Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng – kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia và áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THUỲ

PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG KINH NGHIỆM PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THUỲ

PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG KINH NGHIỆM PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số



: 60380107

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM THỊ GIANG THU

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là PGS. TS Phạm Thị Giang Thu. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong
phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Phương Thùy



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của
các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời
gian nghiên cứu đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS. TS Phạm Thị Giang Thu - giảng viên kính mến đã hết lòng giúp đỡ, tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu luận văn
của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong các Phòng, Khoa của trường Đại học Luật Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2016

Nguyễn Phương Thùy


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
AML

Anti Money Laundering - Chống rửa tiền


APG

Asia Pacific Group on Money Laundering - Nhóm Châu Á
Thái Bình Dương về chống rửa tiền

KYC/CDD

Know your customer/Customer due diligence - Hiểu biết về
khách hàng/Chú ý xác đáng khách hàng

CTR

Cash Transaction Report - Báo cáo giao dịch tiền mặt

FATF

Financial Action Task Force - Lực lượng đặc nhiệm tài chính

FIU

Financial Intelligence Unit - Đơn vị tình báo tài chính

STR

Suspicious Transaction Report - Báo cáo giao dịch đáng ngờ

ICRG

International Cooperation Review Group - Nhóm xem xét các
vấn đề hợp tác quốc tế


GAFI

Groupe d'action financière - Nhóm hành động tài chính

BSA

Bank Secrecy Act - Luật bảo mật ngân hàng

PEPs

Politically Exposed Persons - Những người có ảnh hưởng
chính trị

WTO

World Trade Oganization - Tổ chức Thương mại thế giới

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ............................... 6
1.1. Tổng quan về hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............................ 6
1.1.1. Khái niệm về rửa tiền ............................................................................. 6

1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................ 7
1.1.3. Đối tượng tham gia vào các hoạt động rửa tiền ....................................... 9
1.1.4. Nguyên nhân và điều kiện phát triển nạn rửa tiền ................................. 10
1.1.5. Quy trình và các phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............ 12
1.1.6. Cách thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ........................................... 14
1.2. Pháp luật về phòng, chống rửa tiền ............................................................. 15
1.2.1. Một số vấn đề về phòng, chống rửa tiền ................................................ 15
1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng chống rửa tiền ......................... 17
1.2.3. Pháp luật phòng chống rửa tiền của một số nước trên thế giới............... 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...................................... 37
2.1. Tình hình rửa tiền qua ngân hàng tại Việt Nam ........................................... 37
2.1.1. Nhận định chung................................................................................... 37
2.1.2. Một số vụ việc điển hình về rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt
Nam thời gian qua .......................................................................................... 38
2.2. Pháp luật phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện
nay ..................................................................................................................... 44
2.2.1. Hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam ........................ 44
2.2.2. Quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với các ngân hàng
tại Việt Nam ................................................................................................... 45
2.2.3. Thực tế triển khai pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân
hàng ............................................................................................................... 48
2.2.4. Thực tế triển khai pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại cơ quan quản lý
nhà nước ........................................................................................................ 51
2.3. Đánh giá hiệu quả, những ưu điểm và hạn chế, tồn tại của pháp luật về
phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................. 58
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 58
2.3.2. Một số tồn tại, bất cập trong hệ thống quy định pháp luật về phòng,
chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam ...................................................... 59



2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập................................................ 63
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM .......... 69
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng Việt Nam .......................................................................................... 69
3.1.1. Xuất phát từ xu hướng phát triển của kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng ................................................................................................ 69
3.1.2. Xuất phát từ các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống
rửa tiền (APG, FATF) và kinh nghiệm của các quốc gia................................. 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam. ............................................................................................. 74
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật phòng, chống rửa tiền .......................................... 74
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền . 81
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 88


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Đề tài
Hiện nay, vấn nạn rửa tiền xuyên quốc gia đã trở nên tinh vi, phức tạp, công
tác phòng chống rửa tiền ngày càng trở nên cấp bách, là thành viên của Nhóm châu
Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Việt Nam đã tích cực tham gia cùng
cộng đồng quốc tế trong nỗ lực phòng, chống rửa tiền.
Mặc dù Việt Nam đã có hệ thống các quy định về phòng chống rửa tiền trong
Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật Ngân hàng Nhà nước
và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, mới đây nhất là Luật Phòng, chống rửa tiền
năm 2012 nhưng các tiêu chí, quy định cụ thể và cập nhật về các nguy cơ và hành
động rửa tiền, các biện pháp phòng chống rửa tiền còn chưa thực sự xác định và

chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Thực tế, ở Việt Nam những năm gần đây đã
xuất hiện không ít vụ việc liên quan tới rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Theo báo
cáo của APG và Lực lượng đặc nhiệm tài chính về rửa tiền (FATF), Việt Nam được
cảnh báo là mục tiêu hướng đến của tội phạm rửa tiền bởi nền kinh tế của nước ta
đang trong giai đoạn chuyển mình và hội nhập một cách mạnh mẽ, việc tham gia
vào các hoạt động song phương và đa phương cũng như các tổ chức quốc tế đã
mang đến cho nước ta nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó là những thách thức không
nhỏ, đặc biệt khi hệ thống pháp luật điều chỉnh về phòng, chống rửa tiền còn chưa
được hoàn thiện đồng bộ; hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tra cứu
thông tin khách hàng của các ngân hàng còn nhiều hạn chế; mức độ sử dụng tiền
mặt trong lưu thông và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn làm cho
việc kiểm soát giao dịch còn nhiều khó khăn. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc rà soát,
đánh giá các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân
hàng tại Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm trong việc xây
dựng hệ thống pháp luật về chống rửa tiền của một số nước trên thế giới để tìm ra
những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật là một việc làm cần thiết và
cấp bách.
Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến năm 2014, Việt Nam đã chịu sự rà soát của
Nhóm xem xét các vấn đề hợp tác quốc tế (ICRG) thuộc FATF. Thông qua Báo cáo
rà soát sơ bộ và Báo cáo rà soát sâu gửi cho Việt Nam, ICRG nhận định, mặc dù
đánh giá cao nỗ lực của phía Việt Nam trong việc ban hành Luật Phòng, chống rửa
tiền năm 2012, Việt Nam vẫn phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý và văn


2

bản hướng dẫn trong lĩnh vực này1. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về
phòng, chống rửa tiền, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng là một yêu cầu khách
quan, mang tính thời sự, có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào việc ngăn ngừa
các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp và tài trợ khủng bố.

Từ những lý do trên, học viên đã chọn Đề tài: Phòng, chống rửa tiền trong
lĩnh vực ngân hàng- kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia và áp dụng tại Việt
Nam làm Luận văn tốt nghiệp cao học Luật tại trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là yếu tố quan trọng nhằm
ngăn chặn các mối nguy hiểm của tội phạm rửa tiền đối với hệ thống chính trị, kinh
tế và môi trường đầu tư của nước ta. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học nói chung,
một số khóa luận tốt nghiệp ở bậc đại học và Luận văn Thạc sỹ đã đề cập đến vấn
đề rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, có thể kể đến: (i) Phòng, chống
rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, năm 2010 của tác giả Lê Xuân Hiền,
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, (ii) Hoạt động phòng, chống rửa tiền ở
Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Kim
Oanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, (iii) Rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố đối
với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị
Minh Thơ, Học viện Tài chính, (iv) Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, năm 2013 của tác giả Dương Thị Lim Loan, Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh; một số đề tài nghiên cứu gồm “Giải pháp phòng chống
rửa tiền tại các NHTM Việt Nam”, năm 2010 của tác giả Phạm Huy Hùng và Hệ
thống giải pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020, năm 2014 của
Nhóm nghiên cứu Cục Phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ở khía cạnh nghiên cứu Luật học, một số khóa luận tốt nghiệp ở bậc đại học
và Thạc sỹ cũng đã đề cập đến vấn đề này, đó là: (i) “Pháp luật về phòng, chống
rửa tiền trong hoạt động ngân hàng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” năm
2009 của tác giả Tào Thu Minh Nguyệt, Đại học Luật Hà Nội, (ii) Pháp luật về
phòng chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, năm 2010 của tác
giả Thiệu Thị Minh Thủy, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nói, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả và nhóm tác giải nêu trên
đã tiếp cận vấn đề về các giải pháp phòng, chống rửa tiền ở khía cạnh hoạt động
1


Cục Phòng, chống rửa tiền (2015), Báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền năm 2014.


3

cũng như khoa học pháp lý. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu đã được thực hiện,
vấn đề hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là rửa tiền qua hệ
thống ngân hàng chủ yếu được đề xuất dựa trên những văn bản pháp lý cũ, do đó
những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện đã không còn phù hợp trong giai đoạn
hiện nay. Chính vì vậy Luận văn này sẽ tập trung rà soát, nghiên cứu các chuẩn mực
quốc tế hiện hành và khung khổ pháp lý về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền của một
số quốc gia, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng để làm rõ các vấn đề cốt lõi trong
các hoạt động rửa tiền tiên tiến hiện đang được sử dụng, trên cơ sở đó đưa ra những
kiến nghị và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động
rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng với những nguy cơ
về rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế một cách mạnh mẽ, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những bất cập, chưa phù
hợp của pháp luật hiện hành so với các chuẩn mực quốc tế và khung khổ pháp lý
liên quan của một số nước để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng,
chống rửa tiền một cách hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, luận văn làm rõ những vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn của hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt nam; các
vấn đề liên quan đến pháp luật về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực
ngân hàng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu, phân tích các chuẩn mực

quốc tế về phòng, chống rửa tiền của các tổ chức quốc tế và một số nước trên thế
giới qua đó rà soát, so sánh với các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng,
chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn thi
hành, thấy được những tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên
cơ sở đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mảng
pháp luật này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


4

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac- Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp mô tả, phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh và tổng hợp,…
- Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về khung khổ pháp luật
về rửa tiền của một số nước trên thế giới và Việt Nam và đối chiếu các quy định của
pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới và chuẩn mực quốc tế.
- Phương pháp thống kê các số liệu có liên quan nhằm tập hợp các số liệu và
đánh giá thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền được sử
dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc đánh giá khái quát, rút ra
kết luận về từng vấn đề trong phạm vi nghiên cứu, cũng như đưa ra các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.
6. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết một số nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động rửa tiền qua hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và
thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam;
- Tìm hiểu bộ phận pháp luật tương ứng của một số nước trên thế giới và
chuẩn mực cũng như khuyến nghị quốc tế trong mối tương quan, so sánh với pháp
luật Việt Nam về hoạt động phòng, chống rửa tiền;


5

- Chỉ ra những yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về phòng,
chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam và đề xuất một số giải pháp góp
phần hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
7. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn đóng góp một số kết
quả nghiên cứu mới sau đây:
- Nghiên cứu, rà soát một cách chi tiết các quy định pháp luật hiện hành về
vấn đề chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam so với các chuẩn mực
quốc tế cũng như thực tế thi hành pháp luật tương tự của một số nước, từ đó tìm ra
những điểm chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung.
- Đưa ra một số đóng góp, đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý về phòng,
chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp
được phân loại phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành liên quan.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận của pháp luật về phòng, chống

rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là thực trạng khung khổ pháp lý về
phòng, chống rửa tiền trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
Luật Tài chính - ngân hàng, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các
đối tượng liên quan.
Những so sánh, kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong luận văn có tính
thực tiễn cao, có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả của pháp luật phòng, chống rửa
tiền trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương với các phần chính sau đây:
Chương I. Lý luận về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về phòng, chống rửa
tiền của một số quốc gia
Chương II. Thực trạng pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực
ngân hàng tại Việt Nam.
Chương III. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong
lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, PHÁP
LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về rửa tiền
Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới trong xã hội phát triển của chúng
ta ngày nay mà đã ra đời và đồng hành cùng dòng chảy lịch sử qua hàng nghìn
năm. Cụm từ “rửa tiền” lần đầu tiên xuất hiện, cùng với mối quan tâm đối với “rửa
tiền” thực sự tăng lên từ vụ bê bối Watergate trên chính trường Mỹ của Tổng thống
Richard Nixon vào những năm 70 của thế kỷ 20. Mặc dù vậy, phải đợi 5 năm sau

thuật ngữ “rửa tiền” mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của
Tòa án Mỹ. Ngày nay, thuật ngữ này đã trở nên thông dụng bởi tính phổ biến và ảnh
hưởng quá lớn của vấn đề này đối với từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Để chỉ rõ bản chất của thuật ngữ này, nhiều tổ chức đã đưa ra định nghĩa về
rửa tiền. Ban đầu, để chống lại tội phạm ma túy, Công ước của Liên hợp quốc về
chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 (hay
còn gọi là Công ước Vienna) đã đưa ra các hành vi nhằm hợp thức hóa tài sản có
được từ hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép ma túy sẽ bị kết tội và không lâu
sau đó đã được chấp thuận trên phạm vi toàn cầu với tội danh là tội rửa tiền, bao
gồm các hành vi sau:
- Chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc
từ bất kỳ hành vi phạm tội nào hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm đó nhằm
mục đích giấu diếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho
bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi tội phạm nói trên để tránh
cho người đó phải chịu hậu quả pháp lý do hành động của mình.
- Giấu diếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt,
sự dịch chuyển, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết
tài sản đó có được từ hành vi tội phạm hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm
đó.
- Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận đã biết
tài sản đó có được từ hành vi tội phạm hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm.
Đến năm 1990, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF),
một tổ chức là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội nghị


7

thượng đỉnh G7 tổ chức tại Paris2, được công nhận là tổ chức đặt ra tiêu chuẩn quốc
tế và có nhiều nỗ lực về chống rửa tiền, đã đưa ra định nghĩa súc tích cho thuật ngữ
rửa tiền, đó là “việc xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp

pháp của chúng và nhằm hợp pháp hóa những món lợi bất chính từ hành vi phạm
tội”.
Theo khoản 1, Điều 4, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, rửa tiền là hành
vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà
có, bao gồm:
a. Hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;
b. Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh
trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
c. Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do
phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Một cách đơn giản, rửa tiền là việc biến đồng tiền phạm pháp thành đồng
tiền hợp pháp để sử dụng.
1.1.2. Đặc điểm
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy, mặc dù hiện nay có nhiều cách hiểu
và định nghĩa khác nhau về rửa tiền nhưng nhìn chung hoạt động rửa tiền chứa
đựng một số đặc điểm nhận diện sau:
Một là, nguồn gốc của tiền được rửa là tiền hoặc tài sản có được từ các hoạt
động phạm pháp. Những hoạt động tội phạm này được coi là nguồn của hoạt động
rửa tiền. Đối với từng quốc gia khác nhau thì cách quy định tội phạm nguồn cũng có
sự khác nhau nhưng hầu như được quy định rất rộng. Theo khuyến nghị của FATF
thì có khoảng 20 nhóm tội phạm được chỉ định là tội phạm nguồn của tội rửa tiền
như tội phạm có tổ chức, buôn người, ma túy, tham nhũng…3.
Như vậy, dù nguồn gốc của tiền đem rửa là đa dạng, nhưng bản chất thì đó là
tiền bất hợp pháp có được từ những hoạt động phạm tội.
Hai là, chủ thể của hoạt động rửa tiền rất đa dạng. Đó có thể là người trực
tiếp phạm tội hoặc là người liên quan đến tội phạm hoặc bị mua chuộc, dụ dỗ, đó
2

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền-FATF, ngày
truy cập 16/5/2016.

3
ngày
truy cập 16/5/2016.


8

cũng có thể là những tổ chức hoặc cá nhân từ nhiều tầng lớp khác nhau, tuy nhiên
đều có đặc điểm chung là được hưởng lợi từ hoạt động tội phạm nguồn.
Ba là, mục đích của hoạt động rửa tiền là hướng tới hợp pháp hóa các khoản
tiền và tài sản có được từ các hoạt động tội phạm, tức là che giấu nguồn gốc thực
sự nhằm biến tiền bẩn thành tiền sạch để đưa vào lưu thông, sử dụng một cách hợp
pháp. Từ đó, những khoản tiền này sẽ không bị các cơ quan chức năng nghi ngờ,
điều tra và tịch thu, đồng thời bản thân chủ thể của hoạt động rửa tiền cũng sẽ
không bị cơ quan chức năng phát hiện và truy tố về hành vi phạm tội trước đó.
Khi việc rửa tiền thành công thì chủ thể rửa tiền có thể dùng số tiền đó để
phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc tiếp tục tiếp tay nhằm tài trợ cho các tội phạm
khác, đây chính là điều mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế lo ngại, đặc biệt là số
tiền này có thể dùng để tài trợ cho tội phạm khủng bố đã và đang gây nên những bất
ổn trên toàn cầu.
Bốn là, hoạt động rửa tiền luôn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Tác động của chúng ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các mặt của đời sống, từ chính trị
đến kinh kế, xã hội…(những phân tích sâu về vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở
phần tiếp theo của luận văn).
Năm là, hoạt động rửa tiền diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, việc
giao thương, định cư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao
giờ hết và không có một quốc gia nào nằm ngoài xu thế này. Mỗi năm, hàng tỷ đô la
Mỹ và các ngoại tệ khác đã được đầu tư, chuyển dịch từ nước này sang nước khác.
Lợi dụng tình hình đó, bằng nhiều thủ đoạn và phương thức khác nhau mà những
khoản tiền bất hợp pháp vẫn đang được lưu chuyển, tẩy rửa khắp nơi trên thế giới.

Điều này cho thấy hoạt động rửa tiền không chỉ đơn thuần gây nguy hiểm cho từng
quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới nói chung.
Sáu là, hình thức rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nếu như
trước đây hoạt động rửa tiền thường sử dụng phương thức mua vàng, đá quý, bất
động sản… bằng tiền mặt thì hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống
tài chính toàn cầu, tội phạm rửa tiền đã hướng đến việc sử dụng hệ thống ngân hàng
để thực hiện các giao dịch tài chính phức tạp, khó lần dấu vết nhằm đưa những
khoản tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính thành những khoản thu nhập hợp pháp
làm lũng đoạn nền kinh tế.


9

Hoạt động rửa tiền, bề ngoài có vẻ vô hại nhưng thực tế lại là loại hoạt động
có tổ chức và vô cùng nguy hiểm. Rửa tiền vừa là công cụ, vừa là động lực của các
tổ chức tội phạm. Khi tiền bẩn được đem đi rửa có nghĩa là trước đó đã xảy ra hoạt
động phạm pháp. Tiền có rửa được thì các băng nhóm tội phạm mới tồn tại được và
càng lao vào phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là khâu cuối cùng và
quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản
kếch xù.
Hình minh họa 1. Các nguồn hình thành tiền bẩn

1.1.3. Đối tượng tham gia vào các hoạt động rửa tiền
Đối tượng của hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham
gia vào quá trình rửa tiền với mong muốn hợp pháp hóa tiền và tài sản có được từ
hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó.
Có thể xếp những người rửa tiền thành các nhóm sau:
- Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…).
- Những người tham nhũng.
- Những người muốn tránh thuế, nói chung là những người muốn giữ kín thu

nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình.
- Những người tham gia vào các tổ chức khủng bố.
Tiền bẩn thậm chí có thể phát sinh từ các doanh nghiệp làm ăn công khai,
chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai
phương pháp để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là
hợp pháp. Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả
việc lập công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là
phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai


10

man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty, tập đoàn xuyên
quốc gia (như trường hợp của Công ty Coca-cola, Công ty PepsiCo Việt Nam)4.
Tất nhiên, các nhóm trên không hoàn toàn biệt lập: tham nhũng, rửa tiền, và
kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau, và tiếp sức cho
nhau. Ví dụ, tham nhũng thì cần có người hỗ trợ để rửa tiền, người rửa tiền này có
thể là tội phạm chuyên nghiệp, hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh
nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ cho hoạt động rửa
tiền.
Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như
Mỹ và cộng đồng Châu âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những
cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý
hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật với tội danh rửa tiền.
1.1.4. Nguyên nhân và điều kiện phát triển nạn rửa tiền
Có thể nói, biến tướng nổi bật nhất của bộ máy rửa tiền là ngày càng xâm
nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề tương đối có uy tín trong xã
hội (như các ngân hàng lớn, hiệp hội thể thao, cơ sở văn hóa, thậm chí là các cơ
quan từ thiện). Qua đó, cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng

và quy mô hơn.
Nhìn chung, hình thức rửa tiền cũng đang trải qua nhiều thay đổi: bên cạnh
hình thức truyền thống như tiền mặt, hệ thống ngân hàng… bọn tội phạm còn sử
dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác (như chứng khoán) hoặc
hình thức “hàng đổi hàng” (như ma túy đổi lấy vũ khí).
Từ thập kỷ 1990, “công nghiệp rửa tiền” có thêm nhiều “cú hích” do các thay
đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ, từ đó
tạo cơ hội cho nạn rửa tiền ngày càng phát triển. Một số điều kiện và “cú hích” có
thể kể đến đó là:
Thứ nhất, Sự khiếm khuyết, chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Tội phạm rửa tiền được định nghĩa lần đầu tiên trong Công ước Vienna của
Liên Hợp Quốc từ năm 1988. Đến tháng 7/1989, Nhóm hành động tài chính
(Groupe d'action financière - GAFI) được thành lập với sự tham gia của 130 chuyên
4

Nguyễn Thị Thu Hoài (2015), Tạp chí Tài chính, kỳ 2 số tháng 12-2015, Hà Nội, tr.15-18.


11

gia đến từ 15 quốc gia, và nhóm này đã đưa ra 14 nghị quyết về phòng, chống lạm
dụng hệ thống ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp, củng cố hệ thống hình sự của
các nước thành viên và phát triển hợp tác quốc tế. Ở góc độ quốc gia, mãi đến cuối
những năm 1980 và 1990, hầu hết các quốc gia trên thế giới mới đưa tội rửa tiền
vào bộ luật hình sự. Một số nước như: Trung Quốc, Đan Mạch, Bồ Đào Nha,
Luxembourg mới chỉ quy định các tội rửa tiền liên quan tới ma túy. Trong khi đó
các nước như: Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp quy định rửa tiền nằm trong các nhóm
tội phạm nghiêm trọng như: buôn bán ma túy, vũ khí, mại dâm, buôn người. Một số
nước như: Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Bỉ, Áo … và Việt Nam lại quy định tội rửa tiền
cho các loại tội phạm.

Thứ hai, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối, nhất là giai
đoạn đầu những năm thập kỷ1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và
ngược lại, là hoàn toàn tự do. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng
chung một thứ tiền (như đồng tiền chung châu Âu- Euro), hoặc công nhận đô la Mỹ
hay Euro như là nội tệ bán chính thức bên cạnh tiền quốc gia của họ. Một số công
cụ tài chính mới (như các loại hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai…) đôi khi rất
phức tạp, đã xuất hiện. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được
chuyển từ nước này sang nước khác nhanh chóng, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan
chức năng.
Thứ ba, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, đặc biệt trong
vòng từ 10 -15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên thông
thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu ngày càng tăng và mức độ phức tạp
cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính phát sinh càng nảy
sinh nhiều cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc biến tiền bẩn thành
luồng tiền sạch.
Thứ tư, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng quyết liệt giữa các nước, các công
ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian
khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm
muộn gì cũng có ngân hàng, hay các công ty chứng khoán, sẵn sàng nhận tiền của
họ mà không cần biết nguồn gốc của tiền.
Thứ năm, là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước, ngân
hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất.
Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã bị những người rửa tiền lợi dụng
triệt để, trong khi đó, ở lĩnh vực này, các cơ quan chức năng tỏ ra chậm chạp hơn


12

nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương hay xuyên quốc gia. Ngày
nay, hầu hết dịch vụ tài chính đều có thể thực hiện trong nháy mắt từ bất kỳ nơi nào

trên thế giới. Phí giao dịch cũng hạ thấp: phí ngân hàng có thể được giảm tới 40%
khi khách hàng giao dịch qua điện thoai/fax thay vì đích thân đến ngân hàng, và
giảm tới 98% khi dịch vụ ấy được thực hiện qua internet.
Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet. Những trang
web “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược... thường được dùng để rửa tiền vì các cơ
quan chức năng khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai5.
Những điều kiện và kẽ hở này đã được bọn tội phạm rửa tiền lợi dụng triệt
để. Trong khi đó, các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương
tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi thực hiện sự phối hợp với các ngân hàng
thương mại hay với các cơ quan quản lý của các nước. Do vậy, để đảm bảo cho các
nền kinh tế trên thế giới được phát triển một cách bền vững, công tác phòng, chống
rửa tiền phải đặt ra ở tất cả quốc gia trên thế giới, không chỉ ở những nước phát
triển mà còn ở những nước đang phát triển, thông qua việc xây dựng luật phòng,
chống rửa tiền và các văn bản quy phạm pháp luật hướng tới kiểm soát chặt chẽ,
hạn chế những điều kiện như trên để từ đó đẩy lùi dần nạn rửa tiền.
1.1.5. Quy trình và các phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Tiền “bẩn” thường có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau…tuy nhiên, dù
hình thành từ hành vi phạm tội nào, để tiến hành rửa tiền, những kẻ rửa tiền thường
thực hiện qua các giai đoạn: sắp xếp, phân lớp và hòa nhập trong một quy trình
nhằm biến những đồng tiền có nguồn gốc phi pháp thành những đồng tiền có vẻ
ngoài hợp pháp như sau:
- Giai đoạn 1: sắp xếp (cài đặt)
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình rửa tiền liên quan đến việc bố trí
các khoản tiền phi pháp vào trong hệ thống tài chính ngân hàng hoặc các hệ thống
khác. Việc này có thể được thực hiện bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân
hàng, mua bán chứng khoán, bảo hiểm… Trong giai đoạn này, khả năng phát hiện
ra các giao dịch liên quan đến rửa tiền là cao nhất. Khi thực hiện hành vi phạm tội,
tội phạm thường thích tiền mặt vì tính vô danh, thanh khoản cao, nhưng khi những
đồng tiền này được sắp xếp đưa vào các định chế tài chính và phi tài chính, thì theo
5


Trần Hữu Dũng, Thời báo kinh tế Sài Gòn (số ra ngày 22/12/2005),
ngày truy cập 18/5/2016.


13

quy định các định chế tài chính này phải thực hiện việc ghi chép, hạch toán kế toán
phản ánh các giao dịch phát sinh và lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến các giao
dịch đó trong một thời gian nhất định. Việc lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã giúp cho việc
dựng lại các giao dịch tài chính để phân tích, phát hiện ra những giao dịch bất
thường, không phù hợp với bản chất kinh doanh của khách hàng và giúp các cơ
quan điều tra có được chứng cứ để chứng minh chúng có nguồn gốc từ hoạt động
bất hợp pháp.
- Giai đoạn 2: phân lớp (phân tán)
Đây là giai đoạn thứ hai trong quy trình rửa tiền, sau khi các khoản tiền bất
hợp pháp được bố trí đưa vào hệ thống ngân hàng. Những kẻ rửa tiền cũng có thể
che giấu việc này thông qua hình thức thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ hay là
chuyển vốn vào một công ty “bình phong” hoặc công ty vỏ bọc. Thực chất, đây là
quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch, đồng tiền sẽ được chuyển dịch đi khắp nơi,
quay vòng nhiều lần nhằm xóa bỏ dấu vết tội phạm, làm cho chúng ngày càng xa
dần nguồn gốc ban đầu.
- Giai đoạn 3: hòa nhập (tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh doanh
hợp pháp)
Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng khi những kẻ rửa tiền tiến hành hòa
nhập những khoản tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp vào nền kinh tế. Tiền sẽ
được phân phối trở lại vào nền kinh tế bằng các hành vi tiêu dùng, đầu tư vào các
doanh nghiệp và đầu tư tài chính…
Như vậy, quy trình rửa tiền bắt đầu bằng việc bố trí, sắp xếp tiền “bẩn” vào
hệ thống tài chính ngân hàng, sau đó chúng được phân tán thông qua các giao dịch

mua bán, chuyển tiền và cuối cùng là hòa nhập vào nền kinh tế, lúc này nó dường
như đã trở thành đồng tiền “sạch” và được bọn tội phạm sử dụng mà không lo các
cơ quan thực thi pháp luật lần ra dấu vết.
Về cơ bản, quy trình rửa tiền gồm ba giai đoạn trên. Mặc dù vậy, không phải
vụ rửa tiền nào cũng bắt buộc trải qua tất cả các giai đoạn mà có thể xảy ra theo
từng giai đoạn riêng rẽ và khác biệt, nhưng trong nhiều vụ việc chúng có thể xảy ra
đồng thời, điều này tùy thuộc vào phương thức, thủ đoạn rửa tiền được kẻ rửa tiền
lựa chọn, thực hiện.


14

1.1.6. Cách thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Việc nghiên cứu cách thức, thủ đoạn rửa tiền rất hữu ích đối với các nhà
quản lý ngân hàng, giúp các nhà quản lý ngân hàng hiểu được các khách hàng có
dấu hiệu nghi vấn hay không để đưa ra các quy định, biện pháp phòng ngừa kịp
thời.
Có rất nhiều cách để bọn tội phạm có thể rửa tiền như đã trình bày ở trên, tuy
nhiên, dưới góc độ rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thì có thể kể đến một số phương
thức chủ yếu sau:
1.1.6.1. Rửa tiền thông qua việc sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp
- Sử dụng Visa, hộ chiếu giả để mở tài khoản.
- Tiền gửi “tí hon”: phương pháp này đòi hỏi phải chia số tiền lớn thành
những khoản nhỏ thấp hơn hạn mức ngân hàng phải báo cáo giao dịch với cơ quan
chức năng nhằm giảm thiểu nghi ngờ.
- Sử dụng các ngân hàng nước ngoài: bọn rửa tiền thường gửi tiền thông qua
các tài khoản nước ngoài khác nhau ở các nước có luật bảo mật ngân hàng, tức cho
phép giao dịch ngân hàng ẩn danh. Hiện nay, các “thiên đường bảo mật" hàng đầu
bao gồm Thụy Điển, Mỹ, Bahrain, quần đảo Cayman, Hồng Kông, Panama và
Singapore6.

1.1.6.2. Rửa tiền thông qua việc lợi dụng hệ thống ngân hàng làm trung gian
- Thông qua hợp đồng tín dụng hoặc thương mại để chuyển tiền.
- Thực hiện thủ đoạn mua bán, xuất nhập khẩu với nước ngoài thông qua hợp
đồng L/C, bảo lãnh ngân hàng.
- Mua trái phiếu hoặc cổ phiếu do ngân hàng phát hành.
- Lợi dụng ngân hàng để gửi tiết kiệm đối với tiền bẩn, sau đó mở tài khoản
ngân hàng để chuyển tiền hoặc mua trái phiếu, tín phiếu. Một thời gian sau, chúng
rút toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp hoặc
mang các giấy tờ có giá đi cầm cố, thế chấp để vay một khoản tiền khác.
1.1.6.3. Dấu hiệu nhận biết có hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

6

Financial Secrecy Index- 2015 Result, />ngày truy cập 30/5/2016.


15

Trong các phương thức rửa tiền hiện nay, rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là
một trong những phương thức mà tội phạm rửa tiền ưu tiên sử dụng với những thủ
đoạn hết sức tinh vi. Vì lẽ đó, việc xác định những dấu hiệu nhận biết giao dịch rửa
tiền qua ngân hàng là điều rất cần thiết.
Một số dấu hiệu rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của bọn tội phạm có thể
được định dạng và nhận biết bao gồm:
- Thông qua thông tin về khách hàng;
- Thông qua những tài khoản đang bị điều tra hoặc khởi kiện;
- Thông qua tính chất, đặc điểm của giao dịch;
- Thông qua các khoản vay có hoặc không có thế chấp.
1.2. Pháp luật về phòng, chống rửa tiền
Trước xu thế hội nhập sâu rộng với thế giới, hoạt động ngân hàng không

những chịu áp lực ngày càng gia tăng của bọn tội phạm trong nước mà còn phải đối
phó với nguy cơ các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng bởi lẽ hệ thống ngân hàng và
tài chính ở các nước khác nhau có sự phát triển không tương đồng, với các quốc gia
đang phát triển thì tỷ trọng sử dụng tiền mặt còn khá cao đã trở thành địa chỉ mà
bọn rửa tiền tìm đến. Do vậy, nhằm hạn chế và kiểm soát dần nạn rửa tiền, các tổ
chức quốc tế đã xây dựng nên một hệ thống chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa
tiền và các văn bản pháp lý quốc tế khác có liên quan, trong đó bao gồm là các
khuôn khổ về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
1.2.1. Một số vấn đề về phòng, chống rửa tiền
Xét về mặt thời gian, công tác phòng, chống rửa tiền gồm hai giai đoạn: giai
đoạn phòng và giai đoạn chống; và mỗi giai đoạn đều có vai trò nhất định của nó và
có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ trợ cho nhau. Giai đoạn phòng
ngừa thường “đi trước” và được thực hiện trước giai đoạn chống. Công tác phòng
ngừa hoạt động rửa tiền được thực hiện bởi “tiền tuyến” - những người, theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công của từng tổ chức, có trách nhiệm giao tiếp, tiếp xúc
với các chủ thể có những nguồn tiền phạm tội, bao gồm cả những người có chủ ý và
tìm mọi phương thức để rửa tiền và cả những người vô tình có hành vi rửa tiền mà
không hề hay biết, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật.
Nếu hiểu một cách chung nhất thì phòng ngừa hiệu quả hoạt động phòng
chống rửa tiền chính là những biện pháp được triển khai nhằm hạn chế lượng lớn
tiền bẩn, không cho “xâm nhập” hay hòa trộn vào các loại nguồn vốn sạch khác


16

trong nền kinh tế. Đồng nghĩa với điều này, công tác phòng ngừa tội phạm rửa tiền
sẽ góp phần bảo vệ những nhà đầu tư chân chính, đảm bảo hiệu quả khai thác và sự
cạnh tranh lành mạnh của những nguồn vốn sạch. Giai đoạn chống được coi là giai
đoạn sau của công tác phòng, chống rửa tiền. “Chống” đồng nghĩa với việc “xử lý”
khi tiền bẩn đã nằm trong các quy trình rửa tiền nhưng bị các cơ quan chức năng

phát hiện. Việc xử lý chính là việc tiến hành các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử tội
phạm, buộc chúng phải chịu hình phạt thích đáng của pháp luật. Việc xử lý cũng
nhằm mục tiêu không cho tội phạm thụ hưởng những khoản thu do các hành vi
phạm tội được chính người phạm tội nguồn hoặc người khác thực hiện tội phạm
nguồn mang lại. Nó bao gồm việc truy tìm, niêm phong, phong tỏa, tịch thu. Và như
vậy, công tác chống tội phạm rửa tiền sẽ là bước triệt để nhất tạo nên hiệu quả của
công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền. Công tác chống tội phạm rửa tiền sẽ mang
lại sự công bằng cho xã hội, một mặt trừng trị thích đáng những người vi phạm
pháp luật, mặt khác răn đe những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội. Xã hội
khi có sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật như vậy sẽ có động lực để phát
triển và tạo tiền đề, đúng hơn là đảm bảo môi trường lành mạnh cho những yếu tố
lành mạnh phát triển.
Xét về mặt cơ chế, công tác phòng, chống rửa tiền đòi hỏi một hệ thống thống
nhất từ Trung ương xuống địa phương, từ cơ quan quản lý đến các tổ chức, cá nhân
chịu sự quản lý, từ các cơ quan lập pháp đến các cơ quan hành pháp và tư pháp, từ
sự phối kết hợp trong nước đến việc hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp giữa các đối tác, các
chủ thể, các quốc gia khác nhau. Tội phạm rửa tiền nói riêng, tội phạm nói chung
thông thường tìm nơi trú ẩn trong những khu vực, nơi ít có sự kiểm soát nhất, nơi
pháp luật yếu kém, lỏng lẻo nhất, nơi hệ thống hành pháp dễ bị tổn thương, dễ bị
mua chuộc, dễ bị thao túng nhất và nơi, nếu có bị phát hiện, thì ít cơ hội bị xử phạt
nhất hoặc, nếu có hình phạt, kể cả phạt tù, cũng không có gì đáng lo ngại so với
mức lợi nhuận thu được từ hoạt động phạm pháp mà chúng đã, đang và sẽ thực
hiện. Hơn nữa, khi một mắt xích trong chuỗi hệ thống phòng, chống rửa tiền của
một quốc gia bị yếu kém, bị tội phạm xâm phập, phá vỡ hay uốn cong và lợi dụng,
cũng như một mắt xích trong hệ thống tài chính thế giới bị lợi dụng làm kênh chu
chuyển tiền tội phạm, làm vỏ bọc cho các hoạt động bất hợp pháp của các băng
nhóm tội phạm thì hệ thống phòng, chống rửa tiền của quốc gia đó sẽ bị vô hiệu, hệ
thống phòng, chống rửa tiền của thế giới sẽ không hiệu quả. Vì vậy, công tác phòng,
chống rửa tiền ở khía cạnh này sẽ là công cụ hữu hiệu để chống tham nhũng một
cách có hiệu quả và triệt để trong phạm vi một quốc gia cũng như phạm vi toàn thế



17

giới. Và như vậy, công tác phòng, chống rửa tiền sẽ minh bạch hóa, lành mạnh hóa
bộ máy nhà nước của một quốc gia, làm gia tăng sự bền vững của hệ thống tài chính
thế giới và tăng cường sự phối kết hợp, tương trợ nhau giữa các quốc gia trên thế
giới. Cơ chế phòng, chống rửa tiền tại các quốc gia trên thế giới hiện nay vô cùng
chặt chẽ, bao gồm khuôn khổ pháp lý đồng bộ liên quan để đảm bảo có một “hàng
rào” bảo vệ vững chắc cho nền kinh tế. Vì vậy, nếu một quốc gia được coi là nơi ẩn
náu của tội phạm rửa tiền hoặc là “thiên đường” để chu chuyển các luồng vốn bất
hợp pháp thì quốc gia đó phải đối mặt với những khó khăn trong mọi quan hệ với
cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trên thế giới sẽ áp dụng các biện pháp đối kháng
như: hạn chế hoặc chấm dứt mối quan hệ ngân hàng đại lý, không cho mở mới hoặc
rút giấy phép hoạt động của các chi nhánh của các định chế tài chính, tăng cường
kiểm soát đối với mọi giao dịch phát sinh liên quan đến tổ chức, cá nhân của quốc
gia đó hoặc phát sinh có liên quan đến quốc gia đó. Khi bị đánh giá là một quốc gia
có cơ chế phòng, chống rửa tiền yếu kém, một quốc gia có thể bị giảm sút về uy tín
trên trường quốc tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút và sẽ chịu nhiều
chi phí, lãi suất cao hơn so với những quốc gia được đánh giá là có hệ thống phòng,
chống rửa tiền mạnh. Chính vì vậy, công tác phòng, chống rửa tiền có hiệu quả sẽ
làm gia tăng uy tín của một quốc gia, từ đó củng cố được lòng tin của các nhà đầu
tư và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.
1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng chống rửa tiền
Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì sự giao lưu kinh tế
giữa các quốc gia vì đó cũng phát triển theo. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
kinh tế xã hội thì hoạt động rửa tiền vì thế cũng phát triển theo dòng lưu chuyển vốn
tự do đó. Như đã phân tích ở trên hoạt động rửa tiền có tác hại rất nghiêm trọng tới
kinh tế - xã hội và hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Vì vậy, phòng chống rửa
tiền là một việc làm cần thiết và cấp thiết. Có nhiều phương pháp để phòng, chống

rửa tiền và mỗi quốc gia khác nhau thì sự lựa chọn lại khác nhau, tuy vậy, một
phương pháp được mọi quốc gia lựa chọn là xây dựng và thực thi pháp luật phòng,
chống rửa tiền. Pháp luật phòng chống rửa tiền là tập hợp các quy phạm pháp luật
hướng tới việc nhận diện các hành vi rửa tiền, quy định các biện pháp phòng chống
rửa tiền đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ
chức cá nhân có liên quan và quy định các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực
phòng, chống rửa tiền. Có thể nói đây là công cụ quan trọng bậc nhất trong công tác
phòng, chống rửa tiền. Bởi pháp luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội phát sinh


18

trong nhiều lĩnh vực, được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, buộc
các chủ thể phải tuân theo và các quy phạm pháp luật có hiệu lực trong thời gian
tương đối dài và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ.
Hơn thế nữa, một hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền mạnh góp phần
chống tội phạm rửa tiền và các tội phạm khác có tính chất là tội phạm nguồn. Vì khi
kẻ thực hiện hành vi rửa tiền bị truy tố và buộc tội thì sẽ tạo điều kiện cho việc truy
tố những kẻ trực tiếp, gián tiếp hoặc giúp đỡ thực hiện các hành vi phạm tội trước
đó. Đồng thời làm tăng cường sự ổn định và kích thích phát triển kinh tế do ngăn
cản được sự can thiệp của các tổ chức tội phạm rửa tiền vào nền kinh tế, từ đó sẽ
định hướng đúng cho các khoản đầu tư vào sản xuất và dịch vụ để tăng năng suất
của nền kinh tế của một quốc gia.
Bên cạnh đó, rửa tiền hiện nay được coi như là một vấn nạn trên toàn thế giới,
rửa tiền cũng được thực hiện bởi nhiều giao dịch tài chính phức tạp xuyên quốc gia.
Vì vậy công cuộc chống rửa tiền không chỉ dựa vào nỗ lực của mỗi quốc gia mà các
quốc gia còn phải liên kết với nhau để phòng, chống rửa tiền. Chính vì vậy mà rất
nhiều Điều ước quốc tế trong lĩnh vực này ra đời, nhiều tổ chức quốc tế về phòng,
chống rửa tiền như FATF, Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền
(APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính khu vực Caribê… cũng đã được thành lập,

nhằm tạo ra các thiết chế xuyên quốc gia để những nỗ lực phòng, chống rửa tiền
hiệu quả hơn trên thực tế.
Tóm lại, công cuộc phòng, chống rửa tiền hiện nay đang yêu cầu các quốc gia
phải có một hệ thống quy phạm pháp luật phòng, chống rửa tiền đủ mạnh và yêu
cầu về công tác hợp tác quốc tế để ngăn chặn và chống lại các hành vi rửa tiền cũng
như tháo gỡ hậu quả mà rửa tiền gây ra.
1.2.3. Pháp luật phòng chống rửa tiền của một số nước trên thế giới
1.2.3.1. Pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ
Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và
nghiêm ngặt nhất trên thế giới, trong đó tất cả các tổ chức tài chính và nhân viên
đều phải tuân theo Đạo luật bảo mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và Đạo luật sửa
đổi, bổ sung BSA (BSA*). Mục đích của BSA và BSA* là tạo ra một khung khổ
pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm trốn thuế, rửa tiền… bằng cách yêu cầu các


×