BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN TRÂM ANH
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Tội phạm học
Mã số: 60380105
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lý Văn Quyền
HÀ NỘI – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phòng ngừa tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là do bản thân tự thực
hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác để làm sản
phẩm riêng của mình. Những nội dung trong luận văn này do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Lý Văn Quyền. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo trong luận văn đã đƣợc trích dẫn và nêu rõ nguồn trong phần
tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên
bản của luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
NGƢỜI CAM ĐOAN
TS. Lý Văn Quyền
Nguyễn Trâm Anh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới TS. Lý Văn Quyền
– Giảng viên Khoa Pháp luật hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Trường Đại
học Luật Hà Nội, đặc biệt là Khoa Pháp luật hình sự đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng
thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè xung quanh đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và
các bạn đọc có quan tâm đến vấn đề này để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2016
Học viên
Nguyễn Trâm Anh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GS: Giáo sƣ
PGS: Phó Giáo sƣ
TS: Tiến sĩ
HSST: Hình sự sơ thẩm
NCTN: Ngƣời chƣa thành niên
UBND: Ủy ban nhân dân
Nxb: Nhà xuất bản
Tr: Trang
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 1.1. Số người phạm tội của tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện bị xét xử hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
9
Bảng 1.2. Số người phạm tội của tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện so với người phạm tội nói chung trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015
9
Bảng 1.3. Chỉ số người phạm tội của các tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2015 (tính trên 100.000 dân)
11
Bảng 1.4. Chỉ số người phạm tội của các tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng và cả nước
12
Bảng 1.5. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo nhóm tội phạm
17
Bảng 1.6. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo tội danh
18
Bảng 1.7. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo loại tội phạm
20
Bảng 1.8. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo biện pháp xử lý được áp dụng
21
Bảng 1.9. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo hình phạt được áp dụng
23
Bảng 1.10. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo mức hình phạt tù đã được áp dụng
24
Bảng 1.11. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo địa bàn phạm tội ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2010 – 2015
25
Bảng 1.12. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo hình thức phạm tội
27
Bảng 1.13. Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với người thành
niên hay đồng phạm giữa những người chưa thành niên
28
Bảng 1.14. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo động cơ phạm tội
29
Bảng 1.15. Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu, phạm tội
nhiều lần hoặc phạm nhiều tội của người chưa thành niên phạm
tội
31
Bảng 1.16.Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo giới tính
32
Bảng 1.17. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo độ tuổi
33
Bảng 1.18. Trình độ văn hóa của các bị cáo chưa thành niên
34
Bảng 1.19. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo kết cấu gia đình
35
Bảng 1.20. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo đặc điểm nạn nhân
36
Bảng 1.21. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo dạng thiệt hại
37
Bảng 1.22. Diễn biến của số người phạm tội là người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015
39
Bảng 1.23. So sánh diễn biến của số người phạm tội là người
chưa thành niên và số người phạm tội nói chung trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
41
Bảng 1.24. Diễn biến theo nhóm tội
43
Bảng 1.25. Diễn biến của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện phổ biến nhất ở Quảng Ninh giai đoạn 2010 –
2015
45
Bảng 1.26. Diễn biến theo loại tội
47
Bảng 1.27. Diễn biến theo độ tuổi người phạm tội
49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 1.1. So sánh số người phạm tội của tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện so với số người phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015
10
Biểu đồ 1.2. So sánh chỉ số người phạm tội của các tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hải Dương và toàn quốc
12
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo nhóm tội phạm
17
Biểu đổ 1.4. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo tội danh
19
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo loại tội phạm
20
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo biện pháp xử lý hình sự và biện pháp xử lý
hình sự thay thế được áp dụng
21
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo hình phạt được áp dụng
23
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo mức hình phạt tù đã được áp dụng
24
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo địa bàn phạm tội ở tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2015
26
Biểu đồ 1.10. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo hình thức phạm tội
27
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với người thành
niên hay đồng phạm giữa những người chưa thành niên
28
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo động cơ phạm tội
30
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu, phạm tội
nhiều lần hoặc phạm nhiều tội của người chưa thành niên phạm
tội
31
Biểu đồ 1.14.Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo giới tính
32
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo độ tuổi
33
Biểu đồ 1.16. Trình độ văn hóa của các bị cáo chưa thành niên
34
Biểu đồ 1.17. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo kết cấu gia đình
35
Biểu đồ 1.18. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo đặc điểm nạn nhân
36
Biểu đồ 1.19. Cơ cấu của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện theo dạng thiệt hại
37
Biểu đồ 1.20. Diễn biến của số người phạm tội là người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015
40
Biểu đồ 1.21. So sánh diễn biến của số người phạm tội là người
chưa thành niên và số người phạm tội nói chung trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
41
Biểu đồ 1.22. Diễn biến theo nhóm tội
44
Biểu đồ 1.23. Diễn biến của các tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện phổ biến nhất ở Quảng Ninh giai đoạn 2010 –
2015
46
Biểu đồ 1.24. Diễn biến theo loại tội
48
Biểu đồ 1.25. Diễn biến theo độ tuổi người phạm tội
50
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015............................................. 7
1.1. Thực trạng của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................................................... 7
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................... 7
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................. 16
1.2. Diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................................ 38
1.2. 1. Diễn biến về mức độ của các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015 ....................................................................................... 39
1.2.2. Diễn biến về tính chất của các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................ 42
1.2.2.1.Diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội được quy định
trong các chương của BLHS. ........................................................................................................... 42
1.2.2.2.Diễn biến của các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện phổ biến nhất trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 .......................................................................................... 44
1.2.2.3.Diễn biến theo loại tội .......................................................................................................... 47
Chƣơng 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 .............................................. 54
2.1. Nguyên nhân từ môi trường sống .............................................................................................. 54
2.1.1. Nhóm nguyên nhân từ phía môi trường gia đình ................................................................... 54
2.1.2. Nhóm nguyên nhân từ phía môi trường nhà trường .............................................................. 57
2.1.3. Nhóm nguyên nhân từ môi trường xã hội............................................................................... 58
2.1.3.1. Mặt trái của nền kinh tế thị trường .................................................................................... 59
2.1.3.2. Hạn chế của công tác giáo dục văn hóa, tư tưởng và công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật.................................................................................................................................... 60
2.1.3.4. Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án hình sự......... 64
2.1.3.5. Nguyên nhân từ phía nạn nhân ........................................................................................... 66
2.2. Nguyên nhân từ phía người phạm tội........................................................................................ 67
Chƣơng 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG
NGỪA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH ................................................................................................................................ 71
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới............................................................................................................................. 71
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện . 74
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xuất phát từ môi trường sống .... 75
3.2.1.1. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm từ phía gia đình ...................... 75
3.2.1.2. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm từ phía nhà trường ................. 77
3.2.1.3. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm từ phía xã hội ......................... 79
3.2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xuất phát từ bản thân người chưa thành
niên ................................................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................................................. 86
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 87
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Quảng Ninh là tỉnh ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Đông Bắc
giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải
Dƣơng và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn,
Bắc Giang và Hải Dƣơng. Tỉnh có đƣờng biên giới trên bộ dài 118,825 km và
đƣờng phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Quảng Ninh là một
trong 28 tỉnh, thành có biển với đƣờng bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên
khoảng 6102,4 km², dân số khoảng 1.196.300 ngƣời (tính đến năm 2014), trong
đó dân số sống tại thành thị chiếm gần 52,7%, dân số sống tại nông thôn chiếm
khoảng 47,3%.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội nhƣ: có nhiều cửa khẩu quốc tế, nhiều khu kinh tế và trung tâm thƣơng mại,
có tiềm năng lớn về công nghiệp khai khoáng và lợi thế về du lịch. Quảng Ninh
hiện đang là khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, một điểm nút quan trọng
của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, đồng thời là cửa ngõ của hành lang kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh
vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Quảng Ninh còn gặp
nhiều khó khăn, thách thức. Xuất phát từ sự phát triển chƣa bền vững của nền
kinh tế, quá trình phân hóa giàu nghèo rõ rệt, tình trạng ngƣời lao động thiếu
việc làm tăng, sự tha hóa trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội dẫn đến tội phạm
có điều kiện phát sinh và tồn tại, đặc biệt là tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện.
Địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh duyên hải Bắc Bộ
có diễn biến phức tạp về an ninh trật tự, số vụ phạm tội xảy ra trên địa bàn đáng
kể so với cả nƣớc. Tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện có
diễn biến phức tạp và chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với tội phạm nói chung trên
địa bàn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2010 có 121 NCTN phạm tội bị xét xử sơ thẩm hình
sự, và đến năm 2015 thì con số này chỉ còn ở mức 18 ngƣời, giảm 75% so với
năm 2010. Trung bình mỗi năm có khoảng 80 NCTN phạm tội bị xét xử sơ thẩm
hình sự. Các tội phạm chủ yếu thực hiện dƣới dạng đồng phạm với những thủ
2
đoạn tinh vi hơn, độ liều lĩnh cao hơn, chiếm đa số là các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; tội trộm cắp tài sản, tội cố ý gây thƣơng
tích, tội cƣớp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó tội phạm về ma túy
có chiều hƣớng gia tăng. Các tội phạm do NCTN thực hiện tập trung hầu hết ở
các đô thị, các thành phố lớn, các thị xã mới của tỉnh nhƣ Móng Cái, Cẩm Phả,
Hạ Long, Quảng Yên,...
Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở
Quảng Ninh thu đƣợc nhiều kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
đƣợc, công tác phòng ngừa loại tội phạm do NCTN thực hiện vẫn bộc lộ những
tồn tại nhất định: Chỉ số ngƣời phạm tội là NCTN vẫn ở mức cao (chỉ số ngƣời
phạm tội giai đoạn này là 6,8 và cao hơn so với cả nƣớc) trong khi xu hƣớng
NCTN phạm tội ở Quảng Ninh đang giảm xuống một cách đáng kể đặt ra câu
hỏi về công tác phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện ở Quảng Ninh những
năm gần đây có thực sự đạt hiệu quả nhƣ phƣơng hƣớng đã đề ra. Trƣớc thực
trạng trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ tình hình tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trong thời gian gần đây, cũng nhƣ tìm ra nguyên nhân của
tình hình tội phạm này vô cùng quan trọng. Từ sự nghiên cứu đó sẽ đặt nền tảng
cho việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, thể hiện ý
nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ an ninh, trật tự cho sự phát triển của tỉnh.
Cũng bởi lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện dƣới góc độ tội phạm học, chủ yếu là
các công trình luận văn thạc sỹ. Đó là các công trình:
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Vũ
Thị Bích Hƣờng, ĐH Luật Hà Nội 1997.
3
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn
Đồng Luyện, ĐH Luật Hà Nội 2007.
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Trung Hoan,
ĐH Luật Hà Nội 2010.
- Luận văn thạc sỹ luật học “Phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Bích Hải, ĐH
Luật Hà Nội, 2015.
- Luận văn thạc sỹ luật học “Phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Loan, ĐH Luật Hà Nội, 2015
Ngoài ra còn có một số công trình khác nhƣ:
- “Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình ngƣời chƣa thành niên vi
phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam”, Viện khoa học pháp lý – Bộ tƣ
pháp, 2004
-“Tổ chức tầm nhìn thế giới, Hỗ trợ pháp luật và tâm lý cho ngƣời chƣa
thành niên vi phạm pháp luật”, Vụ pháp chế, Bộ Lao động thƣơng binh xã hội
NXB Lao động, Hà Nội, 2011
Các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá tình hình thực trạng tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên phạm vi cả nƣớc, trên từng địa
bàn, từng thời điểm nhất định, qua đó đƣa ra các biện pháp phòng chống nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện.
Tỉnh Quảng Ninh có những đặc trƣng riêng về điều kiện địa lý, điều kiện
tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội của vùng duyên hải Bắc Bộ. Mặc dù đã có công
trình nghiên cứu về việc phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của tác giả Nguyễn Trung Hoan, song với tình
hình và diễn biến phức tạp trƣớc mắt của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện, cùng với sự thay đổi của pháp luật hình sự trong thời gian tới đặt ra
yêu cầu cần có công trình nghiên cứu cụ thể về tình hình tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và
những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tƣơng ứng.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện, nguyên nhân của tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện và biện pháp phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Luận văn đi vào nghiên cứu tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện dƣới góc độ tội phạm học, trong phạm vi địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 – 2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích của luận văn là: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện
pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Quảng Ninh để ngăn ngừa
thực sự có hiệu quả tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Đánh giá tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015
+ Xác định và lý giải nguyên nhân của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
+Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài này là phƣơng pháp nghiên
cứu thực nghiệm các vấn đề liên quan đến tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu đƣợc
xác định, các loại nghiên cứu khác nhau xét về chức năng đƣợc thực hiện trong
luận văn. Đó là nghiên cứu mô tả để làm rõ tình hình tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015;
nghiên cứu giải thích để xác định các nguyên nhân của tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và
nghiên cứu về dự báo để dự báo tình hình tội phạm cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh
5
Quảng Ninh trong thời gian tới và nghiên cứu về giải pháp để xây dựng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
Để thực hiện đƣợc các loại nghiên cứu này, các phƣơng pháp nghiên cứu
cụ thể thích hợp đã đƣợc lựa chọn và sử dụng.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
+Phƣơng pháp phân tích thứ cấp dữ liệu: Các dữ liệu thực tiễn đƣợc thu
thập để sử dụng trong luận văn chủ yếu bằng việc phân tích, khai thác các dữ
liệu sẵn có, bao gồm các số liệu thống kê về xét xử HSST của TANDTC, TAND
tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu này để nghiên cứu đánh giá về mức độ của tội
phạm, cơ cấu của tội phạm và diễn biến của tội phạm. Tuy nhiên, do số liệu
thống kê của các cơ quan tƣ pháp về ngƣời phạm tội hiện nay chỉ có số liệu tổng
thể hoặc một số tiêu chí nhất định, không đủ cơ sở để nghiên cứu, đánh giá về cơ
cấu của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện theo những tiêu thức khác
nhau và không đủ để giải thích nguyên nhân của tội phạm. Do đó, tác giả tự thu
thập dữ liệu khác qua việc phân tích các dữ liệu trong bản án HSST. Cụ thể, tác
giả lựa chọn một cách ngẫu nhiên 130 bản án HSST có bị cáo là NCTN đã xét
xử có hiệu lực pháp luật trong các năm từ 2010 đến 2015 ở tỉnh Quảng Ninh
+ Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tƣợng khảo sát là ngƣời chƣa
thành niên ở tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là ở Thành phố Móng Cái, huyện đảo Cô
Tô và huyện Hải Hà. Số phiếu phát ra 400 phiếu, sau khi kiểm tra mức độ hoàn
thành thông tin thì có 18 phiếu không đủ thông tin nên không hợp lệ, tác giả
không đƣa vào phân tích số liệu. Số phiếu đƣợc sử dụng để phân tích số liệu là
382 phiếu. Mẫu nghiên cứu khi đó là 382 ngƣời chƣa thành niên.
- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: Chủ yếu luận văn sử dụng phƣơng pháp
thống kê. Một số các đại lƣợng thống kê đã đƣợc sử dụng nhƣ: số tuyệt đối, số
trung bình, số mốt, số tƣơng đối, đƣợc biểu thị dƣới dạng bảng số liệu và biểu đồ
thích hợp để mô tả, đánh giá tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015.
- Ngoài ra, một số phƣơng pháp khác còn đƣợc sử dụng kết hợp với các
phƣơng pháp nêu trên trong việc giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài,
đó là các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
6
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn:
Dƣới góc độ tội phạm học, luận văn sẽ đi sâu phân tích tình hình tội phạm
do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian
từ năm 2010 đến năm 2015, giải thích đƣợc một số nguyên nhân cơ bản làm phát
sinh tội phạm này và đề xuất đƣợc các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc
điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa của địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn:
Luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Chƣơng 2. Nguyên nhân của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Chƣơng 3. Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
và biện pháp phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
7
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN
2010 – 2015
Tình hình tội phạm là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài về
phòng ngừa tội phạm, bởi vì để giải thích đƣợc nguyên nhân của tội phạm và đƣa
ra đƣợc những biện pháp phòng ngừa tội phạm, trƣớc hết phải dựa trên cơ sở
nghiên cứu làm sáng tỏ tình hình tội phạm.
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.”1
Nghiên cứu tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện cần
làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định. Trong phạm vi luận văn, tác giả
nghiên cứu tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện ở tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2015.
1.1. Thực trạng của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
“Thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về
tính chất”2. Với khái niệm này, ta hiểu rằng thực trạng của tội phạm đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng, nghiên cứu về thực trạng của tội phạm tức là nghiên cứu cả đặc
điểm định lƣợng và đặc điểm định tính của thực trạng của tội phạm. Quan điểm
trên theo tác giả là hợp lý vì nghiên cứu về thực trạng của tội phạm không chỉ
nghiên cứu về số ngƣời và số vụ phạm tội phản ánh mức độ của tội phạm đã xảy
ra trong thực tế, mà còn phải nghiên cứu về tính chất của tội phạm phản ánh qua
các cơ cấu của tội phạm cũng nhƣ ngƣời phạm tội.
Nhƣ vậy, thực trạng của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện là
tình trạng thực tế của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định, xét về cả mức độ và về tính chất.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
“Thực trạng của tội phạm xét về mức độ được phản ánh qua các thông
số: Tổng số các tội phạm đã xảy ra và tổng những người đã phạm tội đó trong
1
2
Giáo trình Tội phạm học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2015
Giáo trình Tội phạm học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, , Nxb. Công an nhân dân, 2015, tr.101
8
đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định”3. Con số tổng này chỉ đƣợc
phản ánh khách quan và toàn diện qua số liệu về tội phạm rõ và số liệu về tội
phạm ẩn. Sở dĩ phải đánh giá qua hai loại số liệu đó là bởi không phải mọi tội
phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự.
Đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện phải đánh giá đƣợc mức độ của tội phạm rõ và mức độ tội phạm ẩn của
tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện.
Sự đánh giá của tác giả về mức độ của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 dựa trên cơ sở số
liệu thống kê hình sự của văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và phòng
tổng hợp của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC). Song song với việc sử dụng
số liệu trên, tác giả còn thu thập, chọn lọc và khảo sát 130 bản án hình sự sơ
thẩm (HSST) đƣợc chọn ngẫu nhiên từ tổng số các bản án hình sự sơ thẩm về tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện giai đoạn 2010 – 2015.
* Tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm”4. Cụ thể hơn, khái niệm tội phạm rõ có thể đƣợc hiểu là
“toàn bộ số tội phạm và người phạm tội đã phải chịu xử lý hình sự, tức là đã bị
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào con số thống kê hình sự”5.
Với định nghĩa trên, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu về phản ánh
thực trạng tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh trong 6 năm 2010 – 2015. Tuy nhiên, trong thống kê tƣ pháp hiện nay
không có số liệu về số vụ, do đó tác giả chỉ thu thập đƣợc số liệu về số ngƣời
phạm tội. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì số
ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên bị xét xử hình sự sơ thẩm trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong 6 năm (2010 – 2015) nhƣ sau:
Bảng 1.1. Số người phạm tội của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
bị xét xử hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Năm
3
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Giáo trình Tội phạm học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2015, tr.112
Giáo trình Tội phạm học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2015, tr.102
5
“Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ. TS. Lý Văn Quyền, Trƣờng Đại
học luật Hà Nội, 2014, tr.36
4
9
Số ngƣời
phạm tội
Tổng
TB/năm
121
119
95
80
49
18
482
80,3
(Nguồn: Văn phòng Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2010 đến năm 2015, Toà án nhân dân
các cấp của tỉnh Quảng Ninh đã xét xử sơ thẩm 482 ngƣời phạm tội là ngƣời
chƣa thành niên. Bình quân mỗi năm có khoảng 80 ngƣời phạm tội là ngƣời
chƣa thành niên bị xét xử sơ thẩm.
Tác giả tiếp tục tiến hành so sánh số liệu này với số liệu về tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong cùng khoảng thời gian để làm rõ hơn
thực trạng về tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
Bảng 1.2. Số người phạm tội của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
so với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn 2010 – 2015
Số ngƣời phạm tội là ngƣời
Số ngƣời phạm tội nói
Tỉ lệ phần trăm
chƣa thành niên
chung
giữa (1) và (2)
(1)
(2)
482
14878
3,2%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
10
Biểu đồ 1.1. So sánh số người phạm tội của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện so với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2015
14878
15000
10000
482
5000
0
Số ngƣời phạm tội
Tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên
thực hiện
Tội phạm chung
Từ bảng số liệu 1.2 và biểu đồ 1.1 cho thấy: tội phạm do NCTN thực hiện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015 chiếm tỉ lệ 3,2% so
với tội phạm nói chung trên địa bàn trong cùng giai đoạn.
Bên cạnh đó, còn một thông số khác phản ánh thực trạng về mức độ của
tội phạm rõ là chỉ số ngƣời phạm tội của các tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trong sự so sánh giữa Quảng Ninh với toàn quốc và địa phƣơng khác.
Chỉ số ngƣời phạm tội phản ánh mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cƣ. Chỉ
số ngƣời phạm tội đƣợc tính theo công thức sau: Số ngƣời phạm tội của từng
năm nhân với 100.000, chia cho số dân trong cùng một năm tƣơng ứng.
Do điều kiện không thể khai thác số liệu về số dân chƣa thành niên trong
cùng một năm tƣơng ứng của các địa phƣơng và cả nƣớc nên tác giả tạm tính
theo số dân nói chung. Kết quả về chỉ số tội phạm của các địa phƣơng mang tính
tƣơng đối nhƣng vẫn có thể đánh giá về chỉ số ngƣời phạm tội của tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện.
11
Bảng 1.3. Chỉ số người phạm tội của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 (tính trên
100.000 dân)
Năm
Ngƣời chƣa thành
niên phạm tội
Dân số
(Nghìn ngƣời)
2010
121
1154900
Chỉ số ngƣời phạm
tội là ngƣời chƣa
thành niên
10,5
2011
119
1167000
10,2
2012
95
1178000
8
2013
80
1185200
6,7
2014
49
1196300
4
2015
18
1207400
1,5
TB
6,8
(Nguồn: Phòng tổng hợp Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Website: )
Số liệu ở bảng trên cho thấy trung bình mỗi năm, cứ 100.000 ngƣời dân
thì có khoảng 6,8 ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên.
Bên cạnh đó, để đánh giá đƣợc thực trạng tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần so sánh chỉ số này với chỉ số
tƣơng ứng của toàn quốc và một số địa phƣơng khác.
Thứ nhất, so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội của các tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với toàn
quốc và thành phố liền kề là Thành phố Hải Phòng. Sở dĩ tác giả so sánh với hai
tỉnh, thành phố trên vì Quảng Ninh, Hải Phòng có cấu trúc về hành chính tƣơng
ứng, có sự giao thoa về kinh tế - văn hóa – xã hội nên các điều kiện cũng có sự
tƣơng đồng và mối tƣơng quan nhất định.
12
Bảng 1.4. Chỉ số người phạm tội của các tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và cả nước
Tỉnh,
thành phố
Quảng Ninh
Hải Phòng
Hải Dƣơng
Cả nƣớc
Chỉ số ngƣời
phạm tội
6,8
3,8
3,5
5,1
(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Phòng tổng hợp TAND tỉnh Quảng Ninh,
Website: , xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.2. So sánh chỉ số người phạm tội của các tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và
toàn quốc
6.8
7
5.1
6
3.8
5
3.5
4
3
2
1
0
Chỉ số ngƣời phạm tội
Quảng Ninh
Hải Phòng
Hải Dƣơng
Toàn quốc
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2015 cho thấy chỉ số ngƣời phạm tội của các tội phạm do ngƣời chƣa thành
13
niên thực hiện của Quảng Ninh cao hơn 1,3 lần chỉ số trung bình của cả nƣớc. So
với Hải Phòng, chỉ số ngƣời phạm tội của Quảng Ninh cao gấp 1,8 lần. Nguyên
nhân vì số dân của Hải Phòng qua các năm (xem bảng Phụ lục 2) đều gần gấp
đôi số dân ở Quảng Ninh, trong khi số ngƣời phạm tội là NCTN ở Hải Phòng
cũng gần tƣơng đƣơng với Quảng Ninh. Chỉ số ngƣời phạm tội của Quảng Ninh
cũng cao gấp 1,9 lần so với Hải Dƣơng vì: điều kiện kinh tế - xã hội ở Hải
Dƣơng kém phát triển hơn so với Quảng Ninh, chủ yếu phát triển nông nghiệp
nên sự phân hóa giàu – nghèo không lớn, ít phát sinh tệ nạn xã hội trong khi dân
số Hải Dƣơng đông hơn gần 2 lần so với Quảng Ninh.
* Tội phạm ẩn
Để phản ánh chính xác thực trạng tội phạm trong xã hội, ngoài việc sử
dụng thông số về tội phạm rõ, cần phải cộng thêm thông số về tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là “số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên
thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị
phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có
trong thống kê hình sự chính thức”6. Trong tội phạm học, tội phạm thực tế đã
xảy ra nhƣng không có trong thống kê tội phạm thƣờng đƣợc chia làm ba loại:
Tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê.
Tội phạm ẩn tự nhiên (tội phạm ẩn khách quan) là số lƣợng tội phạm thực
tế đã xảy ra nhƣng do những nguyên nhân khách quan nên các cơ quan chức
năng phát hiện nên không có thông tin về chúng, chƣa bị các cơ quan chức năng
phát hiện nên các tội phạm này chƣa phải chịu bất kỳ một hình thức xử lý hình
sự nào và do vậy không có trong thống kê hình sự.
Để nghiên cứu, xác định mức độ tội phạm ẩn tự nhiên của tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện cần sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng
hỏi đối với những ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên bởi lẽ có thể ngoài
trƣờng hợp tội phạm họ thực hiện bị phát hiện và đang phải chấp hành hình phạt
thì họ còn thực hiện hành vi phạm tội khác mà không bị cơ quan chức năng phát
hiện, cơ quan chức năng không có thông tin về những sự việc đó. Trên cơ sở lý
luận đã trình bày, thực tế tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra tự thuật đối
6
“Tội phạm học đương đại”, Sách chuyên khảo, PGS.TS. Dƣơng Tuyết Miên, Nxb. Chính trị - hành chính,
2013, tr. 181
14
với những ngƣời chƣa thành niên ở Thành phố Móng Cái, huyện Cô Tô và huyện
Hải Hà để biết họ có thực hiện hành vi phạm tội mà không bị cơ quan chức năng
phát hiện hay không. Khi tiến hành điều tra, tác giả cam kết giữ bí mật thông tin
nhân thân của các đối tƣợng. Điều tra 382 ngƣời chƣa thành niên ở 3 địa bàn
trên, với câu hỏi: “Em đã từng bị cơ quan Công an hoặc cơ quan pháp luật khác
phát hiện về hành vi phạm tội của em chưa?”Kết quả thu đƣợc cho thấy trong số
95 em thực hiện hành vi phạm tội thì có 30 phiếu trả lời có bằng 31,6% và 65
phiếu trả lời không bằng 68,4%. Lý do hành vi của em không bị phát hiện? Kết
quả cho thấy có 20% là do bản thân các em tự che giấu, 41,5% do nạn nhân
không báo với cơ quan Công an hoặc cơ quan pháp luật, 29,2% do ngƣời khác
không ngăn cản, không báo với cơ quan Công an hoặc cơ quan pháp luật, 9,3%
là lý do khác.
Nhƣ vậy, kết quả khảo sát cho thấy ngƣời chƣa thành niên phạm tội ẩn
chiếm tỉ lệ 68,4% trong tổng số ngƣời chƣa thành niên.
Ngoài tội phạm ẩn tự nhiên còn loại thứ hai là tội phạm ẩn nhân tạo (tội
phạm ẩn chủ quan) là số lƣợng tội phạm thực tế đã xảy ra mà các cơ quan chức
năng đã có thông tin xử lý nhƣng do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía chủ
thể áp dụng pháp luật, những tội phạm này không bị xử lý hình sự và do vậy
không có trong thống kê tội phạm. Tội phạm ẩn nhân tạo có thể đƣợc che đậy
bằng một tội phạm ẩn tự nhiên, nên không bị xử lý theo quy định của pháp luật,
có thể xảy ra trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự.
Tội phạm ẩn thống kê (sai số thống kê) “chỉ tồn tại trong trường hợp số
thống kê là số đúng, tức là người làm thống kê đã áp dụng đúng mọi quy định
đối với công tác thống kê, không sai phạm gì trong tính toán hay thời hạn mà
vẫn còn những tội phạm đã bị xử lý theo pháp luật hình sự lọt ra ngoài số thống
kê ấy”7.
Để xác định số tội phạm do NCTN thực hiện đã bị xử lý về hình sự nhƣng
không có trong thống kê về tội phạm, tác giả tiến hành nghiên cứu tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện cho thấy 76% bị cáo là ngƣời chƣa thành niên
phạm tội lần đầu và 24 % bị cáo phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội. Trong
các trƣờng hợp phạm tội nhiều lần có thể thấy điểm nổi bật là ngƣời chƣa thành
7
“Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ. TS. Lý Văn Quyền, Trƣờng Đại
học luật Hà Nội, 2014
15
niên phạm tội dƣới hình thức bí mật, che đậy hành vi, cùng với thủ đoạn lén lút,
thậm chí là tinh vi, nguy hiểm, liều lĩnh. Vì vậy, họ có thể thực hiện trót lọt hàng
loạt hành vi phạm tội của cùng một tội hoặc nhiều tội trong thời gian dài rồi mới
bị phát hiện rồi đƣa ra xét xử. Những tội phạm do ngƣời chƣa thành niên phạm
tội thực hiện nhiều lần thƣờng là tội trộm cắp tài sản, tội cƣớp giật tài sản, tội
mua bán trái phép chất ma túy, tội hiếp dâm trẻ em. Sau khi nghiên cứu 130 bản
án hình sự sơ thẩm, tác giả nhận thấy có một số bản án xét xử nhiều vụ phạm tội
của cùng một tội danh nhƣng chỉ đƣợc thống kê là 1 vụ. Chẳng hạn, bản án hình
sự sơ thẩm số 27/2013/HSST ngày 4/2/2013 của TAND thành phố Cẩm Phả xét
xử các bị cáo Vũ Đình Thiện, Phạm Ngọc Dƣơng, Bùi Mạnh Thắng phạm tội
“Cƣớp tài sản”, trong đó có bị cáo Dƣơng là ngƣời chƣa thành niên và có vai trò
là ngƣời đồng phạm tích cực8. Tại bản án đã thể hiện rõ bị cáo Dƣơng đã tham
gia cả 06 vụ cƣớp tài sản, và cả 06 vụ cƣớp tài sản là độc lập, không thuộc
trƣờng hợp tội kéo dài hay tội liên tục. Tuy nhiên, số vụ mà văn phòng Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh thống kê chỉ dừng lại ở con số 01 vụ. Điều đó có
nghĩa rằng 5 hành vi cƣớp tài sản không tồn tại trong báo cáo thống kê, và số vụ
đƣợc thống kê trên thực tế nhỏ hơn số hành vi phạm tội mà tòa án đã xét xử.
Mặc dù vậy, số ngƣời chƣa thành niên phạm tội vẫn đƣợc thống kê đúng. Hoặc
thống kê sai số còn thể hiện ở việc trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên thực hiện
nhiều tội khác nhau thì tòa án chỉ thống kê là một vụ theo tội danh nghiêm trọng
nhất và mức hình phạt cao nhất. Ví dụ, bản án số 29/2012/HSST ngày 14/6/2012
của Tòa án nhân dân thị xã Quảng Yên tuyên bị cáo Lê Văn Tú phạm tội Cƣớp
tài sản và tội Trộm cắp tài sản, xử phạt Lê Văn Tú 48 tháng tù về tội Cƣớp tài
sản và 06 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản9. Đối với trƣờng hợp này, Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ninh chỉ thống kê 01 vụ theo tội danh Cƣớp tài sản, bỏ lọt tội
Trộm cắp tài sản không có trong thống kê tội phạm. Tổng hợp các phân tích trên
cho thấy tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện ẩn thống kê ở tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2010 – 2015 chỉ có sai số về hành vi phạm tội và không có sai số
về ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên.
8
9
Bản án số 27/2013/HSST ngày 4/2/2013 của TAND thành phố Cẩm Phả
Bản án số 29/2012/HSST ngày 14/6/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Quảng Yên