BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN HỮU KHÁNH LINH
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Đây là công
trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Nguyễn Bá Diến. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
GS.TS. Nguyễn Bá Diến
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Hữu Khánh Linh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường Đại học
Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo GS. TS.
Nguyễn Bá Diến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận
văn này.
- Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn lo lắng, động
viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Hữu Khánh Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ICJ
Tòa án công lý quốc tế
PCA
Tòa trọng tài thường trực La haye
UNCLOS
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
1982
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 5
5. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................... 6
8. Cơ cấu của luận văn ................................................................................. 6
Chương 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT...................... 7
TRANH CHẤP BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ.................................................. 7
1.1. Khái quát tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ............................ 7
1.1.1. Định nghĩa tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ......................... 7
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ ..................... 8
1.1.3. Phân loại tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ ........................... 8
1.2. Khái quát giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ .......... 9
1.2.1. Định nghĩa giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ..................... 9
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ ...... 9
1.2.3. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ ..... 10
1.3. Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ .......... 11
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế ............................................ 11
1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp quốc tế ............ 12
1.3.3. Điều ước quốc tế................................................................................ 13
1.3.4. Tập quán quốc tế ............................................................................... 14
1.3.5. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế ................................... 15
1.3.6. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế ................................................... 15
1.3.7. Học thuyết pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về
luật quốc tế .................................................................................................. 15
1.3.8. Pháp luật quốc gia............................................................................. 16
1.4. Vai trò của luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh
thổ................................................................................................................ 16
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 17
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HÒA BÌNH GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ........ 18
2.1. Các quy định chung của pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ .................................................. 18
2.1.1. Công ước La – Hay năm 1899 và năm 1907 ..................................... 18
2.1.2. Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand – Kellogg) ... 18
2.1.3. Định ước Hội Quốc liên năm 1928 ................................................... 19
2.1.4. Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố của Đại Hội đồng Liên hợp
quốc khóa XXV về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có
nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.............................. 20
2.1.4.1. Nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.......................................................................................................... 21
2.1.4.2. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế ................... 22
2.1.4.3. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.................... 26
2.1.4.4. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau ................... 27
2.1.4.5. Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt
servanda) ..................................................................................................... 28
2.1.5. Tuyên bố Manila năm 1982 về Hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế ......................................................................................................... 29
2.1.6. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982....................... 30
2.1.7. Các nguyên tắc đặc thù trong hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
về biên giới, lãnh thổ ................................................................................... 33
2.1.7.1. Nguyên tắc chiếm hữu thật sự.......................................................... 33
2.1.7.2. Nguyên tắc Uti possidetis ................................................................ 36
2.1.7.3. Nguyên tắc thỏa thuận ..................................................................... 37
2.1.7.4. Nguyên tắc đất thống trị biển........................................................... 38
2.1.7.5. Nguyên tắc công bằng ..................................................................... 39
2.2. Hệ thống các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về
biên giới, lãnh thổ....................................................................................... 40
2.2.1. Khái niệm phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế...... 40
2.2.2. Phân loại các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế 42
2.2.3. Các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới,
lãnh thổ ....................................................................................................... 44
2.2.2.1. Phương thức đàm phán.................................................................... 44
2.2.2.2. Phương thức trung gian hòa giải ..................................................... 46
2.2.2.3. Phương thức thành lập ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế . 47
2.2.2.4. Giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức quốc tế ...................... 48
2.2.2.5. Phương thức Tòa án quốc tế............................................................ 52
2.2.2.6. Phương thức Trọng tài quốc tế ........................................................ 58
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 61
Chương 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ .................... 62
VỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI, CỦA VIỆT NAM ...... 62
VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................................ 62
3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ trên
thế giới......................................................................................................... 62
3.1.1. Tranh chấp vùng Đông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch giai
đoạn 1931 – 1933......................................................................................... 62
3.1.2. Tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Minquies và Ecrehos giữa Anh và
Pháp giai đoạn 1951 – 1953 ........................................................................ 65
3.1.3. Phán quyết của Thẩm phán đối với vụ án tranh chấp đảo Palmas
giữa Mỹ và Hà Lan ..................................................................................... 66
3.1.4. Tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia .......... 68
3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ của
Việt Nam với các nước láng giềng ............................................................. 70
3.2.1. Với Cộng hòa nhân dân Campuchia................................................. 70
3.2.2. Với Philippin...................................................................................... 72
3.2.3. Với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa................................................. 74
3.3. Các giải pháp đề xuất giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh
thổ hiện nay ................................................................................................ 79
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc 1945. .... 79
3.3.2. Hoàn thiện về Điều 297 và Phụ lục VI, VII, VIII của Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ........................................................ 82
3.3.3. Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế...................................... 84
3.3.3.1. Tằng cường vai trò của Liên hợp quốc ............................................ 84
3.3.3.2. Tăng cường vai trò của ASEAN ....................................................... 85
3.3.4. Hoàn thiện quy chế pháp lý đối với Tòa án Quốc tế ......................... 86
3.2.5. Một số kiến nghị trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông đối với
Việt Nam...................................................................................................... 87
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 88
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Biên giới lãnh thổ ngày càng khẳng định vị trí quan trọng thiết yếu
trong cuộc sống của con người. Do tầm quan trọng của biên giới lãnh thổ
mà từ lâu những cuộc tranh chấp trên đất liền và trên biển luôn diễn ra gay
gắt. Cùng với sự thay đổi nhận thức của con người về tầm quan trọng về
biên giới lãnh thổ, các quy phạm pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên đất
liền và trên biển, việc giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ cũng hình
thành và đang phát triển mạnh mẽ như một sự tất yếu. Việt Nam là quốc
gia có đường biên giới trãi dài ca trên bộ lẫn trên biển, nằm cạnh biển
Đông, một vùng biển có vị trí địa lý quan trọng, mang tầm chiến lược trong
phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Bởi vậy, việc áp dụng các nguyên
tắc cơ bản của luât quốc tế để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là áp dụng
nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và các phương thức hòa
bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới lãnh thổ trở nên có ý
nghĩa trong việc duy trì hòa bình, củng cố cơ sở pháp lý, cung cấp khuôn
khổ pháp lý để giải quyết một cách hòa bình khi có tranh chấp về biên giới
lãnh thổ phát sinh giữa các quốc gia.
Pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một hệ
thống các quy phạm, nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đặc thù điều chỉnh các
quan hệ phát sinh tranh chấp giữa các quốc gia. Nguyên tắc giải quyết các
tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình được ghi nhận trong Tuyên
bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được
Đại Hội đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970. Các nước
thành viên Liên Hợp quốc đều tuân theo nguyên tắc cơ bản để giải quyết
các bất đồng xung đột hay tranh chấp có tính chất quốc tế.
2
Ngày nay, trước xu hướng quốc tế hóa, hợp tác hóa giữa các quốc gia,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế gia
tăng. Để đảm bảo được lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không
làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung, thì việc áp dung
các quy định pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
cần được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu việc áp
dụng pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để giải
quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ đang rất căng thẳng và cấp thiết đối
với trên thế giới và của Việt Nam với các nước láng giềng; đặc biệt là
trong vài năm gần đây khi cả Việt Nam và Philippin đều bị những hành
động đơn phương của Trung Quốc đe dọa sâu đến chủ quyền biển đảo
quốc gia.
Mặc dù vậy, xét tính chất phực tạp và rộng lớn của vấn đề cần có
thêm những nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và cái
nhìn đầy đủ về lý luận cũng như thực trạng áp dụng giải quyết tranh chấp
về biên giới, lãnh thổ trong luật quốc tế nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật
quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp
dụng của Việt Nam”. Từ đó, tác giả mong muốn cung cấp kiến thức tổng
thể và hiểu biết có hệ thống về những quy định và thực tiễn áp dụng giải
quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới nói chung và của Việt
Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp quốc, chính thức
tham gia Công ước Luật biển 1982. Cho đến nay, đã có một số bài viết,
công trình nghiên cứu liên quan đến các quy định của pháp luật quốc tế về
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và cũng như việc áp dụng
các nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc đặc thù và các phương thức hòa
3
bình giải quyết tranh chấp vào thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế
nói chung, các tranh chấp về biên giới lãnh thổ nói riêng.
Với những mong muốn tìm hiểu cụ thể về các quy định của pháp luật
quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, thực trạng áp dụng của
Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu, tiếp cận
được nhiều công trình, bài viết khoa học do các nhà luật học, chuyên gia
trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu và công bố.
Trên phạm vi quốc tế, các tài liệu liên quan đến pháp luật quốc tế về
giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ gồm có: “Office of Legal Affairs,
Condification Division, Handbook on the peaceful settlement of disputes
between states, United Nation, New york 1992”; Shaw (1996), The
Principle of Uti Possidetis Juris, BYIL; Roach & Smith (2000), Sraight
baselines, The need for a Universally Applied Norm, Ocean Development
& International Law.
Đối với ở trong nước, pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên
giới, lãnh thổ là đề tài cấp thiết và phổ biến nhưng số lượng vẫn chỉ đề cập
tới một phần, một vài quan điểm, ở một góc độ tiếp cận vấn đề về các quy
định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới,
lãnh thổ và thực trang giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ của Việt
Nam. Cụ thể như: luận văn thạc sĩ của Uông Minh Vương (2010) “
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển
trong luật quốc tế hiện đại – liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam
”; luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Minh Thúy (2014) “Áp dụng Điều 33 trong
Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế”;
luận văn thạc sĩ của Ngô Hải Hoàn (2014) “Áp dụng nguyên tắc hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông”; Nguyễn
Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên
biển theo Công ước Luật biển 1982”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật
4
học (25), Hà Nội; luận văn tiến sĩ của Keo Pheak Kdey (2002) “Phương
pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế”; Vũ Mai Liên
(2005), “Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế”, Tạp chí luật học (10); Nguyễn Bá Diến, sách chuyên khảo,
Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013 “Kinh nghiệm quốc tế về cơ
chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo”. Các tác giả trên đã đưa ra
các hướng nghiên cứu và góc nhìn khác nhau về hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế nhưng chưa đưa ra cụ thể các quy định trong pháp luật quốc
tế đối với lĩnh vực giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp
dụng của giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ đối với Việt Nam.
Do vậy, “Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh
thổ và thực tiễn áp dụng của Việt Nam” là vấn đề vẫn còn chưa giải
quyết một cách toàn diện đặc biệt dưới góc độ tổng quan quy định pháp
luật quốc tế và thực trạng áp dụng, trong đó có nhiệm vụ tìm ra giải pháp
hòa bình giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ của Việt Nam với các
nước láng giềng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi, khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, tác giả xin đề cập
đến các quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế về
hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ đó, đi sâu vào phân tích về
các quy định cụ thể của pháp luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ. Bên cạnh
đó, luận văn cũng nghiên cứu việc áp dụng phương thức hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ trên thế giới và của Việt
Nam. Phần liên hệ thực trạng giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ của
Việt Nam và lập trường, tư tưởng kiên định hòa bình giải quyết tranh chấp
biên giới, lãnh thổ của Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền và triển vọng
giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đây chính là ý
nghĩa liên hệ sâu xa mà luận văn hướng đến.
5
4. Mục tiêu nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài luận văn, học viên hướng tới mong muốn làm
sáng tỏ những cơ sở lý luận về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
về biên giới, lãnh thổ nói chung và áp dụng phương thức hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ. Qua đó, nhận xét, phân
tích, hướng đến việc áp dụng trên thực tiễn các quy định của pháp luật
quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp với Việt
Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ hiện nay cũng
như đưa ra một số giải pháp tăng cường sự đảm bảo quốc tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
1. Pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về
biên giới, lãnh thổ được quy định như thế nào?
2. Các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên
giới, lãnh thổ được quy định cụ thể như thế nào?
3. Xu hướng áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế và các
phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trên thế
giới?
4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc, các phương thức hòa bình giải
quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam với các nước láng
giềng như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề trên, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích, tham khảo thông tin.
- Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
nghiên cứu của tác giả.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp
với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu tổng hợp để làm
sáng rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
6
- Nghiên cứu trực tiếp các quy định của pháp luật Quốc tế; các quy
định của pháp luật Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra cho luận văn.
- Bên cạnh đó, đề tài cũng được nghiên cứu thông qua phương pháp
phân tích, bình luận, tổng hợp, so sánh khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Từ những sự kiện và xu hướng quốc tế trong vấn đề tranh chấp và giải
quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia, với mong muốn làm rõ
hơn về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế của luật quốc tế và việc áp dụng
nguyên tắc và thực thi pháp luật về giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ,
luận văn tập trung nghiên cứu đề tài với những giá trị thực tiễn sau:
- Khái quát chung về các quy định pháp luật quốc tế hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ;
- Hệ thống hóa các loại nguồn, các phương thức hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ;
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đặc thù và các phương thức
hòa bình đối với các tranh chấp trên đất liền và trên bộ trên thế giới, của
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự đảm bảo quốc tế về giải quyết
tranh chấp quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh
chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới và của Việt Nam.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết thúc, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới,
lãnh thổ.
Chương 2. Các quy định của pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ.
Chương 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
trên thế giới, của Việt Nam và giải pháp đề xuất
7
Chương 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ
1.1. Khái quát tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
1.1.1. Định nghĩa tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế, sự bất
đồng và xung đột về quyền và lợi ích luôn nảy sinh trong các lĩnh vực đời
sống quan hệ quốc tế. Sự bất đồng, xung đột bắt nguồn từ việc giải thích và
thực hiện pháp luật quốc tế hoặc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà các chủ
thể đã cam kết phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, bất đồng, xung
đột có thể bắt nguồn từ việc bảy tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối của
chủ thể luật quốc tế với một sự kiện pháp lý quốc tế trong thực tiễn. Ngoài
ra, bất đồng, xung đột cũng có thể bắt nguồn từ việc các quốc gia thực hiện
các quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác của luật quốc tế.
Tòa pháp viện thường trực quốc tế của Hội quốc liên cho rằng: “tranh
chấp là sự không thỏa thuận được với nhau trong vấn đề luật pháp và sự
kiện, là sự đối lập nhau về quan điểm pháp lý và quyền lợi giữa hai chủ thể
với nhau”. Đến Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế năm 1924 về vụ
kiện Mavrommatis case đã giải thích về khái niệm của tranh chấp (dispute)
là “Sự bất đồng về mặt pháp lý hay về thực tế, còn gọi là sự xung đột về
quan điểm pháp lý hay là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi”.
Như vậy, tranh chấp quốc tế là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa
vụ pháp lý hoặc quan điểm pháp lý trong việc giải thích thực hiện luật
quốc tế hoặc về một sự kiện pháp lý giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.
Nhìn chung, tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể
của luật quốc tế thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản
8
của quan hệ quốc tế cũng như các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc
giải thích và áp dụng luật quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
* Chủ thể của tranh chấp quốc tế
Điều 2 và 3 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả
thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp
phát sinh giữa các thành viên bằng biện pháp hòa bình, tức là các quốc gia
thành viên Liên hợp quốc là các bên tranh chấp quốc tế. Theo Điều 34,
Khoản 1 của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế quy định rằng: chỉ có các
nước mới có thể là các bên trong một vụ việc đang được tòa án phân giải.
Trong tranh chấp quốc tế, các bên tranh chấp phải là chủ thể luật quốc tế,
chính là các quốc gia độc lập.
* Đối tượng của tranh chấp quốc tế
Đối tượng của tranh chấp quốc tế rất đa dạng bao gồm biên giới,
lãnh thổ; các vùng lãnh thổ quốc gia có quyền chủ quyền trên; giải thích,
thực hiện điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
* Nội dung của tranh chấp quốc tế
Nội dung của tranh chấp quốc tế là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, dân cư, quyền tài
phán quốc gia... Nội dung của tranh chấp quốc tế có thể là cách giải thích
và thực hiện điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc quan điểm của các
chủ thể luật quốc tế trong một số sự kiện pháp lý quốc tế nhất định.
* Khách thể của tranh chấp quốc tế
Khách thể của tranh chấp quốc tế là các quyền và lợi ích mà các bên
tranh chấp muốn đạt được liên quan đến biên giới, lãnh thổ.
1.1.3. Phân loại tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
9
Các tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia có thể dẫn đến
việc xung đột vũ trang ở vùng biên giới. Các tranh chấp về biên giới lãnh
thổ gồm có các trường hợp sau:
- Tranh chấp về đường biên giới trên bộ;
- Tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với các vùng lãnh thổ (đặc
biệt là các vùng lãnh thổ trên biển);
- Tranh chấp về việc áp dụng điều ước quốc tế liên quan đến hoạch
định biên giới;
- Tranh chấp về việc tuân thủ, thực thi và giải thích các điều ước quốc
tế về biên giới, lãnh thổ.
1.2. Khái quát giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
1.2.1. Định nghĩa giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ
Giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của của tất cả các
chủ thể luật quốc tế, thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp, các
chủ thể luật quốc tế thỏa thuận ý chí, quan điểm pháp lý để đạt được sự
thống nhất, dung hòa lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể với nhau. Bao gồm
các cơ chế, biện pháp hoặc phương thức được các chủ thể luật quốc tế thỏa
thuận sử dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưng không được sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
Tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế mà chủ yếu
là giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền. Dựa trên nền tảng là các nguyên
tắc cơ bản của luật quốc tế, mà cụ thể là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
giữa các quốc gia và nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
a) Các bên tranh chấp trực tiếp giải quyết
Phần lớn các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng biện pháp đàm
phán trực tiếp vì đàm phán trực tiếp là biện pháp giải quyết tranh chấp phổ
biến nhất.
10
b) Các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết
Cơ quan tài phán quốc tế xác lập thẩm quyền tố tụng thông qua sự
thừa nhận của các bên tranh chấp. Cơ quan tài phán quốc tế được thừa
nhận bao gồm Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế, cụ thể là Tòa án công
lý quốc tế, Trọng tài quốc tế thường trực La Haye, hoặc các Trọng tài
thường trực của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Ngoài ra, các
bên tranh chấp có thể thỏa thuận thành lập các Trọng tài Ad-hoc và trao
thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế.
Phần lớn các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ giữa các quốc
gia chủ yếu được giải quyết bằng đàm phán hoặc các bên tranh chấp chấp
thuận giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế.
c) Các cơ quan có thẩm quyền giải quyét tranh chấp của các tổ chức
quốc tế liên chính phủ
Khi các bên tranh chấp là thành viên của tổ chức quốc tế liên chính
phủ hoặc quốc gia thứ ba thừa nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thì sẽ có
quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các tổ
chức quốc tế liên chính phủ giải quyết tranh chấp của các bên.
1.2.3. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể luật quốc tế mà chủ yếu là các quốc gia. Giải quyết tranh chấp
quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trọng quan hệ quốc tế, đặc biệt là giải
quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ.
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ hiểu quả sẽ làm
chấm dứt các tranh chấp, xung đột, bất đồng giữa các chủ thể hữu quan.
Đồng thời, nếu có các biện pháp và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế có
hợp lý sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong
tranh chấp quốc tế.
11
Tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ được giải quyết bằng biện
pháp hòa bình sẽ góp phần duy trì và thúc đẩy các chủ thể luật quốc tế
nghiêm chỉnh tuân chủ và thực hiện luật quốc tế. Từ đó, góp phần bảo vệ
hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và loại bỏ việc sử dụng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực giữa các chủ thể luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
1.3. Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị,
pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi
chủ thể luật quốc tế, nhằm ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ
xử sự cho các chủ thể, tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế1.
Về phương diện pháp lý quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ngày
24/10/1945 và được làm rõ trong Tuyên bố “Về các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia
phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1970”. Theo Tuyên
bố ngày 24/10/1970, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế gồm bảy
nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia;
- Nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế;
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết;
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
- Nguyên tắc Pacta sunt servanda – tận tâm thiện chí thực hiện cam
kết quốc tế.
1
Xem Nguyễn Bá Diến: Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc
tế trong Luật quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 11-25.
12
Tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mang tính bắt buộc
chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế, định hướng chung cho
vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế. Đối với hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ, các nguyên tắc trực tiếp được vận dụng
bao gồm:
Thứ nhất, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được vận
dụng trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Các bên tranh
chấp giải quyết những bất đồng quan điểm và lợi ích hợp pháp trên cơ sở
hòa bình thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp.
Ngoài ra, các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn các biện pháp khác
để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Đó là
bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ chủ quyền biên
giới, lãnh thổ của mối bên tranh chấp. Bình đẳng trong việc lựa chọn
phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Và các bên sẽ bình
đẳng trong vị thế giải quyết tranh chấp quốc tế.
Thứ ba, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế. Đó là cấm hành vi xâm chiếm biên giới, lãnh thổ
của quốc gia khác. Các bên tranh chấp không được sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực để chiếm đóng hoặc khẳng định chủ quyền đối với
vùng lãnh thổ của quốc gia khác.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda - tận tâm thiện chí thực hiện cam kết
quốc tế. Các quốc gia phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh
thổ mà không có ngoại lệ nào. Và việc thực thi và giải thích các quy định
trong điều ước quốc tế bằng một cách thiện chí.
1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp quốc tế
Nguyên tắc đặc thù là những tư tưởng chính trị - pháp lý cơ bản,
mang tính bao trùm đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực cụ thể,
13
đặc thù của đời sống quốc tế. Trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ, các
nguyên tắc đặc thù được hình thành và được thừa nhận rộng rãi thông qua
thực tiễn quan hệ quốc tế và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như
nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công
bằng, nguyên tắc Uti Possidetis, nguyên tắc “đất thống trị biển”.
1.3.3. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận
trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ
với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì2. Điều ước quốc tế là
nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế. Điều ước quốc tế phải được ký kết
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.
Và Điều ước quốc tế phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế, phù hợp với thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật của các
bên ký kết.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, điều ước
quốc tế không chỉ chứa đựng các quy phạm trực tiếp điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến tranh chấp mà điều ước quốc tế còn có thể là mục đích
hướng tới của các bên tranh chấp, là sự cụ thể hóa quá trình thỏa thuận giải
quyết tranh chấp của các bên.Điều ước quốc tế đa phương có vị trí quan
trọng trong giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới. Những
điều ước quốc tế đa phương nổi bật như: Công ước La – Hay năm 1899 và
năm 1907,Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand –
Kellogg), Định ước Hội Quốc liên năm 1928, Hiến chương Liên hợp quốc
năm 1945, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Cụ thể là Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1945 và Tuyên bố năm 1970 đã pháp điển hóa
2
Điểm a, khoản 2, Điều 2 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969.
14
và ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và tạo khuôn khổ pháp
lý chung để các bên tranh chấp tuân thủ. Tại Điều 33 Hiến chương Liên
hợp quốc quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp; quyền
tự do lựa chọn và thỏa thuận lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp...
Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng có
các quy định về các nguyên tắc đặc thù để xác lập, thực thi và giải quyết
tranh về biển đảo. Đó là nguyên tắc “đất thống trị biển”3, nguyên tắc thỏa
thuận và nguyên tắc công bằng4, quy định cách thức , biện pháp và quy
trình, thủ tục giải quyết tranh chấp.
Các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận các điều ước quốc tế nhằm tuân
thủ, thực thi các quy định về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ.
Đồng thời, các quốc gia trực tiếp thỏa thuận các điều ước quốc tế song
phương trong giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Các điều ước quốc
tế song phương thể hiện các nguyên tắc chỉ đạo trong giải quyết tranh chấp
trên biển giữa các quốc gia; thể hiện trình tự, kết quả phân định đường biên
giới, lãnh thổ; thể hiện các nguyên tắc áp dụng và phương thức giải quyết
tranh chấp giữa hai bên ký kết.
1.3.4. Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn
quan hệ quốc tế, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế
thừa nhận rộng rãi là những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc để
điều chỉnh quan hệ quốc tế. Theo đó, tập quán quốc tế phải được áp dụng
một thời gian dài trong thực tiễ quan hệ quốc tế. Tập quán quốc tế phải
được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất bắt buộc và phải
có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
3
4
Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Điều 74 và Điều 83 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
15
1.3.5. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là văn bản thể hiện lập luận
và kết luận của các tòa án hoặc trọng tài quốc tế về vụ việc tranh chấp cụ
thể mà các bên tranh chấp thừa nhận thẩm quyền tài phán của cơ quan tài
phán quốc tế. Nổi bật hơn cả là Tòa án quốc tế với chức năng là cơ quan
xét xử chính của Liên hợp quốc5. Tòa án quốc tế được quyền ra hai loại
văn bản có giá trị pháp lý khác nhau đó là bản án, quyết định (phán quyết)
của Tòa án và các kết luận tư vấn. Các phán quyết của cơ quan tài phán
quốc tế tạo tiền đề pháp lý để hình thành nên quy phạm pháp luật mới của
luật quốc tế.
1.3.6. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế là văn kiện pháp lý tồn tại dưới
dạng văn bản và thể hiện quan điểm chung của tổ chức quốc tế đó về một
vấn đề nhất định liên quan đến thành viên của tổ chức hoặc về vấn đề
mang tính nội bộ chung nhằm hiện thực các mục tiêu, chiến lược tổ chức
đề ra. Trong hệ thống các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc là tổ chức nổi bật
và có tầm quan trọng rộng rãi nhất. Nghị quyết của các cơ quan Đại hội
đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chứa đựng các quy phạm mang
tầm quan trọng lớn hơn cả. Các nghị quyết này quy định về việc viện dẫn
đến nội dung của nghị quyết để xây dựng luận cứ, luận chứng chứng minh
hoặc bác bỏ một vấn đề nhất định; sử dụng các phương thức khác nhau
theo quy định của pháp luật quốc tế để đạt được một nghị quyết về giải
quyết tranh chấp.
1.3.7. Học thuyết pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về
luật quốc tế
Các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật
pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là phương tiện bổ trợ
để xác định các tiêu chuẩn pháp lý. Các chuyên gia đưa ra những quan
điểm, phân tích thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết
luận về những vấn đề lý luận cơ bản của luật quốc tế.
Trong giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, một số học thuyết có
giá trị lớn như: học thuyết không thừa nhận, học thuyết Estoppel, học
thuyết đất thống trị biển... Các học thuyết này không phải là văn bản pháp
5
Điều 1 Quy chế Tòa án công lý quốc tế.
16
lý ràng buộc các quốc gia, không thể hiện ý chí lập pháp của các quốc gia.
Vì vậy, việc áp dụng hay không áp dụng các học thuyết vào giải quyết
tranh chấp quốc tế là quyền lựa chọn của các chủ thể luật quốc tế.
1.3.8. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia bao gồm các quy phạm pháp luật do chính Nhà
nước ban hành theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền do chính pháp luật quốc
gia đó quy định. Đó là các quy phạm pháp luật thể hiện các quy tắc xử sự
bắt buộc chung, tồn tại dưới hình thức bằng văn bản nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh. Pháp luật quốc gia thể hiện các ý chí lập pháp,
quan điểm chính trị - pháp lý của quốc gia đó về một vấn đề nhất định, có
thể là các tuyên bô đơn phương về chủ quyền lãnh thổ, biên giới. Tuyên bố
đơn phương của quốc gia là những hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ
thể luật quốc tế thể hiện dưới hình thức là tuyên bố, phát biểu của các lãnh
đạo Nhà nước, công hàm... Ngoài ra, pháp luật quốc gia còn là căn cứ để
thể hiện giá trị pháp lý qua các thời kỳ lịch sử, chứa đựng bằng chứng và
pháp lý để chứng minh hoặc bác bỏ một lập luận về vấn đề có liên quan.
1.4. Vai trò của luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh
thổ
Luật quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giải quyết tranh
chấp quốc tế. Luật quốc tế xác định nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật
quốc tế. Từ đó, các bên hữu quan có thể thỏa thuận lựa chọn và áp dụng
các cơ chế, biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đó Luật quốc tế
quy định cấm các chủ thể luật quốc tế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực, can thiệp bằng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế... để giải
quyết các tranh chấp quốc tế. Luật quốc tế quy định rõ ràng về việc bắt
buộc các chủ thể luật quốc tế phải sử dụng các biện pháp hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế Bên cạnh đó, Luật quốc tế đóng vai trò quan
trọng trọng việc thành lập các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án công lý
quốc tế, Tòa án về Luật biển, Tòa trọng tài về Luật biển, Tòa trọng tài
thường trực PCA. Đồng thời, Luật quốc tế cũng có các quy định nhằm đảm
bảo thực thi các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Từ đó, luật quốc
tế đảm bảo các chủ thể luật quốc tế tuân thủ và thực thi các biện pháp giải
quyết tranh chấp nhằm bảo vệ, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
17
Kết luận chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu: khái quát về tranh
chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế, cơ sở pháp lý quốc tế chung,
ý nghĩa và vai trò của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thỏ.
Qua đó, tác giả cố gắng làm nổi bật vị trí, vai trò của pháp luật quốc tế về
giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trong đời sống pháp lý quốc tế nói
chung. Những nội dung nghiên cứu trên của luận văn sẽ tạo tiền đề về cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu tiếp Chương 2.