Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HOÀNG TUẤN

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HOÀNG TUẤN

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm


Mã số

: 60380105

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Châu

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, cuối cùng em cũng
đã thực hiện thành công luận văn Thạc sỹ luật học với đề tài “Phòng ngừa tội
cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên
địa bàn Hà Nội”. Trong quá trình nghiên cứu em đã nhận được rất nhiều
những sự giúp đỡ của trường đại học Luật Hà Nội, Cục A87 - Tổng cục An
ninh – Bộ Công an, các giảng viên của trường đại học Luật Hà Nội, các bạn
bè, đồng nghiệp và một số đơn vị khác.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới Hội động phản biện khoa học, nhờ có
những nhận xét đóng góp, những câu hỏi phản biện của các thầy, cô mà em đã
nhận ra một số hạn chế, thiếu sót để chỉnh sửa luận văn của mình và có định
hướng nghiên cứu vững chắc, toàn diện hơn trong những công trình nghiên
cứu tiếp theo.
Ngoài ra, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Cục A87 – Tổng
cục An ninh – Bộ Công an, các lãnh đạo Cục, lãnh đạo Phòng đã tạo điều kiện
về thời gian, điều kiện về công việc và điều kiện về tinh thần để em vừa hoàn
thành được luận văn Thạc sỹ và hoàn thành tốt trách nhiệm chính trị của cơ
quan.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến
Tiến sỹ Hoàng Xuân Châu, người thầy uyên bác, người hướng dẫn tận tụy và
nghiêm khắc. Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của thầy về mặt chuyên

môn thì em khó lòng có thể hoàn thành luận văn Thạc sỹ của mình một cách
hoàn chỉnh và có chất lượng.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp –
những người đã động viên, hỗ trợ em rất về mặt tinh thần, giúp đỡ em thu
thập những học liệu, số liệu và những tài liệu khác,...
Tác giả của luận văn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Xuân Châu – Trường Đại học Luật Hà
Nội.
Những thông tin, số liệu và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chính xác.

Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Tác giả luận văn

TS. Hoàng Xuân Châu

Vũ Hoàng Tuấn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BLHS

: Bộ luật hình sự.



DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người

7

khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015
Bảng 2: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm
tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân

7

phẩm, danh dự của con người trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015.
Bảng 3: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm

9

tội hình sự nói chung trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 –
2015.

Bảng 4: So sánh chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn
Hà Nội với các chỉ số tương ứng trên địa bàn thành phố Hải

11

Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước giai đoạn 2011 –
2015 (tính trên 100.000 dân).
Bảng 5: So sánh số vụ phạm tội được trình báo và số vụ
phạm tội được cơ quan Công an tiến hành điều tra khám phá
thành công để khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015.

12


Bảng 6: So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội do
cơ quan Công an khởi tố với số vụ phạm tội và số người phạm
tội bị Tòa án nhân dân xét xử sở thẩm trên địa bàn thành phố

13

Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Bảng 7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo loại tội phạm
Bảng 8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo loại chế tài hình sự

15


16

Bảng 9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hình thức thực hiện

18

tội phạm
Bảng 10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo địa điểm phạm tội
Bảng 11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo thời gian phạm tội
Bảng 12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo địa bàn phạm tội
Bảng 13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo động cơ phạm tội

19

20

22

24

Bảng 14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo độ tuổi của người

26


phạm tội
Bảng 15: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí nghề nghiệp

28


của người phạm tội.
Bảng 16: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm người phạm

31

tội “phạm tội lần đầu” hay “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”.
Bảng 17: Mức độ tăng, giảm hàng năm số vụ và số người
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ

33

của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 18: So sánh mức độ tăng, giảm số vụ và số người
phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác với số vụ, số người phạm tội thuộc các tội

34

xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
người trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Bảng 19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người
phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.


37

Bảng 20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người
phạm tội theo đặc điểm “Phạm tội lần đầu” hay “Tái phạm, tái

39

phạm nguy hiểm”.
Bảng 21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người
phạm tội theo độ tuổi.

41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số
người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng
số người phạm tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính

8

mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Biểu đồ 2: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số

người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng

9

số người phạm tội hình sự nói chung trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2011 – 2015.
Biểu đồ 3: So sánh chỉ số tội phạm của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn Hà Nội với các chỉ số tương ứng trên địa bàn

11

thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
giai đoạn 2011 – 2015 (tính trên 100.000 dân).
Biểu đồ 4: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo loại tội

16

phạm
Biều đồ 5: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hình thức
thực hiện tội phạm

18


Biểu đồ 6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo địa điểm


19

phạm tội
Biều đồ 7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo thời gian

21

phạm tội
Biểu đồ 8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo địa bàn

22

phạm tội
Biểu đồ 9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí

23

người phạm tội có hay không sử dụng hung khí.
Biều đồ 10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo động

24

cơ phạm tội
Biểu đồ 11. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo độ tuổi


26

của người phạm tội
Biểu đồ 12. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo mối

27

quan hệ của người phạm tội với nạn nhân
Biểu đồ 13. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí
nghề nghiệp của người phạm tội.

28


Biểu đồ 14. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo trình

29

độ văn hóa của người phạm tội
Biểu đồ 15. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quê

30

quán của người phạm tội
Biểu đồ 16. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc
điểm người phạm tội có sử dụng rượu, bia, chất kích thích

32

khác hay không
Biểu đồ 17: Diễn biến về số vụ và số người phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

34

người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Biểu đồ 18: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác với số vụ phạm tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính

35

mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Biểu đồ 19: So sánh diễn biến của số người phạm
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác với số người phạm tội thuộc nhóm các tội xâm

36

phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
người trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Biểu đồ 20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số
người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.


38


Biểu đồ 21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số
người phạm tội theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái

40

phạm, tái phạm nguy hiểm”.
Biểu đồ 22: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số
người phạm tội theo độ tuổi.

41


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................ 4
4. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 4
4.1. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................. 4
4.2. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................. 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................... 5
7. Cơ cấu của luận văn .................................................................................... 5
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 6
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI

CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015 .......................................................................................... 6
1.1. Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngƣời khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. .............. 6
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. .. 6
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. 15
1.2. Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. ...................... 33
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. 33


1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 42
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 45
NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ...................................................................... 45
2.1. Nguyên nhân liên quan đến mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng. ..... 45
2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc
trong công tác duy trì trật tự, an toàn xã hội. ............................................ 49
2.3. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động thiếu hiệu quả của các cơ
quan tiến hành tố tụng .................................................................................. 54
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác giáo dục và tuyên
truyền, phổ biến pháp luật. .......................................................................... 57
2.5. Nguyên nhân liên quan đến ngƣời phạm tội. ...................................... 59
2.6. Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân.................................................. 61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 63
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 66
DỰ BÁO TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý
GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI . 66
3.1. Dự báo tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới .................................. 66
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thƣơng tích hoặc tổn hại cho
sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn Hà nội. ........................................... 67
3.2.1. Nhóm biện pháp nhằm khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị
trường. ............................................................................................................ 67


3.2.2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
trong việc duy trì trật tự, an toàn xã hội. ...................................................... 68
3.2.3. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng.................................................................................................... 69
3.2.4. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục và tuyên
truyền, phổ biến pháp luật. ............................................................................ 70
3.2.5. Nhóm biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội....................... 72
3.2.6. Nhóm biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân ................................ 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 74
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm chính trị,

kinh tế, văn hóa của đất nước. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Hà
Nội đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu địa giới hành chính, dân số,
văn hóa…. Trước khi mở rộng lần thứ 3 vào năm 2008 thì diện tích thành phố
Hà Nội vào khoảng 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
Đến ngày 29/5/2008, do yêu cầu thời đại về việc phát triển kinh tế, văn hóa,
du lịch tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số
15/2008/NQQH về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội.
Theo đó hợp nhất toàn bộ tình Hà Tây vào Hà Nội, chuyển toàn bộ huyện Mê
Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình
thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Tính đến năm
2015 thì diện tích của thành phố Hà Nội là 33288,9 km2 với hơn 7,5 triệu dân,
phía đông giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh
Hòa Bình và Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía bắc
giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đối
với việc phát triển kinh tế của thành phố. Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 12
quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Hai Bà Trưng,
Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc từ Liêm, Nam
Từ Liêm; 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Đặc điểm đó giúp cho thủ đô dễ
dàng phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ và trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
Với mục tiêu thực sự là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
đất nước, chính quyền thành phố Hà Nội đã có những nỗ lực không ngừng để
phát triển kinh tế, cải tạo môi trường, xây dựng nếp sống văn minh cho thủ
đô. Hiện tại, Hà Nội có tổng cộng 1 cảng hàng không, 8 bến xe lớn, 2 nhà ga,
7 tôn giáo chính thức được phép hoạt động, 38 khu công nghiệp nằm chủ yếu

ở các huyện ngoại thành và một số ít ở trong các quận nội thành; ngày một


2

nhiều những dự án quy hoạch đường bộ, đường sắt trên cao, cải tạo cảnh quan
môi trường, xây dựng các khu đô thị mới… đang được tiến hành. Sự phát
triển đa dạng đó tuy mang lại những lợi ích rất lớn về kinh tế, du dịch tuy
nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh tình hình phức tạp về an ninh
trật tự, an toàn xã hội đặc biệt là việc phát sinh các loại tội phạm. Đặc biệt tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đang có
những diễn biến hết sức phức tạp. Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng hệ
thống những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội này. Việc nghiên
cứu đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn Hà Nội” dưới góc độ tội phạm học do đó là
vô cùng cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên phạm vi cả nước và các địa phương đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, cụ thể:
Ở phạm vi cả nước, tiêu biểu có luận án tiến sỹ “Đặc điểm tội phạm
học của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa” năm 2002 của tác
giả Nguyễn Hữu Cầu.
Ở phạm vị địa phương, gần đây nhất có một số công trình sau:
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” của tác giả Đinh Thị
Nguyệt năm 2015 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định” của tác giả Trần

Thị Phương Thảo năm 2015 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Bùi
Ngọc Hà Thu năm 2014 (trường Đại học Luật Hà Nội);


3

- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Bùi
Thị Yến năm 2014 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Dương
Thị Thân Thương năm 2014 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của tác giả Hoàng
Thùy Linh năm 2013 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả
Nguyễn Minh Thu năm 2013 (trường Đại học Luật Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của tác giả Bùi Tiến
Thành năm 2011 (trường Đại học Luật Hà Nội);
Các công trình nghiên cứu trên dù là phạm vi cả nước hay phạm vi địa
phương đều cố gắng thể hiện “bức tranh về tội phạm” và hướng đến mục đích
cuối cùng là đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong phạm vi
không gian và thời gian đặc thù của công trình nghiên cứu của mình. Những
công trình đó mới chỉ khắc họa được tình hình tội phạm, giải thích nguyên
nhân và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội này

trên phạm vi từng tỉnh trong những mốc thời gian cố định. Cho đến nay vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2011 – 2015 dưới góc độ tội phạm học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn Hà Nội” sẽ có tác dụng bổ sung vào nguồn tư
liệu có sẵn những thông tin, lập luận và kiến giải mới có tính đặc thù nhằm


4

nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân, dự báo tình hình
và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
dưới góc độ tội phạm học.
4. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích cuối cùng của luận văn là đề xuất những biện pháp phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Đánh giá như thế nào về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015 ?
- Những nguyên nhân nào làm phát sinh tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011 – 2015 ?
- Dự báo gì về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội ? Đề xuất một số biện
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội này trong thời gian tới?
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu


5

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận
tổng thể, phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận bộ phận,
phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp phân tích
thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chứng minh trực
tiếp, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2011 – 2015 để từ đó bổ sung những căn cứ khoa học trong việc nghiên
cứu loại tội này
Luận văn đưa ra một số luận cứ khoa học giải thích nguyên nhân làm
phát sinh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Luận văn đề xuất hệ thống một số biện pháp phòng ngừa thực tiễn phù
hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 3: Dự báo tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Hà Nội trong
thời gian tới.


6

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định”1. Để nghiên cứu tình
hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác,
tác giả đã thu thập và phân tích các số liệu thống kê từ biểu mẫu 1A của Tòa
án nhân dân tối cao các năm từ 2011 đến 2015, số liệu thống kê của phòng
Tham mưu - Tổng hợp Công an thành phố Hà Nội, 120 bản án hình sự sơ
thẩm được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2011 – 2015.
1.1. Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho

sức khoẻ của ngƣời khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất”2.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 2015.
 Về tội phạm rõ
Tội phạm rõ là tội phạm được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm3.
Để đánh giá mức độ tội phạm rõ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015 tác giả khảo sát một số số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối
cao về tội phạm này.
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân. Hà Nội, tr. 100
Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân. Hà Nội, tr. 112
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân. Hà Nội, tr. 102
2


7

Theo các số liệu thống kê của Văn phòng thống kê tổng hợp Toà án
nhân dân tối cao tại biểu mẫu 1A thì tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị
xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 tác giả có bảng sau:
Bảng 1: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Hà
Nội giai đoạn 2011 - 2015

Năm

Tổng số vụ phạm tội

Tổng số ngƣời phạm tội

2011

367

577

2012

328

604

2013

353

647

2014

322

548


2015

266

421

Tổng

1636

2797

Trung bình/năm

327

559

(Nguồn: Văn phòng thống kê tổng hợp Toà án nhân dân tối cao)

Bảng thống kê cho thấy trong giai đoạn 2011 – 2015 Toà án nhân dân
các cấp của thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm tổng cộng 1.636 vụ với
2.797 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác. Như vậy, trung bình mỗi năm thành phố Hà Nội có 327 vụ với
559 người phạm tội này.
Để có cái nhìn sâu hơn về mức độ của loại tội này, tác giả xây dựng
bảng so sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với số vụ, số người phạm tội thuộc
nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
người (Chương XII – BLHS 2009) trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2011 – 2015.
Bảng 2: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tổng số vụ


8

phạm tội và tổng số người phạm tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015.

Năm

Tội cố ý gây thƣơng tích

Nhóm các tội xâm phạm

Tỷ lệ

Tỷ lệ

hoặc gây tổn hại cho sức

tính mạng, sức khoẻ,

%

%

khoẻ của ngƣời khác


nhân phẩm, danh dự của

giữa

giữa

con ngƣời

(1) và

(2) và

(3)

(4)

66,77

63,88

2011


Tổng số

Tổng số

Tổng số


Tổng số

2015

vụ phạm

ngƣời phạm

vụ phạm

ngƣời phạm

tội (1)

tội (2)

tội (3)

tội (4)

1.636

2.797

2.450

4.378

(Nguồn: Văn phòng thống kê tổng hợp Toà án nhân dân tối cao)


Bảng số liệu trên có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 1: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tổng số vụ
phạm tội và tổng số người phạm tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2011–2015.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2011 – 2015, số vụ phạm tội và số người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ rất lớn


9

trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của
con người (chiếm 66,77% số vụ phạm tội và 63,88 % số người phạm tội).
Trong khi đó, Chương XII BLHS năm 2009 có đến 30 Điều luật quy định
những tội danh khác nhau. Điều này cho thấy tính phổ biến của loại tội này
trong số các tội được quy định tại Chương XII BLHS 2009.
Để xác định mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung
trong cùng không gian và thời gian, tác giả so sánh tổng số vụ phạm tội và
tổng số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội hình
sự nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2015.
Bảng 3: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tổng số vụ
phạm tội và tổng số người phạm tội hình sự nói chung trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2011 – 2015.
Tội cố ý gây thƣơng tích

hoặc gây tổn hại cho sức

Tội phạm hình sự nói
chung

khoẻ của ngƣời khác

Năm
2011 –

Tổng số

2015

vụ phạm
tội (1)

Tổng số
ngƣời
phạm tội

1.636

(2)
2.797

Tổng số

Tổng số


vụ phạm

ngƣời phạm

tội (3)

tội (4)

34.791

61.743

Tỷ lệ

Tỷ lệ

%

%

giữa

giữa

(1) và

(2) và

(3)


(4)

4,7

4,53

(Nguồn: Văn phòng thống kê tổng hợp Toà án nhân dân tối cao)

Bảng số liệu trên có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tổng số vụ
phạm tội và tổng số người phạm tội hình sự nói chung trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2011 – 2015.


10

Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh ta thấy số vụ phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm 4,7% tổng
số vụ phạm tội và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác chiếm 4,53% tổng số người phạm tội. Trong khi
đó tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ
là 1 tội danh trong tổng số khoảng hơn 250 tội danh khác nhau của BLHS
(chiếm khoảng 0,4%). So sánh các con số trên có thể khẳng định đây là một
trong những loại tội có mức độ phổ biến cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 với các chỉ số tương
ứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và cả nước
nhằm xác định những đặc điểm đặc thù của thực trạng về mức độ của loại tội

này trên địa bàn thành phố Hà Nội so với các thành phố khác trực thuộc trung
ương và so với phạm vi cả nước.
Chỉ số tội phạm được xác định để phản ánh mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư.4 Công thức tình chỉ số tội phạm (tính trên 100.000 dân)
như sau:
4

PGS.TS Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, Nxb.Chính trị - Hành chính. Hà Nội, tr. 185


×