Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam sành không hạt LDD6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CAM SÀNH
KHÔNG HẠT LĐ6 TẠI HUYỆN LỤC YÊN,
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CAM SÀNH
KHÔNG HẠT LĐ6 TẠI HUYỆN LỤC YÊN,
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hiền


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, bản thân tôi luôn nỗ
lực cố gắng để hoàn thành các nội dung theo chương trình đào tạo. Để hoàn thành
công trình nghiên cứu của mình trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Dương Trung Dũng người thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo khoa Nông học, phòng Đào tạo Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân xã Khánh Hòa, huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Lê Thị Thu Hiền


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................................2
2.1. Mục tiêu ...............................................................................................................2
2.2. Yêu cầu.................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép tới khả năng sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống cam sành không hạt LĐ6 ...........4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ......4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc áp dụng kỹ thuật bọc quả ..........................................5
1.2. Nguồn gốc cam quýt ............................................................................................6
1.3. Phân loại cam quýt ...............................................................................................6
1.4. Đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi ............................................................8
1.4.1. Đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi .........................................................8
1.4.2. Đặc điểm thực vật cơ bản của cây cam Sành ..................................................10

1.5. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả
có múi ........................................................................................................................11
1.5.1. Nhiệt độ ...........................................................................................................11
1.5.2. Ánh sáng..........................................................................................................12


iv
1.5.3. Ẩm độ và lượng mưa.......................................................................................12
1.5.4. Gió ...................................................................................................................13
1.5.5. Đất đai .............................................................................................................13
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới và Việt Nam ..................14
1.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới .....................................14
1.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trong nước.......................................17
1.6.2.1. Tình hình sản xuất cam quýt ở Yên Bái .......................................................18
1.6.2.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ...............19
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................20
1.7.1. Xuất xứ, đặc điểm của cam Sành không hạt LĐ6 ...........................................20
1.7.1.1. Xuất xứ cam Sành không hạt LĐ6 ...............................................................20
1.7.1.2. Đặc điểm của cam Sành không hạt LĐ6 ......................................................20
1.7.2. Những nghiên cứu chọn tạo cam quýt không hạt ...........................................21
1.7.2.1. Giống cam mật không hạt ............................................................................22
1.7.2.2. Giống cam V2 ..............................................................................................23
1.7.3. Các nghiên cứu về phân bón lá .......................................................................23
1.7.4. Vai trò của chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá đối với cây trồng ......24
1.7.4.1. Vai trò của chất kích thích sinh trưởng đối với cây trồng............................24
1.7.4.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng ........................................................25
1.7.5. Một số nghiên cứu về tác dụng của bọc quả cho cây ăn quả ..........................26
1.8. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh trên cây có múi và cam quýt .....................28
1.9. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ........................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .30

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................30
2.1.3. Dụng cụ nghiên cứu ........................................................................................30
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................30
2.2.1. Phân bón qua lá và chất kích thích sinh trưởng ..............................................30
2.2.2. Túi bọc quả ......................................................................................................30


v
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................31
2.4.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................31
2.4.1.1. Thí nghiệm 1 ................................................................................................31
2.4.1.2. Thí nghiệm 2 ................................................................................................32
2.4.1.3. Thí nghiệm 3 ................................................................................................33
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................33
2.5. Biện pháp kĩ thuật áp dụng cho thí nghiệm (theo Quy trình kỹ thuật trồng và
chăm sóc cây cam Sành - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) .......................35
2.6. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán ..............................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép tới khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng của giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái ..............................................................................................................38
3.1.1. Ảnh hưởng của gốc ghép tới đặc điểm hình thái cây cam Sành không hạt LĐ6
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............................................................................38
3.1.2. Ảnh hưởng của gốc ghép đến thời gian xuất hiện lộc của giống cam Sành
không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .....................................................40
3.1.3. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sinh trưởng các đợt lộc của giống cam
Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ............................................42

3.1.4. Đặc điểm ra hoa và tỉ lệ đậu quả của 1 số giống cam Sành không hạt LĐ6
trồng trên gốc ghép tại Lục Yên, tỉnh Yên Bái .........................................................46
3.1.5. Năng suất và chất lượng của quả cam Sành không hạt LĐ6 sau khi thu hoạch
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............................................................................47
3.1.6. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sâu bệnh hại cây cam Sành không hạt
LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................48
3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng đối với giống cam Sành không hạt LĐ6
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............................................................................49


vi
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến động thái tăng
trưởng hình thái cây đối với giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái ..............................................................................................................49
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến thời
gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................................................52
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình hình sinh
trưởng của các đợt lộc của giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái ......................................................................................................................54
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến động thái ra
hoa, đậu quả của giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên .....................58
3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến các yếu tố cấu
thành năng suất của cam Sành không hạt LĐ6. ........................................................59
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình trạng sâu
bệnh hại trên cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............60
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bọc quả đối với giống cam Sành không hạt
LĐ6 tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. ......................................................................61
3.3.1. Ảnh hưởng của bọc quả đến năng suất và chất lượng của quả cam Sành không

hạt LĐ6 khi thu hoạch tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..........................................61
3.3.2. Ảnh hưởng của bọc quả đến tình hình sâu bệnh hại cây cam Sành không hạt
LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64
1. Kết luận .................................................................................................................64
2. Đề nghị ..................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
I. Tài liệu Tiếng Việt .................................................................................................66
II. Tài liệu tiếng nước ngoài ......................................................................................68
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV(%)

: Hệ số biến động

đ/c

: Đối chứng


FAO

: Food and Agricultural Organization of the United National
(Tổ chức nông lương thế giới)

KTST

: Kích thích sinh trưởng

LSD 0.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

KL


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2010 - 2014 .........................14
Bảng 1.2. Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2014 ...................15
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các châu lục trên thế giới
năm 2012 - 2014 .......................................................................................16
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở nước ta giai đoạn 2010 -2014 .................17
Bảng 1.5. Diện tích cho thu hoạch, năng suất, sản lượng cam trên địa bàn tỉnh Yên
Bái từ 2014-2016 ......................................................................................18
Bảng 1.6. Cơ cấu cây ăn quả huyện Lục Yên năm 2016 ..........................................19
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của gốc ghép tới khả năng sinh trưởng của giống cam Sành
không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .....................................38
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của gốc ghép tới thời gian xuất hiện các đợt lộc của giống
cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục Yên, Yên Bái năm 2016 .41

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của gốc ghép tới thời gian xuất hiện các đợt lộc của giống
cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục Yên, Yên Bái năm 2017 .41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sinh trưởng lộc Xuân của giống
cam Sành không hạt LĐ6 .........................................................................42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sinh trưởng các lộc Hè của giống
cam Sành không hạt LĐ6 .........................................................................43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sinh trưởng các lộc Thu của giống
cam Sành không hạt LĐ6 .........................................................................44
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của gốc ghép đến tình hình sinh trưởng các lộc Đông của
giống cam Sành không hạt LĐ6 ...............................................................45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của gốc ghép đến động thái ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống
cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ....................46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất quả cam Sành không hạt LĐ6 tại
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................47
Bảng 3.10. Mức độ sâu, bệnh hại trên giống cam cành không hạt LĐ6 tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái .....................................................................................48


ix
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến động thái
tăng trưởng hình thái cây đối với giống cam không hạt LĐ6 ..................50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến thời gian xuất
hiện của các đợt lộc của giống cam Sành không hạt LĐ6 năm 2016 .............. 52
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến thời gian
xuất hiện của các đợt lộc giống cam Sành không hạt LĐ6 năm 2017 .....53
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình hình
sinh trưởng của lộc Xuân của giống cam Sành không hạt LĐ6 ...............54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình hình
sinh trưởng của lộc Hè của giống cam Sành không hạt LĐ6 ...................55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình hình

sinh trưởng của lộc Thu của giống cam Sành không hạt LĐ6 .................56
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến tình hình
sinh trưởng của lộc Đông của giống cam Sành không hạt LĐ6 ...............57
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến động thái
ra hoa, đậu quả của giống cam Sành không hạt LĐ6 ...............................58
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến các yếu
tố cấu thành năng suất cam Sành không hạt LĐ6 ....................................59
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến sâu bệnh
hại trên cây cam Sành không hạt LĐ6......................................................60
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của bọc quả đến năng suất và chất lượng của quả cam Sành
không hạt LĐ6 ..........................................................................................61
Bảng 3.22. Ảnh hưởng bọc quả đến sâu bệnh hại trên cây cam Sành không hạt LĐ6 .... 62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực Đông Nam
Á, được coi là trung tâm tài nguyên di truyền thực vật. Nhiều loài cây trồng đang
phát huy lợi thế, giúp người dân ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống thông
qua quá trình canh tác để thu được năng suất và lợi nhuận kinh tế. Nhiều cây trồng
đặc sản không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên thế giới. Trong đó,
việc phát triển mạnh một số loài cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, xoài.....đang góp
phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam.
Những năm gần đây, cây ăn quả nước ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất
và sản lượng. Việt Nam tuy là nước trồng nhiều cam quýt và có lịch sử trồng trọt
lâu năm nhưng năng suất, chất lượng còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu
cầu cũng như tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, được chia thành 9 huyện, thị xã, thành

phố; nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Cây cam Sành gắn liền với
người dân huyện Lục Yên từ nhiều năm nay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ
dân ở các xã Khánh Hòa, Mường Lai, thị trấn Yên Thế, Tân Lĩnh.....Năm 2016 tổng
diện tích cây ăn quả có múi cam, quýt.....toàn tỉnh là 3.088,28 ha trong đó huyện
Lục Yên chiếm diện tích 471,4 ha chủ yếu là cam Sành (Cục thống kê tỉnh Yên Bái,
2016)[ 7 ].
Tuy nhiên một vài năm trở lại đây diện tích cam Sành đã giảm mạnh, năng
suất thấp, chất lượng không cao, do giống cam Sành địa phương vị chua, nhiều hạt
(số hạt/quả 20 - 30 hạt) do vậy quả cam Sành chỉ có thể tiêu thụ nội địa với số
lượng hạn chế. Đồng thời, trong thực tế sản xuất, cây cam chủ yếu được trồng trên
đất đồi dốc nên việc chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây qua bón phân xuống
đất còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tạo ra giống
cam Sành không hạt LĐ6 và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho


2
trồng khảo nghiệm ở một số địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái
đã cho trồng thử nghiệm giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của giống cam này trên 02 loại gốc
ghép chanh Volca và cam Mật và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật như bón phân đầy đủ, cân đối kết hợp với phun phân bón lá và chất kích
thích sinh trưởng, bọc quả đối với giống cam Sành không hạt LĐ6 chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
đối với giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật: Gốc ghép, phân bón lá, kích
thích sinh trưởng và bọc quả đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của giống cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép tới khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng của giống cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng tới khả
năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng đối với giống cam Sành không
hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bọc quả đối với năng suất và chất lượng của
giống cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống cam mới, áp dụng các
biện pháp quy trình kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện sản xuất cam tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
Là cơ sở cho việc xây dựng, bổ sung quy trình thâm canh tăng năng suất, chất
lượng cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam Sành không hạt LĐ6 trồng tại
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lựa chọn được giống cam thích hợp nhất đối với điều kiện sinh thái của vùng
để đưa vào nhân rộng trong sản xuất.
Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp kỹ thuật mới trong việc
trồng và chăm sóc cây cam nói riêng và cây ăn quả nói chung, góp phần tăng năng
suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép tới khả năng
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống cam sành không hạt LĐ6
Cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa,
kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại
cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, khí hậu.....
Để có cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn, chất lượng quả đáp ứng được thị hiếu của
người tiêu dùng thì cần phải qua bình tuyển, xét chọn những cây đầu dòng và có kỹ
thuật nhân giống phù hợp đạt những tiêu chí riêng như: độ thuần, độ đồng đều, dịch
hại, gốc ghép, cành ghép, mắt ghép, cành chiết, bộ rễ, thân, lá... Gốc ghép là yếu tố
rất quan trọng trong việc tạo giống.
Về mặt di truyền, gốc ghép sao chép đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ cần
nhân giống. Gốc ghép càng khỏe, càng thích ứng với điều kiện sinh thái của địa
phương và tiếp hợp tốt với cành hoặc mắt ghép sẽ cho cá thể ghép có tuổi thọ cao
và sản lượng cao (Bùi Thanh Hà, 2005) [10].
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái, trong chu kỳ sống một năm, cam quýt
thường ra 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu, Đông). Quá trình ra lộc ở cam quýt liên
quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều chỉnh cân đối
giữa bộ phân dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là
tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau. Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều
chỉnh quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách
năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của cam quýt. Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên
cứu quá trình ra lộc, mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm nhằm có thêm thông tin
cơ bản, tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm
lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì



5
thế việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Nghiên
cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều
năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất
dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập
trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả.
Cùng với việc sử dụng phân bón lá, sử dụng chất kích thích sinh trưởng là một
biện pháp kĩ thuật tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chất điều tiết
sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt như là một
phương tiện điều chỉnh hóa học rất quan trọng đối với nhiều loại đối tượng cây
trồng. Các ứng dụng như kích thích nhanh sinh trưởng của cây, sự ra hoa của cây,
tăng tỷ lệ đậu quả và tạo quả không hạt,… Quả được hình thành sau khi xảy ra quá
trình thụ phấn, thụ tinh sau đó hợp tử phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng là
trung tâm sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản chất auxin và gibberellin.
Các chất này khuyếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của quả. Vì vậy, nếu
không có quá trình thụ phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng. Trong số các hoocmon
sinh trưởng thì Gibberellin axít (GA3) có ảnh hưởng lớn, quan trọng đối với các
hoạt động sinh lý của cây. Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây
trồng nói chung là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, giúp kích thích sự sinh
trưởng kéo dài của các cơ quan, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng
đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích
thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả.
Việc sử dụng phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng trên cơ sở chăm sóc tốt
đã được khẳng định qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước từ đó
làm tăng năng suất và chất lượng quả cam Sành.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc áp dụng kỹ thuật bọc quả
Bọc quả ngăn không cho sâu bệnh phá hại, nhất là ruồi đục quả. Việc áp dụng
kỹ thuật bọc quả trên nhiều loại quả như cam, quýt, bưởi, xoài... đã được các nhà

khoa học nghiên cứu và chứng minh kỹ thuật này làm cho mã quả, năng suất cũng
như chất lượng tăng lên, giúp nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch.


6
Từ những cơ sở trên thấy rằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép, phân
bón lá, chất kích thích sinh trưởng và bọc quả trên cam Sành tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn. Từ đó, sẽ xác định được
gốc ghép, loại phân bón lá và bọc quả phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa
phương để nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành trong những năm tiếp theo.
1.2. Nguồn gốc cam quýt
Hiện nay có nhiều ý kiến của các tác giả khác nhau song về cơ bản đều thống
nhất là các loại cây ăn quả có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có nguồn gốc từ
vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Miến
Điện. Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát sinh của một số loài và
giống cam, quýt tồn tại cho đến nay.
Nobumasa Nito (2004) [34] đã viết “Nguồn gốc cây có múi được ghi nhận là ở
Đông Nam Á bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, trong đó có cả vùng
nam Nepal, nơi có những thung lũng và sườn đồi được bảo vệ khỏi những cơn gió
lạnh khô và mưa vào mùa hè. Tuy nhiên, sự thuần hoá và trồng trọt cây ăn quả có
múi lại bắt đầu ở Trung Quốc”. Theo Trần Thế Tục (1980) [23] nghề trồng cam
quýt ở Trung Quốc đã có từ 3.000 - 4.000 năm trước.
1.3. Phân loại cam quýt
Các loại cây ăn quả có múi được trồng phổ biến hiện nay đều thuộc 3 chi:
Citrus, Fortunella và Poncirus. Ba chi này có quan hệ gần gũi, có đặc điểm chung
về sinh sản và được phân nhóm dưới tông Citreae, tông phụ Citrinae, họ Rutaceac,
họ phụ Aurantoideae (Nobumasa Nito, 2004) [34]. Các hệ thống phân loại đầu tiên
chủ yếu dựa trên các đặc điểm giải phẫu hoa, đặc điểm hình thái, phân bố địa lý và
cả lịch sử phát triển của một số chi quan trọng. Tanaka cho rằng có 144 loài với
hàng loạt các giống và dòng thuộc mỗi loài, sau này vào năm 1961 ông đã công bố

danh sách với 157 loài. Nhà nghiên cứu cam quýt người Mỹ Hogdson (1961) trên
cơ sở phê phán cả 2 hệ thống phân loại, tạo ra một hệ thống phân loại mới bao gồm
16 loài từ hệ thống Swingle và hơn 20 loài từ hệ thống Tanaka [35].
Hệ thống của Swingle và Reece (1967) [35], cho đến nay đã được hầu hết các
nhà nghiên cứu thừa nhận. Theo khoá phân loại của Swingle (1967) [35] có 16 loài,


7
phần lớn các loài cây cam, quýt, chanh, bưởi… thuộc chi Citrus (gồm 2 chi phụ là
Eucitrus và Papeda), tộc Citreae, họ phụ Aurantoideae, họ Rutaceae, bộ Geranial.
Những nghiên cứu gần đây nhất sử dụng phương pháp phân loại hoá học
(chemotaxonomy) kết hợp phân tích đặc điểm hình thái đã đưa ra kết luận, chỉ có 3
nhóm cây ăn quả có múi chính giống nhau về cấu trúc di truyền trong chi Citrus, đó là:
- Nhóm C.medica gồm C.medica (bòng/chanh yên - citron), Citrus
aurantifolia (cam chanh/chanh lime - common lime);
- Nhóm Citrus reticulata bao gồm Citrus reticulata (quýt - mandarin), Citrus
cinensis (cam ngọt - orange), Citrus paradise (bưởi chùm - grapefruit), Citrus
aurantium (cam chua - orange), Citrus jambhiri (chanh sần - rough lemon);
- Citrus maxima và Citrus reticulata là những loài thuần thật sự được thương
mại của chi Citrus, còn cam ngọt là dạng cây lai giữa quýt và bưởi, bưởi chùm là
dạng cây lai của cam ngọt và bưởi, chanh ta là dạng cây lai của cam và chanh sần
hay bưởi, còn chấp là dạng cây lai của chanh, bưởi và Microcitrus (Nobumasa Nito,
2004) [32].
Như trên đã đề cập nhóm quýt Citrus reticulata tập hợp khá nhiều loài và dạng
lai của các vật liệu trong và giữa loài, có một số đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm phân
biệt rõ nhất của các giống thuần, giống lai thuộc nhóm quýt là rất dễ bóc vỏ, vỏ
không có vỏ xốp trắng. Nhóm quýt được chia thành 5 phân nhóm:
- Quýt Địa Trung Hải (C.deliciosa Tan)
- Quýt Satsuma (C.unshiu Marc)
- Quýt Kinh (C.nobolis Lour)

- Quýt Đại trà (C.reticulata Blanco)
- Quýt quả nhỏ.
Ngày nay có hàng loạt các thể đột biến của quýt Satsuma, một số có nguồn
gốc phôi tâm đã được phát hiện ở Nhật Bản và Tây Ban Nha. Giống quýt được
trồng rộng rãi nhất thế giới là giống Ponkan, đặc biệt ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Philippin và Brasil (Nobumasa Nito, 2004) [34].
Theo Võ Văn Chi (1997) [4], ở Việt Nam chi Citrus có 11 loài. Theo Phạm
Văn Hộ (1999) [12] chi Citrus ở Việt Nam có 25 loài cả trồng trọt và hoang dại (có


8
4 loài có tên quýt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng rộng rãi ở cả 3 miền
Bắc - Trung - Nam từ vùng núi cao Sa Pa, Đà Lạt tới các vùng thấp đồng bằng Bắc
Bộ, bao gồm các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… đến đồng bằng Nam Bộ.
1.4. Đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi
1.4.1. Đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi
Theo Hoàng Ngọc Thuận, 2002 [20] tương tự như những cây ăn quả nói chung
cây ăn quả có múi gồm các bộ phận thực vật cơ bản được mô tả như sau:
- Rễ cây ăn quả có múi:
Rễ cây có múi thuộc loại rễ cọc như hầu hết các loại cây 2 lá mầm. Trong thời
gian nẩy mầm, ban đầu rễ mầm xuất hiện, nhanh chóng sinh trưởng xuống phía
dưới, lớn lên và trở thành rễ cái. Rễ cọc dễ phát hiện ở thời kỳ cây con nhưng khi
cây lớn, trưởng thành thì khó phân biệt. Cấu trúc bộ rễ ở cây lâu năm của các loài,
giống biến động đáng kể tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đất, tầng dầy của đất, chế độ
canh tác, tuổi cây… và hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết, ghép, giâm). Rễ mới
ra thường có màu trắng, rễ già hơn thì có màu hơi nâu vàng. Khi rễ chuyển sang
màu nâu đậm sẽ chết đi. Rễ cây có múi không phân cấp tầng lông hút mà có nấm
cộng sinh làm nhiệm vụ thay lông hút. Thường trên các tế bào biểu bì của rễ non, có
loại nấm sống sinh dưỡng, là chất đường bột của tế bào rễ, có tác dụng cung cấp
dinh dưỡng và kích thích bộ rễ cây phát triển.

- Thân, cành cây ăn quả có múi:
Cây có múi có dạng cây thân gỗ, cây bụi hoặc cây bán bụi tuỳ loài. Một cây
trưởng thành có thể có 4 - 6 cành chính. Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì
cam quýt rất ít khi có thân chính. Do đặc tính phát sinh cành và góc độ phân cành
khác nhau của từng giống nên dạng cây của từng giống cũng khác nhau. Tuỳ theo
tuổi cây và điều kiện sống, hình thức nhân giống, cây có thể có chiều cao và hình
thái khác nhau. Hình thái tán cây rất đa dạng: có loại tán rộng, có loại tán thưa, phân
cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang; tán hình cầu, hình tròn, hình tháp hoặc
hình chổi xể. Cành có thể có gai hoặc không có gai, cũng có thể có gai khi còn non
và rụng gai khi cây lớn và già. Một số giống, loài không có gai nhưng khi nhân
giống bằng hạt lại xuất hiện gai trên thân và cành, nhưng ở cấp cành càng cao thì


9
gai càng ít và càng ngắn. (Hoàng Ngọc Thuận, 2002) [20]. Trên cây cam quýt mọc
2 loại cành chủ yếu: cành dinh dưỡng và cành mang quả. Cành dinh dưỡng mang
cành hoa quả là cành mẹ.
- Lá cây ăn quả có múi:
Lá gồm 3 phần chính: Phiến lá, eo lá và cuống lá. Lá thường có 2 mặt (mặt lá
và lưng lá), mặt lá có mô dậu, chứa nhiều nhu mô diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp.
Độ dày của mô diệp lục thay đổi tuỳ theo giống. Lưng lá có mô xốp, nhiều khí
khổng tập trung, phân bố ở mặt lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống
như chanh có 650 khí khổng/mm2, cam khoảng 480 - 500 khi khổng/mm2). Thường
mật độ khí khổng càng cao thì nhu cầu nước và ẩm độ của giống đó càng lớn. Trong
năm cây thường ra 4 đợt lá, lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông.
Trong đó lá mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất, thường từ 60 - 70%, lá mùa Xuân
thường dài và hẹp, còn lá mùa Hè, Thu ngắn và rộng. Tuổi thọ, kích thước của lá
tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc và khả năng dinh dưỡng của cây.
Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2 - 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng
sinh trưởng của cây và cành mang lá, vị trí của cấp cành (Hoàng Ngọc Thuận, 2002)

[20]. Hình thái, độ dày mỏng, kích thước, hình dạng, màu sắc, eo lá… phụ thuộc
vào đặc điểm của từng giống. Hình dạng lá thường là hình elip, lưỡi mác hoặc hình
bầu dục, ngoài ra mật độ và độ lớn của túi tinh dầu cũng phụ thuộc vào giống và
điều kiện ngoại cảnh.
- Hoa cây có múi:
Hoa cam, quýt thuộc loại hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn để phát triển
thành quả. Hình dạng, kích thước, màu sắc hoa và số lượng cánh hoa, nhị phấn hoa
phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, loài. Hoa cam, quýt có 2 loại: hoa đủ và hoa
dị hình. Hoa đủ cánh dài, màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc
(Poncitrus trifoliata). Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4
lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Bầu thường có 10 - 14 ô (múi cam
quýt). Đa số các loài hoa có mùi thơm hấp dẫn. Các loại trong chi citrus hoa, quả
đều đậu trên cành 1 năm, ít khi ra quả trên cành năm trước. Theo Nobusama Nito
(2004) [34], số lượng nhị hoa của cam quýt có từ 20 - 40 nhị, màu trắng; hạt phấn


10
màu vàng có 4 thuỳ; hoa của bưởi và cam đắng thường to; còn hoa cam ngọt, chanh
thường có kích thước nhỏ hơn. Thường sau khi kết thúc hoặc ở thời kỳ rộ lộc xuân
thì xuất hiện hoa.
- Quả và hạt cây ăn quả có múi:
Quả cam thường có dạng hình cầu, hình cầu hơi dẹt, quả dẹt hoặc hơi thuôn;
còn màu sắc thịt quả được quyết định bởi tỷ lệ 2 sắc tố beta caroten và Sabtophil.
Quả có từ 8 - 14 múi, có thể có 0 - 20 hạt hoặc nhiều hơn. Một số đặc điểm về hình
thái quả như dạng quả, kích thước quả, trọng lượng quả, màu sắc thịt quả phụ thuộc
cơ bản vào đặc trưng của giống.
Quả cam, quýt gồm 3 phần cơ bản: vỏ quả, thịt quả và hạt. Vỏ quả: Gồm 2
lớp: lớp vỏ ngoài (Ngoại quả bì) và lớp vỏ giữa (Trung quả bì). Lớp vỏ ngoài bao
gồm lớp biểu bì trên và biểu bì dưới. Lớp biểu bì có chức năng làm giảm tốc độ bốc
hơi nước của quả; Lớp vỏ giữa gồm 2 lớp đó là lớp sắc tố vỏ quả: gồm có nhiều túi

tinh dầu và lớp trắng vỏ quả, lớp trắng này dày hay mỏng chủ yếu do đặc tính
giống. Màu vỏ quả thay đổi tuỳ theo giống, loài cùng các điều kiện sinh thái. Thịt
quả: Do nội bì phát triển thành, gồm các múi, giữa các múi có vách ngăn, nhờ có
vách ngăn ta phân biệt được trung quả bì và nội quả bì. Phần chủ yếu của thịt quả là
tép quả (tép quả được bao bọc bởi múi quả) màu sắc tép quả phụ thuộc giống.
Hạt: Kích thước, dạng hạt và số lượng hạt trên quả thay đổi tuỳ theo giống.
Trong chi Citrus hạt quất có kích thước nhỏ nhất, sau đó đến hạt quýt, cam, chanh
và to nhất là hạt bưởi. Nhìn chung, hạt cam, quýt là hạt đa phôi, còn hạt bưởi đơn
phôi; nhũ phôi hạt cam quýt thường màu xanh nhạt, còn nhũ phôi hạt bưởi màu
trắng lục. Trong hạt cam quýt có 1 phôi hữu tính do thụ tinh và phôi vô tính được
hình thành do sự phân ly tế bào ở tâm không qua thụ tinh. Cây con mọc từ phôi hữu
tính thường nhỏ, yếu còn cây con mọc từ phôi vô tính thường khoẻ và giữ được đặc
tính tốt của cây mẹ. Khi gieo hạt, cây con mọc từ phôi vô tính thường mọc trước,
sinh trưởng mạnh. Dựa vào đặc tính ưu việt này của phôi vô tính, người ta ứng dụng
nó vào công tác phục tráng giống nguyên sản.
1.4.2. Đặc điểm thực vật cơ bản của cây cam Sành
Ngoài những đặc điểm thực vật chung của họ cam quýt, cây cam Sành có đặc


11
điểm thực vật mang đặc tính của giống. Theo Đỗ Đình Ca, 1996, [3] đặc điểm thực
vật của cam Sành cơ bản như sau:
- Thân cây: Thân gỗ, dạng thưa, mọc thẳng, tán cây hình chổi xể, thưa, màu xanh
đậm. Thân tròn, nhẵn không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ
phân cành hẹp từ 25 - 30 độ, cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai.
- Lá cam Sành: Lá cam Sành có hình dạng ô van, màu xanh đậm, nút lá hơi
nhọn, mép lá gợn sóng, cành lá nhỏ.
- Hoa cam Sành: Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính khoảng 5
mm, cánh hoa lớn hơn cuống. Đài hoa màu xanh, cánh đài cân đối, có lông tơ.
- Quả cam Sành: Hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm, sần sùi, giòn,

dễ tách. Túi tinh dầu ít, không hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm. Thịt quả
màu vàng đậm, vách múi quả dễ tách, lõi đặc.
- Hạt cam Sành: Hình trứng dài, màu trắng ngà, đỉnh hạt tròn, gốc hạt nhọn, vỏ
lụa màu nâu sáng, đáy hạt màu nâu đậm, màu sắc phôi xám ngà.
1.5. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây
ăn quả có múi
Cam quýt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ thích nghi
rộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu mã quả đẹp khi
được trồng ở vùng á nhiệt đới (Vũ Công Hậu)[11].
Đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâu dưới 1m là
những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cam quýt. Về mặt
dinh dưỡng, bên cạnh các yếu tố đa lượng như N, P, K cam quýt còn cần các yếu tố
trung lượng, vi lượng như: Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Fe, Cu.... Nếu thiếu hụt một trong
các nguyên tố trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển kém, khả năng
chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm giảm năng suất và
chất lượng sản phẩm.
1.5.1. Nhiệt độ
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu
ấm, nhưng do phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp.
Phần lớn cam, quýt sinh trưởng được trong nhiệt độ từ 12 - 39oC, nhiệt độ


12
thích hợp nhất từ 23 - 27oC. Tại nhiệt độ thấp - 5oC có một số giống có thể chịu
đựng được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 40oC kéo dài trong thời gian
dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là rụng lá,
cành khô héo. Tuy nhiên, cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50
- 57oC (Trần Thế Tục 1980) [23].
Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt
động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ,

sự lớn lên của quả.v.v... Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1960)
[11] cho rằng cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23oC. Khi nhiệt độ
tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm
quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển
đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm
cho hoạt động này kém đi.
Những vùng có mùa Hè quá nóng và mùa Đông quá lạnh, nhiệt độ bình quân
năm >15oC, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500oC cũng có thể trồng cam quýt. Ở các vùng
lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800 m so với mực nước
biển vì những vùng này màu đông thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới - 4oC.
1.5.2. Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu thì cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ
ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6 cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8
- 9 h sáng và 4 - 5 h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên, để
có được lượng ánh sáng như vậy cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng
không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây
chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những
ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.
1.5.3. Ẩm độ và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt là cây
ưu ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ
phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Trong năm cam quýt cần
nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ úng đất sẽ


13
bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho cây rụng lá, hoa, quả (Bùi
Huy Kiểm, 2000) [14] ).
Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này không
những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm

chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm không khí quá cao và
kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám nắng
và nứt quả (Hoàng Ngọc Thuận, 1994[20] ).
Theo Hoàng Ngọc Thuận (1994)[20], lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng
cam quýt trên dưới 2.000 mm, cam cần 1.200 - 1.500 mm/năm, quýt cần nhiều hơn
từ 1.500 - 2.000 mm/năm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất có ảnh
hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do
bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
1.5.4. Gió
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùng
trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không
khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.
Ở các vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh trưởng và
năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy, cần chú ý đến việc trồng các đai rừng chắn
gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn (Nguyễn Văn Luật
(2006) )[17].
1.5.5. Đất đai
Đất trồng cam quýt tốt nhất là đất phù sa cũ, đất thịt nhẹ, tầng đất dày, nhiều
mùn, pH từ 6,0 - 7,0 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6,0. Ở độ pH này các nguyên
tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất
thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất.
Đất trồng cam quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây
mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ
ngừng sinh trưởng. Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các
miền sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc
của Việt Nam (Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình, 2002)[26]


14

Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở
Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có khoảng 140 nước sản xuất cây ăn quả có múi. Tuy
nhiên, hầu hết sản lượng lại tập trung theo những vùng nhất định. Hiện nay có 3
nước sản xuất quả có múi lớn nhất thế giới là Braxin, Mỹ và Trung Quốc, chiếm
khoảng 60% tổng sản lượng quả có múi toàn cầu. Các thống kê về thị trường tiêu
thụ quả tươi cũng cho thấy khoảng 60% sản lượng quả có múi được tiêu thụ dưới
dạng quả tươi, 40% còn lại là đưa vào chế biến. Sao Paulo (Braxin) và Florida (Mỹ)
là 2 vùng sản xuất cam chủ lực, chiếm khoảng 90% sản lượng nước cam toàn cầu.
Braxin là nước xuất khẩu quả có múi lớn nhất, chiếm 20% tổng sản lượng quả có
múi của thế giới, tiếp theo là Mỹ (14%), Trung Quốc (12%) và Mexico (6%). Quả
có múi được xếp thứ nhất trong số các loại cây ăn quả về giá trị thương mại quốc tế.
Quả có múi được tiêu thụ dưới hai phương thức: quả tươi (chủ yếu là cam) và nước
quả (chủ yếu là nước cam) (Nguyễn Thế Huấn và cs, 2005) [13].
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2014 sản xuất cây ăn quả của toàn thế
giới năm 2014 đạt 3.885,97 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 182,3 tạ/ha, sản
lượng đạt 70.856,36 nghìn tấn.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)


(nghìn tấn)

2010

4.127,08

168,4

69.516,08

2011

3.930,60

181,3

71.256,32

2012

3.821,67

180,2

68.881,51

2013

3.894,50


181,4

70.629,57

2014

3.885,97

182,3

70.856,36

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) [36]
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 2010 đến năm 2014 diện tích trồng
cam trên thế giới giảm qua các năm. Từ 4.127,08 nghìn ha (năm 2010) xuống


×