Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những sai lầm khi xây dựng thương hiệu trên facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.21 KB, 6 trang )

Những lầm tưởng của NGƯỜI KINH DOANH 2015 trên mạng
xã hội’’
Đúng như tiêu đề: “ Những sai lầm ( lầm tưởng ) của nguời kinh doanh 2015 Trên mạng xã
hội’’. Hôm nay Sang chia sẻ một vài điều cần lưu ý và rút kinh nghiệm giúp các cửa hàng thể
thao sử dụng mạng Facebook truyền thông, tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn!
Để hiểu hơn về những sai lầm bạn đăng mắc phải, trước tiên bạn tự trả lời các câu hỏi dưới
đây: ( Đặt mình ở vị trí kinh doanh sản phẩm thể thao để trả lời )
1. Bạn sử dụng Facebook để làm gì?
a. Bán Hàng
b. Tiếp thị và truyền thông cho cửa hàng
c. Tìm khách hàng và nhà phân phối
d. Tất cả các phương án trên
2. Bạn tham gia khóa học về Facebook Marketing cách đây bao lâu?
a. Hơn 1 năm
b. Các đây 6 tháng
c. Vừa mới tham gia
d. Chưa tham gia 1 khóa học nào, chỉ tham khảo qua internet
3. Bạn đã biết sử dụng những kênh nào của Facebook
a. Trang cá nhân ( Profile )
b. Nhóm ( Groups )
c. Trang người hâm mộ ( Fanpage )
d. Tạo sự kiện ( Events )
e. Tất cả các kênh nói trên
4. Bạn đã biết sử dụng các Ứng dụng và phần mở rộng của Facebook để quảng cáo
a. Viết ghi chú _ Notes ( Ở trong Fanpage và Profile )
b. Ưu đãi, Khuyến mại, Mốc ( ở trong Fanpage )
c. Đăng sản phẩm ( ở trong Groups )
d. Đăng ảnh / Video + Viết nội dung ( content )
e. Tất cả các ứng dụng nói trên
5. Bạn quảng cáo hàng hóa như thế nào trên facebook
a. Tôi chưa từng sử dụng tính năng quảng cáo nào


b. Tôi sử dụng Facebook Ads
c. Tôi sử dụng một số ứng dụng khác ( đăng bài tự động, Like Fan từ 1 bên thứ 3…)
d. Tôi tự đăng sản phẩm sau đó tự chia sẻ vào các groups, tag khách hàng vào bài viết.
6. Bạn có dùng Facebook để kết nối mọi người tới 1 trang web khác
a. Tôi không có trang web nào khác ngoài kên bán hàng facebook
b. Tôi có 1 website và dùng Facebook để tiếp thị
c. Tôi có tạo 1 kênh bán hàng từ 1 kênh thương mại điện tử khác
d. Tôi có cả website, trang tin tức và kênh thương mại điện tử, tôi không chỉ dùng Facebook mà
còn dùng nhiều mạng xã hội khác để tiếp thị sản phẩm!


Qua các câu hỏi trên, chắc bạn cũng mường tượng ra, Facebook có rất nhiều tính năng hỗ trợ bạn,
không chỉ trong việc bán hàng và còn giúp xây dựng thương hiệu online rất hiệu quả. Với Sang,
Facebook là một kênh để góp vào xây dựng thương hiệu cho chính công ty mình. Nếu không làm
đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng "giết chết" thương hiệu của mình.
Làm tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội là đưa lại thông tin có giá trị cho khách hàng
thông qua các nội dung mang tính giáo dục, giải trí và các thông tin giảm giá, khuyến mại dành riêng
cho những người theo dõi của bạn.
A – TRANG CÁ NHÂN
1.

Khi mở Profile nên chọn một cái tên thân thiện, dễ gần để tạo thiện cảm với khách
hàng. Có thể dùng chính tên của bạn, hoặc “tên + sản phẩm” mà bạn đang bán.
VD như: Ngân túi, Hằng túi…

2.

Thường xuyên post những thông tin hữu ích liên quan đến mặt hàng mà bạn đang
bán.


3.

Nên đầu tư cho nội dung hay, hình ảnh sản phẩm đẹp & chân thực, đưa thêm số
Hotline để khách hàng tiện liên hệ.

4.

Chăm chỉ tham gia các Group, Fanpage liên quan đến mặt hàng của bạn để tư vấn
khách hàng, trả lời comment, đây là một cách để tăng độ trust cho profile.

5.

Nhớ mở tính năng follow để khuyến khích mọi người theo dõi thông tin từ bạn.

6.

Đừng nghĩ cứ sale nhiều là khách hàng sẽ thích. Cứ post 10 thông tin hữu ích thì
post 1 sale thôi nhé. Nếu lúc nào vào trang của bạn cũng thấy đang sale mạnh thì
sẽ chẳng ai tin vào cái sale đó, thậm chí hàng của bạn còn bị nghĩ là hàng ế nên
mới phải sale liên tục để câu khách.

B – TRANG GROUP
1/ Lầm tưởng việc đăng bài trên Group là Facebook Marketing
Không khó để nhận thấy tâm lý post hàng tràn lan trên các nhóm hội Facebook, post càng nhiều
càng tốt, thậm trí dùng cả phần mềm để đăng bài trên hàng trăm hàng nghìn Group. Việc làm đó
không những không mang lại hiệu quả mà thậm trí còn khiến cho cộng đồng có ác cảm với sản
phẩm, dịch vụ mà bạn đang bán hàng mà thôi.


Facebook Marketing bao gồm việc nghiên cứu đánh giá đối thủ, phân tích hành vi tâm lý của đối

tượng mua hàng, khoanh vùng đối tượng để từ đó đưa ra những chiến lược, những nội dung phù
hợp, những biện pháp để thúc đẩy bán hàng, chăm sóc khách hàng và mang tính chất dài hạn, bền
vững.
2/ Lầm tưởng rằng khi đăng bài trên nick cá nhân thì tất cả bạn bè đều đọc được thông tin
Theo những thuật toán mới nhất của facebook thì chưa tới 5% số bạn bè có thể đọc được mỗi tin
đăng của bạn (facebook chỉ ưu tiên người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết có thể cập nhật
được những thông tin của bạn mà thôi), chính vì thế mà một lượng không nhỏ những người sử dụng
facebook để kinh doanh buôn bán tạo ra rất nhiều nick ảo và đăng bài thường xuyên nhưng lại không
mang lại hiệu quả dù mất rất nhiều thời gian công sức
Facebook cung cấp cho chúng ta rất nhiều các công cụ mạnh mẽ để phục vụ mục đích bán hàng, tuy
nhiên bạn phải có một kiến thức đủ sâu để có thể sử dụng chúng
3/ Lầm tưởng rằng càng đưa nhiều thông tin trong bài viết càng tốt
Hãy nhớ: Người dùng chỉ có 2s khi lướt qua bài viết của bạn. Vì thế đừng để họ cảm thấy “bội thực
thông tin” và nhanh chóng bỏ qua bài viết đó. Hãy xác định rõ được tập đối tượng khách hàng, chia
nhỏ nó, và cung cấp một lượng thông tin mà họ quan tâm nhất và bạn sẽ tạo được sự khác biệt so
với bài đăng của đối thủ, đừng cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào một bài đăng. Hãy thử tưởng tượng 1
bát cơm có khoảng 20 món trộn lẫn vào với nhau – sẽ có tương đối nhiều người không thể nuốt nổi
món đó phải không nào.
Tóm lại: Facebook là một môi trường kinh doanh màu mỡ với gần 30 triệu người dùng tại Việt Nam,
tuy nhiên hay trang bị một lượng kiến thức vững vàng về nó để có thể tạo được sự khác biệt so với
đối thủ của mình. Chúc các bạn thành công

C – TRANG FANPAGE


Qua một thời gian sử dụng Facebook vào việc tiếp thị đồ thể thao Trang Nguyên muốn xây dựng một
fanpage thương hiệu thành công, bạn cần phải tuyệt đối tránh không mắc phải 5 sai lầm chết
người.
1. Trình bày cẩu thả, không hấp dẫn
Hãy giữ cho trang fanpage nhìn luôn hấp dẫn và chuyên nghiệp. Muốn thế, bạn hãy sử dụng những

hình ảnh có chất lượng tốt, viết đúng ngữ pháp, chính tả và văn phong phù hợp.

Cần phải tránh tuyệt đối dùng những ảnh nền rối mắt, nhòe nhoẹt, nội dung bài đăng lủng củng, hình
ảnh mờ xấu… Nên nhớ rằng, hầu hết người theo dõi sẽ ngầm mặc định cách bạn trình bày fanpage
giống như việc bạn chăm chút ra sao cho sản phẩm của mình.
2. Tự quảng cáo quá lố
Facebook là một nền tảng được sinh ra để kết nối và giúp mọi người giải trí. Khách hàng theo dõi
fanpage của bạn là mong nhận được những thông tin được trình bày một cách chuyên nghiệp, hấp
dẫn và có chút ít tính giải trí chứ không phải để xem bạn tâng bốc chính mình.
Vì vậy, cách nhanh nhất để đánh mất người theo dõi là chẳng cần phải làm gì cả mà hãy liên tục tự
khen mình.
Trước kia, quy luật đăng nội dung trên fanpage thường là 80/20(%), nhưng giờ đây tỷ lệ hợp lý sẽ là
70/20/10(%).
Trong đó, 70% là nội dung bạn chia sẻ lên fanpage là những thông tin thú vị từ các nguồn khác, 20%
là các nội dung do bạn tự sản xuất (video, hình ảnh, bài viết PR… cho thương hiệu) và 10% để tự
khen mình. Hãy nhớ, chỉ 10% là quá đủ.
3. Không trả lời các bình luận và những phản hồi tiêu cực
Sở dĩ ngành tiếp thị trên các công cụ mạng xã hội có thể phát triển được là vì nó tạo ra một nền
tảng để làm dịch vụ khách hàng trực tuyến.
Nếu chừng nào bạn vẫn còn nghĩ rằng fanpage không giống như một diễn đàn chăm sóc khách hàng
thì tốt nhất, bạn đừng mở fanpage.


Khách hàng biết rằng họ có thể phản hồi cho bạn ngay tại đây và họ cũng muốn nhận về phản hồi
ngay tại đây, càng sớm càng tốt, nhất là những khi họ phàn nàn.

Có đôi khi khách hàng sẽ tế nhị nhắn riêng cho bạn nhưng cũng có khi họ sẽ bình luận thẳng thừng
để tất cả mọi người đều thấy. Bất kể trong trường hợp nào, bạn phải chứng tỏ rằng bạn chuyên
nghiệp và luôn coi khách hàng là thượng đế.
Hãy trả lời nhanh nhất, chuyên nghiệp, rõ ràng và cầu thị nhất. Đừng bao giờ tìm cách xóa bình luận

phản ứng của khách mà hãy like, và tìm cách khéo léo để nói chuyện trực tiếp với khách như gọi
điện thoại hoặc nói chuyện riêng.
Việc đó sẽ tránh cho khách nổi đóa giữa chốn công cộng, khiến thương hiệu của bạn bị thiệt đơn
thiệt kép: vừa mang tiếng không chuyên nghiệp, vừa bị phơi bày chuyện không hay giữa ‘chốn ba
quân’.
4. Admin fanpage có hồ sơ cá nhân xấu xí
Nên nhớ rằng, admin (người quản trị trang) chính là đại sứ cho thương hiệu của bạn trên mạng xã
hội. Bạn cần có những đòi hỏi rõ ràng về hồ sơ cá nhân của họ trên Facebook, đừng để nó quá xấu
xí, phản cảm hay chứa các nội dung không ổn. Một người mất uy tín trong cộng đồng mạng không
phù hợp để làm admin fanpage.

Không có gì tệ hại bằng việc khách hàng phát hiện ra rằng admin quảng cáo trang fanpage này là
một người thiếu chuyên nghiệp, nhiều tính xấu, có nhiều hình ảnh hoặc lời nói tiêu cực trên trang cá
nhân… Thậm chí, khách hàng có thể tự suy theo kiểu ‘doanh nghiệp thế nào, nhân viên thế nấy’.


Đồng thời, bạn cần có những thỏa thuận rõ ràng với người quản trị nghiệp vụ giao tiếp, am hiểu về
thương hiệu, kỹ năng giải quyết tình huống, khả năng quản lý rủi ro… để đảm bảo họ duy trì fanpage
một cách chuyên nghiệp nhất.
5. Sự trì trệ
Nếu bạn đã mở một fanpage, hãy cố gắng duy trì hoạt động của nó càng đều đặn và thường xuyên
càng tốt, dù nó đang có ít hay nhiều người theo dõi.
Nếu bạn không kham nổi việc này, tốt nhất hãy đóng trang fanpage lại, đừng để nó ở trong tình trạng
phủ bụi hay ngắc ngoải chờ… khai tử. Bạn nên hiểu rằng, những gì bạn thể hiện trên fanpage rất dễ
khiến người xem hình dung đến tình trạng của doanh nghiệp bạn. Vì vậy, thà không có fanpage, còn
hơn là có một trang fanpage không đàng hoàng và chỉn chu.




×