Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu một số khẩu phần sử dụng cỏ Alfalfa và đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ XUÂN TÙNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHẨU PHẦN SỬ DỤNG
CỎ ALFALFA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI MỘC CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN -2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

LÊ XUÂN TÙNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHẨU PHẦN SỬ DỤNG
CỎ ALFALFA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI MỘC CHÂU
Chuyên ngành: Chăn Nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI ANH KHOA

THÁI NGUYÊN -2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng.
Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và các số liệu đã công bố trong
luận văn này.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tôi xin cam đoan đều đã được cảm ơn đầy đủ
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Xuân Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp,
bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Anh
Khoa với cương vị giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học - Đại học Thái Nguyên; Bộ phận
quản lý sau Đại học; Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Viện chăn nuôi đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp, các em sinh viên đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Xuân Tùng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 4

1.1. Đặc tính của cây họ đậu ............................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Alfalfa ............................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại
cây họ đậu................................................................................................ 6
1.1.3. Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu ............................................... 8
1.2. Cấu trúc khẩu phần ăn của bò sữa............................................................ 12
1.2.1. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần ...................................................................... 12
1.2.2. Tỷ lệ gluxit dễ tiêu hóa ......................................................................... 13
1.2.3. Tỷ lệ mỡ trong khẩu phần ..................................................................... 15

1.2.4. Tỷ lệ nitơ tiêu hóa/năng lượng trao đổi trong khẩu phần ..................... 16
1.2.5. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng thoát qua ..................................................... 17
1.2.6. Tỷ lệ của các chất khoáng ..................................................................... 18
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 19
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24


iv

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.1. Nội dung 1 ............................................................................................. 24
2.4.2. Nội dung 2 ............................................................................................. 25
2.4.3. Nội dung 3. ............................................................................................ 27
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 28
2.6 . Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 29

3.1. Tình hình chăn nuôi, sử dụng cỏ Alfalfa cho bò sữa tại huyện Mộc
Châu - Sơn La ....................................................................................... 29
3.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa của huyện Mộc Châu................................ 29
3.1.2. Quy mô chăn nuôi bò sữa của huyện Mộc Châu Sơn La...................... 32
3.1.3. Tình hình sử dụng cỏ alfalfa tại Mộc Châu - Sơn La .......................... 33

3.2. Thành phần hóa học của các khẩu phần có sử dụng cỏ khô Alfalfa và
khả năng tiêu hóa in vitro gas production ............................................. 34
3.2.1. Thành phần hóa học của các khẩu phần có sử dụng cỏ khô Alfalfa ..... 34
3.2.2. Khả năng tiêu hóa in vitro gas production ............................................ 38
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng cỏ trong khẩu phần ....................................... 45
3.3.1. Ảnh hưởng đến năng suất sữa ............................................................... 45
3.3.2. Chất lượng sữa ...................................................................................... 49
3.3.3. Tiêu thụ VCK ....................................................................................... 51
3.3.5. Biến đổi khối lượng của bò sữa trong thời gian thí nghiệm ................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2. Đề nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABBH: Axit béo bay hơi
ADF (Acid Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi axít
CF (Crude Fibe): Xơ thô
CP (Crude Protein): Protein thô
CP: Chính phủ
cs: Cộng sự
ĐC: Đối chứng
DXKĐ: Dẫn xuất không đạm
EE (Ether Extract): Mỡ thô
GE (Gross Energy): Năng lượng thô
HU: Huyện ủy
KL: Kết luận

KP: Khẩu phần
ME (Metabolisable Energy): Năng lượng trao đổi
ND: Nghị định
NDF (Neutral Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi trung tính
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
OMD (Organic Matter Digestability): Chất hữu cơ tiêu hoá
QĐ: Quyết định
SEM (Standard error of the mean): Sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình
TA: Thức ăn
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban Nhân dân
VCK: Vật chất khô
VSV: Vi sinh vật


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng bò sữa của huyện qua các năm ........................................ 29
Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi của huyện ......................................................... 32
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng cỏ Alfalfa tại Mộc Châu- Sơn La ..................... 33
Bảng 3.4. Thành phần hóa học của các khẩu phần có sử dụng cỏ khô Alfalfa ....... 36
Bảng 3.5. Lượng khí tích lũy khi lên men in vitro gas production tại các
thời điểm khác nhau (ml) .............................................................. 39
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh khí khi lên men in vitro gas production của các
khẩu phần cỏ Alfalfa ..................................................................... 42
Bảng 3.7. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của các khẩu
phần cỏ .......................................................................................... 43
Bảng 3.8. Năng suất sữa của bò trước thí nghiệm (kg/con)............................ 45
Bảng 3.9. Năng suất sữa bò trong thời gian thí nghiệm.................................. 46

Bảng 3.10. Một số thành phần chất lượng sữa của bò trong thời gian thí nghiệm ... 49
Bảng 3.11. Tiêu thụ VCK qua các giai đoạn ................................................. 52
Bảng 3.12. Tiêu tốn Kg VCK/ Kg sữa ............................................................ 53
Bảng 3.13. Biến đổi khối lượng của bò sữa trong thời gian thí nghiệm ......... 54


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Số lượng bò sữa của huyện qua các năm ........................................ 30
Hình 3.2. Quy mô chăn nuôi bò sữa của huyện .............................................. 32
Hình 3.3. Tình hình sử dụng cỏ Alfalfa tại Mộc Châu- Sơn La ..................... 34
Hình 3.4. Tỷ lệ protein tho trong khẩu phần ................................................... 36
Hình 3.5. Tỷ lệ NDF, ADF trong khẩu phần ................................................. 37
Hình 3.6. Lượng khí tích lũy trung bình khi lên men in vitro gas
production của các khần ............................................................... 39
Hình 3.7. Lượng khí sinh ra tích lũy tại thời điểm 3h và 24 của các khẩu phần ..... 40
Hình 3.8. Lượng khí tích lũy khi lên men in vitro gas production tại các
thời điểm khác nhau (ml) .............................................................. 41
Hình 3.9. Đặc điểm sinh khí khi lên men in vitro gas production của các
khẩu phần cỏ Alfalfa ..................................................................... 43
Hình 3.10. Tỷ lệ tiêu hóa của các khẩu phần cỏ Alfalfa ................................. 44
Hình 3.11. Năng lượng trao đổi của các khẩu phần cỏ Alfalfa ....................... 45
Hình 3.12. Năng suất sữa của bò trước thí nghiệm ......................................... 46
Hình 3.13. Năng suất sữa của bò sau thí nghiệm 1 tháng .............................. 48
Hình 3.14. Năng suất sữa trung bình của các lô thí nghiệm ........................... 49
Hình 3.15. Chất lượng sữa của các lô thí nghiêm ........................................... 50
Hình 3.16. Tiêu thụ VCK qua các giai đoạn ................................................... 53
Hình 3.17. Tăng khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm ............................ 55



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay phát triển chăn nuôi bò sữa đang được ưu tiên trong chiến
lược phát triển chăn nuôi của Việt Nam, điều này được thể hiện rõ ở nghị định
167/NĐ-CP của Chính phủ; tuy nhiên để phát triển chăn nuôi bò sữa một cách
hệ thống và bền vững phải có nguồn thức ăn thô chất lượng cao, nguồn thức
ăn này ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm nguồn thức ăn thô có
chất lượng cao để bổ sung vào khẩu phần (KP) ăn cho bò sữa, nhất là bò sữa
cao sản là một trong những yêu cầu cần thiết đối với các nước trong khu vực
châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ
600 - 700m so với mặt nước biển. Khí hậu Sơn La mang đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh và khô
hanh. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như có nhiều
đồng bãi chăn thả, tổng diện tích đồng cỏ gieo trồng lớn, hiện có 2.505 ha cỏ
trồng, kế hoạch phát triển giai đoạn 2015 - 2020 đạt 7.000 ha, là tiềm năng
lớn để phát triển các loại gia súc ăn cỏ như: trâu, bò, dê... Đàn vật nuôi của
tỉnh có quy mô lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại theo vùng sinh thái và
có nhiều giống có giá trị kinh tế cao như: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, gà
đen, nhím... là tiềm năng, lợi thế để đầu tư có hiệu quả các dự án phát triển
chăn nuôi. Tỉnh Sơn La có 12 huyện thị phát triển ngành chăn nuôi gia súc
theo hướng bền vững an toàn. Trong đó có huyện Mộc Châu là một trong
những vùng đất có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thời tiết khí hậu phù hợp cho
phát triển chăn nuôi bò sữa. Đàn bò sữa giống Holstein Friesian (HF) được
nuôi tại đây có nguồn gốc từ đàn bò Hà Lan – Cu Ba, trải qua nhiều thế hệ,
được bổ sung thêm các nguồn gen quý của đàn bò nhập từ Mỹ, Úc đã thích

nghi, sinh trưởng, có khả năng sản xuất sữa đạt khá cao so với khu vực, giúp


2

hình thành nên giống bò HF Việt Nam. Trước đây đàn bò được nuôi theo
phương thức tập trung, từ những năm 1990 đã được giao khoán đến hộ gia
đình. Mô hình chăn nuôi hiện nay của Mộc Châu là chăn nuôi hộ gia đình, kết
hợp với các trung tâm giống có quy mô 1.000 con/trung tâm, được đầu tư các
trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Trong những năm qua huyện
Mộc Châu đã chọn được ra nhiều loại giống cỏ làm thức ăn cho vật nuôi, cỏ
mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái của vùng. Cỏ Alfalfa
được biết đến như một loại thức ăn cao cấp cho bò sữa cao sản với đặc tính
nổi trội là có hàm lượng protein cao (19 - 22%) và hàm lượng xơ đặc biệt dễ
tiêu hóa. Tuy nhiên, để sử dụng cỏ này trong khẩu phần một cách hợp lý và
khoa học trong chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu còn chưa được xem xét một
cách khoa học, người dân mới chỉ sử dụng theo kinh nghiệm . Do vậy, xuất
phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu một số
khẩu phần sử dụng cỏ Alfalfa và đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa tại
Mộc Châu”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tình hình sử dụng cỏ Alfalfa trong chăn nuôi bò sữa tại
Mộc Châu.
- Lựa chọn được khẩu phần phù hợp nhất khi sử dụng cỏ Alfalfa trong
chăn nuôi bò sữa tại Mộc châu. .
- Đánh giá hiệu quả sử dụng cỏ Alfalfa trong khẩu phần, để nuôi bò sữa
HF phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ðề tài góp phần cung cấp thông tin cần thiết, không những có ý nghĩa về
mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

- Cỏ Alfalfa được biết đến như là một loại thức ăn cao cấp cho bò sữa
cao sản với đặc tính nổi trội là hàm lượng protein cao (19 - 22%) và hàm


3

lượng xơ đặc biệt dễ tiêu hóa, thông qua đó cung cấp cho người chăn nuôi
phương pháp sử dụng cỏ Alfalfa bổ sung trong khẩu phần nuôi bò sữa nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Đề xuất áp dụng khẩu phần bổ xung nuôi bò sữa phù hợp với điều kiện
kinh tế kỹ thuật. Từ đó chuyển giao quy trình kỹ thuật trên địa bàn.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc tính của cây họ đậu
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Alfalfa
Bộ Đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhóm hoa hồng
(rosids) của thực vật hai lá mầm thật (eudicots). Trong nghiên cứu của
Magallón và cs, (1999) [44], Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của
thực vật hai lá mầm thật.
Trong bộ đậu, họ đậu (Fabaceae) là họ thực vật lớn thứ ba, với khoảng
730 chi và 19.400 loài. Các họ khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sự đa
dạng của bộ đậu (Judd và cs, 2002) [41].
Một đặc điểm nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là cây chủ cho nhiều
loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loài vi khuẩn này có khả
năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất
mà cây có thể hấp thụ được (NH3 hay NO3). Hoạt động này được gọi là cố

định đạm. Cây họ đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong
vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra mối quan hệ cộng sinh (Họ đậu,
2011), [14].
Cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao, do chúng chứa hàm lượng protein,
vitamin, khoáng chất cao. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu được giữ đều trong
cả chu kỳ hơn là cỏ hòa thảo. Khác với cỏ hòa thảo, khi tuổi tăng lên và trong
mùa khô giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu ít thay đổi. Trong điều kiện đất
nghèo dinh dưỡng thì năng suất sẽ giảm trước so với tỷ lệ protein trong cây
đậu. Điều này là ngược với cỏ hòa thảo, ở cỏ hòa thảo tỷ lệ protein trong cây
sẽ bị giảm rồi mới đến năng suất.
Cây họ đậu đang được đề nghị sử dụng làm thức ăn ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Một trong các cây họ đậu được khuyến cáo như là thức ăn


5

bổ sung protein cho gia súc, gia cầm là cỏ Alfalfa, tên khoa học là (Lucern)
còn gọi là Cỏ Linh Lăng, Mộc Túc Braxin. Cỏ Ba Lá là cây họ đậu, thân thảo
có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản... được thế giới rất quan tâm nghiên cứu đã trên 50 năm.
Các nhà khoa học đã phát hiện trong cỏ Alfalfa có các thành phần như:
các axit amin, vitamin, Protein, β-caroten, axit hữu cơ, ancaloid, fitoleid...
Tất cả 12 axit amin không thay thế được đều có hàm lượng khá cao trong đó.
Đặc biệt, βcaroten đạt hàm lượng kỷ lục là 94,6 ppm (Zehnder C. M, 1998) [65].
Các yếu tố vi lượng tự nhiên bảo đảm cho các vật nuôi có năng suất
cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh mạnh, không có các phản ứng
phụ. Với hàm lượng βcaroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10% đến
20% trong khẩu phần thức ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng
đỏ to, màu đỏ đậm, tỉ lệ nở con cao hơn hẳn (Lê Văn An và cs, 2008)
[1].Trong nghiên cứu của Lê Công Quân (2006) [15], cho rằng nhờ các chất

ancaloid- enzim dồi dào trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ
tiết sữa nhiều và chất lượng sữa tốt hơn.
Bột lá cỏ Alfalfa không những giàu protein, khoáng, vitamin mà còn
chứa hàm lượng xanthophyll tương đối cao. Theo Scott và cs (1982) [58] cho
biết, hàm lượng xanthophyll trong bột cỏ Alfalfa từ 400 đến 550mg/kg CK,
cao hơn khá nhiều so với một số bột lá các cây họ đậu khác. Kết quả phân tích
thành phần hóa học của bột cỏ Alfalfa sử dụng trong thức ăn cho gà thí
nghiệm của chúng tôi cho biết hàm lượng vật chất khô là 91,10%; hàm lượng
protein thô (14,70%); xơ thô (32,50%); lipit thô (1,01%); khoáng tổng số
(11,80%). Hàm lượng canxi và photpho tương ứng là 1,71% và 0,25%. Hàm
lượng xanthophyll là 348,4 ppm/kg CK.
Người ta dùng cỏ Alfalfa làm thức ăn cao cấp dành cho các vật nuôi
quan trọng như: Bò đực giống, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con, chim cảnh...


6

Do những tác dụng lớn đó, nên các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới đã suy
tôn cỏ Alfalfa là “Nữ hoàng” trong thức ăn chăn nuôi.
Lucerne Alfalfa chứa nhiều protein, calcium và các nhóm khoáng chất
có giá trị sinh trưởng cho các động vật kể cả con người, thêm vào đó các loại
vitamin A, các vitamin nhóm B, C, D, E và K cũng được tìm ra trong Alfalfa.
Song song với việc trồng Lucerne Alfalfa, người ta còn nuôi ong lấy
mật trên hoa cỏ Alfalfa tạo thêm nhiều nét đặc lợi trong mật ong làm thực
phẩm cho con người.
1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại cây
họ đậu
Theo Norton và cs, (1995) [49] cây họ đậu được xác định là cây thức ăn
xanh tiềm năng bổ sung protein cho vật nuôi, vì chúng có chứa protein thô
cao (15% - 30% CK), khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của

vật nuôi. Trong khẩu phần có bổ sung protein của cỏ có chứa 70g protein thô/
kg CK hoặc ít hơn cho thấy: lượng CK thu nhận, khả năng tiêu hóa và năng
suất vật nuôi tăng (Umuna và cs, 1995) [62].
Trong nghiên cứu của Onibi và cs ( 2008) [52] lá đậu ván tính theo chất
khô có chứa 23,40% protein thô; 1,90% lipit thô; 8,34% chất xơ thô; 11,60%
khoáng tổng số và 46,70% DXKĐ. Những giá trị này nhìn chung tương tự
với hàm lượng của hầu hết các loại bột lá như đậu triều.
Theo Nworgu và cs, (2007) [51] bột lá đậu leo rất giàu protein thô
(22,45%), phốt pho (0,53%), canxi (0,80%), kali (0,72%) và magiê (0,30%).
Giá trị protein thô của bột lá đậu leo trong nghiên cứu này cao hơn báo cáo
của Aletor và cs, (1994) [33] là (12,50%), nhưng tương tự như báo cáo của
Nworgu, (2004) [50] là (23,24%) .
Bột thân lá đỗ nho nhe chứa hàm lượng protein thô là 12,69%, lipit thô
2,09%; khoáng tổng số 11,22%; xơ thô 43,52% và đầy đủ các axit amin (Trần


7

Tố , 2006) [26] . Theo Nguyễn Thị Tú và cs, (2009) [27] hàm lượng chất dinh
dưỡng của thân, lá đậu nho nhe khá cao, đặc biệt là hàm lượng protein thô
khoảng 10 - 25%.
Keo giậu được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Hàm lượng protein thô
của keo giậu biến động theo loài và giống. Khi nghiên cứu trên 9 loài keo
giậu cho thấy: CK dao động từ 15,56% đến 22,34% (Gupta và cs, 1986) [40].
Keo giậu trồng tại Việt Nam có hàm lượng protein thô khá cao. Trong
nghiên cứu của Lê Hòa Bình và cs, (1993) [2] hàm lượng protein thô đạt 25%
CK. Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1996) [10] cho biết protein thô dao
động từ 26,4 - 26,7% CK. Theo Từ Quang Hiển và cs (2008) [13] keo giậu
trồng tại Thái Nguyên chứa 96,3%; 14,8% protein; 0,6%; 2,7% lipit tương
ứng lá tươi và bột lá.

Một số nghiên cứu khác cho thấy cây keo giậu tương đối giàu protein thô
(22 - 34%) và các axit amin thiết yếu, khoáng, carotenoit và vitamin (Aletor và
cs, 1994) [31]; (Munguti và cs, 2006) [48]; (D'Mello và cs, 1982) [35]; (Dhar
và cs, 2007) [39]; (Onibi và cs, 2008) [52] ; (Atawodi và cs, 2008) [32].
Cây keo củi được nhập và trồng ở một số địa phương của Việt Nam.
Keo củi có hàm lượng protein khá cao, khoảng 22 - 24,5% tính theo CK
(Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995) [9]; (Nguyễn Thị Mùi, 2004) [16]. Hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong cây keo củi trồng tại Cần Thơ từ 27,54 - 31,95%
CK, 22,12 - 27,84% protein thô (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2010) [17].
Ở miền núi khu vực phía Bắc cây họ đậu được trồng kết hợp chống xói
mòn với làm thức ăn chăn nuôi. Theo Từ Quang Hiển và cs (2008) [13] cho
biết thành phần hóa học của bột lá và lá tươi của 2 giống họ đậu trồng tại Thái
Nguyên như sau:
D. rensoni chứa 4,7%; 15,6% protein; 0,5%; 1,7% lipid tương ứng lá
tươi và bột lá, đậu công (F. Congesta) chứa 4,1%; 19,6% protein; 0,7%; 3,4%
lipit tương ứng lá tươi và bột lá.


8

Cây họ đậu không chỉ giàu protein mà còn chứa đầy đủ các axit amin thiết
yếu. Trong nghiên cứu của D'Mello và cs, (1989) [36] nhận xét bột lá keo giậu
cùng dòng và giống nhưng được trồng ở các địa điểm khác nhau thì cũng có sự
khác biệt về tỷ lệ các axit amin. Sự khác biệt đáng chú ý là arginine, lysine,
phenylalanine, leucine, tyrosine, methionine cysteine, glycine và threonine trong
bột lá keo giậu ở Malawi có chứa hàm lượng các axit amin cao hơn bột lá keo
giậu ở Thái Lan.
D'Mello (1995) [38] khuyến cáo rằng hàm lượng lysine trong bột lá họ
đậu cao hơn so với các hạt ngũ cốc và một số các sản phẩm như bột dầu dừa.
Tuy nhiên, hàm lượng lysine trong bột đậu tương và bột cá cao hơn đáng kể

so với các bột lá họ đậu. Vì vậy để thay thế một lượng lớn bột lá họ đậu trong
khẩu phần ăn của động vật dạ dày đơn cần chú ý đến hàm lượng lysine. Sự
thiếu hụt của axit amin có chứa lưu huỳnh cũng là một trong những hạn chế
khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng của bột lá họ đậu.
Cỏ Stylosanthes cùng với việc nghiên cứu năng suất các nhà khoa học
cũng tập trung đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nó.
Hàm lượng nitơ của S. guianensis vào khoảng 1,5 - 3% tính theo CK.
Ở Việt Nam, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Alfalfa
cũng được các nhà khoa học công bố. Cỏ Alfalfa có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ
lệ protein thô đạt 19,8%. Trong nghiên cứu của Lê Văn An và cs, (2008) [1]:
cỏ Alfalfa trồng tại Lâm Đồng chứa 17,7% CK, protein thô 24,46%, khoáng
11,38%, lipit 3,55%. Cỏ Alfalfa ở dạng viên chứa 23,6% protein thô và 44,5%
xơ trung tính. Cỏ Alfalfa khô có 22,0% protein thô và 43,9% xơ trung tính
(Akayezu và cs, 1997) [29].
1.1.3. Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu
Trong các cây họ đậu, sự cố định khí nitơ làm thoả mãn nhu cầu đạm.
Trước tiên nitrogen liên kết tạo những sản phẩm alkaloide hoặc những axit


9

amin bất thường không thông dụng. Như vậy, chúng được tích lũy lại trong
cơ thể thực vật tạo nên sản phẩm trao đổi thứ cấp. Thường những axit amin
này cấu trúc gần giống với những axit amin thiết yếu. Chúng không thực hiện
được chức năng sinh học như những axit amin thiết yếu, như vậy trở thành
yếu tố đối kháng với axit amin gần giống với nó. Khi động vật ăn loại này và
hấp thu vào cơ thể, nó làm thay đổi một số bước phản ứng trong trao đổi axit
amin gây rối loạn quá trình trao đổi chất và gây độc cho cơ thể. Theo D'Mello
(1992) [37] thì nhiều loại cây bộ đậu nhiệt đới có chứa nhiều axit amin bất
thường. Nhiều trường hợp ngộ độc trên vật nuôi do ăn phải hạt một số cây họ

đậu nhiệt đới có axit amin độc hại như hạt cây đậu chàm (Indigofera spicata)
hoặc hạt cây Lathryus cicera.
Chất kháng dinh dưỡng, nói chung là không gây chết. Nó làm giảm khả
năng sinh trưởng nhưng cũng có thể gây độc tính trong giai đoạn thiếu thức
ăn hoặc cho ăn với số lượng lớn các cây giàu chất này. Theo Cheeke và cs
(1985) [34] chúng ức chế trypsin, gây ảnh hưởng bất lợi cho động vật dạ dày
đơn, nhưng không ảnh hưởng bất lợi ở động vật nhai lại vì chúng bị phá hủy
trong dạ cỏ.
Các chất kháng dinh dưỡng có thể được chia thành hai loại chính: Thứ
nhất là protein (các lectin và chất ức chế protease) - rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Thứ hai là các chất khác như hợp chất polyphenolic (chủ yếu là ngưng tụ
tannin), các axit amin không protein. Các chất kháng dinh dưỡng có hại cho
sức khỏe của người và động vật nếu tiêu thụ quá lượng cho phép.
Mimosine
Nhiều cây họ đậu chứa các hợp chất hóa học tự nhiên có khả năng gây
tác động tiêu cực. Trong số các axit amin độc hại có trong cây họ đậu,
mimosine là nhiều nhất. Mimosine được tìm thấy trong thân và hạt giống của
gia đình Mimosaceae và tất cả các chi Leucaena. Nồng độ của mimosine


10

trong lá Leucaena là 2,5% trong chất khô (D'Mello, 1982) [35]; 3,36%
(Pakyavivat và cs, 1985) [54]; và 3,08% (Sriwatavorachai, 1989) [61]. Theo .
Chaiyanukulkitti và cs, (1991) [33] báo cáo rằng mimosine trong cỏ Lucerne
là 0,29% và 0,18% chất khô tương ứng. Mối quan tâm đối với L.
leucocephala, là mức độ mimosine trong lá khoảng 2 - 6% và thay đổi theo
mùa và sự trưởng thành.
Mimosine, một axit amin không protein cấu trúc tương tự tyrosine, vì
vậy nó ức chế trao đổi thyrosine trong cơ thể, không cho tạo thành

Iodthyrosine. Do vậy, ở gia súc nhai lại, khi ăn nhiều lá cây keo giậu (với tỷ lệ
> 30% lá keo giậu trong khẩu phần) gây ức chế sinh trưởng, bướu cổ, hàm
lượng thyrosine trong máu giảm. Tuy nhiên, hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ
làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine bằng cách hình thành các chất không
độc hoặc thải ra ngoài cơ thể. Khác với động vật nhai lại, ở động vật dạ dày
đơn, mimosine là nguyên nhân gây chậm phát triển, rụng lông, đục thủy tinh
thể mắt và các vấn đề sinh sản. Mức Leucaena trên 5 - 10% trong khẩu phần
cho gia cầm, lợn và thỏ thường dẫn đến khả năng sinh trưởng giảm. Ở gà,
nếu cho ăn từ 8 - 10% lá keo giậu thì xuất hiện rụng lông, tuyến giáp phát
triển mạnh, giảm khả năng sinh trưởng, giảm sản lượng trứng (Pakyavivat và
cs, 1985) [54].
Saponin
Về bản chất hoá học thì chất saponin có nhiều loại hợp chất hoá học
khác nhau. Đặc tính chung của chúng là trong nước dễ dàng tạo thành các bọt
như bọt xà phòng. Saponin có chứa nhóm chất Aglycone liên kết với một
hoặc nhiều phân tử đường hoặc với olygosaccharide. Saponin gây
hypocholesterolaemia bằng cách liên kết cholesteron làm cho nó không có sẵn
cho sự hấp thụ. Chúng cũng có thể làm tan máu của các tế bào hồng cầu và
gây độc. Saponin được đặc trưng bởi vị đắng, tính chất tạo bọt, có tính chất


11

phá huyết. Saponin là chất kháng dinh dưỡng gặp trong quá trình nghiên cứu
cỏ alfalfa. Nó làm chậm sự phát triển của động vật dạ dày đơn do giảm lượng
thức thức ăn tiêu thụ (Cheeke và cs, 1985) [34]. Tương tự, saponin cũng được
tìm thấy trong lá cây điền thanh (3,71%) (Shqueir và cs, 1989) [59]. Bột lá
điền thanh chứa 0,71% saponin trong khẩu phần đã thấy gà bị giảm sinh
trưởng. Khi thí nghiệm trên gia súc người ta nhận thấy trong chế phẩm này
có chất ức chế sinh trưởng đối với gà, lợn và bê. Trong dịch ép cỏ Alfalfa

cũng có chất ức chế enzyme tiêu hoá protein (antiproteinase).
Alkaloide
Alkaloide là những hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và có tính kiềm nhẹ,
đa số có nguồn gốc từ thảo mộc, chỉ với một liều thật nhỏ cũng tạo ra tác
dụng sinh học rất mạnh trên cơ thể. Hiện nay, người ta tìm thấy có trên 3000
chất alkaloide khác nhau và có khoảng 30 trong số này đã được sử dụng rộng
rãi trong y học và được người ta nghiên cứu kỹ.
Trong thực tiễn trên đồng cỏ chăn nuôi có một số loài thực vật họ đậu
như cỏ ngôi sao (Lupinus) là loại cây họ đậu hoa trắng (Lupinus albus), hoặc
hoa vàng (Lupinus luteus) có một loại chất độc gây bệnh cho gia súc trên
đồng cỏ xứ ôn đới, trước đây người ta gọi tên bệnh do loại cỏ này gây ra là
lupinozis. Sau này người ta xác định trong cây cỏ Lupin có chứa nhiều loại
alkaloide mà trong đó có chất kinolizidin là rất độc gây hại cho gan, làm
thoái hoá và mỡ hoá gan. Alkaloid gây ra rối loạn tiêu hóa và thần kinh
(Aletor, 1993) [30]. Alkaloide trong loại cỏ này không bị phá hủy bởi quá
trình phơi và sấy, do đó sự ngộ độc trên gia súc thường xảy ra khi cho bò ăn
cỏ Lupin khô. Sự ngộ độc do loại cỏ này xảy ra ở bò sữa mang thai kỳ cuối
hoặc mới đẻ còn gây ra bệnh ketosis cho bò.
Trong một số cỏ họ đậu thuộc giống Medicago sativa sau một thời gian
dài trồng để lấy hạt cỏ già tích lũy chất độc được biết là chất latirin cũng là


12

loại alkaloide gây ngộ độc cho gia súc ăn nhiều. Triệu chứng bệnh xuất hiện
trên hệ thần kinh dẫn đến bại liệt người ta gọi là bệnh latirizmus.
Một số chất kháng dinh dưỡng khác
Chất ức chế trypsin và chymotrypsin là các protein phân phối rộng rãi
trong thực vật. Nó làm giảm tiêu hóa protein và giảm sự sẵn có của các axit
amin, đặc biệt là axit amin chứa lưu huỳnh. Trong nghiên cứu của Liener và

cs, (1980) [43] đã chỉ ra rằng các chất ức chế protease có thể gây ra chậm tăng
trưởng, và phì đại tuyến tụy ở gà. Nó ức chế tuyến tụy tiết ra enzyme, các
enzym tuyến tụy rất giàu các axit amin lưu huỳnh, điều này sẽ gây ra sự mất
mát methionine và cysteine để tổng hợp các mô cơ thể.
Các glycoalkaloids, solanine và chaconine liên quan đến đường tiêu hóa
rối loạn và rối loạn thần kinh. Tannin làm giảm tiêu thụ thức ăn ở động vật,
hạn chế tiêu hóa protein và enzyme. Chúng có thể gây ra giảm vị ngon và tốc
độ tăng trưởng (Aletor, 1993) [30].
1.2. Cấu trúc khẩu phần ăn của bò sữa
Đối với bò sữa, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng không thôi
chưa phải là đủ. Điều hết sức quan trọng là phải phối hợp được một khẩu
phần ăn phù hợp với cấu tạo của đường tiêu hóa loài nhai lại và đáp ứng được
nhu cầu tiết sữa cao của bò sữa.
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho bò sữa nên đảm bảo được tỷ lệ thích
hợp của các thành phần trong khẩu phần. Sau đây là một vài tỷ lệ quan trọng.
1.2.1. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần
Ngoài vai trò là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ còn có những vai
trò khác rất quan trọng trong dinh dưỡng loài nhai lại là đảm bảo hoạt động
bình thường của dạ cỏ thông qua: kích thích nhai lại và tiết nước bọt, giúp ổn
định pH dịch dạ cỏ (Van Soest và cs, 1985) [63], điều chỉnh lượng thu nhận
tự do của gia súc.


13

Số lượng VSV, chủng loại và các sản phẩm lên men do chúng tạo ra
rất biến động và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thu nhận. Một trong
các sản phẩm lên men quan trọng trong dạ cỏ là axit béo bay hơi (ABBH).
Lượng ABBH được hình thành hàng ngày phụ thuộc vào điều kiện thức ăn.
Với điều kiện cho ăn phù hợp, hàng ngày trong dạ cỏ hình thành 3 – 5 lít

axit butyric.. Đối với bò sữa, tỷ lệ axit axetic/axit propionic thích hợp là 3:1,
đối với bò thịt là 2:1.
Tỷ lệ axit axetic/axit propionic hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc khẩu
phần ăn của gia súc. Nếu khẩu phần giàu xơ thì sẽ xuất hiện nhiều axit axetic
và axit propionic, tỷ lệ axit axetic/axit propionic có thể đạt tới mức 4:1. Điều
này dẫn tới pH dạ cỏ cao, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn giảm, hàm lượng mỡ sữa cao
còn năng suất sữa thì thấp. Đây là khẩu phần ăn của bò sữa được cho ăn nhiều
cỏ khô già và rơm.
Nếu khẩu phần ăn của bò sữa giàu tinh bột thì tỷ lệ axit axetic/axit
propionic sẽ tiến tới 2:1. Trong trường hợp này, mỡ sữa sẽ giảm, pH dạ cỏ
giảm thấp và có nguy cơ bị axit dạ cỏ. Tỷ lệ xơ thích hợp trong khẩu phần ăn
của bò sữa nên nằm trong khoảng 18 - 22% (tính theo VCK của khẩu phần).
Đối với bò thịt, tỷ lệ này nên là 16%. Trong đó, 2/3 lượng xơ trong khẩu phần
là “Có cấu trúc” (tức là thức ăn không được băm chặt quá nhỏ hoặc nghiền nhỏ).
1.2.2. Tỷ lệ gluxit dễ tiêu hóa
Các khẩu phần của loài nhai lại thường có một lượng gluxit dễ tiêu hóa
nhất định, lượng gluxit này biến động nhiều tùy theo sự lựa chọn thức ăn..
Thức ăn tinh ngũ cốc không những giàu tinh bột mà còn giàu cả đường, trong
lúc đó cỏ khô hòa thảo lại có nhiều đường. Các thức ăn như củ, quả, ngũ cốc,
cỏ khô hòa thảo, nước mật, rỉ mật, cỏ tươi họ hòa thảo,... đều là những nguồn
đường. Trong khẩu phần thiếu gluxit cũng như thừa đều làm rối loạn hoạt
động sống của hệ VSV dạ cỏ, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn và sự đồng hóa
các chất nitơ.


14

Gluxit dễ tiêu hóa ảnh hưởng đặc biệt lớn tới sử dụng chất xơ và chất
chứa nitơ. Sự tiêu hóa xơ có hiệu quả nhất ở dạ cỏ bò khi được nuôi bằng
khẩu phần cỏ khô và thức ăn tinh có 1 - 3g và khẩu phần cỏ khô có 1 - 2g

đường trên 1kg thể trọng gia súc. Nhưng khẩu phần có chứa tới 6 - 10g đường
trên 1kg thể trọng gia súc sẽ ức chế rõ rệt sự tiêu hóa xơ. Nguyên nhân có lẽ
đúng nhất về ảnh hưởng xấu của nhiều đường trong khẩu phần đến sự tiêu hóa
chất xơ là sự nâng cao độ axit trong dạ cỏ, ảnh hưởng xấu đến hoạt tính của
VSV phân giải xơ. Rõ ràng là pH thích hợp nhất của môi trường đối với VSV
phân giải xơ là ở trong phạm vi 6,8 - 7,2. Khi bổ sung nhiều đường chỉ số pH
giảm đến 5 hoặc thấp hơn.
Sự thiếu hụt các chất chưa nitơ dự trữ trong dạ cỏ cũng có ý nghĩa
không kém quan trọng có lẽ vì VSV lên men đường sử dụng tất cả các chất
chứa nitơ hòa tan có trong dịch dạ cỏ và vi khuẩn phân giải xơ bị thiếu nitơ..
Các thí nghiệm cho thấy rằng, ở các khẩu phần giàu protein, nhu cầu thích
hợp nhất về đường có thể cao hơn 20 - 30% và ảnh hưởng xấu của đường đến
sự tiêu hóa xơ có thể biểu hiện yếu hơn nhiều hoặc hoàn toàn không có
(Orskov và cs, 1980) [53].
Việc có đủ lượng gluxit hòa tan trong khẩu phần còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo ra các điều kiện cần thiết cho hoạt động sống của các
VSV có vai trò quan trọng trong quá trình lợi dụng NH3, axit amin, amit,
nitrat và các chất chứa nitơ khác theo thức ăn đi vào hoặc là được tạo thành ở
dạ cỏ. Mức độ sử dụng nitơ NH3 hình thành ở dạ cỏ từ sự phân giải protein và
các chất chứa NPN cho các quá trình tổng hợp phụ thuộc nhiều vào sự cung
cấp các chất sinh năng lượng cho VSV. Thêm vào khẩu phần các thức ăn giàu
tinh bột hay đường sẽ làm giảm mức độ NH3 ở dạ cỏ và làm tăng sự tổng hợp
protein VSV.


15

Các nghiên cứu của Kozaki và cs, (1992) [42] đã xác nhận rằng nitơ
thức ăn ở dạ cỏ được sử dụng có hiệu quả nhất khi nuôi bò với khẩu phần có
khoảng 2 - 3g đường cho 1kg thể trọng động vật. Tác giả còn quan sát thấy

NH3 ở dạ cỏ và urê trong máu giảm và mức độ protein trong dịch dạ cỏ tăng lên..
Tuy rằng các loại gluxit dễ tiêu hóa đều có ảnh hưởng đến sự phân giải
chất xơ và sử dụng nitơ ở dạ cỏ, vẫn có sự khác nhau chủ yếu về tác dụng của
từng loại gluxit đến các quá trình này. Tinh bột bị phân giải dần thành glucose
và sau đó lên men thành các ABBH. Trong trường hợp này, pH dạ cỏ bằng
6,0 - 6,5 và đó là điều kiện của môi trường có lợi nhất cho sự phát triển của vi
khuẩn tạo axit propionic, sản sinh mạnh axit propionic. Sự tăng của axit
propionic đã tạo điều kiện cho nitơ của thức ăn được sử dụng có hiệu quả hơn
và làm tăng protein của sữa. Mức độ sử dụng chất dinh dưỡng ở dạ cỏ loài
nhai lại và mức độ gluxit dễ tiêu hóa thích hợp nhất không những phụ thuộc
vào đặc điểm của gluxit, mà còn vào tương quan đường và protein trong khẩu
phần. Khẩu phần có tỷ lệ đường/protein là 1,8 sẽ có hiệu quả tốt nhất đến
năng suất sữa và số lượng mỡ trong sữa. Sự giảm tỷ lệ đường/protein xuống
0,4 - 0,6 cũng như sự tăng lên đến 2,4 sẽ làm cho sự đồng hóa các chất dinh
dưỡng trong cơ thể thay đổi, dù rằng những thay đổi này chưa đủ gây ra
những biểu hiện lâm sàng.
1.2.3. Tỷ lệ mỡ trong khẩu phần
Đối với bò vắt sữa, sự thiếu hụt năng lượng trong khẩu phần là một
trong những nguyên nhân chính hạn chế năng suất sữa (Đinh Văn Cải, 1995)
[3]. Chất béo như dầu mỡ có thể được sử dụng trong khẩu phần cho bò vắt
sữa để làm tăng năng lượng thức ăn của khẩu phần, nhất là bò sữa ở giai đoạn
đầu của thời kỳ tiết sữa. Ở giai đoạn này năng lượng thu nhận được từ thức ăn
khẩu phần thường thấp hơn năng lượng bò đã sử dụng để cho sản phẩm, vì
vậy bò thường giảm khối lượng. Để khắc phục tình trạng này người ta có thể


16

thêm 2 - 3% dầu mỡ vào khẩu phần hoặc 5 - 6% vào thức ăn tinh (Đinh Văn
Cải, 1995) [3].

Mỡ trong khẩu phần thức ăn của bò sữa phụ thuộc vào lượng mỡ bài
tiết ra theo sữa trong một ngày đêm. Khối lượng mỡ tối thiểu trong khẩu phần
khoảng 40% so với khối lượng mỡ trong sữa, thích hợp nhất là 60%. Nhiều
tác giả cho rằng mức độ thích hợp nhất là 20 - 40g mỡ trong 1kg chất khô
khẩu phần (Stokes và cs, 1992) [60].
1.2.4. Tỷ lệ nitơ tiêu hóa/năng lượng trao đổi trong khẩu phần
Có nhiều nghiên cứu chứng tỏ có sự ảnh hưởng của mật độ năng lượng
trong khẩu phần đến việc sử dụng N (Orskov và cs, 1980) [55]
Năng lượng được bò sữa sử dụng có hiệu quả cao khi protein cung cấp
15 - 25% năng lượng thuần. Năng lượng sẽ được sử dụng kém hiệu quả khi
protein cung cấp dưới 15% hoặc vượt 25% năng lượng thuần. Tác giả cũng
cho biết rằng hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi (NLTĐ) tăng khi tỷ lệ
protein trong khẩu phần tăng, nhưng sau đó hiệu suất này không thay đổi mặc
dù tỷ lệ protein trong khẩu phần vẫn tăng. Khi tỷ lệ protein trong khẩu phần
vượt qua mức tới hạn (critical proportion), hiệu suất sử dụng NLTĐ bắt đầu
giảm xuống.
Thí nghiệm trên cừu phát hiện thấy cân bằng nitơ độc lập với NLTĐ
thu nhận khi nitơ thu nhận thấp hơn so với nhu cầu của gia súc. Tuy nhiên,
khi nitơ thu nhận cao hơn so với nhu cầu của gia súc, cân bằng nitơ sẽ tăng
khi NLTĐ thu nhận tăng.
Khi tỷ lệ protein thấp, thu nhận VCK của gia súc sẽ thấp do hoạt động
phân giải thức ăn của VSV giảm dẫn đến tỷ lệ phân giải thức ăn thấp. Khi nitơ
thu nhận vượt quá nhu cầu của gia súc, cân bằng năng lượng giảm và hiệu
suất sử dụng NLTĐ giảm.
Lượng nitơ tiết ra trong sữa cũng như năng suất sữa hàng ngày phụ
thuộc vào NLTĐ thu nhận cũng như giai đoạn của chu kỳ sữa và các thông số


×