ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ TP HÀ NỘI
ĐẢNG BỘ ĐH KTQD
---
Bài thu hoạch
LỚP TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
CỦA CẢM TÌNH ĐẢNG
--*--
Chủ đề: Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (CNXH) năm 1991 đã được Đại hội Đảng toàn quốc khóa X năm
2006 bổ sung và phát triển nhận thức về CNXH và phương hướng xây dựng
CNXH ở Việt Nam như thế nào? Nêu rõ ý nghĩa của những vấn đề được bổ
sung đó. Phải làm gì để góp phần thực hiện cương lĩnh của Đảng?
-------
+ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc
+ Ngày sinh: 22 tháng 7 năm 1988
+ Quê quán: Xã Thuận Thiên
Huyện Kiến Thụy
Thành phố Hải Phòng
+ Đơn vị công tác: Lớp Quản trị nhân lực 48
Khoa Kinh tế và quản lý Nguồn nhân lực
Trường Đại học kinh tế quốc dân
HÀ NỘI, 01 -2009
Câu hỏi:
Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (CNXH) năm 1991 đã được Đại hội Đảng toàn quốc khóa X năm 2006 bổ
sung và phát triển nhận thức về CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở
Việt Nam như thế nào? Nêu rõ ý nghĩa của những vấn đề được bổ sung đó.
Phải làm gì để góp phần thực hiện cương lĩnh của Đảng?
Năm 1991, trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước và quốc tế đang diễn
ra sự biến đổi sâu sắc, phức tạp, Đảng cộng sản mất đi vai trò lãnh đạo ở nhiều nước
Châu Âu và đỉnh điểm là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở Đông Âu, đất nước ta rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng về
kinh tế, lạm phát tăng cao, cùng với đó là sự tấn công mạnh mẽ về kinh tế, chính trị
và tư tưởng của các thế lực thù địch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn được gọi là
Cương lĩnh 1991. Cương lĩnh đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc đưa đất
nước đi lên theo con đường XHCN, có tính chất định hướng cho sự phát triển của
nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ quá độ lên CNXH
Cương lĩnh 1991 nêu rõ 6 đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta xây dựng, thể
hiện rõ nhận thức của Đảng ta về CNXH, đó là:
- do nhân dân lao động làm chủ.
- có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất (LLSX) hiện đại và
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu.
- có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
- các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Cương lĩnh 1991 cũng đề ra 7 phương hướng xây dựng CNXH:
2
- xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- phát triển LLSX, công nghiệp hóa (CNH) đất nước theo hướng hiện đại gắn
liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
- phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất
(QHSX) XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho thế giới
quan Mac-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội.
- thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân
tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh.
- xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam.
- xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang
tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng XHCN ở nước ta.
Đại hội Đảng toàn quốc khóa X diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã trải qua
20 năm Đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Trong tình hình mới, Đại hội X đã
đánh giá cao vai trò định hướng của Cương lĩnh 1991, đồng thời nêu lên sự cần thiết
phải bổ sung, điều chỉnh Cương lĩnh cho phù hợp với thực tế và sự phát triển của
toàn thế giới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những bài học kinh nghiệm được rút
ra, Đại hội X đã bổ sung một số nội dung của Cương lĩnh 1991 như sau:
a. Đối với vấn đề nhận thức về CNXH:
Đại hội X đã bổ sung thêm 2 đặc trưng của CNXH mà đất nước ta sẽ xây
dựng trong tương lai. Như vậy, Đảng ta nhận định CNXH sẽ có 8 đặc trưng thay vì 6
đặc trưng như trước. Tám đặc trưng này là:
3
Thứ nhất, “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (trích văn kiện Đại hội X). Đây là
một đặc trưng mới mà Đại hội X đã bổ sung xuất phát từ mục tiêu xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH được nêu trong Cương lĩnh 1991, văn kiện Đại hội
VIII và Đại hội IX. Cương lĩnh 1991 viết: “… mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo
con đường XHCN…”. Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ mục tiêu xây dựng đất nước là:
“…dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. Đại hội IX bổ sung mục
tiêu này là: “…dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Ta có
thể thấy rằng cùng với thời gian, mục tiêu xây dựng CNXH được thay đổi, bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới: xã hội XHCN không những chỉ là một xã
hội giàu có, phồn vinh, mà còn là một xã hội bình đẳng văn minh, không còn chế độ
người bóc lột người, nhân dân được tự do học tập, làm việc và tham gia xây dựng đất
nước. Việc Đại hội X quyết định chuyển mục tiêu này thành một đặc trưng của
CNXH cho thấy quyết tâm của Đảng ta trong việc thực hiện mục tiêu nói trên, coi đó
là một tất yếu trong quá trình xây dựng thành công CNXH.
Thứ hai, đó phải là một xã hội “do nhân dân làm chủ”. Cương lĩnh 1991 viết:
“xã hội do nhân dân lao động làm chủ”. Đặc trưng này là phù hợp với phương hướng
xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại đa số nhân
dân ta là những người lao động, tuy nhiên trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, cần phải phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc bao gồm nhiều giai
cấp, nhiều tầng lớp. Việc bỏ từ “lao động” ra khỏi đặc trưng này sẽ phù hợp hơn với
chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta, thể hiện rõ tính dân chủ trong
đường lối lãnh đạo của Đảng ta: tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền chính
đáng được tham gia xây dựng, làm chủ đất nước mình.
Thứ ba, “ có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù
hợp với sự phát triển của LLSX”. Đặc trưng về QHSX trong CNXH mà Đại hội X
chỉ ra đã có điểm khác biệt so với Cương lĩnh 1991, nội dung nói về “chế độ công
hữu về những TLSX chủ yếu” được thay thế bằng “QHSX phù hợp với sự phát triển
của LLSX”. Trong một nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, trong
đó tồn tại cả hình thức sở hữu tư nhân, quan hệ sở hữu trong xã hội đan xen vô cùng
4
phức tạp và còn đang phát triển, Đảng ta nhận định “QHSX phù hợp với sự phát triển
của LLSX”.
Thứ tư, “có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc trưng này
không khác so với Cương lĩnh 1991.
Thứ năm, “con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”. So với Cương lĩnh 1991, Văn kiện Đại
hội X bỏ đi từ “bóc lột” khi nói về quyền lợi của con người trong xã hội mới. Xuất
phát từ thực tiễn nước ta đang trong quá trình xây dựng một nền kinh tế nhiều thành
phần, nhiều hình thức sở hữu, vẫn còn tồn tại nhiều hình thức bóc lột, đặc biệt là ở
khu vực kinh tế do tư bản tư nhân quản lý. Xét về lâu về dài, việc xóa bỏ tình trạng
người bóc lột người vẫn là một trong những mục tiêu lớn khi xây dựng CNXH,
nhưng trong thời kỳ quá độ, việc cho phép tồn tại các thành phần kinh tế có khả năng
tạo ra tình trạng bóc lột vẫn có những yếu tố tích cực và đóng góp vào sự tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh đó, cụm từ “…có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” được thay
thế bằng: “…phát triển toàn diện” khẳng định con người phải được phát triển toàn
diện, đó là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH. Hơn nữa, không những chỉ
có cá nhân phát triển mà toàn thể cộng đồng, toàn thể xã hội đều có thể phát huy tối
đa năng lực của mình.
Thứ sáu, “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Về cơ bản, nội dung này cũng giống với đặc trưng
của CNXH được nêu ra trong Cương lĩnh 1991, chỉ nhấn mạnh thêm tính cộng đồng
và khả năng tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn của các dân tộc đang sinh sống trên
đất nước ta. Từ “cộng đồng” khẳng định các dân tộc trong nước là những bộ phận
của một dân tộc, một cộng đồng lớn, có cùng chung một Tổ quốc, một nguồn gốc. Sự
“tương trợ” giữa các dân tộc chính là khả năng phát huy những lợi thế riêng của từng
vùng, miền, khu vực trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
Thứ bảy, “có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”. Đây là đặc trưng mới được bổ sung
từ Đại hội X nhưng trên thực tế đã được nhắc đến trong phương hướng xây dựng
CNXH và được bổ sung qua các kỳ Đại hội. Trong phương hướng xây dựng CNXH,
Cương lĩnh 1991 viết: “xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
5