Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thi pháp truyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.79 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
Đề bài:
Chọn 5-10 truyện cổ tích có yếu tố thần kì và tìm hiểu nhóm truyện đó từ
góc nhìn thi pháp thể loại.
Bài làm
Lựa chọn khảo sát qua 5 truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ dừa, Thạch Sanh, Cây
tre trăm đốt, Cây khế.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và 5 truyện cổ tích
Văn học dân gian giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử
văn học dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam là bộ phận văn học lớn, ra đời đầu
tiên và có sức ảnh hưởng rộng lớn đến người dân Việt. Không chỉ vậy, đây còn là
một bộ phận văn học đa dạng về mặt thể loại cũng như phong phú về mặt nội dung.
Theo đó, thi pháp thể loại cũng có những điểm đặc trưng, khác biệt.
Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích được xác định là
một trong những bộ phận quan trọng trong các thể loại tự sự dân gian. Nó dùng
một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức,
thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những hoàn cảnh
lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp. Đến với truyện cổ tích, con người tìm
thấy ở đó tình yêu và khát vọng vươn tới cuộc sống với bao điều kì lạ mà thực tại
không có.
Thi pháp học thể loại là cách tiếp cận tuy không mới mẻ nhưng hiệu quả
trong việc tiếp cận các tác phẩm để phát hiện và xếp các tác phẩm theo nhóm tác
1


phẩm có những đặc trưng riêng. Dối với bộ phậ văn học dân gian, cách tiếp cận nà
càng quan trọng vì bộ phận này không có sự minh bạch rõ ràng về mặt tác giả, thể
loại. Vì vậy, nghiên cứu theo phương pháp này sẽ đóng góp cách nhìn và cơ sở
niềm tin vào cách phân chia thể loại hiện hành.


5 truyện cổ tích này được coi là có tính phổ biến rộng, đều đã được thể hiện
bằng văn bản, có yếu tố thần kì và nội dung có thể coi là ổn định, ít có sai khác lớn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết chọn cách tiếp cận lí thuyết thi pháp thể loại và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu như:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
- Phương pháp lịch sử - xã hội
3. Mục đích của bài viết
Bài viết khảo sát trên phạm vi 5 truyện cổ tích. Dùng cách tiếp cận thi pháp
thể loại, mục đích đầu tiên của bài viết nhằm chỉ ra những đặc trưng về mặt thi
pháp cũng như ý nghĩa của nhóm truyện chứa yếu tố thần kì. Từ việc khai thác đó
có thể đưa ra đánh giá chung về nhóm truyện này.
Sau cùng, người viết mong muốn đóng góp một bài nghiên cứu nhỏ vào quá
trình nghiên cứu một thể loại văn học dân gian.
4. Ý nghĩa của thi pháp văn học thông qua bài viết.
Thi pháp học là khía cạnh lựa chọn để nghiên cứu dặc trưng thể loại truyện
cổ tích thần kì. Từ đó phát hiện và nhận dạng những điểm thay đổi và bất biến
trong thể loại văn học này.
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm thi pháp thể loại
Thi pháp học là một trong những bộ môn khoa học có bề dài lịch sử lâu đời
nhất trong lịch sử nhân loại. Trong suốt 2300 năm tồn tại, nó không hề ổn định
mà thay hình đổi dạng liên tục. Đến nay, người ta vẫn chưa có sự thống nhất về
khuynh hướng nghiên cứu, phương pháp luận, đối tượng và phạm vi nghiên
2


cứu. Riêng khái niệm “Thi pháp” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo
thời đại, quốc gia, trường phái và quan điểm cá nhân của các nhà nghiên cứu, lý

luận, phê bình.
Ở Việt Nam, Thi pháp học mới chỉ phổ biến sau năm 1986. “Từ điển tiếng
Việt” có giải thích: “Thi pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ.” (Hoàng Phê; Từ
điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998). Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn “150
thuật ngữ văn học”: Thi học, thi pháp là “Ngành học thuật nghiên cứu hệ thống
các phương thức, phương tiên biểu hiện trong các tác phẩm văn học; một trong
những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn học… Trong nghĩa rộng “thi
học” trùng với “lý luận văn học”; trong nghĩa hẹp, “thi học” trùng với một số
các ngành của thi học lý thuyết”.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu thi
pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình
tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Nhiều nhà Thi pháp học Nga và Việt
Nam trong khi nghiên cứu hình thức nghệ thuật, vẫn không quên nhiệm vụ
“khám phá đời sống”, “biểu hiện đời sống bằng hình tượng”. Tức là gắn liền hai
nhiệm vụ: nghiên cứu hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng. Có thể thấy
điều đó trong định nghĩa của Trần Đình Sử: “Thi pháp học là cách nghiên cứu
hình thức nghệ thuật trong tính chỉnh thể, trong tính quan niệm” (Thi pháp thơ
Tố Hữu)
Quả thực, khó có thể tìm được một quan niệm chung về Thi pháp học. Cùng
sử dụng một thuật ngữ “thi pháp” nhưng mỗi thời có một cách hiểu khác nhau.
Trong thế kỷ XX, bức tranh Thi pháp học rất đa dạng về đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Cùng khoác áo “thi pháp” nhưng mỗi người xác định cho mình một
3


nhiệm vụ khác nhau: nghiên cứu phương pháp sáng tác, cấu trúc tác phẩm, hình
thức nghệ thuật, thủ pháp ngôn từ… Những quan niệm này cũng cho thấy phần
nào sự đa dạng về khuynh hướng nghiên cứu phê bình Thi pháp học.
Bakhtin cho rằng: “Thi pháp phải bắt đầu với thể loại” và ông xem thể loại

là trung tâm của Lịch sử văn học: “Thể loại là hình thức điển hình của toàn bộ
tác phẩm, của toàn bộ biểu hiện nghệ thuật” (phương pháp hình thức trong
nghiên cứu văn chương). Những công trình Thi pháp học đầu tiên trên thế giới
cũng nghiên cứu thể loại (Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long) và đến nay,
hướng nghiên cứu Thi pháp học thể loại cũng rất phổ biến, chiếm tỷ lệ công
trình nhiều nhất so với các khuynh hướng khác.
Trước khi đọc một tác phẩm, người ta thường quan tâm nó thuộc thể loại
nào. Tên gọi thể loại có tác dụng định hướng cách tiếp nhận tác phẩm, có chức
năng phân định hình thức và chỉ ra tính chất của tác phẩm. Ta hiểu thể loại là
“dạng thức của tác phẩm văn chương, được hình thành và tồn tại tương đối ổn
định trong quá trình phát triển lịch sử của văn chương, thể hiện ở sự giống nhau
về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống
được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng
đời sống ấy” (Từ điển thuật ngữ văn học)
Như vậy, Trong các công trình Thi pháp, việc khảo sát tác phẩm không chỉ
dừng lại ở việc chỉ ra tác phẩm đó thuộc thể loại nào mà là xem xét tác phẩm đó
có tuân thủ theo các quy tắc của thể loại hay không. Và việc tác giả chọn thể
loại ấy nhằm mục đích gì, nói cách khác là thể loại ấy mang tính chất như thế
nào.
2. Định nghĩa và thi pháp truyện cổ tích

4


Một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và được phổ biến
rộng rãi là truyện cổ tích. Khái niệm “truyện cổ tích” có nội dung khá rộng,
thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả phương pháp
sáng tác. Trong hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích, có thể nêu lên các nội
dung ít nhiều đã có sự thống nhất như sau:
- Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố

phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã
hội và có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội
có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của
nhân dân về cuộc sống xã hội với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch
sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và
có đấu tranh giai cấp.
- Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại,
đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và
ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và
ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong
phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ.
Ở Việt Nam, truyện cổ tích được ghi chép khá sớm. Từ thế kỉ XV, một số
truyện đã được biên soạn và giới thiệu trong cuốn Lĩnh Nam chích quái. Trước
Cách mạng tháng Tám, tập truyện cổ tích có dung lượng phong phú hơn cả là
tập Truyện cổ nước Nam. Sau Cách mạng, việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên
cứu truyện cổ tích Việt Nam rất được chú ý.
3. Phân loại truyện cổ tích
Trong hệ thống phân loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường được xác
định là một thể loại. Đây là một thể loại lớn gồm ba tiểu loại:
- truyện cổ tích thần kì.
- truyện cổ tích về loài vật, gần với truyện ngụ ngôn.
5


- truyện cổ tích sinh hoạt (hoặc truyện cổ tích thế sự), thường có yếu tố gây
cười.
4. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thần kì, chứng minh qua 5 truyện.
Trong di sản văn hoá nhân loại, truyện cổ tích chiếm một vị trí độc đáo và có
lẽ

là loại nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến nhất. Truyện cổ tích là
một loại truyện kể, phân biệt với các loại truyện kể khác do những nét đặc
trưng về thi pháp thể loại của nó. Bài viết này trình bày những nét đặc trưng cơ
bản về thi pháp thể loại truyện cổ tích:
 Đặc điểm bao trùm và nổi bật của thi pháp thể loại truyện cổ tích là
“thế giới cổ tích” – yếu tố thần kì.
“Thế giới cổ tích” là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian. Thế
giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại? Mặc dù “trong mỗi truyện cổ
tích đều có yếu tố thực tế” (V.I.Lênin), nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã
được trí tưởng tượng dân gian nhào nặn, hư cấu để xây dựng nên một thế giới
khác với thế giới thực tại mà ta gọi là “thế giới cổ tích”. Đây là một thế giới
không có thực, không thể xảy ra trong thực tế mà chỉ có trong…cổ tích! Điều
này được biểu hiện ở tâm lý sáng tác và tâm lý tiếp nhận truyện cổ tích. Người
kể và người nghe đều mơ ước về những điều “nên có và có thể có” diễn ra
trong “thế giới cổ tích”, nhưng không ai coi câu chuyện kể là có thực. Đây
chính là sự khác biệt cơ bản của thể loại truyện cổ tích với thể loại truyền
thuyết, giữa “thế giới cổ tích” và lịch sử.
Loại truyện cổ tích thần kì cũng có nhiều yếu tố cổ xưa có liên quan đến
những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con ngời thời thị tộc, bộ lạc.
Chẳng hạn như “người đội lốt vật”, “người chết sống lại trong kiếp loài vật
hoặc cỏ cây”, có liên quan đến quan niệm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng vật
tổ. Hay như “nộp mạng định kì cho một con vật đã thành tinh”, có liên quan
đến tín ngưỡng và nghi lễ hiến tế. Những yếu tố của quan niệm thàn thoại và
6


tín ngưỡng cổ ấy một mặt đã có sự pha trộn với các sự quan niệm tôn giáo của
xã hội có giai cấp như Phật giáo, Đạo giáo,… Cho nên tuy truyện cổ tích thần
kì có những yếu tố liên quan đến thần thoại hoặc kế thừa thần thoại, song nội
dung chính của truyện cổ tích thần kì là đời sống xã hội của con người và số

phận con người trong xã hội có giai cấp. Nhân vật trung tâm trong truyện cổ
tích thần kì là những người mồ côi, người con riêng, người em út, người ở,
người làm thuê, người lao động nghèo khổ nói chung,… Những nhân vật ấy
chịu những bất hạnh, khổ cực, bị chèn ép. Có thể thấy rất rõ những yếu tố này
trong những truyện được lựa chọn khảo sát. Sọ Dừa là một thanh niên khôi ngô
tuấn tú, thông minh tài giỏi nhưng lại ẩn mình trong hình hài một cục thịt như
chiếc sọ dừa. Cô Tấm trong truyện Tấm Cám là con riêng, bị mẹ con Cám chèn
ép, hãm hại, nhưng có thể sống lại bao nhiêu kiếp, ẩn mình trong con chim
vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị. Hay như Thạch Sanh – người lao
động nghèo khổ bị Lí Thông lừa đi nộp mạng cho xà tinh nhưng bằng khả năng
của mình đã chém chết xà tinh mà trở về. Nhân vật chính trong Cây khế cũng là
người em út hiền lành, thật thà và nhân vật trong Cây tre trăm đốt cũng là anh
người ở chất phác.
Người xưa đã sáng tác ra “thế giới cổ tích” không có thực trong câu chuyện
kể của mình vì họ muốn qua văn học để giải quyết cái mâu thuẫn giữa ước
muốn của con người với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Chúng ta đều biết nhân
vật trung tâm của truyện cổ tích thần kì là những con người bất hạnh, họ là
“nạn nhân của chế độ tư hữu tài sản, của chế độ gia đình phụ quyền, và của xã
hội có giai cấp”. Nhưng truyện cổ tích thần kì đã miêu tả những nhân vật bất
hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hoá, muốn thế, phải tạo ra cho họ một thế
giới khác với thế giới thực tại: đó là một thế giới của ước mơ. Truyện cổ tích đã
miêu tả họ, tuy ở vào những địa vị bị rẻ rúng trong gia đình và xã hội, nhưng
7


lại có phẩm chất tốt đẹp, có tài năng, đôi khi có những tài năng phi thường; và
mặc dầu phải trải qua nhiều đau khổ, gian truân, nhưng bao giờ cũng đi đến
một kết thúc tốt đẹp: từ những người nghèo khổ, bị coi thường trở thành những
người giàu sang, phú quý hoặc được giữ quyền cao chức trọng trong xã hội.
Một kết cục như thế là không tưởng trong thực tế xã hội. Cho nên truyện cổ

tích phải nhờ đến các yếu tố thần kì như nhân vật thần kì (Tiên, Bụt), vật thần
kì (chim thần, gậy thần, cây đàn thần…) hoặc sự biến hoá thần kì (chết đi sống
lại, vật biến thành người) can thiệp vào cốt truyện để có thể từ việc miêu tả
hiện thực cuộc sống (số phận đau khổ của nhân vật) dẫn đến được một kết cục
mang tính chất ước mơ (sự đổi đời của nhân vật). Vì vậy cái không có thực của
cổ tích thường mang tính chất hoang đường, và tưởng tượng trong cổ tích
không giống tưởng tượng trong thơ ca mà là để tạo nên tính chất kì lạ, khác
thường của câu chuyện kể. Điều này đã làm nên “thế giới cổ tích” với chất thơ
bay bổng, với sức cuốn hút kì diệu của nó - không chỉ với trẻ thơ mà cả với
người lớn, đem lại cho con người hứng thú, niềm tin và ước mơ. Trẻ em cảm
thấy được đến với một thế giới khác với cuộc đời hàng ngày ở đó các em
thường bị gò bó theo ý người lớn, “một thế giới trong đó trẻ em vận động,
chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với kẻ ác”
(V.Xukhômlinxki); còn với người lớn thì “thế giới cổ tích” là một thế giới khác
hẳn “cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng thở than của những kẻ
tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng…” (M.Gorki), một thế
giới trong đó “sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kì diệu của người thời cổ…được
bảo quản tươi nguyên như hoa với cả những hương thơm”. “Thế giới cổ tích”
là thế giới huyền ảo của những giấc mơ, thể hiện mọi ước vọng sâu xa và cao
đẹp nhất của nhân dân.
Có thể thấy truyện Tấm Cám vừa có sự xuất hiện của nhân vật thần kì (ông
Bụt) vừa có sự biến hóa thần kì (Tấm nhiều lần chết đi sống lại). Ông Bụt hiện
8


lên khi nhân vật gặp khó khăn, bế tắc và chỉ cho cô Tấm cách để khắc phục
những biến cố. Khi Tấm đã được vào cung nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại
hết lần này đến lần khác, cô chế nhưng hóa thân thành những vật xung quanh:
cỏ cây, đồ vật, loài vật rồi cuối cùng trở thành người. Trong truyện Thạch Sanh
yếu tố thần kì là niêu cơm thần – niêu cơm ăn hết lại đầy khiến Thạch Sanh

không cần chiến mà thắng quân địch. Truyện Cây tre trăm đốt cũng có sự xuất
hiện của ông Bụt, giúp nhân vật chính giải quyết vấn đề bằng câu thần chú
“Khắc nhập. khắc xuất”. Chính câu thần chú này dược nhân vật chính sử dụng
để trừng phạt sự lật lọng, thất hứa của phú hộ. Trong truyện Cây khế, con chim
Phương Hoàng là yếu tố thần kì và trong Sọ dừa thì ta bắt gặp sự biến hóa thần
kì. Sọ dừa là chàng trai thanh niên tuấn tú ẩn trong hình hài xấu xí, kì dị).
Các nhà khoa học cần và có thể dựa vào các ngành khoa học hữu quan để
giải mã “thế giới cổ tích”, nhưng điều hấp dẫn người nghe truyện cổ tích, điều
có ý nghĩa đối với họ chủ yếu là ở chính cái “thế giới cổ tích”ấy, chứ không
phải ở chỗ thế giới phản ánh thực tế nào. Bởi vì “thế giới cổ tích” mang vẻ đẹp
của một thế giới con người lý tưởng, một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, ý nghĩa
chiến thắng gian tà, con người được lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc
sống hạnh phúc trong tình yêu thương. Thế giới ấy đầy ắp điều kì diệu khác
thường do con người tưởng tượng ra để thoả mãn ước mơ, đem lại niềm tin và
sự thích thú cho chính họ. Đó là thế giới của tình người, của cái đẹp - thế giới
của thiện, mỹ trong cổ tích.
Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có thể chia thành 3 nhóm:
- Yếu tố thần kì giúp đỡ nhân vật lí tưởng. Để khẳng định ước mơ của mình
và chỉ ra sự chiến thắng tất yếu của những đạo đức cao thượng, trong một xã
hội mà con người chân chính gần như bị tước đoạt hết quyền lợi, nhân dân cần
đến sự kì ảo để trao ch chính nghĩa sức mạnh phi thường.
- Yếu tố thần kì giúp nhân vật đối kháng. Trí tưởng tượng dân gian tạo nên
các nhân vật quái đản.
9


- Yếu tố thần kì mang màu sắc trung tính: trong tay người tốt thì có tác dụng
tốt, trong tay kẻ xấu thì mang lại tai họa. Hoặc khi phạm diều cấm kị, yếu tố
thần kì phản tác dụng.
Truyện cổ tích còn có những đặc điểm thi pháp về nhân vật, về xung đột, về

kết cấu, về không gian và thời gian, về những “công thức” nhất định… Về
những đặc điểm thi pháp này, ba biến thể của truyện cổ tích có sự khác nhau
đáng kể.
 Nhân vật cổ tích
Đối tượng của văn học là con người và cuộc sống con người. Vì thế tác
phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là một trong những đặc trưng
nổi bật của tác phẩm tự sự và tự sự dân gian. Văn học dân gian xuất hiện khá
sớm trong nền văn học của mỗi dân tộc, trên cơ sở một trình độ tư duy nghệ
thuật tuy còn hạn chế, nhưng có vẻ đẹp riêng. Chính trình độ tư duy nghệ thuật
này quy định phương thức xây dựng hình tượng nhân vật, tạo cho nhân vật
trong tác phẩm tự sự dân gian có những đặc điểm riêng.
Đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật không
được miêu tả tâm lý, nhân vật chưa được cá thể hoá, càng chưa được tâm lý
hoá, tính cách của nó chưa được bộc lộ qua hành động. Nhân vật trong truyện
cổ tích là nhân vật hành động của nó. Vì vậy, cái nét riêng của nhân vật cổ tích
là ở các kiểu dạng hành động, chẳng hạn như “làm theo vợ dặn” một cách máy
móc là một kiểu dạng hành động của nhân vật khờ khạo; dùng “mẹo lừa” là
một kiểu dạng hành động của nhân vật trí xảo; sự nhận được “phương tiện thần
kì” là một kiểu dạng hành động của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thần
kì. Nó chưa phải là cái nét riêng của “con người này” như Hêghen nói về nhân
vật điển hình trong văn học cổ điển và hiện đại sau này. Qua hành động của
nhân vật trong suốt câu chuyện kể, ta có thể dễ dàng đọc ra tình cách của nó.
Nét riêng của nhân vật cổ tích ở chỗ: người ta có thể quy các hành động của nó
về một số lượng nhất định các kiểu dạng hành động.
10


Nhân vật trong truyện cổ tích chỉ gồm một số kiểu dạng nhất định, đó là
những “kiểu nhân vật”: trong truyện cổ tích thần kì có kiểu nhân vật bất hạnh
(người em út, người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người đi ở…) và

kiểu nhân vật kì tài (người có sức khỏe phi thường, người có tài nghệ kì tài);
trong truyện cổ tích sinh hoạt có kiểu nhân vật trí xảo (như em bé thông minh)
và kiểu nhân vật khờ khạo (như các chú ngốc);… Ngoài ra còn có kiểu nhân
vật xấu xí, kiểu nhân vật đức hạnh, kiểu nhân vật là loài vật,…
Trong truyện cổ tích, nhân vật thiện ác tốt xấu được phân biệt rành mạch,
dứt khoát, nhân vật thiện thì không có ác, tốt thì không có xấu và ngược lại.
Các nhân vật trong truyện cỏ tích thường có tính chất đơn thuần, hoặc tốt (như
tấm trong Tấm Cám, cô Út trong Sọ Dừa, Thạch Sanh trong Thạch Sanh,…)
hoặc xấu (như mẹ con Cám trong Tấm Cám, mẹ con Lý Thông trong Thạch
Sanh,…) hoặc tích cực, hoặc tiêu cực một cách rõ rệt; ít có nhân vật mang tính
đa diện, phức tạp, mâu thuẫn, không có thế giới nội tâm phong phú hay tính
chất điển hình như nhân vật trong thể loại tự sự có tác giả. Nhìn chung, nhân
vật trong tác phẩm tự sự dân gian được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng
phong phú của dân gian và các nhân vật này thường được gắn liền với cốt
truyện, với biến cố.
Nhân vật trong truyện cổ tích còn là nhân vật có một tính cách bất biến.
Nhân vật đã tốt, hoặc đã xấu thì vẫn tốt hay xấu từ đầu cho đến cuối tác phẩm,
không có sự chuyển hoá thay đổi. Nhân vật như là một ý niệm mang tính chất
minh hoạ cho một dạng, một kiểu, một quan niệm. Do đó, điển hình trong
truyện cổ tích mang tính loại hình, nặng khái quát, nhẹ cụ thể. Và cũng chính vì
nhân vật được xây dựng như một quan niệm cho nên đã tạo ra một hệ thống
môtíp giống nhau trong nhiều truyện. Bên cạnh đó, nhân vật trong truyện cổ
dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng còn là nhân vật có tính cách không
phụ thuộc vào hoàn cảnh (khác với truyện hiện đại, tính cách là con đẻ của
11


hoàn cảnh), con người có thể vượt qua một không gian rộng lớn một cách dễ
dàng. Con người trải qua bao biến cố mà vẫn “trẻ mãi không già”…như: cái
xấu của người anh trong truyện Cây khế là một cái xấu có tính cách tiềm ẩn.

Hoàn cảnh cha chết hay chim đại bàng đến chẳng qua là môi trường cho tính
cách đó bộc lộ chứ không phải vì có hoàn cảnh đó mà nảy sinh ra tính cách kia.
Trên đây là một vài đặc điểm riêng, những nét cơ bản của nhân vật trong
truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Nó đánh dấu một giai
đoạn nhất định của tư duy nghệ thuật - tư duy nhân loại.
 Xung đột trong cổ tích
Theo Từ điển Tiếng Việt: Xung đột (nói một cách khái quát) là “đánh nhau
giữa những lực lượng đối địch”. Truyện cổ tích đề cập đến những vấn đề có ý
nghĩa vừa rộng lớn, vừa sâu xa về nhân sinh và xã hội. Xung đột trong ba biến
thể của truyệ cổ tích có sự khác nhau đáng kể.
Miêu tả những xung đột trong truyện cổ tích thần kì về cơ bản chính là sự
giới thiệu, mô tả đạo đức, tài năng của nhân vật lí tưởng để thực hiện ước mơ
của nhân dân. Mĩ học folkore trong truyện cổ tích thần kì là mĩ học của tâm
hồn và đạo đức. Nhân dân lí giải mâu thuẫn xã hội dưới gọc độ luân lí, đạo đức
là chủ yếu, chưa thấy rõ được rằng nguồn gốc của những mâu thuẫn ấy là sự
đối kháng giai cáp cực kì gay gắt trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Xung đột trong
truyện cổ tích thần kì là xung đọt giữa sự tốt bụng và thói giant ham, sự hiền
lành chất phác và sự xảo quyệt tàn bạo, lòng chung thủy và sự phản bội, trí
thông minh và sự ngu ngốc,… Với đạo đức và tài năng của mình, nhân vật lí
tưởng đem lại cho người nghe sụ đồng cảm và cảm phục, niềm tin vào con
người, tương lai, công lí.
Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột
giữa con người với những lực lượng của thiên nhiên. Nếu vấn đề quan hệ của
con người (thời cổ) với thiên nhiên là đề tài chính của thần thoại và sử thi cổ
đại thì xung đột xã hội là đề tài chính của truyện cổ tích. Xung đột xã hội trong
12


truyện cổ tích thường diễn ra trong phạm vi những quan hệ gia đình. Ta hiểu vì
sao nhân vật bất hạnh luôn là những nhân vật thành viên lép vế nhất trong gia

đình gia trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng…Xung đột giữa hai
tuyến nhân vật diễn ra trong xu thế phát triển. Kẻ thù đối kháng tìm cách gây
hại, chiếm đoạt những thành quả do đạo đức, tài năng của nhân vật lí tưởng tạo
nên. Một số dạng tiêu biểu như :kẻ thù dối kháng tiến hành do la( vợ chồng
người anh dò hỏi vì sao người em trở nên giàu có, mẹ con Cám dò hỏi vì sao
Tấm trở nên xinh đẹp); kẻ thù đối kháng tìm cách đánh lừa nhân vật lí tưởng
(Cám lừa Tấm rằng đầu lấm, dì ghẻ lừa Tấm hái cau, Lí Thông lừa Thạch Sanh
canh miếu, phú hộ vờ hứa gả con gái cho anh người ở); kẻ thù đối kháng giam
hãm hoặc giết nhân vật và đánh tráo, cướp công (Cám lấy giỏ tép của Tâm, mẹ
con Cám tìm cách giết Tấm, Lí Thông cướp công giết chằn tinh và giết đại
bàng cứu công chúa của Thạch Sanh, hai người chị tìm cách giết cô út để làm
bà trạng)
Lấy ví dụ chứng minh về xung đột qua câu chuyện Cây khế. Cơ sở
lịch sử - xã hội của nhân vật người em và xung đột anh – em trong truyện cô
tích là sự xuất hiện và tồn tại quyền thừa kế tài sản của con trưởng cùng với
gia đình phụ quyền và chế độ tư hữu. Ở đây chỉ có vấn đề thừa kế tài sản,
chiếm hữu gia tài do cha mẹ để lại, người em không ở với anh nên không có
chuyện áp bức như trong truyện Tấm Cám. Tinh thần của câu chuyện là bênh
vực người em bị thiệt thòi và lên án người anh tham lam. Người em đại diện
cho nhưng phẩm chat đọa đức tốt đẹp: hiền ành, chất phác, không ham lợi,…
Người anh biểu tượng cho thói tham lam, không biết buông bỏ. Ở đây, lập
trường của truyện cổ tích là bảo về và lí tưởng hóa truyền thống dân chủ - thị
tộc.
Trong truyện Tấm Cám, cô Tấm là hình tượng tiêu biểu và tập trung
của người con bị dì ghẻ áp bức. Xung đột gia đình: dì ghẻ - con chồng được
13


khai thác. Mẹ con Cám bóc lột, áp bức Tấm hết lần này đến lần khác, từ việc
nhỏ như lấy giỏ tép, cho đến tước đoạt niềm vui của Tấm (bắt cá Bống ăn

thịt) rồi đến những hành vi mang tính hành hạ như trộn thóc và gạo rồi bắt
Tấm nhặt, khinh bỉ, dè bỉu khi Tấm thử giày và đỉnh điểm là việc sát hại
Tấm. Việc Tấm hóa thành nhiều kiếp không chỉ là sự may mắn của cô gái tốt
bụng mà đẩy xung đột lên cao khi mẹ con Cám quyết “đuổi cùng giết tận”:
giết chim vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi.
Truyện Sọ Dừa cũng là những xung đột gia đình khi hai cô chị vì ghen
tức với cô em út lấy được chồng đẹp trai tài giỏi mà nhẫn tâm đẩy em vào
chỗ chết. Truyện Cây tre trăm đốt là xung đột xã hộ giữa chủ - tớ trong xã
hội giai cấp. Người chủ chỉ muốn bóc lột mà không muốn trả công nen đã
lừa anh người ở. Anh chàng thật thà chất phác tin vào lời hứa gả con gái cả
phú hộ mà làm việc chăm chỉ hết mình.
Bên cạnh những xung đột gia đình – xã hội là xung đột giữa con
người với những trở lực của thiên nhiên. Nhân vật trung tâm của truyện cổ
tích về đề tài này mang dáng dấp của những anh hùng văn hoá, đó là những
nhân vật kì tài - dũng sĩ, những người có sức mạnh, tài nghệ siêu nhiên.
Truyện Thạch Sanh vừa có xung đột xã hội (mẹ con Lí Thông lừa Thạch
Sanh vào chỗ chết để sống sót hoặc cướp công),vưà có xung đột với trở lực
thiên nhiên. Thế lực thiên nhiên ở đây là con mãng xà thành tinh và con đại
bàng cắp mất công chúa. Ngoài ra còn có yếu tố Thạch Sanh giúp vua dẹp
giặc.
Bài viết này không đề cập đến loại truyện cổ tích về loài vật và truyện
cổ tích sinh hoạt.
 Kết cấu truyện cổ tích
Kết cấu trong văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng
thường theo đường thẳng, theo sự việc, hành động, theo thứ tự thời gian, cái

14


gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Tuy nhiên, kết cấu ở ba

biến thể của truyện cổ tích cũng có sự khác nhau.
Truyện cổ tích thần kì được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất
định. Cơ sở để xác lập sơ đồ kết cấu truyện cổ tích là những hành động của
nhân vật chính. Vì trên thực tế, số lượng các nhân vật trong truyện cổ tích và
những hành động của chúng là có giới hạn cho nên người ta đặt tên chung
cho những nhân vật và những hành động ấy đề từ đó lập ra sơ đồ chung của
kết cấu truyện cổ tích. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra một phác thảo của kiểu
sơ đồ kết cấu phổ biến hơn của truyện cổ tích thần kì dân tộc Việt, có thể
chấp nhận được như sau:
Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “thế giới cổ tích”.
Phần kết: đổi đời hay là sự đổi thay số phận trong…“thế giới cổ tích”.
Trong truyện cổ tích có một dạng kết cấu được gọi là “kết cấu đường
đồng quy”. Theo kết cấu này, trong truyện Cây khế hai nhân vật dối lập hoàn
toàn về mặt phẩm chất, cùng gặp một hoàn cảnh như nhau nhưng xử sự khác
nhau, cuối cùng có những kết cục trái ngược nhau. Ý nghĩa của cách sắp đặt
này làm cho sự đối lập về mặt phẩm chất cảu hai nhân vật trở nên hiển
nhiên, đồng thời khẳng định kết cục số phận cảu mỗi người do chính cách xử
sự hay đúng hơn là phẩm chất, tính cách quyết định.
 Thời gian, không gian nghệ thuật cổ tích
Thời gian và không gian nghệ thuật trong văn học dân gian nói chung,
truyện cổ tích nói riêng mang tính phiểm chỉ (chỉ chung không xác định cụ
thể và biểu trưng, không xác định cụ thể như trong văn học viết. Và trong
nhiều trường hợp nó còn mang tính chất công thức, ước lệ, mang ý nghĩa
tượng trưng. Đó là “ngày xửa ngày xưa…”. Khoảng thời gian nhỏ trong
truyện cổ tích cũng không được xác định rõ ràng. Thường là “ít lâu sau”,
“một hôm”,…

15



Không gian trong truyện cổ tích tuy gần gũi với đời sống nhưng
không có tính xác định. Thường là “ở một làng nọ…”, “ở một khu rừng
kia…”

Công thức kết cấu truyện cổ tích
- Mở đầu: Mỗi dân tộc đều có một vài kiểu công thức mở đầu dùng chung cho
những câu chuyện cổ tích của mình. Truyện của người Việt thường mở đầu
bằng công thức “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một,…”. Truyện các
dân tộc thiểu số anh em mở đầu bằng những công thức như “Ngày xưa, vào
cái thời chim chích nuốt con sóc, con sóc nuốt con cầy…có một…” (Thái);
“Ngày xưa, lúc chiếc bánh giầy còn biết thổi kèn, đánh trống, người Hmông
còn chưa biết may quần áo, chưa có vàng bạc, chưa có nhẫn đeo tay…”
(Hmông);…Những công thức ấy đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu
thị tính chất đặc biệt cổ xưa, ám chỉ tính chất “dường như có thể có” của câu
chuyện kể. Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ
dòng thời gian của cuộc đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách
rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như theo một phép màu, nhập thân vào “thế
giới cổ tích”.
- Biến cố: Nhân vật chính gặp phải những khó khăn, có thể là một biến cố như
bị chim ăn mất khế trong Cây khế, không tìm được cây tre trăm đốt, hay
nhiều biến cố liên tiếp như trong Thạch Sanh hoặc Tấm Cám, Sọ dừa.
Những biến cố này được khắc phục nhờ sự xuất hiện của các yếu tố thần kì
hoặc trong quá trình vượt qua trở ngại, nhân vật có được những phần thưởng
xứng đáng (cô Tấm có váy áo đi dự hội, người em út có kho báu, Thạch
Sanh được tặng cây đàn thần,…)
- Kết thúc: Truyện cổ tích người Việt thường kết thúc: “Từ đó, dân Việt mới
có tục ăn trầu…” (Sự tích trầu, cau, vôi); “Ngày nay, những con sam thường
đi cặp đôi, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái ở dưới nước, như
khi chồng ôm vợ để bay qua biển” (Sự tích con sam),…Công thức này đưa

16


ra một “dấu vết xưa còn lại” – một tục lệ, một sự vật,... – làm bằng chứng
cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể. Đối với truyện thần kì, đó là
motip kết thúc có hậu: “từ đó về sau…” các nhân vật thiện sống hạnh phúc
trọn đời, nhân vật ác bị trừng phạt. Đó là kết thúc thể hiện suy nghĩ đơn giản
của người dân và triết lí Phật giáo ảnh hưởng trong tư duy: “Ở hiền gặp
lành”, “gieo gió gặt bão”.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, khảo sát qua 5 truyện cổ tích thần kì Tấm Cám, Sọ dừa, Thạch
Sanh, Cây tre trăm đốt, Cây khế, có thể rút ra những đặc điểm dặc trưng của
nhóm truyện này. Bên cạnh đó tìm ra phát hiện những yếu tố cố định và thay đổi
đối với các truyện trong cùng một nhóm truyện. Việc này có ý nghĩa đóng góp
một cách nhìn khác về một thể loại văn học dân gian, mở ra con đường nghiên
cứu về các thể loại văn học dân gian khác và các giai đoạn văn học khác. Đồng
thời, cách tiếp cận này mở ra nhiều phát hiện nghệ thuật cũng như nội dung
trong các sáng tác tập thể của nhân dân, giúp khám phá hình dung cũng như am
hiểu về đời sống tinh thần cũng như xã hội của người dân Việt Nam trong một
hoàn cảnh xã hội cụ thể. Các câu chuyện cổ tích không đơn thuần là các câu
chuyện các bà, các mẹ kể cho con cháu mà là những sáng tác đầy tính nghệ
thuật.

17



×