Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thẩm quyền dân sự của tòa án nhân dân so sánh pháp luật CHXHCN việt nam với pháp luật CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.45 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HONGSENG LAOSAISER

THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN –
SO SÁNH PHÁP LUẬT CHXHCN VIỆT NAM VỚI
PHÁP LUẬT CHDCND LÀO
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm học cao học tại trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả luận
văn đã được học và sinh sống trong môi trường giáo dục tốt nhất Việt Nam. Với
lòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn đã
rất vinh dự được học tập ở trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả luận văn xin chân
thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giáo viên trường Đại học
Luật Hà Nội và khoa sau Đại học trường Đại học Luật Hà Nội. Đặc biệt là thầy
TS. Nguyễn Công Bình đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tác giả luận văn trong
quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HONGSENG LAOSAISER


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của
giáo viên hướng dẫn khoa học và các đồng nghiệp. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HONGSENG LAOSAISER


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

2. CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

3. CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


4. HĐTPTANTC

: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

5. LTCTAND

: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

6. TAND

: Tòa án nhân dân

7. TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TTDS

: Tố tụng dân sự


MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN DÂN

6

SỰ CỦA TÒA ÁN
1.1.

Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền

6

dân sự của Tòa án
1.1.1.

Khái niệm thẩm quyền dân sự của Toà án

6

1.1.2.

Phân loại thẩm quyền dân sự của Tòa án

8

1.1.3.

Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án

11


1.2.

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

12

Lào và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về
thẩm quyền dân sự Tòa án
1.2.1.

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thẩm

12

quyền dân sự Tòa án
1.2.2.

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt

14

Nam về thẩm quyền dân sự Tòa án
Chương 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ

22

TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA
TÒA ÁN
2.1.


Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố

22

tụng dân sự Lào Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo
loại việc
2.1.1.

Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật

22

tố tụng dân sự Lào Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo
loại việc
2.1.2.

Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng

25

dân sự Lào Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
2.2.

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng

32


dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án các cấp

2.2.1.

Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật

32

tố tụng dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án các cấp
2.2.2.

Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố

36

tụng dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án các cấp
2.3.

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng dân

43

sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
2.3.1.

Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng

43

dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
2.3.2.


Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố

45

tụng dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
Chương 3: YÊU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

54

THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
LÀO VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
3.1.

Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố

54

tụng dân sự Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án
3.1.1.

Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về

54

thẩm quyền dân sự của Toà án
3.1.2

Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

58


Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án
3.2.

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân

60

sự Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án
3.2.1.

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

60

Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án theo loại việc
3.2.2.

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

65

Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án các cấp
3.2.3.

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

67

Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án theo lãnh thổ

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

72


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội ở Lào, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung và pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nói riêng là một nhu cầu khách quan nhằm đáp
ứng yêu cầu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự đang ngày càng gia tăng cả về
số lượng cũng như tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Quá trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật TTDS về thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân (TAND) nhằm nâng
cao chất lượng xét xử của Toà án, đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được
nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Việt Nam là quốc gia cùng nằm trong khối ASEAN, có trình độ lập pháp tương
đối tiên tiến. Nghiên cứu thẩm quyền dân sự của TAND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (CHXHCN) là sự tiếp thu, kế thừa những ưu điểm, thành công trong quá trình
xây dựng pháp luật TTDS về thẩm quyền dân sự của TAND của CHXHCN Việt Nam
đồng thời khắc phục những hạn chế nói riêng. Qua đó rút ra những bài học, kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện những quy định của pháp luật TTDS về thẩm quyền
dân sự của TAND của Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào. Trong giai đoạn
hiện nay cả hai nước Lào và Việt Nam đều tiến hành cải cách tư pháp, sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS. Thẩm quyền dân sự của TAND là một trong những
vấn đề quan trọng chi phối quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
TTDS của Lào và hệ thống pháp luật TTDS của Việt Nam. Vì vậy, rất cần phải nghiên
cứu thẩm quyền dân sự của TAND một cách đầy đủ và toàn diện.
Từ những lý do đã nêu trên, cho thấy việc lựa chọn đề tài “Thẩm quyền dân sự của

Tòa án nhân dân – So sánh pháp luật CHXHCN Việt Nam với pháp luật CHDCND Lào”
làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ luật học là hết sức cần thiết cả về phương diện lý
luận và thực tiễn, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện pháp
luật; phù hợp với định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) của
Nhà nước Việt Nam và Lào, cũng như để khẳng định những thành công và chỉ ra những


2

nhược điểm, bất cập nhằm khắc phục, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này. Điều này có tác
dụng đảm bảo cho công tác xét xử của các TAND được khách quan, toàn diện và chính
xác.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thẩm quyền dân sự là một vấn đề lớn của TTDS, có nhiều nội dung khác nhau và
luôn mang tính thời sự. Ở Việt Nam, trước và sau khi BLTTDS năm 2004 được ban hành
đều có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về vấn đề này. Trước khi BLTTDS năm
2004 được ban hành có một số công trình nghiên cứu đã được công bố như sau:
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đào Văn Hội đề tài: “Giải quyết tranh chấp
kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà
Nội năm 2003;
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh với đề tài “Pháp luật
về giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường tòa án ở Việt Nam” bảo vệ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003;
- Bài “Xác định thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án” của Tiến sĩ Phan Chí Hiếu
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 năm 2004.
Sau khi BLTTDS năm 2004 được ban hành và đặc biệt sau Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLTTDS được ban hành thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu pháp
luật về vấn đề này được công bố như:
- Bài “Thẩm quyền giải quyết kinh doanh theo BLTTDS 2004” của tác giả Viên Thế
Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 năm 2005;

- Bài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh theo BLTTDS và các vấn đề đặt
ra trong thực tiễn thi hành” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2005 và bài
“Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam” của tiến sĩ Phan Chí
Hiếu đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 năm 2005;


3

- Bài “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động
theo BLTTDS 2004” của Thạc sĩ Trần Đình Khánh đăng trên Tạp chí Kiểm sát Viện
kiểm sát nhân dân tối cao số 5 năm 2005;
- Bài “Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án
theo BLTTDS 2004” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân đăng trên Tạp chí Luật học Trường
Đại học Luật Hà Nội số 4 năm 2008;
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Lài đề tài: “Phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự giữa các Toà án”, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
năm 2012;
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hiên đề tài: “Thẩm quyền dân
sự theo loại việc của Toà án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,” bảo vệ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014.
Ở Lào, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thẩm quyền dân sự của TAND.
Tuy vậy, cũng có một số công trình đáng chú ý như sau: Khóa luật tốt nghiệp đề tài:
“Tìm hiểu pháp luật TTDS của CHDCND Lào” của Poumy Sinlatanathamatheva, bảo vệ
tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Lào năm 2007; khóa luật tốt nghiệp đề tài: “Thẩm quyền
dân sự của Toà án theo Luật Tố tụng dân sự của CHDCND Lào” của Somphone
Sibounhueng, bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc Gia Lào năm 2009….
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này cho thấy với những mục tiêu
và nhiệm vụ khác nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu nêu các quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam và các quy định của pháp luật về TTDS Lào mà
chưa đi sâu so sánh một cách đầy đủ và có hệ thống giữa các quy định về thẩm quyền dân

sự theo pháp luật TTDS của Việt Nam với các quy định về thẩm quyền dân sự theo pháp
luật TTDS của Lào. Nhiều vấn đề liên quan đến thẩm quyền dân sự của TAND chưa
được đề cập nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hoặc có đề cập nghiên cứu nhưng
mức độ nghiên cứu chưa sâu.


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về thẩm quyền dân sự của
Tòa án, các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam và các quy định của pháp luật TTDS
Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án.
Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ luật học
việc nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thẩm quyền
dân sự như khái niệm thẩm quyền dân sự, phân định thẩm quyền dân sự và ý nghĩa của
phân định thẩm quyền dân sự, các quy định của pháp luật TTDS Lào và Việt Nam hiện
hành.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật và các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân
tích, phương pháp diễn giải, phương pháp thực tiễn, phương pháp so sánh v.v... Đặc biệt,
để thực hiện được mục đích của việc nghiên cứu đề tài tác giả đã chú ý tới việc sử dụng
phương pháp so sánh để thấy rõ sự tương đồng và khác biệt giữa các quy định về thẩm
quyền dân sự của pháp luật TTDS Lào và các quy định về thẩm quyền dân sự của pháp
luật TTDS Việt Nam.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về thẩm
quyền dân sự của Tòa án, sự khác biệt và tương đồng giữa các quy định của pháp luật
TTDS Lào và các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa
án, đặc biệt thấy được sự bất cập trong các quy định của pháp luật TTDS Lào về thẩm

quyền dân sự của Tòa án từ đó đề xuẩt phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án.


5

Để đạt được các mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu
những vấn đề lý luận về thẩm quyền dân sự của Tòa án, phân tích và so sánh các quy
định pháp luật TTDS hiện hành của Lào và các quy định pháp luật TTDS hiện hành của
Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án, đánh giá thực trạng các quy định của pháp
luật TTDS hiện hành của Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án, tìm ra phương hướng và
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn đã có những đóng góp mới cho khoa học chuyên ngành luật dân sự và tố
tụng dân sự ở những điểm sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm quyền dân
sự của Tòa án, làm rõ được nội dung các quy định pháp luật TTDS Lào và Việt Nam về
thẩm quyền dân sự của Tòa án;
- Luận văn đã phân tích, so sánh một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định
pháp luật TTDS hiện hành của Lào và Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án;
- Luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật
TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án đồng thời đã tìm ra phương hướng và các
giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa
án.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm ba chương là :
Chương I. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền dân sự của Toà án
Chương II. So sánh các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam và các quy định
của pháp luật TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án

Chương III. Yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS Lào
về thẩm quyền dân sự của Tòa án


6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN
1.1. KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN DÂN SỰ, PHÂN CHIA THẨM QUYỀN
DÂN SỰ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN CHIA THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA
TÒA ÁN
1.1.1. Khái niệm thẩm quyền dân sự của Toà án
Theo từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền” là “quyền xem xét để kết luận và định đoạt
một vấn đề theo pháp luật”1, còn theo từ điển Luật học thì “thẩm quyền là tổng hợp các
quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ
máy Nhà nước do pháp luật quy định”2. Như vậy, khái niệm thẩm quyền gồm hai nội
dung chính là quyền hành động và quyền quyết định. Quyền hành động là quyền được
làm những công việc nhất định; quyền quyết định là quyền giải quyết công việc đó trong
phạm vi pháp luật cho phép.
Từ điển Luật học của Trường Đại học Quốc gia Lào định nghĩa “thẩm quyền” là
quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề3. Cũng
theo Từ điển này thì thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định
cho cơ quan Nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ
quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mỗi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định. Phạm vi hoạt động và quyền năng
pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định được hiểu là thẩm quyền của các
cơ quan nhà nước đó. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì Toà án là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp chủ yếu. Toà án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ


1

Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, năm 1998, tr.7
Boun Sengkham Inmedy (2003), Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động của cơ quan toà án nhân dân Lào, Nxb.Quốc
gia, Viêng Chăn, tr.14.
3
Từ điển Tiếng Lào. Nxb.Chính trị.2006, tr.125-126.
2


7

án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ
pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội. Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học
về thẩm quyền của Toà án và và thẩm quyền dân sự của Toà án có ý nghĩa thiết thực
trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của toà án.
Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền về cơ bản được hiểu với nghĩa tương tự ở
Việt Nam và Lào đó là thẩm quyền được hiểu tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động,
quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy
định. Ở một số nước trên thế giới, thuật ngữ này cũng được sử dụng với nghĩa tương tự.
Chẳng hạn, trong Từ điển Luật học của Pháp, thuật ngữ thẩm quyền (competence) được
hiểu là khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyền (autorite publique) hoặc cơ
quan tài phán (Juridiction) thực hiện công việc nhất định hoặc thẩm cứu và xét xử một vụ
kiện4. Trong từ điển Luật học của Mỹ, thẩm quyền được hiểu là một khả năng cơ bản và
tối thiếu để cơ quan công quyền xem xét và giải quyết một việc gì theo pháp luật5. Điểm
chung về thẩm quyền của Toà án đều được các nước thừa nhận là quyền xem xét giải
quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết
định khi giải quyết vụ việc đó. Quyền xem xét giải quyết vụ việc và quyền ra các quyết
định khi giải quyết vụ việc đó là hai nội dung quan trọng có mối quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành thẩm quyền của toà án.

Trên thế giới, về cơ bản các nhà lý thuyết về tố tụng của các nước theo hệ thống
Châu Âu lục địa và các nước theo hệ thống Anh – Mỹ đều đề cập vấn đề thẩm quyền của
Toà án trong tố tụng dân sự dưới hai góc độ là thẩm quyền theo loại việc và thẩm quyền
theo phạm vi lãnh thổ. Theo cách tiếp cận này, thẩm quyền của Toà án được hiểu là khả
năng của Toà án trong việc xem xét giải quyết một vụ kiện căn cứ vào bản chất của vụ
việc (thẩm quyền theo loại việc) cũng như căn cứ vào phạm vi lãnh thổ (thẩm quyền theo
lãnh thổ)6.

4

Nhà xuất bản Tư pháp (2006) Từ điển Luật học, tr.122.
Nxb. Dalloz (2011), Lexique des termes juridiques, tr.298.
6
Nxb. Publishing Co (2011), Black law, tr.232-233.
5


8

Ở Lào và Việt Nam, thẩm quyền dân sự được nhìn nhận có sự khác biệt với quốc
tế do có những đặc thù riêng biệt về tổ chức hệ thống Toà án ở hai quốc gia và có sự
riêng biệt giữa Việt Nam và Lào. Nhưng nhìn chung khái niệm về thẩm quyền của Toà án
đều được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của Toà án
các cấp và thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ. Từ đó, có thể hiểu thẩm quyền là tổng
hợp các quyền mà pháp luật quy định cho cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà
nước được thực hiện những hành vi và ra những quyết định pháp lý nhất định trong phạm
vi luật định.
Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Toà án,
thẩm quyền dân sự của Toà án có những đặc trưng sau:
- Toà án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và

ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân
thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa các
chủ thể với nhau;
- Thẩm quyền dân sự của Toà án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do
vậy, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Toà án độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan v.v… thì toà khi xem xét giải quyết
các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm
vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Toà án được giới hạn bởi những yêu cầu
mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thoả thuận của họ về những vấn đề co tranh
chấp.
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: “Thẩm quyền dân sự của Toà
án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét
giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Toà án”.
1.1.2. Phân loại thẩm quyền dân sự của Tòa án
Thẩm quyền dân sự của Toà án gắn liền với thẩm quyền của Toà án trong việc
thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm,


9

giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, để tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện thẩm
quyền dân sự của Tòa án thì cần có sự phân định cụ thể các loại thẩm quyền dân sự của
Tòa án như phân định về thẩm quyền dân sự theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án theo
cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
- Thẩm quyền dân sự của Toà án theo loại việc
Để phân biệt thẩm quyền của Toà án với thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức
khác trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội; phân định thẩm
quyền của Toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng dân sự với thẩm
quyền của Toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng hình sự và tố
tụng hành chính; pháp luật TTDS đã quy định thẩm quyền dân sự của Toà án theo loại

việc. Thẩm quyền dân sự của Toà án theo loại việc là thẩm quyền của Toà án trong việc
thụ lý, giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 102
Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 2014,
Điều 1 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án
và các việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định
của pháp luật TTDS. Điều 78 Hiến pháp Lào năm 2008, Điều 1BLTTDS năm 2012 của
Lào năm 2012 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án và các vụ việc dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động theo thủ tục pháp lý.
- Thẩm quyền dân sự của Toà án theo cấp
Khi tranh chấp dân sự, căn cứ vào thẩm quyền chung về dân sự của Toà án, được
xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Toà án thì tranh chấp đó sẽ thuộc
thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Toà án cấp nào trong hệ thống toà án. Toà án sơ thẩm
sẽ tiến hành tất cả những công việc, những thủ tục để thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và xét
xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm. Theo quy định của pháp luật hiện hành của hai nước, trong
hệ thống Toà án Việt Nam có TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao, Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC); trong hệ thống Toà án Lào có Toà án khu vực, Toà án tỉnh,
Toà án miền, TANDTC. Việc quy định Toà án cấp nào có thẩm quyền giải quyết một vụ


10

việc dân sự cụ thể được gọi là thẩm quyền về dân sự của các Toà án các cấp. Từ đó có thể
đưa ra kết luận: Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của các Toà án các cấp là quyền
của từng cấp Toà án trong hệ thống Toà án thực hiện các thủ tục giải quyết một vụ việc
dân sự cụ thể theo thủ tục pháp lý.
- Thẩm quyền dân sự của Toà án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên
đơn, người yêu cầu
Do hệ thống tổ chức của Toà án có nhiều Tòa án khác nhau, sau khi xác định thẩm
quyền giải quyết của Toà án theo cấp, đã xác định được vụ án thuộc thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm của Toà án cấp huyện hay Toà án cấp tỉnh (Việt Nam), giải

quyết theo thủ tục sơ thẩm của Toà án cấp khu vực hay Toà án cấp tỉnh (Lào), còn cần
thiết phải xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nào trong cấp
Toà án đó. Ví dụ, khi một tranh chấp dân sự, căn cứ vào thẩm quyền của Toà án các cấp,
được xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện, thì còn phải xác
định Toà án huyện nào, huyện A hay huyện B hay huyện C có thẩm quyền giải quyết vụ
án. Đây là loại thẩm quyền dân sự theo lãnh thổ, được xác định trên cơ sở Toà án có điều
kiện thuận lợi nhất cho đương sự tham gia vào việc giải quyết vụ án. Vậy thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ của Toà án là quyền của một Toà án cụ thể trong
hệ thống Toà án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể theo quy
định của pháp luật.
Mục đích của xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ là xác
định Toà án cụ thể có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm sơ
thẩm với những điều kiện nhất định. Đó là các điều kiện dựa trên dấu hiệu về lãnh thổ,
liên quan đến nơi cư trú của đương sự, nơi có tài sản tranh chấp và nơi đặt trụ sở của Toà
án. Ngoài việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo dấu hiệu lãnh thổ,
còn một loại thẩm quyền giài quyết của Toà án được xác định theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại vụ việc mà đương sự
có yêu cầu Toà án giải quyết một vụ việc dân sự, nếu thoả mãn những điều kiện được quy
định trong pháp luật thì nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Toà án giải quyết


11

vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm. Như vậy, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo
sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu là quyền của một Toà án cụ thể trong hệ
thống Toà án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể theo thủ tục sơ
thẩm trên cơ sở sự lựa chọn của nguyên đơn.
Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thể hiện
một trong những đặc tính của thẩm quyền dân sự của Toà án, đó là loại thẩm quyền được
hình thành không phải chỉ trên cơ sở của pháp luật mà còn trên cơ sở quyền định đoạt và

sự lựa chọn của đương sự. Nếu thẩm quyền của các Toà án các cấp xác định cấp Toà án
có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phân cấp thẩm quyền sơ
thẩm vụ việc dân sự giữa Toà án các cấp trong hệ thống Toà án; thì thẩm quyền theo lãnh
thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu xác định một Toà án
cụ thể trong cùng một cấp Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ
thẩm, phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các Toà án trong cùng một cấp
Toà án.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án
Ngành Toà án không thể hoạt động có hiệu quả, hoạt động của bộ máy Toà án sẽ
rối loạn, dẫm chân lên nhau nếu không phân định rõ thẩm quyền theo loại việc, thẩm
quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền của các cấp Toà án hay phân định không hợp lý thẩm
quyền giữa các Toà án. Vì vậy, việc phân định thẩm quyền của Toà án một cách chính
xác, thật sự khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa Toà án
với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Toà án với nhau,… góp phần làm cho các Toà
án giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vụ việc dân sự. Bên cạnh đó việc phân định thẩm
quyền giữa các Toà án một cách khoa học, hợp lý còn tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tiết kiệm
được thời gian, công sức, các chi phí, giảm bớt các phiền hà cho đương sự và cho cả Toà
án.


12

Việc phân định thẩm quyền một cách hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho các Thẩm
phán tích luỹ kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà Thẩm phán đảm
nhận. Ngoài ra, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên
môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Toà án và các điều kiện khác trên cơ
sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tòa án để họ đáp ứng các yêu cầu của
nhiệm vụ và thực hiện được nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết
vụ việc dân sự của Tòa án.

1.2. SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ LÀO VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ LÀO VIỆT
NAM VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
1.2.1. Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về
thẩm quyền dân sự Tòa án
1.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1977 đến năm 2012
Việt Nam và Lào đều là hai quốc gia đang phát triển nhưng mỗi quốc gia có một
nét đặc thù riêng về mặt lịch sử, kinh tế – xã hội. Chính vì vậy mà sự phát triển pháp luật
nói chung, pháp luật về thẩm quyền dân sự của TAND nói riêng cũng có những điểm
riêng biệt. Thông qua việc nghiên cứu tiến trình phát triển pháp luật TTDS Lào, ta có thể
sơ lược như sau:
Sau những cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước.
Lào bắt tay vào xây dựng kinh tế- xã hội trong đó chú trọng xây dựng pháp luật. Để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, năm 1977 Hội đồng bộ
trưởng Lào đã ban hành Nghị định số 119/1977/NĐ-HĐBT quy định về thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự của TAND các cấp, việc ban hành này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước, xã hội đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và đánh dấu một
bước phát triển mới của pháp luật TTDS. Tuy nhiên đó là văn bản pháp luật đầu tiên pháp
điển hoá những nội dung căn bản của thục tục giải quyết các vụ án dân sự, mà không đề
cập đến thẩm quyền dân sự của Toà án.


13

Đất nước Lào bước vào giai đoạn phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất từ năm
1978 đến năm 1983, các quan hệ kinh tế, đầu tư đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nền kinh
tế của Lào đồng thời đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh lĩnh vực này. Ngày 19 tháng 12
năm 1979, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ban hành Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1979. Sự ra đời của Pháp lệnh này đã tạo cơ sở pháp
lý cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế vốn được điều chỉnh chung theo Nghị định

số 119/1977/NĐ-HĐBT về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp. Tiếp
đến, năm 1990, BLTTDS năm 1990 và Pháp lệnh Tổ chức TAND của Lào được ban hành
trong đó có quy định về thẩm quyền dân sự của TAND. BLTTDS năm 1990 gồm 5 phần,
16 chương, 268 Điều. Mặc dù còn chưa hoàn chỉnh, có những quy định còn chưa cụ thể
và chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xét xử, ảnh hưởng đến mục
đích của pháp luật TTDS là xử lý kịp thời, nhanh chóng tất cả các vụ án dân sự nhưng
đây là văn bản pháp luật TTDS có hiệu lực cao đầu tiên của CHDCND Lào điều chỉnh
các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Toà án. Trong Bộ luật này có các điều, từ
Điều 19 đến Điều 48 quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án.
1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS, Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước
Lào đã chủ chương sửa đổi BLTTDS năm 1990, trong đó có việc xác định lại thẩm quyền
dân sự của TAND. Tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII, quan điểm của Đảng nhân
dân cách mạng Lào nêu rõ: “Sắp xếp lại các cơ quan của Toà án theo hướng gọn đầu mối,
tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự…tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận
công lý nhằm đảm bảo bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình,
từ đó bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức”7. Quan
điềm này được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 02/01/1999 của Bộ Chính
trị Lào: “Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn

7

Boun Sengkham Inmedy (2003), Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động của cơ quan toà án nhân dân Lào, Nxb.Quốc
gia, Viêng Chăn, tr 17-18.


14

thiện chế định thẩm quyền dân sự của TAND các cấp…”8. Nghị quyết cũng nhấn mạnh

việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các
cơ quan tư pháp, trong đó thẩm quyền dân sự của TAND tiếp tục được mở rộng .
Trên tinh thần của Nghị quyết số 25-NQ/TW và những yêu cầu cải cách tư pháp,
ngày 29/3/2004, Quốc hội Lào đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi, bổ sung), trong đó có những quy định về thẩm
quyền dân sự của Tòa án. BLTTDS sửa đổi, bổ sung có những sửa đổi quan trọng về
thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm
quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.. mở ra một thời kỳ
mới cho sự hoàn thiện và phát triển của chế định này trong pháp luật TTDS Lào.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật của Lào còn mang nặng tính
hình thức, chưa có tác dụng điều chỉnh nhiều quan hệ trong hoạt động giải quyết các vụ
án dân sự của Toà án. Trước nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập thế giới, sự gia
tăng của các tranh chấp dân sự gây bất ổn cho chế độ Cộng hoà dân chủ, cho tổ chức,
doanh nghiệp và công dân Lào và học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật TTDS nói
chung và các quy định thẩm quyền dân sự của TAND nói riêng đặc biệt trong tình hình
phát triển kinh tế – xã hội cần có một văn bản luật điều chỉnh các quan hệ này theo hướng
ngày càng hoàn thiện, ngày 24 tháng 8 năm 2012, Quốc hội CHDCND Lào đã thông qua
BLTTDS năm 2012. Việc Quốc hội CHDCND Lào thông qua BLTTDS năm 2012 nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS Lào là tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế
cũng như đáp ứng nhu cầu trong nước. So với BLTTDS năm 1990, các quy định về thẩm
quyền dân sự của Tòa án có một số thay đổi như bổ sung Hội đồng tư pháp dân sự, Hội
đồng tư pháp Lao động, Hội đồng tư pháp Gia đình, Hội đồng tư pháp Thương mại…
Cho đến nay, BLTTDS năm 2012 vẫn có hiệu lực và đang được Quốc hội của Lào xem
xét, sửa đổi, bổ sung, trong đó có các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án.
1.2.2. Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
về thẩm quyền dân sự của Tòa án

8

Xoom Khay Xikha Chay (2002), Hoàn thiện pháp luật TTDS trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, Nxb.Tư

pháp, tr.57.


15

1.2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
Trước khi có BLTTDS, trong các văn bản pháp luật cũng như trong thực tế, thẩm
quyền dân sự của Toà án không được định nghĩa. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, tổ chức tư
pháp ở Việt Nam rất phức tạp. Bên cạnh Toà án của Việt Nam còn có các Toà án của
Pháp được thiết lập ở Nam Kỳ và các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,
Vinh. Toà án của Pháp có thẩm quyền xét xử tất cả các việc có liên quan đến người Pháp,
hoặc người nước ngoài được ưu đãi như người Pháp. Toà án của Việt Nam chỉ có thẩm
quyền giải quyết những việc xảy ra giữa Người Việt Nam với nhau. Tuy vậy, trong thời
kỳ này pháp luật TTDS Việt Nam bước đầu đã có sự phát triển. Những năm đầu thế kỷ
XX, chính quyền phong kiến Việt Nam đã ban hành được hàng loạt các văn bản pháp luật
có quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự như Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế
năm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1921, Bộ Trung Kỳ pháp viện
biên chế năm 1935, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Trung Kỳ năm 1935 v.v. Nhìn
chung, các văn bản pháp luật này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thể được các vấn đề
về TTDS, có tính đến điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Thẩm quyền dân sự của
Toà án nói riêng vào thời kỳ này có thể được hiểu là tất cả những loại vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của toà án. Tuy vậy, những quy định và nội
dụng của chúng vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu và nhiều dấu ấn của
BLTTDS năm 1807 của Pháp.
1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2004
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam, lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Hiến pháp
năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tại Điều 65 quy định: “Trong khi xét xử
việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình,
hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình”. Cùng với khái niệm việc hình

là khái niệm việc hộ để chỉ những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Đây
cũng là những thuật ngữ được sử dụng trong các Toà án dưới thời Pháp thuộc (trước năm
1945), cả ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Về loại việc hộ, trong Sắc lệnh số 13–SL


16

ngày 24 tháng 1 năm 1946 về tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán, đã chỉ rõ bao gồm
“các việc về dân sự và thương sự” (Điều 3 và Điều 17).
Các văn bản tố tụng trong thời kỳ tiếp theo đã chỉ rõ hơn về bản chất của việc dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đó là những việc thường có kiện tụng, có
tranh chấp về quyền lợi giữa các bên có yêu cầu, vì vậy những việc này còn được gọi là
việc kiện. Ví dụ, Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 ấn định thẩm quyền các Toà
án và sự phân công giữa các nhân viên trong toà án, Điều 6 xác định thẩm quyền xử về
dân sự và thương sự của Toà án sơ cấp gồm “những việc kiện dân sự, thương sự về động
sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng”. Sắc lệnh số 85–SL ngày 22
tháng 5 năm 1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Điều 9 quy định: “TAND
huyện họp thành hội đồng hoà giải để thử hoà giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương
sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật đương sự không có quyền
điều đình”. Tuy những vấn đề về tố tụng dân sự còn được các văn bản này quy định tản
mạn nhưng đây là những quy định mang tính nguyên tắc đặt nền móng cho việc xây dựng
hệ thống pháp luật TTDS nói chung và xây dựng chế định thẩm quyền dân sự của TAND
nói riêng.
Đến năm 1959, sau khi Hiến pháp 1959 được ban hành, nhằm cụ thể hoá các quy
định của Hiến pháp, LTCTAND năm 1960 được ban hành. Điều 1, LTCTAND năm 1960
quy định: “Các TAND là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
TAND xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyết
những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân…” Thông tư số 01 –UB ngày 3 tháng 3
năm 1969 của TANDTC hướng dẫn việc viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự và
dân sự; Thông tư số 01/TTLT ngày 1 tháng 2 năm 1982 của TANDTC, Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm, Thông tư số 02/TTLT ngày 1
tháng 2 năm 1982 của TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn về thủ tục tái thẩm đều quy
định “… tất cả những việc hình sự và dân sự, được xác định thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án”. Trong giai đoạn này thẩm quyền dân sự của Toà án bao gồm các tranh chấp
về quyền, lợi ích giữa các đương sự trong các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình
gọi chung là việc kiện về dân sự. Ngoài những việc kiện về dân sự, Toà án cũng giải


17

quyết cả những việc không có sự tranh chấp về quyền lợi, ví dụ yêu cầu xác định người
thất tụng (người mất tich), xác định người đã chết. Đây là những loại việc đặc biệt mà
trên cơ sở phán quyết của Toà án, sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật mới. Ví dụ, bằng
phán quyết của Toà án về việc công dân đã chết, sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế hoặc
về nhân than, người vợ hay người chồng của người chết được phép kết hôn mới. Có thể
thấy được rằng, thẩm quyền dân sự của Toà án trong thời kỳ này là rất rộng, bao gồm
những tranh chấp và những loại việc phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự liên quan
đến đời sống cá nhân về tài sản và nhân than của con người, như các tranh chấp phát sinh
trong quan hệ dân sự, trong kinh doanh, trong lao động, trong quan hệ hôn nhân và gia
đình… Khi những tranh chấp này phát sinh tại toà án, được Toà án giải quyết thì đó là vụ
án dân sự.
Sự kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 chủ
trương mở rộng cho phép các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, trong đó thành
phần kinh tế quốc dân đóng vai trò chủ đạo đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề cần xem xét.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Trọng
tài kinh tế ngày 10 tháng 01 năm 1990. Pháp lệnh này có nhiều nội dung đổi mới về tổ
chức, phân cấp thẩm quyền và thủ tục tố tụng trọng tài. Theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tế,
Trọng tài kinh tế là hệ thống các cơ quan do nhà nước thành lập ra. Gồm ba cấp trung
ương, tỉnh, huyện, chịu sự quản lý theo ngành dọc cũng như chịu sự quản lý chính quyền
địa phương, nằm trong bộ máy hành pháp nhà nước… Ngoài ra trong thời kỳ này, còn có

Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài ngoại thương. Như vậy, bên cạnh Toà
án thì các tổ chức trọng tài này được giải quyết các tranh chấp kinh tế có giá trị tài sản
nhà nước liên quan đến việc mua bán vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, trong đó ít
nhất một bên tổ chức phải là cá nhân, pháp nhân nhà nước mà chủ yếu là các tổ chức kinh
tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và trong hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa.
Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01 tháng 01
năm 1990. Nội dung của Pháp lệnh này quy định thẩm quyền dân sự của Toà án là các vụ


18

án dân sự xuất phát từ một tranh chấp dân sự như tranh chấp về hợp đồng, về quyền sở
hữu, về hôn nhân và gia đình, lao động, một số tranh chấp trong lĩnh vực hành chính như
khiếu nại cơ quan hộ tích đã không đăng ký hoặc sửa chữa những giấy tờ về hộ tịch. Có
một số vụ án dân sự xuất phát từ một việc dân sự không có tranh chấp như yêu cầu xác
định người chết, người mất tích. Tiếp đó, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án lao động
năm 1996. Khi các văn bản pháp luật này được ban hành thì thẩm quyền dân sự của
TAND (theo nghĩa rộng) được quy định cụ thể hơn. Từ đó, ở các Tòa án tỉnh, TANDTC
thành lập thêm các Tòa kinh tế, Tòa lao động và các vụ án án dân sự do Tòa dân sự giải
quyết, các vụ án kinh tế do Tòa kinh tế giải quyết, các tranh chấp lao động do Tòa lao
động giải quyết. Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án từ đó cũng
tản mạn, chồng chéo nên việc thực hiện không tránh khỏi vướng mắc.
1.2.2.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam,
những quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền dân sự của TAND còn tản mạn
và chồng chéo, chưa tạo ra một cách thức phù hợp, hiệu quả trong giải quyết các tranh
chấp dân sự vốn đã phức tạp và ngày càng phức tạp trong đời sống xã hội. Ngày 15 tháng

06 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban
hành BLTTDS và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Theo đó, thẩm
quyền dân sự của Toà án được mở rộng theo phạm vi loại việc. Điều 1, BLTTDS năm
2004 quy định thẩm quyền dân sự của Tòa án bao gồm những vụ việc về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân
sự và việc dân sự. Vụ án dân sự là việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
đương sự. Việc dân sự là việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
đương sự, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp
lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án
công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động. Như vậy với việc ban hành BLTTDS năm 2004 đã khắc phục được tình trạng các


19

quy định pháp luật riêng rẽ, tản mạn trong các văn bản pháp luật khác nhau về thẩm
quyền dân sự và bước đầu làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền của TAND.
Sau nhiều năm áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2004, Toà án đã có nhiều
thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vụ việc dân sự phát sinh
trong đời sống xã hội. Tuy vậy, các quy định của BLTTDS năm 2004 trong đó có các quy
định về thẩm quyền dân sự của Tòa án cũng bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho việc giải
quyết các vụ việc của Tòa án gặp khong ít khó khăn. Những hạn chế này cần phải sớm
được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về TTDS ở Việt Nam. Để khắc
phục những hạn chế, bất cập của BLTTDS năm 2004 và thực hiện Nghị quyết Nghị quyết
số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, ngày 29/3/2011, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi, bổ sung),
trong đó có những quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án. BLTTDS sửa đổi, bổ sung
đã sửa đổi, bổ sung 4 điều luật liên quan đến thẩm quyền theo loại việc, gồm: sửa đổi, bổ

sung Điều 25 về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; sửa
đổi, bổ sung Điều 26 về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án; sửa đổi, bổ sung Điều 31 về những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án; bổ sung Điều 32a về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt
của cơ quan, tổ chức, sửa đổi, bổ sung Điều 33 về thẩm quyền của TAND huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bổ sung Điều 35 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ; bổ
sung Điều 36 về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, trên cơ sở quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về
cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết
luận số 79-KL/TW; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ XI; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công
khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi
hành các quy định của BLTTDS năm 2004, nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc,
bất cập của Bộ luật này và kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời, tham khảo có


×