Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bai giang cương lĩnh xây dựng đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.64 KB, 25 trang )

Bài 2: CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
A. CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
I. CƯƠNG LĨNH
1. Khái niệm cương lĩnh:
+ Sự cần thiết của cương lĩnh:
Trong lịch sử xã hội có phân chia giai cấp. Đấu tranh giai cấp từ tự phát (mục
tiêu kinh tế)– tự giác(mục tiêu chính trị- giành, giữ chính quyền…)- Đấu tranh chính
trị.
Mục tiêu cơ bản của ĐTCT là đấu tranh giành chính quyền. Thông thường,
ĐTCT bao giờ cũng gắn liền với đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng. Đấu tranh vũ
trang là hình thức cao nhất của ĐTCT.
Đấu tranh chính trị đòi hỏi phải có đảng chính trị lãnh đạo. Đảng chính trị hoàn
thành sứ mệnh của mình phải đề ra cương lĩnh chính trị. Như vậy, cương lĩnh chính trị
là công cụ lý luận vô cùng quan trọng để đảng chính trị tập hợp lực lượng làm cuộc
cách mạng.
Lịch sử thực sự của Đảng chính trị chỉ bắt đầu từ thời kì Đại cách mạng tư sản
Pháp (cuối thế kỉ 18). Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó,
các ĐCT có thể là đảng tư sản, đảng vô sản, đảng tiểu tư sản...
=> Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ĐTCT là cuộc đấu tranh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp tư sản. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ĐTCT nhằm chống
lại các lực lượng thù địch, bảo đảm công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
+ Cương lĩnh chính trị là gì?
Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu,
đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Ý nghĩa cương lĩnh: Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành
động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho mục
tiêu, lý tưởng của Đảng.
2. Tính chất của Cương lĩnh:
- Cương lĩnh là bản tuyên ngôn. Bày tỏ công khai chính kiến của một chính


đảng, một tổ chức chính trị. Tuyên bố của đảng về mục đích, tôn chỉ của đảng; mục
tiêu lý tưởng mà đảng phấn đấu để đạt được trước thế giới, trước công chúng, quần
chúng nhân dân.
- Cương lĩnh là lời hiệu triệu. Ngôn ngữ văn bản thể hiện lời kêu gọi, tập hợp,
hiệu triệu đối với đảng viên và dân chúng. Với Đảng ta, Cương lĩnh chính trị là cơ sở
thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã
hội phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
- Cương lĩnh là văn bản pháp lý cao nhất của Đảng. Về mặt nhà nước Hiến pháp
luật gốc, luật mẹ, luật của tất cả các luật…

1


Cương lĩnh là văn bản gốc(văn bản mẹ) của các văn bản của Đảng, định hướng
cho các văn bản quan trọng của đảng. Mọi văn bản, nghị quyết khác của đảng đều phải
tuân thủ, phù hợp, không được trái với cương lĩnh, kể cả điều lệ Đảng.
- Cương lĩnh là văn bản có tính chiến lược lâu dài. Báo cáo chính trị của một
nhiệm kỳ, chiến lược phát triển kinh tế có thể 10 năm, thì Cương lĩnh chính trị định
hướng sự phát triển đất nước trong một thời kỳ dài, thậm chí cả thời kỳ quá độ…
- Cương lĩnh là cơ sở của công tác xây dựng Đảng. Mọi tổ chức đảng và đảng
viên phải đều phải biết và chấp hành Cương lĩnh. Tự nguyện gia nhập đảng và thực hiện
theo quy định điều lệ đảng.
Phân tích: Những vấn đề bất di, bất dịch, nguyên tắc trong công tác xây dựng
đảng: Chủ nghĩa Mác – lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
II. CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
1. Những cương lĩnh đầu tiên của Đảng:
- Trước khi có Đảng, có nhiều con đường cứu nước nhưng đều thất bại, do bế
tắc về đường lối. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bắt gặp luận cương của Lê Nin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời, đó là muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có

con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
1.1 Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn
tắt trực tiếp do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông qua tại hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản, tháng 2/1930. Tất cả văn bản này, hợp thành nội dung
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân
tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.2 Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, được thông qua tại hội nghị BCH
TƯ, tháng 10/1930. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930):
Hoàn cảnh ra đời: Tháng 10-1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại
Hương Cảng do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào
cách mạng. Hội nghị Trung ương quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư, nên Cương
lĩnh thứ hai mà bản Luận cương chánh trị là văn kiện quan trọng, mang tên là Cương
lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền trong toàn cõi Đông Dương; xác
định mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, giữa
độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân
2. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, thông qua tại Đại hội toàn quốc
lần thứ II của Đảng, tháng 2/1951.
Hoàn cảnh ra đời: Tình hình trong nước và khu vực có nhiều thay đổi. Cục
diện trên các chiến trường, phong trào kháng chiến mỗi nước. Đại hội lần thứ II, quyết
định đưa Đảng ra công khai và lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Tư tưởng nổi bật
Cương lĩnh là chống đế quốc và phong kiến, đối tượng của cách mạng Việt Nam là
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cùng bè lũ Việt gian bù nhìn bán nước; làm cho Việt
2



Nam hoàn toàn độc lập thống nhất, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong
kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
=> Ý nghĩa: Như vậy, 3 cương lĩnh từ 1930 đến 1951, tư tưởng nổi bật là
chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ để tiến
lên làm cách mạng XHCN. Các cương lĩnh đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo
khoa học và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta trong mọi thời
kì cách mạng. Dưới ánh sáng của các cương lĩnh đó, chúng ta đã tiến hành cuộc
cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi, đưa cả nước đi theo con đường CNXH và bắt
đầu công cuộc đổi mới.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội(gọi tắt là cương lĩnh 1991).
Hoàn cảnh ra đời: Khủng hoảng mô hình CNXH: Liên Xô và các nước đông
âu sụp đổ. Trong nước, một bộ phận Đảng viên hoài nghi, bi quan, đòi đa nguyên đa
đảng. Trần Xuân Bách - Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng; Trung tướng Trần
Độ - Nhận huy chương Hồ Chí Minh, 17 tuổi hoạt động cách mạng – , 23 tuổi chính
uỷ Mặt trận Hà Nội, thứ trưởng bộ văn hoá, khai trừ ra khỏi đảng…
Cương lĩnh năm 1991 là bước phát triển, hoàn chỉnh các Cương lĩnh trước đó
của Đảng, mở đầu cho quá trình nhận thức đầy đủ hơn, ngày càng rõ ràng hơn về chủ
nghĩa xã hội và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung: Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, từ năm 1930, đúc rút 5 bài học lớn; nêu 6 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa: Xuất phát từ Cương lĩnh đó, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, vượt
qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có
thu nhập trung bình, mô hình xã hội chủ nghĩa hình thành trên những nét cơ bản.
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
( bổ sung, phát triển năm 2011)
+ Tại sao lại cần phải có sự bổ sung cương lĩnh 1991:

- Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, tình hình trong nước và thế giới đã có
những biến đổi sâu sắc. Trật tự thế giới đa cực đang hình thành. Cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập của Việt Nam...
- Cương lĩnh 1991, có những khiếm khuyết về câu chữ.
+ Về cơ bản kế thừa những quan điểm, tư tưởng Cương lĩnh 1991:
- Ba thắng lợi vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta giành được kể từ khi thành lập
Đảng; một số sai lầm khuyết điểm; 5 bài học kinh nghiệm lớn.
- Bối cảnh quốc tế và trong nước, những thuận lợi và khó khăn, khẳng định loài
người nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội; sự đổ vỡ của Liên Xô; bản chất tiềm
năng của CNTB; đặc điểm của Châu á –Thái Bình Dương; mô hình XHCN mà nhân
dân ta xây dựng; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
đối với xã hội, về bản chất của Đảng cộng sản, phương hướng xây dựng Đảng…
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN
NĂM 2011)
Phần I. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm.
3


1. Những thắng lợi vĩ đại: Có 3 sự thay đổi có tính cách mạng: Thành tựu thứ
nhất là sự thay đổi vận mệnh đất nước, dân tộc. Chính nhờ những thắng lợi vĩ đại nói
trên mà vận mệnh đất nước thay đổi, từ một xứ nô lệ của thực dân Pháp trở thành một
quốc gia độc lập, có chủ quyền, độc lập, phát triển theo con đường XHCN. Thành tựu
thứ hai, là sự thay đổi thân phận con người. Chính nhờ những thắng lợi vĩ đại đó mà
con người Việt Nam ta từ thân phận của những người nô lệ đã trở thành những người
làm chủ đất nước và xã hội. Thành tựu thứ ba, có ý nghĩa lịch sử là sự thay đổi cục
diện và vị thế của đất nước, từ một đất nước nghèo, kém phát triển chúng ta đã đẩy
mạnh CNH, HĐH, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong
khu vực và thế giới.
Cương lĩnh khẳng định:
+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của

thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến
vào kỷ nguyên độc lập, tự do.(lập nước)
Liên hệ: cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20
dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Hoàn cảnh chị Dậu – Tắt đèn. Ngô Tất Tố. Đỉnh
điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy
tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như
mực và như cái tiền đồ của chị.
=> Điều đặc biệt là, chúng ta tuyên bố từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi
lên CNXH là một dấu ấn trong lịch sử rất quan trọng. Hệ quả này là từ cuộc cách
mạng tháng tám mang lại.
+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
- Phân tích: Chíên thắng Điện Biên Phủ không chỉ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu, giải phóng nửa nước, mà có ảnh hướng đến cả quốc tế, mở đầu cho sự
sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Đại thắng 1975, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân mới. Nhân dân Việt Nam có quyền tự hào, mãi mãi tự hào của chiến
thắng 1954 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Các cuộc kháng chiến; nghĩa vụ quốc tế: Chiến tranh biên giới Việt - Trung
năm 1979, Chống xâm lược Pônpôt ở mặt trận Tây Nam(1978-1979). Việc nhân dân,
Chính phủ và Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi
họa diệt chủng Pôn Pốt và hồi sinh dân tộc là một sự nghiệp cao cả, sáng ngời chính
nghĩa trong thế kỷ 20.
+ Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa nước ta từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận
thức và tư duy đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Ảnh hưởng khủng hoảng, lạm phát 1988 – 1998, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, sự
chống phá của các thế lực thù địch. 1986 nay, ưới sự lãnh đạo của Đảng, VN ra khỏi thế
bao vây, kìm kẹp, vượt qua khủng hoảng, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng
lên: Gia nhập WTO, quan hệ các nước, thoát khỏi nhóm nước nghèo, an sinh xã hội đảm

bảo; là bạn, quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đảm bảo độc lập dân tộc và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta…có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực
và trên thế giới: Ủy viên không thường trực LHQ, các nước xem Việt Nam là đối tác
chiến lược.
4


+ Đảng thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm: Có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết
điểm; có những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng…đảng đã nghiêm túc tự phê bình và
sữa chữa, tự đổi mới, chỉnh đốn.
Có lúc – không phải lúc nào cũng mắc sai lầm. Có những: Không phải chỉ một
lần mắc sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, mà phải có vài lần mắc sai lầm khuyết
điểm nghiêm trọng. Chúng ta dám nhận sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng ấy.
Ví dụ: Sai lầm trong cải cách ruộng đất 1954. Đây là sai lầm lớn nhất từ khi có
Đảng. Bác Hồ đã khóc và nhận lỗi trước quốc dân đồng bào. Trường Chinh xin nghỉ
chức Tổng bí thư của Đảng. Nhiều cán bộ cao cấp đã bị cách chức, từ chức…Đây là
sai lầm nghiêm trọng đầu tiên.
- Sai lầm nghiêm trọng tiếp theo. Đó là, sau khi Miền Nam được giải phóng, thì
chúng ta lại tiếp tục muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế, chỉ duy trì một
thành phần duy nhất kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là kinh tế quốc doanh và tập thể.
Nôn nóng phát triển công nghiệp nặng. Sai lầm nghiêm trọng trong cải cách giá cả
tiền lương. Hạn chế tự do thông thương, duy trì kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.
=> Dẫn tới tình trạng năm 1987, 1988 tỉ lệ lạm phát là 223,1%(năm 2011 – lạm phát
20 % báo động). Nền kinh tế Việt Nam trên bờ vực thẳm. Đất nước suýt sụp đổ.
2. Những bài học kinh nghiệm lớn:
Từ thực tiễn phong phú của các cuộc cách mạng, Đảng ta rút ra 5 bài học kinh
nghiệm(cơ bản giữ nguyên 5 bài học như cương lĩnh 1991):
2.1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau.
Đây là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng ở nước ta. Độc lập dân tộc là

điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho
độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai
nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phân tích: Hiện nay, âm mưu DBHB các thế lực thù địch. Tỉnh táo, mất độc
lập, thay đổi thể chế. Mất định hướng. Chủ nghĩa xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
- 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập
và chủ quyền dân tộc, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “chúng ta thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Theo Bác: Nước được độc lập, phải đi đôi với nhân dân được ấm no, hạnh
phúc; người dân chỉ biết giá trị của độc lập tự do khi họ được ăn no, mặc ấm, được
học hành. Ham muốn tột bậc của người: Nước hoàn toàn độc lập, dân tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
2.2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:
Hỏi: Đồng chí hiểu thế nào về vấn đề này?
Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta khẳng định: Quần
chúng nhân dân là người làm nên lịch sử(lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, kháng chiên trường kỳ toàn dân, toàn diện, chiến tranh du kích lực lượng chủ
yếu là từ nhân dân). Năm 1405, trước nguy cơ xâm lược của giặc Minh, Hồ Quý Ly
cho họp quần thần để bàn kế chống giặc. Khi được hỏi, con trai ông là Hồ Nguyên
5


Trừng đã nói: Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo. Dân không theo, đó
là đại họa.
Ví dụ: - Từ 5000 đảng viên năm 1945 mà thực hiện kháng chiến thành công,
bởi khi đó, đã quy tụ được quần chúng xung quanh mình. Bây giờ mấy triệu đảng
viên, số lượng nhiều nhưng chất lượng đảng viên thì phải xem lại.
=> Thế nào là vì nhân dân? Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Phát động phong trào vì người nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới

…giảm khoảng cách giàu nghèo các vùng miền, không tăng giá xăng, dầu, điện…tất
cả những điều đó là vì mục tiêu nhân dân, chỉ có vì nhân dân, nhân dân mới tin theo
và ủng hộ đảng. Đây chính là bản chất ưu việt của chế độ XHCN mà chúng ta đang
xây dựng.
2.3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn đảng, đoàn kết
toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ những ngày đầu dựng
nước, giữ nước nhân dân ta đã đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, chống kẻ thù xâm
lược và khi Đảng ra đời, khối đoàn kết dân tộc được củng cố và làm nên các cuộc
cách mạng thần kỳ.
Theo Bác: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta.
Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải gìn giữ sự đoàn kết nhất trí của
Đảng như gìn giữ con ngươi của mắt mình”.
Câu hỏi: Đồng chí nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế trong lịch sử?
Ví dụ: Năm 1257 vua Mông cổ đưa 3 vạn quân sang xâm lược Đại Việt, lần 2
lên 50 vạn, đến năm 1288, Hốt Tất Liệt đưa 30 vạn. Với lực lượng mạnh như vậy
nhưng đều thất bại. Sự đoàn kết quân, dân đời trần…
- Sự đoàn kết giúp đỡ quốc tế là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Chính sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau làm thế giới văn minh hơn.
Về đoàn kết quốc tế: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta nhận
được sự ủng hộ rất lớn của các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Cu ba...
'Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình'. Tuyên bố của Chủ tịch
Fidel Castro Ruz, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Cuba dành cho nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt.
=> Liên hệ: Hiện nay, sự đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, địa phương như
thế nào? Nếu không đoàn kết sẽ thế nào?
2.4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và
quốc tế:
- Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu

nước : tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh anh hùng,bất khuất cho độc lập tự do –
giặc đến nhà đàn bà cũng đánh – bà trưng, bà triệu, chị út tịch, võ thị sáu, con ong, cái
kiến cũng thành chiến sỹ; sức mạnh của dân tộc trước hết thể hiện ở tinh thần độc
lập ,tự chủ ,tự lực tự cường. Bằng chứng là nó làm cho dân tộc Việt Nam không bị
đồng hoá trong 1000 năm Bắc thuộc ,không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực
dân phương Tây.
- Sức mạnh thời đại thể hiện ở những điều sau:
6


Sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc. Sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản . Hồ Chí Minh
“muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con
đường cách mạng vô sản”. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa
học kĩ thuật - một động lực phát triển xã hội .
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là quan điểm cơ bản của Đảng
và cũng là một bài học lớn của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực có những biến đổi to lớn và sâu sắc, với
nhiều mối quan hệ đan xen, đa dạng, phức tạp; trong đó, các nước với chế độ xã hội
và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh
gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Khu vực Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng
động, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là các hoạt động
khủng bố, xung đột tôn giáo, tranh chấp tài nguyên, lãnh thổ, biển, đảo cùng những
vấn đề toàn cầu khác, như: đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và các thảm họa
thiên nhiên..., đòi hỏi phải có sự hợp tác giải quyết của các nước trong khu vực và
cộng đồng quốc tế.
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước, kế thừa và phát triển
những kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá khứ,
Đảng ta đã rút ra bài học và xác định rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại, giữa yếu tố nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước; trong đó, coi “phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết
định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng”.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là tất yếu khách quan; trong
đó và trước hết phải giữ vững độc lập, tự chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy
cao nhất các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn
lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hoá) của dân tộc.
Nếu thực hiện không tốt vấn đề này, thì nước ta không thể đứng vững, đi lên một cách
lâu bền và cũng không thể hội nhập quốc tế một cách bình đẳng, sâu rộng và có hiệu
quả.
Ví dụ: - Về kinh tế: Chúng ta chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ
sự hợp tác, liên kết với các nước để khai thác nguồn vốn đầu tư, khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý, điều hành đất nước
- Về quân sự, chúng ta tranh thủ tối đa ngoại lực để xây dựng quân đội, củng cố
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trên nguyên tắc: tận lực khai thác mọi tiềm năng của đất
nước, kinh nghiệm và truyền thống của dân tộc; giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy ý chí tự
lực, tự cường, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội
nhân dân là lực lượng nòng cốt. hợp đồng mua vũ khí các nước, đào tạo cán bộ…biển
đông.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào sức
mình là chính; tức là phải tự lực cánh sinh. Đại hội XI: "Việt Nam là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân
tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.
Liên hệ: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới vẫn tồn tại. Trình độ khoa học công nghệ ta kém các nước trong khu vực
2 đến 3 thế hệ. Chúng ta cho nước ngoài đầu tư nhưng không bị lệ thuộc. Đầu tư nước
ngoài, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ví dụ: Sữa TH…
7


Đây là bài học xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, đấu tranh vì bảo vệ độc lập

dân tộc và CNXH và cũng là xu thế chung hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế".
2.5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam:
- Trước khi có đảng, các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Sau khi có đảng, nhờ có
đường lối đúng đắn(thắng lợi 1945, thắng lợi 1975, thắng lợi của sự nghiệp đổi
mới…). Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam giành
được trong hơn 7 thập kỷ qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố hàng đầu
quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta- Đảng Cộng sản Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện - một Đảng cách mạng thực sự
vì nước, vì dân, ngoài lợi ích đó Đảng không có lợi ích nào khác. Giành độc lập cho
dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu lý tưởng của Đảng.
- Sự lãnh đạo đúng đắn khác với sự lãnh đạo không đúng: Lịch sử mắc phải
những sai lầm, khuyết điểm: Cải cách ruộng đất... Đường lối chính trị đúng đắn nghĩa
là đường lối đó phải phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp
với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Sức mạnh của Đảng chính
là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, mà sự đồng tình và tin cậy của nhân dân đối với
Đảng trước hết nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng.
Đường lối cách mạng của Đảng có vai trò to lớn trong việc thống nhất về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những
khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.
- Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy
luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh
quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên. Thắng lợi công cuộc đổi
mới là nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam…
Hỏi: Bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội của thị xã Hoàng Mai sau 3 năm thành
lập. Nguyên nhân, kết quả đó là gì?
* Lưu ý: Nhiều doanh nghiệp coi thường sự lãnh đạo của Đảng: Doanh nghiệp
tôi không có tổ chức Đảng, công đoàn, vẫn làm ăn tốt. Doanh nghiệp ông có tổ chức
đầy đủ - làm ăn thua lỗ. Đây là một cách hiểu, cách nhìn hạn hẹp.

Kết luận: 5 bài học trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự vận dụng và phát
triển sáng tạo 5 bài học này vào thực tiễn cách mạng VN, là yếu tố quyết định góp
phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN.

Phần II. Quá độ lên CNXH ở nước ta:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải qua thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá
độ lên CNXH là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã
hội, nó bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính
quyền nhà nước cho đến khi tạo ra được những cơ sở của CNXH trên các lĩnh vực đời
sống xã hội.
8


=> Nói tóm lại, mọi thứ đều chưa đạt đến độ hoàn thiện mà đang dở dang ở
mức lưng chừng, có thể sinh ra nhiều bất ổn. Là thời kỳ đấu tranh gay go, phức tạp
trong quá trình cải tạo, tổ chức xây dựng những yếu tố XH mới đủ sức chống lại các
yếu tố tàn dư của XH cũ, không phải thực hiện trong vòng 1 thời gian xác định cho
mọi quốc gia và tính phức tạp của nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, điểm xuất phát
của từng quốc gia. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định: TKQĐ lên CNXH như nhưng
cơn đau đẻ kéo dài.
1. Bối cảnh quốc tế:
1.1. Tình hình thế giới và khu vực:
Sự quá độ lên CNXH ở nước ta diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế có những biến
đổi to lớn, sâu sắc, phức tạp, với những đặc điểm cơ bản là:
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước.
Ngày nay, không một nước nào đứng ngoài xu thế đó lại có thể nhanh chóng
xây dựng được nền kinh tế vững mạnh. Các nước muốn phát triển phải hội nhập, hội
nhập vừa thời cơ vừa thách thức, rất dể bị lệ thuộc về kinh tế, chính trị nếu không tỉnh
táo và sự hiểu biết.

Phân tích: - Hội nhập kinh tế quốc tế khi gia nhập WTO phải chấp nhận luật
chơi. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam mất chỗ đứng trên sân nhà. Việt Nam là nước
nông nghiệp với 75% dân số làm nông nghiệp. Phi nông bất ổn. Quan tâm vấn đề này
trong thời kỳ hội nhập. Công nghiệp ô tô?
+ Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
+ Khu vực Châu á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động,
nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
1.2. Tình hình các nước XHCN, phong trào cộng sản:
+ Nhiều nước XHCN lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn giữa CNXH
và CNTB đang diễn ra gay gắt.
Phân tích: Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với
phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa,
trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới,
giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế có những bước hồi phục.
1.3. CNTB còn tiềm năng phát triển:
Bản chất vẫn là chế độ áp bức, bóc lột, bất công. mâu thuần cơ bản của CNTB
ngày càng sâu rắc; mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và các nước TB phát triển
ngày càng tăng; mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản, giữa các
tập đoàn tư bản độc quyền ngày càng tăng.
Phân tích: Chúng ta thừa nhận tiềm năng còn có của CNTB. Đó là CNTB còn
tiềm năng, phát triển, nhưng bản chất vẫn là chế độ áp bức, bóc lột và bất công.
Bản chất CNTB không thay đổi: CNTB đã điều chỉnh, thích nghi thời đại,
thực tế, hai thập kỷ qua, CNTB phát triển tất cả mọi mặt, đem lại thay đổi trong đời
sống nhân dân. Nhưng bản chất áp bức, bóc lột, bất công vẫn không thay đổi.
- Nếu trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa thực
dân kiểu cũ, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, hình thức xâm lược của nó là chủ
9



nghĩa thực dân kiểu mới, thực hiện xâm lược, thôn tính thông qua bàn tay người bản
xứ, dưới chiêu bài "độc lập", "quốc gia" giả hiệu. Hiện nay, là can thiệp, lật đổ, dựng
lên bộ máy chính quyền có lợi…
1.4. Nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách cần phải giải quyết:
Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi chiến tranh; dân số, bệnh tật, nghèo đói-mô, môi
trường...vv cần phải giải quyết.
Ví dụ: - Khủng bố và chống khủng bố. ứng phó biến đổi khí hậu: Hạn hán ở
Việt Nam, sóng thần ở Nhật Bản, Thái Lan...; tan băng ở Bắc Cực, nước biển dâng
cao 1m, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long.
=> Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế
độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
hợp tác và phát triển là xu thế lớn.
2. Đặc trưng của XHXHCN mà nhân dân ta xây dựng:
Mô hình XHCN mà nhân dân ta xây dựng không phải là mô hình CNXH của
Liên Xô (tập trung, quan liêu, bao cấp). Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp
đổ về mô hình chứ không phải sự sụp đổ về bản chất của CNXH, sự sụp đổ của Chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Chúng ta xây dựng mô hình CNXH mới, với 8 đặc trưng cơ bản:
2.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đây là điểm mới bổ sung so với cương lĩnh 91, đặc trưng tổng quát, mục tiêu
cách mạng XHCN ở nước ta.
- Khi nói dân giàu thì bao gồm cả tổng GDP của nước nhà và GDP tính theo
đầu người. Năm 2016, GDP bình quân đầu người ước đạt 48,6 triệu đồng, tương
đương 2.215 USD.
- Một nước được coi là mạnh, trước hết là mạnh về kinh tế và mạnh về quân sự,
quốc phòng. Về kinh tế, phải tự lo được các cân đối lớn trong nước, có dự trữ lớn, đối
phó được với thiên tai, địch họa, không những đủ lo đời sống nhân dân mình mà còn

dư lực giúp đỡ các dân tộc khác, các quốc gia khác, khi cần. Về quốc phòng, phải đủ
sức ứng phó được với chiến tranh mà kẻ thù xâm lược sử dụng vũ khí công nghệ cao,
đủ sức bảo vệ Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào. Tổng GDP Việt Nam năm 2016,
đạt trên 200 tỷ USD, tương đương 4,5 triệu tỷ đồng.
- Dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề này không phải ta mà các chính giới tư
bản cũng nói, các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp cũng nói. Nhưng quan niệm và tổ chức
thực hiện thì khác ta về bản chất. Đảng ta quan tâm công bằng xã hội trước hết là thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn,
miền xuôi với miền núi.
Xã hội văn minh mà Đảng và nhân dân ta quan niệm và quan tâm trước hết là
dân tộc độc lập, tự chủ, bình đẳng giữa các chủng tộc và các quốc gia trên thế giới;
nhân dân ta phấn đấu có cuộc sống phong phú, đa dạng, con người có điều kiện phát
triển toàn diện, luôn luôn thích ứng với nền công nghiệp và công nghệ hiện đại, v.v.
2.2. Do nhân dân làm chủ.
Xã hội phong kiến, vua là người làm chủ - Quyền lực thuộc về tầng lớp
quan lại; xã hội tư bản, người làm chủ là các nhà tư bản; chỉ có dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa, nhân dân là người làm chủ.
Câu hỏi: Hiện nay nhân dân ta đã thực sự là người làm chủ chưa?
10


Chúng ta đã khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Đại đa số nhân dân là người lao động. Trong điều kiện phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, bao gồm
nhiều giai cấp, tầng lớp, nói nhân dân làm chủ phù hợp với thực tế hơn, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Hỏi: Để thực sự làn người làm chủ, trách nhiệm người dân phải như thế nào?
Đây là đặc trưng khác biệt hoàn toàn về chất so với CNTB, thể hiện lý tưởng
cao đẹp của nhân loại.
- Nhân dân làm chủ được bảo đảm trên thực tế, trong mọi mặt đời sống xã hội,

thực hiện trên cả hai hình thức: Làm chủ đại diện và làm chủ trực tiếp theo quy định
của pháp luật.
Dân chủ trực tiếp là một hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành
viên trong xã hội tự bàn bạc và quyết định công việc của chính mình.
Ví dụ: Các công dân của một thôn bàn bạc và quyết định việc cải tạo đường xá
của thôn.
Dân chủ gián tiếp là hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên
trong xã hội bầu ra các đại diện và giao cho họ trách nhiệm thay mặt mình bàn bạc và
quyết định các công việc chung.
2.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Xác định ở nước ta có 3 chế độ sở hữu: Toàn dân, tập thể và tư nhân; nhiều
hình thức sở hữu và loại hình sản xuất kinh doanh nên quan hệ trong xã hội có sự đan
xen và phức tạp và đang phát triển.
Khái niệm quan hệ sản xuất phù hợp được hiểu không chỉ phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phù hợp với xu thế phát triển khách quan của
xã hội loài người; phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và phù hợp với
đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là quan hệ "giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa"; "Phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan
hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
=>Để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy được cao
độ mọi nguồn lực cho phát triển, bước vào thời kỳ mới, Đảng ta đã dứt khoát xoá bỏ
cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp(Cơ chế đó từ nhiều năm không tạo được động lực
phát triển, kìm hãm sản xuất, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và làm phát sinh
nhiều tiêu cực trong xã hội), bao cấp, chuyển sang cơ chế vận hành của nền kinh tế
hàng hoá, và tiếp đó là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được hình
thành và ngày càng hoàn thiện, huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước vào
phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ bản đã xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu,
bao cấp; từng bước tách quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế. Đã dần hình thành và phát triển tương đối đồng bộ các thị
11


trường cơ bản; thực hiện lưu thông tự do và giá thị trường với hầu hết các loại hàng
hoá, dịch vụ. Tiền lương, tiền công, lãi suất ngân hàng, giá cả đất đai được định
hướng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
2.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra
phục vụ cho nhu cầu của họ.
- Văn hóa tiên tiến:
Là yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của
con người. Là nền văn hóa tiến bộ bao gồm những giá trị cao đẹp, tiến bộ của dân tộc,
nhân loại.
Bản sắc dân tộc: Dân tộc Việt Nam là ái? Dân tộc VN có khác gì các dân tộc
khác? Bản sắc dân tộc là những giá trị tinh thần bền vững mà lịch sử đất nước hàng
ngàn năm hun đúc lên.
Việt Nam: Hình ảnh vọng phu, tà áo dài, yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,
nhân ái, khoan dung, trọng tình đạo lý..
Liên hệ đời sống Văn hóa Hoàng Mai: ?
2.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện.
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện,

được Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan
hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy
con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát
huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con
người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ cộng
nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá
trong thanh niên học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí
tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”
Đại hội XI tiếp tục chỉ rõ: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam
về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã
hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ”. “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cơ cấu lại nền kinh tế”.
Tư tưởng trên của Đảng ta về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện là sự chuẩn bị tích cực chủ động nhất nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương
lai phát triển đất nước và dân tộc Việt Nam; đồng thời, là sự cụ thể hóa một bước
quan điểm sau đây về xây dựng con người Việt Nam đã được nêu lên trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung,
phát triển năm 2011): “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có
ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có
văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”; là sự vận dụng quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: phát triển toàn diện con người
là một tất yếu lịch sử mang tính quy luật về giải pháp con người; giải pháp dân tộc,
12


phát triển xã hội. “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự

do của tất cả mọi người” .
Theo kết quả điều tra, cả nước có hơn 2 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 9,88% so
với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,22%)
theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020.
Kết quả điều tra cho thấy khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất
cả nước với 34,52%. Thanh Hóa là tỉnh có số hộ nghèo nhiều nhất cả nước với
128.893 hộ, tiếp theo là Nghệ An (95.205 hộ), Sơn La (92.754 hộ)…
Trong khi đó, Bình Dương là địa phương duy nhất không có hộ nghèo và cận nghèo
theo chuẩn nghèo mới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tỷ lệ hộ nghèo (0,02%) và
cận nghèo (0,2%) rất thấp. Đây là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả
nước.
2.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển.
- Thêm cụm từ tôn trọng là nhằm khắc phục cho được sự kỳ thị dân tộc. Sự kỳ
thị dân tộc phát sinh do chính sách chia để trị của thực dân, đế quốc trước đây, đến
bây giờ vẫn còn di căn tư tưởng kỳ thị dân tộc, coi thường nhau, nhất là dân tộc thiểu
số.
- Người Việt kiều ở nước ngoài đến giờ phút này là 3,6 triệu người(trong đó có
400.000 người là “xuất khẩu lao động”từ hơn 40 nước), năm 2015, Việt Nam đứng
thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc
và Philippines, về lượng kiều hối nhận được. Năm 2016, đạt 9 tỷ USD.
Đây là đường lối chiến lược của Đảng: Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn
giáo, giai cấp, thành phần kinh tế... trong đại gia đình các dân tộc VN dù sống trong
nước hay nước ngoài. Đoàn kết trên cơ sở những điểm tương đồng, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, hướng tới tương lai, thực hiện bình đẳng dân tộc và công bằng xã hội
giữa các dân tộc.
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc đều được tạo điều kiện giúp đõ,
phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt
đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da...đều được
Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

2.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Nhận thức về nhà nước pháp quyền:
+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, luật pháp là tối thượng. Nhà nước
do nhân dân bầu ra, thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội bằng pháp luật vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Chúng ta đã có nhà nước pháp quyền. Còn nhiều yếu kém: Quan liêu, cồng
kềnh kém hiệu lực – xã 500(250) cán bộ, quỹ dân nuôi. Tình trạng tham nhũng, tha
hóa trong một số bộ phận cán bộ, nhân viên nhà nước. Chạy chức, chạy tội, chạy huân
huy chương. Một bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất, trù dập, ức hiếp, nhũng nhiễu
nhân dân.
+ Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền: Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Gia
nhập WTO, phù hợp thông lệ quốc tế. Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức
bộ máy chính quyền nhà nước, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ công chức. Pháp luật
13


là thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng, đồng thời thể
hiện ý chí, lợi ích và quyền lực của nhân dân.
Liên hệ:
2.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước và cả về sau này, Bác Hồ là người đặt
nền móng cho tình hữu nghị của Việt Nam với các nước trên thế giới. Với Chính phủ
Mỹ, trong hai năm 1945 - 1946, Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống
Harry Truman. Năm 1955, Người phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi
sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình, tin chắc rằng các
nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung
sống hoà bình được”.
Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại chưa từng có cả về bề rộng
lẫn chiều sâu. Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954,

đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh
tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Lần đầu tiên
trong lịch sử chúng ta có quan hệ hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước
thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500
tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước
và vùng lãnh thổ. Có 71 nước đầu tư vào Việt Nam.
Quan hệ đối ngoại của đảng ta: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai: Việt
Nam sẵn sàng là bạn với các nước trên thế giới. Chuyến thăm Bí thư, chủ tịch đi
Trung Quốc và Ấn Độ…phương tây để ý từng chi tiết…máy bay xuất phát cách nhau
15 phút….không coi trọng nước nào.
Kết luận: 8 đặc trưng trên gắn bó hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể thống
nhất, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, được hoàn thiện từng bước trong quá
trình xây dựng CNXH. Mọi hoạt động lãnh đạo, quản lý đều phải chú ý đến 8 đặc
trưng, bảo đảm định hướng XHCN trong hoạt động của mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
3. Mục tiêu và phương hướng:
- Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về
cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư
tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, Tức là: Dân giàu, nước mạnh; nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Từ nay đến giữa thế kỷ 21(2045), xây dựng nước ta trở thành nước công
nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- 8 phương hướng cơ bản thực hiện mục tiêu:
3.1 Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Đây là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

của CNXH, nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất. CNH là phương thức quan trọng nhất để
14


phát triển LLSX. Đồng thời, do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHCN, công
nghiệp hóa ở nước ta hiện nay phải theo hướng hiện đại.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đánh giá: “Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Để
khắc phục tình trạng đó, phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong 5 năm tới (2016 - 2020) được xác định linh hoạt hơn là: “Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tiêu chí định lượng mà Việt Nam cần và có thể đạt được vào năm 2020, đại thể
là như sau:
Về kinh tế: GDP 180 - 200 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn
2006- 2020: 9,2-10%. GDP bình quân đầu người: 1.800-2.000 USD. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006/2020: 7,9-8,6%.
Về xã hội: dân số 100 triệu người. Tốc độ tăng dân số hàng năm dưới 1%. Tỷ
lệ dân số sống dưới mức nghèo (theo tiêu chí quốc gia có tham khảo tiêu chí của
LHQ): dưới 5%. Nếu đạt được các tiêu chí định lượng này, đến năm 2020, Việt Nam
cũng mới chỉ đạt mức tương đương với nền kinh tế Thái Lan ở thời điểm hiện nay.
=> Trình độ KHCN Việt Nam đang lạc hậu so với khu vực 2 – 3 thế hệ. Theo
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới WB thì Việt Nam đã bị tụt
hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so
với Singapore.
- Bảo vệ tài nguyên môi trường. Điểm yếu nền kinh tế VN, theo chiều rộng,
không phải chiều sâu…bảo vệ không phải là không khai thác. Khai thác thế nào hiệu

quả? Chẳng hạn, vốn FDI đầu tư vào nước ta tập trung vào các ngành công nghiệp
khai khoáng, dầu mỏ, nếu chỉ đơn thuần là khai thác, sau đó xuất khẩu thô thì chẳng
lấy gì làm tự hào, vì ban đầu sẽ đem lại hiệu quả tức thì, xuất khẩu thu đuợc ngoại tệ
ngay nhưng tài nguyên khai thác thì có hạn chưa kể những hệ quả môi trường mà nó
đem lại.
3.2. Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lưu ý: Trước đổi mới ta phủ nhận nền kinh tế thị trường. Đại hội 6,7,8 chúng
ta chưa đề cập đến khái niệm này. Đến đại hội 9, ta khẳng định mô hình tổng quát, là
phải phát triển nền kinh tế thị trượng định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần
kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của
Nhà nước.
=>Trước đây, giá cả do nhà nước quyết định. Quan điểm nay: Giá cả do người
bán và người mua quyết định. Cá nhân tham gia hoạt động kinh tế tự do. Tự do kinh
doanh. Đặc điểm: Đề cao giá trị đồng tiền và các đối tác đều theo đuổi lợi ích của
mình. Chuyển sang kinh tế thị trường, vì tiền có người ta có thể làm tất cả(cha mẹ
chết, không bàn hậu sự, tranh giành chia chác, trước đây rất hiếm, nay không; thuốc
thịt người…tác động luân thường đạo lý; chạy chức, quyền, án, người sản xuất bất
chấp tất cả…vì cái gì, vì lợi ích, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi…
Phân tích: Yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập. Năm 2018, xoá bỏ
hàng rào thuế quan.; thời kỳ trước xếp hàng, mua hàng bằng tem phiếu. Nay tuân theo
quy luật cung cầu, lợi nhuận...không phải nhà nước thả nổi nền kinh tế thị trường,
không tính đến lợi ích, quyền lợi chính đáng của nhân dân…đảm bảo định hướng xã
15


hội chủ nghĩa: quyền lợi người dân tránh cạnh tranh không lành mạnh; đổi mới cơ
chế, chính sách, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong nền kinh tế hàng hóa để chủ động
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của chúng và phục vụ mục tiêu của
CNXH.

3.3 Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Văn hóa thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống: Văn hóa giao thông, văn
hóa môi trường, văn hóa công sở(cán bộ với dân, dân với cán bộ thế nào- vào bệnh
viện), văn hóa giao tiếp, văn hóa chính trị...Tướng Liêm?
Hỏi: Muốn xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải thế nào?
Tại sao công dân Việt Nam ra nước ngoài, cơ bản là chấp hành tốt. Ví dụ: Văn
hóa giao thông, giữ vệ sinh môi trường. Luật pháp nghiêm minh, cơ sở hạ tầng:
Camera giám sát. Tại sao ta ko có...? kinh phí?
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trở thành ý thức người dân. Chế tài xử lý
nghiêm minh vi phạm.
- Nâng cao đời sống nhân dân:
- Tiến bộ và công bằng xã hội: Xử lý vi phạm hành lang giao thông ở Quận 1.
4.4. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội.
Liên hệ: Hòa bình hơn 40 năm, chưa bao giờ ngừng tiếng súng.
- Xây dựng đất nước vững mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự. Hợp tác tàu ngầm
Nga. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Mường Nhé - Điện Biên. Chống các thế lực phản động
chống phá.
- Hoạt động tổ chức khủng bố Việt Tân…
4.5 Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Đây là vấn đề mới đưa vào. Không phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế. Hội nhập tất cả mọi lĩnh vực.
Độc lập, tự chủ: - Về kinh tế: Chúng ta có thể bắt tay hợp tác với các nước,
nhưng không chấp nhận lệ thuộc, ảnh hưởng lợi ích của nhân dân, dân tộc.
Chống âm mưu DBHB của các thế lực thù định: Phát triên kinh tế tư nhân; đầu
tư FDI để khống chế các nước…
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu. Thế kỷ XXI tiếp
tục chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với tiến trình

toàn cầu hóa ngày càng phát triển sâu rộng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế
- xã hội của mọi quốc gia-dân tộc trên thế giới. Không một nước nào đứng ngoài cuộc
mà phát triển.
Hội nhập quốc tế toàn diện thực chất là mở rộng các lĩnh vực hợp tác, không
chỉ chính trị và kinh tế đối ngoại, mà còn bao gồm an ninh quốc phòng, các lĩnh vực
hợp tác chuyên ngành… Đặc điểm khác biệt nổi bật của giai đoạn hội nhập quốc tế
hiện nay so với thời kỳ đa phương hóa, đa dạng hóa trước đây là ở chỗ chúng ta sẵn
sàng chấp nhận các nguyên tắc, chuẩn mực đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Tính chủ động được thể hiện rõ nhất ở chỗ Việt Nam sẵn sàng tham gia cùng
các nước xây dựng luật chơi mới với các tiêu chí ngày càng cao, ví dụ như Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tính tích cực được thể hiện ở chỗ Việt Nam
16


quyết tâm sửa đổi các quy định luật pháp, các chính sách trong nước cho phù hợp với
các chuẩn mực chung của thế giới, tích cực tham gia và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn
cho cộng đồng quốc tế, ví dụ như việc Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho
các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tích cực chủ động hơn trong các
công việc của khu vực, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia vào các cơ chế đa phương ở cả khu vực
và tầm toàn cầu như Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc
(ECOSOC)…
4.6 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp.
- Tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí.
- Chính sách hợp lý, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo vùng, miền; đấu tranh sự
chống phá thế lực thù địch, phản động...
Ví dụ: Tôn giáo, dân tộc...
4.7 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có một số đặc trưng
chung của nhà nước pháp quyền vừa có đặc trưng riêng của nước ta mang đậm tính
dân tộc và nhân đạo được thể hiện ở một số điểm sau: Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn xác định mục tiêu cao nhất của mình là vì con người;
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà mọi quyền lực
thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra; Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp,
pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội;
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước mà ở đó các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó; Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do một đảng duy nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản
Việt Nam.Vai trò quản lý nhà nước và chuyên chính với mọi hành vi chống phá đất
nước.
Hỏi: Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền hiệu quả, trách nhiệm mỗi công dân
phải như thế nào?
4.8. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp cách mạng; đồng
thời cần thường xuyên nhận rõ nguy cơ của Đảng cầm quyền mà Lênin và Hồ Chí
Minh đã cảnh báo. Đó là nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị, sự thoái hóa về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu xa rời quần chúng. Đảng phải thường
xuyên đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.
Liên hệ:
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(khóa XII): 27 biểu hiện, tìm ra bộ phận
không nhỏ suy thoái...mức độ suy thoái thế nào?
- Tổ chức đảng trong sạch vững mạng, nhìn những đảng viên không thể hiện
được vai trò....
+ Trong quá trình thực hiện, giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn:

17


- Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị:
Hiện nay, nội dung chủ yếu của đổi mới kinh tế là tập trung hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính
sách, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Đổi mới chính trị ở Việt Nam không phải là thay đổi chế độ chính trị hiện nay
bằng chế độ chính trị khác, mà là quá trình đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đó cũng là quá trình hoàn thiện tổ chức bộ
máy.
- Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm đó bắt nguồn từ tư tưởng nhất quán của Tổ tiên ta: Dựng nước phải
đi đôi với giữ nước; được kiểm nghiệm, khẳng định qua thực tiễn lịch sử hàng nghìn
năm và trở thành quy luật trường tồn, phát triển của dân tộc ta.
- Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Phần III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
VĂN HÓA, XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI
1. Định hướng phát triển kinh tế:
a. Định hướng phát triển quan hệ sản xuất:
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức
phân phối.
=> Đảng đưa chủ trương này vào văn kiện có tính định hướng dài hạn thể hiện
quan điểm nhất quán của đảng ta. Lưu ý:
+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc nền kinh tế quốc dân.
- Vai trò chủ đạo kinh tế Nhà nước: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội bằng pháp luật. Ví dụ: Xăng, dầu, điện. Hiện nay, theo báo cáo ngành điện,

đang phải bù lỗ 3.500 tỷ đồng, đang đề nghị tăng giá điện. Nếu tăng giá, đời sống cán
bộ, nhân dân sẽ không chịu nổi. Nên mặc dầu tập đoàn điện lỗ, nhưng nhà nước vẫn
chưa cho phép nâng lên. Không để thị trường tự do như chủ nghĩa tư bản.
+ Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
Liên hệ Hoàng Mai: Kinh tế tư nhân là một trong động lực nền kinh tế. Thực
tế, kinh tế tư nhân tạo ra 90% chỗ làm mới. Hoàng Mai có gần 300 doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Hoàng Mai được xác định là 1 trong 3 cực tăng trưởng của cả tỉnh, vì vậy việc
thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh của thị xã là mục tiêu hàng đầu của
thị xã, theo đó, trong thời gian vừa rồi rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp đầu tư vào.
Quan điểm thị xã Hoàng Mai, doanh nghiệp phát tài, Hoàng Mai phát triển...
- Về quan hệ quản lý: Các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Tránh việc đầu tư không hiệu quả, không gắn với
năng lực quản lý. Hiện nay, nhà nước đa thực hiện có hiệu quả Luật đầu tư Công.
- Về quan hệ phân phối: Lưu ý phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và
xây dựng quỹ phúc lợi xã hội…chính sách hỗ trợ người nghèo xây nhà 167?
b. Định hướng phát triển lực lượng sản xuất:
18


+ Định hướng chung: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
Làm thế nào để phát triển được nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất?
Vì phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước được rút ngắn. Muốn vậy, phải khắc phục điểm yếu
của nền kinh tế nước ta hiện nay là lao động thiếu kỹ năng và năng suất thấp, nâng
cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế thành công cũng như củng cố các cơ sở tăng
trưởng bền vững. Phát triển nguồn nhân lực là tạo lập cơ sở quan trọng hàng đầu để
nhanh chóng tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức.

Đại hội Đảng lần thứ IX coi phát triển nguồn nhân lực vừa là một chiến lược
phát triển lâu dài, vừa là điểm đột phá phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn tới.
+ Về kinh tế ngành: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công
nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế. Ví dụ: Sản xuất
xi măng; máy móc động cơ…công nghiệp sản xuất ôtô – ta càng làm càng đắt- 2018?
- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất
lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Mục đích:
Không chỉ bán sản phẩm thô ít có giá trị, sản phẩm có hàm lượng chất xám và yếu tố
công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt và chế biến nông lâm, hải
sản…tàu to, máy lớn, máy định vị luồng cá…
+ Về kinh tế vùng: Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền: Vùng đồng
băng, miền núi, vùng biển và đô thị; vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội, Tp Hồ Chí
Minh. Vùng kinh tế Nam thanh bắc nghệ - Thị xã Hoàng Mai.
+ Về kinh tế đối ngoại: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế: Tranh thủ sự đầu tư, chuyển giao về vốn, khoa học công nghệ của
nước ngoài nhưng không chấp nhận lệ thuộc. Chúng ta chủ động tới các mước để ký
kết các hợp tác lao động làm ăn. Ví dụ: Hợp tác với Ấn Độ thăm dò, khai thác dầu ở
Biển Đông….
2. Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội:
a. Định hướng phát triển văn hóa:
- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ,
tiến bộ.
Văn hóa vùng miền qua thơ, ca: Yêu nhau cởi áo...dối mẹ, gió bay. Giận thì
giận, thương thì thương- thẳng thắn.
b. Định hướng xây dựng con người:
- Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát
triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích
của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai

trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng
dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý
thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn
hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính.
19


Yêu cầu: Công dân toàn cầu: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin
học, khả năng giao tiếp...
- Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh
của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách.
Liên hệ: Ở Việt Nam chúng ta coi trong xây dựng nề nếp, gia phong trong gía
đình. Thành viên trong gia đình bình đẳng, nhưng phải có gia phong, tôn ti thứ bậc,
kính trên nhường dưới.
c. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo:
- Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và
con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển.
Liên hệ:
- Phát triển nguồn nhân lực: Lao động qua đào tạo Việt Nam thấp. Chưa đến
40%. Việt Nam hiện nay có 62 nước, 74.000 lao động vào làm việc. Ở nhiều vị trí
quan trọng trong các ngành sản xuất quan trọng.
Thực tế ở Mỹ, theo thống kê trong 60 năm, đầu tư vào sản xuất vật chất mang
lại lợi nhuận 3,5 lần, còn cho giáo dục mang lại 17,5 lần.
- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển xã hội; phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học
tập suốt đời.

Liên hệ: Thời đại bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, quan hệ quốc tế. Nếu không tiếp nhận thông tin thường xuyên sẽ bị tụt
hậu. Giám đốc công ty Vật giá: …?Có nhà nghiên cứu gọi tình trạng thiếu tri thức –
thông tin là một dạng nghèo đói - “đói tri thức”, trong thế giới đương đại. Dạng đói
này làm cho nhiều người đang bị tách khỏi dòng chủ lưu của phát triển. Lạc hậu về
kinh tế, bất bình đẳng trong quyền được học tập.
Theo ước tính: Cứ ba phút thế giới lại có một phát minh khoa học, nên
UNESCO đã khuyến nghị với mọi người về khối lượng tri thức khổng lồ của nhân
loại cần được chuyển giao cho các thế hệ. Điều đó khẳng định rằng: Quốc gia nào
không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai.
Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong
đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác quản lý
116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng số sinh
viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm
trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung
chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng
hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động
và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ
bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi
của phát triển đất nước[18] Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở
các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có
39.700 học sinh đi du học
20


d. Định hướng phát triển Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong
việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và
gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát
minh ra động cơ hơi nước. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ
Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối
vạn vật (IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano
Liên hệ: - Đưa các dây chuyền mới vào sản xuất: Nhà máy sữa TH, gắn với
bảo vệ môi trường nhà máy VeDan; sức cạnh tranh của nền kinh tế: Sản phẩm làm ra
bán được trong nước và xuất khẩu…Nhà máy miếng dán chống virut Nhật.
e. Định hướng công tác Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và
nghĩa vụ của mọi công dân. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng
sạch. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Liên hệ: Hoàng Mai thị xã trẻ, cơ thể Hoàng Mai khỏe không, rác thải mỗi
ngày 100 tấn rác. Môi trường Sông Hoàng Mai. Bảo vệ môi trường gắn vói trách
nhiệm tổ chức, công dân thế nào? Cái chết Đen ở Châu Âu, thế kỷ 14 - Vì dịch hạch,
chuột.
f. Định hướng Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động
lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt
hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết
hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo
bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng
lớp dân cư.
- Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
phúc lợi xã hội, mức đóng góp và các nguồn lực khác.(hiện nay, phân phối theo kiểu
cào bằng hơn công bằng.
Đến năm 2020, lương cán bộ công chức đảm bảo trung bình khá trở lên…
g. Định hướng xây dựng các giai tầng trong xã hội:
- Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân, nông dân và doanh

nhân.
- Thực hiện chính sách đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ giữa các dân tộc. Chống
tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù
vùng và các vùng dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số. Liên hệ Mường Nhé, Ban chỉ đạo
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với
mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
3. Định hướng phát triển quốc phòng, an ninh:
21


a. Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của
các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. (Quốc phòng của
ta không phải đi xâm lược các nước …)
Liên hệ: - Âm mưu Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Đảng
Việt Tân: Cho người Việt ra nước ngoài để tập huấn về phương pháp đấu tranh bất
bạo động; học kỹ năng mềm để lôi kéo lực lượng lật đổ chính quyền. Theo báo cáo
của Bộ Công an, hiện có 413 tổ chức phản động; 62 đài phát thanh và truyền hình,
390 báo và tạp chí phản động và 88 nhà xuất bản ở hải ngoại chống phá ta.
b. Trách nhiệm đối với quốc phòng, an ninh:
- Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, nhà nước và toàn dân.
- Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng
vũ trang được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại.
Hiện nay, máy móc, vũ khí chủ yếu ta phải mua từ nước ngoài…trước kia vũ

khí do ta chế tạo bom ba càng… Phân tích: Trung quốc tổ chức tập trận Biển Đông:
90% vũ khí sản xuất trong nước. Vũ khí, khí tài của ta chủ yếu mua của nước ngoài:
Xe tăng, tàu ngầm, pháo…
- Quan điểm VN theo Đại tướng Phùng Quang Thanh: “Quân đội sẽ được xây
dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, Hải
quân, Phòng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử…sẽ đi thẳng
vào hiện đại để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước”. “5-6 năm tới ta sẽ có một lữ
đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại. VN mua tàu ngầm, tên lửa, máy bay, khí tài cũng là
để tự vệ, bảo vệ hòa bình chủ quyền chứ không có ý định đe dọa, hay có ý đồ xâm lấn
bờ cõi các nước xung quanh”. Lưu ý: Hình thức, phương tiện chiến tranh ngày càng
hiện đại, chiến tranh điện tử, biên giới mềm; chúng ta phải kết hợp cả chiến tranh
nhân dân và chiến tranh vũ khí hiện đại để phòng thủ đất nước. Không thể con ong,
cái kiến cũng trở thành chiến sỹ….
- Hợp tác quốc tế trong QP-AN: Mua tàu ngầm Nga – 6 chiếc, 2014.
c. Kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế:
d. Đường lối xây dựng nền quốc phòng, an ninh
e. Lãnh đạo quốc phòng, an ninh:
- Tăng cường lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Bài học Thái Lan, quân đội đảo
chính.
- Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng.
4. Định hướng công tác đối ngoại:
Văn kiện Đại hội XII: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ
sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.”
Phương châm đối ngoại “vừa hợp tác, vừa đấu tranh.” Trước đó, phương châm
này đã được nêu trong nghị quyết Trung ương VIII (2003), nhưng ở tầm văn kiện Đại
hội toàn quốc của Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng ta khẳng định phương châm này để
nhấn mạnh tính chất hai mặt, đan xen và theo đó là sự linh hoạt trong quan hệ đối
ngoại.
22



“giữ vững môi trường hòa bình” và “bảo vệ vững chắc Tổ quốc” có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau.
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa.” Phương châm “kiên quyết, kiên trì,” có nghĩa là đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không được nóng vội, manh động mà phải
tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tận dụng mọi kênh,
mọi phương thức có thể trong khi không loại trừ bất kỳ biện pháp, phương cách nào
để quyết bảo vệ đến cùng các lợi ích kể trên.
Phần IV. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG
Hệ thống chính trị của ta bao gồm những thành phần nào?
1. Đảng cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Phân tích: Luận điểm này là một bước phát triển mới rất quan trọng về nhận thức
của Đảng trong 20 năm qua.
Nó vừa nói lên được bản chất giai cấp công nhân của Đảng theo chủ nghĩa MácLênin, vừa thể hiện được nét đặc thù của Đảng ta theo sự phát triển sáng tạo của tư tưởng
Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam, và đáp ứng được nguyện vọng, tình cảm
của nhân dân.
Điều này thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn,
nhuần nhuyễn hơn. Nó đòi hỏi Đảng ta chẳng những phải trung thành với giai cấp công
nhân, nâng cao lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân, mà còn phải học tập, kế
thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cường đoàn kết, tập hợp nhân
dân phấn đấu vì lợi ích của cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Phân tích: Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư

tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng -, Đảng ta luôn luôn kiên
định, kiên trì, đồng thời yêu cầu phải vận dụng sáng tạo, có bổ sung, phát triển cho
phù hợp với thực tiễn, góp phần làm phong phú và ngày càng hoàn thiện hơn. Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là
tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương
lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và
bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất
vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông
qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng
cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu
23


Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vị trí, vai trò nhà nước: Trung tâm trong hệ thống chính trị. Thể hiện bản chất
nhà nước quyết định bản chất của hệ thống chính trị. Hoạt động của nhà nước quyết
định hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị. Nhà nước mới có chức năng quản lý xã
hội, tác động đến mọi chủ thể trong xã hội, phạm vi tác động rộng nhất. Có sức mạnh
cưỡng chế, thông qua hệ thống pháp luật. và hệ thống cơ quan cưỡng chế. Cái mà các
chủ thể khác không có. Có sức mạnh vật chất lớn nhất. Đất đai…thuộc sở hữu nhân
dân do nhà nước quản lý. Có chủ quyền…đây là cơ sở, điều kiện thực hiện hoạt động
của hệ thống chính trị.
Thể hiện: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nước pháp
quyền tư sản ở chỗ: Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản, về thực chất, là công cụ bảo
vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là
công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa
số nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác
theo quy định của pháp luật. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước thể hiện nhân
dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động
xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho nhà nước thực sự
là thiết chế phục vụ nhân dân; hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, việc gì có
lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh. Có cơ chế
giám sát quyền lực nhà nước.
- Đặc trưng nhà nước pháp quyền: Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân:
a. Vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào xây dựng hệ thống chính
trị.
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo
lợi ích của các đoàn viên, hội viên
- Thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng
cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia giám sát và phản
biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
b. Mặt trận:

Là tổ chức liên minh các tổ chức chính trị, xã hội; là bộ phận trong hệ thống
chính trị; hoạt động trên cơ sở tự nguyện, hiệp thương dân chủ; đảng cộng sản VN
vừa là thành viên, vừa lãnh đạo mặt trận.
24


c. Các đoàn thể:
Hoạt động theo điều lệ; bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng đoàn viên; hội
viên; tham gia quản lý nhà nước; quản lý xã hội
Câu hỏi thảo luận:
1. Phân tích và nêu rõ bối cảnh quốc tế của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta?
2. Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân
dân ta xây dựng.
3. Phân tích những phương hướng cơ bản đi lên chủ nghĩa xã hội và những mối
quan hệ cần nắm vững, xử lý tốt để đạt được các mục tiêu đề ra.
4. Trình bày định hướng hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng?

25


×