ bản vùng đầu mặt .................. 60
4.2.1. Hình dạng khuôn mặt ở tư thế mặt thẳng...................................... 60
4.2.2. Hình dạng khuôn mặt ở tư thế mặt nghiêng.................................. 63
4.2.3. Các kích thước khuôn mặt ............................................................ 69
4.2.4. Các tiêu chuẩn tân cổ điển ............................................................ 73
4.3. Đặc điểm hình thái tháp mũi ................................................................ 78
4.3.1. Các dạng sống mũi ........................................................................ 78
4.3.2. Các dạng chóp mũi ........................................................................ 78
4.3.3. Các kích thước cơ bản của tháp mũi ............................................. 79
4.3.4.Độ nhô của chóp mũi ..................................................................... 79
4.3.5. Tương quan giữa mũi và khuôn mặt ............................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng3.6.
Bảng3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Các điểm mốc giải phẫu của vùng đầu mặt ................................ 28
Các kích thước ngang trên ảnh chuẩn hóa mặt thẳng ................. 29
Các kích thước dọc trên ảnh chuẩn hóa mặt nghiêng ................. 30
Các góc mô mềm trên ảnh chuẩn hóa mặt nghiêng .................... 31
Tám chuẩn tân cổ điển được sử dụng trong nghiên cứu............. 33
Các kích thước, chỉ số của tháp mũi ........................................... 34
Các dạng sống mũi được nghiên cứu.......................................... 35
Các dạng chóp mũi được nghiên cứu ......................................... 36
Các kích thước (mm) ngang ....................................................... 38
Các kích thước (mm) dọc ........................................................... 39
Các góc (độ) mô mềm................................................................. 40
Các chỉ số mặt theo Martin và Saller .......................................... 40
Các tỷ lệ đo trên ảnh chuẩn hóa .................................................. 41
So sánh chiều rộng mũi (Al-Al) và khoảng cách giữa hai góc
mắt trong (En-En) ....................................................................... 42
So sánh khoảng cách giữa hai góc mắt trong (En-En) và chiều
rộng mắt (En-Ex) ........................................................................ 42
So sánh chiều dài tai (Sa-Sba) và chiều dài mũi (N-Sn) ............ 43
So sánh rộng mũi và rộng mặt với tiêu chuẩn tân cổ điển.......... 43
So sánh chiều rộng miệng (Ch-Ch) và chiều rộng mũi (Al-Al)
với tiêu chuẩn tân cổ điển ........................................................... 44
So sánh chiều cao tầng mặt trên (Tr-Gl) và tầng mặt giữa (Gl-Sn) . 44
So sánh chiều cao tầng mặt giữa (Gl-Sn) và tầng mặt dưới (Sn-Gn) .... 45
So sánh tỷ lệ N-Sn/N-Gn với tiêu chuẩn tân cổ điển.................. 45
So sánh tỷ lệ ba tầng mặt giữa nam và nữ .................................. 46
Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ............................... 47
Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ ........................................... 47
Phân loại chỉ số hàm dưới của nam và nữ .................................. 48
Ba kiểu hình thái khuôn mặt ở nam và nữ theo phân loại của
Celébie và Jerolimov .................................................................. 48
Các dạng sống mũi ...................................................................... 49
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Các dạng chóp mũi ..................................................................... 50
Các kích thước cơ bản của tháp mũi (mm) ................................. 50
Độ nhô của chóp mũi .................................................................. 51
Kích thước cơ bản của nền mũi và chóp mũi ............................. 51
Tương quan giữa các thành phần cơ bản của nền mũi ............... 52
Mối tương quan giữa chiều dài mũi (N-Sn)/chiều dài mặt(Tr-Me) .. 52
Mối tương quan giữa chiều ngang mũi (Al-Al)/gian khóe mắt
trong (En-En) .............................................................................. 53
Mối tương quan giữa mũi và các khối khác của khuôn mặt....... 53
Hệ số tương quan giữa hai lần đo ............................................... 60
So sánh các chỉ số mặt ở nam với các tác giả khác .................... 61
So sánh các chỉ số mặt ở nữ với các tác giả khác ....................... 61
So sánh các góc nghiêng mô mềm ở nam với một số tác giả khác
trong nước ................................................................................... 66
So sánh các góc nghiêng mô mềm ở nữ với một số tác giả khác
trong nước ................................................................................... 68
So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nam với
các tác giả khác. .......................................................................... 69
So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nữ với các
tác giả khác. ................................................................................ 70
So sánh giá trị trung bình một số kích thước dọc ở nam với các
tác giả khác ................................................................................. 72
So sánh giá trị trung bình một số kích thước dọc ở nữ với các tác
giả khác ....................................................................................... 73
So sánh tỷ lệ đo được ở nam với các tác giả khác. ..................... 76
So sánh tỷ lệ đo được ở nữ với các tác giả khác......................... 77
So sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả khác ....................... 79
So sánh độ nhô của chóp mũi của nam với các tác giả khác ..... 80
So sánh độ nhô của chóp mũi của nữ với các tác giả khác........ 80
So sánh các góc mũi môi, mũi trán, mũi cằm của nam với các tác
giả khác ....................................................................................... 81
So sánh các góc mũi môi, mũi trán, mũi cằm của nữ với các tác
giả khác ....................................................................................... 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ................................. 37
Biểu đồ 3.2.
Tỷ lệ ba tầng mặt ..................................................................... 46
Biểu đồ 3.3.
Ba kiểu hình thái khuôn mặt ở nam và nữ theo phân loại của
Celébie và Jerolimov ............................................................... 49
Biểu đồ 4.1.
Sự phân bố chiều rộng miệng ................................................. 55
Biểu đồ 4.2.
Sự phân bố khoảng cách hai mắt ............................................ 56
Biểu đồ 4.3.
Sự phân bố chiều cao mặt hình thái ........................................ 56
Biểu đồ 4.4.
Sự phân bố chiều cao môi đỏ hàm trên ................................... 57
Biểu đồ 4.5.
Sự phân bố góc hai môi........................................................... 57
Biểu đồ 4.6.
Sự phân bố góc mũi................................................................. 58
Biểu đồ 4.7.
Sự phân bố độ nhô mũi ........................................................... 58
Biểu đồ 4.8.
Sự phân bố chỉ số Goode ........................................................ 59
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Ảnh chụp thẳng, nghiêng chuẩn hoá ........................................... 18
Hình 2.1.
Máy ảnh Canon 700D .................................................................. 23
Hình 2.2.
Chân đế máy ảnh ......................................................................... 23
Hình 2.3.
Tư thế chụp mặt thẳng ................................................................. 24
Hình 2.4.
Tư thế đầu tự nhiên ảnh nghiêng ................................................. 25
Hình 2.5.
Tư thế ngửa sau ........................................................................... 26
Hình 2.6.
Các điểm mốc cần xác định trên ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng .. 29
Hình 2.7.
Các góc mô mềm ......................................................................... 31
Hình 2.8.
Phân loại mặt theo Celébie Jerolimov ......................................... 32
Hình 2.9.
Cách phân loại sống mũi dựa vào đường nối gốc mũi-chóp mũi ... 35
Hình 2.10. Cách phân loại chóp mũi dựa vào khoảng cách từ Pn tới Sn-x... 36
Hình 4.1.
Ba vùng lõm của khuôn mặt ........................................................ 63
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng đầu mặt là vùng tương đối phức tạp về mặt giải phẫu, có nhiều cơ
quan chuyên biệt về nhận cảm và các giác quan của người.Nhân trắc học vùng
đầu mặt đã và đang được đặc biệt quan tâm. Nó không chỉ giúp so sánh, đánh
giá hình thái, sự tăng trưởng bình thường hay bất thường ở người, mà còn đưa
ra các thông số, tiêu chí đánh giá mức độ hài hòa của khuôn mặt, ý nghĩa
quan trọng trong lĩnh vực thẩm mỹ.Một số công trình nghiên cứu đã khẳng
định đặc điểm hình thái và tăng trưởng vùng đầu mặt có sự khác nhau giữa
các chủng tộc, dân tộc, giới tính và thời gian nghiên cứu [1],[2] v.v.
Trong số nhiều bộ phận, cơ quan trên khuôn mặt, mũi là cơ quan ở
trung tâm của khuôn mặt, là phần nhô ra trước nhất. Bất kỳ một sự thay đổi
nào về vị trí, về các kích thước và về các chỉ số của mũi ngoài (tháp mũi) đặt
trong mối tương quan với các cơ quan khác của khuôn mặt (mắt, miệng, tai
v.v…) có tầm quan trọng tới nhân chủng, nhân trắc nhằm phục vụ con người
trong sản xuất, bảo hộ lao động, an toàn giao thông, thời trang… và nhất là
trong lĩnh vực thẩm mỹ, một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm trong những
năm gần đây.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số vùng đầu mặt, sự
hài hòa của khuôn mặt, cũng như các kích thước, chỉ số của mũi ngoài mà chủ
yếu thực hiện trên người da trắng. Điều này dẫn đến một số khó khăn khi áp
dụng cho người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng do sự khác biệt về
chủng tộc, về dân tộc v.v… Ở Việt Nam, cho tới nay đã có các công trình
nghiên cứu chỉ số, kích thước về đầu mặt cũng như đánh giá mức độ hài hòa
khuôn mặt của các tác giả: Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh, Hoàng Tử
Hùng, Trần Thị Anh Tú, Võ Trương Như Ngọc… Tuy nhiên, đặc đỉểm hình
thái khuôn mặt nói chung và tháp mũi nói riêng nó không chỉ phụ thuộc vào
2
mỗi chủng tộc, vào mỗi dân tộc, mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý cũng
như điều kiện kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu một
số kích thƣớc, chỉ số nhân trắc vùng đầu mặt và hình thái tháp mũi sinh
viên Y tuổi từ 18 – 25 trên ảnh kỹ thuật số”với hai mục tiêu sau:
1. Xác định một số kích thước, chỉ số nhân trắc cơ bản vùng đầu mặt.
2. Đánh giá đặc điểm hình thái tháp mũi.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Về những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt
1.1.1. Những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặt trên thế giới
Việc đo đạc đầu mặt cũng như toàn bộ cơ thể người đã được thực hiện
từ thời Hy Lạp cổ đại và rất nhiều phép đo từ thời cổ đại vẫn được áp dụng
trong nhân trắc học hiện đại. Điểm khác biệt chính giữa nhân trắc học cổ điển
và hiện đại là sự phủ nhận các kích thích và tỉ lệ được đưa ra bởi các nghệ sĩ
và nhà khoa học thời trước, các tác giả này thường mô tả hình thái và các tiêu
chuẩn của cơ thể người một cách chủ quan theo ý muốn của họ. Tuy nhiên,
đối với phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, những kích thước và tỷ lệ thật được
đánh giá bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhân trắc học và được dùng như
những nguyên tắc để sửa chữa những khiếm khuyết và sự mất cân đối.
Trước thời kỳ Phục hưng
Polycleitus (khoảng 420-450 TCN) là một nhà điêu khắc luôn bị ám
ảnh bởi vẻ đẹp hình thể của các nam vận động viên. Dù nghiên cứu dựa vào
phần lớn những tỷ lệ cơ bản của Ai Cập, những tỷ lệ cơ thể lý tưởng của ông
được cho là những tiêu chuẩn đầu tiên được định nghĩa: Chiều cao mặt bằng
1/10 chiều dài cơ thể, chiều cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể,
tổng chiều dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể.
Aristotle (384 - 322 TCN) quan sát và đưa ra những triết lý về vẻ đẹp lý
tưởng, phần lớn những nghiên cứu tập trung vào cơ thể và khuôn mặt. Ông
nhấn mạnh những tỷ lệ thẩm mỹ nhưng cũng quan sát cấu trúc cơ thể để cố
gắng chỉ ra một số nhóm người ưu việt hơn những nhóm khác. Trong tác
phẩm Physiognomica của mình, ông mô tả cách chỉ ra tính cách của một con
4
người thông qua các đặc điểm cơ thể. Ông so sánh cơ thể và khuôn mặt của
nam và nữ với rất nhiều loài động vật. Nam giới giống những con sư tử hùng
mạnh vì có miệng rộng hơn, mặt vuông hơn, hàm cân đối, đôi mắt sâu và
sáng, lông mày rậm và trán vuông. Nữ giới thì giống những con báo uyển
chuyển. Trong tác phẩm Historia Animalium, ông cũng có sự kết hợp giữa
việc mô tả các đặc điểm và đánh giá tính cách con người dựa trên các đặc
điểm đó. Vì không có những số đo chính xác nên những tác phẩm của
Aistotle được coi là phép đo nhân trắc học bằng ngôn ngữ.
Thời khì Phục hưng
Leonardo Da Vinci (1452-1519) tập trung nghiên cứu những tỷ lệ cơ
thể và khuôn mặt được cho là lý tưởng và ứng dụng những tiêu chuẩn đó vào
những tác phẩm nghệ thuật của mình. Bức tranh nổi tiếng về hình người trong
vòng tròn của ông minh họa cho những tỷ lệ được mô tả bởi tác giả La mã
Vitruvius. Theo Da Vinci, ở khuôn mặt cân đối: Kích thước của miệng bằng
khoảng cách từ đường giữa 2 môi tới cằm, tỷ lệ giữa ba tầng mặt bằng nhau,
chiều cao của tai bằng chiều cao của mũi. Dù đưa ra những tiêu chuẩn khá
nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, ông cũng không thể phủ nhận sự phong phú
vốn có của tự nhiên.
Albrecht Durer (1471-1528) cũng thấy rằng cần phải có một hệ thống
những tiêu chuẩn về các tỷ lệ lý tưởng cho các đặc điểm trên cơ thể, từ đó đưa
ra những đặc điểm đẹp nhất. Những thành quả của ông trở thành cơ sở cho
những họa sỹ khác. Sau khi nghiên cứu các kích thước và tỷ lệ trên giấy, ông
đã nhận ra: Khuôn mặt có thể chia thành 3 phần bằng nhau là phần trán, phần
mũi, phần môi và cằm. Phần môi và cằm chia thành 4 phần bằng nhau: Đường
giữa hai môi giới hạn 1/4 phía trên, rãnh cằm chia đôi khoảng cách từ lỗ mũi
tới cằm. Khoảng cách giữa hai mắt bằng độ rộng của một mắt. Mặc dù Durer
5
cho rằng sự sai khác với các tiêu chuẩn trên là kém thẩm mỹ nhưng có thể nhận
thấy hầu hết những cái đầu do ông vẽ đều không được chúng ta coi là đẹp [3].
Thế kỷ XVIII - XIX
Hầu hết các phép đo khuôn mặt được thực hiện trực tiếp trên sọ và chỉ
một số ít phần mềm được đo. Mục đích đo đạc chủ yếu là để chỉ ra một số
nhóm người ưu việt hơn nhóm người khác.
Petrus Camper (1722 – 1789) bằng cách chứng minh mối quan hệ gần
gũi giữa người da đen và người da trắng và những khác biệt chung của họ so
với vượn người, ông đã đi ngược lại quan điểm chủ đạo của thời kỳ đó là người
da đen liên hệ gần gũi với loài linh trưởng hơn người da trắng. Ông nghiên cứu
góc mặt (góc giữa đường kẻ ngang nối giới hạn dưới của phần mũi với lỗ ống
tai ngoài và đường thẳng từ trán tới rìa cắn răng hàm trên) trên một số lượng
lớn sọ người và vượn. Ông nhận thấy rằng, góc mặt lớn đặc trưng cho các loài
linh trưởng, trong khi người da đen và da trắng có góc mặt nhỏ hơn. Tuy nhiên,
các nhà giải phẫu học, sau đó, như De Gobineau, Broca, Topinard và
Lombrosođã cho rằng những khác biệt về tỷ lệ sọ mặt là bằng chứng cho sự
không cân bằng của tự nhiên và sự phân chia thành người cấp cao và cấp thấp.
Joseph A.de Gobineau (1816 – 1882) và Paul Broca tin rằng có sự
không cân bằng của tự nhiên và sự phân chia thành người cấp cao và người
cấp thấp.
Ceasare Lobroso (1836 -1909) cho rằng những tên du côn, những kẻ
giết người, nghiện rượu, những người động kinh và người lùn khác biệt với
những người bình thường ở hình thể sọ, sự mất cân đối của khuôn mặt, hình
thể lỗ mũi, răng, cơ cắn và kích thước xoang trán. Ông thực hiện các phép đo
trên sọ và trên người.
6
Thế kỷ XX: Thời kì của những tỷ lệ và phép đo khách quan
Jacques Joseph (1865 – 1934), cha đẻ của ngành tạo hình mũi hiện đại
nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ khuôn mặt.
Ông nghiên cứu hướng nghiêng của sống mũi trong mối liên quan với các
đường trên mặt nghiêng hơn là với mặt phẳng Francfort.
Năm 1996, Miyajima với nghiên cứu trên nhóm 52 đối tượng nam, nữ
người Nhật, so sánh với người châu Âu thấy có sự khác biệt các số đo nhân
trắc vùng mặt như góc mũi môi của nhóm nam nữ người Nhật nhỏ hơn nhóm
nam nữ người châu Âu, góc trục mặt có hướng thẳng đứng, răng hô…Nghiên
cứu có giá trị giống như nhiều nghiên cứu khác, khẳng định sự không phù hợp
khi áp dụng tiêu chuẩn kích thước của dân tộc này cho dân tộc khác [4].
Năm 2002, Farkas L.G., Le T. Thuy và cộng sự dùng các chuẩn tỷ lệ
mặt tân cổ điển để đánh giá khuôn mặt của người Mỹ gốc Á và Âu. Tác giả đã
sử dụng 9 số đo đường thẳng để xác định các khác biệt kích thước hình thái
mặt trong nhóm người Hoa, Việt, Thái và Âu (60 người mỗi nhóm) và để
đánh giá giá trị của 6 chuẩn tỷ lệ mặt tân cổ điển ở những nhóm người này.
Chuẩn mặt nghiêng có ba phần bằng nhau không gặp cả ở người Âu lẫn người
Á. Ở 5 chuẩn khác, tỷ lệ phù hợp của người Âu trong phạm vi từ 16,7 –
36,7%, của người Á chỉ trong khoảng 1,7 – 26,7%. Các kích thước ngang:
Khoảng cách giữa hai mắt(En -En), chiều rộng mũi(Al –Al), chiều rộng gò
má (Zy -Zy) ở người Á lớn hơn người Âu một cách có ý nghĩa. Kết quả cho
thấy sự không phù hợp với tiêu chuẩn tân cổ điển của người gốc châu Á là
cao hơn người gốc Mỹ một cách có ý nghĩa. Các đặc điểm nổi bật của người
Á là khoảng gian mép mí trong rộng hơn; Phần mềm mũi rộng hơn trong bối
cảnh mặt rộng, chiều rộng miệng nhỏ hơn và chiều cao mặt dưới nhỏ hơn so
với chiều cao trán [5].
7
Năm 2002, Topouzelis N. và Kavadia S. đã nghiên cứu trên 10 đặc
điểm của phân tích Ricketts để khảo sát đặc điểm sọ mặt ở người trưởng
thành Hy Lạp. Mẫu nghiên cứu gồm 81 phim sọ nghiêng của 41 nam và 40 nữ
có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa. Kết quả cho thấy người Hy
Lạp có xương mặt ngắn, không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ [6].
Valente và cộng sự (2003) đã nghiên cứu trên 40 người trưởng thành
Brasin từ 18-26 tuổi bằng phân tích Ricketts và Mc Namara. Kết quả cho thấy
có sự khác biệt giữa nam và nữ ở một số đặc điểm nghiên cứu. Ở nam, chiều
dài nền sọ trước, chiều cao tầng mặt dưới và chiều dài môi trên có giá trị
trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nữ. Ngược lại, môi của nữ thì ít nhô hơn
của nam [7].
Năm 2004, Jain SK, Anand C và Ghosh SK với nghiên cứu “Phân tích
khuôn mặt qua ảnh” dùng chuẩn tân cổ điển như là phương pháp so sánh cho
thấy, kích thước của tầng mặt dưới của nhóm đối tượng nghiên cứu lớn hơn
so với tầng mặt giữa (55,37% - 44,63%) [8].
Năm 2009, Farhan Zaib, Junaid Israr và Abida Ijaz nghiên cứu phân
tích mô mềm khuôn mặt nhìn nghiêng bằng phương pháp đo trên ảnh chụp.
Nghiên cứu bao gồm 60 đối tượng tham gia trong đó 30 nam và 30 nữ ở độ
tuổi từ 18 đến 25. Phương pháp sử dụng là phân tích đo đạc các chỉ số trên
ảnh chụp nghiêng bằng kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa ở tư thế đầu tự nhiên. Có
tổng cộng 11 biến số được sử dụng cho nghiên cứu này. Trong đó, góc trán
mũi ở nam giới rộng hơn (130,16° ± 5,31°) so với nữ giới (133,85° ± 5,57°).
Độ rộng của mũi nam cũng lớn hơn (78,23° ± 8,45°) so với nữ giới (72,51° ±
5,84°). Góc môi cằm cao hơn nhiều ở phụ nữ (125,26° ±7,57°) so với nam
giới (110,73° ± 12,78°). Nữ giới có góc đầu lớn hơn (82,06° ± 7,95°) so với
nam giới (78,13° ± 5,63°). Góc lồi khuôn mặt là gần như giống nhau ở nam
giới (163,60° ± 4,65°) so với nữ giới (163,76° ± 6,36°) [9].
8
Năm 2013, Salam R và Dhiaa J đã tiến hành nghiên cứu mô mềm của
người trẻ tuổi Iraq bằng phương pháp đo đạc trên ảnh chụp chuẩn hóa. Hai tác
giả lựa chọn ra 75 đối tượng, trong số đó 50 người có khớp cắn loại II tiểu
loại 1 (24 nam và 26 nữ) và 25 người có khớp cắn lệch lạc loại III (14 nam và
11 nữ) trong độ tuổi từ 18 đến 25. Kết quả cho thấy nam giới có khuôn mặt
dài và rộng hơn là lồi đối với trường hợp sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1
và loại III. Các giá trị trung bình của tất cả các biến góc cao hơn ở phụ nữ so
với nam giới đối với loại II tiểu loại 1 trừ các góc đo sau: Góc mũi thẳng
đứng, góc của mặt lưng mũi, góc cổ cằm của tầng mặt dưới, với kích thước đo
lớn hơn thu được ở nam giới trong tất cả các kích thước của mũi, môi, vùng
cằm và chỉ số khuôn mặt ngoại trừ tầng mặt trên. Trong khi ở nhóm sai lệch
khớp cắn loại III, giá trị trung bình của tất cả các biến góc cao hơn ở nam giới
so với nữ giới, ngoại trừ trong những góc sau đây: Góc mũi trán, góc mũi, góc
mũi má và góc môi cằm. Tầng mặt giữa với kích thước nam lớn hơn trong tất
cả các phép đo của môi, vùng cằm trên khuôn mặt và mũi trừ chiều cao của
đầu mũi, góc tổng lồi, tầng mặt dưới, môi trên, độ nhô ra của môi dưới, độ lồi
ra của cằm và chiều cao của cằm. T-test cho thấy sự khác biệt về giới đáng kể
về mặt thống kê [10].
Năm 2014, nghiên cứu của Cindi SY Leung và các cộng sự được thực
hiện với mục tiêu đánh giá các phép đo đạc trung bình ở cấu trúc mô mềm của
trẻ 12 tuổi ở miền nam Trung Quốc và xác định sự khác biệt về giới tính ở
nhóm đối tượng này. Mẫu ngẫu nhiên chọn ra 514 trẻ 12 tuổi và tiến hành
chụp ảnh ở tư thế đầu tự nhiên, đánh giá ảnh và xác định 12 điểm mốc trên
ảnh để tiếp tục đo 12 số đo trên ảnh. Sau khi xác định 12 chỉ số đo đạc chuẩn,
sự khác biệt về giới được đánh giá bằng t-test với độ tin cậy là 95%. Kết quả
cho thấy có sự khác biệt lớn nhất ở góc mũi má (nam: 64,56° đến 132,80°, nữ:
73,33° đến 123,89°) và góc môi cằm (nam: 93,36° đến 158,11°, nữ: 98,27°
9
đến 164,11°). Sự khác biệt về giới tính cũng được tìm thấy ở các góc mũi dọc
(p<0,05), góc cổ cằm (p<0,001), góc lồi mặt (p<0,01) và góc tổng lồi mặt
(p<0,01). Góc mũi dọc lớn hơn ở nam giới (26,95° ± 3,69°) so với phụ nữ
(25,97° ± 3,67°) và góc cổ cằm ở nam cũng lớn hơn (97,05° ± 7,76°) so với
nữ (92,58° ± 6,64°). Nữ giới có độ lồi khuôn mặt lớn hơn (169,85° ± 4,83°)
và tổng lồi trên khuôn mặt [11].
Nhìn chung, các nghiên cứu nhân trắc về khuôn mặt gần đây, thường so
sánh với các chuẩn thẩm mỹ tân cổ điển và kết quả thường được sử dụng
trong phân tích khuôn mặt, kiểm định các số đo, đánh giá các chỉ số. Các
nghiên cứu trên các chủng tộc khác nhau, độ tuổi khác nhau sẽ cho các giá trị
đặc trưng cho chủng tộc đó. Vì vậy, việc áp dụng các chuẩn của nghiên cứu ở
chủng tộc này cho chủng tộc khác là không phù hợp.
Trong suốt quá trình lịch sử, một số tiêu chuẩn về cái đẹp vẫn được
thống nhất giữa các tác giả:
Da Vinci chia phần đầu thành hai phần bằng nhau: Từ đỉnh tới gốc mũi
và từ gốc mũi tới cằm; Phần mặt được chia thành ba phần bằng nhau: Từ chân
tóc tới gốc mũi, từ gốc mũi tới nền mũi và từ nền mũi tới cằm. Durer chia
phần đầu thành bốn phần (ba phần thuộc phần mặt giống Da Vinci và một
phần từ đỉnh tới chân tóc). Tuy nhiên, Farkas thấy các tỷ lệ này chỉ xuất hiện
một cách ngẫu nhiên ở hơn 100 người Mỹ da trắng. Tỷ lệ vàng chỉ gặp ở
những nhóm người được lựa chọn chặt chẽ.
1.1.2.Những nghiên cứu nhân trắc vùng đầu mặtở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc
đầu mặt, rải rác có một số công trình như sau nhưng chưa hệ thống, cỡ mẫu
bé, chưa đại diện nên đến nay chưa có được các chỉ số đầu mặt cho người
Việt Nam để ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị mà chủ yếu các bác sỹ lâm
sàng thường sử dụng các chỉ số của người Caucasian.
10
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Quyền (1974) đã nêu một số kết luận:
Hình dáng đầu và sọ có 5 loại: Dạng tròn, dạng tròn thót đầu (loại đầu ngắn),
dạng hình xoan (loại đầu dài), dạng hình trứng và dạng hình năm góc (loại đầu
trung bình). Trong đó, người Việt Nam thường là loại ngắn hoặc trung bình nên
tỷ lệ gặp các dạng thót đầu, hình trứng và hình năm góc là nhiều nhất. Ở nam,
dạng trứng thường hay gặp, và ở nữ, dạng năm góc nhiều hơn cả. Hình dáng
mặt được quyết định chủ yếu do sự phát triển của xương gò má. Nếu xương
này phát triển làm cho mặt rộng và phẳng, nếu xương phát triển kém thì mặt
hẹp, dài và nhô ra trước. Các chỉ số đầu mặt thường hay được tính: Chỉ số đầu,
chỉ số mặt toàn bộ, chỉ số mặt trên, chỉ số mỏm tiếp - hàm[1].
Năm 1999, Hồ Thị Thùy Trang nghiên cứu trên 62 sinh viên qua các
ảnh chụp, có khuôn mặt hài hòa trong độ tuổi từ 18-25, kết quả cho thấy tầng
trên ở phần mũi bẹt, mũi và sống mũi trên nhóm người Việt thấp hơn, đỉnh
mũi tù hơn; Phần trán nhô ra trước hơn đặc biệt ở nữ. Tầng dưới mặt nhô
nhiều ra trước, hai môi trên và dưới đều nhô ra trước, môi dưới nằm trước
đường thẩm mỹ và môi trên gần chạm đường thẩm mỹ. Nhìn thẳng, miệng
nhỏ hơn so với khoảng cách hai đồng tử [12].
Trần Thúy Nga (2000), thực hiện nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở
trẻ 3 – 5 tuổi đã đưa ra kết luận: Ở trẻ 3 tuổi trục mặt của nam xuống dưới nhiều
hơn và nữ ra trước nhiều hơn. Sự khác biệt của hình dạng mặt xuất hiện sớm và
ngày càng rõ rệt hơn theo tuổi. Sự thay đổi hình dạng của phức hợp sọ mặt răng
trong thời gian từ 3-5 tuổi ở cả hai giới thể hiện: Góc nền sọ gập lại, trục răng
cửa trên nghiêng dần ra trước, riêng ở nữ có sự gia tăng độ nhô vùng cằm [13].
Nghiên cứu của Lê Đức Lánh (2002): Nghiên cứu dọc về đặc điểm và
hình thái đầu – mặt và cung răng ở 140 trẻ (77 nam, 63 nữ) từ 12 – 15 tuổi
bằng cách đo trực tiếp với 4 số đo vùng đầu, 8 số đo vùng mặt được thu thập
qua 4 năm đã rút ra kết luận: Kích thước đầu mặt ở nam lớn hơn ở nữ, đầu
11
luôn thuộc loại ngắn, mặt trẻ trong nghiên cứu thuộc loại ngắn, nữ có mặt
ngắn hơn nam cùng tuổi. Mặt tăng trưởng nhiều hơn đầu trong đó tầng mặt
giữa và chiều cao mặt tăng trưởng nhanh nhất, chiều cao mặt có tương quan
chặt chẽ với chiều cao đứng của cơ thể. Chỉ số đầu trung bình của trẻ Việt
Nam thuộc loại đầu ngắn và rất ngắn so với phân loại quốc tế [14].
Nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi và Hoàng Tử Hùng (2009): Sự tăng
trưởng sọ mặt của trẻ em Việt Nam từ 10 – 14 tuổi theo phân tích Ricketts
trên 117 phim sọ nghiêng của 39 trẻ gồm 19 nam, 20 nữ cho thấy: Sự tăng
trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn 10 – 12 tuổi diễn ra mạnh hơn ở giai
đoạn 12 – 14 tuổi; Trong đó nữ tăng trưởng mạnh hơn nam ở giai đoạn
10 – 12 tuổi, trong khi nam tăng trưởng mạnh hơn ở giai đoạn 12 – 14 tuổi.
Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ: Chiều
dài nền sọ trước, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân
bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới [15].
Nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc (2010): Nghiên cứu đặc điểm
kết cấu sọ mặt và đánh giá khuôn mặt hài hòa của 143 sinh viên bao gồm 80
nam và 63 nữ, tuổi từ 18 – 25 tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại
học Y Hà Nội bằng các phương pháp đo trực tiếp, đo qua ảnh chuẩn hóa kỹ
thuật số thẳng, nghiêng và đo trên phim sọ mặt từ xa thẳng, nghiêng kỹ thuật
số rút ra kết luận: Các kích thước ngang và dọc ở nam đều lớn hơn nữ, các tỷ
lệ và chỉ số ở nam và nữ không khác nhau, mặt nam nghiêng nhô hơn mặt nữ,
môi trên của nam nhô hơn của nữ, mũi của nam cao hơn và nhọn hơn mũi của
nữ. Cả nam và nữ chủ yếu là không vẩu xương, mũi trung bình, các tầng mặt
gần bằng nhau[16].
Nghiên cứu của Lê Nguyên Lâm (2014): Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu
trúc sọ mặt răng theo phân tích Ricketts trên 420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ
gồm 50 nam và 55 nữ cho thấy: Các kích thước ở nam lớn hơn nữ theo từng
12
thời điểm (p<0,05), tăng trưởng diễn ra mạnh từ 12-15 tuổi, nam và nữ có cùng
hướng tăng trưởng nhưng khác nhau ở mức độ tăng trưởng, các số đo chiều dài
nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam tăng từ 12 – 15 tuổi có xu hướng
tăng đều có ý nghĩa thống kê; Các số đo chiều dài nền sọ sau đều tăng tịnh tiến
ở nam, nữ và chung cho cả hai giới; Khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến
mặt phẳng chân bướm ở trẻ 12 – 15 tuổi tăng có ý nghĩa thống kê; Hướng tăng
trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do
góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa thống kê [17].
Nghiên cứu của Trần Tuấn Anh (2017): Nghiên cứu đo đạc và phân
tích trên 100 sinh viên lứa tuổi từ 18-25 đang học tại Trường Đại học Y Hà
Nội có khớp cắn chuẩn và khuôn mặt hài hòa bằng phương pháp đo trên ảnh
chuẩn hóa kỹ thuật số rút ra kết luận: Tỷ lệ khuôn mặt hình Oval (65%),
vuông (23%), tam giác (12%). Các kích thước ngang và dọc của khuôn mặt
nam giới đều lớn hơn nữ giới. Không có sự khác biệt về các chỉ số mặt toàn
bộ, mũi và hàm dưới giữa nam và nữ. Nam và nữ có dạng mặt chính là rộng
và rất rộng (đều chiếm 80%), dạng mũi trung bình (nam: 52%, nữ: 74%),
dạng hàm dưới rộng (nam: 94%, nữ: 80%). Các góc đo ở nữ đều cao hơn nam
như góc mũi – môi(Cm-Sn-Ls) (nam: 91,33°, nữ: 94,73°), góc mũi mặt (Pn-NPg) (nam: 28,11°, nữ: 29,21°), góc mũi trán (Gl-N-Pn) (nam: 133,63°, nữ:
135,96°), góc lồi mặt I (Gl-Sn-Pg) (nam: 168,7°, nữ: 170,57°), góc lồi mặt II
(N-Sn-Pg) (nam: 161,14°, nữ: 164,38°), góc lồi mặt qua mũi (N-Pn-Pg) (nam:
136,1°, nữ: 138,2°) [18].
1.2. Về những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũi
1.2.1.Những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũitrên thế giới
Năm 1984, Powell và Humphreys đã đưa ra các góc thể hiện mối tương
quan giữa mũi và khuôn mặt. Gồm: Góc mũi trán, góc mũi môi, góc mũi mặt
13
và góc mũi cằm. Theo đó, góc mũi trán nên từ 115° - 135°, góc mũi môi nên
từ 95° - 110° ở nữ và 90° - 95° ở nam. Góc mũi mặt có thể dao động trong
khoảng 36° - 40°. Góc mũi cằm nên có giá trị từ 120° - 132° [19].
Nghiên cứu của Farkas và Daniel (1994) sử dụng phương pháp đo trực
tiếp trên khuôn mặt để đo hình thái mũi và sự tăng trưởng của nó. Tuy nhiên
việc thiếu tổ chức nâng đỡ bên dưới mũi cũng ít nhiều ảnh hưởng tới độ chính
xác của phép đo[20].
Năm 1999, Dean M.Torumi và Daniel G.Becker cho rằng chiều dài mũi
ảnh hưởng bởi góc mũi trán và góc mũi môi. Góc mũi trán từ và/hoặc góc mũi
môi nhọn góp phần làm cho mũi dài ra. So với góc mũi môi lý tưởng, góc mũi
môi lớn hơn sẽ làm đầu mũi hếch lên và chiều dài mũi ngắn lại. Trong khi đó,
góc mũi môi nhỏ làm đầu mũi khoằm và chiều dài mũi dài ra [21].
Năm 2015, Moshkelgosha và cộng sự đã sử dụng phương pháp phân
tích trên ảnh chụp chuẩn hóa để đánh giá các kích thước và góc trên khuôn
mặt ở nhóm đối tượng người trẻ Persian, độ tuổi từ 16 – 18, cỡ mẫu là 240.
Nghiên cứu này sử dụng cả ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng, đánh dấu tổng
cộng 27 mốc giải phẫu để đưa ra 43 chỉ số[22].
Rudolf [23] chia các dạng mũi thành 15 dạng; Legent và Jost [24] phân
thành 9 dạng mũi ở người châu Âu trong khi Olivier [25] lại phân chia các
dạng mũi thành 5 dạng.
1.2.2.Những nghiên cứu nhân trắc hình thái tháp mũiở Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Thị Anh Tú (2000): Nghiên cứu hình thái, cấu
trúc tháp mũi người Việt Nam trưởng thành trên 400 sinh viên Y khoa tại
thành phố Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Mũi người Việt Nam có các đặc điểm
của mũi người da vàng: Mũi thấp, sống mũi lõm chiếm tỷ lệ cao, cánh mũi
phồng… Mũi người Việt Nam ngắn, thấp và ít nhô hơn người da trắng, tuy
14
nhiên, so với nền mũi thì chóp mũi người Việt Nam cao và rộng hơn chóp
mũi người da trắng[26].
Nghiên cứu của Phạm Bình Ái Phương (2004): Nghiên cứu mô mềm
mũi ở người trưởng thành cho thấy: Mũi nam giới dài hơn, nhô hơn, nhọn
hơn, sống mũi thẳng hơn mũi của nữ giới[27].
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh và Võ Trương Như Ngọc (2012):
Nghiên cứu hình thái mô mềm mũi ngoài trên 100 sinh viên Viện đào tạo Răng
Hàm Mặt ở độ tuổi từ 18 – 25 bằng phương pháp chụp ảnh chuẩn hóa tư thế
thẳng, nghiêng và ngả sau nhiềurút ra được kết luận: Có 6 dạng mũi (mũi thẳng,
mũi lõm, mũi gồ, mũi gãy, mũi hếch, mũi khoằm) trong đó, mũi thẳng, mũi lõm
và mũi hếch chiếm tỷ lệ cao. So với người da trắng, mũi người Việt Nam thấp,
ngắn, ít nhô hơn. Mũi của nữ nhỏ và ít nhô hơn so với mũi của nam[28].
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhân (2016): Nghiên cứu hình thái
tháp mũi bằng phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 400 người Việt
trưởng thành ở độ tuổi từ 18 – 40 đã rút ra được kết luận: Mũi người Việt
trưởng thành có 9 dạng: Mũi thẳng, mũi lõm, mũi gồ, mũi hếch, mũi trung
gian và mũi khoằm, mũi hẹp, mũi rộng và mũi rất rộng. Ngoài ra xác định
được 7 thông số mũi cơ bản dùng để định lượng và tính toán các tỷ lệ khi cần
so sánh trong lâm sàng bao gồm: Chiều dài mũi từ gốc đến chóp (NTP),
chiều dài mũi từ gốc đến trụ (NSN), chiều ngang cánh mũi (AL-AL), chiều
ngang nền mũi (AC-AC), chiều cao chóp mũi (SN-TP), góc mũi trán (NFA),
góc mũi môi (NLA)[29].
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác nữa thông qua việc đo trên
phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số, đo trực tiếp trên lâm sàng, nhưng chủ yếu là
nghiên cứu trên mô cứng để xác định các giá trị trung bình, chưa nghiên cứu
nhiều đến mô mềm và rất ít sử dụng phương pháp phân tích khuôn mặt, hình
thái tháp mũi bằng cách đo mặt trên ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa.