Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ được hiểu dưới hai dạng nói và viết thực sự có vai trò quan trọng
trong giao tiếp. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau
nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Ngôn ngữ nói để giao
tiếp trực tiếp nhưng ngôn ngữ viết ngoài trao đổi thông tin ngay hiện tại thì nó
còn giúp cho việc lưu giữ thông tin cho nhiều thế hệ. Nhờ có ngôn ngữ viết mà
con người truyền được những kinh nghiệm quý báu cho đời sau. Chữ viết đúng,
viết đẹp thì khả năng tiếp nhận thông tin được chính xác và đầy đủ. Ngược lại
chữ viết xấu, mắc nhiều lỗi chính tả viết sai khiến người tiếp nhận thông tin qua
chữ viết hiểu vấn đề một cách sai lệch. Ngoài ra chữ viết đúng giúp học sinh
phát triển tư duy, óc phán đoán khả năng suy nghĩ. Vì vậy mà ngôn ngữ nói, viết
luôn được nâng niu, rèn giũa, viết chữ đúng, viết đẹp là nguyện vọng là mong
muốn của tất cả mọi người.
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng của bậc TH nói riêng và
các bậc học khác nói chung. Mục đích của việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học là :
"Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng nghe, nói, đọc, viết để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy và hình thành nhân cách con người Việt Nam ; bồi
dưỡng, tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt".
Hiện nay việc rèn chữ viết cho các em “Viết chữ đẹp, không mắc lỗi chính
tả” là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở bậc TH. Ngoài ra
còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt. Qua thực tế cho thấy tình
trạng học sinh viết chữ xấu, viết ẩu, mắc lỗi chính tả còn nhiều. Từ đó, phần nào
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở Tiểu học nói chung cũng như ảnh hưởng
đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường nói riêng.
Mặt khác, đối với bậc Tiểu học, yêu cầu cơ bản tối thiểu đối với học sinh là đọc
thông viết thạo. Chữ viết của học sinh còn liên quan đến tất cả các môn học
khác. Yêu cầu chữ viết còn được thể hiện hoá qua các phân môn. Học vần, Tập
viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn. Tuy mỗi
phân môn có một nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp cụ thể nhưng đều hướng
theo mục tiêu chung của môn Tiếng Việt là đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hình
thành và phát triển 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết.
Trong các phân môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong
cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt ở trường phổ thông, nhất là trường tiểu
học. Phân môn chính tả giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả,
1/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
nắm được các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng, kỉ xảo chính tả. Đối với
học sinh tiểu học, việc viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng
Tiếng Việt đạt hiểu quả cao trong việc học tất cả các môn học khác góp phần
phát triển năng lực tư duy.
Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm
rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Nhiều học sinh đạt chuẩn về chữ viết đúng,
đẹp song lại mắc nhiều lỗi chính tả. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của
các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho
các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp
phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em
mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết
đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng
linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức
dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan
trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những
lí do trên mà tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học
sinh lớp 5".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở trên, chính tả là phân môn rất quan trọng khi học Tiếng
Việt. Các em có viết chính tả đúng thì nghĩa của từ mới được hiểu đúng, câu văn
dùng mới được đúng nghĩa của từ đó. Nói cách khác, viết đúng chính tả là một
điều không thể thiếu. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu của tôi là đưa ra một
số biện pháp để giúp các em viết đúng chính tả nhằm trang bị cho học sinh kĩ
năng viết chữ để học tập và giao tiếp, nâng cao thành tích học tập tạo niềm say
mê hứng thú học tập cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc dạy học phân môn chính tả ở lớp 5 trong trường tiểu học.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu lí luận về ngôn ngữ, tầm quan trọng của chữ viết, mục tiêu môn
Tiếng việt ở Tiểu học. Nội dung chương trình, nhiệm vụ phân môn Chính tả.
- Tìm hiểu, khảo sát chất lượng chữ viết học sinh khối 5 của trường và học
sinh lớp 5A2.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ, tầm quan trọng của chữ viết, thực trạng viết
chữ chưa đẹp của học sinh, nguyên nhân của trạng đó.
2/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
2. Phương pháp điều tra
Điều tra trực tiếp với học sinh trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ mức độ sử
dụng ngôn ngữ của họ.
Điều tra bài viết của học sinh để thống kê các lỗi sai và tỉ lệ viết chữ chưa đẹp.
3. Phương pháp quan sát
Quan sát đối tượng để thu thập thông tin về đối tượng qua nhìn nhận đánh giá
một cách khách quan được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng
giai đoạn viết của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu sảnphẩm, đánh giá chữ viết.
Để đạt dược kết quả chất lượng dạy học phân môn chính tả, tôi đã đọc tham
khảo rất nhiều sách giáo viên, các tài liệu liên quan .
Chấm bài viết của học sinh. Phân đối tượng thành các nhóm bài viết đạt ở mức
độ nào để có biện pháp rèn luyện.
5. Phương pháp nêu gương
Động viên khuyến khích kịp thời giúp học sinh thêm tự tin yêu thích môn học
có ý thức luyện viết. Nêu gương điển hình để học sinh noi theo.
6. Phương pháp thực nghiệm:
Áp dụng linh hoạt một số biện pháp thực nghiệm để vận dụng vào trong các
giờ dạy. Ưu tiên là giờ dạy Chính tả, Tập làm văn.
3/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vị trí, tính chất và ý nghĩa của phân môn chính tả.
Chính tả là một phân môn rất quan trọng của môn Tiếng Việt.Việc rèn kĩ
năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của bậc tiểu học.Việc
làm này giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về Đức – Trí –Mỹ.Việc rèn
kĩ năng viết cho học sinh giúp cho học sinh nắm chắc quy luật viết chính tả, học
tốt Tiếng việt, phát triển tư duy, óc sáng tạo. Hình thành cho học sinh những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và
các kĩ năng cơ bản. Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trong trường học
hiện nay là phải rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng
Việt. Ngôn ngữ thường được thể hiện ở hai dạng chính là ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao để học sinh có kỹ năng
sử dụng tốt cả hai dạng ngôn ngữ này để các em áp dụng trong giao tiếp hàng
ngày. Trong việc rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, chúng ta không
được phép coi trọng việc rèn dạng ngôn ngữ này hay xem nhẹ việc rèn dạng
ngôn ngữ kia. Tuy nhiên, trong thực tế dạng ngôn ngữ viết là dạng ngôn ngữ
luôn được thể hiện tường minh. Lời nói có thể “gió bay”, nhưng chữ viết thì sẽ
được lưu lại trên giấy. “Chữ viết là nết người”, nhìn chữ viết ta có thể biết người
đó cẩn thận hay cẩu thả, gọn gàng hay luộm thuộm …Để thực hiện tốt việc giáo
dục cho học sinh, cần hình thành kĩ năng cơ bản: Nghe - nói - đọc - viết. Trong
những năm học gần đây chữ viết của học sinh trong các nhà trường Tiểu học là
vấn đề các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh hết sức
quan tâm. Bên cạnh việc học sinh viết chữ đẹp, đúng còn khá phổ biến học sinh
viết không đúng mẫu, cỡ chữ qui định đặc biệt còn có em mắc nhiều lỗi chính
tả. Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ
em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn Khoa học tự
nhiên và môn Khoa học xã hội khác. Trẻ không biết chữ, không có điều kiên
tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá, không thể tiếp thu trí thức văn hoá, khoa học một
cách bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt hình nét các ký hiệu, biết tạo
ra ký hiệu , biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghĩa chữ viết.
Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc thông viết thạo một ngôn ngữ. Vì thế việc rèn
luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh là vấn đề bức thiết. Việc làm ấy
không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên
ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên
trì, cẩn thận cho học sinh “Nét chữ - Nết người”, một trong những đức tính cần
thiết của con người sau này khi trưởng thành. Việc rèn chữ viết cho học sinh
4/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Tiểu học phải viết sao cho đẹp cho đúng là một việc làm cực kì khó khăn. Đòi
hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công
việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các khối, các
cấp học. Rèn cho học sinh viết đẹp không mắc lỗi chính tả còn góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Nhiệm vụ của phân môn chính tả
Ở lớp 4 và lớp 5, mỗi tuần có 1 tiết chính tả, cả năm có 31 tiết
1.1. Rèn kĩ năng nghe và kĩ năng viết chính tả cho học sinh
Đối với lớp 5, mức độ viết chính tả của các em đòi hỏi ở mức cao hơn rất
nhiều so với các lớp dưới là nghe đọc và tự chấm phẩy câu trong khi viết chính
tả (cuối chương trình lớp 5).
Các chỉ tiêu cần đạt ở lớp 5 là:
- Viết đúng mẫu chữ, viết đúng chính tả các âm vần khó, các tên riêng
Việt Nam, tên địa lí người dân tốc thiểu số, tên người, tên lí nước ngoài, tên các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, tên các danh hiệu , giải thưởng huy chương và kỉ niệm
chương.
- Tốc độ viết như sau :
+Giữa kì 1: tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút
+ Cuối kì 1: tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút
+ Giữa kì I tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút
+ Cuối kì 2: tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút
1.2. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn cách phát âm, củng cố nghĩa
của từ, trau dồi về ngữ pháp, góp phần phát triển một số thao tác tư duy
cho học sinh như: nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,…
1.3. Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống con người, bồi dưỡng một số đức
tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, tác phong làm
việc chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm,..
*) Chính tả đoạn – bài
Học sinh lớp 5 được rèn luyện về chính tả thông qua các hình thức sau:
- Nghe – viết là hình thức nghe đọc bằng âm thanh chuyển hóa lại bằng
hình thức chữ viết.
- Nhớ - viết: là hình thức cao hơn hinh thức nghe – viết. Mục tiêu của
hình thức này là rèn luyện ghi nhớ và mức độ thuần thục về chính tả cho học
sinh
*) Chính tả âm – vần
Gồm 2 loại bài: Bài tập bắt buộc và bài tập lựa chọn.
5/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC
1. Đối với giáo viên:
Hầu hết các giáo viên nhiệt tình công tác, chịu khó học hỏi việc đổi mới
phương pháp dạy học, thương yêu học sinh, coi trọng việc rèn chữ cho học sinh.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những giáo viên còn chưa thực sự nhiệt tình
tự giác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa coi trọng lắm đến chữ viết cho
học sinh nên dẫn đến tình trạng học sinh viết xấu, viết sai mắc nhiều lỗi chính
tả. Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy chính tả chưa được giáo
viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là
chính.Một số giáo viên chưa chú ý xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học
sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng
cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết
hoặc qua bài tập. Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng là: Nhiều giáo viên
chưa nghiên cứu kĩ qui tắc về chính tả cho bản thân mình và cho học sinh trong
giờ dạy các môn học khác. Hầu hết giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ tập
đọc, chính tả còn các môn khác phát âm theo kiểu bình thường của người địa
phương. Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất
lớn đến viết chính tả.
- Kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết cho học sinh còn hạn chế
mà chủ yếu ở phần môn Tập viết và Chính tả.
- Chưa coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học. Hướng dẫn học sinh viết từ khó
dễ lẫn chưa cụ thể, chi tiết rồi cho học sinh viết ngay vào vở không sợ hết giờ.
- Chưa kịp thời phát hiện sửa chữa các sai sót của học sinh nên lâu ngày
tạo thành thói quen trong khi viết.
2. Đối với học sinh.
Ở lứa tuổi Tiểu học các em nhận thức còn mang nặng cảm tính. Các em
thường hiếu động, dễ hưng phấn, khó tập chung, chú ý lâu hay hướng tới các
hoạt động cụ thể dễ thấy, dể hiểu các em không thích các hoạt động kéo dài thời
gian. Cho nên trong quá trình học tập các em thường thiếu tính kiên trì, ham chơi,
nhiều em còn cẩu thả, ý thức viết chữ chưa cao. Kỹ năng viết chưa thành thạo.
Việc nắm bắt những sai sót của học sinh khi viết chính tả là rất quan trọng
nên ngay đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi đã bắt tay vào
việc tìm hiểu, điều tra, khảo sát chất lượng chữ viết của lớp.
Bài: Lương Ngọc Quyến (Nghe – viết) - TV 5 tập 1 –Tuần 2
Sau đó tôi thu bài chấm thống kê được kết quả như sau:
Lỗi phụ âm đầu
Lỗi vần
Lỗi về quy tắc viết hoa
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
39
15
3
9
23
12
31
6/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy những tồn tại các em khi viết chính tả: chữ
viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản và gặp
thường xuyên mà các em vẫn viết sai. Sở dĩ các em thường viết sai là:
- Do không nắm vững quy tắc chính tả, lỗi này thường gặp khi viết các phụ
âm đầu r-d-gi, ch-tr, n-l, ng-ngh, s-x,…
- Do việc nắm nghĩa từ của học sinh còn chưa chính xác.
- Do cách phát âm của địa phương chưa chuẩn (bản thân các em nói ngọng,
cha mẹ và những người xung quanh em nói ngọng nên viết sai chính tả là điều
không tránh khỏi).
- Học sinh còn chủ quan thiếu tính cẩn thận trong khi viết. Viết hoa tuỳ tiện,
danh từ riêng không viết hoa, viết hoa không đúng mẫu. Viết thừa nét thiếu nét,
đặt nhầm vị trí các dấu thanh…Viết không đúng qui định, khoảng cách các con
chữ, không đúng qui trình, kĩ thuật.
* Từ những nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh và thông qua thực tế
giảng dạy, tôi đã tổng hợp và phân loại các loại lỗi chính tả mà học sinh hay
mắc phải là :
- Lỗi về âm đầu :
Lẫn lộn giữa ng / ngh:
VD: gập ghềnh - viết thành: ngập ngềnh.
nghi nhớ - viết thành: ngi nhớ
ghé
- viết thành: ngé
Lẫn lộn giữa x/ s
VD: xôn xao - viết thành: xôn sao
suôn sẻ - viết thành: suôn xẻ
Lẫn lộn giữa d / gi
VD: giày da - viết thành: dày da
giao hàng - viết thành: dao hàng
- Lỗi về vần : lẫn lộn giữa vần ua và ươ, uyên và iên, oăn và oang
VD: thuở - viết thành: thủa
tiền tuyến - viết thành : tiền tiến
khúc khuỷu - viết thành : khúc khỉu
họa hoằn - viết thành họa hoàng
bánh quy - viết thành: bánh qui
- Lỗi viết hoa : Các em thường viết sai ở dạng .
- Không viết hoa các chữ cái ghi tiếng của danh từ riêng, tên riêng, địa
danh, ...
VD: Cao bá Quát, trần đại nghĩa ,...
7/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
- Viết hoa tuỳ tiện không theo quy tắc: Các em thường có thói quen viết
hoa tuỳ tiện các chữ các đầu như : Đ, K, C, P, H , ...
- Lỗi về dấu thanh :
VD: bộ đội - viết thành: bồ đội .
Sửa xe - viết thành: sữa xe
- Lỗi sai cả tiếng:
Một số HS lớp mắc lỗi này .
VD: khuya viết thành: khua/ khuyê
khuỷu viết thành: khỉu
Từ những lỗi sai của học sinh, tôi nhận thấy muốn các em viết đúng chính
tả, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5
nhằm nhằm đưa chất lượng chữ viết đi lên, giúp kết quả học tập của các em
được nâng cao.
8/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHO HỌC SINH.
1. Khảo sát và phân loại học sinh.
Việc nắm bắt được những sai sót của học sinh khi viết chính là rất quan
trọng nên ngay đầu năm học tôi đã khảo sát bài viết và phân loại học sinh trong
môn Tiếng Việt. Tôi tiến hành khi dạy như chữ em nào đẹp, chữ xấu, hay mắc
lỗi chính tả …Tôi phân loại cụ thể, rõ ràng hơn vào các nhóm nhỏ như: nhóm
hay sai phụ âm đầu, nhóm hay viết sai dấu thanh, nhóm viết cẩu thả, nhóm viết
sai cả tiếng…Việc phân loại học sinh như vậy mất khá nhiều thời gian nhưng
dựa vào đó tôi có những yêu cầu khác nhau, vận dụng phương pháp khác nhau
để đạt kết quả tốt nhất. Có thể sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho các em ở vị trí tôi
dễ quan sát, cho ngồi kèm học sinh viết đẹp chuẩn để các em học tập bạn.Tôi
chuẩn bị chu đáo phần bài soạn đặc biệt là hệ thống câu hỏi, câu hỏi gợi ý, câu
hỏi nhằm khắc sâu kiến thức, cách giúp học sinh ghi nhớ các từ khó viết để các
em dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm ngoái để nắm
bắt và tìm hiểu về những thông tin cần thiết về khả năng và sở thích của từng
em...để từ đó định hướng cho mình một phương pháp dạy học thích hợp và
hiệu quả.
2. Rèn học sinh hiểu nghĩa của từ.
Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ âm học, nhưng trong thực tế muốn viết
đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một
trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Trong giờ dạy giáo viên cần
cho học sinh phát hiện các từ khó viết dễ lẫn sau đó vận dụng các cách giải
nghĩa để giúp học sinh ghi nhớ viết đúng.
- Ví dụ tìm ra quy luật chung để phân biệt n/l hay r/d/gi vậy cần phải cho
các em hiểu nghĩa của từ đó sử dụng nhiều lần nhớ thuộc để vận dụng viết trong
từng trường hợp. Như dạy phân biệt n/l trong cặp từ: nên /lên. Tôi cho học sinh
hiểu dùng “lên” khi từ có nghĩa là hướng từ dưới lên, từ thấp lên cao: lên tầng,
lên cây, lên lớp, tiến lên...Dùng “nên” khi từ có nghĩa như một lời khuyên, một
việc nên làm, không nên làm: VD: Bạn nên đi học tiếp. Bạn không nên phá tổ
chim. Ngoài ra “nên ” còn dùng với nghĩa trở thành cái gì đó. VD: Con muốn
nên thân người...
-Trường hợp đối với r/d/gi học sinh mắc lỗi rất nhiều cần giải nghĩa để giúp
học sinh phân biệt cách dùng từ theo nghĩa. VD cách dạy học sinh biết phân biệt
rao/dao/giao trong Tiếng Việt. Viết “dao” khi chỉ đồ vật dùng để cắt, thái, băm,
chặt...Viết “giao hàng” khi từ có nghĩa là chuyển hành hóa đến cho từng đối
tượng. Viết “rao hàng” khi có nghĩa là bán hàng muốn tập chung sự chú ý của
9/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
mọi người đến mặt hàng của mình nhằm bán được hàng dùng đến âm thanh “
tiếng rao”.
- Để phân biệt ch/tr giáo viên đưa các tiếng bắt đầu bằng ch để học sinh dễ
nhớ chỉ tên các vật dụng trong nhà như: chăn, chiếu, chảo, chén, chày…các
tiếng bắt đầu bằng tr như: tranh, tráp,…
- Học sinh viết đúng chính tả trên cở sở hiểu đúng nghĩa của từ. Muốn viết
đúng từ, phải biết đặt nó trong mối quan hệ với cụm từ hoặc trong ngữ cảnh, nếu
tách từ đó ra khỏi ngữ cảnh thì học sinh không hiểu dẫn tới viết sai .
Học sinh lớp tôi khi viết sai chính tả phần lớn là do các em không hiểu được
nghĩa của từ. Nên khi dạy tôi luôn giúp các em hiểu được nghĩa của từ, phân
biệt từ này với từ khác các em sẽ viết nhớ cách viết của mỗi từ.
Để phân biệt cuốc /quốc. Khi đọc từ “cuốc” các em sẽ lúng túng trong việc
viết. Nhưng khi tôi đặt nó trong cụm từ “Tổ quốc” hay“cái cuốc”, từ dành
/giành. Khi tôi yêu câu các em đặt nó trong từng ngữ cảnh như: Em để dành tiền
để giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. /Trong trận bóng đá ngày mai, các em
phải giành lấy chiến thắng. Các em dễ dàng phân biệt được.
Hay từ “chuyện/truyện”. Muốn biết khi nào viết “truyện”, khi nào viết
“chuyện”, người viết phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này
để từ đó rút ra cách viết đúng chính tả:
- Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn hoc được in (truyện ngắn ,
truyện cười,..)
- Viết là “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại (câu chuyện,
kể chuyện, chuyện cũ, chuyện tâm tình, nói chuyện,..) hay chỉ công việc (chưa
làm nên chuyện).
- Tóm lại trong trong những trường hợp không có quy tắc chúng ta cần chia
thành những trường hợp nhỏ cụ thể để học sinh hiểu nghĩa từ mà phân biệt viết
sao cho đúng.
- Hơn nữa khi dạy cụ thể từng loại bài giáo viên cần chú ý một số diểm sau:
+ Loại bài chính tả nghe – viết: Yêu cầu quan trọng là đọc mẫu của giáo
viên là phải chuẩn xác, đúng chính âm, giáo viên phải đọc thong thả rõ ràng,
ngắt ghỉ hơi hợp lí mỗi cụm từ, mỗt câu, tốc độ đọc phù hợp với tốc độ viết của
học sinh. Có như vậy học sinh mới có thể viết đúng chính tả và trên cở sở hiểu
nội dung văn bản tránh những lỗi không hiểu mình đang viết gì.
+ Loại bài chính tả nhớ – viết: Giáo viên cần bố trí đủ thời gian để học sinh tự
nhớ lại và lưu ý những trường hợp chính tả mà các em có thể viết sai trong bài.
Cho các em luyện viết vào nháp của mình, giáo viên nhận xét sửa sai giúp học
sinh hiểu, ghi nhớ. Sau đó mới cho học sinh nhớ bài và viết ghi vào vở.
10/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Trong quá trình ghi nhớ tiếng khó viết giáo viên cần linh hoạt vận dụng
nhiều hình thức như có thể giải nghĩa, phân tích cấu tạo tiếng khó, đặt câu để
nhớ nghĩa, dùng từ trái nghĩa. Sau đó cho học sinh đọc lại một cách chuẩn xác.
Khi học sinh viết xong bài cần cho học sinh soát lỗi cho bạn để các em phát huy
tính tự học tự ghi nhớ từ. Hơn nữa khi chấm bài giáo viên cần xâu chuỗi lại các
lỗi mà học sinh mắc phải sau đó cho học tự sửa lỗi của mình sẽ giúp cho các em
ghi nhớ kĩ hơn.
3. Sửa lỗi cho học sinh trong giờ chính tả.
Để học sinh viết đúng chính tả thì việc đọc đúng, rõ ràng rành mạch, đọc hay
và đọc chuẩn của giáo viên là quan trọng nhất. Không những đọc đúng mà còn
viết đúng, viết đẹp, đúng quy cách chữ hiện hành. Trình bày khoa học trong dạy
học (chữ viết là dụng cụ trực quan hiện hữu mà các em có thể dựa vào đó để bắt
chước, để rèn luyện).
Như chúng ta đã biết muốn viết đúng thì phải đọc đúng. Vì vây khi hướng
dẫn học sinh viết ta phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ những từ khó, tiếng khó trong
bài và có sự so sánh phân tích kĩ để học sinh hiểu được nghĩa của từ thì học sinh
mới viết đúng ở mọi nơi, mọi lúc Những em đọc ngọng phụ âm n/l thường dẫn
tới tình trạng viết sai chính tả. Vì các em thường đọc sao viết vậy. Do vậy giáo
viên cần luyện đọc cho thật chuẩn, chính xác.
Trong Tiếng Việt n-l là hai phụ âm đầu khi đọc và khi viết đều rất dễ nhầm
mà không có một quy tắc cụ thể nào giúp học sinh phân biệt được. Vì vậy để có
thể viết đúng chính đều dựa cách ghi nhớ máy móc, đọc nhiều, viết nhiều và ghi
nhớ mà thôi. Chính vì vậy khi dạy phân biệt n-l, tôi thường cho học sinh lấy
nhiều ví dụ dể so sánh phân biệt và ghi nhớ cách viết.
VD: N trong tiếng“nắng”chỉ“ánh nắng”hiểu thành tiếng“lắng” trong
“lắng nghe,, n trong tiếng“no” chỉ “ấm no” hiểu thành tiếng“lo”trong “lo
âu,, n trong từ “nắm”chỉ“nắm tay” thành tiếng “lắm”chỉ nhiều lắm hoặc
ngược lại
Tuy nhiên việc đọc nhiều khi lại nảy sinh một số tình huống mà giáo viên
cũng cần phải nắm vững để giải thích cho học sinh về nhưng trường hợp đọc
khác nhau, ý nghĩa giống nhau nhưng cách viết khác nhau và các cách viết đều
cho là đúng.
VD: rập rờn – dập dờn.
gióng giả - dóng dả.
xề xệ - sề sệ.
sum suê – xum xuê.
11/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Nếu gặp những trường hợp như trên giáo viên cần nắm vững để giải thích
cho các em để các em khỏi băn khoăn và trong bài chính tả gặp những từ như
trên cũng cần phải thống nhất cách viết bài mẫu.
Bên cạnh đó, thì hằng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn cho các em bằng cách:
Trước giờ chính tả, tôi cho học sinh về nhà viết bài chính tả vào vở rèn chữ
ở nhà và yêu cầu các em xem kĩ trong bài đó, từ nào là từ khó viết, khó đọc và
khó hiểu thì các em liệt kê ra, tập viết từ khó đó một lần nữa. Khi đến lớp, tôi
giảng từ khó, các em đem các từ mình liệt kê ở nhà ra để trước mặt, đối chiếu
xem từ đó cô đọc như thế nào, viết ra sao. Đối với học sinh viết hay sai chính tả
tôi khuyến khích các em có một sổ tay chính tả để ghi các lỗi hay mắc.
Khi chấm bài của học sinh, tôi theo dõi việc “rèn chữ”, của từng em và xếp
loại vào sổ. Tôi còn có một sổ theo dõi riêng về diễn biến chữ viết của các em.
Hàng tuần vào tiết sinh hoạt tôi có thể lồng ghép trò chơi về thi viết chữ, thi đọc
đúng từ khó, thi đọc hay bài tập đọc trong tuần. Để giúp học sinh ghi nhớ từ
mình hay viết sai và đánh giá sự tiến bộ của các em. Hàng tháng mỗi em có một
bài dự thi viết chữ đẹp để treo trên bảng thi đua của lớp. Đây cũng là một biện
pháp quan trọng thúc đẩy các em nỗ lực phấn đấu viết chữ đẹp, đúng chính tả.
4. Sửa lỗi chính tả tích hợp trong các môn học khác .
Chữ viết đẹp và đúng chính tả cần phải rèn luyện theo một quy trình nghiêm
ngặt. Giáo viên cần phải chú ý rèn luyện thường xuyên, liên tục trong tất cả các
giờ học không nên chỉ tập trung chủ yếu vào giờ Chính tả và phối kết hợp các
môn học khác.
Ở lớp 5 phân môn Tập làm văn các em phải viết thành một bài dài có đầy đủ
bố cục, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa. Khi chấm chữa cho HS bản
thân tôi đọc để hiểu nội dung bài viết mà còn phải sửa lỗi chính tả cho học sinh.
Đối với em mắc lỗi sai, bao giờ tôi cũng gạch chân chữ sai bằng mực đỏ và sửa
lại đúng chữ đó ở bên lề tương ứng. Khi trả bài, tôi dành nhiều thời gian hơn đối
với những em viết sai lỗi chính tả, gọi những em viết sai lên bảng viết lại những
chữ đã viết sai trong bài của mình. Tôi đọc những chữ sai cho HS viết lên bảng.
Sau đó, cho các em dưới lớp nhận xét và chữa lại. Tôi yêu cầu HS viết sai chép
vào vở những từ mình viết sai.
Trong giờ Tập đọc, khi luyện từ khó, tôi thường chọn từ khó phát âm mà học
sinh dễ viết sai chính tả.Tôi hướng dẫn HS phát âm chuẩn xác, rồi sau đó đưa
vào văn bản của bài học để giải thích, có thể so sánh từ đó với từ khác trong văn
cảnh để HS hiểu sâu sắc hơn về nghĩa.
Hay thông qua các giờ học khác tôi thường kể cho các em nghe những
gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách, báo, câu chuyện.
12/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Ví dụ: Câu chuyện: Quyển sổ liên lạc, Cao Bá Quát, Thần Siêu luyện chữ,
anh Nguyễn Ngọc Ký ...Những gương rèn chữ của học sinh năm trước để các
em học hỏi, rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó tâm lí học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên
dương. Các em rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với
cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả
nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà
các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập.
Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích
các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh, dù chỉ một tiến bộ
nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập, tôi đều khen ngợi
kịp thời.
- Đối với những học sinh năng khiếu, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi
thường ghi nhận xét vào vở và biểu dương các em trước lớp.
- Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian
hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ một tháng, tôi chọn ra 5 em có tiến
bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi, cái
tẩy, cái bút chì, …Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện.
5. Giáo viên cần nắm chắc, có hệ thống qui tắc viết chính tả
Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên
lớp 5, các em vẫn thường xuyên được ôn lại nhưng không phải em nào cũng nhớ
và vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận dụng đúng các qui tắc
chính tả không phải là điều dễ dàng.
5.1. Qui tắc viết hoa cơ bản
Học sinh cần nắm vững tắc viết hoa trong Tiếng việt, để thực hiện viết hoa
đúng gồm có:
Tên người và địa danh Việt Nam nói chung được viết hoa tất cả các chữ
cái đầu âm tiết.
VD: Trần Văn Bảo,…
Hưng Yên, Bắc Ninh,…
Tên tổ chức chính trị kinh tế văn hóa xã hội do cụm từ biểu thị chỉ viết hoa
chữ cái đứng đầu âm tiết của cụm từ.
VD: Bộ Công an, Trường đại học sư phạm Hà Nội,..
- Một số tên do các cụm từ trong đó có cả danh từ chung và danh từ riêng, căn
cứ vào tên gọi để rút ra cách viết hoa.
VD: Tổng công ty Xi măng Việt Nam,…
-Viết hoa để tỏ sự tôn kính, trân trọng
13/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
VD: Người là Cha, là Bác, là Anh.
-Viết hoa tên gọi các danh hiệu vẻ vang, huy chương, huân chương
VD: Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập,…
-Viết hoa tên danh từ chung con vật, đồ vật được nhân hóa.
VD: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Chổi Rơm,..
-Viết hoa tên nước ngoài.
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết tên người
địa lí Việt Nam
VD: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Khổng Tử, Đức, Nhật Bản, Bồ
Đào Nha…
+ Nếu tên nước ngoài được phiên âm: Viết hoa chữ cái đầu âm của tiếng
đầu tiên , các âm sau không viết được nối với nhau bằng dấu gạch ngang.
VD: Lô-mô –lô –xốp, Mát –xcơ –va,..
Trong từng bài học tôi thường hướng dẫn các quy tắc chính tả để học sinh
nhớ lại và thực hành trong bài và trong các bài viết của môn khác.
Tuy nhiên trong Tiếng Việt có rất nhiều trường hợp chính tả không thể khái quát
thành quy tắc chung được mà còn viết theo thói quen, theo truyền thống lịch sử
để lại, không gắn với với một quy luật nào, quy tắc cụ thể. Chính vì vậy nhầm
lẫn sai sót là chuyện thường gặp. Nhận thức được điều này tôi cố gắng thông kê
và trình bày một số mẹo nhỏ để giúp học sinh phân biệt và viết đúng chính tả và
làm những bài tập phân biệt phụ âm đầu dễ lẫn.
5.2. Qui tắc sử dụng âm đầu l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q:
* Trường hợp l/n
- Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm
tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết,
không chọn n.
VD: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng
quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn
quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả l và n đều có từ láy âm.
VD: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì,
lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...
+ Láy vần:
VD: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, ... gian
nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn, ... cheo leo, chói lọi, lông bông,
khét nẹt, khoác lác, ...
14/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.
VD: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.
VD: đấy - nấy, cạo - nạo, kích – ních, cạy - nạy, ...
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n.
VD: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, ...
* Trường hợp ch/tr
- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó
nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
VD: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt choắt, chích
choè, chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, ...
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm
đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.
VD: trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, ...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn,
chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ
mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.
VD: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối, chanh,
chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị, chồng, cháu,
chắt, chẳng, chưa, chớ, chả, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.
VD: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, ...
- Trong cầu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể
chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.
VD: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, ... tròn
trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, ...
+ Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trường
hợp đặc biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi)
VD: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót...
* Trường hợp s/x
- Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ
các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này
thì ta chọn x để viết không chọn s.
VD: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
15/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
+ Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể
chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x.
VD: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sành, ... xao
xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, ...
+ Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiềng có l, trừ một số trường hợp: lụp sụp,
đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x.
VD: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa
lạ, ...
- Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x:
VD: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, ...
* Trường hợp r/d/gi
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy).
Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.
VD: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
- Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
VD: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, ...
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.
VD: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, ...
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần
có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
VD: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám,
dương liễu, dư dật, ung dung, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai
tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d.
VD: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, ... dai dẳng, dào dạt,
dằng dặc, dập dìu, dãi dầu, ... ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung ring, rưng
rức, rùng rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, ...
+ Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, tiếng có r thường láy với tiếng
có b hoặc c, tiếng có gi thường láy với tiếng có n.
VD: lim dim, lò dò, lai dai, ... bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn,
... gian nan, gieo neo, giãy nảy.
- Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập
giờn, dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói,
gióng giả - dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, ...
- Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm
16/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm
đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi.
VD: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận
dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên, ...
Trên đây à một số vốn kiến thức cơ bản để hướng dẫn, truyền đạt cho học sinh
từng bước hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả.
5.3. Một số mẹo chính tả dễ nhớ.
5.3.1. Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
- Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyềnngã- nặng hoặc không- sắc- hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục
bát sau:
Chị Huyền mang nặng, ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
5.3.2. Mẹo “ Mình nên nhớ viết là dấu ngã” :
- với m (mình): mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ lệ,…
- Với n (nên): nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm,…
- Với nh (nhớ): nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ
nhưỡng,..
- Với v (viết): vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, viễn cảnh, vỗ tay, cổ vũ, …
- Với d (dấu): dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm, dã thú, dã man, diễm
phúc,…
- Với ng (ngã): té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa, đội
ngũ,…
5.3.3. Mẹo nhóm nghĩa tr- ch:
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết
là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,…
- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai,
chum, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,..(ngoại trừ cái tráp, đồ vật này giờ ít
dùng).
5.3.4. Mẹo nhóm nghĩa s- x:
- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong ,..
- Các động từ, tính từ thường viết là x: xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc,
xanh,…
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+ Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư,…
+ Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ...
+ Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
17/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
+ Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét,…
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng,
xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân.
Học sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu
văn sau:
Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi xẻng ở
xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương.
53.5. Mẹo viết d, r, gi:
- Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ
âm là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lai dai, lắc dắc, …
- Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự
đối lập về nghĩa:
+ gia(tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia,…
+ gia (nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia
phong,..
+ da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, …
+ ra (sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,…
Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp
tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính
tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các“mẹo”
chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy, khi dạy
chính tả, tôi phải phối hợp vận dụng cả qui tắc “ Kết hợp chính tả có ý thức với
chính tả không ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi
nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,…Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các
hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc
nào thì tôi dạy các em cách “ nhớ từng chữ một” (cách không óc ý thức), đây
cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính
tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một.Theo cách này, tôi hướng dẫn học
sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai
này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được.
Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần
xoóc, xe goòng, …
18/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
6. Sử dụng trong các trò chơi học tập
Sử dụng trò chơi học tập tạo điều kiện cho học sinh một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo, hình thành kỹ năng kĩ xảo. Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn
được bộc lộ hết mình, tiết học nhẹ nhàng sinh động. Các em có cảm giác “học
mà chơi, chơi mà học”.
VD: Khi dạy bài tập chính tả tuần 9 bài 2a Tiếng việt 5 tập1. Tôi tổ chức
trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”, tôi chuẩn bị cho học sinh phiếu bốc thăm. HS lần
lượt lên bốc thăm, mở phiếu đọc to cặp tiếng(VD: la-na), viết nhanh lên bảng
hai từ, rồi đọc lên (VD: la hét – nết na). Cả lớp cùng GV nhận xét bổ sungtuyên dương .
VD: Khi dạy bài tập chính tả tuần 20 bài 2a Tiếng việt 5 tập 2. Tổ chức trò
chơi: “Bộ sưu tập của em”. Tôi tổ chức cho các tìm những từ theo nội dung yêu
cầu theo nhóm. Sau đó cho các em tổng hợp vào bảng nhóm theo cột (làm bộ
sưu tập) của nhóm cho các em trình bày, nhóm nào tìm được nhiều từ và giải
nghĩa đúng là nhóm thắng cuộc – truyên dương.
VD: Khi dạy bài tập chính tả tuần 14 bài 2a Tiếng việt 5 tập 1.Tôi tổ chức
trò chơi “Tiếp sức”, mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cặp tiếng (VD: tranh –
chanh). Mời 4 nhóm HS thi tiếp sức. Mỗi em lên bảng tìm nhanh cặp từ vừa tìm
được. Cả lớp cùng GV nhận xét bổ sung- tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Hoặc cho học sinh chơi trò “Ô chữ thông minh”Giáo viên chuẩn bị sẵn các ô
gồm hàng ngang hàng dọc. Giáo viên giới thiệu ô chữ trên bảng. Mỗi ngang là
một từ có dấu ngã hoặc dấu hỏi. Để tìm được từ này giáo viên sẽ đưa ra gợi ý,
câu hỏi của các từ ngữ. Giáo viên đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì,
mang dấu gì. Đội nào có tín hiệu trả lời trước đội đó có quyền trả lời và trả lời
đúng sẽ được ghi 10 điểm cho đội mình., nếu trả lời sai thì phải nhường quyền
trả lời cho đội bạn. Đội bạn trả lời đúng ghi 5 điểm. Sau hai vòng thi đội nào tìm
được hàng dọc, đọc đúng từ và dấu được 40 điểm.
Đưa trò chơi vào giải quyết các bài tập chính tả phát huy được tính tích
cực chủ động học tập của học sinh, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng ,
ngoài ra tôi nhận thấy các em không những có sự tiến bộ kĩ năng viết
chính tả mà còn có kĩ năng giao tiếp. Các em mạnh dạn hòa đồng, hăng hái
phát biểu ý kiến. Tuy nhiên sau mỗi trò chơi, giáo viên phải giúp học sinh
rút ra được bài học từ trò chơi đó.
19/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Xuất phát từ thực tế của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua
một thời gian tôi thấy lớp tôi có biến chuyển rõ rệt, các em viết đẹp, viết
đúng chính tả. Trong giờ học các em tiếp thu bài tốt hơn, không khí học
tập sôi nổi. Các em có thói quen viết cẩn thận và đúng chính tả.
Chất lượng bài kiểm tra môn Tiếng việt cuối kì I và giữa kì II theo thông
tư 22 như sau:
Cuối kì I
Giữa kì II
Lớp
5A2
Sĩ
số
39
Hoàn
thành
tốt
SL %
SL
%
16
21
54 2
40
Hoàn
thành
Chưa
Hoàn
Hoàn
hoàn
thành tốt
thành
thành
SL % SL
% SL %
5
18
46 21
54
Chưa
hoàn
thành
SL %
0
0
Kết quả của 2 bài kiểm tra chất lượng trên cho thấy các em có tiến bộ rất
nhiều . Đầu năm học sinh viết sai nhiều chính tả, nhưng đến cuối học kì I, các
em đã có sự tiến bộ rõ rệt, chỉ còn vài em viết sai. Các em không chỉ có ý thức
viết đúng chính tả mà còn có ý thức rèn luyện chữ viết. Sang giữa học kì II, các
em càng tiến bộ hơn. Những em mất căn bản về chính tả thì lại vững vàng hơn,
ít mắc lỗi thông thường hơn, chữ viết cẩn thận và đẹp hơn. Tuy rằng đây mới chỉ
là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “sửa lỗi chính tả ” là một quá trình lâu dài,
song với kết quả như trên, nếu tiếp tục rèn luyện các em sẽ có kĩ năng viết đúng
chính tả.
20/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
C: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ những kết quả đã đạt được theo tôi để khắc phục lỗi chính tả cho
học sinh lớp 5 nói riêng, từ đó nâng cao kĩ năng chính tả cho học sinh toàn
cấp nói chung giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất
cần thiết.
- Giáo viên cần tích cực luyện phát âm đúng cho học sinh vì có phát
âm đúng thì học sinh mới dễ dàng rèn cho học sinh viết đúng.
- Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả để
giúp học sinh nắm bài dễ hơn.
- Với bản thân tôi, hàng ngày đứng trên bục giảng, tôi đều chú trọng
rèn luyện chữ viết cho các em, mong sao các em ngày một viết đúng, viết
đẹp hơn. Đồng thời cố gắng học hỏi đồng nghiệp, đọc thêm sách báo để
trau dồi kiến thức cho bản thân, rồi từ đó suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới,
phương pháp tốt nhất để dạy cho các em.
II. KHUYẾN NGHỊ
- Các cấp quản lí chuyên môn tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo chủ
động trong việc khai thác nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù
hợp để giúp học sinh khắc phục lỗi chính cho học sinh.
- Việc dạy chính tả ở trường Tiểu học không chỉ giáo viên dạy phân môn
Tiếng Việt mới quan tâm đến lỗi chính tả, cách phát âm đối với học sinh mà kể
cả các giáo viên dạy chuyên (Hát, Thể dục, Mĩ thuật, Khoa học, Lịch sử, Địa lí)
cũng cần quan tâm đến lỗi chính tả và cách phát âm đối với các em.
- Cần tạo điều kiện chăm lo, quan tâm về cơ sở vật chất thiết bị dạy học
cho trường tiểu học.
- Động viên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham
gia các lớp học nâng cao về nghiệp vụ sư phạm để tiếp thu thêm kiến thức, phục
vụ cho công tác dạy và học theo yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi về vấn đề: "Một số biện pháp sửa lỗi
chính tả cho học sinh ở lớp 5". Đó là những ý kiến được đúc rút trong quá trình
giảng dạy và tự học hỏi của bản thân tôi.
Là kinh nghiệm cá nhân chắc hẳn không thể thiếu những khiếm khuyết, rất
mong nhận được sự góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công tác rèn
học sinh giữ vở sạch chữ đẹp, viết chữ đẹp trong lớp, trong trường.
21/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp và Hội đồng khoa
học để tôi giảng dạy tốt hơn.
Nhận xét của Ban giám hiệu
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan, đề tài do tôi tự nghiên cứu,
không sao chép của đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả
22/23
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 5
Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học. (Lê Phương Nga – Nguyễn
Trí Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
1. Sách Tiếng Việt lớp 2,3,4,5.
2. Dạy tập viết ở trường tiểu học. (Lê A - Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh
Nhà xuất bản Giáo dục).
3. Bộ chữ mẫu của bộ Giáo dục - Đào tạo theo quyết định số 31/2002/QĐ
bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 14/6/2
4. Sổ tay chính tả Nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp hà Nội
1991 ( Tác giả Dương Kì Đức – Vũ Quang Hào )
23/23