Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Điều tra tình hình nuôi và xuất hiện bệnh trên lươn (monopterus albus, zuiew, 1793) nuôi ở hậu giang, an giang và cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 37 trang )

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) là một trong những loài thủy
sản mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, lươn có thể sống ở hầu hết các
mương vườn, ruộng lúa, nơi bùn lầy... Ở Việt Nam, trước năm 1975, sản lượng
lươn được đánh bắt ngoài môi trường tự nhiên tại Bạc Liêu khoảng 1.000
tấn/năm và tại Châu Đốc khoảng 2.000 tấn/năm (Nguyễn Trung, 2007).
Lươn không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (100g thịt lươn
có 18,6% đạm, 9,1% chất béo... mà còn là đối tượng có giá trị kinh tế khá cao
trên thị trường rất được ưa chuộng so với loài thủy đặc sản nước ngọt khác (Ngô
Trọng Lư, 2008). Trong y học, giá trị bổ dưỡng của lươn được xác nhận là trong
100 gram thịt lươn có chứa hơn 18,8g đạm, 0,9g béo, 150 mg lân, 39g Canxi,
1,6mg sắt, nhiều vitamin B1, B2, và các nguyên tố vi lượng khác. Thịt lươn có tác
dụng bổ máu và an thần, chữa bệnh khó ngủ (Nguyễn Trung, 2007). Các nhà
sinh học còn xem lươn là đối tượng nghiên cứu thú vị, vì nó có quá trình biến đổi
cơ thể cái thành cơ thể đực - một hiện tượng hiếm có ở động vật thủy sản (Ngô
Trọng Lư, 2008). Lươn không những có thịt rất ngon và dinh dưỡng cao, da lươn
còn có thể chế biến để làm giầy, ví da, dây thắt lưng, ...
Việt Nam đã và đang xuất khẩu lươn sang Trung Quốc. Ngoài ra, lươn đồng
lạnh và lươn tẩm dầu hun khối còn được xuất khẩu sang Singapore, Hồng Kông,
Nhật Bản, Úc, Mỹ và EU...(Nguyễn Trung, 2007). Tuy nhiên, số lượng rất hạn
chế và mỗi năm mỗi giảm do nguồn lươn hoang dã bị cạn kiệt. Nguyên nhân là
lươn bị lạm sát từ đủ mọi phương tiện khai thác như câu móc, chích điện, đánh
thuốc
Giá trị kinh tế của việc nuôi lươn mang lại hiệu quả tương đối cao, nên hiện
nay phong trào nuôi lươn đã xuất hiện ở một số nơi ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Nghề nuôi lươn được xem như một bước thoát nghèo được áp dụng ở các
huyện, xã nghèo vùng sâu, vùng xa vì tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông
thôn và điều kiện về nguồn thức ăn có trong tự nhiên phong phú (cá vụn, tép, ốc
bươu vàng, hến, vẹm…). Chính vì những nguồn lợi từ nghề nuôi lươn, ngày càng


có nhiều hộ gia đình và địa phương học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm nuôi
lươn vào thực tế. Trong đó, có thể nói An Giang, Cần Thơ, và Hậu Giang là
những tỉnh tiêu biểu của nghề nuôi lươn.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi lươn thì đa số các hộ nuôi là tự phát, tự học
hỏi kinh nghiệm và kiến thức nuôi từ những người nuôi trước. Nguồn giống các
1


hộ sử dụng chủ yếu từ các nguồn trôi nổi bên ngoài, hay mua từ các đại lý được
thu gom từ nhiều nguồn đánh bắt khác nhau. Bên cạnh đó, do không nắm bắt
được khoa học kỹ thuật nuôi lươn nên các hộ nuôi theo kinh nghiệm là chính.
Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro rất cao trong quá trình nuôi như phát sinh
nhiều bệnh và hao hụt về sản lượng.
Chính vì vậy, đề tài “Điều tra tình hình nuôi và xuất hiện bệnh trên lươn
(Monopterus albus, Zuiew, 1793) nuôi ở Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ”
được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về tình hình nuôi và
tình hình xuất hiện bệnh để giúp nghề nuôi lươn đạt hiệu quả hơn.
1.3. Nội dung
− Điều tra tình hình nuôi và bệnh trên lươn nuôi ở Hậu Giang, An Giang và
Cần Thơ.
− Thu thập thông tin thứ cấp từ các Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn ở Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ.

2


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về lươn
2.1.1. Phân loại
Theo Dương Tấn Lộc (2005), Việt Nam có hai lòai lươn ở hai miền Nam và
Bắc. Ở miền Bắc là lươn (Monopterus alba) và ở miền Nam là lươn (Monopterus
albus) đồng nghĩa với tên Fulta abla (Zuiew). Theo Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương (1993), lươn đồng miền Nam có khóa phân loại như sau:
Giới: Amelia
Nghành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Họ phụ: Neoterygii
Giống: Monopterus
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Fluta alba (i.e Smith. 1945)
Tên địa phương: Lươn đồng
Tên tiếng Anh: Rice Eel (Asian Swamp Eel)
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Lươn đồng có thân hình trụ dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng,
toàn thân không có vẩy (Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, 1993).
Xoang hầu có cấu tạo đặc biệt gọi là bọng hầu cho phép lươn lấy oxy qua cơ
quan này cùng với mang và da (Nguyễn Trung, 2008). Màu sắc của lươn có thể
thay đổi theo môi trường sống. Nhìn chung, lươn có màu sắc như lưng có màu
nâu sậm, vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt (Nguyễn Trung, 2008).
Lươn có đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng, xương hàm cứng và
chắc. Vây ngực và vây bụng thoái hóa hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn, vây
đuôi nối liền với nhau và tia vây không rõ ràng (Trương Thủ Khoa & Trần Thị
Thu Hương, 1993). Lươn đồng ít khi dài hơn 70cm, chủ yếu trong khoảng 2540cm (Smith, 1945), một số trường hợp có thể dài hơn 1m (Rainboth, 1996).

3



2.1.3. Phân bố và tập tính sống
Theo Dương Tấn Lộc (2005), lươn là loài phân bố rộng, nhưng tập trung
nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới. Ở ĐBSCL, lươn sống phổ biến trong các ao,
hồ, sông rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức
ăn. Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách chui rúc vào trong đất ẩm.
Lươn đồng phân bố tự nhiên ở Đông và Nam Châu Á (Davidson, 1975)
như ở Đông Ấn Độ, quần đảo Indonesia - Malaisia và Đông Bắc Châu Á đến
Nhật Bản và phía Tây đến Đông Bắc Ấn Độ (Rosen & Greenwood, 1976;
Jayaram, 1981). Lươn không tìm thấy ở Philippin và New Guinea nhưng lại gặp
ở Sulewesi (Rosen & Greenwood, 1976). Ngoài ra, lươn đồng còn phân bố ở
Châu Phi, Châu Úc (Rosen & Greenwood, 1976). Gần đây, có một số báo cáo đã
phát hiện lươn ở Florida (Hill & Watson, 2007).
Theo Ngô Trọng Lư (2002), lươn thích sống nơi đất thịt pha sét, đất bùn,
nơi có nhiều ngỏ ngách, có thể sống 2-3 tháng ở lớp đất dưới 1m ở ruộng khi
không có nước nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Lươn đồng sống chủ yếu ở vùng
nước ngọt nhưng cũng có thể thấy ở vùng nước lợ và mặn (Nichols, 1943).
Nguyễn Trung (2007) cho biết do đời sống chui rúc trong bùn nên lươn
chống chịu với môi trường bất lợi. Dù khó khăn đến đâu đất còn giữ được độ ẩm
thì lươn vẫn còn sống (lươn thở nhờ khoang họng, miệng và ruột). Ban ngày
lươn ẩn nấp trong hang, thỉnh thoảng mới ngoi đầu lên thở, và đặc biệt lươn hoạt
động mạnh vào ban đêm. Tùy theo chất đất, hang lươn có thể sâu tới 1m. Nếu
bùn nhão thì lươn chui rúc không đào thành hang.
Theo Dương Tấn Lộc (2005) hang lươn có ba ngách: ngách phụ nằm thẳng
góc với bờ ruộng hoặc bờ ao để thông không khí cho lươn thở. Ngách này
thường có sẵn trong tự nhiên, thông qua các vết nứt của bờ. Ngách thứ hai nằm
dưới bùn và thông lên ngách trên. Đây là ngách chính của tổ đẻ. Ngách thứ ba là
ngách từ trên bờ vòng xuống tạo ra hình chữ U. Ngoài ra, tổ đẻ của lươn còn có
thể thêm vài ngách phụ thông ra bờ ruộng.

2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Lươn là loài ăn động vật (Bricking, 2002), chủ yếu ăn về đêm (Yamamoto,
2000). Khảo sát hệ tiêu hóa của lươn cho thấy thức ăn phần lớn là tép, cá và cua
(Lý Văn Khánh, 2008). Lượng thức ăn trong ngày không quá 8% trọng lượng cơ
thể.
Khi còn nhỏ, lươn ăn côn trùng bọ gậy, sinh vật phù du, ấu trùng chuồn
chuồn, đôi khi ăn thực vật như rễ lúa, và tảo sợi. Đặc biệt, lươn đồng có tính lựa
chọn thức ăn cao (Minh Dũng, 2005). Lươn tìm thức ăn chủ yếu dựa vào khứu
4


giác, nhưng vào mùa sinh sản lươn hầu như không ăn (Nguyễn Trung, 2008).
Theo Ngô Trọng Lư (2003), lươn có khả năng chịu đói trong thời gian dài.
2.1.5. Mùa vụ sinh sản
Ở ĐBSCL, lươn đồng đẻ trong suốt mùa mưa (Nguyễn Trung, 2008). Theo
Lý Văn Khánh và ctv (2008), mùa vụ sinh sản của lươn đồng tập trung vào tháng
3 - 9 hàng năm, hệ số thành thục cao nhất vào tháng 3 là 6,74%. Theo Mai Đình
Yên (1997), lươn có 3 giới tính: đực, cái và lưỡng tính. Lươn có kích thước nhỏ
là lươn cái, và lươn có kích thước lớn là lươn đực. Tuy nhiên, đặc điểm này ở
ĐBSCL không rõ ràng.
Ngô Trọng Lư (2008) cho biết khi sinh sản lươn làm tổ bằng cách đào hang
ở cạnh bờ và nhả bọt lên miệng hang để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra vừa
có tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ. Vào mùa
sinh sản, sau những trận mưa và lúc trời gần sáng là thời điểm lươn đẻ tập trung.
Trước khi đẻ, lươn đực phun bọt vào trong tổ, sau đó lươn cái đẻ trứng và con
đực cắp trứng để vào tổ.
Lý Văn Khánh và ctv (2009) cho biết sức sinh sản tuyệt đối của lươn đồng
đạt từ 143-6.813 trứng/lươn cái và sức sinh sản tương đối từ 4.828-65.771
trứng/kg lươn cái. Lươn cái có khả năng sinh sản tốt ở chiều dài 40-50 cm.
Đường kính trứng trung bình ở giai đoạn 4 là 0,5 mm, giai đoạn 5 là 1,48 mm.

Theo Dương Tấn Lộc (2005), khi còn nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù
du và khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy như tôm tép, cá con, ấu trùng hay
côn trùng thủy sinh. Nhìn chung, thức ăn của lươn trưởng thành là động vật và
đặc biệt thức ăn có mùi tanh. Chính vì vậy khi tôm tép, cá trong nước bị thương,
bị bệnh, cơ thể tiết nhiều nhớt sẽ trở thành mồi của lươn. Tuy nhiên, tính ăn còn
thay đổi và tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, và cơ sở thức ăn trong
môi trường nước.
2.2. Tổng quan tình hình nuôi lươn ở ĐBSCL
Điều kiện khí hậu của vùng ĐBSCL rất phù hợp với đặc tính sinh thái của
lươn nên lươn phân bố và hiện diện khắp mọi nơi của vùng. Từ lâu, người dân
vùng ĐBSCL đã biết tận dụng điều kiện sẵn có như diện tích đất trống, nguồn
lươn tự nhiên nhiều, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, địa hình thuận tiện….
Người dân đã nuôi lươn bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau: nuôi lươn trong bể
xi măng, bể xi măng lót bạt, bể bạt nổi, bể đất lót bạt hay nuôi trong ao đất…
cạnh nhà.

5


Đã có nhiều nghiên cứu về sinh sản, nuôi và khai thác lươn đồng từ những
năm trước 1970, nhưng kết quả rất hạn chế và chưa có tính khả thi. Những năm
1990, do giá lươn thịt tăng nhanh nên nghề nuôi lươn ở một số tỉnh ĐBSCL đã
được hình thành nhưng cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đang khan
hiếm (Đức Hiệp, 1999).
Hiện nay đã có nhiều mô hình, nhiều cách nuôi lươn thành công, nhưng
thực tế quy trình kỹ thuật nuôi lươn vẫn chưa hoàn chỉnh dù đã đúc kết được một
số kinh nghiệm nuôi lươn từ các mô hình triển khai. Bên cạnh đó, có nhiều hộ
nuôi gặp khó khăn như lươn giống chết hàng loạt, bệnh xuất hiện nhiều trong quá
trình nuôi... Nhiều cơ quan quản lý ngành Thủy sản ở ĐBSCL đang nghiên cứu
xây dựng mô hình nuôi lươn để phổ biến cho người nuôi nhưng khó khăn chưa

được giải quyết là thiếu con giống tốt (Thái Bá Hồ & Ngô Trọng Lư, 2003).
Do mức lợi nhuận đem lại của việc nuôi lươn khá cao (dao động từ 110.000
- 130.000 ngàn đồng/kg lươn) nên nhiều hộ nuôi đã tự xoay sở tìm nguồn giống
hoang dã ở trong nước hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Myanmar và
Malaysia về nuôi (Nguyễn Trung, 2007). Họ chấp nhận mức rủi ro 30-50%, có
khi lên đến 80-90% với con giống hoang dã nhưng kết quả cũng không cải thiện
được. Thậm chí, nhiều lô lươn giống khi được bố trí vào bồn nuôi chỉ nuôi được
15-20 ngày là lươn chết (Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn An Giang).
2.2.1. Tình hình nuôi lươn ở Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh nằm ở tiểu vùng Tây sông Hậu thuộc châu thổ sông Mê
Kông được thành lập vào năm 2004. Đây là vùng đất còn rất nhiều tiềm năng
chưa được khai thác lưu giữ, bảo tồn. Lung Ngọc Hoàng, khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước, là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên. Nơi đây vốn là vùng
đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía tây sông Hậu tới tận U Minh và
được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước
của Việt Nam (Sổ tay hướng dẫn du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. NXB Đại
Học Cần Thơ).
Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, từ năm 2008-2010, sản
lượng thủy sản của tỉnh luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước từ 2.000-4.000
tấn. Cụ thể, năm 2008 sản lượng thủy sản thu được là 41.862 tấn, năm 2009 là
43.910 tấn và năm 2010 là 47.478 tấn. Trong đó, chủ yếu là sản lượng thủy sản
năm 2008 là 38.659 tấn (chiếm 92,3%), năm 2009 là 40.767 tấn (92,8%), năm
2010 là 44.430 tấn (chiếm 93,5%). Đặc biệt năm 2011 tổng sản lượng thủy sản
của tỉnh là 68.925,14 tấn, tăng 24.495,14 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là
66.195,14 tấn chiếm 96,03% và tăng 2,53% so với năm trước (Cục Thống kê tỉnh
Hậu Giang, 2011).
6


Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 6.061 ha; 2009 là 6.181 ha; 2010

là 6.446 ha. Ước tính của Cục Thống kê năm 2011 sẽ là 11.386 ha, tăng gần gấp
đôi so với năm 2010 (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang,
2010).
Do đây là tỉnh mới tách ra nên công tác thống kê và điều tra về tình hình
nuôi lươn của tỉnh còn nhiều hạn chế nên chưa thống kê báo cáo hết được tình
hình nuôi lươn của tỉnh. Theo báo cáo hàng năm của Chi cục Thủy Sản tỉnh Hậu
Giang thì từ năm 2005-2008 diện tích nuôi lươn tăng từ 200m2 lên đến 7.208m2.
Bước đầu do lợi nhuận đem lại của mô hình này tương đối cao và giúp người dân
tận dụng được điều kiện kinh tế của mình để tăng thu nhập cho gia đình nên mô
hình phát triển mạnh đã dẫn đến nguồn con giống không đủ cung cấp, thức ăn
cũng khan hiếm dần. Ngoài ra, do người nuôi thiếu kỹ thuật chăm sóc và thức ăn
nên dịch bệnh thường xảy ra. Do đó, diện tích nuôi lươn giảm xuống còn 1.241
m2 (Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2008).
2.2.2. Tình hình nuôi lươn ở An Giang
Phong trào nuôi lươn bắt đầu phát triển từ những năm cuối của thế kỷ 20
trên cả nước. Đặc biệt người dân vùng ĐBSCL rất chú ý nghề nuôi này. Nông
dân An Giang đã tận dụng diện tích đất quanh nhà để xây bể và lợi thế của mùa
nước nổi khai thác một số giống loài thủy sản như ốc bươu vàng, cua, cá tạp…
làm thức ăn cho lươn đồng nhằm giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho gia
đình. Trong những năm qua, hiệu quả kinh tế mô hình gần như không ổn định do
tỉ lệ lươn giống thu gom ngoài tự nhiên hao hụt 30- 80% nên vào thời điểm thả
giống phụ thuộc nhiều ngoài tự nhiên (Trung tâm giống Thủy sản tỉnh AG).
Theo thống kê của ngành thủy sản An Giang, năm 2004 toàn tỉnh có 290 hộ
nuôi lươn với diện tích 4.300 m2. Năm 2006 tăng lên gần 1.000 hộ nuôi với diện
tích trên 30.000m2, riêng ở huyện Châu Thành có 466 hộ nuôi với trên 877 bồn
lươn và tổng diện tích trên 20.000m2. Theo số liệu thống kê của cục Thống kê
tỉnh An Giang (1/11/2009), diện tích nuôi lươn trong tỉnh năm 2009 là 130.000
m2. Mặc dù phong trào nuôi có xu hướng ngày càng tăng thêm nhưng nguồn
giống thu gom ngoài tự nhiên có hạn (số lượng và chất lượng) nên không đủ đáp
ứng nhu cầu nuôi lươn trong tỉnh. Do đó, diện tích nuôi lươn trong tỉnh năm

2010 giảm chỉ còn 78.370m2 (Thống Kê tỉnh An Giang 1/11/2010).
Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn AG, vùng
nuôi lươn thương phẩm tập trung ở các huyện Châu Thành (diện tích nuôi
30.730m2 tập trung ở các xã Vĩnh Hanh, Cần Đăng, Vĩnh Bình…), huyện Thoại
Sơn (diện tích nuôi 10.410m2 tập trung nhiều nhất là xã Phú Thuận), huyện Tân
Châu (diện tích nuôi 12.630m2 tập trung nhiều nhất tại xã Tân An), huyện Châu
7


Phú (diện tích là 3.140m2 tập trung nhiều nhất ở các xã Bình Phú, Ô Long Vĩ và
Vĩnh Thạnh Trung).
Diện tích nuôi lươn tại các huyện còn lại dao động từ vài trăm đến vài ngàn
m . Thời vụ chính từ tháng 6 đến tháng 12 nhưng vụ thu hoạch có thể kéo dài
đến tháng 4 năm sau (thời gian nuôi từ 6-9 tháng tùy thuộc vào kích cỡ giống
thả). Mùa vụ thu hoạch lươn từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Theo số liệu
thống kê Chi Cục Thống Kê An Giang (1/11/2010) sản lượng lươn thu hoạch
cung cấp cho thị trường là 476 tấn, năng xuất dao động từ 6-10kg/m2 bể nuôi,
phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người nuôi, giá xuất bán tại bể nuôi
năm 2010 từ 100.000 đến 140.000 đồng/kg tùy theo thời điểm thu hoạch và tỷ
suất lợi nhuận đạt từ 40-60% (Chi cục Thống Kê tỉnh AG, 1/11/2010).
2

Việc khai thác lươn giống phục vụ phong trào nuôi với nhiều hình thức “tận
thu tận diệt” không những làm suy giảm sản lượng ngoài tự nhiên mà còn ảnh
hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi lươn thương phẩm. Hiện nay, trong cả nước
chưa có cơ sở chuyên sản xuất loại con giống này do lươn là loài thủy sản có đặc
điểm sinh sản khá đặc biệt so với các loài thủy sản khác nên việc sản xuất giống
theo quy mô nông hộ thích hợp hơn hơn sản xuất đại trà (Trung tâm giống thủy
sản AG).
2.3. Tổng quan về một số bệnh thường xuất hiện trên lươn

Theo Dương Tấn Lộc (2005) & Ngô Trọng Lưu (2008) lươn thường mắc
một số bệnh như bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh tuyến trùng, nấm thủy mi, bệnh đỉa
và bệnh đốm đen. Còn Nguyễn Trung (2007) cho rằng lươn nuôi dễ mắc các
bệnh sốt nóng, lở loét, nấm thủy mi, bệnh đỉa, bệnh tuyến trùng do ký sinh trùng
đường ruột gây ra.
Theo Đức Hiệp (1999), lươn nuôi thường xuất hiện 5 bệnh là bệnh ngoài
da, bệnh nước độc, bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh do đỉa (thủy diệt), bệnh
sốt (phát nhiệt).
Ngoài ra trên lươn còn xuất hiện một số bệnh do thiếu dinh dưỡng, do địch
hại cá, môi trường bất lợi và những yếu tố gây sốc khác

8


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: từ tháng 1 - 5/2012
Địa điểm: điều tra các hộ nuôi lươn ở tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là phiếu điều tra soạn sẵn, nhằm thu thập thông tin về
kỹ thuật nuôi, tình hình bệnh của các hộ nuôi lươn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê của Sở Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn và các sở ban ngành có liên quan thuộc địa bàn nghiên
cứu ở tỉnh Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ. Ngoài ra, còn thu thập từ báo và
tạp chí chuyên ngành thủy sản, các tài liệu: sách, bài giảng, luận văn đại học, cao
học, … của các giảng viên và sinh viên trong và ngoài trường.
Số liệu thứ cấp bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình về

nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi lươn nói riêng của các tỉnh trong các năm
gần đây.
3.3.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp
Quá trình điều tra được thực hiện ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ và xã Hỏa
Tiến của Thị Xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Hậu Giang

9


- Xã Cần Đăng và xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Hình 3.2: Bản đồ hành chính An Giang
-

Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Cần Thơ.

Hình 3.3: Bản đồ hành chánh Cần Thơ

10


Sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn (phụ lục). Các hộ nuôi được chọn ngẫu
nhiên để thu thập thông tin về tình hình nuôi, dịch bệnh và những thuận lợi khó
khăn trong quá trình nuôi
3.3.3. Số mẫu khảo sát
Qua khảo sát, thu số liệu bằng cách trực tiếp phỏng vấn các hộ nuôi lươn ở
Hậu Giang được 34 hộ, An Giang được 40 hộ và Cần Thơ được 38 hộ. Tổng
cộng thu được 112 hộ.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm
Microsoft Word, Microsoft Excel. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác
định các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm của
các chỉ tiêu điều tra.

11


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kỹ thuật nuôi lươn
4.1.1. Thông tin về người nuôi
Kinh nghiệm nuôi
Kết quả điều tra 112 hộ nuôi của 3 tỉnh An Giang (AG: 40 hộ); Cần Thơ
(CT: 38 hộ) và Hậu Giang (HG: 34 hộ) cho thấy có sự khác biệt về trình độ cũng
như cách thức nuôi, xử lý lươn bệnh trong suốt quá trình ương nuôi lươn (Hình
4.1)
60
50
50
42.1

(%)

40

38.2 38.2

37.5


30

26.3

26.3

23.5

20
7.5

10

5.2

5

0
An Giang

1 năm tới 3 năm

Cần Thơ

4 năm tới 6 năm

7 năm tới 9 năm

Hậu Giang


10 năm tới 12 năm

Hình 4.1: Kinh nghiệm nuôi

Theo kết quả điều tra, AG có 37,5% hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 1-3 năm,
50% hộ có kinh nghiệm nuôi từ 4-6 năm, 7,5% hộ có kinh nghiệm nuôi từ 7-9
năm và 5% hộ có kinh nghiệm nuôi 10-12 năm. Trong khi đó, ở CT kinh nghiệm
nuôi từ 1-3 năm, 4-6 năm, 7-9 năm và 10-12 năm lần lượt là 26,3%, 42,1%, 5,2%
và 26,3%. Tương tự, HG số hộ nuôi từ 1-3 năm chiếm 38,2%; từ 4-6 năm chiếm
38,2%; 7-9 năm chiếm 23,5%.

12


Qua đó thấy được số năm kinh nghiệm nuôi của CT và AG ít nhất là 1 năm,
cao nhất là 12 năm. Trong khi đó, hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm ở HG cao
nhất là 9 năm. Theo Nguyễn Tường Duy (2010), kinh nghiệm nuôi lươn ở bể có
đất trung bình 3,64 năm, bể bạt giá thể nylon 4,29 năm và bể bạt giá thể lục bình
5 năm.
Kiến thức nuôi
Đại đa số các hộ nuôi tự đúc kết kinh nghiệm nuôi, kiến thức nuôi được
bổ sung và học hỏi qua bạn bè cùng nuôi. Hầu hết hộ nuôi lươn là dân nghèo
vùng sâu và một số do điều kiện trình độ văn hóa nên việc học tập qua tài liệu và
tiếp cận với thông tin kỹ thuật là hạn chế, nên họ tự đúc kết kinh nghiệm nuôi
cho riêng mình và phổ biến cho nhiều người cùng nuôi (Hình 4.2).
120
100
100
84.2

80
(%)

64.7
60
35.3

40
15.8

20
0
0
An Giang

Cần Thơ

Hậu Giang

Tự nuôi
Tập Huấn
Hình 4.2: Kiến thức nuôi

Hình 2 cho thấy nuôi lươn ở CT và HG được quan tâm nhiều hơn ở AG, ở
CT có 15,8%, HG có 67,4% hộ tham gia học tập và tập huấn nuôi lươn. Ở AG thì
100% các hộ tự nuôi, tự đúc kết kinh nghiệm nuôi cho mình thông qua hoạt động
hằng ngày, trao đổi kiến thức nuôi lươn với nhau và học hỏi kinh nghiệm nuôi
lẫn nhau nên hình thức nuôi lươn ở AG thường tập trung theo xóm ấp. Như
chúng ta đã biết, trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật để ứng dụng trong sản xuất, đồng thời trình độ văn hóa của người lao động

cũng quyết định đến việc tăng thu nhập, giảm chi phí cho người nuôi, người có
trình độ càng cao thì khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và áp dụng vào thực
tiễn càng thuận lợi hơn (Lê Văn Liêm, 2007).

13


4.1.2. Thông số kỹ thuật ao nuôi và các yếu tố môi trường
Diện tích nuôi
Theo kết quả thống kê, HG (100%), AG (65%), CT (34,2%) có số hộ có
diện tích nuôi dưới 100m2. Số hộ ở có diện tích nuôi từ 100-200m2 ở CT, AG lần
lượt là 23,7%, 25% và diện tích trên 200m2 là 42,1%, 10% (Hình 4.3).
Nhìn chung qua 112 hộ điều tra thì có 65,18% số hộ nuôi có diện tích dưới
100m2, 16,96% số hộ có diện tích nuôi từ 100-200m2, còn lại 17,86% là số hộ
nuôi có diện tích trên 200m2.
120

100
100

80

(%)

65
60

42.1
34.2


40

25
20

23.7
10

0
An Giang

Cần Thơ

Dưới 100 m2

100-200 m2

Hậu Giang
Trên 200 m2

Hình 4.3: Tỷ lệ diện tích nuôi qua 3 tỉnh.

Theo Dương Tấn lộc (2005), công trình nuôi nên chọn nơi dễ lấy nước vào
và thoát nước ra, nước chảy quanh năm càng tốt, bể nuôi lươn có hiệu quả là
ngăn chặn nhốt lươn bên trong, đảm bảo điều kiện sinh sản tự nhiên của lươn, tác
giả cho rằng diện tích nuôi lươn thích hợp nhất là từ 2-3 m2 đến 50m2, rộng 11,5m dài 3-5 m cao 1-1,2 m.
Còn Dương Nhựt Long (2004) cho rằng lươn có tập tính sống chui rúc
trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu

14



bờ ao không đủ cao. Do vậy nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú
ý vấn đề này. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà có thể áp dụng phương
pháp nuôi cho phù hợp. Theo tác giả diện tích ao nuôi có thể từ 4-6 hoặc 10 m2,
tùy điều kiện cụ thể và bờ ao phải đảm bảo độ cao để lươn không bò ra ngoài
được. Độ cao tối thiểu của bờ ao tính từ mặt bùn đáy trở lên phải cao hơn 2/3
chiều dài của lươn (ví dụ: lươn dài 50 cm có khả năng bò qua bờ có chiều cao 30
- 35 cm).
Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang thì nên chọn nơi
có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú,
chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Cơ quan này cho rằng diện
tích bể 10-60m2 là thích hợp nhất, khung bể được làm cây tràm và tre, chiều cao
1m; đáy bể phải đầm nện kỹ sau đó lót cao su và lưới để tránh lươn bò đi. Riêng
cơ quan đồng cấp ở Hậu Giang cho rằng bể nuôi có diện tích dao động từ 4100m2, trung bình thì diện tích nuôi 20m2 (dài 5m, rộng 4m, cao từ 0,8 - 1m).
Hình dạng bể, các chỉ tiêu môi trường
A. Hình dạng bể

(%)

Quá trình điều tra 112 hộ nuôi cho thấy số các hộ nuôi điều thiết kế bể dạng
hình chữ nhật chiếm tới 99,1% còn lại là 0,9% hộ nuôi làm bể theo hình vuông
(Hình 4.4)
100.5
100
0
0
0.9
99.5
2.6

99

98.5
98
97.5
97
96.5
96

100

100
99.1
97.4

An Giang

Cần Thơ
Chữ nhật

Hậu Giang

Tổng hợp

Hình vuông

Hình 4.4: Hình dạng bể
Ở AG và HG ,100% hộ nuôi đều sử dụng bể hình chữ nhật, trong khi đó ở
CT có 97,4% hộ nuôi dạng hình chữ nhật, 2,6% hộ nuôi hình vuông. Trong quá
trình điều tra có một hộ ở Cần Thơ sử dụng bể hình vuông vì hộ nuôi này tận


15


dụng bể sẵn có để nuôi lươn. Theo ghi nhận thì đa số các hộ chọn bể hình chữ
nhật vì dễ thao tát khi chăm sóc, thu hoạch.
B. Các chỉ tiêu môi trường
Theo ghi nhận từ thông tin điều tra, có 100% hộ nuôi ở AG, 84,2% hộ nuôi
ở CT và 35,3% hộ nuôi ở HG không biết các chỉ tiêu môi trường; 7,9% hộ nuôi ở
CT và 38,2% hộ nuôi ở HG bỏ qua không quan tâm tới các chỉ tiêu môi trường
(các hộ nuôi này có biết đến sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu môi trường đến lươn
nuôi); 7,9% hộ nuôi ở CT và 26,5% các hộ nuôi ở HG dùng cảm quan để nhận
biết các yếu tố môi trường (Hình 4.5).

120
100
100
84.2

(%)

80
60
35.3 38.2

40

26.5
20


7.9 7.9

0
An Giang

Cần Thơ

Không biết

Bỏ qua

Hậu Giang
Cảm quan

Hình 4.5: Các chỉ tiêu môi trường
Một số hộ nuôi được tập huấn dùng kinh nghiệm nuôi để đánh giá các chỉ
tiêu môi trường, một số hộ do điều kiện hạn chế nên cũng không hiểu được ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của lươn. Tất cả
các hộ nuôi đều không quan tâm tới yếu tố môi trường trong quá trình nuôi lươn.
Theo Dương Tấn Lộc (2005), lươn thích hợp với nhiệt độ 20-28oC, tuy
nhiên ở nhiệt độ dưới 10oC và trên 36oC lươn còn sống được nhưng hoạt động
không bình thường, giảm ăn, chui rúc… Bên cạnh đó yếu tố pH, oxy cũng ảnh

16


hưởng lớn đến sự sống của lươn, pH 7 - 8 thích hợp cho lươn sống, oxy từ 2mg/l,
tuy nhiên lươn có thể sống ở pH dưới 6, nồng độ oxy dưới 2mg/l. Đức Hiệp
(1999), cho biết lươn đồng là loài sống đáy, thích ẩm ước và có khả năng chịu
đựng nhiệt độ tốt, khoảng nhệt độ thích hợp từ 15-320C và pH tốt nhất là 6,8-8,5.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hương Thùy (2010), thì nhiệt độ thích hợp
cho lươn phát triển là 26,9-28,8oC, pH từ 7,7-8,3, oxy từ 5,6-6,2ppm. Còn
Nguyễn Trung (2007) cho rằng lươn sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 24-28oC,
khi nhiệt độ dưới 10oC thì lươn bỏ ăn, pH từ 7 - 8 thích hợp cho lươn sinh trưởng
bình thường.
Hình thức nuôi
Bể bạt nổi là mô hình nuôi phổ biến ở AG, CT, HG. Kết quả điều tra cho
thấy có 100% hộ nuôi ở AG, 94,7% hộ nuôi ở CT và 82,4% hộ nuôi ở HG sử
dụng mô hình này, trong đó có rất ít hộ làm bể xi măng lót bạt 5,3% hộ ở CT và
2,9% hộ ở HG sử dụng, có 14,7% hộ nuôi sử dụng bể xi măng lót bạt (Hình 4.6).
150
(%)

100

94.7

100
50

82.4
5.3

14.7

2.9

0
An Giang
1: Bể bạt


Cần Thơ
2: Bể xi măng

Hậu Giang

3: Bể xi măng loát bạt

Hình 4.6: Hình thức bể nuôi

Đa số các hộ chọn bể bạt nổi để nuôi vì bể bạt nổi dễ làm, dễ dọn dẹp sau thu
hoạch và đặc biệt điều kiện kinh tế của đa số người nuôi điều thích hợp với bể
bạt. Ngược lại, bể xi măng vừa tốn kém không thể di chuyển được đến vị trí phù
hợp hơn. Tuy nhiên, cũng có vài hộ nuôi ở CT và HG do điều kiện sẵn có
(chuồng heo bỏ trống) nên sử dụng bể xi măng và bể xi măng lót bạt.
Vật liệu phụ
Nhìn chung các hộ sử dụng các vật liệu sẵn có để làm giá thể nuôi lươn
nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Mặt khác, các vật liệu này tạo cho môi trường bể
nuôi gần giống như môi trường bên ngoài tự nhiên để lươn dễ thích nghi. Theo
thông tin điều tra 112 hộ nuôi, đất là vật liệu chính mà các hộ nuôi sử dụng trong
các bể nuôi lươn (AG, CT 100% và HG 97,8%). Ngoài ra, các hộ nuôi còn kết
hợp đất với cỏ rơm và trồng rau bên trên (Hình 4.7).

17


Bảng 4.1: Tỷ lệ các vật liệu phụ bố trí trong bể.
STT Vật liệu phụ
An Giang
Cần Thơ

(n=40)
(n=38)
1
7 (18,4%)
Đất
2
4 (10%)
Đất-luc bình-cỏ, rơm
3
Đất-luc bình-cỏ, rơm-rể
gán, bồng bong
4
Đất-cỏ rơm-lá lợp nhà
5
Đất- cỏ, rơm- rể gán, bồng
bong
6
Đất-trồng rau-rể gán,bồng
bong
7
Đất-rể gán, bồng bong
8
Cỏ, rơm-lá lợp nhà
9
Rể gán, bồng bong
10
Lá lợp nhà-trồng rau
11
Lá lợp nhà-rể gán, bồng
bong

12
3 (7,9%)
Đất-trồng rau
13
1 (2,6%)
Đất-cỏ, rơm-trồng rau
14
12 (30%)
27 (71,1%)
Đất-cỏ, rơm
15
Lá lợp nhà-trồng rau-rể
gán, bồng bong
16
18 (45%)
Đất-lục bình
17
6 (15%)
Đất-lục bình-trồng rau

Hậu Giang
(n=34)
15 (44,1%)
1 (2,9%)
1 (2,9%)
2 (5,9%)
2 (5,9%)
3 (8,8%)
1(2,9%)
1 (2,9%)

2 (5,9%)
1 (2,9%)
1 (2,9%)
1 (2,9%)
1 (2,9%)
2 (5,9%)

Ở HG người nuôi còn dùng lá lợp nhà (chiếm 20,6%/34 hộ nuôi) và rễ gán,
dây bồng bong (chiếm 35,3%/34 hộ) để làm giá thể nuôi lươn. Các hộ nuôi ở AG
thì dùng các bao chứa có trọng lượng 10kg đất và chất thành hàng, hoặc họ đắp
mô đất ở giữa hay đắp mô hai bên rồi chừa rãnh để dễ thao tác trong quá trình
thay nước. Phía trên bể lót bạt thả lục bình hoặc tận dụng trồng rau (rau ngổ, rau
tai tượng…) hoặc để cỏ mộc hay để trống (Hình 4.8)

18


Hình 4.8: Bể nuôi lươn ở An Giang
Còn ở CT thì đơn giản hơn, đất được đấp thành luốn (mô) chừa rảnh thoát
nước phía trên thường trồng cỏ hoặc để trống hoặc để trống (Hình 4.9).

A: Bể có cỏ phía trên
Hình 4.9: Bể nuôi lươn ở Cần Thơ
Ở Hậu Giang đất đấp thành mô ở giữa hay trải đều trên mặt bể rồi phủ lục
bình phía trên hoặc họ trồng rau hay một số thảo mộc dân gian như gán, dây
giác, rau ngổ. Một số hộ khác thì không để đất vào bể vì đất làm nước mau bẩn,
sử dụng các giá thể khác được thay thế như như rễ gán, dây bồng bong khô hay
thân và lá cây dừa nước đã được xử lý kỹ để loại mủ của lá.

19



B: Đất trải đều

Hình 4.10: Bể nuôi lươn ở Hậu Giang
Theo Dương Tấn Lộc (2005), nuôi lươn rất thích hợp với bể nuôi phía trên
thả thêm lục bình, hoặc trồng cỏ, rau…Theo kết quả của Nguyễn Tường Duy
(2010) thì vật liệu phụ bố trí trong bể nuôi lươn có thể là đất, lục bình hoặc dây
nylon làm giá thể chính. Còn theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
HG thì có thể nuôi lươn trong bể có đấp mô đất, dùng dây nylon buộc thành
chum cho lươn trú ẩn. Riêng Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn AG thì
nuôi lươn trong bồn đất, trồng cây cỏ thủy sinh phía trên để có bóng mát cho
lươn hay dùng lưới che mát phía trên.
Độ cao mực nước và lượng bùn trong bể
Độ cao lượng bùn trong bể cao nhất là 100cm, thấp nhất là 10cm, trung
bình là 51 ± 19,98cm. Mực nước trong bể cao nhất là 90 cm, thấp nhất là 20 cm,
trung bình là 45 ± 13,27 cm (Hình 4.11).

(cm)

150
100
50

90
60

80

80


100 100

40 30
20

30

50
10

0
Cao nhất

Thấp nhất

Cao nhất

Thấp nhất

Độ cao bùn

Mực nước
An Giang

Cần Thơ

Hậu Giang

Hình 4.11: Chiều cao mực nước và lượng bùn trong bể


20


Theo kết quả thống kê, độ cao mực nước trong bể giữa ba tỉnh trên lệch
nhau không đáng kể, với mực nước cao nhất duy trì trong bể là 90 cm của các hộ
nuôi ở AG, thấp nhất là 20 cm của các hộ nuôi ở HG. Còn lượng bùn trong bể thì
các hộ ở CT và HG có lượng bùn trong bể cao nhất 100 cm. Nhìn chung, các hộ
nuôi bố trí bùn cao hơn chiều cao của mặt nước trong bể (chúng ta có thể thấy
được ở các bể nuôi ở CT) hoặc họ để chiều cao mặt nước phủ kín bể (chúng ta có
thể thấy được ở các bể nuôi ở AG và HG).
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn AG thì đáy bể phủ một
lớp đất thịt pha sét chiếm từ 50-70% diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5-0,8m.
Còn theo cơ quan đồng cấp ở HG thì cho rằng nên để mực nước trong bể ngập
cao hơn mặt bùn từ 3-5cm.
Theo Dương Nhựt Long (2004), thì sau khi đã sửa sang hồ xong nên đổ
một lớp sình non dưới đáy hồ 20-25cm (tốt nhất lấy sình đất thịt pha sét) và sau
khi hoàn tất việc lót cao su, đắp cù lao và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào.
Mực nước trung bình là 10-15 cm. Cũng có thể dùng chuối cây xếp thành một
lớp dưới đáy rồi đổ sình phủ lên trên. Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc bèo
tai tượng khoảng 1/3 diện tích.
Còn Dương Tấn Lộc (2005) cho rằng ở một đầu bể đổ một lớp đất sét pha
thịt cao 50-60 cm, rộng ít nhất 0,5m để lươn sinh sống thuận lợi và làm tổ, phía
trên lớp đất có thể thả chuối cây khô. Thả trùng nuôi để lươn có thêm mồi ăn
hoặc trồng cỏ, rau… để che mát tạo yên tĩnh cho lươn. Nền bể còn lại có lớp bùn
đáy dày 0,2m, mực nước ngập trên bùn 0,2-0,3m, trong bể nuôi thả thêm 2/3 lục
bình để lươn trú ẩn và để lọc sạch nước.
Theo Nguyễn Tường Duy (2010), ở mô hình nuôi lươn bể bạt có đất
người dân thường chọn đất thịt pha sét hoặc đất sét để bố trí vào bể nuôi, đất bố
trí vào thường được phơi ải, thường từ 1-2 tháng nhằm loại bỏ chất độc khí độc

trong đất. Mực nước trong bể có đất phổ biến là 35-40 cm, ở mô hình nuôi lươn
giá thể nylon và giá thể lục bình là 30-35 cm.
Như vậy, về mặt kỹ thuật thì các hộ nuôi đã bố trí chiều cao mặt nước và
lượng bùn trong bể khác biệt rất nhiều so với các khuyến cáo của nhà chuyên
môn, các hộ nuôi đã bố trí mực nước và lượng bùn cao hơn khuyến cáo, theo các
hộ nuôi họ để như vậy để tránh sự biến động của môi trường làm ảnh hưởng đến
lươn, tạo điều kiện cho lươn phát triển. Tuy nhiên, bề dày của lượn bùn là
nguyên nhân gây trở ngại trong điều trị và quản lý bệnh cho lươn vì rất khó quan
sát được hết lươn trong chiều cao như vậy và rất khó để thuốc tiếp xúc được với
lươn bằng phương pháp tạt hay phun thuốc cũng như trong việc chăm sóc lươn
hàng ngày.
21


Nguồn nước cấp và ao lắng
Tất cả các hộ nuôi đều sử dụng nguồn nước nhiễm phèn và không qua ao
lắng để bố trí vào bể nuôi chiếm 100% trên 112 hộ điều tra (Hình 4.12).
120

100

100

100
(%)

80
47.1

60


44.1

40
20

2.9 5.9

0
An Giang
Sông

Kinh

Cần Thơ
Kinh-mưa

Hậu Giang
Kinh giếng

Giếng

Hình 4.12. Nguồn nước cung cấp

Theo hình 4.12, ở CT và AG các hộ ở AG sử dụng 100% nước sông, các hộ
ở CT sử dụng 100% nước kinh. Riêng HG có 47,1% sử dụng nước kinh và trong
quá trình nuôi có 2,9% sử dụng nước mưa và 5,9% hộ sử dụng nước giếng
44,1% sử dụng nước giếng để thay nước cho bể nuôi.
Theo thông tin từ các hộ nuôi ở CT và AG cho biết, không nên sử dụng
nước mưa bố trí vào bể nuôi vì trong nước mưa có nhiều axit làm thay đổi pH và

làm giảm nhiệt độ nước, dễ làm lươn bệnh và nên thay nước sau những cơn mưa
lớn. Còn ở HG thì cho rằng có thể sử dụng nước mưa để bố trí vào bể nuôi vì
nước mưa sạch bệnh, các hộ nuôi cho rằng nên sử dụng nước giếng bố trí nuôi vì
nước giếng sạch bệnh có nhiều khoáng chất tốt cho lươn. Theo Dương Tấn Lộc
(2005), nước bố trí nuôi lươn là nước giếng, nước ao hồ, sông, rạch phải sạch,
nếu nước máy phải được giảm Clo. Còn Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn HG thì cho rằng sử dụng nguồn nước ngầm lươn phát triển tốt (nước ngầm
ít phèn, pH 7 - 8).
Cải tạo và hóa chất cải tạo bể
Kết quả điều tra cho thấy AG: 72,5%, CT: 50%, HG: 70,6% số hộ cải tạo bể
trước khi nuôi. Đa số các hộ dùng muối và vôi cải tạo bể vì giá thành rẻ và hiệu
quả hơn các hóa chất khác. và cũng có thể người nuôi chưa biết được chất nào
cải tạo tốt hơn muối và vôi (Hình 4.13).

22


(%)

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


92.1

62.5
41.2

45
36.8
17.5
8.8

1: Muối

2: Vôi

23.5

7.9

5.3

3: Formol

4: Khác

An Giang

Cần Thơ

30


29.4

5: không
dùng thuốc

Hậu Giang

Hình 4.13: Hóa chất cải tạo bể
Hình 4.13 cho thấy, trong 40 hộ nuôi ở AG có 62,5% hộ dùng muối, 45%
hộ dùng vôi để cải tạo bể, 17,5% hộ dùng hóa chất khác (cả thuốc, hóa chất được
phép & cấm sử dụng như Malachite Green, thuốc trị rầy nâu Basa) và 30% hộ
không dùng thuốc cải tạo bể. Ở CT, các hộ nuôi sử dụng muối rất nhiều (chiếm
92,1% trong 38 hộ nuôi), kế đến là vôi (36,8%), Formol (7,9%). Ngoài ra, có
5,3% hộ dùng hóa chất khác để cải tạo bể.
Trong 34 hộ điều tra ở HG, có 41,2% hộ dùng muối, 8,8% dùng vôi, hóa
chất khác 23,5% và 29,4% không dùng hóa chất cải tạo bể. Các hộ không dùng
thuốc cải tạo bể vì họ sử dụng các loại thực vật thủy sinh và một số thân cây để
làm giá thể bố trí vào bể. Theo kinh nghiệm người nuôi, các loại thực vật như rể
gán, dây bồng bong, rau ngổ, thân dừa nước, dây giác…có tác dụng cải tạo được
môi trường bể nuôi và hạn chế được mầm bệnh.
Nguyễn Tường Duy (2010), ở mô hình nuôi lươn bể bạt có đất dùng vôi tẩy
bể nuôi trước khi thả 7-10 ngày với liều lượng 0,2kg/m2, với giá thể nylon và giá
thể lục bình thì trước khi thả nuôi 3-5 ngày dùng chlorine 10-15 ppm sát trùng
bể, rửa lại nước sạch 2-3 lần, dây nylon và lục bình phải được ngâm rửa nhiều
lần trước khi bố trí vào bể. Theo Dương Tấn Lộc (2005), nuôi lươn trong ao đất
thì bón 5 - 7 kg vôi tẩy trùng và phơi nắng ao 5 - 7 ngày. Còn theo Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn AG, đất trước khi bố trí vào bể nuôi lươn phải
được cải tạo bằng vôi với liều lượng 2kg/m3 đất, sau đó cấp nước vào ngâm 2-3


23


ngày và tháo nước bỏ. Ở HG thì khuyến cáo dùng vôi CaCO3 liều lượng là
1kg/10m2.
Mùa vụ nuôi, số lần thả và nguồn giống
A. Mùa vụ nuôi
Về mùa vụ thả nuôi lươn, AG, CT và HG có mùa vụ thả khác nhau, nhưng
thường thả tập trung từ tháng 3-10. Kết quả cho thấy ở AG thả nuôi từ tháng 410, ở CT thả nuôi từ tháng 3-8 và HG thả nuôi từ tháng 4-7 (Bảng 4.1).
Bảng 4.2: Phần trăm các hộ thả nuôi lươn từ tháng 3-10
An Giang
(n=40)
Tháng
Cần Thơ (n=38)
3
0
2,6
4
5
7,9
5
22,5
39,5
6
22,5
39,5
7
22,5
42,1
8

20
2,6
9
5
0
10
2,5
0
Ghi chú: n: số hộ thả nuôi

Hậu Giang
(n=34)
0
35,3
17,7
35,3
11,7
0
0
0

Các hộ thả lươn nuôi chủ yếu tập chung từ các tháng 4,5,6,7 âm lịch, đây là
thời điểm ngoài tự nhiên mưa nhiều, cũng chính là mùa vụ sinh sản của lươn nên
giá lươn giống rất thấp, dễ mua lươn để nuôi và đây cũng là mùa đánh bắt lươn
về nuôi của các hộ nuôi tự kiếm giống. Thời điểm này cũng rơi vào đúng thời
điểm mùa nước nổi hằng năm nên việc kiếm mồi hay thức ăn cho lươn là rất dễ
và giá thành thức ăn cho lươn thời điểm này rất thấp. Tuy nhiên, do nguồn giống
chủ yếu đánh bắt ngoài tự nhiên ngày càng ít nên cũng có một số hộ đợi đến
tháng 8,9,10 mới thu đủ giống thả nuôi và có một số hộ thả nuôi sớm để bán
lươn thịt vào dịp tết, thường các hộ thả nuôi vào cuối tháng 3.

Theo Nguyễn Tường Duy (2010), các hộ nuôi lươn thường tập trung vào
tháng 5-6 âm lịch (80% hộ nuôi), tháng 7-8 (20% hộ nuôi). Nguyên nhân là vào
thời điểm này lươn ngoài tự nhiên sinh sản nhiều nên lươn giống có giá thấp hơn
so với các tháng khác trong năm. Đồng thời, trong thời gian này thì nguồn cá tạp
làm thức ăn cho lươn cũng phong phú hơn. Theo Dương Tấn Lộc (2005), vào các
tháng 6,7,8 hàng năm trên các dòng cỏ, nơi có nhiều chất hữu cơ, lươn con
thường tập trung, dùng vợt bắt, hoặc bắt bằng lợp, trúm, ở chợ cũng có rất nhiều

24


lươn con được bán, nhưng chọn lươn tốt để mua là điều khó khăn đối với người
nuôi.
Còn Dương Nhựt Long (2004), cho biết nguồn lươn giống hiện nay ở
ĐBSCL chủ yếu được đánh bắt ở ngoài tự nhiên, kích thước lươn giống bắt được
dao động rất lớn và phụ thuộc vào mùa vụ. Thông thường lươn giống được đánh
bắt vào tháng 8-10 theo phương pháp xúc mô có chất lượng cao hơn so với lươn
đánh bắt bằng phương pháp đặt chúm, câu hoặc tát đìa. Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn AG cho rằng sản lượng lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn
kiệt vì việc nuôi lươn đã được nhiều người quan tâm, tuy nhiên việc sinh sản
nhân tạo lươn hiện nay còn rất hạn chế. Để có nguồn lươn giống bà con ngư dân
tự thu gom giống (tháng 7-8) từ nhiều phương tiện đánh bắt khác nhau như xúc
ủ, đặt trúm…
B. Số lần thả

(%)

Do nguồn giống chủ yếu lệ thuộc vào đánh bắt từ tự nhiên nên chỉ điều tra
thống kê (Hình 4.14)
120

100
80
60
40
20
0

100

94.1

60
30
10
An Giang
1 lần

5.9
Cần Thơ
2 lần

Hậu Giang
Nhiều lần

Hình 4.14: Số lần thả
Ở CT, 100% hộ nuôi đều thả giống một lần vì họ có nguồn cung cấp giống
ổn định. Còn ở HG thì có 94,1% hộ thả giống nhiều lần và 5,9% hộ thả một lần.
Riêng ở AG thì có 60% hộ thả một lần, 10% hộ thả hai lần, 30% hộ thả nhiều
lần.


C. Nguồn giống
Theo kết quả điều tra ở 3 tỉnh, 100% các hộ điều sử dụng nguồn giống từ
tự nhiên, đầu mối thu gom lại từ nhiều nguồn bằng nhiều hình thức đánh bắt
khác nhau để cung cấp cho người nuôi, nhưng cũng có một số hộ tự chủ động
kiếm nguồn giống để nuôi. Con giống được đánh bắt từ tự nhiên có rất nhiều
kích cỡ khác nhau, lươn rất khó thuần hóa do đặc tính hoang dã của giống nên
khi đưa vào nuôi với mật độ cao và môi trường nuôi nhốt dễ dẫn đến hao hụt.
25


×