Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 35 trang )

Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Giới hạn nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở pháp lý:
2. Cơ sở lý luận:
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG
HÀ A
I. Khái quát tình hình địa phương và tình hình nhà trường:
1. Địa phương:
2. Nhà trường:
II. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A:
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
I. Nhiệm vụ, chức năng của giáo viên tiểu học:
II. Một số biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện phong trào :
KẾT QUẢ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ


Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

1

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật
thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong
những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học đó là kỹ năng
viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ sẽ là thuận lợi không nhỏ để
các em học tốt các môn học khác và ngược lại, chữ viết xấu, không đúng sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng học tập của các em.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết
người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các
em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của
mình”.
Ở trường tiểu học, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ xấu là hiện tượng
đáng báo động.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của phong trào “ Giữ vở
sạch, viết chữ đẹp” trong trường tiểu học.
- Các giáo viên nắm được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc rèn chữ giữ vở
cho học sinh..
- Thống nhất cách quản lý, chỉ đạo thực hiện phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ

đẹp” trong BGH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” của PHT trường Tiểu học Long Hà A.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” của PHT trường Tiểu học Long Hà A.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

2

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
- Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
trong hai năm học 2009 – 2010 và 2010-2011 ở trường tiểu học Long Hà A.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở
sạch, viết chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A.
- Đề xuất cách tiến hành một số biện pháp nâng cao chất lượng phong trào “ Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” trong năm học 2011-2012.
5. Giới hạn nghiên cứu:
Công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ở
trường Tiểu học Long Hà A.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu sách, báo , sách tham khảo.
- Phương pháp quan sát : Thông qua quan sát hoạt động của tổ khối
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế việc rèn chữ, giữ vở ở trường.

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực hiện phong trào, nắm bắt các mặt khó
khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả phong trào của trường trong 2 năm.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ
ĐẸP” TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Cơ sở pháp lý:
- PHT chuyên môn: là người giúp việc cho HT, chịu trách nhiệm trước HT về
công tác chuyên môn.
- Giáo viên tiểu học: là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong
trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình tiểu học.
* Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học giữ vai trò quyết định trong sự phát triển đúng
hướng của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, ấn tượng về người thầy tiểu học được

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

3

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
giữ mãi trong kí ức. Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, mỗi
lớp tiểu học có một giáo viên làm chức năng tổng thể tương ứng với cả ê kíp giáo viên
bậc học khác, đó chính là các giáo viên chủ nhiệm.
II. Cơ sở lý luận:
- Quản lý trường học: về bản chất là quản lý con người.

Là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào việc hoàn thành có chất lượng mục tiêu
dự kiến.
- Đội ngũ : là số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp.
Đội ngũ trong trường tiểu học là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục.
- Quản lý đội ngũ: là một mặt cấu thành của hoạt động quản lý đề cập đến con người
của tổ chức. Nói gọn lại: Quản lý đội ngũ là quản lý con người. Trong nhà trường đó
chính là việc chăm lo xây dựng và quản lý đội ngũ CBGV-CNV và học sinh. Quản lý
trường học chủ yếu tác động đến tập thể giáo viên để tổ chức và phối hợp hoạt động của
họ trong giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG
TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
I. Khái quát tình hình địa phương và tình hình nhà trường:
1. Địa phương:
Long Hà là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Bù Gia Mập mới được thành lập.
Xã có địa bàn rộng, dân cư đông, ở nhiều tỉnh thành chuyển đến, phân bố rải rác, phong
tục tập quán khác nhau, sống chủ yếu bằng nghề nông.
2. Nhà trường:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

4

Năm học: 2011 – 2012



Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
Trường tiểu học Long Hà A được đặt tại khu vực trung tâm, bên cạnh UBND và
trạm xá xã, là một trong các trường trọng điểm của huyện. Trong quá trình xây dựng và
phát triển, trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo ngành và địa phương.
Hàng năm, trường mở từ 19 – 20 lớp với trên 500 học sinh. Tổng số GV –
CB,CNV là từ 38 –> 40 người, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 27 -> 28. Đội
ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ.
Trường đã có các phòng chức năng, phòng học đảm bảo cho việc dạy và học đạt kết quả.
II. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A:
* Năm học 2009 - 2010 trường Tiểu học Long Hà A có 19 lớp với 525 học sinh trong
đó có 13 lớp 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 27.
* Năm học 2010 – 2011 trường có 20 lớp, số học sinh là 580 học sinh, trong đó có 14
lớp học 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 28.
* Năm học 2011 – 2012 trường có 20 lớp, số học sinh tăng lên là 625 học sinh, trong
đó có 14 lớp học 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là
28 được chia làm 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.
Qua thực tế nhiều năm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch- viết
chữ đẹp” tại trường, chúng tôi thấy có những hạn chế sau đây:
Về phía học sinh và cha mẹ học sinh:
- Các em chưa được rèn luyện nhiều về cách trình bày vì nhiều môn học đã có Vở
bài tập in sẵn. Học sinh còn ngại viết, chưa có hứng thú và lòng say mê luyện viết chữ
đẹp mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng.
- Vệ sinh cá nhân của một số em chưa đảm bảo, nhất là sau giờ ra chơi nên khi vào
lớp làm vở các em bị bẩn.
- Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào này, chỉ chú
trọng môn Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm hồn các em thêm
phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm trình bày về chữ viết trong bài làm của
các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.


Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

5

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
Bên cạnh đó, phụ huynh chưa có sự hiểu biết nhiều về các loại vở và bút viết đúng tiêu
chuẩn của học sinh tiểu học, thường chỉ mua cho có đủ nên không đảm bảo yêu cầu dẫn
tới việc học sinh viết xấu và không đúng kích thước.
Về phía giáo viên:
Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng chưa có ý thức rèn luyện, dẫn đến thiếu
sự mẫu mực trong chữ viết trên bảng lớp cũng như khi chấm bài cho học sinh. Có giáo
viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả, không đúng mẫu, sai chính tả, tuỳ tiện trong cách
trình bày, tác động không nhỏ đến ý thức của học sinh. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay
giáo viên thực hiện soạn bài trên máy vi tính thì ý thức về rèn viết chữ đẹp bị hạn chế rất
nhiều.
Nhiều giáo viên chưa thường xuyên theo dõi và nhắc nhở học sinh trong việc rèn chữ
giữ vở, ít kiểm tra, đôn đốc học sinh.
Về phía nhà trường:
- Nhà trường chú trọng quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên môn như
học sinh giỏi các môn văn hoá nhưng chưa thực sự coi trọng và tạo được sự chuyển biến
về phong trào thi đua “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”.
- Trường chưa nhân rộng được những điển hình trong phong trào rèn chữ viết trong
tập thể giáo viên.
- Việc tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong phong trào “Giữ
vở sạch-Viết chữ đẹp” mới ở mức độ động viên, khuyến khích.

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như bàn ghế
đúng chuẩn, bảng kẻ, ánh sáng…
Qua thực tế chúng tôi thấy rằng chất lượng “Vở sạch - chữ đẹp” chưa cao, phong trào
chưa phát triển rộng, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện chữ đẹp.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO “GIỮ VỞ
SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
Nhận thức được tầm quan trọng của việc “Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh, trường
chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

6

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
I. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”
của nhà trường:
1. Công tác quản lý và tổ chức:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường tiến hành lập kế hoạch cụ thể và coi đây là một
tiêu chí quan trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời có chỉ tiêu cụ thể
để giao cho các tổ chuyên môn, các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hàng tháng tổ chức cho GVCN đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh
chính xác, công khai.
-

Tổ chức thi “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vòng trường cho tất cả các khối lớp. Có

phần thưởng và giấy khen ghi nhận thành tích của từng học sinh.

-

Yêu cầu các GVCN lớp tổ chức trưng bày bài viết đẹp, đạt điểm cao của học sinh
trong lớp ở góc học tập để học sinh lớp tham quan và học tập bạn.

-

Sau mỗi học kì nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh. Cùng với kết quả học
tập các môn học, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của
học sinh trong từng tháng, từng kì để cho phụ huynh biết. Trong các cuộc họp
này, giáo viên cũng cần đưa ra một số cá nhân học sinh điển hình có ý thức trong
việc giữ vở sạch viết chữ đẹp để khen ngợi và khích lệ phong trào.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

7

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
-

Tổ chức kiểm tra việc chấm điểm, ghi chép của giáo viên và học sinh theo định
kì: tổ khối kiểm tra 1 lần/ tháng, Ban giám hiệu kiểm tra 2 lần/ kì.

- Mỗi năm, nhà trường kết hợp các đợt sơ kết cuối kì I, tổng kết năm học hay các đợt

thi đua để tổ chức triển lãm các thành quả mà học sinh đã làm được như các bài thi viết
chữ đẹp, các bộ sách vở tiêu biểu để cho các em, các bậc phụ huynh cùng xem và thấy
được những thành quả của con em mình đã ý thức rèn luyện để học sinh và các lớp có sự
thi đua học tập lẫn nhau.
- Cần có sự động viên khen thưởng thích đáng và kịp thời đối với những cá nhân học
sinh và các lớp trong phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”.
* Công tác bồi dưỡng học sinh tham gia hội thi các cấp:
- Lập đội tuyển của mỗi khối lớp sau hội thi “Vở sạch - chữ đẹp” cấp trường, số lượng
phù hợp để tiến hành lựa chọn nhiều lần, đảm bảo không bỏ sót học sinh có năng khiếu.
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh là giáo viên có năng khiếu, viết đẹp, nắm vững phương
pháp, có tính kiên trì, có kinh nghiệm thực tế. Nhà trường có chế độ bồi dưỡng hợp lý,
xứng đáng.
- PHT chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng cùng lập kế hoạch để thuận tiện cho giáo
viên và không làm ảnh hưởng đến việc học các môn học khác của học sinh.
- Nhà trường chịu trách nhiệm về giấy luyện viết, bút viết đúng chuẩn cho học sinh.
- Thời gian bồi dưỡng: 2 buổi/ tuần/ khối lớp.
- Trao đổi và phối hợp tốt với CMHS động viên các em luyện chữ.
2. Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh tiến
hành thay thế dần loại bàn có 4 chỗ ngồi bằng bàn đôi, ghế đôi vừa tầm với lứa tuổi của
từng lớp. Đặc biệt cố gắng bố trí phòng học cố định theo lứa tuổi ( phòng học dành cho
lớp 1, lớp 2, lớp 3,…) chứ không phải năm học nào các em cũng ngồi bàn ghế đó, phòng
học đó. Hiện tại, nhà trường đã có 12 phòng học trên tổng số 18 phòng học bàn ghế đúng
chuẩn quy định.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

8

Năm học: 2011 – 2012



Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A

Phòng học lớp 1
- Trang bị mỗi phòng học có bảng chống loá đạt chất lượng, riêng lớp 1 và lớp 2 phải
có thêm phần kẻ ô li (hoặc bảng phụ) để thuận tiện cho việc dạy tập viết và hướng dẫn
học sinh luyện viết.
- Lắp đầy đủ hệ thống bóng đèn đủ ánh sáng cho học sinh. Cửa sổ, cửa chính phải
cung cấp đủ ánh sáng cho các em không bị ảnh hưởng đến thị lực.
- Phòng học cần được sơn hoặc quét vôi màu sáng tạo sự phản chiếu ánh sáng tốt. Cần
sơn hoặc quét vôi lại khi tường đã cũ, xỉn màu.
II. Đối với giáo viên:
* Xây dựng nề nếp cho phong trào ngay từ ở mỗi lớp trong cấp học:
- Vào đầu năm học mới, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách vở, đồ
dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để
luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào
trong năm học, hướng dẫn cách trình bày vở. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

9

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
phấn đấu để đạt danh hiệu “ Vở sạch - Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm

thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở. Riêng với lớp 1, các
em còn nhỏ, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện bao bọc vở và hướng dẫn
chi tiết từng bước trình bày vở cho học sinh.
- Lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã đạt giải thi viết
chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh làm mẫu cho HS.
- Ở các lớp 2,3,4,5 GVCN cần khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có
hướng kèm cặp những học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có
năng khiếu viết đẹp.
- Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp ở các lớp, giáo viên chủ nhiệm
phải có định hướng từ đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn
ghi nhớ, cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan
tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện, kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp
thời;
- Hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở tuần
tiếp theo.
- Hàng tháng, sau khi xếp loại Vở sạch chữ đẹp, giáo viên cần biểu dương và khen
ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này.
- Dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh.
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư thế, không ngồi vặn vẹo lâu thành
thói quen dẫn đến lệch cột sống. Cần hướng dẫn học sinh cách cầm bút, đặt vở đúng quy
định.
- Cần phải coi trọng chữ viết thường ngày của GV trên bảng lớp. Giáo viên cần viết
đúng chính tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày
tháng năm, tên môn, tên bài học cần được viết rõ ràng không qua loa và tuyệt đối là
không được sai chính tả. Bên cạnh đó là lời phê, lời nhận xét, ghi điểm của giáo viên
trong bài làm của học sinh kể cả khi giáo viên ghi sổ liên lạc đều phải chuẩn mực .

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà


10

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A

Trình bày bảng của giáo viên
- Bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “Giữ vở sạch,
viết chữ đẹp ”
- Trưng bày các bài viết đẹp tại lớp cho học sinh xem hằng ngày để qua đó gợi lên ở
các em lòng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để xây dựng phong trào “
Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” thông qua các cuộc họp CMHS, các lần gặp gỡ, trao đổi tại gia
đình học sinh.
- Hàng tháng, hàng kì, GVCN thực hiện thông báo tình hình học tập và rèn luyện
chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc gia đình để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở
nhà .
KẾT QUẢ
Qua thực tế trong nhiều năm áp dụng những giải pháp trên trong công tác quản lý và
tổ chức thực hiện phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, trường Tiểu học Long Hà A đã
đạt được một số kết quả:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

11

Năm học: 2011 – 2012



Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
- Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, đa số các em đã
có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà.
- Học sinh viết đúng mẫu, viết đảm bảo tốc độ, kỹ thuật viết được các em vận dụng và
nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng tạo.
- Tỉ lệ các bộ vở sạch sẽ, đẹp mắt và chuẩn mực được chọn để trưng bày ngày càng
nhiều hơn, chất lượng tốt hơn.
- Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh và rất
tự hào khi được xem bộ vở sạch chữ đẹp của con em mình được trưng bày
- Số học sinh đạt giải về phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” qua các năm tăng cả
về số lượng và chất lượng.
* Kết quả cụ thể trong các năm học như sau:
+ Xếp loại VSCĐ:
NĂM HỌC

Tổng số HS

2009 - 2010
2010 – 2011
2011-2012 ( HKI)

524
580
624

XẾP LOẠI
B
72,7 %

72,9 %
73,7 %

A
17,8 %
18,0 %
18,4 %

C
9,5 %
9,1 %
7,9 %

+ Kết quả hội thi “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cấp huyện:
NĂM HỌC
2009 - 2010
2010 - 2011

TS HS
11
5

GIẢI NHẤT
2
3

GIẢI NHÌ
3
1


GIẢI BA
3
1

GIẢI KK
3

TOÀN ĐOÀN
Giải nhất
Giải nhất

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tế đã thực hiện ở trường trong những năm qua, bản thân tôi đã rút ra được một
số kinh nghiệm nhằm tổ chức thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” ở
trường như sau:
Muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ, kích cỡ, độ cao, tốc độ viết
đảm bảo.Vì thế trong các tiết tập viết, chính tả trên lớp, giáo viên cần cung cấp cho học

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

12

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo
chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái …
Từ đó ,hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm

mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, giáo viên cần dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản
đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái
tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên
vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp.
- Ngoài ra khi viết giáo viên cần tạo cho học sinh trạng thái tinh thần phấn chấn, hứng
thú, không viết khi mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, phân tán vì chuyện khác, tránh tư tưởng
viết qua quýt cho xong để đi chơi.
- Ánh sáng trong phòng học phải đảm bảo, thuận chiều từ bên trái sang không bị
sấp bóng.
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó và tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi
viết tuỳ tiện, không để vở quá gần, khoảng cách từ mắt đến vở khoảng 25-30 cm là vừa.
- Ngồi viết đúng tư thế.
* Trước khi viết nên chuẩn bị tốt cho học sinh:
- Nếu viết bút chì thì cần được gọt cẩn thận, vừa ( nét chì hơi nhọn), Không để chì
nhọn quá làm cho giấy sẽ bị rách hoặc tù quá sẽ làm cho chữ có nét to, chữ xấu.
- Nếu viết bút mực thì nên chọn bút nét thanh nét đậm, kích cỡ, độ nặng nhẹ phù
hợp với từng lớp, học sinh cầm vừa tay sẽ giúp các em viết đẹp hơn. Dặn học sinh chuẩn
bị mỗi e một khăn tay bằng giấy hoặc bằng vải để lau tay, kê một tờ giấy khi viết để tránh
làm bẩn vở, cẩn thận khi bơm mực vào bút. Riêng học sinh lớp 1 của trường, việc chuẩn
bị khăn và bút được các giáo viên chủ nhiệm thực hiện chu đáo, tạo điều kiện tốt cho học
sinh khi các em mới lần đầu viết bút mực.
* Sau khi viết giáo viên cần:
- Nhận xét thật tỉ mỉ các nét chữ trong con chữ mà học sinh vừa viết và phân tích rõ
nguyên nhân học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp để có hướng kèm cặp và hướng dẫn thêm.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

13

Năm học: 2011 – 2012



Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
- Đối với những em chưa nắm chắc cấu tạo con chữ hay kỹ thuật viết như: Lia bút, rê
bút hay viết liền mạch thì giáo viên phải cung cấp biểu tượng về con chữ đó để học sinh
nắm chắc hơn và hướng dẫn thêm về kỹ thuật viết cho các em.
- Đề cao sự mẫu mực về chữ viết của giáo viên.

- Chúng ta thường nói rằng “ Thầy nào - trò nấy”. Quả thật, chữ viết của giáo viên là
vấn đề có tính chất quyết định, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất
cả các mặt, nhất là học sinh tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thì thầy cô giáo luôn là
một hình ảnh rất tài giỏi, đẹp đẽ và mẫu mực. Khi vào các lớp đầu cấp học sinh bắt đầu
cầm bút viết những nét chữ đầu tiên thì chữ viết của giáo viên ở bảng lớp, ở con chữ cô
viết mẫu là rất quan trọng. Các em sẽ nhìn, quan sát và bắt chước những nét chữ từ đơn
giản đến phức tạp của cô giáo.Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức
rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua quan sát ta thấy rằng nét chữ
của các lớp khác nhau nhưng trong một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất giống chữ
của giáo viên.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

14

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
Bên cạnh đó, muốn cho học sinh viết đẹp, giữ gìn sách vở sạch sẽ thì giáo viên phải rất

công phu rèn luyện theo phương pháp khoa học, lâu dài, kiên trì và chịu khó…
Tuy nhiên, viết chữ đẹp cũng cần một chút nhỏ sự tài hoa và không phải ai cũng viết
được đẹp, cho nên giáo viên là người luôn phải luyện viết thường xuyên. Ngoài bộ hồ sơ
giáo viên phải viết hằng ngày thì giáo viên cần có vở luyện viết là vở để viết đúng mẫu
chữ quy định và các bài viết luyện chữ đẹp và sáng tạo.
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi công việc đều phải có lòng
say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện pháp trên thì
người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê về rèn chữ cho học sinh bằng
những mẫu chữ đẹp, trang vở sạch đẹp, bộ hồ sơ mẫu mực. Giáo viên hãy kể cho học sinh
nghe những mẩu chuyện về tấm gương rèn chữ viết của anh Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá
Quát và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường mình.
Nhưng trên hết, mỗi giáo viên hãy là một tấm gương về lòng say mê và sự kiên trì
trong luyện chữ và truyền được lòng say mê đó đến với từng học sinh, chắc chắn chúng ta
sẽ có nhiều học sinh viết chữ đẹp góp phần gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Xây dựng thành công phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” là một việc làm hết sức
cần thiết, quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong
nhà trường tiểu học. Bởi vì, phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” được coi trọng sẽ
giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp làm cho
việc học tập nói chung và học môn Tiếng Việt nói riêng của học sinh được dễ dàng hơn,
thuận lợi hơn và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó còn thể hiện được ý thức của con người
trong quá trình học tập hay rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì chịu khó. Chính
vì vậy các nhà trường cần phải tổ chức tốt phong trào này một cách thường xuyên nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
* Để phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đạt hiệu quả cao tôi có một số đề nghị
như sau :

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

15


Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
- Hỗ trợ các trường về CSVC: bàn ghế đúng chuẩn, phòng học đủ ánh sáng, hệ thống
nước rửa tay. Đây là yếu tố chính giúp học sinh viết đúng, viết đẹp, vở sạch, tránh được
các tật về mắt và xương.
- Bồi dưỡng kỹ năng viết chữ đẹp cho đội ngũ giáo viên.
Long Hà, ngày 20 tháng 1 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hà
Ý KIẾN NHẬN XÉT – XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG

Ý KIẾN NHẬN XÉT – XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


Ý KIẾN NHẬN XÉT – XẾP LOẠI CỦA HĐKH CỦA PGD
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

16

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

17

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A

Hết


Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

18

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
7. Lý do chọn đề tài.
8. Mục đích nghiên cứu.
9. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
10. Nhiệm vụ nghiên cứu.
11. Giới hạn nghiên cứu.
12. Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3. Cơ sở pháp lý:
4. Cơ sở lý luận:
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG
HÀ A
I. Khái quát tình hình địa phương và tình hình nhà trường:
1. Địa phương:
2. Nhà trường:
II. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A:

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
I. Nhiệm vụ, chức năng của giáo viên tiểu học:
II. Một số biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện phong trào :
KẾT QUẢ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

19

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật
thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong
những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học đó là kỹ năng
viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ sẽ là thuận lợi không nhỏ để
các em học tốt các môn học khác và ngược lại, chữ viết xấu, không đúng sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng học tập của các em.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết
người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các
em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của

mình”.
Ở trường tiểu học, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ xấu là hiện tượng
đáng báo động.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của phong trào “ Giữ vở
sạch, viết chữ đẹp” trong trường tiểu học.
- Các giáo viên nắm được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc rèn chữ giữ vở
cho học sinh..
- Thống nhất cách quản lý, chỉ đạo thực hiện phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp” trong BGH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” của PHT trường Tiểu học Long Hà A.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” của PHT trường Tiểu học Long Hà A.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

20

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
- Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
trong hai năm học 2009 – 2010 và 2010-2011 ở trường tiểu học Long Hà A.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở
sạch, viết chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A.

- Đề xuất cách tiến hành một số biện pháp nâng cao chất lượng phong trào “ Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” trong năm học 2011-2012.
5. Giới hạn nghiên cứu:
Công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ở
trường Tiểu học Long Hà A.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu sách, báo , sách tham khảo.
- Phương pháp quan sát : Thông qua quan sát hoạt động của tổ khối
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế việc rèn chữ, giữ vở ở trường.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực hiện phong trào, nắm bắt các mặt khó
khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả phong trào của trường trong 2 năm.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ
ĐẸP” TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Cơ sở pháp lý:
- PHT chuyên môn: là người giúp việc cho HT, chịu trách nhiệm trước HT về
công tác chuyên môn.
- Giáo viên tiểu học: là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong
trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình tiểu học.
* Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học giữ vai trò quyết định trong sự phát triển đúng
hướng của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, ấn tượng về người thầy tiểu học được

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

21

Năm học: 2011 – 2012



Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
giữ mãi trong kí ức. Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, mỗi
lớp tiểu học có một giáo viên làm chức năng tổng thể tương ứng với cả ê kíp giáo viên
bậc học khác, đó chính là các giáo viên chủ nhiệm.
II. Cơ sở lý luận:
- Quản lý trường học: về bản chất là quản lý con người.
Là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào việc hoàn thành có chất lượng mục tiêu
dự kiến.
- Đội ngũ : là số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp.
Đội ngũ trong trường tiểu học là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục.
- Quản lý đội ngũ: là một mặt cấu thành của hoạt động quản lý đề cập đến con người
của tổ chức. Nói gọn lại: Quản lý đội ngũ là quản lý con người. Trong nhà trường đó
chính là việc chăm lo xây dựng và quản lý đội ngũ CBGV-CNV và học sinh. Quản lý
trường học chủ yếu tác động đến tập thể giáo viên để tổ chức và phối hợp hoạt động của
họ trong giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG
TRÀO “ GIỮ VỞ SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
I. Khái quát tình hình địa phương và tình hình nhà trường:
1. Địa phương:
Long Hà là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Bù Gia Mập mới được thành lập.
Xã có địa bàn rộng, dân cư đông, ở nhiều tỉnh thành chuyển đến, phân bố rải rác, phong
tục tập quán khác nhau, sống chủ yếu bằng nghề nông.

2. Nhà trường:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

22

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
Trường tiểu học Long Hà A được đặt tại khu vực trung tâm, bên cạnh UBND và
trạm xá xã, là một trong các trường trọng điểm của huyện. Trong quá trình xây dựng và
phát triển, trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo ngành và địa phương.
Hàng năm, trường mở từ 19 – 20 lớp với trên 500 học sinh. Tổng số GV –
CB,CNV là từ 38 –> 40 người, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 27 -> 28. Đội
ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ.
Trường đã có các phòng chức năng, phòng học đảm bảo cho việc dạy và học đạt kết quả.
II. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A:
* Năm học 2009 - 2010 trường Tiểu học Long Hà A có 19 lớp với 525 học sinh trong
đó có 13 lớp 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 27.
* Năm học 2010 – 2011 trường có 20 lớp, số học sinh là 580 học sinh, trong đó có 14
lớp học 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 28.
* Năm học 2011 – 2012 trường có 20 lớp, số học sinh tăng lên là 625 học sinh, trong
đó có 14 lớp học 2 buổi/ ngày, 6 lớp học 1 buổi. Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là
28 được chia làm 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.
Qua thực tế nhiều năm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch- viết
chữ đẹp” tại trường, chúng tôi thấy có những hạn chế sau đây:
Về phía học sinh và cha mẹ học sinh:

- Các em chưa được rèn luyện nhiều về cách trình bày vì nhiều môn học đã có Vở
bài tập in sẵn. Học sinh còn ngại viết, chưa có hứng thú và lòng say mê luyện viết chữ
đẹp mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng.
- Vệ sinh cá nhân của một số em chưa đảm bảo, nhất là sau giờ ra chơi nên khi vào
lớp làm vở các em bị bẩn.
- Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào này, chỉ chú
trọng môn Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm hồn các em thêm
phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm trình bày về chữ viết trong bài làm của
các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

23

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
Bên cạnh đó, phụ huynh chưa có sự hiểu biết nhiều về các loại vở và bút viết đúng tiêu
chuẩn của học sinh tiểu học, thường chỉ mua cho có đủ nên không đảm bảo yêu cầu dẫn
tới việc học sinh viết xấu và không đúng kích thước.
Về phía giáo viên:
Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng chưa có ý thức rèn luyện, dẫn đến thiếu
sự mẫu mực trong chữ viết trên bảng lớp cũng như khi chấm bài cho học sinh. Có giáo
viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả, không đúng mẫu, sai chính tả, tuỳ tiện trong cách
trình bày, tác động không nhỏ đến ý thức của học sinh. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay
giáo viên thực hiện soạn bài trên máy vi tính thì ý thức về rèn viết chữ đẹp bị hạn chế rất
nhiều.
Nhiều giáo viên chưa thường xuyên theo dõi và nhắc nhở học sinh trong việc rèn chữ

giữ vở, ít kiểm tra, đôn đốc học sinh.
Về phía nhà trường:
- Nhà trường chú trọng quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên môn như
học sinh giỏi các môn văn hoá nhưng chưa thực sự coi trọng và tạo được sự chuyển biến
về phong trào thi đua “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”.
- Trường chưa nhân rộng được những điển hình trong phong trào rèn chữ viết trong
tập thể giáo viên.
- Việc tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong phong trào “Giữ
vở sạch-Viết chữ đẹp” mới ở mức độ động viên, khuyến khích.
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như bàn ghế
đúng chuẩn, bảng kẻ, ánh sáng…
Qua thực tế chúng tôi thấy rằng chất lượng “Vở sạch - chữ đẹp” chưa cao, phong trào
chưa phát triển rộng, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện chữ đẹp.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO “GIỮ VỞ
SẠCH, VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A
Nhận thức được tầm quan trọng của việc “Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh, trường
chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

24

Năm học: 2011 – 2012


Một số kinh nghiệm quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” ở trường Tiểu học Long Hà A
I. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”
của nhà trường:

1. Công tác quản lý và tổ chức:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường tiến hành lập kế hoạch cụ thể và coi đây là một
tiêu chí quan trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời có chỉ tiêu cụ thể
để giao cho các tổ chuyên môn, các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hàng tháng tổ chức cho GVCN đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh
chính xác, công khai.
-

Tổ chức thi “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vòng trường cho tất cả các khối lớp. Có
phần thưởng và giấy khen ghi nhận thành tích của từng học sinh.

-

Yêu cầu các GVCN lớp tổ chức trưng bày bài viết đẹp, đạt điểm cao của học sinh
trong lớp ở góc học tập để học sinh lớp tham quan và học tập bạn.

-

Sau mỗi học kì nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh. Cùng với kết quả học
tập các môn học, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của
học sinh trong từng tháng, từng kì để cho phụ huynh biết. Trong các cuộc họp
này, giáo viên cũng cần đưa ra một số cá nhân học sinh điển hình có ý thức trong
việc giữ vở sạch viết chữ đẹp để khen ngợi và khích lệ phong trào.

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hà

25

Năm học: 2011 – 2012



×