Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thực tập giáo trình huyện Đăk Mil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.37 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Đợt thưc tập tổng hợp lần này khép lại với kết quả cao, sự thành công ý
nghĩa và sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn chỉ vỏn
vẹn mười ngày tại huyện Đăk Mil chúng em được trạm chăn nuôi và thú y
Huyện và thú y cơ sở chỉ đạo, giúp đỡ và sự nhiệt tình hướng dẫn, động viên của
các thầy cô nên đợt thực tập đã hoàn thành tốt đẹp.
Qua đợt thực tập bản thân em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vận
dụng được kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất và thực tế của bà con
nhân dân. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết
của nhà trường và địa phương.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Chăn
nuôi Thú y, Cản bộ Giảng viên trực tiếp hướng dẫn, Trạm chăn nuôi và thú y
Huyện Đăk Mil đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có
thể hoàn thành đợt thực tập giáo trình thú y lần này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến:
• Thầy/cô: ......
Thú y viên xã: .....Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong thời gian
thực tập.
Xin chân thành cảm ơn.
Đăk Lăk, Tháng 10 năm 2016.
Sinh viên :

2


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta từ trước đến nay là một nước nông nghiệp vì vậy chăn nuôi là một


nghề truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triến mạnh mẽ
của ngành trồng trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng
nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp
nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay.
Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn nuôi đó là sự xuất hiện nhiều loại
mầm bệnh, có những bệnh có thế lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe
và kinh tế cho người dân. Vì vậy việc kiểm soát thuốc thú y cũng như công tác
tiêm phòng dịch bệnh gập rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Cúm gia cầm H5N1,
Cúm heo H1N1, Bệnh tai xanh trên heo, Lở mồm long móng ( LMLM ) ...Các
bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên vấn đề đặt ra ở đây là công tác
thú y phải được quan tâm, trong đó công tác phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra còn có các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhỏ lẻ ở các địa
phương như:
• Dich tả.
• Tụ huyết trùng.
• Phó thương hàn ...
Vì vậy ngoài học lý thuyết nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức đợt thực tập
giáo trình cho sinh viên để khi ra trường tránh được những bỡ ngỡ, tăng tự tin
trong công tác và để thấy được ý nghĩa của ngành mình học, cọ xát được với
thực tế.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN HUYỆN ĐĂK MIL.
Bản đồ huyện Đăk Mil

2.1. Địa lý:
Đăk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông với diện tích

tự nhiên 682,99 km², cách Thị xã Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14:





Bắc giáp huyện Cư Jút;
Đông giáp huyện Krông Nô;
Nam giáp huyện Đăk Song;
Tây giáp tỉnh Moldulkiri; Vương quốc Campuchia.

4


Đăk Mil có 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 9 xã: Đắk Gằn, Đắk
Lao, Đắk N'Drót, Đắk R'La, Đắk Sắk, Đức Mạnh, Đức Minh, Long Sơn,Thuận
An và thị trấn Đắk Mil.
Diện tích tự nhiên là: 68,299ha, chủ yếu là đất đỏ badan, thích hợp với
cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác; trong đó đất lâm
nghiệp 25.174 ha, đất nông nghiệp 36.872 ha, đất chưa sử dụng 2.472 ha.
Dân số trung bình huyện Đăk Mil là 87.000 người, mật độ dân số trung
bình 125 người/km²; so với tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk Mil là một trong những
huyện có mật độ dân số khá cao.
Thành phần dân tộc của huyện Đăk Mil khá đa dạng: có tới 19 dân tộc
anh em, người kinh có 14.314 hộ/64.474 nhân khẩu chiếm 80,08 dân số toàn
huyện, dân tộc thiểu số tại có 1.346 hộ/7.135 khẩu chiếm 8,6% chủ yếu là dân
tộc M’Nông, còn lại là dân tộc Ê đê (4 hộ/31 khẩu) và Mạ (1hộ/khẩu) dân tộc
thiểu số khác 2.037 hộ/9.400 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ
các tỉnh miền núi phía bắc như: Tày, Nùng, Dao, H’ Mông…
Tôn giáo: Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện hiện nay có 3 tôn

giáo chính: Công giáo, Phật giáo và Tin lành. Tổng số tín đồ: 48.297 khẩu,
chiếm 57% dân số toàn huyện. Trong đó: Công giáo: 38.045 khẩu, Phật giáo:
3.111 khẩu, Tin lành: 7.141 khẩu.
2.2. Kinh tế:
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, kinh tế của huyện phát triển với
nhịp độ tăng trưởng khá. Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm
y tế được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận quần
chúng nhân dân được cải thiện đáng kể. Tình hình an ninh chính trị về cơ bản ổn
định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đăk Mil là huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc
phòng an ninh của tỉnh Đăk Nông, nhân dân trong huyện giàu truyền thống yêu
5


nước, có tinh thần đoàn kết. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện quyết tâm
phấn đấu xây dựng huyện ngày càng giàu về kinh tế, tiến bộ về xã hội, mạnh về
chính trị, vững về an ninh - quốc phòng, góp phần xây dựng thành công và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
2.3. Về giao thông
Đăk Mil là huyện biên giới, có đường biên giới dài 46 km tiếp giáp với
huyện Peachreda, tỉnh Muldunkiri - Vương quốc Cam Pu Chia, có cửa khẩu Đăk
Per thông thương với Campuchia; nằm trên Quốc lộ 14 chạy dọc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, cách thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) 60 km, về phía Tây
Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 296 km. Ngoài ra Đăk Mil còn có quốc lộ
14C là tuyến giao thông quan trọng trong khu vực Tây Nguyên và hai tuyến
đường tỉnh lộ ĐT 683, ĐT 682; thông qua các tuyến đường này, Đăk Mil có thể
kết nối với các huyện Cư Jut, Đăk Song, Tuy Đức, Krông Nô trong tỉnh Đăk
Nông. Hệ thống giao thông huyện Đăk Mil bao gồm: 02 tuyến Quốc lộ 14 và
14C, 2 tuyến đường tỉnh ĐT 682 và ĐT 683, 8 tuyến đường huyện; 33 tuyến
đường xã; 35 tuyến đường nội thị và 101 tuyến đường thôn, bon. Mật độ đường:

0,82 km/km2 và 6,92 km/103 dân (nếu không tính đường thôn, bon): 0,52
km/km2 và 4,4 km/103 dân).
2.4. Về lịch sử - Văn hóa
Đăk Mil là huyện được hình thành khá sớm của tỉnh Đăk Lăk từ năm
1936, với diện tích hơn 200.000ha, bao gồm một phần của các huyện Cư Jút,
huyện Krông Nô và huyện Đăk Song hiện nay. Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, Mỹ nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện đã kiên cường cùng
với các tổ chức mặt trận trên cả nước, góp phần vào công cuộc giải phóng hoàn
toàn đất nước. Tại đây bọn thực dân đã xây dựng nhà ngục nhằm đày ải và tra
tấn các chiến sĩ cách mạng, Nhà ngục Đăk Mil đã từng là nơi giam giữ và cũng
là nơi đấu tranh của những chiến sỹ cách mạng như: Nguyễn Chí Thanh, Trần
6


Hữu Dực, Nguyễn Tạo, Lê Nam Thắng, Trần Văn Quế, Trần Sâm, Trần Văn
Quang… Tháng 5 năm 1965, Mỹ - Ngụy thiết lập trại lực lượng đặc biệt tại
quận Đức Lập (Camp Duc Lap) cách trung tâm quận Đức Lập (tỉnh Quảng Đức
cũ) khoảng 10km về hướng đông, nhằm tăng cường lực lượng và gia tăng các
hoạt động quân sự hòng khống chế một bộ phận quan trọng địa bàn Nam Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng biên giới Campuchia; ngăn chặn chi viện của
miền Bắc vào chiến trường miền Nam qua đường hành lang Bắc – Nam trên địa
bàn tỉnh Quảng Đức.
Để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của địch, năm 1968 Bộ chính trị, Bộ Tư
lệnh chiến trường Tây Nguyên xác định cần phải tiêu diệt địch tại chi khu quận
lỵ Đức Lập, mà nồng cốt là cứ điểm quân sự Đăk Săk - một trong số sào huyện
trọng yếu của địch trên mặt trận Tây Nguyên, làm bàn đạp tấn công địch ở miền
Nam. Lúc này, cứ điểm quân sự Đăk Săk là cửa ngõ phái tây nam của Nam Tây
Nguyên, nằm trên trục lộ 14 đi Buôn Ma Thuột, gia Lai, Kon Tum… Xoá sổ căn
cứ Đăk Săk - Đức Lập thì địa bàn Tây Nguyên gần như bị cô lập và thuận lợi
cho chiến trường cách mạng miền Nam.

Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1968 đến 1975, ta đã chủ động tấn công
tiêu hao sinh lực địch trên địa bàn Đức Lập - Đăk Săk góp phần làm thất bại các
chiến lược chiến tranh của Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến hành lang
huyết mạch của ta trên địa bàn tỉnh Quảng Đức giao thông xuyên suốt. Trong đó,
đáng ghi nhận là trận đánh ngày 9/3/1975 đã soá sổ hoàn toàn cứ điểm Đăk Săk,
làm tiền đề tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975) mở màn chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ngày nay, dấu tích lịch sử Đồi 722 – Đăk Săk là một trong những mốc
son của trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc ở tỉnh Đăk Nông, là nơi để giáo
dục truyền thống yêu nước, ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao và
những hy sinh to lớn của các bậc cha, anh trong sư nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngục Đăk Mil cùng với khu di tích lịch sử Đồi 722 - Đăk Săk được công
nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và, Hồ tây Đăk Mil đã tạo nên một điểm
đến du lịch lý tưởng cho du khách vùng tây nguyên nói riêng và du khách cả
7


nước, nước ngoài nói chung. Đến với Đăk Mil ngoài việc được thưởng ngoạn
các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du khách còn được chứng kiến những
sinh hoạt mang tính văn hóa hết sức đặc sắc: Những lễ hội văn hoá dân gian
như Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu), Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả;
những điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc (cồng chiêng) và kiến trúc cổ truyền
nhà sàn, nhà dài sống chung nhiều thế hệ và bên cạnh đó, du khách còn được
thưởng thức những món ẩm thực mang đặc trưng của vùng Tây nguyên như:
Cơm lam, rượu cần... Đặc biệt, Đăk Mil là một trong những nơi phát hiện ra
đầu tiên hình thức văn hoá dân gian “sử thi” và đã được các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước xem như là một thể loại văn học truyền miệng có quá trình
văn hoá - lịch sử lâu đời đặc trưng của vùng Tây Nguyên, là viên ngọc quý
trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian của Việt Nam được Nhà nước
công nhận. Với những câu chuyện mang đậm nét thần thoại về các hiện tượng

tự nhiên, về đấu tranh chế ngự thiên nhiên, ca ngợi những đức tính tốt đẹp, yêu
tự do, lòng dũng cảm phản kháng áp bức, bóc lột…
Ngoài ra đồng bào Tày - Nùng - Dao, đã di cư vào sinh sống tại vùng đất
“Long Sơn” đã duy trì Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng) được truyền từ
đời này sang đời khác của đồng bào ở các tỉnh miền núi phía Cao Bằng, Lạng
Sơn và một số tỉnh Tây Bắc. Lễ hội Lồng tồng cũng như lễ xuống đồng của
người Kinh đều mang đậm dấu vết tín ngưỡng phồn thực và thành phần lễ hội
sinh động: Chủ lễ vạch một đường cày đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống nông
tang, cày bừa, cấy, hái. Chọn ngày lành để thực hiện nhằm cầu mưa thuận, gió
hoà, dân khang, vật thịnh. Sau nghi thức dâng hương kính cáo các vị thần, dân
làng cử ra một người mắc ách vào con trâu mộng vạch một luống cày đầu năm
mở đầu cho cuộc sống nhà nông. Bên cạnh phần lễ, phần hội của lễ hội Xuống
đồng đã thực sự tạo nên sự rộn ràng, náo nức, đông vui. Đó là các làn điệu dân
ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn, thể hiện được đậm chất dân gian truyền thống
nhưng vẫn toát lên sự khỏe khoắn, hiện đại.
Đã thành tập tục, sau những ngày vui xuân chấm dứt, một mùa đồng áng
lại bắt đầu, các bản người Tày - Nùng - Dao của xã Long Sơn lại nhộn nhịp
8


chuẩn bị lễ hội Lồng tồng. Từ vài ngày trước hội, các cụ cao niên trong xã đã tổ
chức họp bàn, phân công công việc chuẩn bị cho lễ hội…
2.5. Khí hậu và thủy văn
Địa hình Đăk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, vùng
phía bắc huyện từ 400–600 m và phia nam huyện từ 700–900 m, phần lớn địa
hình có dạng đồi lượn sóng nối liền nhau bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và
các hợp thuỷ, xen kẻ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp. Có hai dạng chính hình
dốc lượn sóng nhẹ: Có độ dốc từ 0-150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu
vực trung tâm của huyện, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên và địa hình
dốc chia cắt mạnh: Có độ dố > 150, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam

của huyện chiếm khoàng 25,4% diện tích tự nhiên.
Đăk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Đăk Lăk và
Đăk Nông, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11,
tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm
sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân 22,30C, ẩm độ không khí
bình quân năm là 85%, tổng tích ôn 7.2000C, lượng mưa bình quân 2.513mm.
Điều kiện khí hậu nói trên thichs hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi vùng
nhiệt đới có giá trị cao.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ cao nhất trong năm: 340C. Nhiệt độ thấp nhất trong
năm: 19,30C. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800mm. Lượng
mưa cao nhất (tháng 9): 297,2mm. Lượng mưa thấp nhất (tháng 1): 1,00mm. Số
ngày mưa trung bình hàng năm: 170 ngày.
Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân hàng năm: 85%. Độ bốc hơi: Mùa mưa chỉ
số độ ẩm k=1,0-1,5, mùa khô k=0,5.
9


Chế độ gió: Hướng gió thịnh theo hai hướng gió chính: Gió Tây – Nam
xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1,97 m/s. Gió Đông - Bắc
xuất hiện vào các tháng mùa khô, tốc độ trung bình 2,24 m/s.
Thuỷ Văn: hệ thống nước mặt khá phong phú, mật động sông suối bình
quân 0,35-0,40lm/ km² và là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông suối chính là
hệ thống dầu nguồn sông Sêrêpôkvà hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai, tuy
nhiên nguồn nước mặt phân bổ không đều: Khu vực phía Nam và Tây Nam của
huyện có nguồn nước khá phong phú với hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc
như Hồ Tây, Đăk Săk, hồ Đăk Per…và hệ thống đầu nguồn sông Sêrêpôk; Bao
gồm các suối Đăk Ken, suối Đăk Sor và suối Đăk Mâm chiếm 75% lưu vực trên
lãnh thổ huyện. Khu vực phía Bắc và Đồng Bắc nguồn nước khá khan hiếm, khu

vực này mật độ sông suối thấp, hệ thống hồ đập ít vì vậy thường thiếu nước mùa
khô làm ảnh hưởng đến cây trồng. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn
huyện Đăk Mil tương đối phong phú, nhưng chủ yếu vận động tàng trữ trong tạo
thành phun trào basalt, được coi là đơn vị chứa nước có triển vọng hơn cả. Tuy
nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu khá lơn nên cần lưu ý
khi giải quyết những vấn đề cụ thể. Đặc biệt ở khu vực này có hiện tượng mất
nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải nghiên
cứu cụ thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế đến mức thấp nhất
việc làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.
Cũng theo kết quả phân tích, đánh giá thì chất lượng nguồn nước ngầm
hầu hết đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt (nước có tổng độ khoáng nhỏ, thuộc loại
siêu nhạt; m<0,2g/l, nồng độ các vi nguyên tố nhỏ và đều năm trong giới hạn
cho phép). Đây là yếu tố thuận lợi trong việc cung cấp nước sạch nông thôn và
cũng cần chú ý đến công tác tuyên truyền để người dân có ý thức trong việc bảo
vệ nguồn nước.

10


2.6. Tài nguyên thiên nhiên
Kết quả điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông
nghiệp cho thấy: Đăk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ
(phần lớn là đất Basalt) thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp
nhiệt đới có giá trị cao.
Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại
hình rừng:
• Rùng nửa rụng lá: Điển hình là Bằng lăng (Lagerstromea.Sp), Căm xe
(Xylia Dlarfriformis), Dầu (Dipterocarpu.Sp), Gáo vàng…phân bố ở các
vùng ẩm, tầng đất sâu. Loại rừng này có khả năng tái sinh kém, hầu hết
phục hồi sau khi bị phá làm rẫy là loại cây tái sinh ưu sáng mọc nhanh.

• Rừng khộp: Gồm các loại cây họ dầu chiếm ưu thế (Dipterocarpaceae)
như các chi: Dipterocarpus; Shorea; pentamea; Xylia, Hopea;
Terminalia…loại rừng này có đặc điểm là cây tái sinh mạnh chịu được
điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, lửa rừng…và có thể tồn tại trên vùng
lập địa xấu.
Tài nguyên khoáng sản của Đăk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu,
có hai loại khoáng sản chính:
• Đá xây dựng: Mở đá bazan đã được thăm dò và khai thác tại xã Đăk R’la
là mở Đô Ry, chất lượng đá có hàm lượng SO 3 nhỏ, các thành phần khác
đều đạt TCVN, tính chất cơ lý tốt có thể sử dụng làm đá xây dựng với các
sản phẩm đá chẻ; đá hộc; đá rải đường; bê tông nhựa; bê tông xi măng.
Trữ lượng mở Đô ru là 4,5 triệu m3, sản lượng khai thác bình quân
40.000m3 - 50.000m3 /năm. Ngoài ra, hiện còn 4 mở quy mô nhỏ đang
được khai thác tại các xã Đăk Lao (02 mỏ), Đăk N’Drot (01 mỏ) và Đức
Mạnh (01 mỏ).

11


• Mỏ Bauxit từ Thuận An kéo đến Đăk R’la: Hiện đã được khoanh vùng và
đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất
lượng quặng.
• Ngoài ra, qua thăm dò đã phát hiện trên địa bàn xã Đăk Găn có mở đá quý
(Opan – Caxeđoan) với địa tầng chứa quặng tồn tại trong tầng Bazan,
đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất
lượng quặng.

12



PHẦN III: NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1. Địa điểm thực tập:
Dưới sự chỉ đạo của Trạm chăn nuôi và thú y huyện Đăk Mil nhóm em chia
thành 2 nhóm:
• Nhóm em được thực tập ở các xã: Thuận An, Đức Minh.
• Nhóm kia được thực tập ở xã : Đắk R'La, Đắk Gằn, Đắk N'Drót.
3.2. Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập từ: 4/10/2016-14/10/2016.





Ngày 4/10/2016: ổn định chỗ ở.
Ngày 5-8/10/2016: Xã Thuận An ở các thôn: Thuận Thành, Thuận Hòa.
Ngày 9 /10/2016: nghỉ do không liên hệ được với trưởng thôn.
Ngày 10-14/10/2016: Xã Đức Minh ở các thôn: Mỹ Yên, Xuân Thành,

Bon Jun Yuh, Xã Đức Mạnh ở các thôn : Đức Trung, Đức Thắng.
• Tất cả các ngày 4h sáng đi lò mổ.
3.3. Nội dung thực tập:
• Thực hành tiêm gia súc.
• Rèn luyện tay nghề và nâng cao chuyên môn.
• Tham gia kiểm soát giết mổ.

13


PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Công tác thú y

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc
năm 2016 trên địa bàn xã và sự thông báo của chi cục thú y về việc tiêm phòng
cho gia súc.
Đợt thực tập bắt đầu từ ngày 04/10/2016. Trong quá trình thực tập giáo
trình đuợc sự hướng dẫn của trạm chăn nuôi và thú y huyện Đăk Mil cũng như
cán bộ thú y xã Đức Mạnh, em đã tiêm:
• Lở mồm long móng trên trâu bò: lọ 50ml, liều 2ml/con, tiêm bắp
• Tụ huyết trùng trâu bò: lọ 20ml, liều 2ml/con, tiêm bắp.
• Dịch tả lợn: đông khô 10 liều, liều 1ml/con, tiêm dưới da.
• Tụ huyết trùng lợn: 10 liều, liều 2ml/con, tiêm dưới da.

14


Hình 1 và 2 : vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng trâu bò.

Hình 3 và 4 vacxin dịch tả lợn và tụ huyết trùng lợn.

15


Hình 5 cây dùng để tiêm vacxin cho bò.
Ngoài ra còn tham gia công tác kiểm tra kiểm soát giết mổ tại 1 lò mổ nhỏ
tại xã Đức Mạnh, giết mổ khoảng 10 con/ ngày. Cung cấp thịt cho chợ Đức
Mạnh và một số vùng lân cận.
Nhận xét:
• Số lượng gia súc được tiêm trên tổng số gia súc có trên địa bàn còn hạn
chế.
• Các hộ chăn nuôi chưa theo đúng quy trình kỹ thuật, chưa chủ động được
thức ăn mà phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

• Chưa chú ý đến công đoạn chăm sóc vật nuôi, công tác tiêm phòng vẫn
chưa tự giác.
Quan sát lò mổ cho thấy:
Ưu điểm:
• Giết mổ tập trung ở một khu vực.
• Đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn so vơi những nơi giết mổ tự phát.
• Giữ gìn vệ sinh môi trường xung qanh.
Nhược điểm:
• Không có đủ dụng cụ bảo hộ cho người tham gia giết mổ
• Vẫn chưa đạt được vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Lò mổ vẫn chưa có đầy đủ các trang bị giết mổ, đa số là những dụng cụ
giết mổ truyền thống.
• Mang tính tự phát nhỏ lẻ, găn liền với khu đông dân cư.
4.2. Kết quả:
Trong thời gian tham gia thực tập chúng em tiêm được khoảng 300 con bò
và 200 con heo.

16


Các thú y xã tập chung tại địa điểm cần tiêm, và tiến hành đi tiêm tại các
thôn khác nhau. Thôn nào nhiều bò, heo thì sẽ có 2 thú y xã, thôn nào it thì 1
người đi tiêm. Vì vậy mà chúng em được tiêm là không nhiều.

17


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Công tác tiêm phòng
Đợt tiêm phòng đã hoàn thành với một kết quả tốt với ý thức chấp hành

cao của những người dân ở đây và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ thú y xã, bên
cạnh đó còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, như:
Người dân một phần nào dó chưa chú trọng đến việc tiêm phòng.
Do tập quán canh tác của bà con nông dân mà công tác tiêm phòng con
gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện khí hậu không thuận lợi...
5.2. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
• Được sự quan tâm hướng dẫn tận tình và sự động viên của các thầy cô
trường ĐHTN - khoa chăn nuôi thú y.
• Dưới sự chỉ đạo của các cô chú cán bộ ở trạm chăn nuôi và thú y huyện
Đăk Mil cùng sự giúp đỡ của cán bộ địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng em trong việc học tập và sinh hoạt.
• Các thành viên trong nhóm đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ
tiêm phòng từ ngày 4/10 -14/10/2016. Cùng tinh thần ham học hỏi nên
chúng em đã tiếp thu không ít kiến thức bố ích cho bản thân.
• Cán bộ thôn, khối tận tình dẫn đường và người dân địa phương đã quan
tâm giúp đỡ về nơi ăn chốn ở bảo đảm an toàn đế chúng em yên tâm rèn
nghề.
Khó khăn:
• Nhiều nơi địa bàn dân cư rộng, đường đi lại khó khăn, phương tiện đi lại
còn hạn chế.
• Một số người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh.
18


• Do tập quán chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, nên công tác tiêm
phòng gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ tiêm sót nhiều.
• Trang thiết bị dụng cụ làm việc còn thiếu.
• Điều kiện kinh tế của người dân chưa cao

5.3. Kết luận:
• Hoạt động tiêm phòng cho gia súc là một công tác thường xuyên, định kỳ
nhằm tạo ra sức đề kháng cho vật nuôi tránh những dịch bệnh xảy ra và
gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Việc tạo điều kiện cho sinh viên hỗ trợ
tiêm phòng tại các xã mang nhiều ý nghĩa.
• Phòng chống dịch bệnh đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triến.
• Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế làm quen với công việc của
mình tương lai.
• Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên và người chăn nuôi.
• Giúp người chăn nuôi đặc biệt là dân tộc thiểu số hiểu biết được lợi ích
của cong tác tiêm phòng cho vật nuôi.
• Tạo cho sinh viên kỷ năng giao tiếp với người chăn nuôi và cách tiếp cận
với gia súc.
• Tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kiến thức của
các cán bộ thú y.
5.4. Ý kiến đề xuất
• Mong được sự hồ trợ hơn nữa về trang thiết bị, dụng cụ làm việc.
• Chính quyền địa phương nên phố biến kiến thức về tác dụng của việc tiêm
phòng và thời gian cụ thế để bà con biết sắp xếp và quản lý vật nuôi đế
tiêm phòng đạt hiệu quả cao.
• Chúng em mong có thêm thời gian hoạt động để đạt kết quả cao hơn.
• Cần được sự phân công nhiệm vụ nhiều hơn nữa và để chúng em có nhiều
cơ hội để nâng cao tay nghề.
• Mong được sự giúp đỡ về phương tiện đi lại cho công việc của chúng em
đạt hiệu quả cao.
19




×