Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÀO HUYỀN TRANG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Ngọc Tố Tâm

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực
hiện với sự hướng dẫn khoa học của giảng viên TS. Lưu Ngọc Tố Tâm.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Mọi tham khảo, số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ tên tác giả, tên công trình, thời gian công
bố trong phần tài liệu tham khảo và chú dẫn cuối trang. Ngoài ra, trong luận
văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác,
cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.


Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Tác giả

ĐÀO HUYỀN TRANG


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Lưu
Ngọc Tố Tâm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong suốt 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành
trang quý báu để tôi hoạt động nghề nghiệp một cách tự tin và chính xác.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở cạnh
động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp cao quý.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế đồng
thời phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn thêm hoàn
chỉnh.
Trân trọng cám ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016
Tác giả


ĐÀO HUYỀN TRANG


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ........................................ 7
1.1. Những vấn đề chung về chất thải y tế ..................................................... 7
1.1.1. Khái niệm chất thải y tế................................................................ 7
1.1.2. Ảnh hưởng của các loại chất thải y tế ......................................... 11
1.1.3. Hiện trạng của chất thải y tế ........................................................ 14
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật quản lý chất thải y tế ..................... 18
1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý chất thải y tế ................................. 18
1.2.2. Vai trò của pháp luật trong việc quản lý chất thải y tế ............... 21
1.2.3. Nội dung của pháp luật về quản lý chất thải y tế........................ 23
1.3. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về quản lý chất thải y tế của một số
quốc gia trên thế giới........................................................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ .................................................................... 27
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ......................................................... 28
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ Ở VIỆT NAM ................................................................. 34
2.1. Các quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm của chủ nguồn thải,
chủ thu gom, vận chuyển, chủ lƣu giữ, xử lý trong quản lý chất thải y tế . 35
2.1.1. Đối với chủ nguồn chất thải y tế................................................. 35
2.1.2. Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải y tế........................ 39
2.1.3. Đối với chủ lƣu giữ, xử lý chất thải y tế .................................... 42
2.1.4. Trách nhiệm đánh giá tác động môi trƣờng của chủ các dự án

liên quan đến xử lý chất thải y tế............................................................ 46
2.2. Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng
liên quan đến chất thải y tế ................................................................................ 49


2.3. Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải y tế........................................... 52
2.3.1. Trách nhiệm hành chính ............................................................. 52
2.3.2. Trách nhiệm dân sự ..................................................................... 56
2.3.3. Trách nhiệm hình sự .................................................................... 59
2.4. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền trong quản lý chất thải y tế ở Việt Nam .................................... 61
2.4.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chung ....................... 61
2.4.2. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ............. 64
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ .............................................................................................. 68
QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Ở VIỆT NAM ............................................. 68
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất
thải y tế ở Việt Nam ............................................................................................ 68
3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật
về quản lý chất thải y tế ...................................................................................... 73
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt
Nam

............................................................................................................... 75

3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản
lý chất thải y tế ở Việt Nam................................................................................ 81
3.4.1. Giải pháp về kinh tế tài chính ...................................................... 82

3.4.2. Cần tăng cường xã hội hóa công tác xử lý chất thải y tế ........... 84
3.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ................................................ 85
3.4.4. Giải pháp về hợp tác quốc tế ........................................................ 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 89
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng đang là một vấn đề khá
bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Khi dân số Việt
Nam đang ngày càng gia tăng, kinh tế ngày càng phát triển thì những tác động tiêu
cực đến môi trường cũng ngày càng nhiều. Môi trường ô nhiễm dẫn đến gia tăng các
dịch bệnh và số người nhập viện tăng cao hằng năm từ đó dẫn đến sự quá tải trong
các bệnh viện đồng thời cũng kéo theo số lượng chất thải y tế tăng lên đáng kể. Chất
thải y tế có chứa những mầm bệnh, hóa chất và rất nhiều các nguy cơ khác gây hại
cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Nếu không được xử lý đúng cách, chất
thải y tế có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài. Trong thời gian gần
đây, các phương tiện truyền thông cũng liên tục đưa tin về các bệnh viện gây ô nhiễm
môi trường vì xử lý chất thải không đúng cách hoặc trực tiếp xả nước thải chưa xử lý
ra môi trường, gây rất nhiều bức xúc cho dư luận như trường hợp của bệnh viện đa
khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước... Điều này cho thấy
công tác quản lý chất thải y tế cũng chưa thực sự được quan tâm sát sao, sự phối hợp
của các cơ quan từ trung ương đến địa phương chưa đạt được hiệu quả dẫn đến các tổ
chức, cá nhân lợi dụng, vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm chỉ được phát hiện khi đã
gây hậu quả nghiêm trọng trong một thời gian nhất định và làm môi trường bị ô
nhiễm nặng nề.

Các cơ quan chức năng cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản quy phạm từ
luật tới các văn bản dưới luật điều chỉnh về vấn đề quản lý chất thải y tế, tuy nhiên
qua thực tiễn thi hành cũng bộc lộ khá nhiều bất cập và kẽ hở khiến cho công tác
quản lý chất thải y tế chưa hiệu quả và triệt để. Hiện nay, trên thế giới, các quốc gia
phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu… đã có những đầu tư và quan tâm
tới vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý chất thải y tế và đã đạt được những
hiệu quả nhất định, đảm bảo không xảy ra ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở
y tế và nơi xử lý chất thải.
Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải y tế nhằm giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người là một trong
những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay. Để góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế thì giải pháp
pháp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, pháp luật về quản lý chất
thải y tế ở nước ta vẫn chưa thực sự hoàn thiện, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên và


2
với mong muốn có những phân tích và góp ý hoàn thiện về hệ thống pháp luật quản
lý chất thải y tế, tôi quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở
Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn nhưng vì kiến thức lý luận còn hạn chế
và phương pháp làm một nghiên cứu khoa học chưa thành thục nên luận văn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy
cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật quản lý chất thải y tế
nói riêng đã được nghiên cứu tại Việt Nam trong suốt thời gian qua. Một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu về chất thải, chất thải nguy hại và chất thải y tế đã được
công bố là:



Đề tài khoa học:

- Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế, “Mô tả thực trạng ô nhiễm môi
trường do chất thải y tế, các giải pháp xử lý chất thải y tế và triển khai mô hình quản
lý chất thải y tế tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện”, do PGS.TS. Đào Ngọc Phong
(chủ nhiệm đề tài), Cơ quan chủ trì Đại học Y Hà Nội năm 2007;


Sách:

- Cù Huy Đấu – Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, “Thực tiễn quản lý chất thải
rắn y tế ở Việt Nam” – Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường Việt
Nam, Hà Nội năm 2004;
- Nguyễn Huy Nga, Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
- Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nxb. Y học, Hà Nội năm 2004;


Luận án, luận văn, khóa luận:

- Luận án tiến sỹ y học “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện
huyện tỉnh Hải Dương” của tác giả Trần Thị Minh Tâm năm 2005;
- Luận án tiến sỹ luật học “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải
nguy hại” của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy năm 2009;


3
- Luận văn thạc sỹ y học “Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất
thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh” của tác giả

Trần Duy Tạo năm 2002;
- Luận văn thạc sỹ “Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại
của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả” của tác giả Nguyễn
Hòa Bình năm 2004;
- Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực
tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Lê Phương Linh năm 2012;
- Luận văn thạc sỹ “Thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y
tế của các bệnh viện quy mô cấp huyện tại Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Ngọc Ly
năm 2013;
- Luận văn thạc sỹ y học “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên” của tác giả
Hoàng Thị Liên năm 2013;
- Luận văn thạc sỹ khoa học “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Tiến năm 2014;
- Khóa luận tốt nghiệp “Một số vấn đề pháp lý về quản lý chất thải y tế tại Hà
Nội” của tác giả Phạm Kim Thoa năm 2004;
- Khóa luận tốt nghiệp “Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại huyện Hàm Thuận
Nam tỉnh Bình Thuận” của tác giả Nguyễn Ngọc Long năm 2006;
- Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý
chất thải nguy hại ở TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết năm 2008;
- Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại
trên địa bàn tỉnh Nam Định” của tác giả Ngô Hưng Long năm 2009;
- Đồ án tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh” của tác giả
Trần Mỹ Vy năm 2011;
- Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế
tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý” của tác giả Nguyễn Thị Dáng năm 2012;



4
- Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước
thải y tế tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Việt Dũng năm 2012;
- Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thị Phượng năm 2012.


Bài báo, tạp chí:

- TS. Nguyễn Văn Phương, “Chất thải và quy định quản lý chất thải”, được
đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2003;
- TS. Nguyễn Văn Phương, “Một số vấn đề về khái niệm chất thải”, được đăng
trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2006;
Cho đến nay, chưa có một công trình nào ở tầm thạc sĩ luật học đề cập trực
tiếp tới vấn đề pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam. Vì vậy với đề tài “Pháp
luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam”, tôi mong muốn đóng góp một phần công
sức nhỏ bé của mình vào việc hệ thống và phân tích toàn diện các vấn đề pháp lý liên
quan đến quản lý chất thải y tế trên phạm vi cả nước, đồng thời góp phần xây dựng và
hoàn thiện một số quy định pháp luật để hoạt động quản lý chất thải y tế được hiệu
quả hơn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật về quản
lý chất thải y tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn đề cập đến các quy định pháp luật
về quản lý chất thải y tế dưới góc độ pháp luật kinh tế, với cái nhìn cụ thể của pháp
luật môi trường. Nội dung chính mà luận văn đi sâu nghiên cứu bao gồm: khái niệm,
vai trò của pháp luật về quản lý chất thải y tế; các quy định cụ thể về trách nhiệm của
các chủ thể trong việc quản lý chất thải y tế như chủ thu gom, chủ vận chuyển, chủ
lưu giữ, xử lý chất thải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những giải pháp để
hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam.

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, phân tích, đánh giá về chất thải
y tế, quá trình quản lý chất thải y tế và các quy định pháp luật liên quan đến quá trình
quản lý chất thải y tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp


5
phù hợp để hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
quản lý chất thải y tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những câu hỏi sau:
- Chương 1: Luận văn giải quyết những câu hỏi như: Khái niệm chất thải y tế
? Tác hại của chất thải y tế đối với môi trường và đời sống cộng đồng như thế nào ?
Hiện trạng chung về chất thải y tế hiện nay ? Ngoài những vấn đề chung về chất thải
y tế, tại chương này tác giả còn nghiên cứu các vấn đề chung của pháp luật về quản lý
chất thải y tế. Với phần này, luận văn trả lời những câu hỏi sau: Khái niệm pháp luật
về quản lý chất thải y tế ? Vai trò của pháp luật trong việc quản lý chất thải y tế như
thế nào ?
- Chương 2: Những câu hỏi được giải quyết trong phần này bao gồm: Trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân (chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý
chất thải) trong quá trình quản lý chất thải y tế, bao gồm cả trách nhiệm pháp lý khi vi
phạm là gì ? Các cơ quan nào có trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực này và trách
nhiệm cụ thể của từng cơ quan được quy định như thế nào ?
- Chương 3: Tại chương này, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau: Tại sao phải
hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải y tế ? Những giải pháp nào sẽ giúp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải y tế ở
Việt Nam ?
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn người viết chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, kết hợp lí
luận chung với thực tế;
- Thu thập tài liệu, thông tin từ sách, báo, tạp chí, những nghiên cứu khoa học
đồng thời tìm hiểu thực tế để kiểm chứng và nhìn nhận vấn đề đúng đắn và đầy đủ hơn;
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, bao gồm phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để góp phần làm sáng tỏ vấn đề;


6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học của luận văn:
Luận văn góp phần hệ thống những khái niệm, lý luận về quản lý chất thải tế.
Đồng thời, phân tích, đánh giá một cách khoa học những ưu điểm cũng như những
tồn tại hạn chế của quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải y tế. Luận
văn xây dựng được một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y
tế ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật học.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Một số kiến nghị của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây
dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về
quản lý chất thải y tế nói riêng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về chất thải y tế và pháp luật về quản lý
chất thải y tế
- Chương 2: Các quy định pháp luật cụ thể về quản lý chất thải y tế ở Việt
Nam
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý
chất thải y tế ở Việt Nam



7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

1.1.

Những vấn đề chung về chất thải y tế

1.1.1. Khái niệm chất thải y tế
Chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng đã và đang gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho hầu khắp tất cả các quốc gia trên thế giới. Xã hội ngày càng
phát triển kéo theo nhu cầu được chăm sóc y tế cũng ngày càng tăng. Các hoạt động
của cơ sở y tế làm phát sinh chất thải, loại chất thải này được gọi chung là chất thải y
tế. Để hiểu cụ thể hơn khái niệm chất thải y tế, trước hết cần làm rõ về khái niệm chất
thải.


Khái niệm chất thải:

Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải tùy thuộc vào cách
tiếp cận theo góc độ ngữ nghĩa hay góc độ pháp lý.
Theo định nghĩa tại Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do nhà xuất bản Đà
Nẵng ấn hành năm 2004 thì “chất thải là rác và các vật bỏ đi sau một quá trình sử
dụng”. Theo đó, chất thải là rác và những vật bị bỏ đi, không dùng đến sau quá trình
sử dụng. Theo cách hiểu này, chất thải chỉ bao gồm các vật chất rắn, chứ không bao
gồm khí thải và nước thải.
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Chất

thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác”. Theo định nghĩa này, chất thải bao gồm các đặc điểm:
- Thứ nhất, chất thải phải là vật chất,
Vật chất là một phạm trù rất rộng, nó bao hàm tất cả các dạng thực thể tồn tại
bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức đó. Như vậy, với định nghĩa
này thì chất thải có thể tồn tại ở dưới dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác.
- Thứ hai, vật chất đó được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác,


8
“Được thải ra” được hiểu là các vật chất được đưa ra khỏi quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, hoặc sinh hoạt. Trong những hoạt động này, vật chất “được thải
ra” khi chủ sở hữu không đưa vào khai thác giá trị và công dụng của vật chất đó nữa.
Đây là hành vi từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu khi vật chất đã hết giá trị sử dụng.
Như vậy, vật chất đó có phải là chất thải hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý
chí chủ quan của chủ sở hữu. Tuy nhiên, phải loại trừ trường hợp do đặc thù trong
hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này mang
tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với đối tượng khác. Một vật chất
sẽ tồn tại dưới dạng chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra
cho đến khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng
khác.
Vật chất này được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác của con người như: hoạt động du lịch, khoa học…
Tùy vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành các loại
như sau:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh hoạt, chất
thải y tế, chất thải công nghiệp;
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: chất thải rắn,
chất thải lỏng, chất thải khí và các chất thải ở dạng khác;

- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông thường
và chất thải nguy hại.


Khái niệm chất thải nguy hại:

Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): Chất thải nguy
hại là các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa
học hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có khả năng gây nguy hại cho sức
khỏe con người hay môi trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất
khác.
Theo luật Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên Mỹ (RCRA): Chất thải nguy hại là
chất thải rắn hoặc tổ hợp các chất thải rắn do lượng hoặc nồng độ hay do đặc tính vật
lý, hoá học hoặc truyền nhiễm mà chúng có thể: (1) Tạo ra hoặc góp phần đáng kể
vào việc tăng khả năng tử vong hay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch
không thể cứu chữa; (2) Tạo ra sự nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường
trong khi xử lý, bảo quản, vận chuyển.


9
Theo định nghĩa tại Luật Kiểm soát chất thải nguy hại, chất thải hạt nhân và
các chất gây độc của Philipin năm 1990: Chất thải nguy hại là các loại vật liệu có khả
năng gây nguy hiểm cho con người, động vật, có khả năng gây độc, ngộ độc, ăn mòn,
dị ứng, nhạy cảm cao, gây cháy nổ.
Nhìn chung, định nghĩa chất thải nguy hại ở các nước tuy có khác nhau về
cách diễn đạt, nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất thải
này đến môi trường và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm chất thải nguy hại được đề cập đến một
cách chính thức tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định
số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2 Điều 3

Quy chế quy định: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất
có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”.
Đến năm 2014, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách
diễn đạt rất ngắn gọn tại Khoản 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 “Chất
thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Khi đối chiếu khái niệm chất thải nguy hại ở hai văn bản pháp luật trên, có thể
dễ dàng nhận thấy về mặt hình thức thì khái niệm chất thải nguy hại trong Luật Bảo
vệ môi trường 2014 đã rút gọn đi rất nhiều về số lượng câu, chữ, cách diễn đạt cũng
rõ ràng hơn và súc tích hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm giảm hay sai lệch
phần nội dung mà khái niệm muốn đề cập đến:
Một là, chất thải nguy hại là một loại chất thải do đó nó mang đầy đủ các đặc
điểm của chất thải.
Hai là, chất thải nguy hại có các đặc tính lý, hóa hoặc sinh học có thể gây
nguy hại trực tiếp hay gián tiếp khi tương tác với các chất khác hoặc cơ thể sống như
dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại
khác.
Có nhiều tiêu chí để phân loại chất thải nguy hại như: phân loại theo chất thải
công nghiệp; phân loại theo loại nguy hại; theo nhóm hóa học; theo thành phần hóa
học ban đầu; theo tình trạng vật lý… Chất thải nguy hại được phân loại theo các


10
nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế
biến khoáng sản, dầu khí và than; chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ, hữu cơ;
chất thải từ ngành luyện kim; chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy
tinh; chất thải từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất thải từ ngành y tế và thú
y; chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và

công nghiệp…


Khái niệm chất thải y tế:

Với tư cách là cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực chất thải y tế, các văn
bản do Bộ y tế ban hành liên quan đến vấn đề quản lý chất thải y tế đều đưa ra những
định nghĩa về chất thải y tế. Những định nghĩa này có sự khác biệt nhất định ở từng
văn bản.
Trước đây, chất thải y tế được định nghĩa là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí
được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông
thường (Khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết
định 43/2007/QĐ-BYT). Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên
tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 có hiệu lực ngày 01/04/2016,
thay thế cho Quy chế quản lý chất thải y tế năm 2007 định nghĩa “Chất thải y tế là
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y
tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Hai khái niệm đã có sự khác biệt, khi ở Quy chế quản lý chất thải y tế năm
2007 thì định nghĩa theo trạng thái tồn tại của chất thải y tế “là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí”, còn tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì định nghĩa
chất thải y tế có phần chuẩn xác hơn khi xác định chất thải y tế trước hết phải “là
chất thải” sau đó mới đưa ra nguồn phát sinh và tính chất của chất thải y tế.
Qua định nghĩa tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, có thể
thấy chất thải y tế có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chất thải y tế là một loại chất thải vì vậy nó mang đầy đủ các đặc
điểm của một chất thải như “là vật chất” và “được thải ra” từ quá trình hoạt động
của các cơ sở y tế.
Thứ hai, bản thân chất thải y tế cũng được chia làm nhiều nhóm bao gồm chất
thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế:
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính

nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất
thải nguy hại không lây nhiễm (Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT).


11
Chất thải y tế thông thường là chất thải y tế không chứa các yếu tố lây nhiễm
hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày
6/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải định nghĩa: “Nước thải là nước đã bị thay
đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ
thống thoát nước hoặc ra môi trường”. Từ đó, có thể hiểu nước thải y tế là nước đã bị
thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do hoạt động của con người trong các
cơ sở y tế, được xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
1.1.2. Ảnh hưởng của các loại chất thải y tế
Chất thải y tế phát sinh chủ yếu là từ các cơ sở y tế như: bệnh viện, trung tâm
vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú,
trung tâm lọc máu, nhà xác...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học, cơ
sở sản xuất dược phẩm; ngân hàng máu...
Chất thải y tế có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cả con người, sinh
vật và môi trường nếu như không được xử lý đúng cách. Việc tiếp xúc với các chất
thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho con người và sinh vật. Đó là do
trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại
hóa chất, dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ và các vật sắc nhọn...
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế là những người có nguy cơ chịu
tác động xấu từ loại chất thải này, có thể bao gồm những người làm việc trong các cơ
sở y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm
nhiệm vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi
nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.



Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm:

Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng
rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh này
có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc
vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường
tiêu hóa... Có một mối liên quan đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do HIV và virut viêm
gan B, C, đó là những bằng chứng của việc lan truyền các bệnh truyền nhiễm qua
đường chất thải y tế. Những virut này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn
thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh. Trong các cơ sở y tế, tính đề kháng


12
của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh và các hóa chất sát khuẩn cũng có thể
góp phần tạo ra những mối nguy cơ do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế.
Đồng thời việc xả nước thải bừa bãi như xả chung nước thải lây nhiễm vào
hệ thống nước thải thông thường có thể tiềm ẩn yếu tố gây bệnh trong nguồn nước
như các loại vi khuẩn Salmonella, tụ cầu, liên cầu... Nếu nguồn nước này không được
xử lý triệt để mà thải thẳng ra nguồn tiếp nhận, từ đó có thể gây ra một số bệnh như:
tiêu chảy, lỵ, thương hàn, viêm gan A… cho những người sử dụng nguồn nước này.


Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn:

Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu như là những mối
nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khỏe trong các loại chất thải y tế. Các vật sắc
nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết cắt, vết đâm thủng mà
còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh. Như vậy,
những vật sắc nhọn được coi là một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn

thương kép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Những vấn
đề đáng lưu tâm là sự nhiễm trùng có thể được lây truyền bởi sự xâm nhập qua da của
các tác nhân gây bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn huyết do virut. Các loại kim tiêm đã
tiêm qua da là một phần quan trọng của loại hình chất thải sắc nhọn và là mối nguy
hiểm đặc biệt bởi chúng thường bị dính máu bệnh nhân.
Chất thải y tế sắc nhọn nếu không được thu gom đúng cách, bị rơi vãi ra ngoài
môi trường có thể gây tổn thương hoặc gây ra cái chết cho những động vật vô tình
dẫm phải hoặc ăn phải loại chất thải này.


Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm:

Nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những
mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn
mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ...). Các loại
chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể
tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Chúng có thể gây
nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mãn tính, gây ra các tổn thương như bỏng. Sự
nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua
da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất
dễ cháy, chất ăn mòn, các hóa chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi


13
khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các
tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Các chất thải hóa chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên
các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây
ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước
này. Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá

trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim
loại nặng như thủy ngân, phenol và các dẫn xuất.
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này,
chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng
cần phải lưu ý rằng những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn
hợp thứ cấp có độc tính cao, sẽ rất nguy hiểm cho những người chẳng may tiếp xúc.


Ảnh hưởng của chất thải y tế gây độc tế bào:

Nguy cơ chất thải y tế gây độc tế bào gồm nhiều loại thuốc điều trị chống ung
thư. Chúng có thể kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt; cũng có thể
gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là
những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại này có thể bị phơi nhiễm các
thuốc điều trị chống ung thư do hít thở hoặc hấp thu các hạt lơ lửng trong không khí
qua đường hô hấp. Ngoài ra, các thuốc gây độc tế bào như thuốc chống ung thư cũng
có thể hấp thu qua da, qua đường tiêu hóa do thực phẩm vô tình bị nhiễm bẩn.


Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ:

Nguy cơ chất thải phóng xạ dùng trong y tế cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiếp xúc. Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ là các
yếu tố quyết định, ảnh hưởng đối với sức khỏe được biểu hiện bằng các triệu chứng
như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề bị đột biến về gen sau này.
Cây cối, rau củ được trồng trên đất có nhiễm độc từ chất thải y tế có chứa
phóng xạ thì khả năng sống cũng rất thấp hoặc có thể trở thành tác nhân gián tiếp đưa
phóng xạ vào cơ thể con người khi con người sử dụng những rau củ quả này.
Ngoài ra, nguy cơ chất thải y tế còn ảnh hưởng đến môi trường không khí vì
sự ô nhiễm không khí được tăng lên do phần lớn chất thải nguy hại đều được thiêu

đốt ở trong điều kiện không lý tưởng, không đạt yêu cầu. Việc thiêu đốt chất thải y tế
không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều trong lò đốt sẽ gây ra nhiều


14
bụi và khói đen. Nếu đốt chất thải y tế đựng trong các túi nhựa nylon PCV cùng với
các loại dược phẩm nhất định có thể tạo ra hơi axít, thường là HCl và SO2. Trong quá
trình đốt, các dẫn xuất halogen như F, Cl, Br, I... ở nhiệt độ thấp có thể hình thành
nên chất dioxin và furan là những chất vô cùng độc hại ngay cả ở nồng độ thấp.
Ngoài ra, các kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân cũng có thể phát tán, thải ra
theo khí thoát của lò đốt. Một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát
sinh các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S…1 Hơn nữa, chất
thải y tế nếu được tập trung quá nhiều tại một địa điểm mà lại gần khu dân cư thì
cũng gây mất mỹ quan và kéo theo đó là ruồi nhặng, chuột bọ ảnh hưởng rất lớn đến
sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh đó.
1.1.3. Hiện trạng của chất thải y tế
Các cơ sở y tế là nguồn phát sinh ra các loại chất thải y tế vì vậy số lượng cơ
sở y tế và số giường bệnh trên cả nước có xu hướng tăng dần qua các năm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của chất thải y tế.
Qua số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê có thể thấy rõ sự gia tăng đáng
kể của số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh qua các năm 2003, 2009 và 2014:
Bảng 1 : Số lƣợng cơ sở y tế trên cả nƣớc
Năm

2003

2009

2014


TỔNG SỐ

13.162,0

13.450,0

13.611,0

Bệnh viện

842,0

1.002,0

1.063,0

Phòng khám đa khoa khu vực

930,0

682,0

635,0

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

77,0

43,0


61,0

Trạm y tế xã, phường

10.448,0

10.979,0

11.110,0

Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp

810,0

710,0

710,0

Cơ sở khác

55,0

34,0

32,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1


Bộ Y Tế (2015) - Cục quản lý môi trường y tế - Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, “Sổ tay hướng dẫn

quản lý chất thải y tế trong bệnh viện” Nxb. Y học, Hà Nội;


15

Bảng 2: Số lƣợng giƣờng bệnh trên cả nƣớc
(Đơn vị tính: Nghìn giường)
Năm

2003

2009

2014

TỔNG SỐ

192,9

232,9

295,8

Bệnh viện

117,3

163,9


222,0

Phòng khám đa khoa khu vực

9,3

8,1

8,5

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

10,8

4,9

6,7

Trạm y tế xã, phường

45,1

49,4

52,1

Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp

8,3


5,0

5,0

Cơ sở khác

2,1

1,6

1,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tổng số cơ sở y tế và số giường bệnh từ năm 2003 đến năm 2014 đã tăng thêm
449 cơ sở và 102,9 nghìn giường bệnh. Đây là một tỉ lệ gia tăng không nhỏ, kéo theo
tỉ lệ gia tăng chất thải y tế trên phạm vi cả nước và ở một số địa phương.
Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế thuộc Bộ y tế, tính đến năm
2015, cả nước có 13.674 cơ sở y tế các loại, trong đó có 1.253 bệnh viện; 1.037 cơ sở
thuộc hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế
xã. Chỉ tính riêng khối bệnh viện, mỗi ngày phát thải khoảng 450 tấn chất thải rắn,
trong đó có khoảng 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Tổng lượng nước thải y tế từ
các bệnh viện khoảng 125.000 m3/ngày đêm2. Về khí thải y tế nguy hại, số lượng
phát sinh không nhiều, chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế có các phòng thí nghiệm
phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo y dược.
Theo số liệu thống kê từ các tỉnh thành trên cả nước thì khối lượng chất thải y
tế phát sinh qua các năm 2014 – 2015 là rất lớn và có sự chênh lệch rõ ràng giữa các
địa phương. Cụ thể, khối lượng chất thải y tế phát sinh tại một số tỉnh thành như sau:
Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lượng rác thải
rắn y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong

năm 2015 là khoảng 3 triệu kg chất thải thông thường và 548.320 kg chất thải y tế
nguy hại3.

2

Xem: Xử lý chất thải y tế vẫn là gánh nặng cho ngân sách bệnh viện. Nguồn: ngày truy cập 20/7/2016.
3

Xem: Hà Nội tăng cường kiểm tra công tác xử lý chất thải tại các cơ sở y tế. Nguồn: ngày truy cập: 13/07/2016.


16
Năm 2015 thành phố Hồ Chí Minh có 10 bệnh viện thuộc quản lý trực tiếp của
Bộ Y tế và 30 bệnh viện từ hạng 1-2, 24 trung tâm y tế quận huyện, 25 bệnh viện tư
nhân, 12.780 cơ sở khám chữa bệnh, phòng mạch tư thuộc quản lý của Sở Y tế. Bình
quân mỗi ngày tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố thải ra khoảng 9 tấn rác y
tế. Tất cả các đơn vị y tế thuộc quản lý của Sở Y tế đều được chỉ đạo ký hợp đồng với
Công ty Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh để chuyên chở và xử lý rác y tế 4.
Điều tra của Trung tâm Quan trắc môi trường Bắc Kạn năm 2015 cho thấy,
trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng gần 1.000kg chất
thải rắn và gần 300m3 nước thải. Chất thải chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế tuyến
huyện (chiếm 40,7% tổng lượng chất thải rắn và 41,06% tổng lượng nước thải). Do
đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu khám, kê đơn thuốc và sử dụng những thủ thuật đơn
giản nên các phòng khám tư nhân có lượng chất thải phát sinh ít nhất (chiếm 6,7%
tổng lượng chất thải rắn và 10,84% tổng lượng nước thải)5.
Theo số liệu thống kê về tình hình quản lý chất thải y tế của tỉnh Kon Tum,
khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh Kon Tum năm
2015 như sau: Cơ sở khám, chữa bệnh là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện:
Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 1.863 kg/ngày (trong đó: chất thải nguy
hại là 310.5 kg/ngày; chất thải thông thường là 1.552,5 kg/ngày). Cơ sở là các phòng

khám đa khoa: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 216 kg/ngày (trong đó:
Chất thải nguy hại là 36 Kg/ngày; chất thải thông thường là 180 kg/ngày). Cơ sở là
các trạm y tế xã, phường, thị trấn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 612
kg/ngày (trong đó: chất thải nguy hại là 102 kg/ngày; chất thải thông thường là
510kg/ngày). Như vậy, toàn tỉnh Kon Tum có tổng khối lượng chất thải rắn khoảng
2.691kg/ngày; trong đó, có 448,5 kg chất thải y tế nguy hại/ngày6.
Theo kết quả khảo sát từ các bệnh viện của tỉnh Bình Định cuối năm 2014,
mỗi ngày các bệnh viện trong tỉnh phát sinh khoảng trên 4,5 tấn chất thải y tế trong
đó có 0,603 tấn chất thải nguy hại (chiếm 13,14%). Lượng chất thải y tế phát sinh
trung bình là 1,2-1,4kg/giường bệnh/ngày, trong đó có 0,2-0,3 kg/giường bệnh/ngày
là chất thải nguy hại. Mức độ xả chất thải nguy hại nhiều nhất là Bệnh viện Đa khoa
4

Nguồn: ngày truy cập: 13/07/2016.
5

Xem: Cần quan tâm xử lý chất thải y tế (Kỳ 1). Nguồn: ngày truy cập: 14/7/2016.
6

Nguồn: ngày truy cập: 14/7/2016.


17
tỉnh (0,3 kg/giường/ngày). Nhìn chung, khối lượng chất thải nguy hại trên giường
bệnh trong ngày của các bệnh viện trong tỉnh thải ra ở mức trung bình so với cả nước.
Năm 2015, tính trung bình tổng khối lượng chất thải y tế các bệnh viện tuyến tỉnh và
tuyến huyện là khoảng 3.790kg/ngày, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại là
532kg/ngày. Mỗi trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh xả thải trung bình 1,5-2,5 kg
chất thải nguy hại/ngày, mỗi trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện xả thải trung bình
0,4 - 0,5 kg chất thải nguy hại/ngày, mỗi phòng khám đa khoa khu vực xả thải trung

bình 01 - 03 kg chất thải nguy hại/ngày, mỗi phòng khám tư nhân và trạm y tế xã xả
thải trung bình 0,1 - 0,15 kg /ngày7.
Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh cũng có sự biến động ở từng loại cơ sở
y tế khác nhau. Các bệnh viên đa khoa trung ương thường là nơi tập trung số lượng
bệnh nhân lớn, điều trị nhiều loại bệnh khác nhau vì vậy nên khối lượng chất thải y
tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại cũng phát sinh nhiều nhất, xếp sau là các bệnh
viện chuyên khoa trung ương và bệnh viện đa khoa cấp tỉnh. Có thể thấy rõ điều này
qua bảng thống kê của Bộ Y tế giai đoạn 2005 – 2010:
Bảng 3: Sự biến động về khối lƣợng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại
cơ sở y tế khác nhau
Đơn vị tính: kg/giường bệnh/ngày

Loại bệnh viện
Bệnh viện đa khoa trung ương
Bệnh viện chuyên khoa trung ương
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bệnh viện chuyên khoa tỉnh
Bệnh viện huyện, ngành

Năm 2005
0,35
0,23 – 0,29
0,29
0,17 – 0,29
0,17 – 0,22

Năm 2010
0,42
0,28 – 0,35
0,35

0,21 – 0,35
0,21 – 0,28
Nguồn: Bộ Y tế, 2010

Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6%
thì chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo
quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
Qua các số liệu cụ thể có thể thấy khối lượng chất thải y tế phát sinh trên cả
nước là rất lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Vì vậy, công tác quản lý chất
thải y tế cần phải được quan tâm và ngày càng hoàn thiện.
7

Xem: Công tác xử lý chất thải y tế hiện nay và giải
ngày truy cập: 14/07/2016

pháp.

Nguồn:


18
1.2.

Những vấn đề chung về pháp luật quản lý chất thải y tế

1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý chất thải y tế


Khái niệm quản lý chất thải


Công ước Basel 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu hủy chúng, quy định: “Quản lý là việc thu thập, vận chuyển và tiêu
hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác bao gồm cả việc giám sát các địa
điểm tiêu hủy”.
Với định nghĩa này, quản lý chất thải là khái niệm để chỉ một tổ hợp các hoạt
động bao gồm thu thập, vận chuyển, tiêu hủy phế thải và giám sát các địa điểm tiêu
hủy. Chiểu theo Công ước Basel thì phế thải được hiểu là các chất hoặc các đồ vật mà
người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều khoản của
luật lệ quốc gia.
Định nghĩa này bộc lộ một số hạn chế như: cách hiểu về phế thải chỉ bao gồm
các loại chất thải rắn có thể tiêu hủy, chứ chưa bao gồm nước thải và khí thải không
thể tiêu hủy; hơn nữa tổ hợp những hoạt động được liệt kê trong khái niệm “quản lý”
cũng chưa thực sự nêu được đầy đủ các hoạt động từ khâu phát sinh đến khâu xử lý,
tiêu hủy chất thải, làm cho khái niệm “quản lý” bị bó hẹp, chưa toàn diện.
Ở Việt Nam, khái niệm quản lý chất thải được định nghĩa lần đầu tiên tại
Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/04/1997 về các
biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp, theo
đó “Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản
sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu
đốt, chôn lấp...) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải”.
Định nghĩa này có sự tiếp thu từ định nghĩa quản lý của Công ước Basel, tuy
nhiên các nhà làm luật đã bổ sung thêm các hoạt động từ khâu phát sinh đến thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải và giám sát địa điểm tiêu hủy chất thải. Thêm
nữa, định nghĩa đã sử dụng từ “chất thải” nghĩa là bao gồm tất cả các loại vật chất ở
mọi dạng trạng thái tồn tại bị thải bỏ chứ không bó hẹp như cách hiểu “phế thải” ở
Công ước Basel.
Hiện nay theo Luật bảo vệ môi trường 2014, quản lý chất thải là quá trình
phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý chất thải (Khoản 15 Điều 3). Theo đó, quản lý chất thải có một số đặc
điểm sau đây:

Thứ nhất, quản lý chất thải là một “quá trình”, tức là quản lý chất thải không
phải là một hành động đơn lẻ mà nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để thiết lập
nên một chu trình khép kín.


19
Thứ hai, quản lý chất thải nhằm mục đích “phòng ngừa” và “giảm thiểu” chất
thải, điều này hướng tới việc hạn chế chất thải ngay từ lúc chất thải chưa phát sinh
nhằm giảm áp lực cho các khâu xử lý về sau và tránh ô nhiễm môi trường do hệ thống
xử lý bị quá tải.
Thứ ba, quản lý chất thải bao gồm một chuỗi các hoạt động “giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”.
Định nghĩa này sử dụng phương pháp liệt kê để đưa ra một loạt các hoạt động
theo thứ tự trước sau của công tác quản lý chất thải. Một điểm mới đáng kể có thể
nhận thấy là định nghĩa đã bổ sung hoạt động “phòng ngừa” và “giảm thiểu” vào
công tác quản lý chất thải. Đây là một điểm tích cực bởi những hoạt động này diễn ra
trước khi chất thải phát sinh, nhằm hạn chế tối đa sự phát sinh của chất thải. Định
nghĩa cũng đã đề cập đến hoạt động phân loại chất thải trong quá trình quản lý và
thay vì sử dụng từ “tiêu hủy”, định nghĩa đã sử dụng từ “xử lý chất thải”. Đây là một
sự thay đổi hợp lý bởi lẽ hiện nay đã có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải khác nhau
được đưa vào sử dụng chứ không chỉ còn là 2 phương pháp đơn thuần là thiêu đốt và
chôn lấp như trước kia. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã xây dựng được một
định nghĩa về quản lý chất thải khá hoàn thiện và toàn diện.


Khái niệm quản lý chất thải y tế:

Khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải y tế năm 2007 định nghĩa: “Quản lý
chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm

tra, giám sát việc thực hiện”.
Có thể thấy định nghĩa liệt kê một loạt các hoạt động trong công tác quản lý
chất thải y tế nhưng theo một thứ tự khá lộn xộn chứ không tuần tự từ khâu phát sinh
đến khi chất thải được xử lý. Cụ thể là hoạt động “giảm thiểu” chất thải lại được đưa
ra sau các khâu phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trong khi
đáng nhẽ giảm thiểu chất thải phải là khâu đầu tiên của quá trình quản lý chất thải.
Khắc phục những hạn chế này, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường ngày 31/12/2015 Quy định về
quản lý chất thải y tế đã định nghĩa: “Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu,
phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và
giám sát quá trình thực hiện” (Khoản 3 Điều 3).
Theo khái niệm này, quản lý chất thải y tế có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quản lý chất thải y tế là một mảng của quản lý chất thải nói chung vì
vậy nó cũng mang các đặc điểm của quản lý chất thải. Trước hết, quản lý chất thải y


20
tế cũng là một “quá trình”, là tập hợp của nhiều hành động khác nhau theo một trật
tự nhất định.
Thứ hai, quản lý chất thải y tế có mục đích nhằm “giảm thiểu” lượng phát
sinh chất thải y tế ngay từ nguồn phát sinh.
Thứ ba, quản lý chất thải y tế bao gồm các hoạt động là “phân định, phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực
hiện”. Đây là một chu trình khép kín để chất thải y tế luôn luôn được kiểm soát, quản
lý từ khi phát sinh đến khi được tái chế hoặc xử lý bằng phương pháp thích hợp.
Định nghĩa này đã sắp xếp tuần tự các hoạt động trong quá trình quản lý chất
thải y tế và rút gọn một số từ ngữ như gộp hoạt động “xử lý, tiêu hủy chất thải y tế”
vào chỉ còn là “xử lý chất thải y tế”, bỏ cụm từ “tái sử dụng” là hợp lý bởi chất thải
y tế có những đặc thù nhất định, khó có thể tái sử dụng được mà chỉ có thể tái chế
hoặc xử lý triệt để. Định nghĩa mới đã bám khá sát định nghĩa về quản lý chất thải tại
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tạo nên một cách hiểu thống nhất từ luật đến văn

bản dưới luật, từ văn bản quy định chung đến văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực
môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Định nghĩa này có vai trò rất
quan trọng trong việc định hướng các hoạt động cụ thể của công tác quản lý chất thải
y tế.


Khái niệm pháp luật quản lý chất thải y tế:

Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật để
định hướng hoạt động đó, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể và
hướng tới mục tiêu chung của cộng đồng. Trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế cũng
không ngoại lệ. Hiện nay, pháp luật chưa có một định nghĩa chi tiết về khái niệm
pháp luật quản lý chất thải y tế. Từ những phân tích và khái niệm có liên quan đã
được pháp luật quy định, tác giả xin đưa ra định nghĩa về pháp luật quản lý chất thải y
tế như sau:
Pháp luật quản lý chất thải y tế là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý chất thải y tế với
nhau và với các cơ quan quản lý Nhà nước về chất thải y tế trong toàn bộ quá trình
quản lý chất thải y tế từ khi chất thải y tế phát sinh cho đến khi được xử lý, tái chế,
nhằm hướng tới mục tiêu quản lý toàn diện chất thải y tế, bảo vệ môi trường sống và
sức khỏe cộng đồng.
Từ định nghĩa này, có thể nhận thấy pháp luật quản lý chất thải y tế có những
đặc điểm sau:


×