Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728 KB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUẤN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUẤN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 62380103


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Đinh Trung Tụng
2. PGS.TS. Trần Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số
liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong Luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận án

Lê Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Đinh Trung Tụng Người hướng dẫn 1 và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Người hướng dẫn 2,
cùng các thầy giáo, cô giáo đã chỉ bảo tận tình; xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý
báu để tác giả hoàn thành bản Luận án này.

Lê Anh Tuấn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS


: Bộ luật Dân sự

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự

CHV

: Chấp hành viên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

LTHADS

QSDĐ

: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được
sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014
: Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày
18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi
hành án dân sự
: Quyền sử dụng đất

TAND

: Tòa án nhân dân


TPL

: Thừa phát lại

THA

: Thi hành án

THADS

: Thi hành án dân sự

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
8
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
26
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƯỠNG CHẾ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
26
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cưỡng chế thi hành án dân sự
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế thi
hành án dân sự
1.4. Các nguyên tắc cưỡng chế thi hành án dân sự
1.5. Sự hình thành và phát triển các quy định về cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Việt Nam
1.6. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về cưỡng chế
THADS và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự

38
43
52
55
65
71

72

72
105

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự ở
Việt Nam
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự ở
Việt Nam

130
131

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

164
165
166

131
136


168
172


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
THADS có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành
bản án, quyết định dân sự của Toà án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng,
bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp
phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước” [12, tr.1]. Để hiện thực
hóa các quyền, nghĩa vụ đã ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án cũng như
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được thi hành theo thủ tục THADS
thì bên cạnh việc thuyết phục đương sự tự nguyện THA, trong nhiều trường hợp cần
phải áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, cưỡng chế THADS trực tiếp
tác động đến quyền về tài sản, về nhân thân của người phải THA và những người có
liên quan, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Do vậy, các quy định về cưỡng chế THADS cần phải đáp ứng tiêu chí về bảo đảm
hiệu quả của việc THA, chống lại hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối, trì hoãn
việc THA đồng thời phải bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể có liên quan. Các quy định về biện pháp, trình tự, thủ tục cưỡng chế THADS
cần được quy định phù hợp với tính chất của từng nghĩa vụ phải thi hành. Việc
nghiên cứu cho thấy về cơ bản các quy định về cưỡng chế THADS được pháp luật
Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Trước đây, trong các Pháp
lệnh THADS năm 1989, 1993 và Pháp lệnh THADS năm 2004 đều có quy định về
cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, quy định về cưỡng chế THADS tại các pháp lệnh
này còn chưa đầy đủ, thiếu tính cụ thể và hệ thống. Trên cơ sở kế thừa và phát triển

các quy định về cưỡng chế THADS trong các văn bản pháp luật trước đây, Luật
THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 (gọi chung là
LTHADS) đã có những quy định khá chi tiết, cụ thể và có nhiều điểm mới tiến bộ
về cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về cưỡng chế
THADS cho thấy các quy định về vấn đề này đã bộc lộ những hạn chế nhất định,
những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong thực tiễn áp dụng đã là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án tồn đọng, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo
vệ một cách kịp thời và có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của người được THA
và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong THADS.


2
Việc nghiên cứu thực tiễn công tác cưỡng chế THADS cho thấy công tác này
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra, vẫn còn không ít số việc và tiền
THADS tồn đọng hàng năm chuyển sang năm sau, gây bức xúc trong dư luận xã
hội; một số vụ án lớn chưa được cưỡng chế thi hành hiệu quả, một số vụ việc
khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm chưa được xử lý dứt
điểm, vẫn còn sai phạm trong cưỡng chế THADS. Trong khi đó, công tác xây
dựng, hoàn thiện pháp luật về THADS còn chậm; công tác tổ chức cán bộ THADS,
cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan THADS còn chưa đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cưỡng chế THADS. Việc
nghiên cứu cũng cho thấy, hiệu quả cưỡng chế THADS thực sự còn nhiều hạn chế,
bất cập. Nhiều quy định pháp luật về cưỡng chế THADS được xây dựng chưa dựa
trên những cơ sở lý luận sâu sắc, đúng đắn và khoa học, còn có sự mâu thuẫn,
chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn THADS. Tình trạng lúng túng trong áp
dụng pháp luật về cưỡng chế THADS, vi phạm trong thực hiện cưỡng chế THADS
còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều chủ thể tiến hành cưỡng chế THADS, với nhiều hình
thức vi phạm khác nhau, từ khâu xác minh điều kiện cưỡng chế THADS, bảo đảm
quyền yêu cầu cưỡng chế THADS của đương sự, ra quyết định cưỡng chế THADS,
đến tổ chức việc cưỡng chế THADS, thanh toán tiền thu được từ cưỡng chế

THADS; hàng năm nhiều CHV bị kỷ luật vì vi phạm pháp luật trong khi tiến hành
cưỡng chế THADS, nhiều vụ việc vi phạm dẫn đến phải xử lý, khắc phục hậu quả
rất phức tạp, phải bồi thường thiệt hại với số tiền rất lớn, bị truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với CHV cơ quan THADS. Nhiều vụ việc cưỡng chế THADS không
thành công, phải huy động lực lượng lớn, với những chi phí rất tốn kém; kết quả
cưỡng chế THADS trong nhiều vụ việc chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của các
đương sự, nhất là trong trường hợp kê biên, bán đấu giá tài sản, thời gian tiến hành
cưỡng chế THADS kéo dài. Nhiều trường hợp người phải THA chống đối quyết liệt
việc cưỡng chế THADS, cố tình chây ỳ, tẩu tán tài sản, thậm chí là hủy hoại tài sản
đã kê biên hoặc tự thiêu để cản trở cưỡng chế THADS. Thực trạng trên đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu sâu sắc về cưỡng chế THADS dưới cả dưới góc độ lý luận, luật
thực định và thực tiễn thực hiện nhằm làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các
quy định về cưỡng chế THADS, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và đề ra giải
pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam.
Xét theo góc độ đường lối của Đảng về cải cách tư pháp thì nâng cao hiệu
quả công tác cưỡng chế THADS, hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế THADS là một
trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp được đề cập tại nhiều văn


3
bản của Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 8 Khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3
Khoá VIII, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Khoá IX tiếp tục xác định “đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tư pháp...tập trung thực hiện tốt công tác THA, nhất là THADS, khắc
phục cơ bản tình trạng tồn đọng kéo dài”, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày
23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII “về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp
luật và tội phạm, công tác của VKSND tối cao, của TAND tối cao và công tác THA
năm 2013” và Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 “về công tác phòng,

chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, của TAND và công tác
THA năm 2016 và các năm tiếp theo”, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của
Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị
liên quan đến quản lý công tác THA theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn
của TAND và UBND địa phương trong công tác THADS.
Thực tiễn cưỡng chế THADS đặt ra những đòi hỏi khách quan là cần phải có
nghiên cứu chuyên sâu về cưỡng chế THADS, đề xuất những giải pháp nhằm bảo
đảm hiệu quả của công tác này. Về học thuật, việc nghiên cứu về cưỡng chế
THADS trong thời gian qua đã được quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu thể
hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, bài đăng tạp chí chuyên
ngành, hội thảo bình luận, đánh giá liên quan đến cưỡng chế THADS với những góc
tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận về cưỡng chế THADS đều có những điểm
mạnh nhưng cũng có hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình
nào tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về cưỡng chế THADS dưới cả góc
độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện, đặc biệt là những quy định mới về
cưỡng chế THADS trong LTHADS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
LTHADS. Góc tiếp cận theo hướng nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về cưỡng
chế THADS có thể kết nối và khắc phục được sự tản mạn trong các công trình
nghiên cứu hiện nay về cưỡng chế THADS, cho phép luận chứng được các giải
pháp có tính cơ bản, lâu dài để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
cưỡng chế THADS trong thực tiễn được bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với
những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
cưỡng chế THADS ở Việt Nam” làm đề tài của Luận án nhằm làm rõ những vấn đề
lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện để đề xuất những giải
pháp bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong cưỡng chế


4
THADS, nâng cao hiệu quả của hoạt động cưỡng chế THADS là cấp thiết, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận án
Luận án hướng tới mục đích nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý
luận cơ bản về cưỡng chế THADS cũng như thực tiễn thực hiện cưỡng chế THADS,
xây dựng được khái niệm và làm rõ đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc cưỡng chế
THADS, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cưỡng chế THADS, các tiêu chí đánh
giá hiệu quả cưỡng chế THADS.
Luận án còn hướng tới việc làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về cưỡng
chế THADS chỉ ra những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật hiện
hành về cưỡng chế THADS và những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện các
quy định đó trong thực tiễn cưỡng chế THADS ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích,
làm rõ các nội dung về lý luận, thực tiễn cũng như những hạn chế, bất cập trong
pháp luật và thực tiễn cưỡng chế THADS, Luận án làm rõ yêu cầu và giải pháp
nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án hướng tới đạt được các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Xác định đúng đắn và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cưỡng chế
THADS.
- Phân tích, đối chiếu với lý luận để đánh giá thực trạng các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về cưỡng chế THADS và khảo sát, đánh giá thực tiễn
thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS, từ đó xác định những vướng mắc, bất
cập và nguyên nhân làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp bảo đảm hiệu quả của
cưỡng chế THADS.
- Xác định rõ các yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế THADS, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế
THADS và tổ chức thực hiện để bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các
chủ thể, nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án tập trung vào những vấn đề sau:

- Các vấn đề lý luận về cưỡng chế THADS, gồm: Khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa; cơ sở khoa học, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng
chế THADS; nguyên tắc cưỡng chế THADS; sự hình thành, phát triển các quy định


5
về cưỡng chế THADS ở Việt Nam và kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên
thế giới về cưỡng chế THADS.
- Các quy định pháp luật của Việt Nam về cưỡng chế THADS gồm quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về cưỡng chế THADS và các văn
bản pháp luật khác có liên quan đến cưỡng chế THADS.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam chủ yếu từ
năm 2009 đến hết 30/9/2016 trong phạm vi cả nước thông qua các số liệu thực hiện
từng biện pháp cưỡng chế THADS và một số vụ việc cưỡng chế THADS cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận án tập trung vào một số vấn đề lý luận về
cưỡng chế THADS, nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng
chế THADS ở Việt Nam, theo đó gồm những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa; cơ sở khoa học của việc xây
dựng các quy định pháp luật về cưỡng chế THADS; các yếu tố ảnh hưởng và tiêu
chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế THADS; các nguyên tắc cưỡng chế; sự hình thành
và phát triển của pháp luật Việt Nam về cưỡng chế THADS; kinh nghiệm lập pháp
một số nước trên thế giới về cưỡng chế THADS.
- Tập trung nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt
Nam về cưỡng chế THADS, có sự so sánh, đối chiếu với các quy định trước đây
trong lịch sử pháp luật Việt Nam cũng như các quy định về cưỡng chế THADS
của một số nước trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng pháp luật, đặc biệt là những hạn chế, bất cập của pháp
luật về cưỡng chế THADS, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế
THADS và các giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam.

- Việc nghiên cứu về thực tiễn công tác cưỡng chế THADS chủ yếu được
tiến hành trên thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
cưỡng chế THADS trong thời gian từ khi có Luật THADS năm 2008 đến thời điểm
30/9/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các nội dung trong Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế THADS
phải quán triệt, tuân theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì thế các
kiến nghị hoàn thiện pháp luật được xuất phát và thực hiện dựa trên những quan


6
điểm chỉ đạo đó. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài Luận án còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác, như: phân tích, chứng minh,
so sánh, diễn giải và phương pháp xã hội học, khảo sát thực tế tại một số cơ quan
THADS, sử dụng kết quả thống kê của Chính phủ, Bộ Tư pháp, cơ quan THADS và
một số cơ quan khác để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu trong Luận án.
Hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong Luận án được sử dụng linh
hoạt, có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu tùy theo từng nội dung nghiên
cứu, từng vấn đề nghiên cứu và từng phần nghiên cứu được triển khai trên thực tế;
do đó, các phương pháp nghiên cứu được đồng thời sử dụng, có sự kết hợp chứ
không áp dụng vào Luận án một cách rời rạc, tách biệt, hết phương pháp này mới áp
dụng phương pháp khác; phương pháp logic và hệ thống bảo đảm tính nhất quán,
liên thông giữa các nội dung, các chương, tiết của Luận án. Tuy nhiên, phương pháp
nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu và
từng chương của Luận án khác nhau:
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp thống kê để
phát hiện một cách đầy đủ các công trình nghiên cứu có liên quan đến Luận án;

phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án, hệ thống hóa để đưa
ra những vấn đề cần nghiên cứu của đề tài Luận án.
Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, tiếp cận hệ thống,
phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm khoa học
mà Luận án cần phải làm sáng tỏ, đến sự hình thành và phát triển các quy định
pháp luật về cưỡng chế THADS. Phương pháp so sánh luật học cũng đã được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu pháp luật về cưỡng chế THADS của một số nước
trên thế giới có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng
hợp, xã hội học, suy luận logic để đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện thực
trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam.
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý
luận và thực tiễn để bảo đảm tính thuyết phục trong các lập luận, suy luận logic trong
việc đưa ra định hướng các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS
ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Luận án có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây:


7
- Hệ thống và bổ sung, làm sâu sắc các vấn đề lý luận về cưỡng chế THADS
gồm khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc cưỡng chế THADS, cơ sở khoa học
của việc xây dựng các quy định về cưỡng chế THADS, các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả cưỡng chế THADS, tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế THADS, xây
dựng bức tranh tổng quát sự hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về cưỡng
chế THADS, kinh nghiệm lập pháp của một số nước về cưỡng chế THADS.
- Tổng hợp, phân tích có hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt
Nam để chỉ rõ thực trạng pháp luật về cưỡng chế THADS và thực tiễn thực hiện
pháp luật về cưỡng chế THADS, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn

chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong cưỡng chế THADS, cả
về pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS.
- Đưa ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở
Việt Nam, với 05 yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
công dân; huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt
động cưỡng chế THADS; phù hợp và phục vụ đường lối đổi mới, chủ trương cải
cách hành chính, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước; đồng bộ, có tính khả thi
và 03 nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện cưỡng chế
THADS, bảo đảm các điều kiện cần thiết để cưỡng chế THADS.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được trình bày với kết cấu gồm 03 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
- Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Việt Nam.


8
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Trên diễn đàn nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài đã có nhiều
công trình nghiên cứu thể hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách,
bài đăng tạp chí chuyên ngành, hội thảo bình luận, đánh giá liên quan đến cưỡng
chế THADS. Các công trình đã công bố gần đây được Nghiên cứu sinh nghiên cứu
là cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và
hệ thống các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án cần giải quyết. Trong số
các công trình đã công bố, có nhiều công trình nổi bật có nội dung khá sâu về cưỡng

chế THADS (Phụ lục 1) như:
1.1. Công trình trong nước đề cập khái quát về cưỡng chế THADS
1.1.1. Đề tài khoa học
- “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động THA ở
Việt Nam trong giai đoạn mới”, Đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập, Nguyễn
Đình Lộc (chủ nhiệm đề tài), 2004.
- “Triển khai áp dụng Luật THADS trong công tác đào tạo nghiệp vụ THA”,
Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Tư pháp, 2010.
1.1.2. Luận án, luận văn
- “Hoàn thiện pháp luật THADS ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn
Thanh Thuỷ, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008.
- “Pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Nguyễn Quang Thái, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008.
- “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS ở Việt Nam” của tác giả Đặng
Đình Quyền, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2012.
- “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong THADS ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Tuấn An, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2014.
-“Giám sát THADS ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Thế Anh, Luận
án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2015.
- “THA hành chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Vạn, Luận văn
Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2013.
1.1.3. Sách chuyên khảo
- “Xã hội hoá hoạt động THADS - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Thông tin Khoa học pháp lý, 2001, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
- “Kỹ năng THADS”, Học viện Tư pháp, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.


9
- “Quy trình, thủ tục THADS”, Cục THADS - Bộ Tư pháp, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2007.

- “Sổ tay CHV", TS Lê Thu Hà (chủ biên), NXB Thống Kê, Hà Nội, 2009.
- “Xử lý tình huống trong THADS và các văn bản pháp luật về THADS”,
Nguyễn Thanh Thuỷ - Lê Thị Kim Dung (chủ biên), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2010.
- “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật THADS Việt Nam”, Lê Thu Hà,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
1.1.4. Bài đăng tạp chí
- “Thử bàn mấy vấn đề lý luận về THA” của PGS, TS Lê Minh Tâm, Tạp
chí Luật học số 2/2001.
- “Đánh giá các quy định pháp luật về THADS hiện hành trong mối quan hệ
với hệ thống pháp luật” của tác giả Lê Thị Hoàng Thanh, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Số chuyên đề “Thực hiện Luật THADS”, 2012.
- “Bàn về quan hệ phối hợp giữa cơ quan THA với các cơ quan hữu quan
trong THADS”, Thạc sĩ Lê Thị Lệ Duyên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
01/2013.
1.2. Các công trình trong nước có nội dung chuyên sâu về cưỡng chế
THADS
1.2.1. Luận án, luận văn
- "Các biện pháp cưỡng chế THADS, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn
thiện” của tác giả Nguyễn Công Long, Luận án Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2000.
- "Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong THADS", Nguyễn Thanh
Phương, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2011.
1.2.2. Giáo trình, sách chuyên khảo
- “Luật THADS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", TS. Nguyễn
Công Bình (chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
- “Cưỡng chế THADS; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
THADS theo quy định của Luật THADS năm 2008”, ThS. Lê Anh Tuấn và ThS.
Bùi Công Quang, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 6/2009, Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.
- “Giáo trình Kỹ năng THADS”, TS. Lê Thu Hà (chủ biên), Học viện Tư
pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012.

- “Giáo trình Luật THADS Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.


10
- “Sổ tay nghiệp vụ THADS", PGS.TS. Nguyễn Văn Luyện và TS. Nguyễn
Thanh Thủy (chủ biên), Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012.
1.2.3. Bài đăng tạp chí
- “Tạm dừng việc cưỡng chế THADS được áp dụng trong trường hợp nào?”,
Trịnh Văn Tuyên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật 01/2013.
- “Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về cưỡng chế trả
giấy tờ”, Thạc sĩ Lê Thị Lệ Duyên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 01/2013.
- “Chi phí cưỡng chế THA trong trường hợp bảo lãnh sẽ do ai chịu”, Lê Võ
Hồng Hạnh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 7/2013.
- “Bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch cưỡng chế THADS”, Hồ
Quân Chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội, Số chuyên đề tháng 3/2014.
- “Một số vướng mắc trong việc kê biên, bán đấu giá QSDĐ nông nghiệp ở
Đồng Tháp”, Bùi Văn Tấn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội, tháng 3/2014.
- “Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong
THADS” Mai Phương, />- “Một số vấn đề lưu ý chung về cưỡng chế THADS” của tác giả Tuấn Lê,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề THADS, 2010.
1.3. Tài liệu nước ngoài
- “Một số tình huống THA thảo luận”, Tài liệu Khóa học do SIDA Thụy
Điển tài trợ, tháng 4/2003, Mr. Eugene Palme, phụ trách cơ quan thuế của Thụy
Điển và Mss. Monica Burman, giảng viên Khoa luật, Trường đại học tổng hợp
UMEA Thụy Điển, Sổ tay CHV, Cục THADS, Bộ Tư pháp.
- “Báo cáo và các đề xuất của STAR Việt Nam về dự thảo Bộ luật THA của
nước cộng hòa XHCN Việt Nam”, James F. Harrigan - Chuyên gia tư vấn pháp lý
cho Cơ quan THA San Francisco, California, Hoa Kỳ, tháng 3/2005.
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn mô hình tổ chức

THA phù hợp với mỗi quốc gia”, Claude Brenner, Giáo sư trường Đại học Panthéon
- Assas Cộng hoà Pháp, Hội thảo Quốc tế các mô hình tổ chức THA trên thế giới,
Hà Nội, ngày 17 và 18/4/2006, Kỷ yếu Hội thảo của Nhà pháp luật Việt - Pháp.
- “THADS theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp”, Patrice Nocquetnguyên Chủ tịch Hội đồng TPL Paris, Cộng hòa Pháp, Hội thảo Quốc tế các mô
hình tổ chức THA trên thế giới, Hà Nội, ngày 17 và 18/4/2006, Kỷ yếu Hội thảo của
Nhà pháp luật Việt - Pháp.


11
- “THA hình sự, dân sự, hành chính tại Inđônêxia”, TS. Lintong O.Siahaan,
SH, Toà án hành chính Tối cao Inđônêxia, Hội thảo Quốc tế các mô hình tổ chức
THA trên thế giới, Hà Nội, ngày 17 và 18/4/2006, Kỷ yếu Hội thảo của Nhà pháp
luật Việt - Pháp.
- “Cưỡng chế phạt tiền và cưỡng chế trả nhà”, Nicolas Monacho Duchene,
Phó Chánh án Tòa án phúc thẩm Rennes Pháp, Tài liệu hội thảo dự thảo Luật
THADS (bản dịch), Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội 24-25/9/2008.
- “Hệ thống quản lý THADS và hình sự ở Trung Quốc”, TS Zhou Yong,
Giáo sư Viện phòng ngừa tội phạm, Bộ Tư pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tài
liệu hội thảo “Quản lý THA - Các mô hình và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ Tư pháp UNDP, Hà Nội ngày 02 - 03/12/2008.
- “Thông tin về pháp luật THADS của một số nước”, Bộ Tư pháp, Tài liệu
tham khảo phục vụ xây dựng Luật THADS; Chính phủ, Dự án Luật THADS (Tài
liệu trình Quốc hội), 2008.
- “THADS: Khó hơn cả đi lên trời”, Bài phát biểu của Chánh án Trung Quốc
về THA; Bộ Tư pháp, Tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng Luật THADS; Chính
phủ, Dự án Luật THADS (Tài liệu trình Quốc hội), 2008.
- The Legal Partnership Forum in 2012: “Strengthening Legal and Judicial
Reform in Viet Nam”, Government of Viet Nam - United Nations Development
Programme, Diễn đàn đối tác pháp luật năm 2012: “Tăng cường cải cách tư pháp và
pháp luật Việt Nam”.
- “Lịch sử của chế độ thi hành dân sự Nhật Bản và những sửa đổi Luật thi

hành dân sự Nhật Bản”, Mitani Takayuki, Giáo sư Khoa nghiên cứu luật, Đại học
Kagawa Nhật Bản, Tài liệu hợp tác của Tổ chức JICA Nhật Bản, ngày 11/01/2013.
- “Bán” và “Phân chia” trong cưỡng chế thi hành, Giáo sư Sakai, Đại học
Nagoya Nhật Bản, Tài liệu hợp tác của Tổ chức JICA Nhật Bản, tháng 01/2013.
2. Phân tích, đánh giá về sự liên quan của các công trình đã công bố với
đề tài Luận án
Nhìn chung, các công trình đã công bố nêu trên đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của lý luận và thực tiễn về THADS, trong đó có cưỡng chế THADS,
như: vị trí, vai trò, thực trạng và phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt
động THA nói chung, THADS nói riêng; khái niệm, bản chất THADS; khái niệm,
đặc điểm, nội dung pháp luật THADS; đặc trưng và các loại hình THA; vai trò,
nguyên tắc của THADS; mô hình tổ chức và hoạt động THADS; tiêu chí, quan
điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật THADS, các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế


12
THADS và một số vấn đề lý luận và thực tiễn cưỡng chế THADS. Phân tích, đánh
giá các công trình đã đề cập đến lý luận và thực tiễn cưỡng chế THADS cho thấy
những nội dung cơ bản sau đây liên quan đến đề tài Luận án:
2.1. Sự liên quan của các công trình đã công bố đến lý luận về cưỡng chế
THADS
- Về khái niệm cưỡng chế THADS: ThS. Nguyễn Công Long trong Luận án
tốt nghiệp Thạc sĩ luật ở thời điểm năm 2000 cho rằng “Cưỡng chế THADS là các
biện pháp được pháp luật quy định, thể hiện quyền lực của Nhà nước, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng, nhằm buộc người phải THA thi hành đúng bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án” [35, tr.26]. Xuất phát từ cách
hiểu cưỡng chế THADS theo nghĩa hẹp là các biện pháp cưỡng chế cụ thể được
pháp luật quy định, tác giả Hoàng Thọ Khiêm cho rằng “cưỡng chế THADS là các
biện pháp được pháp luật quy định, do cơ quan THA áp dụng, nhằm buộc người
phải THA thi hành đúng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

[23, tr.9]. Trong cuốn Kỹ năng THADS do TS. Phan Hữu Thư và ThS. Lê Thu Hà
(chủ biên) đưa ra khái niệm “cưỡng chế THADS là biện pháp cưỡng bức bắt buộc
của cơ quan THA do CHV quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự (người
phải THA) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết
định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA
mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do CHV ấn định hoặc trong trường hợp
cần ngăn chặn người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản” [24, tr.238]. Ở một tầm
khái quát hơn, tại cuốn Sổ tay nghiệp vụ THADS của PGS.TS Nguyễn Văn Luyện
và TS. Nguyễn Thanh Thủy (chủ biên) cho rằng “cưỡng chế THADS là biện pháp
do cơ quan THA áp dụng nhằm buộc đương sự (người phải THA) thực hiện nghĩa
vụ về tài sản hoặc hành vi để thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp
luật” [38, tr.72]. Trong Đặc san tuyên truyền pháp luật số 6/2009, Ths. Lê Anh
Tuấn và Bùi Công Quang cho rằng “cưỡng chế THADS là biện pháp cưỡng bức bắt
buộc của cơ quan THA thực hiện quyền lực Nhà nước, do CHV quyết định theo
thẩm quyền” [28, tr.3]. Tác giả Tuấn Lê cho rằng “cưỡng chế THADS là biện pháp
cưỡng bức bắt buộc của cơ quan THA do CHV quyết định theo thẩm quyền nhằm
buộc người phải THA phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo
bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải THA có
điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do CHV ấn định hoặc
trong trường hợp cần ngăn chặn người phải THA tẩu tán, huỷ hoại tài sản” [54, tr.85].


13
Như vậy, có thể thấy hầu hết các tác giả đều xuất từ quan điểm cho rằng
cưỡng chế THADS là “biện pháp” hoặc “các biện pháp” và là biện pháp cưỡng bức,
vì vậy chưa bảo đảm khái quát chung và dễ dẫn đến nhầm lẫn khái niệm cưỡng chế
THADS với khái niệm “biện pháp cưỡng chế THADS”. Mặt khác, trong nội hàm
của khái niệm mà các tác giả đã đưa ra chỉ đề cập đến cưỡng chế đối với “người
phải THA” mà chưa đề cập đến cưỡng chế đối với đối tượng khác, như: Cưỡng
chế đối với người có tài sản gắn liền với tài sản của người phải THA, cưỡng chế

để thu hồi tiền THA đã chi trả không đúng cho người khác. Với cách tiếp cận như
đã nêu trên dẫn đến chưa thể hiện chính xác và đầy đủ nội hàm của khái niệm
cưỡng chế THADS.
- Về đặc điểm của cưỡng chế THADS: Theo tác giả Nguyễn Công Long thì
cưỡng chế THADS có 05 đặc điểm: Là quyền năng đặc biệt của Nhà nước, là một
nguyên tắc cơ bản trong THADS, đối tượng cưỡng chế THADS là tài sản hoặc hành
vi của người phải THA, người phải THA phải chịu mọi chi phí về cưỡng chế và
hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế có giá trị bắt buộc đối với
người phải THA [35, tr.26-28]. Tuy nhiên, trong số 05 đặc điểm mà tác giả Nguyễn
Công Long đưa ra thì có đặc điểm không còn phù hợp với pháp luật hiện nay. Ví dụ
đặc điểm "người phải THA phải chịu mọi chi phí về cưỡng chế" là chưa phù hợp
bởi vì theo quy định của LTHADS thì trong một số trường hợp người được THA
hoặc Ngân sách Nhà nước phải chịu chi phí cưỡng chế THADS. Mặt khác, trong
bối cảnh xã hội hóa THADS hiện nay thì đặc điểm về chủ thể cưỡng chế là CHV (đại
diện cho cơ quan THADS) không phù hợp vì TPL cũng có thẩm quyền cưỡng chế
THADS.
- Về ý nghĩa của cưỡng chế THADS: Mặc dù đã có công trình đề cập đến ý
nghĩa của áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS nhưng không nhiều công trình
phân tích sâu, làm rõ ý nghĩa của cưỡng chế THADS. Có quan điểm cho rằng đã nói
đến THA là nói đến cưỡng chế, vì vậy trong quá trình THA, biện pháp cưỡng chế
phải xem là biện pháp chính, còn biện pháp giáo dục thuyết phục chỉ là biện pháp
hỗ trợ [35, tr.21-22]. Quan điểm này xuất phát từ lý do quá trình giáo dục thuyết
phục đã được thực hiện ở giai đoạn xét xử của Tòa án, còn sau khi bản án đã có
hiệu lực pháp luật thì phải thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp; những vụ
việc mà cơ quan THA phải tổ chức cưỡng chế thi hành chiếm tỷ lệ tương đối lớn,
mỗi năm có đến hàng nghìn vụ việc cưỡng chế THADS; hơn nữa sau khi bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành nhưng chậm được thi hành là chưa đảm
bảo nguyên tắc pháp chế XHCN.



14
Hơn nữa, nhiều ý nghĩa khác của cưỡng chế THADS chưa được đề cập, như:
cưỡng chế THADS có ý nghĩa bảo vệ pháp luật; bảo đảm trật tự xã hội; góp phần
bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo vệ quyền lợi của đương
sự, lợi ích của Nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác xét xử và THADS.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cưỡng chế THADS: Xác định với tính
chất và tầm quan trọng của cưỡng chế THADS, tác giả Nguyễn Quang Thái nêu ra
một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc cưỡng chế THADS, đó là: Phải tính kỹ
đến tính chất đặc biệt phức tạp trong cưỡng chế THADS, tính chất chống đối của
bên phải THA luôn luôn là mối đe dọa nguy hiểm thường trực đối với CHV và cán
bộ THA. Chính vì vậy, để đảm bảo thành công của một vụ cưỡng chế THADS đòi
hỏi CHV và cơ quan THA phải có sự chuẩn bị chu đáo, sự thống nhất chặt chẽ giữa
các ngành. Đồng thời, các cơ quan chức năng có liên quan phải cương quyết đưa ra
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, chống lại người thi hành công
vụ trong quá trình THA và cưỡng chế THADS. Hoạt động cưỡng chế THADS cần
phải hạn chế đến mức tối đa các sai sót có thể xảy ra, đòi hỏi mỗi CHV càng phải
thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định của mình, nhất là những vụ việc có liên
quan đến kê biên QSDĐ, việc xác định tài sản chung giữa các đồng sở hữu, tài sản
chung giữa vợ và chồng, thủ tục bán đấu giá tài sản. Thế nhưng, nhiều yếu tố khác
ảnh hưởng đến hiệu quả cưỡng chế THADS chưa được nghiên cứu.
- Về nguyên tắc cưỡng chế THADS: Nhiều công trình đề cập đến nguyên tắc
áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS mà không đề cập đến nguyên tắc cưỡng chế
THADS ở phương diện chung, như tuân thủ pháp luật, bảo đảm lợi ích của các
đương sự và lợi ích chung, độc lập của chủ thể tiến hành cưỡng chế nhưng có sự
phối hợp của các chủ thể liên quan.v.v. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa các nguyên
tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS mà nhiều công trình đã đề cập thì cần
nghiên cứu về nguyên tắc cưỡng chế THADS.
- Về biện pháp cưỡng chế THADS: Đây là phần được khá nhiều công trình
nghiên cứu. Về khái niệm biện pháp cưỡng chế THADS, một số công trình đã đề cập
đến, như: Cuốn “Giáo trình Luật THADS Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà

Nội do TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên) đưa ra khái niệm "biện pháp cưỡng chế
THADS là biện pháp THADS dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải THA
thực hiện nghĩa vụ THADS của họ, do CHV áp dụng trong trường hợp người phải
thi hành có điều kiện thi hành mà không tự nguyện THA”[34, tr.195]. Một số công
trình nêu khái niệm về từng biện pháp cưỡng chế THADS như khái niệm về biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản; thu hồi, xử lý giấy tờ có giá; cưỡng chế giao vật,


15
giao nhà, trả lại tài sản khác và QSDĐ; cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không được
thực hiện công việc nhất định [34, tr.26-28]. Về đặc điểm của biện pháp cưỡng chế
THADS: Cuốn “Giáo trình Luật THADS Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà
Nội do TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên) cho rằng biện pháp cưỡng chế THADS
có 05 đặc điểm: Thứ nhất, thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được bảo
đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước; thứ hai, được CHV áp dụng trong
trường hợp người phải THA không tự nguyện THA nhằm buộc họ phải thực hiện
nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án; thứ ba, đối tượng của biện
pháp cưỡng chế THADS là tài sản hoặc hành vi của người phải THA; thứ tư, khi áp
dụng biện pháp cưỡng chế THADS, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện các
nghĩa vụ trong bản án, quyết định do Tòa án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí
cưỡng chế THADS; thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được CHV quyết định áp
dụng không những có hiệu lực đối với người phải THADS mà còn có hiệu lực cả
đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan [34, tr.198-199]. Các biện pháp
cưỡng chế THADS là công cụ quan trọng để bảo vệ triệt để quyền, lợi ích hợp pháp
của người được THA, bởi lẽ các biện pháp cưỡng chế THADS được áp dụng sẽ
buộc người phải THA phải thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của
họ, từ đó thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người được THA; trong
chừng mực nào đó thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS còn có ý nghĩa
kết thúc việc THA, tránh cho người phải THA không phải chịu những phí tổn về
tiền lãi suất do chậm THA đem lại. Ngoài hai ý nghĩa trên, việc áp dụng biện pháp

cưỡng chế THADS còn có tác dụng lớn trong việc răn đe, giáo dục ý thức pháp luật
cho mọi công dân, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật trong việc
THA, đồng thời là cơ sở để tăng cường pháp chế XHCN [33, tr.198-199]. Áp dụng
biện pháp cưỡng chế THADS là sử dụng quyền lực nhà nước buộc người phải THA
thực hiện bản án, quyết định của Tòa án nên không thể tùy tiện, thiếu thống nhất mà
ngược lại phải tuân thủ nguyên tắc do pháp luật quy định. Việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế THADS phải tuân thủ 04 nguyên tắc: Thứ nhất, chỉ có CHV mới có
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS; thứ hai, CHV chỉ được áp dụng
các biện pháp cưỡng chế THADS do pháp luật quy định; thứ ba, không được tổ
chức cưỡng chế THADS trong những thời gian mà pháp luật quy định không được
cưỡng chế THADS; thứ tư, CHV có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế THADS nhưng phải tương ứng với nghĩa vụ THA mà người phải THA
có nghĩa vụ phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án [33, tr.199-200]. Tác
giả Nguyễn Văn Luyện và Nguyễn Thanh Thủy thì cho rằng khi áp dụng biện pháp


16
cưỡng chế, CHV cần tuân thủ 03 nguyên tắc: Chỉ CHV mới có quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế THADS; việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng
với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí cần thiết; không tổ chức cưỡng chế
THADS trong những thời điểm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày
nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tổ chức cưỡng chế có huy động
lực lượng trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, không tổ chức cưỡng chế
vào các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải
THA [38, tr.73-74]. Điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS do pháp
luật quy định: Người phải THA có điều kiện THA nhưng không tự nguyện THA.
Thời hạn tự nguyện THA là thời gian nhất định từ ngày người phải THA nhận được
hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA. Trường hợp cần ngăn chặn người phải
THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THA thì CHV có
quyền áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế THADS [41, tr.72]. Mặc dù, các biện

pháp cưỡng chế THADS theo quy định tại Pháp lệnh THADS năm 1989, 1993,
2004 và Luật THADS năm 2008 có sự thay đổi nhất định nhưng đều có phân loại và
quy định thành các biện pháp cưỡng chế THADS. Hầu hết các tác giả cho rằng có
06 biện pháp cưỡng chế THADS gồm: (1) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử
lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA, (2) Trừ vào thu nhập của người phải
THA, (3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người
thứ ba giữ, (4) Khai thác tài sản của người phải THA, (5) Buộc chuyển giao vật,
chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, (6) Buộc người phải THA thực hiện hoặc không
được thực hiện công việc nhất định; căn cứ vào tính chất của từng loại biện pháp
cưỡng chế, đồng thời căn cứ vào tính chất của loại nghĩa vụ phải thi hành của người
phải THA để phân chia thành 03 nhóm biện pháp cưỡng chế THADS: Thứ nhất,
nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền (gồm có các biện pháp trừ vào
tài khoản, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền của người phải THA ở ngân hàng, tổ
chức tín dụng, kho bạc nhà nước hoặc do người thứ ba giữ; trừ vào thu nhập của
người phải THA; kê biên và bán tài sản của người phải THA). Thứ hai, nhóm biện
pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao tài sản (gồm có các biện pháp cưỡng chế
giao đồ vật, cưỡng chế trả nhà, cưỡng chế chuyển QSDĐ). Thứ ba, nhóm các biện
pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm hoặc không được làm công việc nhất
định (gồm có các biện pháp cưỡng chế buộc phải làm công việc nhất định, cưỡng
chế không được làm công việc nhất định) [33, tr.207-208]. Về thủ tục áp dụng biện
pháp cưỡng chế THADS, Cuốn giáo trình đào tạo nguồn CHV do tác giả Lê Thu Hà


17
(chủ biên) đề cập đến thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS với trình tự khá
chi tiết của từng biện pháp cưỡng chế THADS.
- Về lược sử pháp luật THADS Việt Nam về cưỡng chế THADS: Trong Luận
án của Thạc sĩ Nguyễn Công Long đã khái quát về lược sử của chế định cưỡng chế
THADS trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến năm 2000, khẳng định một trong những thuộc tính chung của

bất kỳ Nhà nước nào và ở mọi thời kỳ lịch sử tồn tại của Nhà nước, đó là sử dụng
biện pháp cưỡng chế, Nhà nước sử dụng ngay biện pháp cưỡng chế để bảo đảm
quyền tuyệt đối của mình về cưỡng chế thực thi pháp luật [35, tr.28-36]. Thạc sĩ
Nguyễn Thanh Phương đã đề cập đến lược sử quy định về biện pháp cưỡng chế kê
biên tài sản qua các thời kỳ 1945-1960, 1960-1989, 1989-2009 [41, tr.13-17]. Tuy
nhiên, việc tiếp tục làm rõ hơn lịch sử pháp luật về cưỡng chế THADS là điều cần
thiết vì các công trình nghiên cứu trên chưa kết nối nghiên cứu về lược sử quy định
pháp luật về cưỡng chế THADS từ khi Luật THADS năm 2008 được ban hành đến
nay, nhất là theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LTHADS năm 2014 có
nhiều thay đổi. Mặt khác, việc phân chia các giai đoạn lịch sử pháp luật về cưỡng
chế THADS chưa thể hiện rõ dựa trên cơ sở nào.
- Về pháp luật nước ngoài về cưỡng chế THADS: Một số công trình giới
thiệu pháp luật nước ngoài về THADS, trong đó có pháp luật về cưỡng chế THADS
của một số nước trên thế giới, như: Tại Trung Quốc, Luật Tố tụng dân sự quy định
thẩm quyền cho Tòa án trong THADS được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để
Tòa án thực hiện được nhiệm vụ. Tỷ lệ cưỡng chế thi hành các bản án và phán
quyết trọng tài còn rất thấp, tỷ lệ các vụ án không được thi hành khá cao (khoảng
50%) [9, tr.388]. Tại Indonexia, Tòa án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để
đảm bảo việc thi hành và có thể ấn định khoản tiền phạt đối với người phải THA
không chấp hành việc THA [9, tr.388]. Tại Nhật Bản, các biện pháp cưỡng chế gồm
có: Cưỡng chế trực tiếp thực hiện nghĩa vụ THA là trả tiền hoặc giao tài sản, khi đó
cơ quan THA sẽ bán tài sản của người phải THA và trả tiền cho người được THA
hoặc cưỡng chế gián tiếp trong trường hợp người phải THA có nghĩa vụ mà không
cho phép người thứ ba đại diện thi hành thì Tòa án có thể yêu cầu người phải THA
trả một khoản tiền bồi thường nhất định nếu không thi hành. Tuy nhiên, trong quá
trình THA, công tố viên và cảnh sát ít tham gia vì cưỡng chế bằng cách phạt tù
không được phép tại Nhật Bản nhưng nếu người phải THA chống đối THA bằng
hành vi phạm tội thì đương nhiên cảnh sát và công tố viên sẽ vào cuộc [9, tr.388].
Tại Hàn Quốc, cưỡng chế THADS là Nhà nước trợ giúp người được THA buộc



18
người phải THA phải thanh toán nghĩa vụ. Để đảm bảo hiệu quả của việc cưỡng chế
THA, trong trường hợp người phải THA không hoàn thành nghĩa vụ bằng tiền và
khó xác định được tài sản của người phải THA, người được THA có thể yêu cầu
Tòa án ra lệnh cho người phải THA cung cấp danh mục tài sản, trong đó nêu rõ
danh mục nào thuộc sở hữu của người phải THA. Nếu người phải THA không tuân
thủ lệnh của Tòa hoặc cung cấp danh mục giả thì người phải THA có thể bị phạt tù,
phạt tiền hoặc bị tạm giữ. Ngoài ra, còn có biện pháp cung cấp thông tin cho các tổ
chức tài chính về tình trạng THA của người phải THA để buộc người phải THA có
trách nhiệm phải thi hành. Tòa án, theo yêu cầu của người được THA sẽ điều tra nơi
các cơ quan lưu trữ thông tin về bất động sản hoặc tài sản tài chính của người phải
THA dưới hình thức dữ liệu điện tử [9, tr.389].
Tuy nhiên, nhiều nội dung về cưỡng chế THADS theo quy định của pháp
luật cũng như thực tiễn thực hiện ở nước ngoài chưa được các công trình phản ánh
sâu sắc nên cần được tiếp tục nghiên cứu, như: Chủ thể tiến hành cưỡng chế, các
biện pháp cưỡng chế THADS.
2.2. Sự liên quan của các công trình đã công bố đến thực trạng pháp luật
và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS
Một số công trình đã phản ánh thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về cưỡng chế THADS với những số liệu khá cụ thể ở một số địa phương
và toàn quốc ở một số năm, đưa ra những sai sót, vi phạm mang tính điển hình trong
cưỡng chế THADS ở Việt Nam. Có công trình nhận xét, đánh giá quá trình thực
hiện cưỡng chế THADS đối với vụ việc cụ thể trong cưỡng chế trả giấy tờ từ thực
tiễn cưỡng chế THADS đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và biện
pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện cưỡng chế THADS.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào phản ánh đầy đủ thực trạng pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS, với số liệu cưỡng chế THADS
đối với tất cả các biện pháp cưỡng chế THADS trong phạm vi toàn quốc. Mặt khác,
các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên cũng chủ yếu phân tích về cưỡng chế thi

hành nghĩa vụ trả tiền, trả nhà đất mà chưa phân tích về thực trạng của cưỡng chế
buộc thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.v.v. Hơn nữa các
công trình này cũng chưa cập nhật được thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng
chế THADS trong những năm gần đây.
2.3. Sự liên quan của các công trình đã công bố đến yêu cầu và giải pháp
nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam


19
Một số công trình đã nêu ra yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng
chế THADS ở Việt Nam, ở những góc độ nhất định, như: Th.S Lê Thị Lệ Duyên
trong “Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về cưỡng chế trả giấy
tờ” kiến nghị Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện của người dân về tranh
chấp dân sự liên quan đến giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khi có yêu cầu của
người dân, cơ quan, tổ chức; cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có
trách nhiệm hủy giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khi cơ quan THADS không
thể thu hồi để trả cho chủ sở hữu theo bản án tuyên để cấp giấy tờ mới cho chủ sở
hữu; hoàn thiện một số nội dung bất cập trong Luật THADS năm 2008 và các văn
bản hướng dẫn thi hành; hoàn thiện một số nội dung chưa đồng bộ giữa pháp luật về
THADS và các quy định pháp luật khác có liên quan và còn rất cần có sự phối hợp
chặt chẽ, thống nhất giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức liên quan. Tác
giả Lê Võ Hồng Hạnh trong bài“Chi phí cưỡng chế THA trong trường hợp bảo
lãnh sẽ do ai chịu” cho rằng một thực tế đặt ra là cái khó lại đẩy cho cơ quan
THA và CHV vì khi người phải THA không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ thì mới xử lý tài sản bảo lãnh, việc thu tiền chi phí cưỡng chế
THA là điều rất khó khăn, tài sản đã xử lý và chi trả xong, nhưng án vẫn tồn đọng
và không thể kết thúc được mà CHV vẫn phải tiếp tục thi hành việc thu tiền chi
phí cưỡng chế đối với người phải THA; nên chăng, pháp luật về THADS cần có
quy định cụ thể hơn về vấn đề này, để tạo một hành lang pháp lý rõ ràng hơn
nhằm tạo điều kiện cho CHV có cơ sở giải quyết việc THA đúng pháp luật. Tác

giả Bùi Văn Tấn trong bài “Một số vướng mắc trong việc kê biên, bán đấu giá
QSDĐ nông nghiệp ở Đồng Tháp” kiến nghị trong trường hợp người được THA
đề nghị kê biên, bán đấu giá QSDĐ nông nghiệp thì phải tạm ứng chi phí cho việc
đo đạc, kê biên, thẩm định giá và chi phí thông báo bán đấu giá; trong trường hợp
cần thiết, CHV có thể kê biên, bán đấu giá diện tích đất phù hợp với tập quán canh
tác và các quy định khác ở địa phương nhằm tạo thuận lợi cho người có nhu cầu
mua QSDĐ nông nghiệp bị cưỡng chế kê biên, bán đấu giá để THA. Tuy nhiên
chưa có công trình nào đưa ra tổng thể, đầy đủ các yêu cầu và giải pháp nâng cao
hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam.
3. Hệ thống những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án
Từ kết quả phân tích, đánh giá các công trình đã công bố, Nghiên cứu sinh
đưa ra hệ thống những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án, gồm:
3.1. Một số vấn đề lý luận về cưỡng chế THADS


×