Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.92 KB, 12 trang )

I. SỰ CẦN THIẾT :
Phù Mỹ được mệnh danh là “thủ phủ kiệu” của cả nước. Hầu hết các xã trên địa
bàn và cả thị trấn Phù Mỹ đều tập trung trồng kiệu. Kiệu là cây trồng chủ lực tạo thu nhập
cao cho bà con nông dân huyện Phù Mỹ và trồng kiệu đã trở thành một nghề truyền thống
từ nhiều đời nay của địa phương.
Thương hiệu “Kiệu Phù Mỹ” đã trở nên nổi tiếng từ lâu, uy tín và vùng đât rất
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây kiệu. Tuy nhiên, việc sản xuất và kinh
doanh kiệu hiện nay chưa được diễn ra một cách bài bản và khoa học, sản phẩm đưa ra thị
trường chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm từ kiệu của các địa
phương khác đã mượn danh “Kiệu Phù Mỹ” để bán hàng do đó đã ảnh hưởng đến uy tín
và lợi ích của người dân trồng và kinh doanh kiệu huyện Phù Mỹ. Yêu cầu cấp bách đặt ra
là thiết lập và vận hành được mô hình bảo hộ và quản lý thương hiệu Kiệu Phù Mỹ một
cách đồng bộ, khoa học và hiệu quả.
Trước tình hình đó, để bảo vệ uy tín, nâng cao danh tiếng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm Kiệu Phù Mỹ trên thị trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp
của người nông dân trồng kiệu và gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm. Được sự giúp đỡ
của Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Định; Trung tâm ứng dụng tiến bộ
Khoa học và Công nghệ Bình Định được giao chủ trì dự án: “Xây dựng và quản lý nhãn
hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định”. Kết quả Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Quyết định
số 65042/QĐ-SHTT ngày 21 tháng 11 năm 2013 về việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký
nhãn hiệu “Nhãn hiệu chứng nhận Kiệu Phù Mỹ” số 215481 cho Uỷ ban nhân dân huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - là Chủ sở hữu “Nhãn hiệu chứng nhận Kiệu Phù Mỹ”.
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” cho sản
phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định;
- Đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, kiểm soát hoạt động chế biến và xúc tiến
thương mại cho sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản
phẩm kiệu mang nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” đối với người dân Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định.


2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm kiệu mang nhãn hiệu
chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ”, từ đó tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu chứng nhận;
- Thiết lập hệ thống tổ chức, hệ thống các phương tiện, điều kiện để quản lý và khai
thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ”;
- Nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” - được đăng ký bảo hộ, sử dụng, quản lý và
khai thác có hiệu quả trên thực tế.
2.3. Mục tiêu nhân rộng:
Xây dựng và nhân rộng mô hình mẫu về xây dựng và quản lý NHCN cho các sản
phẩm tương ứng của tỉnh Bình Định và các địa phương khác.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ DỰ ÁN:
3.1. Xác lập quyền cho Nhãn hiệu chứng nhận ”Kiệu Phù Mỹ”:
3.1.1. Điều tra khảo sát:
- Điều tra 320 hộ, trong 10 xã, thị trấn có sản xuất và kinh doanh Kiệu của huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định;

- Về diện tích trồng kiệu đến năm 2001 - 2012:
Năm

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

1


Diện tích
433,3
(ha)

362,5

399,5

657,5

520,5

460,5

537,5

623,5

638,5


- Về năng suất Kiệu năm 2012:
+ Năng suất Kiệu củ: trung bình 344 kg/1sào; cao nhất 500 kg/1sào; thấp nhất 100
kg/1sào (1 sào = 500m2).
+ Năng suất Kiệu lá: trung bình 976 kg/1sào; cao nhất 1.700 kg/1sào; thấp nhất
600 kg/1sào.
- Thu nhập từ trồng Kiệu cao nhất 240 triệu đồng, thấp nhất 1 triệu đồng.
- Thời vụ::
 Vụ Kiệu giống: từ tháng 2 đến tháng 6 (AL).
 Vụ Kiệu chính: từ tháng 7 đến tháng 12 (AL).
3.1.2. Xác định cụ thể các tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm kiệu Phù Mỹ:
3.1.2.1. Tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ của kiệu Phù Mỹ:
- Nghề trồng kiệu ở Phù Mỹ có từ cách đây hơn 40 năm. Trước đây chỉ có một xã
Mỹ Trinh, khoảng 10 năm trở lại đây phát triển ra 10 xã, 01 Thị trấn.
- Có hai giống chính:
+ Giống “Kiệu sẻ” là giống kiệu trồng ở địa phương xưa nay, chiếm tỷ lệ lớn trong
toàn bộ diện tích trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.
+ Giống “Kiệu trâu” là giống do người dân trồng kiệu di thực từ các tỉnh vùng
Đồng Bằng Sông cửu Long về trồng, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
3.1.2.2. Tiêu chí về chất lượng:
(i) Đối với củ kiệu tươi: Cảm quan: hình dáng, màu sắc, hương vị, trọng lượng,….
(ii) Đối với củ kiệu muối:
+ Cảm quan: hình dáng, màu sắc, hương vị, trọng lượng,….
+ Độ chua, độ mặn, màu sắc và vị nước ngâm...
3.1.2.3. Tiêu chí về kỹ thuật trồng, chế biến kiệu:
+ Kỹ thuật lựa chọn, bảo quản giống và nhân giống kiệu;
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kiệu;
+ Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản kiệu nguyên liệu.
3.1.2.4. Tiêu chí về kỹ thuật chế biến kiệu:
* Chế biến kiệu tươi: lá kiệu và củ kiệu chế biến ăn tươi như rau xanh.

* Chế biến Kiệu muối: kiệu chua ngọt, kiệu muối mặn đóng lọ.
3.1.3. Xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng dùng để chứng nhận cho sản phẩm củ kiệu
mang Nhãn hiệu chứng nhận:
3.1.3.1. Phạm vi ứng dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ củ kiệu
mang NHCN “Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định.
3.1.3.2. Các yêu cầu sản phẩm:
a) Yêu cầu về giống: Giống kiệu phải là giống được lựa chọn sản xuất tại địa
phương: Kiệu giống là loại tốt ít sâu bệnh, ít đẻ nhánh, cây thẳng đứng mọc mạnh, sinh
trưởng tốt, không mọc thành chùm, củ to tròn.
b)Yêu cầu về quy trình kỹ thuật canh tác: Tuân theo Quy trình kỹ thuật chuẩn canh
tác, thu hoạch kiệu Phù Mỹ do UBND huyện Phù Mỹ ban hành.
c) Yêu cầu về quy trình kỹ thuật chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm Kiệu: Phải
tuân thủ quy trình kỹ thuật chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm Kiệu Phù Mỹ ban
hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của UBND huyện
Phù Mỹ.
3.1.3.3. Yêu cầu về chất lượng củ kiệu tươi:

2


- Các chỉ tiêu cảm quan.
- Các tiêu chí về dinh dưỡng.
- Các chỉ tiêu về hàm lượng ion Nitơrat và kim loại nặng.
- Các chỉ tiêu vi sinh vật gây hại.
- Các chỉ tiêu về Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
3.1.4. Xác định tổ chức chứng nhận – đồng thời là chủ sở hữu NHCN:
Uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là cơ quan Nhà nước ở địa
phương, có quyền điều hành và phân công các ngành chức năng của huyện tham gia về
chuyên môn, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực để

thực hiện chức năng chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn mang nhãn hiệu chứng nhận.
3.1.5. Thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu nhãn hiệu chứng nhận:
Logo NHCN Kiệu Phù Mỹ

Logo của sản phẩm “Kiệu Phù Mỹ - Bình Định” được thiết kế theo phong cách
hiện đại, dựa trên những tính chất đặc trưng nhất của sản phẩm và tính chất riêng biệt về
vùng miền huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định. Với những nghiên cứu về tính chất riêng biệt
của địa hình trồng kiệu huyện Phù Mỹ, gây ấn tượng bằng hình ảnh những luống kiệu
chạy dài thẳng tắp trên cánh đồng, cuối cùng là sự trùng điệp của núi đồi huyện Phù Mỹ.
Với bố cục hình tròn bao quát hết vùng trồng kiệu; theo quan điểm dân gian là tượng
trưng cho trời, tạo ra mưa thuận gió hòa để người dân có được những vụ mùa bội thu.
Những hình ảnh và chữ viết được xử lý khéo léo, tinh tế, với sự cách điệu nhẹ nhàng mà
không làm ảnh hưởng đến điểm nhấn là cây kiệu với lá vươn cao, đã gợi lên một bức
tranh sinh động của vùng quê Phù Mỹ - Bình Định.
3.1.6. Xây dựng, thống nhất ý kiến về Quy chế quản lý và sử dụng NHCN:
Bản Quy chế được ban hành theo đúng quy định của pháp luật tại Quyết định số
07/2012/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của UBND huyện Phù Mỹ.
Các nội dung chính của Quy chế như sau:
- Thông tin về nhãn hiệu: NHCN "Kiệu Phù Mỹ” là nhãn hiệu áp dụng cho các sản
phẩm củ kiệu có nguồn gốc từ huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là chủ sở hữu NHCN “Kiệu Phù Mỹ” và
thực hiện các quyền và nhiệm vụ theo quy định.
- Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận: Được UBND huyện Phù Mỹ cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng NHCN.
- Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN:
Có hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh kiệu. Tuân thủ quy trình kỹ thuật, bảo đảm
chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến...
- Quyền lợi của người sử dụng NHCN: bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; gắn
nhãn hiệu trên sản phảm, Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng NHCN...
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN:

- Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN:

3


- Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHCN:
- Mức thu phí sử dụng NHCN và quy định về việc sử dụng kinh phí:
3.1.7. Chuẩn bị tài liệu, lập và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận:
- Bộ hồ sơ gồm có các văn bản như sau:
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hoàn thiện theo mẫu của Cục SHTT;
+ Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ”Kiệu Phù Mỹ”;
+ Bộ Tiêu chuẩn ”Kiệu phù Mỹ”;
+ Công văn của UBND tỉnh Bình Định cho phép sử dụng địa danh ”Phù Mỹ” và
”Bình Định” để đăng ký NHCN ”Kiệu Phù Mỹ - Bình Định”.
+ Bản đồ vùng địa lý của sản phẩm mang NHCN ”Kiệu Phù Mỹ” - huyện Phù Mỹ,
tỉnh Bình Định.
Ngày 21 tháng 11 năm 2013 Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số: 65042/QĐSHTT về việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số: 215481; Danh mục hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
- Nhóm 29: Củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản, củ kiệu làm dưa, củ kiệu muối.
- Nhóm 31: Củ kiệu tươi.
- Nhóm 35: Mua và bán củ kiệu tươi, củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản và chế biến.
- Hiệu lực bảo hộ: Từ ngày nộp đơn đến hết 10 năm (Có thể gia hạn).
3.1.8. Tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận:
- Ngày 14 tháng 3 năm 2014, UBND huyện Phù Mỹ long trọng tổ chức Lễ công bố
Giấy chứng nhận về Đăng ký NHCN ”Kiệu Phù Mỹ”; Tham dự có trên 50 đại biểu, là đại
diện các Sở ngành cấp tỉnh, Đại diện UBND huyện và các ngành, đoàn thể thuộc huyện
Phù Mỹ; đại diện các xã, các hộ dân sản xuất, chế biến và kinh doanh kiệu, phóng viên
các cơ quan thông tin đại chúng.
- Tại buổi Lễ UBND huyện Phù Mỹ trao Giấy chứng nhận Quyền sử dụng NHCN
cho 11 hộ dân sản xuất, chế biến, kinh doanh kiệu tiêu biểu.

3.2. Nội dung quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận:
3.2.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận hành hệ thống quản lý NHCN:
3.2.1.1. Ban hành Mô hình Hệ thống tổ chức các cơ quan tham gia quản lý NHCN:
- UBND huyện Phù Mỹ có toàn quyền trong việc xây dựng, quyết định mô hình và
phương thức hoạt động của Hệ thống quản lý NHCN.
- UBND huyện Phù Mỹ có quyền ủy nhiệm, chỉ đạo trực tiếp và huy động các cơ
quan liên quan tham gia vào hệ thống này.
- UBND huyện ủy quyền phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan triển khai và vận
hành Hệ thống quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành lập Ban quản lý NHCN có 3 bộ phận:
+ Bộ phận (1) xem xét, cấp quyền sử dụng NHCN: Gồm 01 người, tiếp nhận hồ sơ
và xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN.
+ Bộ phận (2) kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: Gồm 01 người, kiểm
soát việc sử dụng NHCN, ….
+ Bộ phận (3) tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu nại: Gồm 01 người, tiếp
nhận thắc mắc, khiếu nại của người sử dụng NHCN và xem xét, giải đáp.
3.2.1.2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tổ chức quản lý NHCN:
- Tổ chức của Hệ thống Tổ chức quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ”:
+ UBND huyện Phù Mỹ là Chủ sở hữu NHCN “Kiệu Phù Mỹ”, là cơ quan quyết
định cấp quyền sử dụng NHCN.
+ UBND huyện giao cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phù Mỹ là cơ quan chuyên
môn giúp UBND huyện Phù Mỹ thực hiện công tác quản lý NHCN.

4


+ Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành lập Ban quản lý NHCN trực tiếp thực thi các
nhiệm vụ quản lý NHCN.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ UBND huyện Phù Mỹ chịu trách nhiệm định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ bảo

đảm việc sử dụng và quản lý hiệu quả NHCN.
+ Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng và trưởng các bộ phận chuyên môn chịu trách
nhiệm trước UBND huyện Phù Mỹ về hoạt động quản lý NHCN.
- Phạm vi hoạt động:
+ Xác định nguồn gốc và chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm củ theo các
quy chế đã quy định.
+ Kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm NHCN “Kiệu Phù Mỹ” và tiến hành
xử lý theo quy định và theo pháp luật.
+ Là đầu mối thực hiện và tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong công tác quản lý NHCN và định hướng công tác phát triển sản phẩm nhằm giữ gìn và
không ngừng nâng cao danh tiếng cho Kiệu Phù Mỹ.
- Chức năng:
+ Thực hiện công tác quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ” theo đúng các quy định
của pháp luật và của các quy chế được ban hành.
+ Tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong công tác quản lý
và phát triển NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
+ Tuyên truyền hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh củ kiệu của huyện Phù Mỹ
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý NHCN.
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với NHCN.
+ Là đầu mối tập hợp và phát huy sức mạnh tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất và
kinh doanh kiệu Phù Mỹ.
- Nhiệm vụ:
+ Là chủ sở hữu NHCN “Kiệu Phù Mỹ” và thực hiện công tác quản lý NHCN
theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan sản xuất kinh doanh kiệu ở Phù Mỹ
như số lượng, chất lượng, nhãn hiệu ... của từng hộ, cơ sở sản xuất.
+ Hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng NHCN khi có yêu cầu.
+ Tiến hành cấp Giấy chứng nhận đối với những tổ chức và cá nhân đạt tiêu chuẩn

mang NHCN theo đúng quy định của các quy chế quản lý.
+ Gia hạn hoặc sửa đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN khi có yêu cầu.
+ Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hộ sản xuất và
kinh doanh củ kiệu trên cơ sở quy định của các quy chế quản lý.
+ Phát hiện và xử lý những vấn đề còn vướng mắc hoặc không phù hợp trong quá
trình thực hiện công tác quản lý trên thực tế.
+ Phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm
phạm quyền đối với NHCN “Kiệu Phù Mỹ” theo nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm
mang nhãn hiệu “Kiệu Phù Mỹ”.
+ Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ có sản phẩm mang NHCN “Kiệu Phù Mỹ”
chấp hành các quy chế; hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết về NHCN.
+ Là đầu mối cung cấp thông tin về nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật, thay
đổi công nghệ hoặc thiết lập hệ thống phân phối.

5


+ Là đầu mối tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân sản xuất và
kinh doanh kiệu Phù Mỹ nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm, phát huy được
danh tiếng sản phẩm trên thị trường.
+ Lập các loại sổ sách, mẫu văn bản phục vụ cho công tác quản lý NHCN theo
quy định.
- Quyền hạn:
+ Quyền cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN theo Quy chế
quản lý và sử dụng NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
+ Quyền yêu cầu thu hồi hoặc huỷ bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN
“Kiệu Phù Mỹ” đã cấp nếu phát hiện có hành vi vi phạm.
+ Quyền yêu cầu kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh kiệu Phù Mỹ theo
quy định của các quy chế quản lý NHCN và theo quy định của pháp luật.

+ Quyền xử lý hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khi phát
hiện các hành vi vi phạm.
+ Quyền sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp hoặc phải
xây dựng mới trong công tác quản lý NHCN.
+ Quyền đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp kể cả biện pháp thay đổi tổ chức và cơ
chế.
+ Quyền được thu phí, nhận nguồn kinh phí tài trợ, quyền được sử dụng nguồn kinh
phí này theo quy định quy chế và theo quy định của pháp luật.
- Nguồn kinh phí: Phí phân tích, thẩm định; Phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng NHCN; Phí tự nguyện đóng góp; Hỗ trợ của Nhà nước; Tài trợ.
- Sử dụng kinh phí: Phụ cấp cán bộ; trao đổi thông tin, giao dịch; Mua sắm, sửa chữa
thiết bị, điện, nước; phân tích, thẩm định; thuê khoán; chi khác.
3.2.1.3. Ban hành Phương án tổ chức và hoạt động của Ban quản lý NHCN:
* Về tổ chức Ban quản lý NHCN ”Kiệu Phù Mỹ”:
- Trưởng Ban quản lý: Là Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phù Mỹ, phụ
trách chung công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
- Ban quản lý gồm các bộ phận trực tiếp sau:
+ Bộ phận (1): Có 1 người (Ông Nguyễn Đình Can), phụ trách công tác xem xét
cấp quyền sử dụng NHCN.
+ Bộ phận (2): Có 1 người (Ông Trần Minh Trung) phụ trách công tác kiểm soát
việc sử dụng NHCN.
+ Bộ phận (3): Có 1 người (Ông Hồ Trần Tấn Hùng) tiếp nhận và giải quyết thắc
mắc, khiếu nại của tổ chức/cá nhân sử dụng NHCN.
+ Bộ phận (4): UBND các xã thuộc huyện Phù Mỹ là đầu mối hỗ trợ Ban quản lý
NHCN trong quản lý và phát triển NHCN tại địa phương.
* Chức năng, quyền hạn của Ban Quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ”:
- Trưởng Ban quản lý: Chịu trách nhiệm chung công tác quản lý NHCN. Lập kế
hoạch chỉ đạo triển khai công tác quản lý. Ký các văn bản cấp quyền, gia hạn quyền và
thu hồi quyền sử dụng. Là người quyết định cuối cùng trong việc xử lý các hành vi vi
phạm sử dụng NHCN.

- Bộ phận (1): Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và xem xét việc cấp giấy phép sử dụng
NHCN theo quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
- Bộ phận (2): Bộ phận kiểm soát việc sử dụng NHCN, việc thực hiện quy trình
canh tác, chế biến và bảo quản sản phẩm, việc sử dụng tem nhãn…
- Bộ phận (3): Bộ phận tiếp nhận những thắc mắc, khiếu nại của tổ chức/cá nhân
sử dụng NHCN và xem xét, giải quyết.

6


- Bộ phận (4): UBND các xã thuộc huyện Phù Mỹ là đầu mối hỗ trợ Ban quản lý
NHCN trong việc quản lý và phát triển NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
* Phương án hoạt động của Ban quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ”:
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức/cá nhân được cấp quyền sử dụng
NHCN về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lý, khai thác NHCN.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý của các xã, phường, cơ quan
quản lý liên quan về cơ chế, mô hình và các quy trình quản lý NHCN.
- Tổ chức xem xét và cấp giấy phép sử dụng NHCN ”Kiệu Phù Mỹ” cho các tổ
chức/cá nhân có nhu cầu sử dụng NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
- Lên kế hoạch cho mỗi vụ sản xuất: Xây dựng hồ sơ sản xuất của các hộ thành
viên; Thiết lập hồ sơ quản lý hoạt động của thành viên: Mã hộ sản xuất kinh doanh, đặc
điểm của ruộng, vị trí của ruộng ...
- Tiến hành in ấn tem, nhãn, bao bì sản phẩm: Bộ phận xét, cấp giấy phép sử dụng
NHCN lên kế hoạch in ấn tem, nhãn, bao bì sản phẩm.
- Kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến và bao gói sản phẩm, kiểm soát sử dụng
tem, nhãn.
- Quy trình cấp tem, nhãn, bao bì: xét cấp tem, nhãn, bao bì sản phẩm cho tổ chức,
cá nhân có nhu cầu sử dụng.
- Tiến hành xúc tiến thương mại: Ban quản lý NHCN xây dựng kế hoạch xúc tiến
thương mại cho sản phẩm kiệu Phù Mỹ mang nhãn hiệu chứng nhận.

- Công tác quảng bá thương hiệu: Làm tờ rơi kèm theo các sản phẩm, đưa tin trên
đài PTTH, thực hiện các phóng sự, đăng bài trên báo ... .
- Tham gia các chương trình hội chợ: Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội,
Huế, Đà Nẵng…..
- Thực hiện giải quyết khiếu nại: Thường xuyên tiếp nhận những thắc mắc, khiếu nại
của người sử dụng NHCN và xem xét, giải đáp hợp lý.
* Tổng kết kế hoạch tổ chức triển khai:
- Thường xuyên báo cáo để kịp thời phát huy hiệu quả và khắc phục những khó
khăn vướng mắc trong quá trình vận hành Hệ thống quản lý NHCN.
- Ban quản lý NHCN tổng kết định kỳ, báo cáo UBND huyện có hướng chỉ đạo kịp
thời nhằm sử dụng và phát huy tốt nhất NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
3.2.1.3. Chuẩn bị các điều kiện khác:
- UBND huyện Phù Mỹ cũng đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn Quy
chế quản lý và sử dụng NHCN “Kiệu Phù Mỹ”; quy trình canh tác kiệu; Quy trình chế
biến và bảo quản kiệu; Quy chế quản lý và sử dụng tem nhãn; Bộ tiêu chuẩn “Kiệu Phù
Mỹ”.
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng NHCN gửi đơn đề nghị cấp
quyền sử dụng NHCN theo mẫu do UBND huyện Phù Mỹ ban hành.
3.2.2. Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN:
3.2.2.1. Quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch Kiệu mang NHCN “Kiệu Phù Mỹ” dùng
cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số 02/2012/QĐ - UBND ngày 07
tháng 12 năm 2012. Quy trình này gồm 2 phần và 8 mục.
3.2.2.2. Quy trình kỹ thuật chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm kiệu mang NHCN
“Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 07
tháng 12 năm 2012. Quy trình này gồm 2 phần và 3 mục.
3.2.2.3. Xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kiệu Phù Mỹ làm cơ sở cho việc chứng nhận:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số: 06/2012/QĐ-UBND ngày 07


7


tháng 12 năm 2012. Bộ tiêu chuẩn gồm 3 phần và 8 mục.
3.2.2.4. Quy chế quản lý và sử dụng tem mang NHCN “Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản
phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số 05/2012//QĐ - UBND ngày 07
tháng 12 năm 2012. Quy chế này gồm 3 chương, 14 điều.
3.2.2.5. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHCN kiệu Phù Mỹ:
Quy chế quản lý và sử dụng NHCN kiệu Phù Mỹ được UBND huyện Phù Mỹ ban
hành tại Quyết định số: 07/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012. Quy chế này
gồm 3 chương, 20 điều.
3.2.2.6. Nghiên cứu, thiết lập mô hình hệ thống tổ chức các cơ quan tham gia quản lý
NHCN (sơ đồ mô hình hoá):
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số 02/UBND - HTTC ngày 14
tháng 10 năm 2013. Mô hình Hệ thống tổ chức này gồm 4 mục, 4 phần.
3.2.2.7. Xây dựng quy chế tổ chức và phối hợp hoạt động của hệ thống chứng nhận:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số: 03/2012/QĐ-UBND ngày 07
tháng 12 năm 2012. Quy chế này gồm 4 chương, 13 điều.
3.2.2.8. Nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức và hoạt động của Ban quản lý NHCN:
UBND huyện Phù Mỹ ban hành tại Quyết định số: 01/UBND - PATC ngày 14
tháng 10 năm 2013. Phương án này gồm 3 mục và 6 phần.
3.2.3. Xây dựng hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị nhãn
hiệu chứng nhận:
3.2.3.1. Thiết kế, in ấn Bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mang NHCN ”Kiệu Phù
Mỹ”:
- In ấn tem, nhãn, tờ rơi và poster quảng cáo; sổ tay giới thiệu sản phẩm và hướng
dẫn sử dụng NHCN kiệu Phù Mỹ.
3.2.3.2. Thiết kế và vận hành Website, Xây dựng phim tư liệu, nội dung quảng bá trên các
tờ tin, tạp chí trong tỉnh:

- Thiết kế và vận hành website giới thiệu sản phẩm kiệu mang NHCN:
. Thuê HOT chạy website trong 2 năm. Thường xuyên cập nhật các
tin, bài và hình ảnh về sản phẩm kiệu mang NHCN. Có hơn 1000 lượt truy cập và liên kết
với nhiều website khác: ; ;
; ;
- Xây dựng đoạn phim tư liệu giới thiệu về NHCN ”Kiệu Phù Mỹ”: ”Hành trình
xây dựng thương hiệu Kiệu Phù Mỹ” thời lượng 20 phút theo đề cương. Đã chiếu phim
tuyên truyền trong quá trình quảng bá giới thiệu NHCN đến các địa phương. Giới thiệu
NHCN ”Kiệu Phù Mỹ” tại Chương trình Sở hữu trí tuệ và Cuộc sống trên Đài PTTH Bình
Định số Xuân 2014.
- Đặt hàng viết bài về sản phẩm kiệu và NHCN ”Kiệu Phù Mỹ” 6 bài đăng trên
website . Ký hợp đồng truyên truyền NHCN trên các tạp chí: Tạp
chí KH&CN Bình Định; Tạp chí Nông dân Bình Định; Tờ tin Liên hiệp các Hội KHKT
Bình Định.
- Xây dựng khung tuyên truyền quảng bá NHCN “Kiệu Phù Mỹ” trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Dự kiến số lượng tin bài sẽ phát hành trên các phương tin thông
tin đại chúng gần 10.000.000 tờ và phát sóng phóng sự trên đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Định được phủ sóng vệ tinh trên toàn quốc.
3.2.3.3. Thiết kế gian hàng trưng bày sản phẩm, gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm
”Kiệu phù Mỹ” mang NHCN:
- Thiết kế gian hàng trưng bày, gian hàng hội chợ giới thiệu các sản phẩm củ kiệu
tươi và củ kiệu muối.

8


3.2.4 . Tổ chức đánh giá mô hình quản lý và khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận
trước khi đưa vào vận hành thử nghiệm:
- Tổ chức hội thảo đánh giá và hoàn thiện mô hình quản lý và khai thác NHCN
Kiệu Phù Mỹ.

- Hội nghị thống nhất vận hành Hệ thống quản lý NHCN như đã đề xuất, UBND
huyện Phù Mỹ - Chủ sở hữu NHCN triển khai vận hành thử nghiệm, từ đó theo dõi rút
kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình.
3.2.5. Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý NHCN:
3.2.5.1 Lựa chọn vùng triển khai mô hình:
- Lựa chọn các xã trồng kiệu điển hình của huyện Phù Mỹ để thí điểm áp dụng mô
hình quản lý và phát triển NHCN.
- Dự án đã chọn 4 xã: xã Mỹ Trinh, xã Mỹ Hiệp; xã Mỹ Quang và Thị trấn Phù Mỹ
để triển khai mô hình quản lý NHCN;
3.2.5.2. Lựa chọn các hộ tham gia mô hình:
Các hộ được chọn tham gia mô hình là các hộ tiêu biểu về sản xuất, kinh doanh và
chế biến kiệu của Phù Mỹ; Tự nguyện tham gia mô hình thí điểm về NHCN, am hiểu về
quy trình sản xuất và kinh doanh kiệu; Năng động và tích cực tham gia các hoạt động xây
dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc sản địa phương; Cam kết tuân thủ và áp dụng
chặt chẽ các yêu cầu trong quá trình triển khai thí điểm mô hình.
3.2.5.3. Tổ chức triển khai mô hình:
a) Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ chủ thể tổ chức chứng nhận:
Tập huấn nghiệp vụ Ban quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ” và các cán bộ chuyện
môn tham gia Hệ thống quản lý NHCN;
b) Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các chủ thể sử dụng NHCN:
- Tổ chức 7 lớp tập huấn có 239 hộ dân tham gia, tại các xã: Mỹ Tài 2 lớp, Mỹ
Trinh: 2 lớp, Mỹ Hiệp: 1 lớp.
- Tổ chức tập huấn cho các hộ triển khai mô hình quản lý và sử dụng NHCN 02 lớp
có 39 người tham gia, tại Thị trấn Phù Mỹ và xã Mỹ Quang.
c) Hỗ trợ vận hành hệ thống quản lý:
- 500 cuốn sổ tay thương hiệu.
- Hướng dẫn cho 64 hộ làm đơn xin cấp quyền sử dụng NHCN.
- Ban quản lý NHCN xem xét hồ sơ và trình UBND huyện ra quyết định cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng NHCN cho 64 hộ.
- Cấp cho mỗi hộ tham gia mô hình 01 Sổ tay thương hiệu, 10 tờ gấp giới thiệu

NHCN ”Kiệu phù Mỹ”, 02 tờ poster quảng cáo NHCN ”Kiệu Phù Mỹ”.
- Tổ chức giám sát việc tuân thủ quy chế quản lý và sử dụng NHCN: Ban quản lý
NHCN đã giám sát 07 hộ sản xuất, 03 hộ kinh doanh, 01 hộ chế biến được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng NHCN về việc tuân thủ quy chế Quản lý và sử dụng NHCN
”Kiệu Phù Mỹ” trong 12 tháng. Kết quả giám sát các hộ chấp hành đầy đủ theo quy chế
quản lý và sử dụng NHCN trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh và chế biến kiệu.
3.2.5.4. Cách thức sử dụng tem, nhãn sản phẩm:
- Đối với củ kiệu tươi: Tem sản phẩm được treo vào bao bì lưới 50 kg;
- Đối với củ kiệu muối: sản phẩm được đựng trong lọ, trên lọ có dán nhãn của cơ
sở sản xuất, phần dấu hiệu NHCN trình bày theo đúng quy định.
- Việc tự in nhãn và maket thiết kế nhãn có dấu hiệu nhận diện NHCN phải đăng
ký và được sự đồng ý của Ban quản lý NHCN ”Kiệu Phù Mỹ”.
3.2.6. Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận:
3.2.6.1. Phát hành các chương trình quảng bá NHCN:

9


- Thường xuyên mời phóng viên Đài PT&TH Bình Định tham dự các buổi làm
việc triển khai dự án, các buổi tập huấn, hội thảo, quá trình xây dựng mô hình, Lễ công bố
NHCN ... để đưa tin, bài trên Đài PT&TH Bình Định.
- Ký hợp đồng giới thiệu về dự án và NHCN trên các tờ tạp chí, tờ tin:
+ Đăng các tin, bài viết về “Kiệu Phù Mỹ” và NHCN “Kiệu Phù Mỹ” trên website:
kieuphumy.com; Báo Bình Định; Tạp chí KH&CN Bình Định.
+ Ngoài ra, còn rất nhiều tin, bài viết về Kiệu Phù Mỹ đã được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương.
- Phối hợp với Ban quản lý NHCN triển khai dán các poster NHCN tại trụ sở
UBND huyện, các phòng, ban ở huyện, UBND các xã trồng kiệu.
3.2.6.2. Trưng bày giới thiệu sản phẩm kiệu Phù Mỹ mang NHCN:
- Tổ chức tham gia gian hàng giới thiệu và trưng bày sản phẩm tại “Hội chợ

Thương mại khu vực miền Trung và Tây Nguyên 2014” diễn ra từ ngày 21/3/2014 đến
ngày 27/3/2014 tại thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.
- Trưng bày sản phẩm mang NHCN ”Kiệu Phù Mỹ” tại gian trưng bày sản phẩm
của Sở KH&CN 208 Diên Hồng và tại Trung tâm ứng dụng TB KH&CN, 386 Trần Hưng
Đạo, TP.Quy Nhơn.
- Hướng dẫn cơ sở chế biến kiệu Ngọc Lan giới thiệu sản phẩm qua kênh phân
phối, hiện cơ sở đã có 1 đại lý tại Quận Đống đa (Hà Nội), 1 đại lý tại TP.Pleiku; vào dịp
tết nguyên đán có thể lên đến 4 – 5 đợt hàng/tuần.
3.2.6.3. Điều tra thu thập thông tin về Hệ thống thương mại cho sản phẩm, nghiên cứu thị
trường tiêu thụ sản phẩm:
- Đơn vị chủ trì dự án khảo sát 80 hộ trồng kiệu, 20 hộ kinh doanh kiệu trên địa
bàn huyện Phù Mỹ.
- Những đề xuất của người dân:
• Xây dựng một nhãn hiệu riêng cho sản phẩm kiệu của huyện Phù Mỹ nhằm bảo
tồn, duy trì sản phẩm đặc sản của địa phương.
• Chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ người dân sản xuất và kinh doanh
kiệu; đặc biệt trong việc tìm kiếm thị trường, kênh tiêu thụ ổn định.
• Tăng cường mức độ tiếp cận của người dân thông tin về thị trường kiệu; tăng
cường công tác quảng bá sản phẩm kiệu rộng rãi trên cả nước.
3.2.6.4. Xây dựng phương án thương mại hóa sản phẩm:
a) Phương án bán hàng ủy thác:
b) Tìm kiếm mở rộng phát triển thị trường:
3.2.6.5. Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, học tập tìm kiếm thị trường:
- Tham quan và làm việc với Hiệp hội Nước mắm Phú yên tìm hiểu về Nhãn hiệu
TT ”Nước mắm Phú Yên” do Hiệp hội là Pháp nhân NHTT.
- Tham quan và làm việc với cơ sở Nước mắm Tân Lập, là Hội viên Hiệp hội nước
mắm Phú Yên, học tập kinh nghiệm khai thác giá trị nhãn hiệu, quảng bá tiêu thụ sản
phẩm, in ấn tem, nhãn, bao bì mang nhãn hiệu được bảo hộ.
3.2.6.6. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất Hệ thống kênh thương mại sản phẩm mang
NHCN:

- Ban quản lý NHCN “Kiệu Phù Mỹ” kiểm tra đột xuất 3 lần về Hệ thống các kênh
thương mại tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.
- Các cơ sở kinh doanh đều đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến
thời điểm kiểm tra không có khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
3.3. Tổ chức đánh giá hiệu quả và hoàn thiện mô hình Quản lý và khai thác NHCN:
Bước đầu Mô hình quản lý và sử dụng NHCN hoạt động là phù hợp với điều kiện
thực tế sản xuất và kinh doanh kiệu ở huyện Phù Mỹ, các văn bản quản lý được ban hành

10


đúng quy trình, quy định và sát thực tế. Khả thi tại địa phương. Từ đó UBND huyện Phù
Mỹ giao Ban quản lý NHCN, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tiếp tục triển khai áp dụng
trong vụ kiệu năm 2014 – 2015, theo dõi, rút kinh nghiệm và báo cáo UBND huyện về kết
quả triển khai nhằm hoàn chỉnh mô hình quản lý, khai thác có hiệu quả NHCN phục vụ
sản xuất kiệu tại địa phương.
3.4. Danh mục các sản phẩm của dự án:
+ Báo cáo điều tra, khảo sát sơ bộ thông tin tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng
nhãn hiệu chứng nhận.
+ Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận kiệu Phù Mỹ.
+ Kết quả xác lập đối với nhãn hiệu chứng nhận kiệu Phù Mỹ.
+ Hệ thống các quy định về việc sử dụng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận trên
thực tế.
+ Mô hình hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận (sơ đồ hóa
mô hình).
+ Dấu hiệu nhận diện NHCN; dấu hiệu truy xuất nguồn gốc; hệ thống các phương
tiện, điều kiện quảng bá nhãn hiệu chứng nhận kiệu Phù Mỹ.
+ Báo cáo kết quả việc thực hiện triển khai nội dung quản lý và khai thác nhãn
hiệu chứng nhận; kết quả khai thác nhãn hiệu chứng nhận.
+ Kết quả, hiệu quả thực tế của việc áp dụng, vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu

chứng nhận.
+ Kết quả, hiệu quả của việc triển khai các hoạt động quảng bá, phát triển, khai
thác nhãn hiệu chứng nhận.
+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
4.1. Hiệu quả về khoa học:
- Hệ thống tài liệu về cơ sở khoa học và quản lý được tiến hành từ công tác khảo
sát thực tế tại địa phương, vận dụng sự hiểu biết về pháp luật của đơn vị chủ trì, đơn vị
phối hợp, chính quyền và nhân dân địa phương nên đáp ứng hoàn toàn mục tiêu của dự
án, phục vụ công tác quản lý và phát triển NHCN “Kiệu Phù Mỹ” cho sản phẩm củ kiệu
của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Hệ thống tài liệu vận hành các quy chế, các quy định quản lý, sử dụng và kiểm
soát NHCN cho phép chủ sở hữu là UBND huyện Phù Mỹ có đủ cơ sở pháp lý với điều
kiện thực tế để vận hành, quản lý và phát triển NHCN “Kiệu Phù Mỹ” cho sản phẩm củ
kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Hệ thống tài liệu về Quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch kiệu; Quy trình chế
biến và bảo quản kiệu phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh kiệu ở huyện Phù Mỹ
là một bộ tài liệu quý, lần đầu tiên được ban hành và áp dụng thống nhất tại địa phương.
Đây là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm kiệu Phù Mỹ; cũng là cơ sở để
tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm kiệu Phù Mỹ đến người tiêu dùng.
4.2. Hiệu quả kinh tế:
Tại thời điểm 11/2013 diện tích trồng kiệu trong huyện khoảng 700 ha, sản lượng
khoảng 15.000 tấn kiệu lá (Khoảng 7000 tấn kiệu củ). Sau khi được cấp NHCN giá bán
kiệu tăng dần đầu vụ (23.000 - 25.000 đồng/kg) và tăng vọt cuối vụ (25.000 - 27.000
đồng/kg kiệu củ), cao hơn nhiều vụ kiệu năm 2012-2013 (19.000-20.000 đồng/kg). Với
giá bán này, vụ kiệu năm 2013 – 2014 doanh thu từ sản xuất kiệu khoảng 161-189 tỷ
đồng, thu nhập trung bình của hộ đạt 11,5-13,5 triệu đồng/sào, cao hơn các năm trước chỉ
đạt 7-8 triệu đồng/sào.
4.3. Hiệu quả về xã hội:


11


NHCN là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị và phát
triển thương hiệu “Kiệu Phù Mỹ”. Giữ gìn và phát triển sản phẩm có thế mạnh, bảo tồn và
tôn vinh nét đẹp văn hoá truyền thống nông nghiệp.
Giúp cộng đồng hiểu biết cơ bản các quy định của pháp luật về SHTT khi sử dụng
NHCN “Kiệu Phù Mỹ”.
Nâng cao hiệu quả thực thi: chủ sở hữu nhận biết về quyền lợi và nghĩa vụ, vai trò
quan trọng của việc bảo hộ NHCN trong sản xuất và kinh doanh; các thành viên hiểu biết
về giá trị tài sản trí tuệ trong việc sử dụng NHCN; cơ quan quản lý có định hướng hỗ trợ
các hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; cộng đồng được cung cấp các thông tin
thực tế về NHCN;
Danh tiếng và uy tín của sản phẩm được bảo đảm ổn định bằng chất lượng, góp
phần gia tăng giá trị và được pháp luật bảo vệ: Dựa vào quy trình sản xuất và chế biến
kiệu và các quy định của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, sự quản lý và phát triển tốt NHCN “Kiệu Phù Mỹ” còn góp phần bảo vệ
và nâng cao danh tiếng đặc sản địa phương, gắn với hình ảnh vùng miền, hình ảnh Quốc
gia trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
V. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ NHÂN RỘNG
- Nội dung nghiên cứu chặt chẽ, logic, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với các
quy định của pháp luật có liên quan, các nội dung nghiên cứu đều đáp ứng hoàn toàn mục
tiêu của thuyết minh đã được phê duyệt. Hệ thống tài liệu được biên soạn chặt chẽ, đủ căn
cứ pháp lý, thực tiễn và đảm bảo tính khả thi cao, đã được kiểm chứng và chỉnh sửa hoàn
chỉnh để phục vụ công tác quản lý, sử dụng và phát triển NHCN “Kiệu Phù Mỹ” cho sản
phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Kết quả nghiên cứu của dự án là căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và là cơ sở khoa
học để xây dựng, ban hành các quyết định, quy trình và các giải pháp để quản lý và phát
triển NHCN “Kiệu phù Mỹ” cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định,
nhằm: Đảm bảo quyền sử dụng NHCN hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện

sử dụng NHCN, tránh các hành vi lợi dụng, sử dụng trái phép NHCN; Đảm bảo sản phẩm
mang NHCN khi đến tay người tiêu dùng có chất lượng đúng như đã được đăng ký. Kết
quả nghiên cứu của dự án đã xác định được chất lượng củ kiệu để định hướng phát triển
sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm “Kiệu phù Mỹ” nhờ vào danh tiếng
đã được bảo hộ NHCN.
- Dự án đã tập trung bám sát các quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết
các nội dung, đạt được mục tiêu định hướng để bảo tồn và phát triển bền vững nghề sản
xuất, chế biến kiệu; Đồng thời đảm bảo các điều kiện cho việc quản lý, phát triển NHCN
“Kiệu Phù Mỹ” cho sản phẩm củ kiệu của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định./.

12



×