Gợi ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
15/05/2013 16:51 pm
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thể
hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc
sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm.
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí
Kim Lân - một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng
ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ”
ấy.Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm
Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi
thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ
Nhặt"
ra
đời.
Lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một
khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ
đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những
người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ Nhặt và bà cụ
Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện,
dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có công khám phá ra
diễn
biến
tâm
lý
thật
bất
ngờ.
Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống “nhặt vợ” tài tình
kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh
tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị,
đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, nhà văn đã tái hiện lại
trước mắt chúng ta một không gian đói thật thảm hại ,thê lương.
Trong đó ngổn ngang những kẻ sống người chết, những bóng ma
vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng khóc hờ và tiếng gào thét gửi gắm trong
không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn
đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị
nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như
anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn
cờ đỏ phấp phới cùng đám người đói phá kho thóc của Nhật ở cuối
thiên
truyện.
Có thể nói rằng Kim Lân đã thực sự xuất sắc khi dựng lên tình
huống “nhặt vợ” của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh của
khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường
như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng
ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bồng thêm người
này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích
kỉ hơn là vị tha và người ra rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau
đau khổ. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược
lại ở các nhân vật anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
Chúng ta từng kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy
đường”, “người lớn xanh xám như những bóng ma”, trước “không
khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng
ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu gào thảm thiết” ấy nhưng lạ thay
chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao
đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và của người
vợ Tràng nữa. Một thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng,
một con người – thân xác vạm vỡ, lực lưỡng ấy dường như ngờ
nghệch thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình
cao
đẹp.
“Cái đói đã tràn vào xóm tự lúc nào”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng
thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình
ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai
cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo
le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người
của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương
chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa một ao ước thiết
thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi.
Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phơ
tầm phào cho vui nhưng điều ấy không hề mở cho ta thấy tình
cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc
những
người
đồng
cảnh
ngộ.
Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã “sờ sợ”,
“ngờ ngợ”, “ngỡ ngàng” như không phải nhưng chính tình cảm vợ
chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống
có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp
ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tình. Từ một anh
chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cọc cằn, Tràng đã sớm thay đổi trở
thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc gia đình.
Hạnh phúc ấy dường như một cái gì đó “ôm ấp, mơn man khắp da
thịt Tràng tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”.Tình yêu
, hạnh phúc ấy khiến “trong một lúc Tràng dường như quên hết tất
cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày
qua”. Và Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ
nhưng rất hợp logíc. Những thay đổi ấy không có gì khác ngoài
tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc
ấy thật khác lạ. Tràng không là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ
đây đã là một người con có hiếu, một người chồng đầy trách
nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà
cửa, hắn đã bừng bừng thèm múôn một cảnh gia đình hạnh phúc.
“Hắn thấy yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng”, “hắn
thấymình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này”. Hắn cũng xăm
xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa. Hành động cử chỉ ấy của Tràng đâu
chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự chuyển biến lớn. Chính
tình yêu của người vợ, tình mẹ con hoà thuận ấy đã nhen nhóm
trong hắn ước vọng về hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ thay
đổi khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi
số phận, cuộc đời hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ
thay
đổi.
Hắn
tin
thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người .
Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng cuộc sống tự động
đang ở phía trước sức mạnh của thời đại. Một lần nữa, Kim Lân
không ngần ngại hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của
mình. Người vợ nhặt làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư
nghèo nèn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u tối
của mọi người rạng rỡ hẳn lên. Từ con người chao chát chỏng lọn
đến cô vợ hiền thục, đảm đang là một quá trình biến đổi. Điều gì
làm
thị
biến
đổi
như
thế?
Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không
Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm
phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có
trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến đã bóp
nghẹt quyền sống của con người. Thị xuất hiện không tên tuổi,
không quê quán, trong tư thế “vân vê tà áo rách bợt bạt”, điệu bộ
trông thật thảm nhưng chính con người ấy lại gieo mầm sống cho
Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí
gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, sinh khí ấy chỉ có
được trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng
cao
cả
vào
sự
sống
vào
tương
lai.
Thị được miêu tả khá ít song đó lại là nhân vật không thể thiếu
cho tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh cu Tràng ngày xưa,
bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Kim Lân cũng
thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng
lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin vào cuộc đời
phía trước trong những ngày con người đói khổ ấy. Và thật ngạc
nhiên, khi nói về ước vọng ở tương lại, niềm tin vào hạnh phúc ,
vào cuộc đời người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ
nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét đẹp độc đáo vô cùng :
tình cảm, ước vọng ở cuộc đời lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở
nhân
vật
bà
cụ
Tứ.
Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ bút pháp miêu tả tâm lý nhân
vật. Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu
đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt
nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta
thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng
thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường
đặt nhân vật ấy vào tình thế căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự
đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc
đáo hơn là ngay trong chính nội tâm của mỗi nhân vật ấy. Bà cụ
Tứ
là
một
điển
hình.
Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức ngươờ
mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự
xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có
lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã
“cúi đầu nín lặng”. Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng.
Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi
buồn cứ hoà lâẫ vào nhau khiến bà thật căng thẳng. Sau khi thấu
hiểu mọi điều bà nhìn cô con dâu đang “vân vê tà áo rách bợt bạt”
mà lòng đầy xót thương. Bà thiết nghĩ “người ta có gặp bước khó
khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có
vợ”. Và thật xúc động, bà cụ đã nói , chỉ một câu thôi nhưng sâu
xa và có ý nghĩa vô cùng “Thôi , chúng máy đã phải duyên phải
kiếp
với
nhau
thì
u
cũng
mừng
lòng”.
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi
mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong
tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là một vật cản
lớn. Đói rét thật nhưng trong lòng bà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu
thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho
chính bản thân mình. Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia
cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà
đang giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong
tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính
ở người mẹ nghèo khổ ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương
yêu nhân loại bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói
nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những
con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên
chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói
toàn chuyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón
nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình.
Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh
sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn * cổ và đắng chát ấy lại là
món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão
“lễ mễ” bưng nồi chề và vui vẻ giới thiệu “Chè khoán đấy. Ngon
đáo để cơ”. Ở đây nụ cười đan xen lẫn nước mắt. Bữa cơm gia
đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng
chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song
cũng dung chứa một sự cảm phục lớn lao ở những con người bình
thường
mà
đáng
quý.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến
một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định
ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm
chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi
vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở nhưng thân phận
đói nghèo, thảm hại kia. Ba nhân vật :Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ
cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điếm
sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao
cho độc đáo một đề tài tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và
dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít
nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng Vợ nhặt của nhà
văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình
người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim
Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã có đóng góp cho văn học Việt
Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về
lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh
mẽ nhất trong tâm hồn người đọc chính là điểm sáng tuyệt vời
nhất.
Gợi ý phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
31/05/2013 15:42 pm
Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo đoạn cuối vở kịch đem đến cho
người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác
anh hàng thịt.
A.MỞ
BÀI
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ
- một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm
tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết
truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem
là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học
nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang
Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng
nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch
đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân
vật
Trương
Ba
trong
thân
xác
anh
hàng
thịt.
B.
THÂN
BÀI
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết
năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại
nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang
Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó
nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm,
Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái
đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của
Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên
của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách
cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh
hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và
một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác.
Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt
làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức
được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại
bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của
Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người
xem
hiểu
sâu
hơn
về
Trương
Ba
1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: Có thể nói
Trương Ba đã chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương
Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai
của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả
lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch
cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ
khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba
đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh
hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa
kia, nay vì phải sống mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng
những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng
thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh
hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác
thịt anh đồ tể. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức
bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước
nguyện khắc khoải). Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi
cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là
mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn
Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt
vọng.Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và
quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại
độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những
cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về
sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn
Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà
hiệp vì, theo lí lẽ của xác thịt là "chẳng còn cách nào khác đâu",
vì cả hai "đã hoà vào nhau làm một rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện"
của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác
thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch
cành mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong
tuyệt vọng. Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây
mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân
hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con
người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối
thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu
tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó
nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng
của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân Màn đối thoại này cho
thấy
• Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng
hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục
đồng
hoá.
• Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải
sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng
thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý
trong
con
người.
2. Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân Không phải ngẫu
nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba
vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân. Các cuộc
đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau
khổ hơn. ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người
thân là rất tệ hại nặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ của
vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đổi và tha hoá
của
Trương
Ba.
• Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên
định nhường Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt.
• Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt.
Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết
ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước
tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể
bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo
con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng
thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày
thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa
mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy
nữa...".
• Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ
dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm
thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác
anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải
giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu
ông... Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì
giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết
lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi
non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn
của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm
gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt
đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi
giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông
xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là
những người dân thường, họ không giúp gì được cho tình trạng
hiện tại của Trương Ba. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải
lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức
xác anh hàng thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản
kháng quyết liệt: "Không cần đến cái đời sống do mày mang lại!
Không cần!"). !". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn
tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3. Màn đối thoại giữa. Trương Ba với Đế Thích: Gặp lại Đế Thích,
Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận
cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa
và muốn được là mình một cách toàn vẹn "Không thể bên trong
một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ
muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống
nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh
cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con người bị chi phối
bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân
xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương
Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên
trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương
Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc,
của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi
cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho
tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực
sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống
nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không được là mình thì cuộc
sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì
thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy
người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích định tiếp tục
sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác,
tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng
Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống
giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc tức lão lí
trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà
theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích
hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé
Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba
với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc,
người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm
thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống
nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh
cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối
bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho
thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình
của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không
hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi
không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời
thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý
thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm
thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và
xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của
nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. Qua màn đối thoại, có thể
thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp,
vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta
đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn
của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung
tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự
nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu
Quang
Vũ
cũng
được
bộc
lộ
ở
đây.
4. Màn kết: Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái
chết để linh hôn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân
thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của
mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn
kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho
một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến
thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.
C.
KẾT
BÀI
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con
người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang
Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối
sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy cơ chạy theo
những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ
đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là
quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích
đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn
vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê
phán. Ngoài ra , vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không
kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả,
không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là
nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất
cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết
kịch của Lưu Quang Vũ
Gợi ý phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải
31/05/2013 16:03 pm
Một người Hà Nội là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng tác trong bối
cảnh đổi mới văn học sau 1986.
Một người Hà Nội là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng
tác trong bối cảnh đổi mới văn học sau 1986. Triết luận vốn là
một nét trội trong phong cách văn xuôi Nguyễn Khải thuộc giai
đoạn sáng tác từ cuối những năm bảy mươi (của thế kỉ XX) trở đi,
gắn liền với việc soi xét đối tượng dưới các góc độ văn hoá, lịch
sử và triết học. Trước đó, sáng tác của Nguyễn Khải đầy ắp cảm
hứng chính luận, chuyên đề cập các vấn đề thời sự, chính trị của
đất nước và thường lấy tiêu chí chính trị, đạo đức cách mạng để
bàn luận, đánh giá sự kiện, con người. Rõ ràng, sự chuyển đổi từ
cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết luận đánh dấu một
bước phát triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của nhà
văn. Hứng thú quan sát, thể hiện những vấn đề thế sự, đặc biệt
là vấn đề khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người giữa một
hoàn cảnh sống mà cái "tôi" chưa được nhìn nhận công bằng,
thoả đáng, tất cả đều liên quan tới việc chuyển đổi cảm hứng nói
trên. Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự, nhưng
giá trị của chúng đã vượt ra khỏi cái khung thời sự nhất thời để
gây ám ảnh lâu dài. Việc nhà văn có ý thức tô đậm kinh nghiệm,
thể nghiệm của cá nhân mình trong việc trình bày mọi vấn đề đã
làm cho những trang viết của ông thấm đượm tinh thần đối thoại
dân chủ, thoát li dần kiểu áp đặt chân lí một chiều trước đây.
Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt các nhân vật
được miêu tả trong đó vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện phản diện quen thuộc một thời đã trở nên bất cập. Sự đánh giá
về nhân vật có thể rất đa chiều. Lời khen hay lời chê của tác giả
(thể hiện qua nhân vật kể chuyện xưng "tôi") lúc này cũng chỉ có
giá trị tham khảo thuần tuý, không hề mang tính chất "chân lí",
không phải là kết luận tối hậu. Trong Một người Hà Nội ", "tôi"
nhìn nhận bà Hiền là "một hạt bụi vàng", đó là quyền của "tôi".
Người khác có thể có cách nhìn nhận khác, tất nhiên, không thể
không tham khảo cách nhìn có tính chất gợi ý mà "tôi" đưa ra.
Nếu không hiểu nguyên tắc đánh giá này, lại lấy cách xây dựng
nhân vật trong truyện của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác
trước làm hệ quy chiếu, độc giả rất dễ có những phán quyết vô lí
về tác giả trên các vấn đề quan điểm, lập trường chính trị, hoặc
ngược lại, ra sức tán dương nhân vật bà Hiền, gán cho bà những
phẩm chất tốt đẹp (theo mong muốn hay tưởng tượng, suy diễn
của chính độc giả) mà bản thân nhân vật "tôi" không nói tới
trong
câu
chuyện
của
mình.
Nếu căn cứ vào những gì đã được thể hiện trong truyện ngắn,
độc giả có thể đặt lại tên tác phẩm Một người Hà Nội thành Nghĩ
về một người Hà Nội. Dĩ nhiên, đây là đặt cho mình, nhằm mục
đích lĩnh hội đúng tinh thần tác phẩm, cảm nhận đúng ý nghĩa
của "thành phần" suy nghĩ trong kết cấu truyện ngắn này. Quả là
chuyện kể không có gì thật đặc biệt, nhưng suy nghĩ, đánh giá
của nhân vật "tôi" thì lại chứa đựng nhiều điều thú vị. Đặc trưng
truyện ngắn Nguyễn Khải vốn là thế : tỉ trọng những lời phân
tích, bình luận bao giờ cũng lớn, nhiều khi lấn át cả sự miêu tả,
trần
thuật
khách
quan
về
đối
tượng.
Viết Một người Hà Nội, điều cơ bản mà nhà văn hướng đến chưa
hẳn là ca ngợi một con người, cho dù người đó đáng ca ngợi bao
nhiêu đi chăng nữa. Cảm hứng chính của ông là khám phá bản
sắc văn hoá Hà Nội – cái quyết định vận mệnh và vị thế của Hà
Nội trong lịch sử, cũng là cái làm nền tảng cho bước phát triển
mới của nó trong tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà khi ngắm
hình ảnh bà Hiền "lau đánh cái bát bày thuỷ tiên", ông đã có một
ghi chú tưởng như là bâng quơ : "nếu là một thiếu nữ thì phải
hơn"[1], rồi cảm thán : “thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm
ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội". Cũng hoàn toàn hợp lô gích
việc nhà văn đã kết lại truyện ngắn như thế này : "Một người như
cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi
xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu
đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh
kì chói sáng những ánh vàng !". Lô gích thì lô gích nhưng vẫn lạ.
Ai đã từng quen với giọng văn tinh sắc, tỉnh táo, thậm chí là "lọc
lõi" của Nguyễn Khải, hẳn phải ngỡ ngàng trước cái giọng "bốc"
lên khá đột ngột mà nhà văn biểu lộ ở đây. Một chút giỡn đùa với
chính văn mình hay niềm xúc động tận đáy tâm can cứ bật ra
không nén được ? Trả lời quyết hẳn theo bề nào cũng khó, nhưng
điều có thể khẳng định chắc chắn là : Nguyễn Khải thật sự yêu
quý Hà Nội, có những suy nghĩ thâm trầm về "đất kinh kì" và tha
thiết được thấy một Hà Nội hiện đại, đẹp, sang, xứng với bề dày
văn
hoá
truyền
thống
của
nó.
Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có
một tinh thần Hà Nội, một linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang
tồn tại, để lại dấu ấn đậm nét trong những người con của nó. Bà
Hiền không phải là một "tấm gương" kiểu mẫu hiểu theo nghĩa
thông thường để các tổ chức xã hội nêu lên cho mọi người học
tập, theo cách người ta vẫn thường làm nhằm mục đích tuyên
truyền, vận động. Bà chỉ là người dân bình thường, dù xuất thân
là con nhà "tư sản", dù đã có một thời "vang bóng" (mà thực ra,
"tư sản" thì cũng có thể là người dân bình thường được chứ !).
Tác giả (và người kể chuyện) hiểu vậy nên chọn cách giới thiệu,
chuyện trò về bà thật dung dị. Bà là một người bà con xa, người
dì họ của "tôi", thế thôi ! Mọi việc bà làm đều tự nhiên, như cuộc
sống hàng ngày, chẳng gây chấn động gì tới xung quanh cả. Ấy
vậy, ai dám bảo chất Hà Nội ở bà không đậm đặc ? Vả lại, muốn
khám phá bề sâu văn hoá của một vùng đất, tuyệt đối không
được bỏ qua những điều tưởng là nhỏ nhặt. Nhiều khi chính
chúng lại cung cấp cứ liệu thuyết minh về vấn đề có sức nặng
hơn hẳn những chuyện to tát. Dõi theo mạch kể của nhân vật
"tôi", người đọc thấy quả không có gì đáng gọi là "sự kiện" việc
bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy con, cho con đi
bộ đội, tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sinh hoạt riêng,...
Một câu bình phẩm của "tôi", rằng, việc bà lấy ai không lấy, lại
lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ làm chồng đã
"khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", phần nhiều chỉ là một cách nói
ngoa ngôn khá đặc thù của văn chương. Nếu quả người ta có
kinh ngạc, thì đó là sự kinh ngạc trước một chuyện không ngờ lại
xảy ra bình thường (thậm chí là tầm thường) quá như thế. Tuy
vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy trong tất cả những cái bình
thường kia lại chứa đựng một triết lí sống đáng vị nể, vừa thể
hiện bản lĩnh cá nhân một con người, vừa bộc lộ kiểu ứng xử đặc
trưng của đất kinh kì. Bà Hiền biết rõ mình là ai (câu tuyên bố
"thẳng thừng" của bà đối với nhân vật "tôi" đã chứng thực điều
đó : "Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ"), và cũng
tương tự thế, bà hiểu sâu xa mình là người Hà Nội. Sau năm
1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam vì "không thể rời xa Hà
Nội". Đây không đơn giản chỉ là một biểu hiện của tình yêu đối
với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu hiện
của niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải qua
nhiều thăng trầm của lịch sử, có văn hoá riêng đã thấm vào máu
thịt cư dân nơi này.
Gợi ý phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
31/05/2013 15:35 pm
Những đứa con trong gia đình hiển nhiên mang đậm tính sử thi và giàu cảm
hứng lãng mạn.
Là một truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt
Nam 1945 - 1975, Những đứa con trong gia đình hiển nhiên mang
đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn. Tuy vậy, nói đến tác
phẩm này, người ta không thể không nói đến tính hiện thực sâu
sắc của nó. Nguyễn Thi quả là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa
đích thực. Trong khi chịu sự chi phối của bối cảnh sáng tạo chung,
ông vẫn kiên trì theo đuổi những nguyên tắc sáng tạo của mình,
cố gắng tái hiện cho được diện mạo chân thực của hiện thực thông
qua những tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình. Để xây dựng
các tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình đó, ông rất chú ý tới
mối quan hệ giữa tính cá thể, cá biệt và tính khái quát của hình
tượng. Sự chính xác và sống động của các chi tiết luôn được đề
cao. Chi tiết nào cũng gây ấn tượng, như được lấy "trực tiếp" từ
đời sống, nóng hổi, giàu sức biểu hiện, giàu tính thẩm mỹ. Chính
công việc chuẩn bị tư liệu chu đáo, cẩn thận, việc ghi chép miệt
mài những điều mắt thấy tai nghe vào sổ tay đã hỗ trợ đắc lực cho
Nguyễn Thi ở phương diện này. Đọc từng trang viết của ông, ta
cảm nhận được một trữ lượng dồi dào những kinh nghiệm sống
thấp thoáng ở phía sau. Truyện ngắn mà nhiều khi có sức chứa
của một tiểu thuyết lớn. Tham vọng khái quát của nhà văn luôn
được thể hiện thông qua cách ông sử dụng nhiều thủ pháp nghệ
thuật khác nhau, nhưng tham vọng đó không hề khiến ông quên
đưa ra những đường nét chạm khắc rạch ròi về nhân vật, bối cảnh.
Sự hứng thú quan sát, miêu tả ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, sự vận
dụng đầy ý thức ngôn ngữ Nam Bộ trong trần thuật có mối liên hệ
lô gích với động cơ sáng tạo này. Ngoài ra, việc học tập kinh
nghiệm của các nhà tiểu thuyết hiện đại phương Tây trên vấn đề
tái hiện dòng ý thức của nhân vật cũng được chú ý đúng mức, tạo
nên những trang viết xuất thần, hiếm quý (đoạn miêu tả dòng hồi
tưởng, suy nghĩ của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại trên trận
địa là một ví dụ cụ thể, điển hình).
Tuy là một truyện ngắn hoàn chỉnh, có cấu trúc chặt chẽ, nhưng
rất có thể, với chính Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình
vẫn còn mang nhiều tính tư liệu. Phải chăng, trong khát vọng sáng
tạo của nhà văn, đây mới chỉ là bước chuẩn bị cho một công trình
đồ sộ hơn, xứng tầm với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà
ông mong muốn được hoàn thành. Cảm nhận được điều đó, độc
giả ngày nay không thể không thấy tiếc nuối khi nghĩ về sự ra đi
quá sớm của Nguyễn Thi - một hiện tượng "bùng nổ về tài năng"
(đánh giá của Nguyên Ngọc) trong thế hệ các nhà văn trưởng
thành sau cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Thi là một nhà văn - chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác đã để lại nhiều bài học lớn cho cả một thế hệ nhà văn
thời chống Mĩ. Ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch
Mậu Thân 1968. Trong di sản văn học viết về chiến tranh của ông,
có tác phẩm đã hoàn chỉnh, có tác phẩm mới ở dạng phác thảo
nhưng tất thảy đều ngồn ngộn chất sống và giàu tính thẩm mĩ
chứng tỏ tác giả của nó là một tài năng văn học lớn.
Từng sống ở Nam Bộ trước Cách mạng và sau này lại tham gia
chiến đấu trên chiến trường ấy, Nguyễn Thi rất hiểu con người và
cảnh vật nơi này. Có thể nói ông là nhà văn của người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt.
Ông đã trút tấm huyết xây dựng họ thành những nhân vật văn học
đáng nhớ đầy cá tính, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu
sắc, sống bộc trực, hồn nhiên, giàu tình nghĩa.
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn
xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và kí xuất bản
năm 1978. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông
dân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù
riêng đối với quân giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai
nhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giết
hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúng
đạn đại bác Mĩ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ông Năm
(người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia
đình mới thân thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đình nhưng
tác phẩm của Nguyễn Thi có khả năng ôm trùm hiện thực rộng
lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh ngộ gia đình họ
không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, bao gia đình
cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong
cuộc chiến tranh khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ gia đình được
nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan
trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua
câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn.
Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví
chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho
mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở
nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng
mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ
đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy
về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng
bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Thông thường, sự khái
quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy. Nó luôn tự nhiên như
đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống.
Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng
lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi
chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị
em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào
đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá
tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong
đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên
sông Định Thuỷ. Cuốn sổ - ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy
truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự
hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế
hệ con cháu. Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao
giao cuốn sổ cho chị em bây". Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên
mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những
trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến
công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia
đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều
sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi.
Nguyễn Thi rất có biệt tài dựng người, dựng cảnh. Vốn sống của
ông phong phú khiến cho các chi tiết mà ông lẩy ra bao giờ cũng
như giẫy trên trang sách, rất sinh động. Nhiều nhân vật chỉ xuất
hiện thoáng qua trong truyện nhưng đã kịp để lại một ấn tượng
khó quên, cả về hành động lẫn ngôn ngữ. Chú Năm của Chiến,
Việt thật dễ nhớ với "giọng hò đã đục và tức như gà gáy" ("Chú
hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng
hò lên mấy câu"). Giọng hò của người đàn ông trung niên này tuy
không hay nhưng chứa đựng một cái gì đó thật tha thiết khiến cho
chị em Chiến, Việt tuy thấy buồn cười nhưng vẫn rất cảm động.
Theo như lời kể trong tác phẩm, ông ít nói, nhưng những câu nói
của ông được hai chị em nhân vật chính khắc ghi trong tâm khảm.
Nó tương tự như những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng
trải sông nước, lăn lộn với ruộng vườn và thuỷ chung một dạ với
cách mạng. Bên cạnh nhân vật chú Năm, hình ảnh người má của
chị em Chiến, Việt cũng hiện lên với những nét chạm khắc rạch
ròi. Đó là người đàn bà xốc vác, gan dạ, giỏi thu xếp cả việc chung
lẫn việc riêng. Nguyễn Thi đã chọn được nhiều chi tiết thật tài tình
để xây dựng chân dung con người ấy. Nào là chuyện bà đi đấu
tranh về bị cà nông giặc bắn đuổi theo, một trái rơi bịch trước mặt,
không nổ, "bà đén dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về" ; nào
chuyện bà bế con, dắt con đi đòi đầu chồng từ ấp trong tới ấp
ngoài, vượt qua sông về tới quận ; nào chuyện bà tần tảo sớm
hôm làm lụng nuôi con, miệng nói, tay làm, chưa dứt câu dặn con
mà chân đã "đẩy xuồng ra tuôt giữa sông"... Đặc biệt, chi tiết bà
đối mặt với quân thù hai bàn tay to bản "phủ lên đầu đàn con
đang nép dưới chân" hoặc "dùa đàn con lại đàng sau tránh đạn"
đã cho ta hình dung đặc biệt rõ nét hình ảnh một người mẹ nơi
Thành đồng Tổ quốc những năm đánh Mĩ.
Hai nhân vật được khắc hoạ đậm nét trong tác phẩm là Chiến và
Việt. Chiến là chị. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút
nào". Ngay cả Việt cũng nhận thấy thế. Cô có đức tính kiên trì,
chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình
suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô
cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô
nói với em : "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra
đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". ở cô,
khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi
cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào
đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng
phải có chút sững sờ, "nhìn hai cháu thiệt lâu" rồi nói : "Khôn !
Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề
gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này
khôn hơn chú hồi trước". Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên
tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng
thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước.
Khác với chị Chiến đã có dáng dấp của một người lớn thực thụ dù
đôi lúc còn tranh giành với em, Việt còn giữ nguyên tính chất của
một cậu bé. "Cậu Tư" này trong gia đình có điệu cười "lỏn lẻn" rất
dễ thương. Cậu ta thường ngày vẫn hay tranh phần hơn với chị, từ
chuyện bắt ếch đến chuyện đòi đi bộ đội trước chị. Cậu còn vô tâm
vô tính, phó mặc chuyện nhà cho chị "Tôi nói chị tính sao cứ tính
mà". Trong khi chị bàn những việc phải làm ngày mai, Việt vẫn
đùa nghịch "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" và thú vị
quan sát điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng "in hệt má" của chị. Vào bộ
đội rồi, cậu ta "giấu chị như giấu của riêng vậy" vì sợ mất chị trước
những lời gạ gẫm đùa tếu của anh em. Trong hành trang người lính
của mình, ngoài cái võng, bộ quân phục, Việt còn mang theo cái
ná thun (súng cao su) - một vật bất li thân từng gắn bó từ ngày
cậu "để đầu trần, mình mẩy tèm lem sình đất từ chỗ móc mương
lên, lội tắt trong vườn, đi tìm chim". Tuy còn rất trẻ con như thế,
Việt đã chiến đấu rất dũng cảm không thua kém ai. Việt đã dùng
thủ pháp tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép của địch. Bị thương,
Việt quyết bò đi tìm đồng đội. Nghe tiếng xe, pháo của giặc, Việt
nằm chờ với tâm niệm : "Tao sẽ chờ mày ! Trên trời có mày, dưới
đất có mày, cả khu rừng này chỉ còn có mình tao. Mày có bắn tao
thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới
đâm mày ! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là
thằng chạy". Có bao nhiêu là quyết tâm, bao nhiêu là niềm trìu
mến với đồng đội, bao nhiêu là sự coi thường, khinh bỉ kẻ thù thể
hiện qua lời độc thoại ấy. Quả thực, Việt đã là một người lính
chững chạc trong khi còn mang đầy đủ nét thơ ngây, trong sáng,
đáng yêu của một cậu bé vừa đến tuổi thành niên.
Nhìn chung, trong khi xây dựng nhận vật, Nguyễn Thi rất quan
tâm đến việc cá thể hoá. Nhân vật nao cũng có những nét riêng,
độc đáo hiện lên mồn một trước mắt độc giả. Chú Năm nói khác
má Việt và Việt nói khác chị Chiến. Lời nói của ai thể hiện rõ tính
cách người đó. Nhưng mặt khác, nhà văn cũng có ý thức nhấn
mạnh điểm giống nhau giữa họ. Chẳng thế mà ông nhiều lần qua
lời chú Năm, qua lời Việt so sánh Chiến với người má của cô, và để
người má ấy nói về Việt : "Đó, lại giống cái thằng cha nó rồi !". Nói
lên điểm giống nhau ở đây tức là nói đến nét bền vững trong
truyền thống một gia đình giàu tinh thần cách mạng, có lòng căm
thù giặc sâu sắc, sống rất mực tình nghĩa thuỷ chung. Đây chính là
điểm nút sẽ giúp ta lí giải được sức mạnh tinh thần nào đã giúp
các nhân vật vượt qua được những thử thách lớn lao, gay gắt đến
như vậy. Mở rộng ra, đấy cũng là điểm nút khiến cho mọi chi tiết,
sự việc được mô tả trong tác phẩm quy tụ lại, thống nhất ở tinh
thần chung là khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ của người dân
Nam Bộ trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Nhiều câu nói thốt
ra từ miệng chú Năm hay từ miệng má Việt, vì vậy, có tầm khái
quát triết lí, mang âm vang triết lí của cả một dân tộc bất khuất,
dù nó được biểu hiện ra trong một hình thức rất mực giản dị - giản
dị đến bất ngờ (chẳng hạn câu của má Viêt : "người chết có cái vui
của người chết, nếu không, người ta sanh con ra làm gì ?"). ở đây,
có thể nhận ra một đặc điểm trong sáng tác của Nguyễn Thi : tính
triết lí rất cao nhưng đấy là triết lí của chính cuộc đời - một cuộc
đời được tái hiện sinh động qua những biểu hiện mang tính bản
chất. Ta có thể chứng minh thêm cho điều vừa nói bằng vào chi
tiết "cực đắt" sau đây mà nhà văn đã đưa vào cuối tác phẩm : chi
tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú
Năm : "Chị Chiến đứng ra giữa sân, k** cái khăn trên cổ xuống,
cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng,
rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một
đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở
tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến
chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị
Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy
thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.
Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng
ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước
cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi
trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác". Khó mà
không dẫn hết ra đoạn văn đầy xúc động này. Nó đã nói lên hết
sức cô đọng về cuộc chiến đấu của chúng ta : có yêu thương, có
căm thù, có cái mất mát nhưng có cái vĩnh hằng, có sự quyết liệt
nhưng cũng có sự thanh thản, có yếu tố hành động nhưng cũng có
yếu tố tâm linh... Và mùi hoa cam, nó chỉ thoảng qua một lần mà
thơm mãi. Trong văn Nguyễn Thi, mùi hương "trữ tình" này thường
chỉ được dùng rất dè sẻn, nhưng chính vì vậy mà nó vô cùng quý,
để lại trong lòng người đọc những cảm nghĩ sâu xa.
Một thành công nữa rất cơ bản của Nguyễn Thi trong Những đứa
con trong gia đình là nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật. Ta đã
thấy phần nào điều đó qua việc phân tích cái tài của ông khi lựa
chọn các chi tiết đặc sắc làm nổi bật cá tính nhân vật ở trên. Cần
đặc biệt lưu ý rằng truyện ngắn này được tổ chức dựa trên dòng
hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương trên trận địa. Miêu tả tâm lí
của người tỉnh táo đã khó mà ở đậy lại là tâm lí của con người luôn
nằm trong trạng thái giữa mê và tỉnh, hiển nhiên nhiệm vụ nghệ
thuật đặt ra càng khó bội phần. Nhưng nhà văn đã thể hiện một
cách xuất sắc trạng thái "chập chờn cơn tỉnh cơn mê" đó của nhân
vật. Bốn lần Việt "tỉnh dậy" trên trận địa, mỗi lần Việt nhớ gì, nghĩ
gì đều được nhà văn miêu tả rất cụ thể, tinh tế và chính xác.
Thông thường, mạch hồi tưởng của nhân vật trong bước khởi đầu
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dẫn dụ của ngoại cảnh. Tác giả
hiểu điều đó rất rõ. Tâm lí con người tuy phức tạp nhưng vẫn diễn
biến một cách có lôgic. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy, nghe tiếng ếch
nhái kêu dậy lên, Việt tự nhiên nhớ về những đêm đi soi ếch, nhớ
"Khi đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang". Thế là hình
ảnh chú Năm hiện lên với những câu hò và cuốn sổ gia đình cùng
ý nghĩa của nó. Lần thứ ba Việt tỉnh dậy, tiếng cu rừng nhắc Việt
nhớ tới chiếc ná thun, rồi chiếc ná thun nhắc tới hành trang trong
chiếc ba lô ngày nhập ngũ, ngày nhập ngũ là ngày má Việt vừa
mất, thế là nỗi nhớ "chuyển vùng" sang hình ảnh của người má
thân yêu. Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong tiếng súng thôi thúc. Sự
thôi thúc ấy khiến Việt liên hệ tới ý nghĩ thôi thúc ngày đi bộ đội,
liên hệ chuyện chị em giành nhau nhập ngũ trước, sau đó là
chuyện mang bàn thờ má đi gửi bên nhà chú... Nhìn chung nhà
văn nắm rất chắc quy luật diễn biến tâm lí con người. Ông đã kh**
l** tạo cho tác phẩm một hình thức kết cấu độc đáo tương đồng
với "kết cấu" của những giấc mơ chập chờn, từ đó cứ mở rộng dần
đối tượng được miêu tả và đi mỗi lúc một sâu vào đời sống tâm
hồn của nhân vật.
Trong khi làm sáng tỏ tâm lí nhân vật, nhà văn đã sử dụng một
ngôn ngữ trần thuật đặc biệt phù hợp. Đấy là ngôn ngữ của chính
nhân vật nói về mình và kể về người khác, mặc dù bề ngoài có vẻ
là ngôn ngữ khách quan của người trần thuật. Điều đó thể hiện
ngay ở cách xưng hô rất đỗi thân thương, gắn bó : "Việt" (chứ
không phải là "anh" hay "chú bé"), "chị Chiến" (chứ không phải là
"cô", "chị"), "chú Năm" (chứ không phải là "ông Năm"), "má" (chứ
không phải là "má Việt")... Điều đó cũng thể hiện ở màu sắc địa
phương của lời trần thuật (chưa kể đến lời nói thực thụ của nhân
vật): "Chú ít nói, nhưng đã nhậu vào ba hột là chú nói tới", "Thím
Năm vừa khóc vừa kể thôi là kể", "Hai bên giáp mặt, ba cười hề
hề, nhưng má chẳng thèm dòm, hai mắt hứ một cái "cóc", rồi đi
thẳng"... Thật khó kể hết được những ví dụ sinh động như thế.
Nhiều người từng biểu dương Nguyễn Thi rất thạo ngôn ngữ Nam
Bộ. Cần phải thấy rằng cách sử dụng ngôn ngữ của ông ở đây
trước hết có tác dụng làm nổi bật tâm lí những con người sống ở
vùng đất ấy, sau nữa mới gọi dậy không khí của một vùng, của
một thời...
Gợi ý phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu
16/05/2013 14:16 pm
Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới.Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người
đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.
Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh và tài năng của
văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại
dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức
tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào
những
năm
đầu
thời
kì
đổi
mới.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng
đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa
dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên
ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự
sự triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật, xây
dựng
cốt
truyện
độc
đáo
và
sáng
tạo.
Để có một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý,
trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ
sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân
chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là
chánh án huyện,Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường
cũ của anh thời chống Mĩ. Đã mấy buổi sáng mà anh vẫn chưa
chụp được một bức ảnh nào. Sau một tuần lễ, Phùng đã chụp
được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa: “một chiếc
thuyền lưới vó… như là một bức tranh mực tàu của một danh họa
thời cổ. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương
mù trắng như sữ có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào. Vài bóng gười lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả
khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai chiếc
gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi...”. Bức
ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy
có lẽ Phùng chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: “Trong giây phút
bối rối, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí
của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần
của tâm hồn”. Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là sự phát hiện
thú vị của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo cái đẹp nghệ
thuật.
Tác phẩm không dừng lại ở đó,người nghệ sĩ Phùng bàng hoàng
khi phát hiện ra sự thật của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ
của “Chiếc thuyền ngoài xa”: Bước ra là một người đàn bà mệt
mỏi,cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn, ác độc, coi việc đánh vợ
như là phương cách giải tỏa những uất ức khổ đau: “Lão đàn ông
lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một
chiếc thắt lưng … lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà, lão vừa đánh vừa
thờ hồng hộc,hai hàm răng nghiến ken két..”. Trong “chiếc thuyền
ngoài xa”, một sự thật còn trớ trêu,cay đắng nữa: Cha con lão
làng chài coi nhau như kẻ thù “Thằng bé chạy một mạch,sự giận
dữ căng thẳng…lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông..liền dướn
thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực lão
đàn ông”. Người nghệ sĩ Phùng như cay đắng nhận thấy những
cái ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ
thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái
máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bổng hiện hình
một sự thật cuộc sống sót xa. Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất
đẹp,nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc
thuyền ấy chẳng có gì là đẹp. Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với
người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
“Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” (Nam Cao).
Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc
sống thanh bình,tốt đẹp. Nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn
những góc khuất. Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà làng
chài ở tòa án huyện.Bề ngoài,đó là một người đàn bà nhẫn
nhục,cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ,đánh đập thật
khốn khổ “ ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận
nặng”,nhưng người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông
ấy: “Con lạy quý tòa..Quý tòa bắt tội con cũng được,phạt tù con
cũng được,đừng bắt con bỏ nó”. Nguồn gốc của những nghịch lí
đó là tình thương vô bờ đối với những đứa con “Đám đàn bà hàng
chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống
khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng..phải sống cho con chứ
không phải sống cho mình”. Phùng từng là người lính chiến đấu
giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại
không thể nào giải phóng được số phận của người đàn bà bất
hạnh. Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng càng thấm thía:
không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người.
Người đàn bà hàng chài không có tên, một người vô danh như
biết bao người đàn bà vùng biển khác. Thấp thoáng trong người
đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân
hậu, bao dung, giàu đức hi sinh. Người đàn bà ấy thật đáng chia
sẻ cảm thông. Lão đàn ông trước kia là một “anh con trai cục tính
nhưng hiền lành” nay là một người chồng độc ác. Ông ta vừa là
nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao
đau khổ cho chính những người thân của mình. Làm thế nào để
đem lại cái phần thiện trong người đàn ông ấy? Trong một gia
đình như gia đình vợ chồng làng chài, những đứa trẻ như chị
Phác, cậu bé Phác lớn lên và sẽ thành người như thế nào? Những
người nghệ sĩ như Phùng, những nhà quản lí xã hội như Đẩu sẽ
làm gì để cuộc sống bớt đi những mảnh đời như vậy?
Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo. Những tình
huống chứa đầy sự nghịch lí: Một trưởng phòng muốn có tờ lịch
“tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con người.
Một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó
lại chứa những cái xấu ác. Một người đàn bà bị chồng đánh dã
man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ lão. Những nghịch lí đó vẫn
tồn tại trong cuộc đời như nói lên một triết lí sâu sắc: Cuộc sống
không hề đơn giản mà phức tạp,không dễ gì khám phá. Người
nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều chiều khi phản ánh hiện thực cuộc
sống.
Người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng
đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo. Lời kể trở nên khách
quan, chân thật giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù
hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng lão đàn ông thô
bỉ, lời người đàn bà xót xa cam chịu…Việc sử dụng ngôn ngữ sáng
tạo đã góp phần khắc sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng
đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:Mỗi người trong
cõi đời, nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn
nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện
tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự triết lí của
nhà
văn
Nguyễn
Minh
Châu.
Có thể khẳng định: Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà
văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời
sống, dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay
trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà
văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự
vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản
chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
Gợi ý phân tích tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành
15/05/2013 16:44 pm
Rừng xà nu là tác phẩm để lại một dấu ấn sâu đậm trong kí ức mỗi chúng ta.
Nguyễn Trung Thành được coi như là nhà văn của Tây Nguyên. Cả cuộc đời
ông sống, chiến đấu và gắn bó với núi rừng, với đồng bào Tây Nguyên dù ông
không hề được sinh ra trên mảnh đất này.
Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) có duyên với Tây
Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,
Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai
tác phẩm hay nhất của Nguyên Ngọc đều viết về Tây Nguyên là
“Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”.
Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt
Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật
anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể
là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên.
Nhà văn đã chọn một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quý,
có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người
dân Tây Nguyên để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh
thần bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.
Truyện được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu. Suốt
trong quá trình kể chuyện, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi
nhắc lại như một điệp khúc, gần 20 lần nhà văn nói đến rừng xà
nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa
xà nu, dầu xà nu. Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa tượng
trưng, nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô
Man, của Tây Nguyên bất khuất. Chất sử thi của thiên truyện sẽ
không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình
tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp
lại nhiều lần như vậy, nhất là các hình ảnh “đồi xà nu” (4 lần),
“rừng xà nu” (5 lần), với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của
mình ra che chở cho làng”.
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc… Hầu hết đạn đại bác
đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu
hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây
bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở
chỗ vết thương, nhựa úa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh
nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành
từng cục máu lớn”. Hình ảnh cây xà nu mở đầu truyện đã cho
thấy cuộc đấu tranh quyết liệt của dân làng. Bằng nghệ thuật
nhân hoá, tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân
làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Mỗi cây xà nu ngã
xuống, ta thấy thương tâm như một người dân làng Xô Man ngã
xuống.
Nhưng hình tượng cây xà nu cũng tượng trưng cho sức sống dẻo
dai,mãnh liệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên.
“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một
cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn
xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít
loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế.”
“Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi
lê”. Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho con người. “Đặt
trong hệ thống chủ đề, trong mạch truyện, những cây xà nu này
mang tính biểu tượng cho những Mai, Dít, Tnú, Heng, thế hệ trẻ
của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng”. Chỉ đơn giản
một chi tiết này, thấy cây xà nu giống người biết mấy! “Nhưng
cũng có những cây vượt lên đựơc đầu người, cành lá sum sê như
những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết
nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một
thân thể cường tráng”. Hình ảnh đó giống Tnú biết bao, Tnú bị
bọn giặc chém nhiều nhát sau lưng, trên tấm lưng chưa rộng
bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó ứa một vệt máu đậm, từ
sáng đến chiều thì đặc quện, tím thẫm như “nhựa xà nu”. Nhưng
sau khi ở tù vượt ngục trở về, những vết thương đã lành lặn, Tnú
khoẻ mạnh, cường tráng, rồi trở thành một chiến sĩ kiên cường.
Cái chết của những cây xà nu giống cái chết của mẹ con Mai biết
bao. “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại
bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu
còn loãng; vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười
hôm thì cây chết”.
Và đây, Dít giống một cây xà nu non lao thẳng lên trời bất khuất.
Dít nhỏ như lanh lẹ, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo
ra từng cho cụ Mết và thanh niên. Chúng bắt đựơc con bé. Chúng
để con bé đứng ở giữa sân, lên đạn tôm-xông rồi từ từ bắn từng
viên một. Không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, váy nó
rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên, nhưng rồi đến viên thứ
mười, nó chùi nước mắt, từ đó nó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn
lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật
lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ
lùng.
Hình ảnh những cây xà nu vững chắc, không chịu ngã trước
giông bão, bom đạn của kẻ thù “ưỡn tấm ngực lớn của mình che
chở cho làng” gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh cụ Mết, con người
tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ
ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng. Chính cụ Mết cũng
đã nói với Tnú: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…”
Cụ còn nói với dân làng: “Nghe rõ chưa các con, rõ chưa Nhớ lấy,
ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại với con
cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Và khi cuộc
khởi nghĩa bùng nổ, nguyên nhân trực tiếp chính là do ngọn lửa
xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú. Cả làng Xô Man bị kích
động, những ngọn đuốc xà nu bùng cháy khắp rừng “Đứng trên
đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào
ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng…”
Viết về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) muốn
gắn chặt đất nước với con người. Viết về anh hùng Đinh Núp, tác
giả gọi tên tiểu thuyết của mình là “Đất nước đứng lên”. Viết về
cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ lại lấy tên là “Rừng xà nu”… Hình tượng cây xà nu là
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với
bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện “Rừng xà nu”
thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân
vật anh hùng thêm bất tử
Gợi ý phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
20/05/2013 15:05 pm
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc
Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện
chính mình.
I. Tác giả:
1. Cuộc đời:
Hoàng Phủ Ngọc Tường quê ở Quảng Trị nhưng sinh ra, lớn lên
và học tập tại Huế. Ông vừa dạy học, vừa tham gia các phong
trào yêu nước của học sinh, sinh viên Huế, tham gia chính
quyền cách mạng ở tỉnh Quảng Trị. Sau 1975 ông công tác trong
lĩnh vực văn nghệ tại Huế. HPNT viết văn, làm báo từ những
năm 1960.
2. Phong cách nghệ thuật:
Ông có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác, sở trường là thể
tùy bút, bút kí vừa giàu chất trí tuệ và giàu chất thơ với nội dung
văn hóa, lịch sử phong phú.
3. Tác phẩm chính:
Nhà văn đã từng đc nhận nhiều giải thưởng quốc gia về văn xuôi
với các tác phẩm: Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng
sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,…
II. Hoàn cảnh ra đời và chủ đề tác phẩm
1. Hoàn cảnh:
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập bút kí cùng tên.
Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân
1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Nhưng ở HPNT, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
thuờng gắn với tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa
sâu sắc
2. Chủ đề
Bài tùy bút thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền
với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch
sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài hóa, với
lời văn đẹp và sang.