phòng GD&ĐT lâm Thao
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8
Môn : Địa lí
Năm học 2008-2009
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: Gió mùa ở Châu á hoạt động mạnh ở các khu vực nào ? Giải thích sự hình thành
gió mùa mùa đông ở Châu á ?
Câu 2: Vẽ hình và điền các đới khí hậu, các loại gió mùa chính trên trái đất ?
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau về nhiệt độ và lợng ma trung bình của TP Hồ Chí
Minh:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ (
0
C)
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
Lợng
ma
(mm)
14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48
a. Trình bày chế độ nhiệt và chế độ ma ở TP Hồ Chí Minh ?
b. Giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh nóng quanh năm và có mùa khô sâu sắc ?
Câu 4: Hãy nêu những vai trò, ý nghĩa của biển nớc ta ? Chúng ta cần sử dụng, bảo vệ
tài nguyên biển hiện nay nh thế nào ?
phòng GD&ĐT lâm Thao
Hớng dẫn chấm bài thi hSNK lớp 8
Môn : Địa lí
Năm học 2008-2009
Câu 1: ( 2 điểm )
*Gió mùa ở Châu á hoạt động mạnh ở các khu vực: Đông á, Nam á, Đông Nam
á. ( 0,5 điểm)
*Sự hình thành gió mùa đông ở Châu á: ( 1,5 điểm)
- Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông á thổi theo hớng chính là Tây Bắc - Đông
Nam., ở Nam á và Đông Nam á theo hớng Đông Bắc Tây Nam.
- Về mùa đông trên lục địa Châu á hình thành cao áp Tây Xi Bia đồng thời ở Nam
Thái Bình Dơng, ấn Độ Dơng ( vùng xích đạo) hình thành áp thấp. Không khí di chuyển
từ nơi áp cao Xi Bia ( ở cận cực) khô và lạnh giá về áp thấp vùng xích đạo qua khu vực
Đông á theo hớng Tây Bắc - Đông Nam qua khu vực Nam á và Đông Nam á theo hớng
Đông Bắc Tây nam, có đặc điểm lạnh và khô.
Câu 2: (2 điểm)
Vẽ hình và điền các đới khí hậu, các loại gió mùa chính trên trái đất:
- Từ 2 vòng cực tới 2 cực là đới lạnh.
- Đới lạnh có gió Đông cực.
- Từ 2 chí tuyến về 2 vòng cực là đới ôn hòa, có gió tây ôn đới.
- Từ chí tuyến Bắc tới chí tuyến Nam là đới nóng, có gió Tín Phong hay còn gọi là
gió Mậu Dịch.
Câu 3: 2 điểm
a. Chế độ nhiệt và chế độ ma (1 điểm)
Chế độ nhiệt :
- Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình > 25
0
C
- Nhiệt độ điều hòa quanh năm. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng t: 28,9
0
C , thấp nhất
là tháng 12: 25,7
0
C . Biên độ nhiệt nhỏ chỉ khoảng 3,2
0
C.
Chế độ ma : ma theo mùa.
- Mùa ma từ tháng 5 đến tháng 11, ma nhiều nhất là vào tháng 9: 327 mm.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, ma ít nhất là vào tháng 2: 4mm.
b. Giải thích (1 điểm )
- TP Hồ Chí Minh nóng quanh năm: Do vị trí gần đờng xích đạo nơi quanh năm nhận
đợc lợng nhiệt và ánh sáng mặt trời lớn nhất. Hầu nh không chịu ảnh hởng của gió
mùa đông bắc vì bị các dãy núi ngăn chặn.
- Có mùa khô sâu sắc: Mùa khô do ảnh huởng của gió đông bắc nên khô.
Câu 4: (4 điểm)
*Vai trò ý nghĩa của biển nớc ta ( 3 điểm)
- Đối với việc hình thành các cảnh quan tự nhiên:
+ Biển là nguồn cung cấp hơi nớc mang tính Hải dơng, giảm bớt tính khô hạn
( mùa đông) và gây ma lớn ( mùa hạ) làm độ ẩm không khí cao ( trên 80 %); điều hòa
khí hậu tạo nên môi trờng tự nhiên trong sạch dễ chịu.
+ Do tác động của biển hình thành các cảnh quan tự nhiên càng phong phú đa
dạng: các cồn cát, đầm, phá, rừng nớc mặn, nớc lợ.
- Đối với kinh tế:
+ Biển nớc ta là vùng giàu hải sản nhất của Biển Đông: sản lợng hải sản vợt quá 1-
2 triệu tấn/ năm.
+ Những đầm, phá, vũng, vịnh khuất gió thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản và
neo đậu tàu thuyền.
+ Biển nớc ta là kho muối khổng lồ với những cánh đồng muối nổi tiếng nh: Văn
lý, Sa Huỳnh, Cà Ná.
+ Các cồn cát, đụn cát chất lợng tốt ở Quảng Ninh, Quảng Bình, Nha Trang là
nguyên liệu quí của công nghiệp thủy tinh, pha lê.
+ Đáy biển, thềm lục địa rộng có nhiều tài nguyên khoáng sản ( kim loại quí, dầu
khí).
+ Bờ biển có các danh lam thắng cảnh, các bãi tắm đẹp là cơ sở phát triển kinh tế
du lịch nh Hạ Long, Trà cổ, Nha Trang
+ Mặt nớc biển là tiềm tàng những năng lợng to lớn và đờng giao thông quốc tế
quan trọng.
*Việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên biển nớc ta cần phải nh thế nào? ( 1 điểm)
+ Phải khai thác sử dụng tài nguyên biển một cách tiết kiệm, hợp lí, có kế hoạch, khai
thác khoa học và lâu dài.
+ Chống ô nhiễm môi trờng nớc biển do khai thác dầu mỏ, đánh bắt hải sản bừa bãi;
do chât thải công nghiệp; do các phơng tiện giao thông để bảo vệ các sinh vật biển.