Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.16 KB, 106 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT




NGUYN VN IU



Quyền và nghĩa vụ của ng-ời chấp hành hình phạt tù:
một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04



LUN VN THC S LUT HC



Cỏn bụ hng dn khoa hc: TS. HONG VN HNG




2
HÀ NỘI - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng rôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo
đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Văn Điều

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Những chữ viết tắt trong luận văn
Danh các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.1.1. Khái niệm trại giam 5

1.1.2. Khái niệm phạm nhân 9
1.1.3. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của phạm nhân 11
1.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA PHẠM NHÂN 27
1.2.1. Đảng lãnh đạo để bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân 27
1.2.2. Quan điểm quản lý chặt chẽ kết hợp giáo dục và thực hiện chế độ
chính sách nhằm bảo đảm phạm nhân đƣợc hƣởng quyền lợi và
thực hiện nghĩa vụ 29
1.2.3. Quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo đảm và thực hiện
quyền, nghĩa vụ của phạm nhân 30
1.2.4. Quan điểm nhân đạo xã hội chủ nghĩa để bảo đảm và thực hiện
quyền, nghĩa vụ của phạm nhân 31
1.2.5. Một số quy định luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của ngƣời chấp hành án phạt tù 33

1.2.6. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và chính sách, pháp luật của
Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân 38
Kết luận chương 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 43
2.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHẠM NHÂN CHẤP HÀNH ÁN Ở CÁC
TRẠI GIAM 43
2.1.1. Số liệu phạm nhân 43
2.1.2. Cơ cấu, thành phần, tính chất phạm tội của phạm nhân trong các
trại giam 44
2.1.3. Đặc điểm nhân khẩu học của phạm nhân ở trại giam 47
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ 51
2.2.1. Chế độ ăn của phạm nhân 51

2.2.2. Chế độ mặc của phạm nhân 54
2.2.3. Chế độ ở của phạm nhân 56
2.2.4. Tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân 58
2.2.5. Chế độ bảo hộ lao động 62
2.2.6. Tổ chức cho phạm nhân học tập pháp luật, thời sự, chính trị 63
2.2.7. Tổ chức cho phạm nhân chƣa biết chữ học văn hoá 67
2.2.8. Tổ chức gặp thân nhân, gửi, nhận thƣ, nhận tiền, quà, bƣu phẩm,
bƣu kiện, trao đổi thông tin bằng điện thoại và mua hàng tại căng
tin của phạm nhân 68
2.2.9. Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù 69
2.2.10. Xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 70
2.2.11. Đặc xá tha tù trƣớc thời hạn cho phạm nhân 72
2.2.12. Khiếu nại, tố cáo 72

2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA NGƢỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 74
Kết luận chƣơng 2 76
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA PHẠM NHÂN TẠI TRẠI
GIAM Ở VIỆT NAM 78
3.1. ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THI HÀNH
ÁN PHẠT TÙ 79
3.1.1. Vấn đề cho phép Luật sƣ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
phạm nhân trong giai đoạn thi hành án 79
3.1.2. Vấn đề bổ sung tội danh “Chống lại việc thực hiện Nội quy trại giam” 81
3.1.3. Đổi mới cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
phạm nhân 82
3.2. THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM
NHÂN, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, ĐOÀN THỂ XÃ
HỘI TRONG VIỆC XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO

DỤC, CẢI TẠO PHẠM NHÂN 84
3.3. XÁC LẬP CƠ CHẾ THANH TRA, KIỂM TRA GIÁM SÁT ĐỂ PHÁT
HIỆN KỊP THỜI, XỬ LÝ NGHIÊM MINH CÁC SAI PHẠM VI PHẠM
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA PHẠM NHÂN 87
3.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƢƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAM GIỮ, QUẢN LÝ, GIÁO DỤC
CŨNG NHƢ BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA PHẠM
NHÂN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở TRẠI GIAM 87
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ANQG
CAND
CBCS
CHXHCN
CNXH
ĐCSVN
TTATXH
Tổng cục VIII

VNDCCH
XHCN
An ninh quốc gia
Công an nhân dân
Cán bộ chiến sỹ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam
Trật tự an toàn xã hội
Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tƣ pháp - Bộ Công an
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa





DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1:
Phân loại tội danh của phạm nhân đang chấp
hành án tại các trại giam
45
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1:
Tỷ lệ phạm nhân vào chấp hành án tại các trại
giam từ năm 2010 đến năm 2013
43
Biểu đồ 2.2:
Trình độ học vấn của phạm nhân

49
Biểu đồ 2.3:
Khảo sát 1000 phạm nhân về chế độ mặc của
phạm nhân
54
Biểu đồ 2.4:
Khảo sát 1000 phạm nhân về chế độ ở của
phạm nhân
56





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề quyền con ngƣời, giải phóng con ngƣời và bảo vệ quyền con
ngƣời đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó, họ có quyền
được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”[55]. Đây là bản Tuyên ngôn Độc
lập của Nƣớc VNDCCH, không chỉ nhằm công bố với thế giới về sự ra đời
của một quốc gia độc lập, có chủ quyền mà còn là một bản tuyên ngôn về
quyền con ngƣời của Việt Nam.
Hiến pháp của Nƣớc VNDCCH các năm 1946, 1959 và CHXHCN
Việt Nam năm 1980, 1992, 2013 đều ghi nhận các nguyên tắc tất cả quyền
lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân, công dân bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ. Phẩm giá con ngƣời, tài sản, bí mật đời tƣ của công dân đƣợc Nhà nƣớc

bảo vệ. Dựa trên Hiến pháp, pháp luật, tất cả các cơ quan hợp thành hệ thống
chính trị bao gồm ĐCSVN, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tƣ pháp, Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội đều phải có trách
nhiệm đảm bảo quyền con ngƣời.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tổ chức thi hành hình phạt tù, vấn đề quyền
và nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình phạt tù chƣa đƣợc nghiên cứu một cách
có hệ thống. Trên thực tế, để đạt đƣợc mục đích quản lý, giam giữ, giáo dục
cải tạo ngƣời chấp hành hình phạt tù, trả lại cho xã hội những con ngƣời hoàn
lƣơng tái hòa nhập cộng đồng, có rất nhiều vấn đề phải làm, nhƣng trƣớc mắt
phải quy định rõ ngƣời đang chấp hành hình phạt tù là ai, quyền và nghĩa vụ
của họ ra sao? Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, Mặt trận
Tổ quốc, đặc biệt là cơ quan thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù;


2
đồng thời để họ điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu quyền
và nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình phạt tù một cách toàn diện và có hệ
thống là cần thiết, hƣớng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
quản lý, giam giữ, giáo dục trong các trại giam, phát huy sức mạnh tổng hợp
của gia đình, các lực lƣợng xã hội tham gia vào công tác giam giữ, giáo dục,
cải tạo. Từ nhận thức đó, cho thấy vấn đề: Quyền và nghĩa vụ của người
chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là vấn đề cần
nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở những mức độ
khác nhau, những khía cạnh, phƣơng diện khác nhau về quyền và nghĩa vụ của
ngƣời chấp hành hình phạt tù. Sau khi Luật Thi hành án hình sự chính thức có
hiệu lực (một văn bản pháp lý chính thống, điều chỉnh toàn diện về tổ chức và
hoạt động thi hành án hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011) thì đến nay chƣa

có một công trình nghiên cứu cơ bản nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về quyền, nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình phạt tù và thực trạng áp
dụng các quyền, nghĩa vụ này trong thực tiễn ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ.
Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên đây, một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình
phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là đòi hỏi khách quan, cấp thiết,
vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình phạt tù
trong trại giam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, đồng thời góp
phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự nói chung, pháp luật thi hành
hình phạt tù nói riêng.
- Luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:


3
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận quyền và nghĩa vụ của ngƣời đang chấp
hành hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
b. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của
ngƣời đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quyền và nghĩa vụ của ngƣời
đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Phạm vi không gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang
chấp hành hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
Phạm vi thời gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp
hành hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an từ năm 2010 đến 2013.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện theo cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền, về chính sách hình sự, các vấn đề cải cách tƣ pháp trong
các Nghị quyết của Đại hội Đảng các khoá gần đây, các Nghị quyết của Bộ
Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp
cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp
quy nạp; phƣơng pháp thống kê; để tổng hợp các tri thức khoa học và luận
chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu của luận văn.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống ở


4
cấp độ luận văn Thạc sĩ luật học về quyền, nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình
phạt tù; đánh giá làm sáng tỏ bức tranh tình hình thực hiện các quyền, nghĩa
vụ này trong thực tế; những tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc xung quanh việc
thực hiện các quyền, nghĩa vụ này trong các trại giam thuộc Bộ Công an; đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quyền
này trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Luận văn có thể sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích cho những
ngƣời nghiên cứu và cho cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan thi
hành án hình sự trong phạm vi cả nƣớc.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc cấu trúc gồm: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại

các trại giam ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại các
trại giam ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Một số giải pháp tiếp tục bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa
vụ của phạm nhân tại trại giam ở Việt Nam.




5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm trại giam
Thi hành án phạt tù là buộc ngƣời bị kết án tù có thời hạn, tù chung
thân chấp hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành ngƣời có
ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án
hình sự nêu rõ: “Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền
theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ,
giáo dục, cải tạo để họ trở thành có ích cho xã hội”[45, Khoản 1 Điều 16].
Luật Thi hành án hình sự: “Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù”.[45]
Trại giam là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ chế độ và
chính quyền cách mạng, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, trại giam Việt
Nam có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của
dân tộc, với những thành tích to lớn trên lĩnh vực phòng chống tội phạm.
Cùng với việc xuất hiện của Nhà nƣớc VNDCCH, trại giam Việt Nam ra đời
và đã thể hiện rõ vị trí và bản chất của mình là một công cụ quan trọng để bảo

vệ chính quyền dân chủ nhân dân, bảo vệ trật tự xã hội. Trại giam Việt Nam
luôn thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nƣớc mới, của chế độ xã hội mới.
Điểm mốc lịch sử quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ
thống trại giam Việt Nam là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 150/SL
ngày 07/11/1950 quy định về tổ chức trại giam. Sắc lệnh nêu rõ: “Phạm nhân
phải giam giữ trong trại giam để trừng trị và giáo hoá. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ
tổ chức và kiểm soát các trại giam trong phạm vi toàn quốc” [20]. Ngày 12


6
tháng 6 năm 1951 chiểu theo Sắc lệnh 150/SL, liên Bộ Nội vụ - Tƣ pháp ban
hành Nghị định 181/NV6 ấn định những chi tiết về thiết lập, tổ chức và hoạt
động kiểm soát trại giam.
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, trên lĩnh vực thi hành án phạt tù
Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm chỉ đạo
việc quản lý, giáo dục phạm nhân có hiệu quả. Ngày 08 tháng 3 năm 1993,
Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù; Ngày
16 tháng 9 năm 1993, Chính phủ ra Nghị định số 60/CP ban hành Quy chế
trại giam; Ngày 19/10/2007 Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh
số 01/2007/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành
án phạt tù; ngày 28 tháng 10 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định
113/2008/NĐ-CP về quy chế trại giam. Đặc biệt ngày 17 tháng 6 năm 2010
Quốc hội ban hành Luật thi hành án hình sự. Đây là những văn bản pháp lý
quan trọng vừa điều chỉnh việc tổ chức quản lý thi hành án phạt tù đƣợc chặt
chẽ vừa đảm bảo tính nhân đạo, tính nghiêm minh của pháp luật.
Trại giam tổ chức việc giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân
tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội và các yếu tố nhân thân khác. Dù là
loại trại nào và quản lý đối tƣợng loại gì thì trại giam vẫn phải thực hiện chức
năng, nhiệm vụ giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trong đó chức năng
quản lý chặt chẽ, không để phạm nhân có điều kiện, cơ hội phạm tội mới, trốn

khỏi nơi giam giữ là quan trọng và cần thiết nhằm mục đích giáo dục cải tạo
và trả về cho xã hội những con ngƣời hoàn lƣơng. Việc phân trại giam làm 3
loại đã có tác dụng phân hoá tội phạm triệt để, từ đó áp dụng các biện pháp
quản lý, giam giữ, giáo dục phù hợp. Tuy nhiên qua 14 năm thi hành Pháp
lệnh thấy việc phân trại giam làm 3 loại không phù hợp với điều kiện địa lý
trải dài của nƣớc ta và việc phân bố trại giam không đều giữa các vùng lãnh
thổ đã dẫn đến nhiều bất cập cho cơ quan thi hành án, trong việc điều chuyển,


7
trích xuất phạm nhân, việc thăm gặp của thân nhân phạm nhân gặp rất nhiều
khó khăn, tốn kém do chi phí đi lại. Để giải quyết vấn đề trên, Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã sửa đổi xoá bỏ
không còn trại giam loại I, trại giam loại II, trại giam loại III mà chỉ còn một
mô hình trại giam, đến Luật Thi hành án hình sự tiếp tục khẳng định trại
giam có khu giam giữ đối với ngƣời bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân,
ngƣời bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm và khu giam giữ đối với
ngƣời bị kết án tù từ 15 năm trở xuống. Với mô hình trại giam nhƣ trên đã
giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bấp cập đối với công tác tổ chức thi hành án
phạt tù hiện nay và đảm bảo tốt quyền của phạm nhân, đặc biệt là tạo thuận
lợi thăm gặp thân nhân.
Trong công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở trại giam việc giáo dục, cải
tạo phạm nhân phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục văn hoá, pháp luật, phổ
biến thời sự chính sách, giáo dục công dân, dạy nghề kết hợp với việc giáo
dục cải tạo bằng lao động để tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân mau
chóng hoà nhập với cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Việc giáo dục cải tạo phạm nhân của các trại giam mang tính xã hội và
nhân văn cao nhƣng đồng thời là việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp. Vai
trò của trại giam thể hiện tính hai mặt không thể tách rời, đó là cƣỡng bức
pháp lý và giáo dục cải tạo. Nếu chúng ta chỉ chú trọng biện pháp trừng trị,

quản chế, giam giữ mà không chú ý đến việc thực hiện chính sách pháp luật
về giáo dục cải tạo, không cảm hoá thuyết phục đƣợc phạm nhân thì kết quả
thi hành án phạt tù chẳng những không xoá bỏ đƣợc tƣ tƣởng chống đối chế
độ, coi thƣờng pháp luật ở họ… mà còn làm họ ngày càng trở nên liều lĩnh,
hận thù chế độ… Nếu chỉ coi trọng khâu giáo dục, lơi lỏng biện pháp trừng
trị, quản chế thi hành án phạt tù, không giữ vững đƣợc kỷ luật trại giam thì
chẳng những làm cho phạm nhân có thái độ coi thƣờng pháp luật mà họ sẽ


8
lợi dụng cơ hội, sơ hở để chống phá và trốn trại giam ra ngoài tiếp tục hoạt
động phạm tội.
Trong hoạt động giam giữ, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại
giam phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không đƣợc dùng nhục hình,
xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ, đồng thời phải chú trọng rèn
luyện, xây dựng cho họ nhân cách con ngƣời, giúp họ có nhận thức đúng đắn
về lao động và hình thành thói quen lao động, nâng cao ý thức tập thể, ý thức
kỷ luật và trách nhiệm đối với xã hội.
Thông qua hoạt động giam giữ, quản chế, giáo dục cải tạo phạm nhân
phải tiếp tục khai thác, nghiên cứu, sử dụng các thông tin do phạm nhân
cung cấp phục vụ yêu cầu giữ gìn trật tự an ninh trong và ngoài trại giam
đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trên
phạm vi cả nƣớc.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy: a. Trại giam là nơi quản
lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân để họ trở thành ngƣời lƣơng thiện; b.Trại
giam không chỉ là nơi thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc, của nhân dân, nơi
đảm bảo hiệu lực và công bằng của pháp luật, mà còn là nơi trực tiếp thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp tội phạm.
Trại giam Việt Nam luôn gắn liền và phản ánh cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. Chức năng, nhiệm vụ

của trại giam đƣợc hình thành, củng cố và phát triển và ngày một hoàn thiện.
Trong những giai đoạn đặc biệt của cách mạng, của đất nƣớc, trại giam còn
giam giữ, giáo dục hàng vạn đối tƣợng bị bắt tập trung giáo dục, cải tạo.
Thực hiện chức năng của mình, trại giam không những chỉ trừng trị và
giáo hoá phạm nhân mà còn tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhằm phát
hiện ngăn chặn kịp thời tội phạm, góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.


9
Trại giam Việt Nam có quá trình hình thành và tồn tại rất đặc thù. Nó
gắn liền với lịch sử các giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam. Trại giam là
cơ quan thi hành hình phạt tù không chỉ là công cụ thực hiện sự cƣỡng chế
của Nhà nƣớc đối với những ngƣời bị Toà án phạt tù có thời hạn, tù chung
thân nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành ngƣời lƣơng thiện, mà trại giam còn
phải là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc, của xã hội để thiết lập bảo vệ, xây
dựng trật tự xã hội mới, XHCN.
1.1.2. Khái niệm phạm nhân
Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung
thân (Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự).
Một con ngƣời đƣợc coi là phạm nhân khi họ phạm tội bị kết án phạt tù
và đƣợc đƣa đến trại giam để chấp hành bản án, đồng thời với việc trở thành
phạm nhân họ có một địa vị pháp lý hoàn toàn khác với các công dân bình
thƣờng ngoài xã hội. Phạm nhân bị tƣớc hoặc bị hạn chế một số quyền tự do
cơ bản nhƣ: hội họp, biểu tình, tự do cƣ trú, đi lại, bầu cử, ứng cử. v.v
nhƣng không có nghĩa là đã mất quyền công dân. Họ còn các quyền và nghĩa
vụ chủ yếu nhƣ: lao động, học tập, bảo vệ sức khoẻ, bất khả xâm phạm về
thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, khiếu nại, tố cáo v.v
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa VII) tại Hội
nghị giữa nhiệm kỳ (do đồng chí Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời trình bày) có ghi:

Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, phải kết hợp chặt
chẽ giữa đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm; coi
trọng các biện pháp phòng ngừa; xây dựng chương trình quốc gia về
phòng ngừa tội phạm, có ngân sách dành cho chương trình đó. Thực
hiện nghiêm các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội; đồng
thời tích cực giáo dục kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động sản
xuất, cải thiện các điều kiện giam giữ để cải tạo, cảm hoá phạm


10
nhân, tạo điều kiện đưa họ trở lại làm ăn lương thiện. Ngăn chặn và
nghiêm trị các hành vi ngược đãi, ức hiếp người bị giam.[5]
Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng
cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong
tình hình mới nêu:
Tăng cường và đổi mới công tác cảm hoá, giáo dục giúp đỡ
những người phạm tội được đặc xá, tha tù, người mắc tệ nạn xã hội
tại cộng đồng và tại các trại giam, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng với những hình thức phù hợp. Quan tâm hỗ trợ
những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái
hoà nhập cộng đồng.[12]
Tại Điều 27 Bộ luật Hình sự nêu rõ mục đích của hình phạt:
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn
giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn
ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác
tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.[36]
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy
định buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ
trở thành có ích cho xã hội. Từ những quan điểm trên cho thấy: Phạm nhân là

các công dân có vị trí pháp lý đặc biệt. Chính vị trí này là cơ sở để các cơ
quan thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cƣỡng chế và giáo dục đặc thù
đối với họ, nhằm mục đích giáo dục họ trở thành ngƣời lƣơng thiện. Việc họ
bị giam giữ trong trại giam không có nghĩa chỉ là để trừng phạt, bảo đảm an
toàn cho xã hội mà mục đích chủ yếu là giáo dục họ trở thành ngƣời lƣơng
thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc
sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội.


11
1.1.3. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
Quyền là khả năng của mỗi công dân đƣợc tự do lựa chọn và hành
động, khả năng đó đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng quyền
lực Nhà nƣớc. Nghĩa vụ là sự tất yếu phải hành động của mỗi công dân bởi lợi
ích của toàn thể Nhà nƣớc và xã hội. Sự tất yếu đó đƣợc quy định trong Hiến
pháp, pháp luật và đƣợc bảo đảm bằng mọi biện pháp kể cả biện pháp cƣỡng
chế. Khi nói đến quyền thƣờng gắn liền với nghĩa vụ. Chính điều đó tạo nên
địa vị pháp lý của công dân trong một chế độ Nhà nƣớc.
Trong thực tiễn công tác tổ chức thi hành hình phạt tù, việc hiểu rõ
ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có những quyền gì, những quyền gì của
công dân họ bị tƣớc bỏ hoặc bị hạn chế và nghĩa vụ thế nào có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đối với cơ quan thi hành án. Điều quan trọng đƣợc thể hiện ở chỗ,
nó không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, mà còn thể hiện trong việc vận
dụng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, giáo dục ngƣời phạm
tội hƣớng tới mục đích trả về cho xã hội những con ngƣời hoàn lƣơng. Đồng
thời trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, ngăn chặn và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Ở nƣớc ta cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới, không có văn bản quy
phạm pháp luật nào quy định đầy đủ hết quyền và nghĩa vụ của ngƣời đang
chấp hành hình phạt tù, mà quyền và nghĩa vụ của họ đƣợc quy định ở nhiều

văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong các ngành luật khác nhau trong
hệ thống pháp luật Việt Nam nhƣ Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật
Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Thi hành án hình sự,… Qua nghiên
cứu hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy, ngoài các quy định trong pháp luật
thi hành hình phạt tù còn có các căn cứ khác xác định địa vị pháp lý của ngƣời
đang chấp hành hình phạt tù, nhƣ:
Khoản 4 Điều 3 Bộ luật Hình sự: Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ


12
phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành
ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp
hành hình phạt. Điều 39 Bộ luật Hình sự quy định: Công dân Việt Nam bị
kết án phạt tù về tội xâm phạm ANQG hoặc tội phạm khác trong những
trƣờng hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tƣớc một hoặc một số quyền công
dân sau đây:
a. Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại diện cơ quan quyền lực
Nhà nước; b. Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền
phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân từ một năm đến năm
năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản
án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được
hưởng án treo.[36]
1.1.3.1. Các quyền của phạm nhân
Phạm nhân là ngƣời bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt tù tại
trại giam, trong thời gian chấp hành hình phạt tù họ bị tƣớc hoặc bị hạn chế
một số quyền công dân, nhƣng họ vẫn đƣợc hƣởng các quyền sau:
Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm
phạm về thân thể
Quyền sống, quyền đƣợc tôn trọng về nhân phẩm và quyền bất khả xâm

phạm về thân thể của phạm nhân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và
đƣợc cụ thể trong nhiều văn bản luật, đặc biệt là trong Luật Thi hành án hình
sự và Nghị định quy định về tổ chức quản lý phạm nhân…
Hiến pháp Việt Nam quy định mọi ngƣời dân đầu có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án
nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang.


13
Việc bắt giam giữ ngƣời phải đúng pháp luật. Mọi hình thức truy bức, nhục
hình, đối xử vô nhân đạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của ngƣời dân đều
bị nghiêm cấm.
Quyền sống là quyền trƣớc tiên và quan trọng của con ngƣời. Mọi hành
vi xâm phạm quyền sống của con ngƣời bị coi là phạm tội và bị nghiêm trị
theo quy định của pháp luật. Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt ƣu tiên và có những
nỗ lực cao nhất nhằm bảo đảm quyền sống cho mọi ngƣời dân kể cả những
ngƣời phạm tội, phạm nhân đang chấp hành hình phạt tại các trại giam. Bộ
luật Hình sự có những điều, khoản nghiêm cấm tra tấn, dùng nhục hình nhƣ:
Điều 107. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trong khi thi hành công vụ: Người nào trong khi thi
hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm…[36]
Điều 110. Tội hành hạ người khác: Người nào đối xử tàn ác
với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm…[36]
Điều 298. Tội dùng nhục hình: Người nào dùng nhục hình
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù

từ sáu tháng đến 3 năm…[36]
Quyền được bảo đảm về ăn, mặc
Thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, phòng, chữa bệnh cho phạm nhân chính là
bảo đảm cho họ quyền đƣợc sống, đƣợc đối xử nhân đạo. Luật Thi hành án
hình sự và Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy
định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc
y tế đối với phạm nhân quy định: Phạm nhân đƣợc bảo đảm tiêu chuẩn định


14
lƣợng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đƣờng, muối, nƣớc mắm, bột ngọt, chất đốt.
Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật,
thì định lƣợng ăn đƣợc tăng thêm. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật,
phạm nhân đƣợc ăn thêm nhƣng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn
ngày thƣờng và Chính phủ bảo đảm tiêu chuẩn định lƣợng mỗi tháng: 17 kg
gạo tẻ thƣờng; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,5 kg đƣờng loại trung bình; 01 kg
muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nƣớc mắm; 0,1 kg bột ngọt; chất đốt tƣơng
đƣơng 17 kg củi hoặc 15 kg than. Ngày Tết Nguyên đán (bao gồm 01 ngày
cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), ngày Tết Dƣơng lịch (ngày 01 tháng
01), ngày Giỗ tổ Hùng Vƣơng (ngày 10 tháng 3 âm lịch), các ngày lễ: 30
tháng 4, 01 tháng 5, 02 tháng 9, phạm nhân đƣợc ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn
ngày thƣờng. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định
của pháp luật, định lƣợng có thể đƣợc tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định
lƣợng nêu trên. Giám thị trại giam có thể quyết định hoán đổi định lƣợng ăn
nêu trên cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho phạm nhân ăn hết tiêu
chuẩn. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định nhƣ trên, phạm nhân đƣợc sử dụng quà,
tiền của mình để ăn thêm nhƣng không đƣợc quá ba lần định lƣợng trong 01
tháng cho mỗi phạm nhân.
Mỗi năm phạm nhân đƣợc phát 02 bộ quần áo dài bằng vải thƣờng
theo mẫu thống nhất, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 02 chiếc chiếu, 02 đôi

dép, 01 mũ hoặc nón, 01 áo mƣa nilông; 03 bàn chải đánh răng; 600 g kem
đánh răng loại thông thƣờng. Mỗi tháng phạm nhân đƣợc cấp 0,3 kg xà
phòng giặt, phạm nhân nữ đƣợc cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết
có giá trị tƣơng đƣơng 02 kg gạo tẻ thƣờng. 04 năm phạm nhân đƣợc cấp 01
màn, 01 chăn; đối với phạm nhân ở các trại giam từ thành phố Đà Nẵng trở
vào đƣợc phát chăn sợi; từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra đƣợc phát chăn bông
không quá 02 kg và 01 áo ấm dùng trong 03 năm. Phạm nhân tham gia lao


15
động mỗi năm đƣợc phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ
lao động cần thiết khác.
Quyền ở, sinh hoạt và phòng, chữa bệnh
Phạm nhân ở theo buồng tập thể, chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân
là 2m
2
, có bệ gạch men, ván sàn hay giƣờng. Ngoài ra, pháp luật cũng quy
định những quyền ƣu đãi hơn dành cho phạm nhân nữ, phạm nhân là ngƣời
chƣa thành niên: chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là ngƣời chƣa thành
niên là 03m
2
, có ván sàn hoặc giƣờng. Điều 27 Luật thi hành án hình sự quy
định: Ngƣời đang chấp hành hình phạt tù là ngƣời chƣa thành niên, hoặc là nữ
đƣợc giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục,
lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi.
Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân đƣợc hoạt động thể
dục thể thao, văn hoá, văn nghệ phù hợp với quy định của trại giam. Phạm
nhân đƣợc đọc sách, báo, đƣợc nghe đài và đƣợc xem truyền hình. Phạm nhân
đƣợc hƣởng chế độ phòng, chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ, đƣợc
lập sổ y bạ hoặc phiếu khám sức khoẻ để theo dõi, bảo vệ sức khoẻ trong thời

gian chấp hành hình phạt tù. Nếu ốm, phạm nhân đƣợc điều trị tại bệnh xá của
trại, nếu bệnh nặng vƣợt quá khả năng điều trị của trại thì đƣợc chuyển đến
bệnh viện của Nhà nƣớc và đƣợc thông báo cho thân nhân phạm nhân biết để
phối hợp với trại giam chữa bệnh cho phạm nhân.
Quyền được lao động và hưởng thành quả lao động
Lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của phạm nhân, quyền và nghĩa
vụ lao động của phạm nhân đƣợc quy định rõ trong Bộ luật Hình sự, Luật Thi
hành án hình sự. Điều 3 Bộ Luật hình sự quy định: “Đối với người bị phạt tù
thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập
để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm
việc chấp hành hình phạt”.[36]


16
Điều 29, 30 Luật Thi hành án hình sự quy định: Phạm nhân đƣợc tổ
chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo
dục, hòa nhập cộng đồng; đƣợc nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ
nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và
học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trƣờng hợp đột xuất hoặc
thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhƣng
không đƣợc quá 02 giờ trong 01 ngày. Trƣờng hợp phạm nhân lao động thêm
giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì đƣợc nghỉ bù hoặc bồi
dƣỡng b»ng tiÒn, hiÖn vËt.
Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ chi phí vật tƣ, nguyên liệu,
tiền công thuê lao động bên ngoài đƣợc sử dụng nhƣ sau: a) Bổ sung mức ăn
cho phạm nhân; b) Lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân
khi chấp hành xong án phạt tù; c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thƣởng của
trại giam; d) Chi thƣởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động; đ) Chi
hỗ trợ đầu tƣ trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục,
dạy nghề đối với phạm nhân.

Ngoài các quy định của pháp luật, trong những năm gần đây, vấn đề
đảm bảo quyền lao động của phạm nhân đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và Bộ
Công an rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Đối với sản xuất của các trại giam phải quy hoạch cho phù
hợp với nhiệm vụ quản lý, giam giữ và lao động cải tạo phạm
nhân. Cho phép huy động lao động phạm nhân về sử dụng cơ sở
vật chất hiện có làm ra sản phẩm để vừa giúp cho phạm nhân lao
động sản xuất góp phần cải thiện đời sống tinh thần và vật chất,
vừa giúp cho họ thông qua lao động sản xuất để cải tạo thành
người có ích cho xã hội.


17
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với hoạt động sản
xuất các trại giam, có quy định để các trại giam được đầu tư vốn,
kỹ thuật, công nghệ và miễn giảm thuế phù hợp với hoạt động của
mỗi trại… [2]
Trên thực tế việc tổ chức lao động cho phạm nhân vừa bảo đảm quyền
lao động hợp pháp của họ, vừa là phƣơng tiện quản lý, giáo dục để cải tạo họ
trở thành ngƣời lƣơng thiện, có ích cho xã hội. Đồng thời thông qua lao động
giúp phạm nhân thấy đƣợc trách nhiệm cần phải lao động, giá trị của lao động
và quen với lao động. Ngoài ra, nhờ có lao động, đời sống vật chất của phạm
nhân đƣợc cải thiện, tình trạng ốm đau, suy kiệt không còn, từ đó tạo ra môi
trƣờng tốt, lành mạnh, phạm nhân yên tâm cải tạo. Đây là một trong những
chính sách rất ƣu việt của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với ngƣời phạm tội. Điều
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái hoà nhập cộng đồng của phạm nhân
sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Quyền được học tập
Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân đƣợc học tập, Điều
28 Luật Thi hành án hình sự: Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công

dân và đƣợc học văn hoá, học nghề. Phạm nhân chƣa biết chữ phải học văn
hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc khuyến khích học
tiếng Việt. Phạm nhân đƣợc bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và đƣợc
nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Căn cứ yêu cầu quản
lý, giáo dục phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân
theo chƣơng trình, nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tƣ pháp, Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng quy định. Phạm nhân đƣợc cung cấp thông tin về
thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
Ngày 06/02/2012, Liên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tƣ pháp, Bộ

×