Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.95 KB, 74 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nước ta là một nước
nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả
đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước.
Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây
trồng, vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm để
mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta sử dụng đất không có khoa học, không
theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu
đối với đời sống kinh tế xã hội. Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm
năng sản xuất thì việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm
tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở
các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Huyện Tuy Phước có diện tích tự nhiên là 21712,57 ha với 11 xã và 02 thị trấn, mật
độ dân số 867 người/km2. Có Cụm công nghiệp Phước An và gần thành phố Quy Nhơn,
đồng thời nằm trên trục giao thông Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam) đây là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý
và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy Phước.
1
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất để đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.
- Làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên đại bàn huyện Tuy Phước giai đoạn
2005-2007.
- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của
huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007.
- Bao gồm tất cả diện tích đất nằm trong ranh giới hành chính của huyện Tuy Phước.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy
Phước.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Tuy Phước giai đoạn
2005-2007.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005-2007, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu.
- Phương pháp bản đồ.
PHẦN THỨ HAI
2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai.
Ngay từ buổi ban đầu, đất đai là một vật thể tự nhiên, sau khi con người sử dụng đất,
dần dần trong quá trình sử dụng đó làm cho đất mang trong nó giá trị lao động xã hội, và
đất trở thành một thực thể lịch sử- tự nhiên. Đặc trưng này của đất làm cho đất đai ngày
càng thay đổi so với cái ban đầu của nó. Vẫn dựa trên cái ban đầu là vật thể tự nhiên nhưng
tính chất, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự phát triển xã hội loài người ngày càng
mang đặc trưng như là một sản phẩm tổng hợp của sản xuất xã hội.

Như vậy có thể nói đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế- văn hoá- xã hội- an ninh quốc
phòng.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc
gia. Đất đai được cố định về mặt số lượng và có vị trí không thay đổi trong không gian, nó
không mất đi mà chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng này
sang mục đích sử dụng khác theo nhu cầu của con người. Chính đặc điểm này là nguyên
nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất ở những vị trí khác nhau.
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất nào
để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả
các ngành, nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau.
Đối với công nghiệp chế tạo, chế biến và xây dựng, đất chỉ đóng vai trò thụ động là cơ sở
trung gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình sản xuất, ở đây quá trình sản xuất và
hình thành sản phẩm không phụ thuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất. Trong ngành
3
công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở trung gian, đất còn là kho tàng cung cấp các
nguyên liệu quý giá cho con người, nhưng ngay ở đây quá trình sản xuất và chất lượng sản
phẩm làm ra cũng không phụ thuộc vào chất lượng đất. Riêng trong nông nghiệp thì đất có
vai trò khác hẳn. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần
thiết cho sự tồn tại của ngành mà đất còn là một yếu tố tích cực của sản xuất, quá trình sản
xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của
đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên. Như vậy, đất đai là một tư liệu sản xuất
cực kỳ quan trọng đối với con người. Sự quan tâm đúng mức trong quản lý và sử dụng đất
đai sẽ làm cho sản lượng thu được từ mỗi mảnh đất không ngừng nâng lên.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đai
- Yếu tố tự nhiên bao gồm: Thời tiết khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi
trường sinh thái, thủy văn đây là những yếu tố quyết định đến lựa chọn cây trồng, định
hướng đầu tư thâm canh; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác đất đai.
Trong đó yếu tố quan trọng nhất là độ phì đất quyết định phần lớn năng suất cây trồng.

- Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm:
+ Quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng: cần phải dựa điều kiện về tự nhiên như
khí hậu, đất đai, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, sự thích hợp của cây trồng .
+ Trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh: Áp dụng khoa học kỹ thuật và tổ
chức quản lý của các chủ thể kinh doanh; khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường;
khả năng về vốn và trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của các chủ thể.
- Yếu tố thị trường bao gồm: giá cả thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản
xuất, các yếu tố về quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến
nền sản xuất hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, thị trường cho sản xuất hàng hóa mà thiếu
tính định hướng thì sẽ nảy sinh tính tự phát, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ lành
mạnh gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Quản lý và quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự hóa nó
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.
4
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức
và điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ quan Nhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến
địa phương.
Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất
đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương
theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, sử dụng khai thác
có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương tới địa phương làm
cho người sử dụng đất hiểu được Pháp luật và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất
đai.
1.1.4. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
1.1.4.1. Mục đích
- Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của

người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
1.1.4.2. Yêu cầu
Phải đăng ký, thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng
đất ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương.
1.1.4.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhà nước về đất
đai phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ tẻ
từng vùng.
5
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng mục phục
vụ cho mục đích sử dụng đất của các loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trong toàn
quốc.
- Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành địa
chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so sánh
cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được.
- Những điều kiện riêng lẻ phải khách quan, chính xác, đúng những kết quả, số liệu
nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế.
- Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản,
biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương
đến địa phương.

- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.5. Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai
1.1.5.1. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý
vi phạm về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai
Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có các chỉ tiêu sau:
- Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tính
trên một đơn vị diện tích đất canh tác (được tính trong một năm), thể hiện trên hai mặt:
+ Mặt hiện vật: N =Q/S (tính cho từng loại cây trồng)
Trong đó: N: Năng suất ruộng đất.
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất.

S: Diện tích đất canh tác.
+ Mặt giá trị: N =
/
I I I
Q P D
∑ ∑
Trong đó: N: Năng suất ruộng đất tính bằng giá trị trong một năm trên một đơn
vị diện tích canh tác.
Q
I
: Khối lượng sản phẩm từng loại cây trồng sản xuất trong năm.
P
I
: Đơn giá từng loại nông sản.
D
I
: Diện tích từng loại cây trồng.
- Năng suất cây trồng: Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên một ha
đất của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản
7
xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành, đây là một trong những yếu tố quyết định
đến cây trồng.
- Hệ số sử dụng đất: Là chỉ tiêu phản ảnh cường độ sử dụng đất (lần).
Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/tổng diện tích canh tác.
+ Diện tích đất nông nghiệp trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng diện tích đất
nông nghiệp của một khẩu.
Diện tích đất nông nghiệp/khẩu = Tổng diện tích đất NN/tổng số khẩu.
+ Diện tích đất canh tác trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tích đất canh
tác của một khẩu.
Diện tích đất canh tác/khẩu=Tổng diện tích đất canh tác/tổng số khẩu.

+ Diện tích đất nông nghiệp/lao động: là chỉ tiêu phản ảnh bình quân 1 lao động có
bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp.
DT đất NN/lao động = Tổng diện tích đất NN/tổng số lao động.
+ Diện tích đất canh tác/lao động:
DT đất canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác/tổng số lao động
- Sản lượng và giá trị sản lượng của cây trồng thu được trên một đơn vị diện tích
đất, trên một đồng chi phí vật chất hay một đồng chi phí lao động.
- Năng suất của từng loại cây trồng.
Diện tích đất đã sử dụng
+ Tỷ lệ sử dụng đất = x 100%
Diện tích đất tự nhiên
Để phân tích thực trạng về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước
cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên.
1.1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.1.6.1. Thu thập số liệu
- Số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê của huyện Tuy
Phước, báo cáo số liệu thống kê diện tích đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007, phòng Nông nghiệp và
8
PTNT huyện… như số liệu kiểm kê, dân số, kinh tế -xã hội và một số diện tích sản xuất
nông nghiệp khác.
1.1.6.2. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu
về đo đạc, lập bản đồ và kết quả và kết quả đăng ký đất, cấp GCNQSD đất, tranh chấp đất
đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, tình
hình xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng quản lý nhà nước của địa phương.
1.1.6.3. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu
Trên cơ sở tổng hợp, tiến hành phân tích theo từng nội dung của công tác quản lý
nhà nước về đất đai, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý
và sử dụng đất.

1.1.6.4. Phương pháp so sánh
So sánh số liệu qua các năm để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, tình hình
biến động đất đai ở địa phương.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Hiện trạng đất đai Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng quỹ đất tự nhiên của nước ta là 33.104,22
ngàn ha, trong đó quỹ đất nông nghiệp năm 2000 có 32.924,1 ngàn ha chiếm 28,38%. Là
nước có diện tích tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới và xếp thứ
4 trong các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, quỹ đất của nước ta mới đưa vào sử dụng 60%,
còn 40% đất chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là đất đồi núi gồm 8,5 triệu ha, phân bố ở
những vùng có điều kiện khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, ít dân thiếu lao động. Đất
bằng chưa sử dụng còn trên 850.000 ha. Nước ta có 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc, trong
đó có 1,2 triệu ha đã mất hẳn khả năng sản xuất trở thành đất hoang mạc hoá, nguyên nhân
do phá rừng làm rẫy gây nên tình trạng rửa trôi và xói mòn.
Nước ta đất chật người đông, bình quân đất tự nhiên vào loại thấp, khoảng 0,44
ha/người, bình quân đất canh tác là 0,08ha/người, so với các nước trong khu vực, quy mô
đất của hộ nông thôn nước ta còn quá thấp (Thái Lan hơn 1ha/hộ, Inđônêxia 1,23 ha/hộ).
9
Quy mô đất đai nhỏ, lại bị xé lẻ do việc chia ruộng đất bình quân theo nhân khẩu theo tinh
thần Nghị quyết 10, vì vậy ở hầu hết các xã, thị trấn trong nước đặc biệt là miền trung,
ruộng đất đều bị chia nhỏ và manh mún. Bình quân mỗi hộ có đến 8-10 mảnh ruộng.
1.2.2. Chủ trương, đường lối về ruộng đất của Đảng và Pháp luật của Nhà
nước qua các thời kỳ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá là một trong những của cải duy nhất mà thiên
nhiên đã ban tặng cho loài người. Nó gắn liền với lịch sử dân tộc với những cuộc đấu tranh
sinh tồn bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền từ ngàn đời của mỗi quốc gia.
Dưới bất cứ một thời đại, một chế độ xã hội nào, đất đai luôn là vấn đề sống còn, là
địa bàn, chỗ đứng của mỗi quốc gia; biểu hiện quyền lực thống trị của Nhà nước của mỗi
quốc gia. Vì vậy đất đai là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bộ máy Nhà nước.
1.2.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến Cách mạng tháng tám thành công

Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè lũ bọn
vua quan thối nát đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đầy rẫy
những bất công và tội lỗi. Đảng ta ra đời đúng vào lúc đó, mặc dù hoạt động trong điều
kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những đường lối vô cùng sáng suốt trong
đó có chủ trương về đường lối chính sách về ruộng đất hết sức kịp thời. Ngay cương lĩnh
đầu tiên Đảng ta đã nhận định: “Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá sản được giai cấp
địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có đánh tan chế độ phong kiến thì
mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Qua sự nhận định đó, Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu
“ Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất
cho trung và bần nông”.
Nhân dân ta từ lâu sống trong cảnh nô lệ cho bọn địa chủ và thực dân Pháp, với
khẩu hiệu trên Đảng ta đã chinh phục hàng triệu trái tim khối óc của nông dân. Khẩu hiệu
trên có thay đổi ít nhiều cho phù hợp với tình hình thực tế trong những năm sau đó. Lần
đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong những nhiệm
vụ giải phóng dân tộc. Đảng ta đã ra đời xuất phát từ lòng dân nên hiểu được tâm tư
nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, Đảng ta đã đặt ra và giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng
10
đất và nông dân nên Đảng đã dấy lên cao trào cách mạng và trở thành đội tiền phong lãnh
đạo cả dân tộc đánh đổ ách thống trị của bọn thực dân phong kiến.
Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói là chủ trương
đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sức mạnh sắc bén góp phần
đắc lực đưa cách mạng thành công.
1.2.2.2. Thời kỳ từ năm 8/1945 đến năm 1993
Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân
chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nước và đánh
đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày”. Ngày 03/9/1945 Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp
chấn hưng nông nghiệp” để chống đói, giải quyết tình hình trước mắt cho nhân dân, hàng
loạt Thông tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã ban
hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhân dân ta đã sử dụng đất

thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản xuất cứu đói.
Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm thuế
nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến.
Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện triệt để
khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất đai được đảm
bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh tác trên thửa đất của mình.
Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương được thành lập vào
ngày 3 tháng 7 năm 1958, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là
quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg
cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo
đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính.
Về mặt quản lý, Sở Địa chính được chuyển từ Bộ Tài chính thành Vụ Quản lý ruộng
đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở
mang ruộng đất. Năm 1970 Bộ Nông nghiệp đã triển khai chỉnh lý bản đồ giải thửa và
thống kê diện tích đất cả nước.
11
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo thực
hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh thuộc
sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp đã quy định toàn bộ
đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước thống nhất quản lý
bằng pháp luật và quy hoạch. Trong thời gian này, hệ thống tổ chức quản lý đất đai chưa
đủ mạnh trên phạm vi toàn quốc cho mọi loại đất, chưa có quy hoạch sử dụng đất toàn
quốc, Nhà nước mới chỉ quan tâm tới quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp
nên đã dẫn đến việc giao và sử dụng tuỳ tiện các loại đất khác, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất không theo quy hoạch.
Từ năm 1980 đến năm 1991, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống
nhất quản lý được xác lập. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục
Quản lý Ruộng đất vào năm 1979 thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa
phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg
ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc, đáp

ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn mới.
Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã
nông nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóa VI năm 1986 đã đưa vấn đề lương thực - thực
phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi mới kinh tế. Năm 1987 Luật Đất
đai lần đầu tiên của nước ta được chuẩn y, có hiệu lực từ năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có
ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 5/4/1989, một văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông
nghiệp. Nghị Quyết đã khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng
sản xuất hàng hóa. Đây là những bước đi có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình ở nông thôn trên cơ sở Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài.
Để triển khai Luật Đất đai 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn hai
12
Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã có một Chỉ thị.
Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn.
Giai đoạn từ năm 1992 tới nay, bắt đầu bằng Hiến pháp 1992 xác định điểm khởi
đầu công cuộc đổi mới hệ thống chính trị. Chế độ sở hữu và quản lý đất đai được ghi vào
Hiến Pháp, trong đó quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 17) “Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp
luật” (Điều 18). Như vậy, Hiến pháp 1992 đã quy định rõ ràng về chế độ sử dụng đất cũng
như phương thức quản lý sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với cơ chế thị
trường, đặc biệt để tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lao động nông
nghiệp theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai mới đã được Quốc hội
(khóa XI) thông qua tại kỳ họp lần thứ 4, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố ngày

31/7/1993.
Ngay sau khi ban hành Luật Đất đai 1993, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị,
Thông tư để triển khai công tác quản lý Nhà nước về Đất đai. Luật Đất đai năm 1993 có 07
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
1.2.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nhà nước ta đã liên tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm hoàn thiện hơn công tác
quản lý và sử dụng đất đai trong toàn quốc.
Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 là những đạo
luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả đạt được góp
phần tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị, nâng cao đời sống
của người dân.
13
Chính sách, pháp luật đất đai đã trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa
nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh
tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hóa; bộ
mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện. Diện tích đất có rừng che phủ từ chỗ bị suy
giảm mạnh, gần đây đã được khôi phục và tăng nhanh.
Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng
đô thị tăng nhanh, đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Người sử dụng đất gắn bó với đất đai, quyền sử dụng đất đã trở thành vốn lớn để
người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai
ngày càng hoàn thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt; hệ thống quản lý nhà nước về đất
đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tự chủ của địa phương .
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai đang có nhiều yếu kém. Hệ thống
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tính khả thi thấp; việc

quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa trở thành ý thức trong các cơ quan và người
quản lý, sự tuỳ tiện khá phổ biến. Hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập,
cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả. Thị trường bất động sản hoạt động tự
phát, nhiều giao dịch về đất đai không qua cơ quan nhà nước.
Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở năng
lực còn yếu, lại thường xuyên thay đổi công tác. Hệ thống đăng ký đất đai còn mang tính
thủ công, thiếu đồng bộ và chưa phát huy được vai trò là công cụ để thống nhất quản lý nhà
nước về đất đai.
Để khắc phục những nhược điểm, bất cập trong hệ thống pháp luật đất đai hiện
hành, ngày 26-11-2003 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ
họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai 2003 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-7-2004.
14
Thông qua 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003 đã xác
định vai trò quản lý Nhà nước về đất đai là rất quan trọng và luôn khẳng định “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vai trò của
quản lý Nhà nước về đất đai được nâng lên một bậc, vai trò và quyền hạn của từng cấp
được xác định rõ ràng. Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu
quả kinh tế hơn.
1.2.3. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai của huyện hiện nay
1.2.3.1. Tình hình quản lý
Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993, huyện chưa có bộ phận chuyên trách quản lý
nhà nước về đất đai, do đó công tác quản lý theo dõi biến động và lập kế hoạch đất đai
chưa chặt chẽ. Hàng năm không theo dõi được biến động của các loại đất dẫn đến số liệu
chưa chính xác, từ trước năm 1985 hầu như không có số liệu thống kê về đất đai. Từ khi
luật đất đai 1993 ra đời công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề
nếp, nhận thức pháp luật về đất đai trong nhân dân được nâng cao, tình hình vi phạm pháp
luật trong đất đai ngày càng giảm.
Hiện nay, công tác lập hồ sơ 364/CP về xác định ranh giới địa chính trên địa bàn
huyện đã hoàn thành. Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ, huyện đã hoàn thành công
tác đo đạc phân hạng và đăng ký đất đai. Đã cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho

toàn bộ những hộ có đất làm nông nghiệp, đồng thời đã giao đất, cho thuê đất, chuyển
quyền sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tuy Phước đã đi vào nề nếp, đảm
bảo thủ tục, đúng thẩm quyền.
1.2.3.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước
Đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, là tư
liệu sản xuất trực tiếp của kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp. Cho nên hệ thống đất đai chặt chẽ
và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác dụng tích cực trong việc tăng sản lượng kinh tế
nông nghiệp, đổi mới bộ mặt nông thôn nhằm cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh
lương thực, bảo vệ tài nguyên môi trường và sinh thái. Nói chung muốn phát huy mọi tiềm
năng của đất phải dựa trên cơ sở lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý, đất nông,
15
lâm, ngư nghiệp, đất khu dân cư, đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… và kiểm soát quá
trình đô thị hoá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý,
xây dựng xã hội công bằng văn minh. Vì vậy có thể nói hệ thống quản lý hồ sơ đất đai của
huyện mà nhất là phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các ban, ngành chức năng đã
tham mưu giúp UBND huyện thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đăng ký đất đai, lập
và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giao
đất, thuê đất và thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…ngày càng tốt hơn,
tạo tiền đề khi nền kinh tế huyện chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông
thôn. Để quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND
huyện và các ngành chức năng nên công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện chặt
chẽ hơn.
CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HUYỆN TUY PHƯỚC
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lí
Tuy Phước là một huyện đồng bằng ven biển miền Trung, nằm ở phía Nam tỉnh Bình
Định, tiếp giáp với thành phố Quy Nhơn. Phía Đông cách trung tâm thành phố Quy Nhơn
16

khoảng 10km với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 21712,57 ha. Về tổ chức hành
chính, huyện có 12 xã và 2 thị trấn; năm 2006 đã chuyển xã Phước Mỹ về địa giới hành
chính thuộc thành phố Quy Nhơn, hiện nay huyện còn 11 xã và 2 thị trấn. Trên địa bàn
huyện có Quốc lộ 1A và Quốc lộ 19 đi qua, là một trong những cửa ngõ quan trọng đi
thành phố Hồ Chí Minh, lên các tỉnh Tây Nguyên, Trung Bộ và Bắc Trung Bộ hết sức
thuận lợi. Tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam đi qua dài 12km, với ga Diêu Trì là ga lớn
của miền Trung và 3 Tỉnh lộ 638, 639 và 640 xuyên suốt địa bàn là điều kiện rất thuận lợi
cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện.
Huyện Tuy Phước có tọa độ địa lí: 108
0
00’ đến 108
0
15’ độ kinh Đông, 13
0
40’ đến
13
0
55’ độ vĩ Bắc. Huyện có vị trí tiếp giáp lân cận như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên;
- Phía Tây giáp huyện Vân Canh và An Nhơn, tỉnh Bình Định;
- Phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết
Khí hậu của huyện trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng
9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa thường gây ra ngập úng, mùa nắng
khô hanh gây nhiều bất thuận cho phát triển nông nghiệp. Theo trung tâm khí tượng thủy
văn An Nhơn thì khí hậu của Tuy Phước như sau:
- Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 26
0
C.

- Nhiệt độ tối cao trong năm 37
0
- 38
0
C, thường vào tháng 4 cho đến tháng 7 trong năm.
- Nhiệt độ tối thấp trong năm 19
0
- 20
0
C vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
- Số giờ nắng trung bình các tháng 36 - 43 giờ/tháng
- Ẩm độ trung bình không khí giữa các tháng trong năm khoảng từ 84,3% - 85,4 %.
- Tổng lượng mưa 1200 mm - 1400 mm, nhưng phân bố không đều, thường tập trung
vào tháng 9 đến tháng 12.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thời tiết rất thuận lợi cho việc phát triển và sản xuất
nông nghiệp ở địa phương nhất là cây lúa và cây hàng năm. Mùa mưa thường gây ra ngập
17
úng cho nên cần có những biện pháp hữu hiệu đối phó để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất
và sử dụng hợp lý đất đai.
2.1.3. Thủy văn
Do đặc điểm địa hình của huyện có độ dốc về hướng Đông, lại nằm ở hạ lưu hai con
sông Hà Thanh và sông Kôn, nên nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào và phục vụ
cho sản xuất toàn huyện. Nguồn nước ngầm theo khảo sát cho thấy phổ biến ở độ sâu 5 -
7m, có một số khu vực thì nguồn nước ngầm khá sâu, phải khai thác nước ngầm ở độ sâu
trên 10m. Nhìn chung nguồn nước của huyện rất phong phú, đáp ứng được cho sinh hoạt và
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cần có chế độ tưới tiêu nước hợp lý bằng
cách xây dựng các hồ, đập chứa nước, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu
quả sử dụng đất.
2.1.4. Địa hình
Huyện Tuy Phước có địa hình vừa trung du vừa đồng bằng ven biển. Với độ dốc phổ

biến từ 1
0
- 4
0
, địa hình của huyện có chiều hướng thoải dần từ Tây sang Đông; có hình thể
phình to ở phía Bắc và thu hẹp dần ở phía Nam. Nhìn chung địa bàn toàn huyện phần lớn
diện tích tương đối bằng phẳng nên thuận tiện cho việc canh tác lương thực cũng như giảm
được kinh phí để xây dựng hệ thống thủy lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI
2.2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện từ năm 2005-2007
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.712,57 ha, trong đó diện tích đất đang
sử dụng vào các mục đích chiếm gần 88% (19.153,65ha). Đất đai hình thành và phát triển
trên địa hình tương đối phức tạp và có nhiều loại đá mẹ khác nhau, do đó đặc điểm đất đai,
thổ nhưỡng ở đây cũng tương đối đa dạng và được phân thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm đất đỏ vàng: Chủ yếu ở 2 xã miền núi là Phước Thành và Phước An và một
phần ở các vùng đồng bằng.
+ Nhóm đất mặn: Chủ yếu tập trung ở các xã ven biển (xã Phước Thuận; Phước
Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng).
+ Nhóm đất phù sa và đất cát: Chủ yếu ở xã đồng bằng và ven biển.
18
* Đất nông nghiệp:
- Với diện tích đất nông nghiệp là 12.458,50 ha, chiếm 57,38% tổng diện tích tự
nhiên trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp có 9.921,5 ha chiếm tỷ lệ 79,64% tổng diện tích đất
nông nghiệp; Đất lâm nghiệp (có rừng) là 1.408,02 ha chiếm 11,3%; Đất nuôi trồng thủy
sản là 1.091,32 ha chiếm tỷ lệ 8,76%; Đất làm muối và đất nông nghiệp khác là 37,66 ha
chiếm tỷ lệ 0,3%. Như vậy đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn và là ngành mũi
nhọn trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Đất phi nông nghiệp với diện tích là 6.695,15, chiếm 30,84% tổng diện tích tự
nhiên.

* Đất chưa sử dụng: Trên địa bàn huyện còn 2.558,92 ha, chiếm 11,79% tổng diện
tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng là: 705,51 ha, chiếm 27,57% tổng diện tích đất chưa sử
dụng; đất đồi núi chưa sử dụng là 1.603,02 ha, chiếm 62,64%; đất núi đá không có rừng
cây là: 250,39, chiếm 9,78%.
Theo số liệu điều tra quy hoạch sử dụng đất của Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Tuy Phước, hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện qua bảng 1:
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (ngày 1/1/2008)
TT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
21712,57 100
1
Đất nông nghiệp NNP
12458,50 57,38
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp SXN
9921,50 79,64
1.2
Đất lâm nghiệp LNP
1408,02 11,30
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản NTS
1091,32 8,76
1.4
Đất làm muối LMU
26,58 0,21
1.5

Đất nông nghiệp khác NKH
11,08 0,09
2 Đất phi nông nghiệp PNN
6695,15 30,84
2.1
Đất ở OTC
759,75 11,35
2.2
Đất chuyên dùng CDG
2887,42 43,13
19
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN
47,18 0,70
2.4
Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD
560,17 8,37
2.5
Đất sông suối và MNCD SMN
2439,75 36,44
2.6
Đất phi nông nghiệp khác PNK
0,88 0,01
3
Đất chưa sử dụng CSD
2558,92 11,79
3.1
Đất bằng chưa sử dụng BCS
705,51 27,57
3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
1603,02 62,64
3.3
Núi đá không có rừng cây NCS
250,39 9,78
(Nguồn: Từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước )
2.2.2. Tình hình dân số và lao động
* Theo số liệu thống kê năm 2006, toàn huyện có 186.881 người giảm 2,03% so với
năm 2005; Vì năm 2006 thực hiện chủ trương của tỉnh, UBND huyện Tuy Phước đã tách xã
Phước Mỹ chuyển về thành phố Quy Nhơn quản lý nên giảm 3.879 người.
- Năm 2007, toàn huyện có 188.211 người:
Trong đó: dân số nông thôn: 161.456 người; dân số thành thị 26.755 người.
* Về lao động: Năm 2007 toàn huyện có 97.710 lao động:
Trong đó: lao động nông nghiệp 64.996 lao động; lao động phi nông nghiệp 32.714
lao động.
* Về số hộ: Năm 2007 toàn huyện có 44.812 hộ:
Trong đó: hộ nông nghiệp: 38.442 hộ; hộ phi nông nghiệp: 6.370 hộ.
* Về mật độ dân số: năm 2007, mật độ dân số là 867 người/km2
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm (2005-2007)
T
T
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
So sánh %
06/05 07/06
1 Tổng dân số
Người 190760 186881 188211 -2,03 0,71
1.1 DS nông thôn
Người 164545 160402 161456 -2,52 0,66
1.2 DS thành thị
Người 26215 26479 26755 1,01 1,04

2 Tổng lao động
LĐ 98372 69587 97710 -29,26 40,41
2.1 Lao động N.nghiệp
LĐ 69962 67354 64996 -3,73 -3,50
2.2 Lao động phi NN
LĐ 28410 29233 32714 2,9 11,91
3 Tổng số hộ
Hộ 45.419 44.495 44.812 -2.03 0.71
3.1 Hộ nông nghiệp
Hộ 39.177 38.190 38.442 -2.52 0.66
20
3.2 Hộ phi nông nghiệp
Hộ 6.242 6.305 6.370 1.01 1.03
4 Mật độ DS
Người/km
2
669 861 867 28,7 0,70
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước)
Tuy Phước với đặc thù là một huyện nông nghiệp, nên dân số của huyện tập trung
phần lớn ở nông thôn, năm 2007 dân số nông thôn chiếm 86% so với tổng dân số của
huyện. Lao động đang làm nông nghiệp, năm 2007 chiếm tỷ lệ 67% so với tổng số lao động
của huyện và tăng 1,16% so với năm 2006.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của Huyện có sẵn nhưng chưa có tay nghề bậc cao,
phân bố không đồng đều trong các xã, thị trấn trong huyện nên phần nào cũng chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển của huyện. Tuy vậy, đây là tiềm lực, là vốn quý cho phát triển kinh
tế xã hội của huyện trong những năm tới.
2.2.3- Tình hình cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Từ năm 2005 đến nay, hệ thống giao thông của huyện được Tỉnh đầu tư và mở rộng,
trải nhựa lại các tuyến đường tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện. Tuyến đường quốc lộ 19, xuyên

qua địa bàn huyện Tuy Phước, với chiều dài là 15 km. Đường quốc lộ 1A Bắc-Nam đi qua
thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước và xã Phước Lộc, có chiều dài 12 km. Ba tuyến đường
tỉnh lộ 638, 639 và 640 chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 50 km, hầu hết đã được bê
tông hóa. Tính đến đầu năm 2007 thì các xã, thị trấn đã bê tông hóa đường liên xã liên thôn
177,9 km. Ngoài đường bộ, trên địa bàn còn có đường sắt thống nhất Bắc-Nam đi qua dài
12km. Có tuyến đường biển từ các xã Đông Bắc đi thành phố Quy Nhơn, rất thuận lợi cho
việc giao lưu mua bán các sản phẩm và nguồn lợi thủy sản.
Nhìn chung, giao thông trên địa bàn huyện rất thuận tiện cho việc đi lại của người
dân, cũng như phục vụ cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Vì vậy nó đã góp
phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. Giao thông cần
21
phải thuận tiện hơn nữa cho nên trong những năm tới huyện cần phải có kế hoạch phát triển
giao thông cho các xã, thị trấn phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân, nhất là 02 xã miền
núi (Phước An và Phước Thành).
* Cấp thoát nước:
- Cấp nước: Trên địa bàn huyện hiện nay thị trấn Diêu Trì, xã Phước An, xã Phước Sơn,
xã Phước Lộc và xã Phước Quang đã có nguồn nước sạch, nhưng chỉ đáp ứng được 75%
nhu cầu sử dụng. Các xã, thị trấn còn lại chủ yếu dùng nước giếng khoan hoặc giếng đào.
Tuy nhiên có những xã nằm ở gần Đầm biển nên có sự xâm nhập mặn nên xảy ra tình trạng
thiếu nước sinh hoạt.
- Thoát nước: Hệ thống cấp, rãnh thoát nước chỉ mới xây dựng được ở thị trấn Tuy
Phước, thị trấn Diêu Trì, xã Phước Lộc nhưng chưa đảm bảo, cho nên khả năng tiêu thoát
nước còn kém nên mùa mưa còn tình trạng ứ đọng nước. Trong năm nay huyện đã có chủ
trương mở rộng, xây mới và nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước trên địa bàn huyện, nhất là
ở hai thị trấn của huyện.
Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cũng mới được xây dựng thêm và tu bổ,
nhưng nhìn chung chỉ đáp ứng được 86% việc cấp nước tưới vào mùa khô và tiêu thoát nước vào
mùa mưa. Vì vậy trong thời gian tới huyện cùng với các địa phương sẽ có nhưng giải pháp, chính
sách hợp lí để nâng cao khả năng tiêu nước trên địa bàn như: nắn dòng chảy của sông Kôn ở
đoạn cầu Liêm Trực, đắp đập ngăn dòng chảy của sông Hà Thanh để dự trữ nước ở thị trấn Diêu

Trì, cải tạo và nâng cấp sức chứa cho hồ Long Mỹ và các đập dâng để dự trữ nước vào mùa mưa,
hạn chế lũ lụt và cung cấp nước tưới vào mùa khô.
2.2.4. Thực trạng về kinh tế
Trong những năm qua, huyện Tuy Phước có nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng
khá. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện bình quân từ (2005-2007) là 8,5%.
- Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp:
Tuy Phước là một huyện chủ yếu làm nông nghiệp, trong những năm qua nhờ sự tập
trung chỉ đạo các giải pháp phát triển nông, lâm, thủy sản toàn diện và bền vững, gắn với
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các giải pháp quan trọng đã được
22
triển khai thực hiện như: Đề án chuyển đổi 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa ăn chắc, chuyển
diện tích vụ Hè muộn sang sản xuất đúng vụ Thu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, triển
khai mô hình khuyến nông đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất; tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển mạnh chăn nuôi nhằm nâng dần tỷ trọng giá
trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phòng chống và kiểm soát dịch bệnh gia súc
và gia cầm. Về thủy sản, huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất hiệu quả, đa dạng hóa hình
thức nuôi và phòng ngừa dịch bệnh tôm, hình thành mạng lưới khuyến ngư cơ sở.
Qua bảng 3 cho thấy, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản: năm 2006 là 400.154 triệu
đồng, tăng 22,74% so với năm 2005; năm 2007 là 405.853 triệu đồng, tăng 1,42% so với
năm 2006. Giá trị sản xuất tăng ít là do dịch bệnh tôm xảy ra nhiều, năng suất tôm giảm
nên giá trị sản xuất giảm mạnh. Bên cạnh đó tổng sản lượng quy thóc cũng tăng giảm thất
thường, cụ thể năm năm 2007 giảm 5.679 tấn tương ứng giảm 5,5% so với năm 2006, vì
vậy mà giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp không cao.
Bảng 3
23
+ Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 là 328,77 triệu
đồng, tăng 23,07% so với năm 2005; năm 2007 là 338,49 triệu đồng, tăng 2,96% so với
năm 2006. Giá trị sản xuất tăng ít là do nắng hạn kéo dài, thiếu nước nên không gieo sạ
được.
+ Sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2006 là 14,62 triệu đồng,

tăng 3,69% so với năm 2005; năm 2007 là 16,35 triệu đồng, tăng 11,83% so với năm 2006.
Giá trị này tăng là vì thực hiện dự án WB3 diện tích trồng rừng trên địa bàn hai xã: Phước
Thành và Phước An.
+ Sản xuất thủy sản: Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2006 là 56,77 triệu đồng,
tăng 26,79% so với năm 2005; năm 2007 là 51,02 triệu đồng, giảm 10,13% so với năm
2006, là vì sản lượng tôm nuôi trồng do dịch bệnh.
- Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 là 186,31 triệu đồng, tăng
3,14% so với năm 2005; năm 2007 là 258,49 triệu đồng tăng 38,74% so với năm 2006. Giá
trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh là do số lượng và quy mô hoạt động của các cơ sở sản
xuất kinh doanh được đầu tư mở rộng. Bên cạnh đó, cụm công nghiệp Phước An đã đi vào
hoạt động nên đã thúc đẩy giá trị sản xuất địa phương tăng nhanh.
24
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của huyện
Nhìn chung qua nghiên cứu sơ bộ tình hình cơ bản của huyện, tôi nhận thấy có những
thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Tuy Phước là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu văn hóa và phát
triển kinh tế-xã hội. Tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có
Đầm biển và có cả miền núi nên việc phát triển kinh tế là hết sức thuận lợi. Hệ thống giao
thông đường bộ và đường sắt thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa, nguồn nhân lực dồi
dào.
Trong những năm qua, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai
đoạn 2005-2007 trên địa bàn huyện có nhiều khả quan, đời sống nhân dân được cải thiện,
cơ cấu kinh tế của huyện có khuynh hướng chuyển dịch tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp mặc dù đang chuyển biến chậm. Đời sống và tinh
thần của nhân dân huyện từng bước cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao.
* Khó khăn:
Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện còn nhiều
phức tạp. Việc sử dụng đất không lập qui hoạch, kế hoạch hoặc có qui hoạch nhưng không
thực hiện đúng theo qui hoạch đã được duyệt. Tình trạng lấn chiếm đất đai, cất nhà trái

phép, chuyển nhượng trái phép, diễn ra thường xuyên, những thay đổi và phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế thị trường, công tác quản lý và sử dụng đất đai còn bộc lộ nhiều yếu
kém.
Thiên tai, hạn hán và lũ lụt thường xuyên, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng
đến năng suất của cây trồng; dịch bệnh lở mồm long móng gia súc và bệnh “Heo tai xanh”
diễn biến phức tạp; giá cả nhiều loại nguyên liệu, vật liệu sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu
tăng cao, đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như kết quả điều
hành trên các lĩnh vực khác. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên việc tưới
tiêu chưa chủ động. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phá
25

×