Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân hội chứng thận hư điều trị corticoid tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 97 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
========

PHẠM HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH
ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC NIÊM MẠC DẠ
DÀY Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƢ
ĐIỀU TRỊ CORTICOID TẠI THÁI BÌNH

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH - 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
=======

PHẠM HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH
ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC NIÊM MẠC DẠ
DÀY Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƢ
ĐIỀU TRỊ CORTICOID TẠI THÁI BÌNH
Chuyên ngành : Nội khoa
Mã số

: CK.62.72.20.40


LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chức
2. PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển

THÁI BÌNH - 2014


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

BNNC

Bệnh nhân nghiên cứu

Cs

Cộng sự

GPB

Giải phẫu bệnh

HCTH

Hội chứng thận hƣ


MBH

Mô bệnh học

TT

Tổn thƣơng

VDDXH

Viêm dạ dày xung huyết


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3
1.1. Hội chứng thận hƣ ............................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm Hội chứng thận hƣ và phân loại ................................... 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của HCTH ........................................................ 4
1.1.3. Điều trị hội chứng thận hƣ ............................................................ 6
1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh lý viêm - loét dạ dày ..................................... 7
1.2.1. Viêm dạ dày.................................................................................. 7

1.2.2. Loét dạ dày ................................................................................. 10
1.3. Thuốc chống viêm Corticoid ............................................................. 11
1.3.1. Tác dụng chính của Corticoid ..................................................... 12
1.3.2. Các tác dụng không mong muốn của Corticoid ........................... 14
1.3.3. Cơ chế tổn thƣơng niêm mạc dạ dày do Corticoid ...................... 16
1.4. Bệnh lý dạ dày do thuốc Corticoid ..................................................... 17
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh lý dạ dày do thuốc Corticoid............ 17
1.4.2. Hình ảnh nội soi dạ dày do thuốc Corticoid ................................ 17
1.4.3. Mô bệnh học dạ dày .................................................................... 21
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tổn thƣơng dạ dày ở bệnh nhân điều trị
Corticoid .......................................................................................... 27
1.5.1. Các yếu tố bệnh lý thận hƣ liên quan đến tổn thƣơng niêm mạc dạ dày .. 27


1.5.2. Các thói quen trong sinh hoạt, tuổi, giới, thời gian dùng thuốc và
liều thuốc Corticoid liên quan đến tổn thƣơng niêm mạc dạ dày ... 27
1.5.3. Vi khuẩn Helicobacter pylori ..................................................... 28
1.5.4. Thuốc chống viêm Non-steroid ................................................... 30
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 32
2.1. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian nghiên cứu ........................................... 32
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 33
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................. 33
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................... 33
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................... 36
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu: ......................................................... 38
2.2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ........................................... 39

2.3. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................... 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 40
3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 40
3.1.1. Giới tính và tuổi .......................................................................... 40
3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng thận hƣ .......... 41
3.1.3. Đặc điểm dùng thuốc Corticoid .................................................. 42
3.1.4. Đặc điểm về thói quen trong sinh hoạt ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.. 43
3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm mạc dạ
dày ở bệnh nhân Hội chứng thận hƣ điều trị Corticoid. ..................... 43
3.2.1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu ............ 43
3.2.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở
bệnh nhân nghiên cứu ................................................................... 44
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thƣơng dạ dày ở đối tƣợng nghiên cứu ...... 54
3.3.1. Yếu tố về tuổi và giới tính .......................................................... 54


3.3.2. Mối liên quan giữa tổn thƣơng niêm mạc dạ dày với một số chỉ số
cận lâm sàng hội chứng thận hƣ .................................................... 56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 60
4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 60
4.1.1. Một số đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .......... 60
4.1.2. Một số đặc điểm về giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ... 61
4.1.3. Một số đặc điểm về thói quen sinh hoạt của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu .................................................................................... 61
4.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm mạc dạ
dày ở bệnh nhân Hội chứng thận hƣ điều trị Corticoid...................... 62
4.2.1. Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh
nhân nghiên cứu ........................................................................... 62
4.2.2. Đặc điểm tổn thƣơng niêm mạc dạ dày trên hình ảnh nội soi và mô
bệnh học ....................................................................................... 65

4.3. Đặc điểm về một số yếu tố liên qua đến tổn thƣơng niêm mạc dạ
dày ở đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 70
4.3.1. Đặc điểm liên quan giữa nhóm tuổi và giới tính với tổn thƣơng
niêm mạc dạ dày ở đối tƣợng nghiên cứu ..................................... 70
4.3.2. Đặc điểm liên quan giữa tổn thƣơng niêm mạc dạ dày với một số
chỉ số cận lâm sàng hội chứng thận hƣ.......................................... 71
4.3.3. Đặc điểm liên quan giữa thuốc corticoid với tốn thƣơng niêm mạc
dạ dày ở đối tƣợng nghiên cứu...................................................... 72
4.3.4. Đặc điểm liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trên mô bệnh
học với tổn thƣơng niêm mạc dạ dày ở đối tƣợng nghiên cứu ............. 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Giá trị trung bình một số thông số về sinh hóa máu của ĐTNC ..... 41

Bảng 3.2.

Mức độ suy thận mạn theo chỉ số creatinin ............................. 41

Bảng 3.3.

Thời gian dùng thuốc Corticoid .............................................. 42


Bảng 3.4.

Liều dùng Corticoid ................................................................ 42

Bảng 3.5.

Một số thói quen trong sinh hoạt của bệnh nhân ..................... 43

Bảng 3.6.

Biểu hiện triệu chứng tiêu hóa ................................................ 43

Bảng 3.7.

Đặc điểm của đau bụng biểu hiện bệnh lý dạ dày ở BNNC ..... 44

Bảng 3.8.

Hình ảnh viêm dạ dày theo vị trí trên nội soi .......................... 44

Bảng 3.9.

Hình ảnh viêm theo Sydney trên nội soi ................................. 45

Bảng 3.10.

Mức độ viêm phù nề xung huyết theo vị trí ............................ 48

Bảng 3.11.


Mức độ viêm teo theo vị trí..................................................... 48

Bảng 3.12.

Mức độ viêm trợt phẳng theo vị trí ......................................... 49

Bảng 3.13.

Tỷ lệ viêm theo vị trí trên mô bệnh học .................................. 49

Bảng 3.14.

Mức độ viêm mạn nông theo vị trí .......................................... 50

Bảng 3.15.

Tỷ lệ mức độ viêm teo theo vị trí ............................................ 50

Bảng 3.16.

Tỷ lệ viêm xung huyết trên MHB theo vị trí ........................... 51

Bảng 3.17.

Tỷ lệ mức độ viêm hoạt động theo vị trí ................................. 51

Bảng 3.18.

Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ............................................. 51


Bảng 3.19.

Liên quan giữa tuổi, giới với vị trí viêm trên nội soi ............... 54

Bảng 3.20.

Liên quan giữa tuổi, giới với mức độ viêm trên nội soi ........... 55

Bảng 3.21.

Liên quan giữa tuổi, giới với vị trí viêm trên mô bệnh học .......... 55

Bảng 3.22.

Mối liên quan giữa mức độ viêm niêm mạc dạ dày trên .......... 56

Bảng 3.23.

Đối chiếu thời gian dùng corticoid với viêm trên nội soi ........ 57

Bảng 3.24.

Đối chiếu thời gian dùng corticoid với viêm trên mô bệnh học58

Bảng 3.25.

Đối chiếu liều corticoid với vị trí viêm trên nội soi ................. 58

Bảng 3.26.


Đối chiếu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trên mô bệnh học với
mức độ viêm niêm mạc dạ dày trên nội soi ............................. 59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ................................................... 40
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ......................................... 40
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa viêm niêm mạc dạ dày trên hình ảnh nội soi
với nồng độ Cholesterone, Triglycerid huyết thanh ................ 56
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa mức độ suy thận với mức độ viêm niêm mạc
dạ dày trên hình ảnh nội soi .................................................... 57


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vị trí tác dụng của Glucocorticoid trong tổng hợp prostaglandin ......12
Hình 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá tổn thƣơng niêm mạc dạ dày ...................... 17
Hình 3.1. Viêm phù nề xung huyết thân vị mức độ nặng ............................ 46
Hình 3.2. Viêm trợt nông thân vị mức độ vừa ............................................ 46
Hình 3.3. Viêm phù nề xung huyết thân vị mức độ nhẹ .............................. 46
Hình 3.4. Viêm phù nề xung huyết thân vị mức độ vừa .............................. 46
Hình 3.5. Viêm phù nề xung huyết hang vị mức độ nặng ........................... 47
Hình 3.6. Viêm phù nề xung huyết hang vị mức độ nhẹ ............................. 47
Hình 3.7. Viêm phù nề xung huyết hang vị mức độ vừa ............................ 47
Hình 3.8. Viêm trợt phẳng xung huyết hang vị mức độ nặng...................... 47
Hình 3.9. Viêm hang vị mạn teo mức độ nhẹ ............................................. 52
Hình 3.10. Viêm hang vị mạn teo mức độ nặng hoạt động mạnh ................. 52
Hình 3.11. Viêm thân vị mạn teo mức độ nhẹ .............................................. 52

Hình 3.12. Viêm thân vị mạn teo mức độ nặng chảy máu ............................ 52
Hình 3.13. Viêm hang vị nhiều bạch cầu ái toan .......................................... 53
Hình 3.14. Loạn sản nhẹ ............................................................................. 53
Hình 3.15. Hang vị dị sản ruột .................................................................... 53
Hình 3.16. Helicobacter pylori .................................................................... 53


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hƣ là thực thể lâm sàng - bệnh học đặc trƣng bởi các
biến đổi bất thƣờng về mô bệnh học ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý
khác nhau: tổn thƣơng tối thiểu, xơ cứng cầu thận từng ổ, từng đoạn, tăng
sinh gian mạch lan toả [61]. Theo số liệu thống kê của các nhà dịch tễ học
Mỹ, đối với ngƣời trƣởng thành, tần suất mắc mới hội chứng thận hƣ hàng
năm là khoảng 3/1.000.000 ngƣời. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thy Khuê và
Đinh Quốc Việt thì Hội chứng thận hƣ tổn thƣơng tối thiểu chiếm tỷ lệ 70 80% ở bệnh nhân Hội chứng thận hƣ dƣới 8 tuổi, 10 - 20% bệnh nhân trên
16 tuổi [17].
Bệnh sinh của Hội chứng thận hƣ là tổn thƣơng cầu thận do phức hợp
miễn dịch, do đó điều trị cơ bản là sử dụng thuốc ức chế miễn dịch [17]. Có
nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch đƣợc sử dụng điều trị trong đó Corticoid
thƣờng là một trong những thuốc đƣợc lựa chọn ƣu tiên [22].
Nhƣng khi dùng Corticoid liều cao và dài ngày để điều trị Hội chứng
thận hƣ dễ gặp phải những tác dụng không mong muốn, do Corticoid ức chế
tổng hợp prostaglandin trên đƣờng tiêu hoá làm mất tác dụng ức chế tiết acid
dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày - tá tràng [17], [24].
Trên thế giới và trong nƣớc, có nhiều tài liệu y học đề cập đến việc sử
dụng thuốc kháng viêm Steroid có liên quan đến sự gia tăng các biến chứng
đƣờng tiêu hóa trên [11], [25] [35], [37], [44]... Trong nghiên cứu của Cohn
H.O. và Poynard T. (1994) [37], Hernandez-Diaz S., Rodriguez L.A (2001)
[44] cho thấy điều trị Corticoid làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng . Các tác

giả Anh xác định 2.105 trƣờng hợp có biến chứng đƣờng tiêu hóa trên ở
11.500 bệnh nhân từ năm 1993 đến năm 1998 do sử dụng Corticoid. Sự ảnh
hƣởng của Corticoid đến tổn thƣơng dạ dày còn nhiều điều chƣa thống nhất,
theo nghiên cứu của Conn và Blitzer cho thấy sử dụng Corticoid liều cao, kéo


2
dài là yếu tố nguy cơ cao gây viêm loét dạ dày tá tràng. Ở trong nƣớc, các nghiên
cứu về tác dụng phụ của Corticoid cho thấy biểu hiện tiêu hóa gặp trong 37 66% các trƣờng hợp [25]. Nhƣng các nghiên cứu về tổn thƣơng niêm mạc dạ
dày ở bệnh nhân Hội chứng thận hƣ điều trị Corticoid thì rất ít và đặc biệt tại
Thái Bình chƣa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về lĩnh vực này.
Để đánh giá tổn thƣơng niêm mạc dạ dày trong HCTH điều trị
Corticoid, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân Hội
chứng thận hư điều trị Corticoid tại Thái Bình” với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học niêm
mạc dạ dày ở bệnh nhân Hội chứng thận hư điều trị Corticoid.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương niêm mạc dạ dày ở
bệnh nhân Hội chứng thận hư điều trị Corticoid.


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng thận hƣ
1.1.1. Khái niệm Hội chứng thận hư và phân loại
Thuật ngữ thận hƣ (nephrose) do Muller Friedrich Von đƣa ra từ năm
1905 để chỉ các bệnh lý ở thận có tính chất thoái hoá mà không phải do viêm.
Những năm sau đó Munk (1913), Volhard F. và Fahr T. (1914), Epstein
(1937) cũng đƣa ra nhiều giả thuyết về thận hƣ nhƣng chƣa thống nhất về tên

gọi. Đến năm 1950, nhờ có kính hiển vi điện tử, ngƣời ta đó phát hiện ra
những tổn thƣơng trong bệnh “Thận hƣ nhiễm mỡ”. Do đó, đa số các nhà thận
học đều thống nhất sử dụng thuật ngữ “Hội chứng thận hƣ”[17].
Hội chứng thận hƣ là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có
tổn thƣơng ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, đặc trƣng bởi phù,
protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu [15], [20]. Theo tiêu chuẩn
quốc tế, Hội chứng thận hƣ là một hội chứng lâm sàng gồm các triệu chứng chính
là [17], [61]: Phù to, Protein niệu cao ≥ 3,5g/24 giờ, Protein máu giảm < 60g/l
Albumin máu giảm ≤ 30g/l, rối loạn Lipid máu. Trong đó tiêu chuẩn 2 và 3 là
bắt buộc, các tiêu chuẩn khác có thể không đầy đủ [17], [32], [36].
Bảng phân loại Hội chứng thận hƣ ở ngƣời lớn bao gồm hội chứng thận
hƣ tiên phát hay nguyên phát (idiopathic or primary nephrotic syndrome) và
hội chứng thận hƣ thứ phát hay hội chứng thận hƣ kết hợp (secondry
nephrotic syndrome or nephrotic syndrome associated with specific causes)
[17], [36].
Theo các tác giả Stephan R.O., Eberhard R. và Hà hoàng Kiệm:
Hội chứng thận hƣ nguyên phát hay hội chứng thận hƣ đơn thuần cho
thấy bệnh cầu thận tổn thƣơng tối thiểu, chiếm tỷ lệ 20% số bệnh nhân có hội


4
chứng thận hƣ. Hội chứng thận hƣ do viêm cầu thận mạn bao gồm: xơ hoá
cầu thận ổ - đoạn: chiếm tỷ lệ 15-20%; Bệnh cầu thận màng chiếm tỷ lệ 2530%; Viêm cầu thận màng tăng sinh: chiếm tỉ lệ 5-10%. Các bệnh viêm cầu
thận tăng sinh và xơ hoá khác chiếm tỷ lệ 15-30% số bệnh nhân có Hội chứng
thận hƣ [17], [61].
Hội chứng thận hƣ thứ phát hay gặp trong các bệnh hệ thống, bệnh Đái
tháo đƣờng, bệnh Luput ban đỏ hệ thống và các bệnh Collagen khác, bệnh
Thận nhiễm bột, bệnh Viêm mạch máu do miễn dịch (Cryoglobulin máu hỗn
hợp, U hạt Wegener, Viêm nhiều động mạch, Viêm thành mạch dị ứng...),
bệnh nhiễm khuẩn: (Nhiễm liên cầu khuẩn, Giang mai, Viêm màng trong tim

nhiễm khuẩn bán cấp và cấp tính), nhiễm virus (Virus viêm gan B, Virus viêm
gan C, HIV, Cytomegalovirus), nhiễm ký sinh trùng (Sốt rét, Toxoplasma, Sán
máng...), do thuốc nhƣ muối vàng, thuỷ ngân và các kim loại nặng,
Penicillamine, Các thuốc chống viêm Non-steroid..., Dị ứng, Nọc rắn, Nọc
ong và Miễn dịch, Ung thƣ, bệnh Hodgkin, bệnh Bạch cầu lympho (thƣờng
gây ra bệnh cầu thận tổn thƣơng tối thiểu), các khối u đặc (thƣờng gây ra
Bệnh cầu thận màng), bệnh di truyền và chuyển hóa (hội chứng Alport, bệnh
Fabry, bệnh Hồng cầu hình liềm, Hội chứng thận hƣ bẩm sinh, Hội chứng
thận hƣ có tính chất gia đình, Hội chứng móng tay - xƣơng bánh chè) và các
nguyên nhân khác (liên quan với chửa đẻ, thải ghép cơ quan, bệnh huyết
thanh, hẹp động mạch thận một bên...) [17], [61].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của HCTH
Protein niệu nhiều là đặc trƣng cơ bản nhất của Hội chứng thận hƣ. Khi
điện di protein niệu ở bệnh nhân có Hội chứng thận hƣ do bệnh cầu thận
màng, ngƣời ta thấy 80% là albumin. Albumin trong huyết tƣơng mang điện
tích âm, bình thƣờng nó rất khó lọt qua đƣợc màng lọc của cầu thận vì lớp
điện tích âm của màng lọc cầu thận ngăn cản [17]. Trong Hội chứng thận hƣ,


5
màng lọc cầu thận để lọt nhiều albumin, điều này đƣợc giải thích là tổn
thƣơng do lắng đọng các phức hợp miễn dịch gây ra huỷ hoại lớp điện tích âm
của màng nền cầu thận, làm cầu thận để lọt dễ dàng các phân tử mang điện
tích âm nhƣ là albumin. Khi lƣợng protein (chủ yếu là albumin) đƣợc bài xuất
trong một ngày lớn hơn 3,5g thì thƣờng kết hợp với giảm albumin máu [20].
Giảm albumin máu trong hội chứng thận hƣ xảy ra do mất protein qua
nƣớc tiểu nhiều, tổng hợp protein của gan không bù đắp kịp. Điều này dẫn tới
hậu quả làm giảm áp lực keo của máu gây ra phù do nƣớc di chuyển từ lòng
mao mạch ra tổ chức kẽ (theo định luật Starling). Thể tích máu giảm do thoát
dịch ra tổ chức kẽ gây hoạt hoá hệ renin - angiotensin - aldosteron, arginin

vasopressin (AVP) và hệ thần kinh giao cảm. Cơ chế này gây tăng tái hấp thu
natri và nƣớc của ống thận làm phù nặng lên. Ngƣời ta thấy mức độ nặng của
triệu chứng phù liên quan với mức độ giảm albumin của máu [17], [61].
Giảm áp lực keo máu và rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein đó kích
thích gan tăng tổng hợp lipoprotein dẫn tới tăng lipit máu và làm xuất hiện
các thể mỡ trong nƣớc tiểu (trụ mỡ, thể lƣỡng chiết quang). Tăng lipid máu có
thể còn do giảm dị hóa lipoprotein vì các enzym lipoproteinlipaza, lexitin
cholesterol transferaza trong máu giảm do mất qua nƣớc tiểu. Các protein
khác mất qua nƣớc tiểu bao gồm cả các enzym, các hormon, các yếu tố đông
máu, đó dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hoá. Các protein này bao gồm protein
mang thyroxin, protein mang vitamin D3, transferin và protein mang các
nguyên tố vi lƣợng. Tình trạng tăng đông máu thƣờng thấy trong hội chứng
thận hƣ mức độ nặng là do mất qua nƣớc tiểu antithrombin III (AT III); giảm
nồng độ protein C, protein S trong huyết thanh; tăng fibrinogen máu và tăng
ngƣng tập tiểu cầu [17], [61].
Một số bệnh nhân bị mất IgG nặng có thể dẫn tới hậu quả giảm khả
năng miễn dịch và dễ bị nhiễm khuẩn [17].


6
1.1.3. Điều trị hội chứng thận hư
Bệnh sinh của Hội chứng thận hƣ là tổn thƣơng cầu thận do phức hợp
miễn dịch, do đó điều trị cơ bản là sử dụng thuốc ức chế miễn dịch [17].
Khoảng 80% bệnh nhân là ngƣời lớn đáp ứng với điều trị bằng Corticoid [13],
[36]. Corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch thƣờng
đƣợc sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau trong hơn 50 năm qua. Sử dụng
Corticoid liều cao và kéo dài là biện pháp hàng đầu điều trị hội chứng thận
hƣ. Song song với việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch phải kết hợp với chế
độ ăn đủ đạm và hạ đƣợc cholesteron máu [17], [22].
Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Liệu (2008)về sử dụng liệu pháp

Corticoid trong điều trị hội chứng thận hƣ ở trƣởng thành thì thuốc thƣờng
đƣợc lựa chọ là:
Prednisolone (viên 5mg): Điều trị tấn công ngƣời lớn 1-2mg/kg/24giờ.
Thời gian uống trung bình 2 tháng, có thể kéo dài 3-4 tháng (với thể viêm cầu
thận màng tăng sinh). Điều trị duy trì: khi hết thời gian điều trị tấn công, giảm
liều dần mỗi tuần 10mg. Khi giảm xuống còn 1/2 liều tấn công (0,50,75mg/kg/24giờ) thì duy trì liều này trong thời gian 4-6 tháng. Hết thời gian
duy trì, giảm liều dần mỗi tuần 5mg cho đến khi hết [22]. Đối với các trƣờng
hợp đáp ứng không hoàn toàn, không đáp ứng hoặc phụ thuộc Corticoid,
ngƣời ta phối hợp Corticoid với Endoxan có thể cho đáp ứng tốt. Hoặc
chuyển sử dụng các thuốc khác nhƣ: Methylprednisolon, Cyclosporin A. Một
số tác giả sử dụng phƣơng pháp truyền Methylprednisolon liều mạnh (pulse
therapy): truyền tĩnh mạch 1000mg Methylprednisolon/ngày truyền trong
vòng 5giờ, truyền 3 ngày liền; sau đó cho uống duy trì bằng Prednisolon
0,5mg/kg/ngày, cũng cho kết quả tốt. Đối với các thuốc khác bản chất là
Corticoid cần quy đổi liều tƣơng đƣơng với liều Prednisolon [17], [22].


7
Cyclophosphamid (Endoxan viên 50mg): là thuốc ức chế miễn dịch
thuộc nhóm alkin hoá. Liều dùng 2mg/kg/24giờ, thời gian uống trung bình 2
tháng, khi ngừng thuốc không cần giảm liều [17].
Clorambucin: cũng thuộc nhóm alkin hoá, viên 2mg. Liều 4-8mg/ngày
trong thời gian 3-6 tuần [17].
Cyclosporin A: là thuốc ức chế miễn dịch mạnh, đƣợc sử dụng trong
chống thải ghép cơ quan. Thuốc đƣợc ứng dụng trong điều trị Hội chứng thận
hƣ kháng với Corticoid: Cyclosporin A: viên 25mg, 50mg, 100mg; Neoran:
viên 25mg, 50mg, 100mg liều trung bình 100mg/24giờ, thuốc có thể gây độc
với thận. Hiệu quả, liều lƣợng và kinh nghiệm sử dụng Cyclosporin A trong
điều trị Hội chứng thận hƣ còn ít và đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu [17].
1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh lý viêm - loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt
Nam, tỷ lệ mắc bệnh tùy theo từng nghiên cứu chiếm khoảng từ 5 - 10% dân
số. Trong nhiều thế kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu mô tả chi tiết
về triệu chứng lâm sàng và đặc điểm tổn thƣơng giải phẫu bệnh. Có nhiều giả
thuyết đƣợc đƣa ra nhƣ: thuyết về thần kinh thực vật của Berrgman G., thuyết
vỏ não nội tạng của Bukov K.M. và Kursin I.T., thuyết stress của Selye H.
[28]. Theo Schwartz, dịch vị dạ dày ngoài chức năng tiêu hóa thức ăn, bản
thân dịch vị còn có tác dụng phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng nhƣng tác
dụng này bị các yếu tố bảo vệ chống lại, làm mất hiệu lực [20]. Ngày nay
ngƣời ta cho rằng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa hai
nhóm yếu tố: yếu tố gây loét (aggressive factor) và yếu tố bảo vệ (prtective
factor) [20], [28].
1.2.1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhƣng có
khi rất kín đáo, âm thầm. Chẩn đoán phải dƣạ vào nội soi và sinh thiết dạ dày.
Ngƣời ta chia viêm dạ dày làm 2 thể: Viêm dạ dày cấp và Viêm dạ dày mạn
[12], [39].


8
1.2.1.1. Viêm dạ dày cấp
 Viêm dạ dày huyết hay viêm dạ dày ăn mòn
Là nguyên nhân hay gặp của xuất huyết tiêu hoá cao nhƣng ít khi nặng.
Sự ăn mòn đôi khi hoàn toàn âm thầm. Nội soi cho thấy ăn mòn nhiều ổ, có
thể lan đến toàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc chỉ khu trú ở thân, hang vị hay
phình vị dạ dày. Niêm mạc trở nên đỏ rực nhƣ bị cháy rán nhƣng có khi gần
nhƣ bình thƣờng [12], [36].
Về mô học, sự ăn mòn chỉ phá huỷ đến lớp niêm mạc, không lan đến lớp
cơ niêm do đó không ảnh hƣởng đến các lớp mạch máu dƣới niêm mạc [12].
Nguyên nhân: khi sử dụng thuốc kháng viêm Steroide và Non-Steroide

làm giảm tổng hợp prostaglandine vì vậy làm thƣơng tổn niêm mạc dạ dày.
Rƣợu cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp xuất huyết nhất là khi uống
nhiều trong thời gian ngắn, mà trƣớc đây không uống. Các stress thứ phát
nghiêm trọng nhƣ bỏng, nhiễm trùng, chấn thƣơng, phẫu thuật, sốc, suy hô
hấp, suy thận, suy gan cũng thƣờng gây viêm hay loét cấp [12], [36].
Lâm sàng: Bệnh nhân có thể khó chịu nhẹ ở vùng thƣợng vị, chậm tiêu,
chƣớng bụng ngay sau ăn, ợ hơi, buồn nôn, nôn máu kèm đi ngoài phân đen,
đôi khi không có triệu chứng [11]. Chẩn đoán tốt nhất nhờ soi dạ dày ngay lúc
có chảy máu vì nếu không các thƣơng tổn có thể lành và biến mất. Xquang
với kỹ thuật đối quang kép có thể phát hiện đƣợc các vết ăn mòn [39].
 Viêm dạ dày cấp phối hợp với Helicobacter pylori
Khởi đầu của nhiễm Helicobacter pylori có thể là hậu quả của dạ dày
đã có tăng tiết acide sẵn và kéo dài hơn một năm. Bệnh nhân thấy khó chịu
nhẹ vùng thƣợng vị. Có nhiều đặc điểm dịch tễ học của viêm dạ dày cấp có
thể quy cho Helicobacter pylori nhƣng đặc điểm nội soi và mô học thì không
thấy rõ. Nhiễm Helicobacter pylori cấp là tiền đề cho viêm dạ dày mạn hoạt
động [5], [28], [39].


9
1.2.1.2. Viêm dạ dày mạn
 Xếp loại: Viêm dạ dày mạn do hoá chất: Trào ngƣợc dịch mật, dịch
kiềm từ ruột, các thuốc kháng viêm Non-steroides. Viêm dạ dày đặc hiệu:
viêm dạ dày tăng Eosine. Viêm dạ dày u hạt: Crohn, Lao, Histoplasma, Giang
mai, Sarcoidose, Dị vật, Nhiễm ký sinh trùng, vô căn... Bệnh dạ dày phì đại:
bệnh Ménétrier, giả Lymphoma dạ dày, Hội chứng Zollinger- Ellison. Bệnh
dạ dày xung huyết trong tăng áp cửa: không phải viêm dạ dày thật sự. Viêm
dạ dày không đặc hiệu: Nhóm không ăn mòn: (Viêm dạ dày tự miễn type A,
Viêm dạ dày do môi trƣờng type B, Viêm dạ dày mạn có liên quan đến
Helicobacter pylori; Nhóm ăn mòn: Viêm dạ dày lympho, Viêm dạ dày dạng

thuỷ đậu [9], [11], [39].
 Các thể viêm dạ dày mạn
Ngƣời ta chia làm hai loại viêm dạ dày mạn chính, ngoài ra còn có các
biểu hiện bất thƣờng khác ở dạ dày hoặc do tổn thƣơng thứ phát hoặc không
do viêm mạn tính.
Viêm dạ dày mạn type A: Viêm vùng thân và đáy dạ dày, có yếu tố tự
miễn. Bao gồm Viêm dạ dày nông, Viêm dạ dày dạng teo và teo dạ dày. Viêm
dạ dày này thƣờng kèm thiếu máu ác tính. Sự xuất hiện thể kháng tế bào
thành và kháng yếu tố nội gợi ý cho yếu tố bệnh sinh của cơ chế tự miễn. Loại
này gặp khoảng 20% ở ngƣời trên 60 tuổi. Triệu chứng nghèo nàn, viêm dạng
teo kèm vô toan, thiếu máu và nguy cơ ung thƣ dạ dày. Chẩn đoán bằng nội
soi và sinh thiết [3], [6].
Viêm dạ dày mạn type B: (Viêm dạ dày vùng hang vị, Viêm dạ dày do
Helicobacter pylori chiếm 80%). Viêm hay xảy ra ở vùng hang vị, gặp đa số ở
ngƣời trẻ, Helicobacter pylori cố định trên các phức hợp nối kết làm vỡ các
cầu nối liên bào và tiết dày đặc các chất nhầy trung tính. Các tế bào bị bong ra


10
để lộ lớp dƣới niêm mạc. Đồng thời protease của vi khuẩn Helicobacter pylori
làm gia tăng sự khuyếch tán các ion H+ gây phá vỡ glycoprotein làm giảm tính
nhầy trên lớp niêm mạc [3], [6].
Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết, test nhanh urease. Lâm sàng chỉ
có triệu chứng khó chịu vùng thƣợng vị, ăn khó tiêu [9].
Sự phân loại trên có khi không phải hoàn toàn rõ ràng, ngƣời ta còn
phân type AB để chỉ thƣơng tổn liên quan cả thân và hang vị dạ dày [9], [12].
 Viêm dạ dày do trào ngược: Thƣờng do trào ngƣợc dịch mật từ tá
tràng vào dạ dày gây viêm ống tuyến môn vị, viêm vùng tiền môn vị. Lâm
sàng triệu chứng ít rầm rộ, bệnh có thể kết hợp với loét dạ dày [39].
1.2.2. Loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng khá phổ biến trên Thế giới và ở Việt Nam, tỷ lệ
mắc bệnh tuỳ theo từng nghiên cứu từ 5-10%. Ở các nƣớc châu Âu, tỷ lệ loét
dạ dày tá tràng khoảng 5 - 10%. Ở Mỹ tỷ lệ mắc từ 11% đến 14% đối với nam
và 8% đến 11% đối với nữ. Tỷ lệ mắc chung cho cả hai giới là 10% loét dạ
dày tá tràng. Ƣớc tính khoảng 8-10% dân số thế giới bị loét dạ dày tá tràng,
trong đó loét dạ dày chiếm khoảng một phần tƣ [21], [40].
Đặc điểm cơ bản của bệnh loét là diễn biến mạn tính và có xu hƣớng tái
phát. Về lâm sàng, bệnh biểu hiện bằng những đợt đau có tính chu kỳ, đau có
liên quan tới bữa ăn [26], [27].
Loét dạ dày tá tràng là một tổn thƣơng mất niêm mạc, đã phá huỷ qua
cơ niêm xuống tới lớp cơ hoặc sâu hơn tới thanh mạc và gây thủng [11].
Vị trí ổ loét: ở dạ dày 95% ổ loét bờ cong nhỏ, loét hang vị gặp nhiều
hơn thân vị, thành trƣớc, thành sau, bờ cong lớn gặp ít hơn [49].


11
1.2.2.1. Loét dạ dày tá tràng cấp tính
Loét dạ dày tá tràng cấp tính, điển hình là loét do stress là những tổn
thƣơng diễn ra rất nhanh. Các ổ loét cấp thƣờng nhỏ, kích thƣớc thƣờng dƣới
1cm. Ổ loét thƣờng có hình tròn, ranh giới rõ, đáy ổ loét có màu nâu xám do
thoái hoá hồng cầu, hoặc giả mạc màu trắng đục, trắng xám, cũng có khi đáy ổ
loét sạch. Bờ ổ loét gọn, phẳng hơn, thoai thoải, phù nề xung huyết mạnh [12].
Loét có thể chỉ có một ổ nhƣng thƣờng có nhiều ổ rải khắp dạ dày. Niêm mạc
xung quanh ổ loét phần lớn bình thƣờng, rìa và đáy mềm mại [11], [12], [54] .
1.2.2.2. Loét dạ dày mạn tính
Loét có thể gặp ở mọi vị trí của dạ dày nhƣng thấy nhiều hơn ở những
vùng chịu sự tác động mạnh của acid, pepsin nhƣ ở bờ cong nhỏ, góc bờ cong
nhỏ, vùng ranh giới giữa thân vị và hang vị. Loét dạ dày mạn tính thƣờng
khác nhau về độ nông sâu, có thể chỉ mới phá huỷ qua cơ niêm, nhƣng cũng
có thể ăn sâu vào lớp cơ, thậm chí thủng. Đặc điểm của ổ loét dạ dày mạn tính

là hay tái phát, xen kẽ những đợt liền sẹo, trong đợt tái phát đôi khi xảy ra
biến chứng. Một số trƣờng hợp bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nhƣng không
có các triệu chứng lâm sàng đƣợc gọi là “loét câm'', tỷ lệ “loét câm” chiếm từ
15 - 20% trong đó trƣớc 50 tuổi: 8%, sau 60 tuổi là 35% [6], [40].
1.3. Thuốc chống viêm Corticoid
Corticoid còn gọi là Glucocorticoid (Cortisol và Hydrocortisol) là các
hormon của tuyến thƣợng thận, chúng đƣợc tiết ra từ các tế bào lớp bó (zona
fasciculata) của vỏ tuyến thƣợng thận [24]. Đây là hormon vô cùng quan trọng,
bắt buộc đối với sự sống và đƣợc coi là “hormon stress”. Corticoid có 3 tác dụng
chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch [13]. Corticoid ức chế
tổng hợp prostaglandin trên đƣờng tiêu hoá làm mất tác dụng ức chế tiết acid dạ
dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày - tá tràng [19], [46], [50].


12
1.3.1. Tác dụng chính của Corticoid
 Tác dụng chống viêm
Corticoid có tác dụng ức chế phản ứng viêm của cơ thể, nó tác dụng
trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc vào
nguyên nhân gây viêm [13]. Ức chế mạnh sự di chuyển của bạch cầu về ổ
viêm. Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính nhiều chất trung gian hóa học của
viêm nhƣ histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic
(các prostaglandin). Tác dụng này là gián tiếp vì Corticoid làm tăng sản xuất
lipocortin, là một protein có trong tế bào có tác dụng ức chế phospholipase
A2. Khi phospholipase A2 bị ức chế làm phospholipid không chuyển thành
acid arachidonic đƣợc [13, [33]. Ức chế giải phóng men tiêu thể và các gốc tự
do superoxyd, làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa ứng động, giảm hoạt
tính các chất hoạt hóa plasminogen, collagenase, elastase…[13], [17], [24],
[33] Làm giảm hoạt động thực bào, giảm chỉ số thực bào của các đại thực
bào, các bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokine.

Glucocorticoi
d

Phospholipid màng
(+)

(-)
Phospholipase A2

Lipocortin

Acid archidonic
Lipoxygennase (+)
Leucotrien

Prostaglandin

Hình 1.1. Vị trí tác dụng của Glucocorticoid trong tổng hợp prostaglandin [24]


13
Bảng 1.1. Vị trí tổng hợp và vai trò sinh lý của các prostaglandin [ 19]
Loại
Prostaglandin

Vị trí tổng hợp và
vai trò sinh học
Dạ dày

Prostaglandin I2 Thận

Prostacyclin

Vai trò sinh lý
Bảo vệ niêm mạc, tiết dịch nhày
Điều hòa luồng máu tới thận
Điều hòa bài xuất Renin, điện giải
và nƣớc

Nội mạc mạch

Chống ngƣng kết tiểu cầu

Dạ dày

Bảo vệ niêm mạc, tiết dịch nhày
Điều hòa luồng máu tới thận

Thận

Prostaglandin E2

Điều hòa bài xuất Renin, điện giải
và nƣớc

Mô tổn thƣơng, các Hiệp đồng với histamine, bradykinin
bạch cầu đa nhân, gây giãn mạch, tăng tính thấm và đau.
đại thực bào
Hạ khâu não

Thromboxan A2


Tiểu cầu

Gây sốt
Làm kết tụ tiểu cầu
Gây co mạch

 Tác dụng chống dị ứng
Phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra do các IgE hoạt hóa gắn lên các
receptor đặc hiệu của tế bào mastocyte và bạch cầu ái toan dƣới tác dụng của
dị nguyên. Sự gắn kết này gây hoạt hóa phospholipase C. Enzym này đƣợc
hoạt hóa sẽ làm tách phosphatidyl-inositol diphosphat ở màng tế bào thành
diacyl-glycerol và inositoltriphosphat. Hai chất này đóng vai trò “ngƣời
truyền tin thứ hai” làm các hạt ở bào tƣơng tế bào mastocyte giải phóng các
chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng nhƣ histamin, serotonin…và gây
ra dị ứng [13], [22].


14
Bằng cách ức chế phospholipase C, Coticoid đã phong tỏa giải phóng
chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng. Nhƣ vậy IgE gắn trên tế bào
mastocyte, nhƣng không hoạt hóa đƣợc tế bào mastocyte. Corticoid là chất
chống dị ứng mạnh [13], [24].
 Tác dụng ức chế miễn dịch
Corticoid có tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít ảnh hƣởng đến
miễn dịch dịch thể. Tác dụng của Corticoid trên miễn dịch biểu hiện ở nhiều
khâu: Ức chế tăng sinh tế bào lympho T do làm giảm sản xuất interleukin-1 từ
đại thực bào và interleukin-2 từ tế bào lympho T4, giảm hoạt tính gây độc tế
bào của các lympho T (T8) và các tế bào giết tự nhiên NK (natural killer) do
ức chế sản xuất interleukin-2 và interferon gamma, ức chế sản xuất yếu tố

hoại tử khối u TNF (tissue necrosese factor) và cả interferon, vì vậy Corticoid
làm giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của
đại thực bào [13], [24].
Các tác dụng ức chế miễn dịch đồng thời cũng là tác dụng chống
viêm, đồng thời do ức chế tăng sinh tế bào lympho nên Corticoid có tác
dụng tốt trong điều trị Bệnh bạch cầu lympho cấp, Bệnh Hodgkin [13].
1.3.2. Các tác dụng không mong muốn của Corticoid
 Với hệ tiêu hóa
Trên thế giới và trong nƣớc, có nhiều tài liệu y học đề cập đến việc sử
dụng thuốc kháng viêm Steroid có liên quan đến sự gia tăng các biến chứng
đƣờng tiêu hóa trên [11], [25] [35], [37], [44]... Sự ảnh hƣởng của Corticoid
đến tổn thƣơng dạ dày còn nhiều điều chƣa thống nhất, theo nghiên cứu của
Kuo - Wei H. (2013) cho thấy sử dụng Corticoid liều cao, kéo dài là yếu tố
nguy cơ cao gây viêm loét dạ dày tá tràng [50]. Trong một số nghiên cứu khác
của Cohn H.O. và Poynard T. (1994) [37], Hernandez-Diaz S., Rodriguez L.A
(2001) [44] cho thấy điều trị Corticoid làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.


15
Do đó trong khi điều trị bằng thuốc Corticoid có thể gây ra các biến
chứng nhƣ: viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng; chảy máu dạ dày, tá tràng, có
thể xảy ra trên bệnh nhân đã có viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng từ trƣớc,
nhƣng cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân không có viêm loét dạ dày tá tràng
trƣớc đó [13], [25], [62], [64]…; thủng dạ dày; thủng ruột, viêm tụy [13],
[62], [64].
 Với hệ cơ xương: Đau cơ, teo cơ, yếu cơ do tác dụng dị hóa
protein của Corticoid. Loãng xƣơng, có thể gây gãy xƣơng tự phát hoặc
sau một sang chấn nhẹ, xẹp lún thân đốt sống, hoại tử vô khuẩn chỏm
xƣơng đùi. Làm chậm liền xƣơng ở bệnh nhân gãy xƣơng [13], [25], [62].
 Với hệ tim mạch: Huyết áp tăng cao hơn đòi hỏi phải tăng liều

thuốc hạ huyết áp đối với bệnh nhân đã có tăng huyết áp, hoặc xuất hiện
tăng huyết áp sau khi dùng thuốc ở bệnh nhân trƣớc đó chƣa có tăng huyết
áp. Làm suy tim ứ huyết nặng lên do giữ muối, giữ nƣớc. Gây kiềm máu
dẫn tới giảm kali máu nặng khi kết hợp với thuốc lợi tiểu thải muối [13],
[25], [62], [64].
 Với chuyển hóa: Làm khởi phát đái tháo đƣờng hoặc làm đái tháo
đƣờng nặng lên. Có thể gây hôn mê do tăng thẩm thấu ở bệnh nhân đái
tháo đƣờng, tăng mỡ máu, hội chứng Curshing [13], [25], [62], [64].
 Với hệ nội tiết: Làm trẻ em chậm lớn, suy dinh dƣỡng, gây vô
kinh thứ phát ở phụ nữ, mất điều chỉnh hệ dƣới đồi - tuyến yên - tuyến
thƣợng thận, có thể xảy ra suy chức năng tuyến thƣợng thận cấp nếu
ngừng thuốc đột ngột hoặc suy thƣợng thận mạn [13], [64].
 Với hệ thần kinh: Gây rối loạn tâm thần, giảm hoạt động điện não
[13], [64]
 Với mắt: Gây tăng nhãn áp (Glocom), đục thủy tinh thể sau và
dƣới bao [13], [64]


16
 Ức chế sự tăng sinh và phát triển của tế bào xơ: Làm chậm liền
sẹo vết thƣơng, teo tổ chức dƣới da [13], [64].
 Gây giảm đáp ứng miễn dịch: bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, làm
bùng phát bệnh Lao, Viêm gan virus [13], [64].
 Hội chứng sau dừng thuốc: Suy thƣợng thận cấp do ngừng thuốc
đột ngột, có thể tử vong, suy thƣợng thận muộn [13], [64].
1.3.3. Cơ chế tổn thương niêm mạc dạ dày do Corticoid
Tổn thƣơng niêm mạc dạ dày do thuốc Corticoid gây nên bởi sự mất
cân bằng giữa các yếu tố tấn công (acid chlohydric và pepsin) và yếu tố bảo
vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày (bicarbonat và chất nhày).
Trên ống tiêu hóa: Corticoid vừa có tác dụng gián tiếp, vừa có tác dụng

trực tiếp làm tăng tiết dịch vị acid và pepsin, làm giảm sản xuất chất nhày,
giảm tổng hợp prostaglandin E1, E2 có vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc dạ
dày. Khi thiếu hụt các prostaglandin làm giảm tiết các yếu tố bảo vệ tại chỗ
niêm mạc dạ dày (bicarbonat và chất nhày), sẽ xảy ra các hiện tƣợng nhƣ
giảm lƣợng máu vi tuần hoàn trong dạ dày, rối loạn điều hòa các phân tử kết
dính nội bào và CD11/CD18, tăng kết dính bạch cầu đa nhân. Điều này dẫn
đến thiếu máu cục bộ hoặc giải phóng các gốc tự do và men tiêu protein, tăng
khuếch tán ion H+, pepsine; hậu quả là viêm trợt vùng biểu mô ban đầu, dẫn
tới chảy máu tại chỗ. Chính từ vùng thiếu máu hoại tử, các vết loét dƣợc hình
thành [22], [35], [50].
Trong quá trình điều trị hội chứng thận hƣ bằng Corticoid, khi dùng
liều cao và dài ngày dễ gặp những tác dụng không mong muốn, một trong số
tác dụng không mong muốn của Corticoid là gây viêm loét dạ dày - tá tràng
[1], [13], [22], [60].


×