Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.95 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH NHƯ HIỀN TRANG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ly Anh

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2016
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Hoàng Ly Anh

Tác giả luận văn


Đinh Như Hiền Trang


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Hoàng Ly Anh, đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, giảng viên Khoa
Sau đại học, Thư viện trường đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng nhận được ủng hộ, giúp đỡ từ
gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ đầy
quý báu đó.
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Như Hiền Trang


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Công ước Helsinki1992

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công ước Helsinki năm 1992 về bảo vệ và sử
dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ
quốc tế

Công ước New York năm 1997 Công ước New York năm 1997 của Liên hợp quốc
về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các

mục đích phi giao thông
Hiệp định MeKong 1995
Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực
ILC
IUNC
MRC

sông MeKong
Hội luật quốc tế
Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

PTBV

Ủy hội sông Mekong
Quy trình thông báo trước, tham vấn và đồng
thuận trong Hiệp định MeKong năm 1995.
Phát triển bền vững

UN
UNECE
UNEP
UN-Water

Liên hiệp quốc
Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Tổ chức nước của Liên hợp quốc

WCED
WWF


Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới
Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới

PNCPA


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ ......................................................................... 10
1.1. Nguồn nước quốc tế và pháp luật về nguồn nước quốc tế................................ 10
1.1.1. Khái niệm nguồn nước quốc tế .................................................................... 10
1.1.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế........... 16
1.1.3. Các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế ..... 18
1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững .................................................. 20
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững ..................................................................... 20
1.2.2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng phát triển bền vững ............................. 23
1.2.3. Sự ảnh hưởng của khái niệm phát triển bền vững đến hệ thống pháp luật..... 27
1.3. Phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế ................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ....................................................................................... 30
Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGUỒN
NƯỚC QUỐC TẾ ................................................................................................. 32
2.1. Các nguồn nước quốc tế trên thế giới .............................................................. 32
2.2. Điều ước quốc tế về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế ................... 33
2.2.1. Khái quát ..................................................................................................... 33

2.2.2. Điều ước quốc tế đa phương ........................................................................ 33
2.2.3. Điều ước quốc tế khu vực và lưu vực ........................................................... 40
2.2.4. Điều ước quốc tế song phương..................................................................... 41
2.3. Điều ước quốc tế về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên .......................................................................................................... 41
2.3.1. Các nguồn nước quốc tế tại Việt Nam.......................................................... 41
2.3.2. Các điều ước quốc tế đa phương, lưu vực và song phương........................... 45
2.3.3. Phát triển bền vững nguồn nước quốc tế theo Hiệp định MeKong................ 49


2.3.4. Tính tương thích giữa Công ước New York 1997 và Hiệp định Mekong 1995
.............................................................................................................................. 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 57
Chương 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................... 60
3.1. Pháp luật về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế ............................... 60
3.1.1. Các nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế
và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nguồn nước quốc tế gây ra ........... 60
3.1.2. Quy định về quyền sử dụng nguồn nước trong đó có nguồn nước quốc tế .... 62
3.1.3. Quy định về bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước trong đó có nguồn nước
quốc tế ................................................................................................................... 64
3.1.4. Quy định về duy trì và bảo tồn dòng chảy .................................................... 66
3.1.5. Quy định về tiếp cận các hệ sinh thái liên quan đến nguồn nước .................. 67
3.1.6. Quy định về các nghĩa vụ thủ tục bảo đảm phát triển bền vững nguồn nước
quốc tế ................................................................................................................... 69
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển bền vững nguồn nước quốc tế .... 76
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế hợp tác về phát triển bền vững nguồn nước quốc tế tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 76
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật quốc gia về phát triển bền vững nguồn nước quốc tế tại
Việt Nam ............................................................................................................... 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên quý giá và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự sống và các hoạt động của con người. Nước bao phủ hơn 75% diện tích Trái đất,
với tổng khối lượng nước khoảng 1,38 tỉ km³. Tuy nhiên, trong tổng khối lượng
nước đó, nước mặn của các đại dương đã chiếm tới 97,4%; nước ngọt chỉ chiếm
2,6% còn lại và tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết ở hai cực và các đỉnh núi cao.
Trong 2,6% lượng nước ngọt đó, chỉ có 0,3% lượng nước trên toàn thế giới, tương
đương 3,6 triệu km³, phù hợp để dùng làm nước uống và sinh hoạt.
Không những ít ỏi, nguồn nước ngọt lại phân bố không đồng đều giữa các
quốc gia trên thế giới; tại nhiều khu vực, các quốc gia cùng sử dụng nước từ một
nguồn chung. Trên bề mặt trái đất, tổng diện tích các lưu vực sông quốc tế chiếm
gần 46%, cung cấp 60% lưu lượng nước sông toàn cầu. Khoảng 40% dân số thế giới
sinh sống trực tiếp trên các lưu vực sông quốc tế, 60% còn lại sử dụng nước và
hưởng lợi ích từ cả các nguồn nước quốc gia và nguồn nước quốc tế.
Do tình trạng dân số tăng mạnh và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng, nhiều ý kiến cho rằng, trong vòng 50 năm tới, tài nguyên nước sẽ trở nên quý
hiếm và đắt giá hơn dầu mỏ hiện nay, và việc cung cấp nước sạch sẽ là một trong
những thách thức lớn nhất đối với loài người trong thế kỷ này. Hơn 1,2 tỷ người
trên toàn cầu chưa được tiếp cận nguồn nước sạch; khoảng 2,4 tỷ người sống tại các
quốc gia khủng hoảng thiếu nguồn nước.
Vấn đề tài nguyên nước nói chung và sử dụng các nguồn nước nói riêng, đặc
biệt là các nguồn nước quốc tế, đã trở thành chủ đề quan trọng trong các cuộc hội

đàm quốc tế song phương, đa phương và khu vực. Đối với các quốc gia có chung
nguồn nước quốc tế, việc khai thác, sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu
nước, cạn kiệt nguồn nước, suy giảm chất lượng nước làm phát sinh mâu thuẫn,
thậm chí gây ra những cuộc chiến tranh ở một số lưu vực sông quốc tế lớn thuộc
Trung Đông và Bắc Phi.
Tại Việt Nam, vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn nước trong
đó có các nguồn nước quốc tế đang trở nên hết sức cấp bách. Trong những năm gần
đây, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa khắp toàn quốc
diễn ra rất nghiêm trọng. Trong vòng 10 năm, do biến đổi khí hậu, việc mùa mưa


2

kết thúc sớm hơn nhưng đến muộn hơn thường xuyên gây ra hạn hán, thiếu nước
vào mùa khô và ngập úng, lũ lụt cục bộ vào mùa mưa ở nhiều vùng, miền.
Bên cạnh nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu, việc suy giảm các nguồn
nước tại Việt Nam có nguyên nhân quan trọng từ việc sử dụng nước của các quốc
gia có chung nguồn nước với Việt Nam. Là quốc gia nằm ở hạ lưu vực một số con
sông quốc tế và hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào dòng chảy từ thượng nguồn
các con sông nằm ngoài biên giới lãnh thổ, lưu lượng và chất lượng các nguồn nước
quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các nguồn nước của các quốc gia
thượng nguồn. Thực trạng xây dựng đồng loạt nhiều công trình khai thác, phát triển
thủy năng với quy mô lớn của các quốc gia thượng nguồn là nguyên nhân chính
khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam giảm mạnh.
Trong bối cảnh như vậy, các quốc gia trong cộng đồng quốc tế nói chung và
Việt Nam nói riêng cần tìm ra một hướng đi đúng về việc khai thác và sử dụng
nguồn nước quốc tế phục vụ phát triển kinh tế mà không gây ảnh hưởng nghiêm
trọng lâu dài đến môi trường, xã hội. Điều này bắt buộc các quốc gia phải đồng thời
khai thác và phát triển nguồn nước quốc tế một cách hợp lý. Việc quản lý, khai thác,
sử dụng, và bảo tồn, phát triển nguồn nước quốc tế như vậy chính là phát triển bền

vững nguồn nước quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các nguồn nước quốc tế và hợp tác quôc tế
trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn nước quốc tế, các quốc
gia, trong đó có Việt Nam, đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý quốc tế
điều chỉnh các hoạt động sử dụng các nguồn nước quốc tế ở các cấp độ khác nhau.
Việc ký kết Công ước New York năm 1997 của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các
nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao thông, đặc biệt sự kiện Công ước
chính thức có hiệu lực ngày 17 tháng 8 năm 2014 là thành công lớn sau nỗ lực của
các quốc gia nhằm sử dụng bền vững nguồn nước quốc tế trên phạm vi toàn cầu
trong đó có đóng góp của Việt Nam. Ngày 19 tháng 5 năm 2014, Việt Nam đã chính
thức gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế
vì mục đích phi giao thông. Ở cấp độ tiểu khu vực, Việt Nam và ba nước trong lưu
vực sông Mekong là Thái Lan, Lào và Campuchia đã ký Hiệp định Hợp tác phát
triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995 với mục đích hợp tác phát triển bền
vững nguồn nước quan trọng bậc nhất của tiểu khu vực này.
Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia
và vai trò của Việt Nam trong phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế của cộng


3

đồng quốc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chính sách và pháp luật nhằm
sử dụng bền vững tài nguyên nước. Trung tâm của khung pháp luật quốc gia về sử
dụng bền vững tài nguyên nước là Luật tài nguyên nước năm 2012 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký một số Quyết định ban hành các chiến
lược, kế hoạch liên quan đến sử dụng bền vững tài nguyên nước. Ngày 14/4/2006,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược
quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Tám năm sau, ngày 23/01/2014, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 182/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động
quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai

đoạn 2014-2020.
Vấn đề phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế đang thu hút sự quan
tâm nhất định của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có
các nghiên cứu đầy đủ và cập nhật về vấn đề phát triển bền vững nguồn nước quốc
tế từ góc độ lý luận và thực tiễn liên quan đến Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài: "Phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp lý của Việt Nam" không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận cũng như phân tích sâu
hơn pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững nguồn nước quốc
tế và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế là một
chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nơi trên thế giới cũng
như thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà xây dựng pháp
luật, chính sách và người làm thực tiễn. Vì vậy, phát triển bền vững các nguồn nước
quốc tế được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm: sách tham khảo, báo cáo,
các bài viết đăng trên tạp chí, website, các công trình nghiên cứu.
Về sách, một số sách tham khảo của tác giả Nguyễn Trường Giang nghiên
cứu trực tiếp đến việc sử dụng nguồn nước quốc tế dưới khía cạnh luật pháp như
cuốn Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế và cuốn Cơ sở pháp lý bảo vệ nguồn
nước quốc tế của Việt Nam. Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế viết về sự
hình thành, phát triển, nguồn của Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế; các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia ven các nguồn nước quốc tế; vai trò của
các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sử dụng nước; luật về sử dụng các nguồn nước
quốc tế vào các mục đích phi giao thông trong thế kỷ 21. Cơ sở pháp lý bảo vệ


4

nguồn nước quốc tế của Việt Nam đề cập đến nguồn nước quốc tế của Việt Nam và

cơ sở pháp lý bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam. Nguồn nước từ hạ lưu sông
Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam được bảo vệ bởi Hiệp định hợp tác phát triển
bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995 và các văn bản thủ tục kỹ thuật thực thi
Hiệp định kèm theo còn các nguồn nước quốc tế khác mới chỉ được bảo vệ trên cơ
sở tập quán quốc tế. Tuy nhiên, các tác phẩm này xuất bản từ những năm đầu thế kỷ
XXI nên không cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nước quốc tế và
pháp luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế.
Bên cạnh đó, một số cuốn sách viết về khía cạnh kinh tế, môi trường và hợp
tác quốc tế trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác sông Mekong như:
- Nguyễn Trần Quế – Kiều Văn Trung (2001), Sông và tiểu vùng Mê Kông –
Tiềm năng và hơp ̣ tác phát triển quốc tế do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản.
Cuốn sách tập trung giới thiệu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tiềm năng phát
triển ở lưu vực sông Mêkông và hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê kông;
- Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, do Nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản. Tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường,
những vấn đề môi trường toàn cầu, phát triển bền vững, môi trường và phát triển
bền vững ở các vùng kinh tế, sinh thái cơ bản, định hướng chiến lược về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Maria Serena I.Diokno and Nguyen Van Chinh (2007), The Mekong
arranged & rearranged, NXB Mekong Press. Cuốn sách này nghiên cứu về cấu trúc
và tái cấu trúc khu vực sông Mê Kông.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), Vai trò của chính quyền địa phương trong
hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, NXB Khoa học Xã hội. Cuốn sách phân
tích vai trò và hoạt động của chính quyền địa phương, đánh giá và đề ra giải pháp
phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện cam kết quốc gia
trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong tương lai...
Về Báo cáo:
Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền
vững (RIO+20) năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” tổng kết 20 năm thực

hiện phát triển bền vững ở Việt Nam và đưa ra những bài học kinh nghiệm của Việt
Nam (sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với phát triển bền vững, huy động sự


5

tham gia của các nhóm xã hội chính trong thực hiện phát triển bền vững, kết hợp
phát huy nội lực với hợp tác quốc tế).
Báo cáo của Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao: “Tổng quan
hệ thống điều ước quốc tế liên quan đến quản trị nguồn nước và những vấn đề đặt ra
trong quá trình hội nhập quốc tế đề cập đến các nội dung chính của Công ước New
York 1997, Công ước Helsinki 1992, so sánh mối quan hệ giữa hai Công ước này
và nội dung chính của Hiệp định Mekong 1995, phân tích, so sánh nội dung của
Hiệp định với hai Công ước nêu trên và đưa ra một số nhận xét, kiến nghị.
Báo cáo tóm tắt năm 2015 của Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
“Phân tích, so sánh giữa Hiệp định Mekong và Công ước về Nguồn nước của Liên
Hợp Quốc” đề cập đến những điểm phù hợp và khác biệt về pháp lý giữa công ước
và hiệp định. Việc thông qua Công ước về Nguồn nước của Liên Hợp Quốc hỗ trợ
việc quản trị ở khu vực Mekong (gia cố chứ không thay thế Hiệp định Mekong, căn
chỉnh để phù hợp với luật tập tục quốc tế chứ không sửa đổi Hiệp định Mekong,
tăng cường chứ không làm suy yếu Hiệp định Mekong để quản trị, làm bệ đỡ chứ
không cản trở hợp tác trong và ngoài Hiệp định Mekong.
Về các bài viết, bài nghiên cứu:
- Nguyễn Thị Hoàn (2009), Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt
Nam trong hợp tác phát triển vùng sông Mê Kông – Hội thảo Đại học Kinh tế Quốc
dân. Tác giả phân tích thực trạng khai thác nguồn nước sông Mekong của các nước
lưu vực sông (Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Campuchia Việt Nam) và
đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam.
- Trần Mạnh Liễu (2012), Phát triển bền vững trong bối cảnh biến động toàn
cầu: nguyên tắc tiếp cận, nội dung và thách thức. Bài viết đăng trên tập chí của

Trung tâm nghiên cứu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội (CUS). Bài viết đề cập đến
nguyên tắc tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh biến động toàn cầu, nội
dung, thách thức của phát triển bền vững trong bối cảnh biến động toàn cầu và một
số nhận xét về phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.
- Bài tổng hợp của Nguyễn Thị Lụa, Đồng Thị Ngân, Thu Trang (2009) trên
Diễn đàn môi trường về Báo cáo Tổng quan quản lý nguồn nước xuyên biên giới và
môi trường của tiến sĩ Migai Akech thuộc Trung tâm Nghiên cứu Luật Môi trường
Quốc tế, Nairobi. Bài viết giới thiệu các nguyên tắc luật quốc tế có thể áp dụng
trong việc quản lý các nguồn nước xuyên quốc gia, cách thức mà luật quốc tế thúc


6

đẩy khía cạnh môi trường trong việc quản lý nguồn nước, phạm vi mà những
nguyên tắc này được thực hiện thực tế và đưa ra một số khuyến cáo về chính sách.
- Nguyễn Đức Lịch (2013) với đề tài luận văn thạc sỹ: Khai thác chung sông
Mekong – Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan. Đề tài nghiên cứu
cơ sở pháp lý đảm bảo cơ chế khai thác chung sông Mekong thông qua hệ thống
pháp luật quốc tế và pháp luật các nước trong lưu vực, đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hợp tác khai thác chung sông Mekong.
- Viện Kinh tế và quản lý thủy lợi (2015), Bảo vệ tài nguyên nước: Hoàn
thiện khung pháp lý quốc tế. Bài viết khẳng định cơ sở pháp lý bảo vệ 5 nguồn nước
quốc tế của Việt Nam (Thượng lưu sông Mekong, sông Hồng - Thái Bình, sông
Đồng Nai, sông Cả, sông Mã, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng) còn thiếu và sự cần
thiết phải hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
Qua phân tích cụ thể nội dung sách, các báo cáo, bài viết, công trình nghiên
cứu có thể nhận thấy, các tài liệu trên đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về nguồn nước quốc tế, về phát triển bền vững, về hợp tác trong khai thác sông
Mekong, về việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ nguồn nước quốc tế.
Tuy nhiên, từng công trình nghiên cứu trên chưa có tính hệ thống và cập nhật các

vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về nguồn nước quốc tế và phát triển bền vững
các nguồn nước quốc tế, đặc biệt các vấn đề pháp lý có liên quan đến Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế và
quốc gia có liên quan đến Việt Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được giới hạn trong một số vấn đề lý luận
và thực tiễn pháp lý của Việt Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế
dưới hai góc độ quốc tế và quốc gia, cụ thể:
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển bền vững các
nguồn nước quốc tế, giới hạn trong các điều ước quốc tế đa phương, song phương,
khu vực, lưu vực, bao gồm: khái niệm nguồn nước quốc tế, phát triển bền vững nói
chung và phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế nói riêng cũng như tác động
của quan niệm về phát triển bền vững đối vớí nội hàm pháp luật về sử dụng các
nguồn nước quốc tế.


7

Về thực tiễn pháp lý của Việt Nam, Luận văn giới hạn phân tích thực trạng
pháp luật quốc tế về phát triển các nguồn nước quốc tế có liên quan đến Việt Nam
qua hai điều ước quốc tế toàn cầu và tiểu khu vực mà Việt Nam là thành viên. Ở cấp
độ toàn cầu, đó là Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước
quốc tế vì mục đích phi giao thông 1997 và ở cấp độ tiểu khu vực là Hiệp định Hợp
tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995. Luận văn cũng tập trung
phân tích khung pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung và thực tiễn pháp lý
liên quan đến phát triển bền vững nguồn nước quốc tế tại Việt Nam, Luận văn đặt ra

những mục tiêu sau:
- Làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như nguồn nước quốc tế, quan niệm
về phát triển bền vững và tác động tới nội hàm pháp luật quốc tế về phát triển bền
vững các nguồn nước quốc tế.
- Phân tích một số điều ước quốc tế toàn cầu, khu vực và song phương mà
Việt Nam là thành viên, cũng như thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển bền
vững các nguồn nước quốc tế.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
phát triển bền vững nguồn nước quốc tế bằng cách xây dựng, bổ sung các quy định
luật quốc tế và quốc gia về nguồn nước quốc tế, cơ chế hợp tác và giám sát ở khu
vực và quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước quốc tế nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn cần nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
- Trong khoa học pháp lý hiện đại, nguồn nước quốc tế cần được giải thích
như thế nào?
- Phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế được hiểu như thế nào trong
khoa học pháp lý quốc tế đương đại? Phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế
có những yếu tố cấu thành như thế nào dưới góc độ pháp lý quốc tế?
- Mức độ điều chỉnh vấn đề phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế của
khung pháp luật quốc tế, đặc biệt Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các
nguồn nước quốc tế vì mục đích phi giao thông 1997 và Hiệp định Hợp tác phát
triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995 được thể hiện ra sao?
- Mức độ điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với phát triển bền vững các
nguồn nước quốc tế được thể hiện như thế nào?


8

- Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào trên cả hai bình diện quốc tế
và quốc gia để bảo đảm phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế của Việt Nam?

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Về phương pháp luận: Các nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận văn
dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu pháp lý truyền thống như thu thập số liệu, thống kê, kế thừa, hệ thống
hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh luật, cụ thể:
Phương pháp tổng hợp, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng
tại chương 1 – Những vấn đề lý luận chung về Phát triển bền vững các nguồn nước
Quốc tế:
Các tài liệu thứ cấp từ thư viện, website của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Liên hợp quốc, Các hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...
được thu thập, tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ cơ sở lý luận về phát triển bền vững
các nguồn nước quốc tế (các khái niệm về nguồn nước quốc tế, khái niệm về phát
triển bền vững...).
Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu dữ liệu thứ
cấp được sử dụng tại chương 2 – Pháp luật quốc tế về phát triển bền vững các
nguồn nước quốc tế:
Các tài liệu thứ cấp thu thập được từ trong và ngoài nước được phân tích, đối
chiếu, so sánh, để làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về phát triển
bền vững các nguồn nước quốc tế (nội dung các hiệp định đa phương, khu vực, lưu
vực, song phương) và những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, làm rõ
những mặt tích cực và hạn chế trong một số điều ước quốc tế có liên quan.
Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,
phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng tại chương 3 –
Pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế và giải pháp
hoàn thiện:
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, luận văn phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong

xu thế hội nhập quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền (của dân,


9

do dân và vì dân) cũng là căn cứ để phân tích và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế.
Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp từ các website của Quốc
hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được áp dụng để làm rõ những quy
định của pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững nguồn nước quốc tế.
Phương pháp so sánh luật được áp dụng để làm rõ những điểm chưa tương
thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, những nội dung cần bổ sung,
sửa đổi trong pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững nguồn nước quốc tế.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa khoa học:
Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về nguồn nước quốc tế và
phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế, các nguyên tắc và quy định trong hệ
thống pháp luật quốc tế áp dụng với phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở lý luận đã nêu, luận văn phân tích thực tiễn pháp lý về việc phát
triển bền vững các nguồn nước quốc tế tại Việt Nam, đưa ra những điểm tốt và điểm
còn hạn chế trong pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế tại Việt Nam.
Luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên,
các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và thực tiễn trong lĩnh vực pháp
luật cũng như các lĩnh vực có liên quan.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Phát triển bền vững các nguồn

nước Quốc tế.
Chương 2: Pháp luật quốc tế về phát triển bền vững các nguồn nước quốc tế
Chương 3: Pháp luật Việt Nam về phát triển bền vững các nguồn nước quốc
tế và giải pháp hoàn thiện.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ
Quá trình hình thành, phát triển và hệ thống hóa pháp luật về nguồn nước
quốc tế gắn liền với nhu cầu quản lý và sử dụng nguồn nước quốc tế của các quốc
gia. Phát triển bền vững là loại hình phát triển mới, với ba trụ cột kinh tế - xã hội môi trường, với yêu cầu về việc đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế, tăng cường an
sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Để đạt được mục tiêu của Luận văn, Chương 1 tập trung phân tích một số
vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nước quốc tế và phát triển bền vững các nguồn nước
quốc tế. Cụ thể, Chương 1 tập trung làm sáng tỏ các khái niệm cũng như nội hàm
các khái niệm nguồn nước quốc tế, phát triển bền vững, phát triển bền vững các
nguồn nước quốc tế cũng như pháp luật về phát triển bền vững các nguồn nước
quốc tế nhằm xây dựng khung lý luận cơ bản để phân tích thực tiễn pháp lý có liên
quan đến Việt Nam tại Chương 2 và Chương 3.
1.1. Nguồn nước quốc tế và pháp luật về nguồn nước quốc tế
1.1.1. Khái niệm nguồn nước quốc tế
Thuật ngữ "sông quốc tế" thường dùng để chỉ nước chảy trong lòng dẫn mỗi
con sông hoặc toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm có liên quan. Thuật ngữ
"lưu vực sông quốc tế" thường dùng để chỉ dòng chảy nước mặt, nước ngầm, nước
mưa và nước trong đất trong một lưu vực sông. Trong luật hàng hải, thuật ngữ
"vùng nước quốc tế" là thuật ngữ pháp lý chỉ các vùng biển nằm ngoài quyền tài
phán của bất kỳ quốc gia nào. Khi được sử dụng để mô tả lưu vực sông được chia sẻ

giữa các quốc gia, nó có thể gây hiểu lầm vì có ý nghĩa tương tự "sông quốc tế".
Trên thực tế, người ta thường sử dụng các thuật ngữ "nguồn nước quốc tế",
"nguồn nước xuyên biên giới", "nguồn nước liên quốc gia", với ý chung chỉ nguồn
nước ngọt (bao gồm nước bề mặt và nước ngầm), được chia sẻ một cách linh hoạt
và chảy qua biên giới các quốc gia1.
Nhìn chung, nguồn nước quốc tế được xem như một thể thống nhất về tự
nhiên, địa lý và vật chất. Điều đó phản ánh một thực tế khách quan là tất cả các
phần của một nguồn nước quốc tế đều có quan hệ mật thiết với nhau, và bất kỳ sự
1

IUCN, Gland, Thụy Sĩ (2012), Chia sẻ quản lý nước xuyên biên giới, NXB Lao động Xã
hội, tr 15.


11

thay đổi ở một phần của nguồn nước quốc tế cũng có thể dẫn đến sự thay đổi ở
những phần khác của nguồn nước đó.
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nước quốc tế theo pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, thuật ngữ "nguồn nước quốc tế" được sử dụng với nghĩa
tương tự như các thuật ngữ "nguồn nước liên quốc gia", "nguồn nước xuyên biên
giới", "lưu vực sông quốc tế".
Trước đây, theo Luật Tài nguyên nước Việt Nam 1998, Điều 3 quy định:
"1. Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
6. Nguồn nước quốc tế là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh
thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nằm
trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng."
Hiện nay, điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam 2012 quy định:

"2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
7. Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang
lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn
nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng."
Trong Luật Tài nguyên nước năm 2012, tuy phần Giải thích từ ngữ đã thay
thuật ngữ "Nguồn nước quốc tế" bằng thuật ngữ "Nguồn nước liên quốc gia", song
ở một số điều khoản vẫn xuất hiện các thuật ngữ "nguồn nước quốc tế" và "lưu vực
sông quốc tế" mà không có điều khoản giải thích.
Sự thay đổi tên gọi từ "Nguồn nước quốc tế" thành "Nguồn nước liên quốc
gia" đã thu hẹp phạm vi khái niệm từ quy mô quốc tế xuống quy mô khu vực và quy
mô quốc gia, nội hàm bên trong mô tả trực tiếp các nguồn nước quốc tế có liên quan
và chỉ liên quan đến Việt Nam. Vấn đề đặt ra, nếu sử dụng khái niệm "nguồn nước
liên quốc gia" này khi nghiên cứu thì các nguồn nước quốc tế ở các khu vực khác
trên thế giới chúng ta sẽ gọi là gì, khi chúng không chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang
lãnh thổ nước khác, không chảy từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam,
không nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng?
Ngoài ra, khái niệm "nguồn nước" mang tính chất liệt kê "các dạng tích tụ
nước", quá cụ thể song không đầy đủ và thiếu tính khoa học, thiếu chính xác cả về


12

hình thức lẫn nội dung. Điều luật chỉ rõ "sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá,
biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác",
như vậy vẫn còn thiếu thác, ghềnh, giếng, sương mù... chưa kể "các dạng tích tụ
khác" bao gồm những gì chưa được luật và các văn bản dưới luật khác giải thích.
Do khái niệm nguồn nước quốc tế theo pháp luật Việt Nam chưa đầy đủ,
trong luận văn này, khái niệm nguồn nước quốc tế theo pháp luật quốc tế sẽ được sử

dụng làm cơ sở lý luận.
1.1.1.2. Khái niệm nguồn nước quốc tế theo pháp luật quốc tế
Hiện nay, quan điểm về nguồn nước quốc tế còn chưa thống nhất trong khoa
học pháp lý quốc tế, ba cách thức tiếp cận có liên quan đến khái niệm này là quan
điểm truyền thống, quan điểm lưu vực và quan điểm tổng thể.
Thứ nhất, theo quan điểm truyền thống, vào cuối thế kỷ XVIII, khái niệm
nguồn nước quốc tế được hiểu một cách đơn giản là các sông quốc tế chảy qua lãnh
thổ của hai hay nhiều quốc gia. Đến thế kỷ XIX, Điều 108 Định ước cuối cùng của
Hội nghị Vienna 1815 đã mở rộng khái niệm nguồn nước quốc tế, bao gồm không
những sông mà cả các hồ quốc tế có thể giao thông được.
Về sau, khái niệm sông, hồ quốc tế được mở rộng bao gồm cả các nhánh, các
kênh đào nối với dòng chính của các sông hoặc hồ đó, tuy nhiên không bao gồm
nước ngầm mà chỉ bao gồm nước mặt của nguồn nước quốc tế đó2.
Thứ hai, nguồn nước quốc tế được tiếp cận dưới góc độ lưu vực sông. Vào
những năm 1950 của thế kỷ XX, Hội Luật quốc tế đưa ra khái niệm lưu vực sông
quốc tế và đến năm 1966, khái niệm này với nội dung tương đối toàn diện và khoa
học đã được đưa vào trong Quy tắc Helsinki do Hội thông qua (gọi tắt là Quy tắc
Helsinki năm 1966). Theo Điều 2 Quy tắc Helsinki 1966, một lưu vực sông quốc tế
là một khu vực địa lý nằm trên hai hay nhiều quốc gia được giới hạn bởi lưu vực
của hệ thống các nguồn nước, trong đó có nước mặt và nước ngầm cùng chảy vào
điểm cuối chung.
Khái niệm nguồn nước quốc tế này rộng hơn nhiều các khái niệm vẫn được
sử dụng trước kia, vì nó bao gồm toàn bộ hệ thống dòng chính, dòng nhánh, hồ,
kênh đào, nước ngầm và những thành phần môi trường khác trong cả lưu vực của
một nguồn nước quốc tế.
2

D.A. Caponera (1980), The law of International Water Resources, Legislative Study No.
23, FAO, Rome, p5.



13

Quy tắc Helsinki năm 1966 đã xem xét lại cơ bản khái niệm nguồn nước
quốc tế. Theo quy tắc này, toàn bộ lưu vực của một sông quốc tế là một thể thống
nhất. Do đó, chỉ có thể sử dụng và phát triển nguồn nước có hiệu quả khi tiến hành
quản lý tổng thể nguồn nước của một lưu vực sông quốc tế, như Hội luật quốc tế
nhận xét lưu vực nguồn nước là một đơn vị thủy văn không thể chia cắt, đòi hỏi
phải xem xét toàn diện nhằm mục đích sử dụng tối đa và phát triển bất kỳ phần nào
của nguồn nước3.
Cách tiếp cận tổng thể theo lưu vực đã được ủng hộ trong các tuyên bố của
các hội nghị quốc tế như Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường con người năm
1972, Hội nghị của Liên hợp quốc về nước tại Mar del Plata năm 19774.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, khái niệm lưu vực sông quốc tế đã gặp phải
không ít ý kiến chống đối trong các cuộc thảo luận cả ở Ủy ban Luật quốc tế và Ủy
ban Pháp lý của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Trong Báo cáo trình Ủy ban Pháp lý
trong năm 1983, Evensen viết: "Người ta lo ngại "lưu vực sông quốc tế" có thể ám
chỉ một cách tiếp cận quá lý thuyết đối với tất cả các nguồn nước quốc tế bất chấp
các đặc điểm và một loạt các hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường hợp. Tương tự như
vậy, người ta lo ngại rằng khái niệm "lưu vực sông quốc tế" quá nhấn mạnh đến các
vùng đất trong lưu vực, và sợ rằng các vùng đất này của lưu vực cũng có thể bị điều
chỉnh bởi luật về các nguồn nước quốc tế"5.
Theo khoản 1 Điều 1 Công ước Helsinki năm 1992 về bảo vệ và sử dụng các
nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế (sau đây được gọi tắt là Công ước
Helsinki1992): "Các nguồn nước xuyên biên giới được hiểu là bất kỳ nguồn nước
mặt hoặc nước ngầm nào có một phần, chảy ngang hoặc nằm trên biên giới giữa hai
hay nhiều quốc gia".
Khái niệm này khá rộng, đối tượng áp dụng trong phạm vi Công ước bao
gồm không chỉ nước mặt, nước ngầm, mà cả các túi nước ngầm (aquifer), và không
nhắc đến phần lãnh thổ lưu vực sông của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mặc dù Công

ước cho phép các nước không phải là thành viên Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên
hợp quốc (UNECE) tham gia, nhưng đến nay, chưa có nước nào không phải thành
3

Nguyễn Trường Giang (2010), Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế, NXB Chính trị
quốc gia, tr 50.
4
ILC (1986), Yearbook of International Law, Vol II, p. 1.
5
Partricia W. Birnie Alan E. Boyle (1992), International Law and the Environment,
Clarendon Press, Oxford, p. 217


14

viên UNECE gia nhập. Điều này dẫn tới việc sử dụng khái niệm "nguồn nước
xuyên biên giới" theo Công ước Helsinki 1992 như khái niệm chính thức cho
"nguồn nước quốc tế" chưa mang tính phổ quát quốc tế.
Thứ ba, quan điểm tiếp cận tổng thể về nguồn nước quốc tế. Quan điểm này
được ghi nhận tại Điều 2, Công ước New York năm 1997 của Liên hợp quốc về
Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao thông (sau đây
được gọi tắt là Công ước 1997):, theo đó nguồn nước được hiểu là "một hệ thống
nước mặt và nước ngầm tạo thành một thể thống nhất do mối quan hệ vật chất và
thường chảy vào một điểm cuối chung” và nguồn nước quốc tế là nguồn nước mà
các phần của nó nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Khái niệm trên lần đầu tiên được Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc đưa
vào Dự thảo Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao
thông và chính thức được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về luật sử
dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao thông được Đại hội đồng
Liên hiệp quốc thông qua năm 1997.

Nguồn nước được định nghĩa hẹp và Công ước áp dụng đối với nước ngầm
nếu có mối liên hệ về mặt thủy học với hệ thống nước mặt, do đó loại trừ các túi
nước ngầm (aquifer). Để bổ sung, Dự thảo các Điều khoản về Luật quản lý các túi
nước ngầm xuyên biên giới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2008
có chứa đựng các quy định về quản lý túi nước ngầm. Sau hai thập kỷ thảo luận về
pháp điển hóa luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế ở Liên hợp quốc, khái niệm
này là tiếng nói chung, là kết quả sự dung hòa quan điểm giữa các quốc gia ở
thượng lưu và các quốc gia ở hạ lưu. Để tranh thủ sự ủng hộ của cả các quốc gia ở
thượng lưu và các quốc gia ở hạ lưu, Ủy ban Luật quốc tế đã không sử dụng khái
niệm "lưu vực sông quốc tế" mà dùng khái niệm "nguồn nước quốc tế", nhưng Ủy
ban đã cố gắng mở rộng đến mức tối đa nội dung khái niệm này6.
Chính vì quan điểm khác biệt của các quốc gia, cho đến nay khái niệm nguồn
nước quốc tế chưa có quy chế của một tập quán quốc tế. Trên thực tế, phạm vi và
cách thức hợp tác trong lưu vực một nguồn nước quốc tế vẫn do các quốc gia ven
nguồn nước liên quan tự thỏa thuận và quyết định, tùy theo quan điểm pháp lý, thái

6

ILC (1991), The 1991 Draft Articles: Report of the ILC to the General Assembly, UN
Doc. A/46/10 (1991), p. 161


15

độ và mức độ sẵn sàng hợp tác để chấp nhận sự hạn chế đối với các quyền chủ
quyền của họ đối với các nguồn nước và họ cùng chia sẻ7.
Một số học giả cũng cho rằng nguồn nước quốc tế "là các sông, suối, hồ và
những tầng nước ngầm có mối quan hệ vật lý với nước mặt chảy qua hay nằm trong
lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia"8.
Cho đến nay, khái niệm nguồn nước quốc tế trong Công ước 1997 dung hòa

được quan điểm của phần lớn các quốc gia có những lợi ích khác nhau và được
công nhận rộng rãi. Tiếp cận theo quan điểm của Công ước, trong luận văn này,
nguồn nước quốc tế được định nghĩa là một hệ thống nước mặt và nước ngầm tạo
thành một thể thống nhất do mối quan hệ vật chất và thường chảy vào một điểm
cuối chung mà các phần của hệ thống này nằm trên lãnh thổ của hai hay nhiều
quốc gia khác nhau.
1.1.1.3. Ý nghĩa, hệ quả pháp lý của việc chấp nhận khái niệm nguồn nước quốc tế
Về ý nghĩa, việc khái niệm trên được công nhận rộng rãi thể hiện một xu
hướng thực tế mà ngày càng nhiều các quốc gia ven nguồn nước chấp nhận:
Thứ nhất, những vấn đề đặt ra cho các quốc gia ven nguồn nước quốc tế chỉ
có thể được giải quyết một cách có hiệu quả với sự hợp tác và than gia của tất cả
các quốc gia liên quan (một quốc gia dù có sức mạnh kinh tế và tài chính đến đâu
cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả các vấn đề lũ, xói lở, xâm nhập mặn,
ô nhiễm nguồn nước...).
Thứ hai, coi một nguồn nước quốc tế là một thể thống nhất là cách tốt nhất
để hợp lý hóa việc sử dụng nước của nguồn nước quốc tế, thông qua việc vạch ra
một kế hoạch sử dụng và phát triển tổng thể nguồn nước.
Thứ ba, để có thể hợp tác một cách có hiệu quả, cần thiết phải tạo ra một
khung pháp lý cho sự hợp tác trong lưu vực của một nguồn nước quốc tế.
Về hệ quả pháp lý, việc coi một nguồn nước quốc tế là một thể thống nhất
dẫn đến việc hạn chế nhất định đối với chủ quyền của quốc gia trong việc sử dụng
nguồn nước mà họ cùng chia sẻ. Tuy vậy, cần phải hiểu rằng sự hạn chế chủ quyền
nói trên được thực hiện một cách tự nguyện và nhằm mục đích tạo ra sự bình đẳng

7

A. H. Garretson, R.D.Hayton and C.J. Olmstead (1967), Equitable Utilization, The Law
of Drainage Basins, Dobbs Ferry, N.Y., Oceana Publications, p. 15
8
Nguyễn Trường Giang (2010), Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, tr 46.


16

chủ quyền giữa các quốc gia, chứ không phải là sự tước đoạt chủ quyền của các
quốc gia.
“Hệ quả của sự hạn chế chủ quyền nói trên là các quốc gia ven nguồn nước
có nghĩa vụ và đồng thời có quyền trong việc thực hiện những nguyên tắc và quy
phạm đã được hình thành trong luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế”9.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế
Là một bộ phận của luật quốc tế, pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế có
thể hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế nhằm điều chỉnh
quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc bảo tồn, bảo vệ, khai thác và sử
dụng các nguồn nước quốc tế.
Ngược dòng thời gian, pháp luật về nguồn nước quốc tế đã được hình thành
từ rất lâu trước đó. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về
nguồn nước quốc tế là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài giữa các quốc gia
trong việc sử dụng những nguồn nước mà họ cùng chia sẻ.
Cùng với các tập quán liên quan đến việc sử dụng sông, suối vào mục đích
hoạch định biên giới quốc gia, những quy định của luật pháp quốc tế về vấn đề sử
dụng các nguồn nước được chia sẻ giữa hai hay nhiều quốc gia với mục đích giao
thông và mục đích phi giao thông manh nha xuất hiện. Trong một số trường hợp,
các quốc gia đã đưa vào các điều ước quốc tế về việc sử dụng sông, suối vào mục
đích hoạch định biên giới mà họ ký kết với nhau những quy định đơn giản về sử
dụng nước. Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hệ
thống điều ước quốc tế về nguồn nước quốc tế ghi nhận có khoảng 400 điều ước về
nước được thông qua kể từ năm 1820 đến nay.
Nguyên tắc chung nhất được đưa vào trong các điều ước nói trên hoặc trong
các tập quán quốc tế về việc sử dụng nước của các sông, suối biên giới là công dân

của các quốc gia liên quan được tự do sử dụng nước ở các sông, suối đó cho các
mục đích khác nhau; trên cơ sở lập luận rằng, nguồn nước của các sông, suối biên
giới là một tài sản chung của các quốc gia cùng chia sẻ nguồn nước đó. Sau này,
bên cạnh các điều ước về hoạch định biên giới trên sông suối, các quốc gia liên
quan cũng ký kết cả các điều ước về quy chế sử dụng nước của sông, suối biên giới,

9

Nguyễn Trường Giang (2010), Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế, NXB Chính trị
quốc gia, tr 48.


17

trong đó có thể bao gồm những quy định về giao thông, đánh cá, bảo vệ môi trường
nước hoặc về việc xây dựng các công trình trên sông, suối biên giới.
Về việc sử dụng nguồn nước quốc tế vào mục đích giao thông, không thể
không nhắc đến Đạo luật của Đại hội Vienna năm 1815 với các quy định về nguồn
nước quốc tế liên quan đến mục đích giao thông đường thủy; Hiệp định Mannheim
1868 trên sông Rhine giữa Bỉ, Pháp, Đức và Hà Lan... Hiệp định Mannheim 1868 là
một trong những điều ước đa phương quan trọng liên quan đến nước, nó kế thừa các
khuyến nghị của Đại hội Vienna 1815 và Hiệp định Mainz 1831. Những nguyên tắc
quan trọng của Hiệp định này buộc thành viên có nghĩa vụ duy trì giao thông đường
thủy trên sông Rhine và bảo đảm tự do hàng hải dọc theo sông Rhine10.
Những điều ước ban đầu giải quyết những vấn đề giao thông đường thủy
xuyên biên giới trên các con sông quốc tế, tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa
nhanh chóng sau đó và sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng tài nguyên nước thúc
đẩy pháp luật phải có sự đổi mới quy định về việc sử dụng nguồn nước quốc tế phi
giao thông, chẳng hạn như các vấn đề kiểm soát lũ lụt, phát triển thủy điện, quản lý
chất lượng nước, phân phối nước, bảo vệ và chống ô nhiễm nguồn nước...

Khắp thế giới, xung đột về nguồn nước quốc tế diễn ra, chúng ta có thể nhắc
đến mâu thuẫn ở lưu vực sông Nile (châu Phi), sông Tigris và Euphrates (Trung
Đông), lưu vực biển Aral Sea (Trung Á), lưu vực Parana (Nam Mỹ), lưu vực sông
Hằng (châu Á)... Nhu cầu về một khung pháp lý điều chỉnh việc phát triển nguồn
nước quốc tế trở nên cực kỳ cấp thiết.
Một nỗ lực toàn cầu đã được triển khai và cho ra đời Công ước của Liên hợp
quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vì mục đích phi giao thông thủy được
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1997. Công ước là văn kiện pháp lý
toàn cầu đầu tiên về quản lý các nguồn nước quốc tế, có hiệu lực năm 2014 khi Việt
Nam trở thành nước thứ 35 phê chuẩn, làm cho Công ước đủ điều kiện có hiệu lực
sau 17 năm kể từ khi thông qua.
Tham luận “Tổng quan hệ thống điều ước quốc tế liên quan đến quản trị
nguồn nước và những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế” của Vụ Luật
10

Muhammad Mizanur Rahaman (2013), “Principles of international water law: Creating
effective transboundary water resources management”, tại địa chỉ:
/>w_Creating_effective_transboundary_water_resources_management ngày truy cập
12/12/2015.


18

pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ: Cùng với Công ước New
York 1997, một loạt các điều ước quốc tế khác về chia sẻ và quản lý nguồn nước
quốc tế ở cấp độ song phương, khu vực và đa phương đã ra đời trước và sau đó, như
Quy tắc Helsinki 1966, Hiệp định về chất lượng nước các hồ lớn giữa Canada và
Mỹ năm 1978, Hiệp định phân chia nguồn nước Pakistan năm 1991, Hiệp định về
hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995, Công ước Helsinki
1992, Công ước bảo vệ sông Danube năm 1994, Nghị định thư sửa đổi về các

nguồn nước chia sẻ của Cộng đồng Phát triển Nam Phi năm 1995, Quy tắc Berlin về
Tài nguyên nước 2004 (sau đây được gọi là Quy tắc Berlin 2004), Hiệp định về
khung hợp tác châu thổ Sông Nile năm 2009...
Ngoài ra, còn có một số công ước cấp độ toàn cầu ít nhiều có liên quan đến
vấn đề nguồn nước quốc tế như Công ước Ramsar liên quan đến các vùng đầm lầy
năm 1971, Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học năm 1992 với mục đích
thúc đẩy sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên thế giới, Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992, Công ước về chống sa mạc hóa tại các
nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hạn hán và/hoặc sa mạc hóa, đặc biệt là tại
Châu Phi năm 1994...
Trong thực tiễn điều ước, các hình thức hợp tác mà các quốc gia liên quan
lựa chọn cùng quản lý nguồn nước rất đa dạng. Phần lớn các điều ước song phương
hay khu vực chỉ bao gồm sự hợp tác giữa một số quốc gia lưu vực nguồn nước trên
một phần diện tích địa lý của lưu vực nguồn nước. Càng về sau, xu hướng chấp
nhận hợp tác trên phạm vi toàn lưu vực càng tăng lên vì các quốc gia cho rằng, đó là
biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát ô nhiễm và sử dụng hợp lý nguồn nước. Cách
tiếp cận tổng thể này đã được tiến hành tại một số lưu vực ở Châu phi, hạ lưu lưu
vực sông Mekong, lưu vực sông Rhine và hồ Lớn11.
1.1.3. Các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế
Thứ nhất, đối với các nguyên tắc chung của các hệ thống luật pháp khác
nhau trên thế giới, theo Điều 38.1.c của Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc, các
nguyên tắc chung của các hệ thống luật pháp trên thế giới được coi là nguồn phụ trợ
của luật pháp quốc tế. Khi không có các điều ước quốc tế ràng buộc hoặc các tập

11

Mc Caffrey (1987), Third Report on International Watercourses, UN Doc. A/CN.4/406
(1987), para 18.



19

quán quốc tế liên quan, các tòa án hoặc trọng tài quốc tế có thể áp dụng một số
nguyên tắc pháp lý chung của các hệ thống pháp luật khác nhau.
Các nguyên tắc này chỉ có thể được áp dụng khi không có những quy định và
nguyên tắc của luật pháp quốc tế, chúng không thể áp dụng để làm đảo ngược hoặc
sửa đổi lại những quy phạm vốn có của luật pháp quốc tế. Việc xác định những
nguyên tắc nào của hệ thống pháp lý nào có thể áp dụng trong lĩnh vực sử dụng các
nguồn nước quốc tế là một vấn đề phức tạp. Ví dụ như các nguyên tắc công bằng
bắt nguồn từ La Mã cổ đại, theo đó mỗi người phải sử dụng tài sản của mình sao
cho không gây hại cho người khác. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong hầu hết
các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại, từ hệ thống
pháp luật Anh – Mỹ cho đến hệ thống luật dân sự.
Thứ hai, đối với các nguyên tắc chung của pháp luật về nguồn nước quốc tế,
các học giả có những quan điểm khác nhau, và cho đến nay chưa có sự thống nhất
về danh sách các nguyên tắc chung này. Tuy nhiên, khi không có các điều ước quốc
tế hoặc các tập quán quốc tế liên quan, một số nguyên tắc chung sau đây thường
được nhắc đến12:
Nguyên tắc không lạm dụng quyền (sic utere tuo ut alienum non laedas).
Nguyên tắc này được áp dụng trong phát luật nguồn nước quốc tế, theo đó một quốc
gia không thể sử dụng lãnh thổ của mình một cách độc đoán dẫn đến gây ra thiệt hại
cho các quốc gia khác. Một hành động như vậy có thể được coi là trái với luật pháp
quốc tế. Hiện nay, hầu hết các quốc gia công nhận nguyên tắc này, dù họ vẫn còn
quan điểm khác nhau về mức độ và phạm vi của nghĩa vụ không lạm dụng quyền.
Nguyên tắc các quốc gia ven nguồn nước cần phải hành động phù hợp với
quan hệ láng giềng tốt, không quốc gia nào được tiến hành bất cứ hành động nào
trên lãnh thổ của mình có thể gây ra những tác động bất lợi cho các quốc gia khác.
Trong lĩnh vực nước quốc tế, còn có thể kể đến cả các nguyên tắc trách
nhiệm quốc gia, sử dụng công bằng nguồn nước được chia sẻ và những nguyên tắc
mới như: Nguyên tắc đề phòng, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước, coi

nguồn nước như một tài sản chung của nhân loại.
Thứ ba, ngoài hai loại nguyên tắc trên, còn có các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế hiện đại, như: Các nguyên tắc tôn trọng bình đẳng, chủ quyền
12

D.A. Caponera, A.A. Ballema (1992), Principles of Water Law and Administration,
Rotterdam/Brookpield, p. 191, 192.


×