Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.81 KB, 21 trang )

BÀI TẬP HỌC KÌ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NHUNG
LỚP: N0
MSSV: 340231
ĐỀ BÀI: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra -
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
1
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Trong thế giới tự nhiên, có những vật luôn tiềm ẩn trong nó khả năng gây thiệt
hại cho thế giới vật chất xung quanh mà bản thân con người rất khó kiểm soát.
Tự bản than nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối quan hệ nguy hiểm cho
những người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm
soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao
độ. Như vậy, ta hiểu gì về nguồn nguy hiểm cao độ? Về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? Luật pháp đã có những quy định
như thế nào về vấn đề này và thực tiễn cuộc sống nói lên điều gì? Đó chính là
những vấn đề chính mà trong bài làm này nói lên.
2
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Do việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính là
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cho nên, sau đây em xin đưa ra một số
vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra để nhằm làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết
1. Khái niệm
- Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, Điều 623 BLDS quy định: “ Nguồn
nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy


định.”
- Về khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Là một loại quan hệ dân
sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhan phẩm, uy
tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại
phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những
yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường,
người được bồi thường và mức độ bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng,
thống nhất và đầy đủ. BLDS không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói
chung và của luật dân sự nói riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
khi có bốn điều kiện được quy định tại Nghị Quyết số 03/2006/HĐTP
-TANDTC ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về
bồi thường thiệt hại.
3
a. Có thiệt hại xảy ra
- Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tầi sản, giảm sút tài sản, những chi
phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với sử
dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại về vật chất của
người bị thiệt hại
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm
phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại gồm chi phí hợp lí để ngăn
chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm hại.
- Tổn thất về tinh thần: Với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại
về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành

vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải: “ bồi thường một khoản
thiệt hại khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân
thích gần gũi của người đó phải gánh chịu”
b.Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một
quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng quyền
đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm đến
các quyền tuyệt đối đó”. Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi
phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm
đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong
từng cộng đồng dân cư…
Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã
thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện những hành vi đó
c. Có lỗi của người gây ra thiệt hại
4
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về
hình thức, lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được
thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có
lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những
người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được
coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó
d. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại là
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Ở đây chúng ta có thể
thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại
là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là một
vấn đề vô cùng phức tạp. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả và kết
quả là hậu quả của nguyên nhân. Do đó, cần xem xét phân tích, đánh giá tất cả
các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới
có thể kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người

gây ra thiệt hại.
II. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY
RA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách
nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con
người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn
khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy
hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi
hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi
thường. Pháp luật dân sự thế giới cũng như Việt Nam không có bất kỳ một khái
niệm đầy đủ nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
5
độ gây ra nhưng có thể hiểu một cách khái quát, đó là loại trách nhiệm phát sinh
cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.
1.Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
1.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 không đưa ra một định nghĩa khái
quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ có quy định mang tính liệt kê: “Nguồn
nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy
định”.
Khái niệm cụ thể của những loại nguồn nguy hiểm trên được quy định trong
nhiều văn bản khác nhau[1]. Nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 623 được hiểu
là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận
chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi
trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ
con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.

Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong
tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang
6
tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công
nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao
độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng
theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đang
thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh…
Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao
độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của con
người. Nhiều trường hợp, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự
kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật”
có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do
“tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng
nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trên thực tế thì hầu hết
những vụ tai nạn… đều có phương tiện làm công cụ, tuy nhiên, đây là do hành
vi cố ý của con người nên không thể xét là tự than nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ,
hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như:
xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây
7

ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc
kỹ thuật…
Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải
có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công
trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do
đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương
tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông
đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể
khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm
bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân
sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy
hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
1.2 Có thiệt hại xảy ra
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt
hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người
không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… nên BLDS quy định: “ Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ,
vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp
luật”.
8

×