Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo kinh tế hy lạp 3 quý đầu năm 2017 và triển vọng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.14 KB, 13 trang )

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM
INTERNATIONAL ECONOMICS FACULTY

NGOẠI GIAO KINH TẾ
TIỂU LUẬN
Báo cáo kinh tế Hy Lạp 3 quý đầu năm 2017 và Triển vọng
năm 2018

NAME

: Vũ Kim Thành

STUDENT ID

: KT41C – 087 – 1418

CLASS:

: KT41C

Hanoi, 2017


MỤC LỤC

A. Tình hình kinh tế Hy Lạp 2017............................................................................. 4
1. Trong nước:............................................................................................................................. 4
1.1. Tăng trưởng GDP............................................................................................................. 4
1.2 Thất nghiệp:....................................................................................................................... 5
1.3. Chỉ số tiêu dùng:.............................................................................................................. 6
1.4. Tài Chính công:................................................................................................................. 7


2. Ngoài nước:.............................................................................................................................. 7
2.1. Về thương mại:................................................................................................................ 7
2.2. Về đầu tư:........................................................................................................................... 9
3. Hy Lạp Và Những Thay Đổi Tích Cực năm 2017:..............................................10
3.1. Về kinh tế........................................................................................................................ 10
3.2. Về đổi mới cấu trúc:................................................................................................... 11

B. Tiềm năng phát triển của Hy Lạp cho giai đoạn quý cu ối năm
và năm 2018:.............................................................................................................................. 11
1. Về Kinh Tế:............................................................................................................................ 11
2. Về xã hội:................................................................................................................................ 12

Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 13


Lời nói đầu
Hy Lạp luôn từng là một trong những nước phát
triển hàng đầu khu vực Châu Âu. Nhưng kể từ khi
tham gia vào khối Liên Minh Châu Âu, sử dụng
chung đồng Euro cộng với những chính sách tài
khoá sai lầm đã khiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng.
Sau hơn 8 năm khắc phục hậu quả để lại, Hy Lạp và
chính phủ mới đã phần nào đạt được những thành tự
đáng kể song vẫn còn những bất cập vẫn chưa được
giải quyết. Bài tiểu luận dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn
toàn cảnh về tình hình kinh tế của Hy Lạp trong 3
quý đầu năm 2017 và đưa ra đánh giá nhận xét!


A. Tình hình kinh tế Hy Lạp 2017

1. Trong nước:
1.1. Tăng trưởng GDP1

GDP HY LẠP THEO QUÝ
52,221

49,166

48,718

48,628

47,926
46,751

Q1/2016

Q2/2016

Q3/2016

Q4/2016

46,995

Q1/2017

Q2/2017

Q3/2017


Hy Lạp chứng kiến một năm phát triển mạnh mẽ trên đà kinh tế dù đang
trải qua một cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ. Vào năm 2016, cả nước đạt
194.54 tỉ đô và con số này sẽ được dự đoán tăng cao hơn nữa vào năm
2017 bởi sức tăng trưởng theo quý của năm nay là khá cao. Trong Quý
3/2017, Hy Lạp tăng 0.3% so với quý trước và 0.11% so với mức đạt
được cùng kỳ năm ngoái. Đánh giá tổng thể cả năm thì GDP toàn quốc
gia có xu hướng tăng dần theo quý và hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng tới cuối
năm 2017 nhờ các chính sách thắt lưng buộc bụng và hiệu quả của các
biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng của chính phủ.
Ngoài GDP tổng thể, GDP trên đầu người của Hy Lạp cũng được xem là
đang có tiến triển ổn định. Quý 3/2017 có GDP per capita là $4,133 - cao
hơn 94 so với cùng kỳ năm 2016 ($4,039). Nếu xếp hạng các nước theo
chỉ số này thì Hy Lạp sẽ đứng thứ 30 toàn cầu – một vị trí triển vọng cho
quốc gia đang gặp phải khó khăn tài chính.

1 Tradeeconomics.

Nguồn: Tradeeconomics.com


1.2 Thất nghiệp:

Có thể nói, tỉ lệ thất nghiệp Hy Lạp tính đến quý 3/2017 2 là mức thấp
nhất kể từ năm 2011. Vào tháng 9/2017, chỉ số này đã giảm xuống còn
20.5% từ 20.7% của tháng trước nhưng thấp hơn mức 26.3% cùng kỳ
năm 2016.
Mặc dù giảm mạnh như vậy nhưng tỉ lệ thất nghiệp Hy Lạp vẫn cao gấp
đôi so với mức trung bình của toàn bộ khu vực khối Liên Minh Châu.
Tính đến hết tháng 9/2017, số người đang trong tình trạng thất nghiệp đã

giảm 0.98 triệu người và số việc làm đã tăng lên 3.8 triệu. Tỉ lệ thất
nghiệp tập trung chủ yếu vào độ tuổi 18-24 (độ tuổi được kỳ vọng nhất
trong giai cấp lao động) khi chiếm tới 39.5% tỉ lệ thất nghiệp chung
nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đó là nhóm 24-35 chiếm tỉ trọng
không việc làm lớn thứ 2 toàn quốc với 24.2% (2016 là 29.9%), nhóm
35-44 chiếm 18.8% giảm 0.2% so với năm 2016.
Còn xét về giới thì tỉ lệ thất nghiệp phụ nữ cao hơn so với đàn ông tại Hy
Lạp năm 2017 (25.3% so với 16.8%) nhưng cả 2 đều có sự giảm mạnh so
với năm trước đó từ 27.6% ở nữ và 19.6% ở nam.
Có thể nhận thấy rằng lao động Hy Lạp đang già hoá bởi lực lượng lao
động trẻ không thể tìm được việc làm do các chính sách thắt lưng buộc
bụng từ chính phủ và sự thiếu hỗ trợ đến từ các tổ chức trong nước. Tình
trạng này đã xuất hiện phổ biến kể từ sau khủng hoảng nợ công nổ ra.
Đỉnh điểm là cuộc biểu tình của sinh viên Athens tháng 10/2014 khi nước
này hứng chịu tỉ lệ thất nghiệp cho độ tuổi này lên tới hơn 50% - điều này
có nghĩa 11 triệu người trẻ tại đây thì hơn nửa trong số họ sẽ phải đối mặt
với tương lai đáng báo động.

2 Tradeeconomics.

Nguồn: Tradeeconomics.com


BẢNG SỐ NGƯỜI THẤT NGHIỆP TẠI HY LẠP TÍNH HẾT
THÁNG 6/20173

Thực tế đã có những biến chuyển tích cực sau khi chính phủ Hy Lạp
quyết định vay thêm 8.5 tỉ euro vào cuối tháng 6 năm 2017 từ các nhà
cầm quyền khu vực trong kế hoạch chương trình cứu trợ khủng hoảng Hy
Lạp được đề ra trước đó. Đây có thể xem như là một bước ngoặt lớn để

Hy Lạp đưa mình ra khỏi tình trạng hiện nay.
Tính đến hết quý 2 năm 2017, tổng số người thất nghiệp được thống kê
tại Hy Lạp là 1.017 triệu người.
1.3. Chỉ số tiêu dùng4:

Theo số liệu thống kê bởi ELSTAT, tính đến hết tháng 11 năm 2017,lạm
phát hàng năm của Hy Lạp tăng 1.1% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng lại
giảm 0.7% so với tháng 10 năm 2017. Sự thay đổi của chỉ số này bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố xã hội:
 Quần Áo và Giày dép đồng loạt giảm giá trung bình 9.9% trong
những ngày mùa đông
 Mùa đông cũng góp phần giảm hàng gia dụng dịch vụ 0.9%
 Giảm 0.7% trong chi phí giao thông vận tải bởi sự sụt giá của
ngành hàng không. Tuy nhiên việc giá xăng tăng phần nào đã giúp
bù đắp khoản thâm hụt này.
 Các ngành khách sạn dịch vụ giảm 0.6%

3 Europa Statistics. Nguồn Europa.st.cy
4 Hellenic Statistical Authority, 2017. Nguồn:
/>

1.4. Tài Chính công:

Vào thời kỳ nửa năm đầu 2017, mức thâm hụt của tài khoản vãng lai Hy
Lạp sụt giảm 200 triệu euro từ 3.2 tỉ năm 2016. Sứt cắt giảm thâm hụt
này là thành quả của việc gia tăng đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ, nâng
lương cơ bản loại I loại II để kích thích nhân lực và cũng đến từ nỗ lực
giảm thiểu tình trạng nhập siêu của quốc gia bởi chính phủ Hy Lạp. Tính
đến thời điểm hiện tại thì 2017 có lẽ là năm thâm hụt thấp nhất trong hơn
15 năm qua.

Cán cân tài khoản vãng lai theo Q2 hàng năm tại Hy Lạp

2. Ngoài nước:
2.1. Về thương mại5:

a. Về Tình Trạng Xuất Nhập Khẩu
5 Η Ελληνική Οικονομία, 2017


Về xuất khẩu, tính từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2017, tổng xuất khẩu tạm
tính của Hy Lạp đạt 9.1 tỷ Euro tăng thêm 17.5% so với năm 2016 (chỉ
đạt 7.7 tỉ Euro). Tưởng chừng nhu cầu chung về hàng hoá Hy Lạp gia
tăng trong năm nay, nhưng thực tế mặt hàng chủ yếu của xuất khẩu đến
từ khai khoáng dầu thô. Nếu bỏ dầu thô ra thì mức tăng cùng quý 2017 so
với 2016 chỉ tăng trung bình 3.1% (như đã thể hiện trên biểu đồ) từ 6 tỷ
đến 6.2 tỉ. Đây là thế mạnh của Hy Lạp và cũng là nguyên nhân mà họ
luôn được EU ưu đãi khi áp lực cắt giảm nhiên liệu từ Nga tới Liên Minh
này ngày càng gia tăng. Hơn nữa việc giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô
Hy Lạp tăng trong 2017 cũng được hưởng lợi từ việc giá dầu thế giới
đang tăng mạnh.

Khối lượng xuất khẩu có tính
dầu

Khối lượng xuất khẩu không tính dầu

Tổng Xuẩt khẩu Hy Lạp theo tháng (tính theo 2 tháng 1)
Về cơ cấu xuất khẩu theo ngành, thì 4 tháng đàu tiên năm 2017 chứng
kiến sự thụt giảm mạnh của mặt hàng Nông Nghiệp khi chỉ số này bị
giảm 4.6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt 1.7 tỉ (bằng chưa đến

1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc). Ở chiều hướng ngược lại, mặt
hàng công nghiệp được ưa chuộng hơn khi xuất khẩu giúp cho lĩnh vực
này tăng 4.1% trong 4 tháng đầu năm 2017 và đạt kim ngạch vào khoảng
3.8 tỉ Euro. Lý giải cho sự tăng hơn 100 triệu euro này là bởi nhu cầu về
nguyên liệu thô tăng cao tại thị trường Châu Âu (chiếm 408 triệu Euro)
và mức tăng nhẹ từ các hoá liệu và sản phẩm công nghiệp liên quan.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Hy Lạp có thể kể đến Ý, Hà Lan, Mỹ,
các nước Trung Đông, Lebanon…
Mặt khác, nhập khẩu tại Hy Lạp cũng tăng 16.6% trong năm 2017 đạt
mức 15.2 tỉ Euro. Điều này cho thấy Hy Lạp vẫn đang là quốc gia nhập
siêu khi kim ngạch nhập khẩu chỉ bẳng 2/5 xuất khẩu.


b. Về bán lẻ:
Trong 6 tháng đầu năm 2017, giá trị hàng bán lẻ tại Hy Lạp tăng lên 2.8%
bù đắp cho sự thâm hụt trong năm 2016 (-2.9%).
Các ngành chủ đạo của ngành bán lẻ năm 2016 tiếp tục giữ vững vị thế
của mình trong năm 2017 với những chuyển biến tích cực hơn. Ngành
Sách và Đồ dùng văn phòng có mức tăng trưởng 11.3% thay vì 2.1% như
năm ngoái; Ngành may mặc thì có sụt giảm đôi chút từ mức tăng trưởng
4.8% còn 3.6%; ngành Mỹ Phẩm – Dược phẩm đồng loạt trở lại thặng dư
0.9% sau một năm lỗ 3.9%.
Lỗ nặng nhất thể hiện ở ngành Thực Phẩm Nước Giải Khát với mức giảm
sâu tới -4.6% năm 2017 từ mức tăng trưởng 2.4% năm 2016. Lý giải cho
sự thâm hụt mạnh này là bởi giá các mặt hàng giải khát chính và chiếm
thị trường số đông như Coca Cola, Pepsi, Fanta… đều đồng loạt tăng giá
sản phẩm của mình dưới sức ép về tính minh bạch thuế má do chính phủ
Hy Lạp đang mạnh tay thi triển để giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Chính vì sự tăng giá các sản phẩm này khiến lượng hàng bán ra tụt mạnh
gây ra lỗ lớn cho toàn ngành.

Tuy nhiên, nhìn chung thì khả năng tiêu thụ bán lẻ của Hy Lạp đã sáng
hơn rất nhiều sau nhiều năm dài chìm trong thâm hụt.
2.2. Về đầu tư6:

Khi suy thoái ập dến vào năm 2008 – 2009, lần đầu tiên trong lịch sử tính
dụng, mức độ tín nhiệm của Hy Lạp lại bị hạ dưới mức A-. Cụ thể, vào
năm 2009, 3 ông lớn đánh giá kiểm chứng mức độ tin cậy đầu tư dài hạn
thế giới Moody Rating, S&P Index và Fitch Rating đã đẩy Hy Lạp xuống
mức BBB-, khiến quốc gia này còn trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp
cận vốn nước ngoài để khôi phục nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Vào năm 2017, tính đến nay, tình hình đầu tư tín dụng của Hy Lạp cũng
không khả quan hơn do mức tín nhiệm của các tổ chức uy tín thế giới vẫn
6 OECD, 2017. Nguon: OECD.org


giữ đất nước này ở mức B, cụ thể là CAA2 và B- tính đến ngày
15/12/2017.
Tuy nhiên bất chấp lời cảnh báo cũng như đánh giá từ các tổ chức trên,
lượng đầu tư tại Hy Lạp đang có những chuyển biến tức cực khi mức đầu
tư từng quý tại quốc gia này đều cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2016 và
được dự đoán sẽ nhận được được vốn đầu tư trực tiếp cao nhất so với 4
năm trở lại đây (Hình )
Lý giải cho sự gia tăng đầu tư thay mặc mức tín nhiệm suy giảm là bởi
các nhà rót vốn đều tự tin vào chính quyền mới Hy Lạp sẽ thúc đẩy nền
kinh tế nước này. Đặc biệt sau khi nhận được hỗ trợ 8 tỉ đô từ Liên Minh
Châu Âu và Liên Minh đã kéo dài thời hạn thanh toán nợ của nước này.
Có thể nói đây là tác động không nhỏ củng cố niềm tin vững chắc của nhà
đầu tư và nhà cầm quyền tại đây về một tương lai bớt ảm đạm hơn.

Ngoài ra, số liệu từ CountryEconomy cho thấy, lãi suât trái phiếu chính

phủ 10 năm của Hy Lạp giảm rất mạnh sau một năm từ hơn trung bình
7.2% năm 2016 xuống hơn 3.93% tính đến 16/12/2017. Bởi chính phủ Hy
Lạp lo lắng về một cuộc sụp đổ tài chính lần thứ 2 lại nổ ra tại quốc gia
này khi trái phiếu đồng thời đáo hạn, họ đã phải giảm lãi suất xuống sau
khi đã nhận được hỗ trợ từ các chương trình cứu trợ kinh tế của thế giới.
3. Hy Lạp Và Những Thay Đổi Tích Cực năm 2017:
3.1. Về kinh tế7

Khi khủng hoảng nổ ra, Hy Lạp phải ký cam kết và thực hiện chương
trình ESM để có thể cứu đất nước mình khỏi bế tắc tài chính. Và đến nay
7 CHRISTOS STAIKOURAS, HKAOHMEPINH, 2017. Nguon:
/>

thì chương trình cứu trợ ESM này đã băst đầu phát huy hiệu quả. Hiện
năm 2017 là giai đoạn thứ 3 của chương trình này với các kế hoạch quản
lý nguồn vốn, tái cơ cấu nợ và tạo ra chính sách tài khoá thân thiện cho sự
phát triển sau này của đất nước. Trước hết như đã liệt kê, mức tăng
trưởng GDP Q1/2017 đã cao hơn 0.4% so với năm ngoái bởi sự tăng
trong tiêu thụ tư nhân và nhà nước, lần lượt 1.7% và 1%.
Xuất khẩu tăng mạnh cũng là một điểm sáng của năm 2017. Dù giá dầu
thế giới năm nay tăng cao nhưng đồng thời nó cũng làm giảm tính cạnh
tranh trong việc bán dầu thô đi rất nhiều giúp cho Hy Lạp cung cấp được
sản phẩm khai khoáng của mình tới các bạn hàng lớn như Italia với giá
cao hơn và sản lượng nhiều hơn.
3.2. Về đổi mới cấu trúc:

Hy Lạp đã tiến hành rất nhiều phương pháp tái cấu trúc hệ thống trong
một vài năm trở lại đây để tránh mắc lại sai lầm từ cuộc khủng hoảng.
Nhờ sự thanh lọc tái cấu trúc này đã kiến tạo một môi trường kinh tế có
tiềm năng hơn cho các doanh nhiệp. Các đổi mới cấu trúc nổi bật trong

năm 2017 có thể kể đến:
 Thắt chặt lương thưởng cho khu vực nhà nước, nơi mà chính phủ
Hy Lạp luôn mạnh tay bạo chi dẫn đến sự thoái trào nào 2009.
 Tuyển lọc quan chức cho các công ty nhà nước và các vị trí trong
chính phủ một cách kỹ lưỡng.
 Hợp nhất các quỹ lương hưu thành một và sử dụng điều luật chung
để giảm thiểu rủi ro cho những hưu trí.
 Thả lỏng các cơ quan thuế hoạt động độc lập không còn dưới sự
giám sát của chính phủ nữa, điều này sẽ giúp việc thu thuế minh
bạch hơn khi mà thống kê vào năm 2008 chỉ ra rằng, nên kinh tế
ngầm (kiếm tiền không thuế) của Hy Lạp chiếm tới 2/3 GDP cả
nước này. Đây là nguyên nhân cốt lõi cho sự sụp đổ tài chính của
quốc gia này.
 Đưa ra các kế hoạch cam kết về mức lương tối thiểu và áp dụng
hợp nhất cho toàn quốc.

B. Tiềm năng phát triển của Hy Lạp cho giai đoạn quý cuối năm và năm
2018:
1. Về Kinh Tế:

Nền kinh tế Hy Lạp đang dần phục hồi trở lại, đà phục hồi này được kì
vọng sẽ gia tăng khi nhận được đầu tư cứu trợ và mức tiêu thụ trong nước
bình ổn trở lại. Có thể thấy dù thất nghiệp vẫn đang duy trì ở mức rất cao
(gấp đôi so với mức thất nghiệp trung bình của EU), nhưng những tiến


triển tốt tại thị trường lao động là điều dễ nhận thấy. Tỉ lệ lao động trong
năm 2018 được ban cố vấn Europa kỳ vọng giảm xuống còn 20.4% và
cho rằng thực tế sẽ có thể thấp hơn nhiều nếu chính phủ Hy Lạp biết sử
dụng gói cứu trợ €8 tỉ mà họ vừa vay vào giữa tháng 12 đúng cách.

Tỷ trọng cán cân vãng lai trên GDP được đánh giá trở lại mức thặng dư
vào năm 2018 dựa vào những yếu tố tốt đang biểu hiện tại năm nay khi
kiều hối đóng góp €287 triệu chỉ trong 4 tháng đầu 2017.
Mức tăng trưởng GDP được nhiều chuyên gia của OECD đánh giá sẽ tăng
một khoảng 2.3% vào năm 2018 dưới sự phát triển của tiêu dùng trong
nước và đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu sẽ khó có thể giải quyết nhanh gọn trong
vòng một năm khi tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu hiện đang quá lớn. Các
chuyên gia OECD cho rằng, sau 2020 thì chính phủ mới có thể bắt đầu
hạn chế được tình trạng nhập siêu đang hoành hành như bây giờ. Bởi khi
đó với mức GDP hồi phục, nền kinh tế có khả năng tự cung ứng tốt hơn
và trở nên tránh phụ thuộc vào nhập khẩu hơn.
2. Về xã hội:

Trong suốt hơn 8 năm khủng hoảng, các con phố Hy Lạp luôn ngập trong
bạo động và biểu tình. Điển hình những người trẻ diễu hành biểu tình về
nạn thất nghiệp trẻ năm 2014 là một minh chứng cho sự bất ổn xã hội tại
quốc gia này. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần kinh tế, nếu Hy Lạp có thể
tận dụng được các gói hỗ trợ một cách hiệu quả thì họ hoàn toàn đủ khả
năng giảm thiểu thất nghiệp, qua đó bình ổn sự tức giận đến từ đám đông.
Ngoài ra thất nghiệp cũng là nguyên nhân khiến cho an ninh quốc gia này
bị ảnh hưởng nặng. Theo TradeEconomics, sau 2009 thì mức độ an toàn
tại Hy Lạp giảm xuống luôn dưới 12% (trước khi khủng hoảng diễn ra thì
mức độ này là 23%), lý giải cho điều này đến bởi sự khó khăn trong đời
sống người dân dẫn đến việc trộm cướp, gây rối trật tự trở nên phổ biến.
Nếu đưa đất nước trở về được đà phát triển vốn có thì an ninh quốc gia
này hoàn toàn có thể ổn định như ban đầu.


Tài liệu tham khảo

1. Tradeeconomics. Nguồn: Tradeeconomics.com
2. OECD, 2017. Nguon: OECD.org
3. CHRISTOS STAIKOURAS, HKAOHMEPINH, 2017. Nguon:

/>4. Η Ελληνική Οικονομία, 2017
5. Europa Statistics. Nguồn Europa.st.cy
6. Hellenic Statistical Authority, 2017. Nguồn:

IFM, 2017. Nguon: IMF.com
8. Κατεβάστε το 19ο τεύχος της εφημερίδας, 2017. Nguồn:

/>9. ΕΛΛΑΔΑ, Βάσεις 2017: Κατακόρυφη πτώση στις Οικονομικές

σχολές, έως 1.300 μόρια -Τι έγινε σε Νομικές-Ιατρικές [λίστα],
2017. Nguồn: />10. Báo cáo kinh tế theo tháng của Hy Lạp, Nguồn:

/>11. Panagiotis E. Petrakis, Η ελληνικη οικονομια μεχρι το 2021: μαϊοσ

2017. Tạm dịch: Triển vọng kinh tế Hy Lạp đến năm 2021. Nguồn:
/>


×