Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THANH HƯƠNG

PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60380105

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG XUÂN CHÂU

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện,
có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Người hướng dẫn là TS. Hoàng Xuân Châu. Các số liệu,
ví dụ minh họa trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực dựa
trên cơ sở nghiên cứu của tác giả.

Tác giả

Nguyễn Thanh Hương



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HSST

: Hình sự sơ thẩm

TAND

: Tòa án nhân dân


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1. Số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015 .................................. 6
Bảng 1.2. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản với
số vụ, số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015 ............................................... 6
Bảng 1.3. Số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
phạm tội và số người phạm các tội phạm nói chung trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015 ........................................ 7
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và cả
nước trong giai đoạn 2011-2015 (tính trên 100.000 dân) .................. 8
Bảng 1.5. Cơ cấu theo loại tội phạm............................................................... 11
Bảng 1.6. Cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt tù mà người phạm
tội bị áp dụng ................................................................................. 12
Bảng 1.7. Cơ cấu theo hình thức phạm tội ...................................................... 13
Bảng 1.8. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội ....................................................... 14
Bảng 1.9. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội ......................................................... 14

Bảng 1.10. Cơ cấu theo thời gian thực hiện tội phạm ....................................... 15
Bảng 1.11. Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hoặc không sử dụng công cụ
phạm tội ......................................................................................... 16
Bảng 1.12. Cơ cấu theo loại tài sản bị trộm cắp................................................ 17
Bảng 1.13. Cơ cấu theo mục đích phạm tội ...................................................... 18
Bảng 1.14. Cơ cấu theo đặc điểm về việc tiêu thụ tài sản ................................. 18
Bảng 1.15. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, dân tộc của người phạm tội ............. 19
Bảng 1.16. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ........................... 21


Bảng 1.17. Cơ cấu theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội .................. 21
Bảng 1.18. Cơ cấu theo tình tiết phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm của người phạm tội ................................................................ 22
Bảng 1.19. Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng ma túy của người phạm tội ............. 23
Bảng 1.20. Cơ cấu theo đặc điểm nạn nhân của tội phạm ................................. 23
Bảng 1.21. Cơ cấu theo mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân............ 23
Bảng 1.22. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm ............... 24
Bảng 2.1. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2011-2015 ............................................................. 27
Bảng 2.2. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ và số người phạm
tội trộm cắp tài sản với số vụ và số người phạm các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 20112015 ............................................................................................... 28
Bảng 2.3. Diễn biến theo mức hình phạt được áp dụng .................................. 30
Bảng 2.4. Diễn biến theo tình tiết phạm tội lần đầu và tái phạm, tái phạm
nguy hiểm ...................................................................................... 31
Bảng 2.5. Diễn biến theo tiêu chí độ tuổi của người phạm tội ........................ 32
Bảng 2.6. Diễn biến theo tiêu chí dân tộc của người phạm tội ........................ 33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1.1. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015 .............................. 6
Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ phạm tội và số người phạm các tội phạm nói chung
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn năm 2011-2015 ......... 7
Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và cả
nước trong giai đoạn 2011-2015 (tính trên 100.000 dân) .............. 8
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo loại tội phạm .......................................................... 12
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo loại hình phạt mà người phạm tội bị áp dụng .......... 13
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu theo mức hình phạt tù mà người phạm tội bị áp dụng ..... 13
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội ................................................... 14
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội ..................................................... 15
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu theo thời gian thực hiện tội phạm ..................................... 16
Biểu đồ 1.10. Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hoặc không sử dụng công cụ
phạm tội ..................................................................................... 17
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu theo loại tài sản bị trộm cắp ............................................ 17
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu theo mục đích phạm tội .................................................. 18
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu theo đặc điểm về việc tiêu thụ tài sản ............................. 19
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu theo độ tuổi .................................................................... 20
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ....................... 21
Biểu đồ 1.16. Cơ cấu theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội .............. 22
Biểu đồ 1.17. Cơ cấu theo mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân........ 24


Biểu đồ 2.1. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2011-2015 ......................................................... 27
Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ phạm tội của

tội trộm cắp tài sản và của các tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015. ........................... 28
Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số người phạm tội
của tội trộm cắp tài sản và của các tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015. ..................... 29
Biểu đồ 2.4. Diễn biến theo mức hình phạt được áp dụng .............................. 31
Biểu đồ 2.5. Diễn biến theo tình tiết phạm tội lần đầu và tái phạm, tái phạm
nguy hiểm .................................................................................. 32
Biểu đồ 2.6. Diễn biến theo tiêu chí độ tuổi của người phạm tội .................... 33
Biểu đồ 2.7. Diễn biến theo tiêu chí dân tộc của người phạm tội .................... 34


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn ............................................................ 3
7. Cơ cấu của luận văn ........................................................................................... 4
Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2011-2015......... 5
1.1. THỰC TRẠNG CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015. ............................. 5
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong giai đoạn 2011-2015. ...................................................... 5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong giai đoạn 2011-2015 ..................................................... 11

1.2. DIỄN BIẾN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015. ..................................... 26
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong giai đoạn 2011-2015. .................................................... 26
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong giai đoạn 2011-2015. .................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 34
Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ....................................................... 37
2.1. CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA ĐỊA
PHƯƠNG ................................................................................................ 38


2.2. CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ MÔI TRƯỜNG GẮN LIỀN VỚI QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI. ..... 42
2.3. CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI PHẠM
TỘI........................................................................................................... 46
2.4. CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ TÌNH HUỐNG PHẠM TỘI. ..................... 48
2.5. CÁC NHÂN TỐ KHÁC THUỘC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM. ......... 49
2.5.1. Hạn chế của công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. . 49
2.5.2. Tồn tại, thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
....................................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 54
Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÒA BÌNH ............................................................... 56
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI. ...................................... 56
3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.................................................................. 57
3.2.1. Nhóm biện pháp cải thiện môi trường vĩ mô của địa phương. ........ 57
3.2.2. Nhóm biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành người phạm tội. .......... 60
3.2.3. Nhóm biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân. ................... 62
3.2.4. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội và đấu tranh
chống tội phạm từ phía nhà nước. .................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 68
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 69


1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tỉnh Hòa Bình được xem là cửa ngõ của các tỉnh miền núi Tây Bắc, tiếp
giáp với Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hòa Bình có diện tích là 4.662,5km2 với dân số
khoảng hơn 800.000 người, được cơ cấu theo 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành
phố và 10 huyện. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã khai thác được những
tiềm năng của mình để thúc đẩy kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chấttinh thần của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình phát
triển kinh tế-xã hội cũng đem lại những tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo,
tình trạng thất nghiệp, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội,… và có tác động tiêu
cực đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng các loại tội phạm trong thời gian qua. Trong đó, tội
trộm cắp tài sản luôn chiếm tỉ lệ đáng kể và có diễn biến ngày càng phức tạp.
Mặc dù các ngành, các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong
việc đấu tranh và phòng ngừa tội trộm cắp tài sản nhưng tội trộm cắp tài sản vẫn
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Theo
số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình thì từ năm 2011 đến năm
2015, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xét xử 623 vụ với

1.033 người phạm tội trộm cắp tài sản. Chiếm tỉ lệ 21,5% số vụ phạm tội và
24,9% số người phạm tội trong tổng số tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình dưới góc độ tội phạm học sẽ có ý nghĩa quan trọng thiết thực để tìm
hiểu tình hình tội trộm cắp tài sản, xác định nguyên nhân phát sinh tội phạm, trên
cơ sở đó xây dựng được hệ thống các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm cho
phù hợp, góp phần ngăn chặn, làm giảm bớt tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Với lí do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong vài năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài này dưới góc độ tội phạm học, cụ thể:
- “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố Hà
Nội” (2005) của tác giả Thân Như Thành, Luận văn Thạc sĩ luật học;
- “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt
Nam” (2007) của tác giả Hoàng Văn Hùng, Luận án Tiến sĩ luật học;
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (2011) của
tác giả Nguyễn Thanh Huyền, Luận văn Thạc sĩ luật học;
- “Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2006
đến năm 2011”(2012) của tác giả Mai Lâm Oanh, Khóa luận tốt nghiệp;
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” (2013)
của tác giả Nguyễn Thị Thúy An, Luận văn Thạc sĩ luật học;
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (2014) của
tác giả Đặng Thị Phương Linh, Luận văn Thạc sĩ luật học.
Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội trộm cắp tài
sản để từ đó giải thích nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản và đưa ra những biện

pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này. Mặc dù cùng nghiên cứu về
tội trộm cắp tài sản song mỗi một đề tài lại nghiên cứu trên một địa bàn và thời
gian nhất định. Nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có
thể nói tới khóa luận tốt nghiệp của tác giả Mai Lâm Oanh. Công trình mặc dù
đã phân tích, đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ
năm 2006 đến năm 2011, nhưng chưa phân tích được các nguyên nhân làm phát
sinh tội phạm cũng như chưa đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Qua nghiên cứu tình hình trên cho thấy hiện nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ tội phạm học về tình hình tội
phạm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở
cấp độ luận văn thạc sỹ. Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện là nguồn
tư liệu phong phú cho tác giả thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học của mình.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên
nhân, dự báo tình hình và các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình dưới góc độ tội phạm học trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các biện pháp phù hợp phòng
ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Để đạt
được mục đích trên, các nhiệm vụ phải giải quyết trong luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình.

- Phân tích làm rõ nguyên nhân và cơ chế tác động làm phát sinh tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2015.
- Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời
gian tới;
- Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ
thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ
phận; phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân
tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp chứng minh trực tiếp; phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình dưới góc độ tội phạm học; xác định một số nguyên nhân chủ


4

yếu làm phát sinh tội phạm và đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp và khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong
giai đoạn năm 2011-2015.
Chương 2: Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội

trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


5

Chương 1:
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”1. Tình hình tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được xác định bởi các thông số về thực trạng
và diễn biến của tình hình tội phạm; các thông số về cơ cấu và tính chất của tình
hình tội phạm.
Để làm sáng tỏ được tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2011-2015, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Hòa Bình và số liệu do tác giả thu thập từ 126 bản án xét xử hình sự sơ thẩm
về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1.1. THỰC TRẠNG CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”2.
Thực trạng của tội trộm cắp tài sản bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng
về tính chất.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015
Thực trạng của tội trộm cắp tài sản xét về mức độ của tội phạm được phản
ánh qua thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xét
xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh

Hòa Bình, số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong 05 năm từ năm 2011 đến năm 2015 được thống kê như sau:
1
2

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb.CAND, Hà Nội, tr.100.
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.112.


6

Bảng 1.1. Số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015
Từ năm 2011 đến năm 2015
Tổng
Trung bình/năm

Số vụ phạm tội
623
124,6

Số người phạm tội
1.033
206,6

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình)
Từ bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2015, trung bình mỗi
năm TAND tỉnh Hòa Bình đã xét xử sơ thẩm 124,6 vụ và 206,6 người phạm tội
trộm cắp tài sản.
Để làm rõ hơn thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tác

giả so sánh nó trong mối tương quan với các số liệu có liên quan. Cụ thể:
Thứ nhất, so sánh số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ và
số người phạm các tội xâm phạm sở hữu bị xét xử hình sự sơ thẩm trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình trong cùng khoảng thời gian.
Bảng 1.2. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ, số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2011-2015
Từ năm
2011
đến năm
2015
Tổng

Tội trộm cắp
tài sản
Số vụ
Số người
phạm tội
phạm tội
(1)
(2)
623
1.033

Các tội xâm phạm
sở hữu
Số vụ
Số người
phạm tội
phạm tội

(3)
(4)
1.023
1.637

Tỉ lệ %
(1)/(3)

(2)/(4)

60,9%

63,1%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình)
Biểu đồ 1.1. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2011-2015


7

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình có tổng số 623 vụ và 1.033 người phạm tội trộm cắp bị đưa ra
xét xử sơ thẩm; trong khi đó tổng số tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm sở
hữu là 1.023 vụ với 1.637 người phạm tội. Như vậy, tội trộm cắp tài chiếm tỉ lệ
rất cao trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu là 60,9% về số vụ và 63,1% về số
người phạm tội.
Thứ hai, so sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản bị
xét xử HSST với số vụ và số người phạm các tội phạm nói chung bị xét xử

HSST trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
Bảng 1.3. Số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
phạm tội và số người phạm các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2011-2015
Từ năm
2011
đến năm
2015
Tổng

Tội trộm cắp tài sản
Tội phạm nói chung
Tỉ lệ %
Số vụ
Số người
Số vụ
Số người (1)/(3)
(2)(4)
phạm tội phạm tội phạm tội phạm tội
(1)
(2)
(3)
(4)
623
1.033
2.896
4.148
21,5% 24,9%
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình)


Qua bảng số liệu, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn
năm 2011-2015 chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số tội phạm nói chung. Để
hình dung rõ hơn, có thể minh họa bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ phạm tội và số người phạm các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn năm 2011-2015


8

Thứ ba, so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và cả nước trong giai đoạn
2011-2015.
Khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ không thể bỏ quan
thông số về chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội. “Chỉ số tội phạm được xác
định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư”3. Đánh giá được
mức độ phổ biến của tội trộm cắp tài sản trong dân cư trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình, Sơn La, Yên Bái và cả nước sẽ giúp ta có cái nhìn toàn diện về thực trạng
của tội phạm này xét về mức độ.
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và cả nước trong giai
đoạn 2011-2015 (tính trên 100.000 dân)
Tỉnh
Hòa Bình
Sơn La
Yên Bái
Cả nước

Số dân


Số vụ

Số người
phạm tội

Chỉ số tội
phạm

4.055.300
623
1.033
5.751.600
827
1.529
3.872.000
645
916
448.349.800
79.351
12.543
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

15,4
14,4
16,7
17,7

Chỉ số
người
phạm tội

25,5
26,6
23,7
28,0

Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và cả nước trong giai
đoạn 2011-2015 (tính trên 100.000 dân)

3

Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.185


9

Qua bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh
Hòa Bình có chỉ số tội phạm là 15,4 và chỉ số người phạm tội là 25,5. Hay nói
cách khác, tính trên 100.000 dân thì ở tỉnh Hòa Bình xảy ra là 15,4 vụ và có 25,5
người phạm tội trộm cắp tài sản. So với tỉnh Sơn La thì Hòa Bình có chỉ số tội
phạm cao hơn nhưng lại có chỉ số người phạm tội thấp hơn. So với tỉnh Yên Bái
thì ngược lại. Nhưng nhìn chung, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm
cắp tài sản ở tỉnh Hòa Bình vẫn thấp hơn so với cả nước. Tuy nhiên, qua những
thông số này đã cho thấy thực trạng về mức độ phổ biến của loại tội phạm này
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây.
Ngoài ra, để xác định và đánh giá một cách tổng thể thực trạng về mức độ
của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, bên cạnh việc nghiên cứu
những thông số về tội phạm rõ thì việc nghiên cứu, tìm hiểu các tội phạm ẩn
thuộc loại này là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện

trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm”4. Mặc dù định nghĩa trên là tương đối rõ nét
nhưng quan niệm về tội phạm ẩn ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số điểm chưa
thống nhất.
Xét về mặt lý luận, thực trạng về mức độ là thông số xác định có bao nhiêu
tội phạm thực tế đã xảy ra trong giới hạn không gian và thời gian của tình hình
tội phạm. Trong số các tội phạm này, có tội phạm đã bị cơ quan chức năng phát
hiện (có thể đã xử lý hoặc chưa xử lý về hình sự) và có tội phạm chưa hề bị phát
hiện. Nếu coi tội phạm rõ là tội phạm đã bị phát hiện và đã bị xử lý về hình sự
bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án thì tội phạm ẩn sẽ là toàn bộ số còn
lại. Ngược lại nếu coi tội phạm rõ là tội phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện
mà không quan tâm đến việc đã bị xử lý bằng bản án có hiệu lực của tòa án hay
chưa thì tội phạm ẩn chỉ còn là các tội phạm mà cơ quan chức năng hoàn toàn
không có thông tin gì về chúng.
Mặc dù vậy, xét về tổng thể thì cần phải làm rõ tất cả các thông số trên
nếu muốn tiệm cận với tình hình tội phạm thực tế (sở dĩ chúng tôi dùng từ tiệm
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.103.


10

cận vì bất kể phương pháp thu thập và xử lý thông tin nào cũng đều có những sai
số nhất định, đồng thời ngay cả việc xử lý của các cơ quan chức năng cũng chưa
chắc đã hoàn toàn chính xác). Nói cách khác, tổng số tội phạm nói chung là
không thay đổi mà chỉ thay đổi trong việc chia tách, phân loại theo các tiêu chí
khác nhau. Chính vì vậy, luận văn một mặt so sánh số liệu của Viện kiểm sát và
Tòa án để thấy sự chênh lệch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời
tiếp cận các phương pháp nhằm tìm ra những tội phạm thực tế đã xảy ra mà cơ

quan chức năng chưa hề có thông tin gì về chúng.
Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình thì trong
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 812 vụ và
1.310 người bị khởi tố hình sự về tội trộm cắp tài sản nhưng chỉ có 623 vụ và
1.033 bị cáo bị Tòa án có thẩm quyền đưa ra xét xử về tội trộm cắp tài sản. Như
vậy, đã có 187 vụ phạm tội (chiếm tỉ lệ 23,3%) và 277 người bị khởi tố hình sự
về tội trộm cắp tài sản (chiếm 21,1%) chưa được Tòa án có thẩm quyền xét xử.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này như do vụ án không tìm được
người phạm tội, do vụ án bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc bị cáo bị Tòa án đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ xét xử.
Ngoài ra, nhiều hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản có thể đã được thực
hiện nhưng cơ quan chức năng chưa hề có thông tin gì về chúng. Điều này có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể từ phía cơ quan chức năng lơ
là, tắc trách; cũng có thể do tội phạm được thực hiện quá tinh vi làm cho không
ai biết rằng thực tế nó đã xảy ra; hoặc có thể do nạn nhân và những người có
thông tin về tội phạm không thông báo cho cơ quan chức năng về sự tồn tại của
nó. Tội trộm cắp có thể được xem là tội phạm có nạn nhân, do vậy có thể tập
trung lý giải nguyên nhân của việc cơ quan chức năng chưa có thông tin gì về sự
tồn tại của một tội phạm thuộc dạng này từ phía nạn nhân. Thứ nhất, nhiều nạn
nhân có thể không biết là mình bị trộm cắp mà chỉ nghĩ rằng mình bỏ quên hoặc
bị rơi tài sản. Thứ hai, một số nạn nhân khác biết rằng mình bị mất tài sản nhưng
vì nhiều lý do không thông báo cho cơ quan chức năng như cho rằng giá trị tài
sản là nhỏ, sợ mất thời gian, không tin tưởng sẽ tìm lại được… Để tiếp cận được
thông tin về những tội phạm này, các nhà tội phạm học trên thế giới thường sử
dụng các phương pháp điều tra nạn nhân trên diện rộng. Tuy nhiên, trong khuôn


11

khổ luận văn này, tác giả không có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các

cuộc điều tra thuộc dạng này.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015
Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai
đoạn 2011-2015 xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu
của tội trộm cắp tài sản. Qua việc nghiên cứu cơ cấu của tội phạm ta thấy được
những nội dung bên trong của tình hình tội phạm, từ đó tạo cơ sở cho việc xem
xét nguyên nhân của loại tội phạm này.
Để đánh giá được thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình trong giai đoạn 2011-2015 xét về tính chất, tác giả đã nghiên cứu 126 bản
án HSST (với 172 người phạm tội) được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên và những số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa
Bình. Theo đó, những cơ cấu của tội trộm cắp tài sản được nghiên cứu theo các
tiêu chí sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm:
Nghiên cứu 126 bản án HSST của các Tòa án có thẩm quyền xét xử trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian 05 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 và sự
phân loại tội phạm trong luật của Bộ Luật hình sự Việt Nam, tác giả có số liệu
thống kê sau:
Bảng 1.5. Cơ cấu theo loại tội phạm
Tổng số
172
100%

Tội phạm ít nghiêm Tội phạm nghiêm Tội phạm rất nghiêm
trọng
trọng
trọng
158
13

1
91,9%
7,5%
0,6%
(Nguồn: 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản)


12

Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo loại tội phạm

Qua bảng số liệu có thể thấy, trong tổng số 172 bị cáo bị xét xử về tội trộm
cắp tài sản thì có tới 158 bị cáo bị xét xử theo khoản 1 Điều 138, chiếm tỷ lệ khá
cao là 91,9%, trong khi đó số bị cáo bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 chỉ có 13 bị
cáo và xét xử theo khoản 3 chỉ có 1 bị cáo. Như vậy, tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình đã xét xử chủ yếu là loại tội ít nghiêm trọng.
* Cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt tù mà người phạm tội bị
áp dụng:
Bảng 1.6. Cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt tù mà người phạm
tội bị áp dụng
Tổng số
1.033
100%

CTKGG
11
1,1%

Tù có thời hạn
1.022

98,9%
Phạt tù từ 3 năm trở xuống
Phạt tù
Phạt tù cho Phạt tù không
trên 3 năm
hưởng án
cho hưởng án
đến 7 năm
treo
treo
398
555
64
38,9%
54,3%
6,3%

Phạt tù trên
7 năm đến
15 năm
05
0,5%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình)
Qua nghiên cứu số liệu, có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2015, số bị cáo bị xét xử về tội trộm cắp tài sản là 1.033 bị cáo. Loại hình phạt
mà Tòa án áp dụng đối với loại tội phạm này bao gồm: Cải tạo không giam giữ
và tù có thời hạn. Trong đó, 1.022 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
chiếm 98,9%. Hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 1,1%. Có thể thấy rõ hơn
qua biểu đồ sau:



13

Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo loại hình phạt mà người phạm tội bị áp dụng

Đối với loại hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt tù được áp dụng đối
với các bị cáo cũng có sự khác nhau. Trong đó mức hình phạt tù trên 3 năm đến
7 năm và mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm chiếm tỉ lệ thấp chỉ chiếm
6,8%. Mức hình phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỉ lệ cao nhất với 953 bị cáo
chiếm 93,2% (trong đó: phạt tù cho hưởng án treo chiếm tỉ lệ 38,9%; phạt tù
không cho hưởng án treo chiếm tỉ lệ 54,3%).
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu theo mức hình phạt tù mà người phạm tội bị áp dụng

* Cơ cấu theo hình thức phạm tội:
Bảng 1.7. Cơ cấu theo hình thức phạm tội
Tổng số
126
100%

Đồng phạm
Đơn lẻ
41
85
32,5%
67,5%
(Nguồn: 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản)

Qua khảo sát 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản với 172 người phạm
tội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cho

thấy, có 85/126 vụ được thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ chiếm 67,5%,
còn lại 41/126 vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm 32,5%. Có
thể thấy, số vụ phạm tội được thực hiện theo hình thức đồng phạm mặc dù có tỉ


14

lệ thấp hơn song việc đồng phạm thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cao
hơn so với trường hợp phạm tội đơn lẻ tương ứng.
* Cơ cấu theo địa điểm phạm tội:
Bảng 1.8. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội
Tổng số
126
100%

Nhà riêng
Nơi làm việc
Nơi khác
75
41
10
59,5%
32,5%
8,0%
(Nguồn: 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản)

Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội

Đối với tội trộm cắp tài sản, người phạm tội thường lợi dụng sơ hở của nạn
nhân hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm trộm cắp tài sản. Qua nghiên cứu, nhà riêng

của nạn nhân là nơi thực hiện tội phạm chủ yếu chiếm 59,5%. Nhà riêng của nạn
nhân là nơi nạn nhân cất chứa, bảo quản tài sản, vì vậy, người phạm tội thường
lợi dụng sơ hở của nạn nhân trong việc bảo quản tài sản hoặc dùng thủ đoạn khác
đột nhập vào nhà nạn nhân để trộm cắp tài sản. Ngoài ra, hành vi trộm cắp còn
diễn ra ở nơi làm việc (chiếm 32,5%) hoặc nơi khác (chiếm 8,0%).
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội:
Bảng 1.9. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Tổng Cao
số
phong
1033
100%

38
3,7%

Đà
Bắc

Kim
Bôi

Kỳ
Sơn

Lạc
Sơn

Lạc Lương Mai
Thủy

Sơn
Châu

53
61
15
84
106
5,1% 5,9% 1,4% 8,1% 10,3%

152
14,7%

91
8,8%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình)

Tân
Lạc

TP.
Hòa
Bình

Yên
Thủy

46
281

106
4,5% 27,2% 10,3%


15

Biểu đồ 1.8. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Tỉnh Hòa Bình được cơ cấu theo 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và
10 huyện. Qua khảo sát số liệu từ Văn phòng TAND tỉnh Hòa Bình cho thấy,
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều
nhất trên địa bàn thành phố Hòa Bình với 281 vụ chiếm 27,2%, tiếp đến là huyện
Lương Sơn chiếm 14,7% và thấp nhất là huyện Kỳ Sơn chiếm 1,4%. Như vậy,
có thể nhận thấy ở những địa bàn có kinh tế phát triển và tập trung đông dân cư
hơn như thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn thì tội phạm trộm cắp tài sản
diễn ra nhiều hơn.
* Cơ cấu theo thời gian thực hiện tội phạm:
Bảng 1.10. Cơ cấu theo thời gian thực hiện tội phạm
Tổng số
126
100%

Từ 0h đến
Từ 6h đến cận
Từ 12h đến
Từ 18h đến
cận 6h
12h
cận 18h
cận 24h

14
7
46
59
11,1%
5,6 %
36,5%
46,8%
(Nguồn: 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản)


16

Biểu đồ 1.9. Cơ cấu theo thời gian thực hiện tội phạm

Thời gian phạm tội của loại tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
rất đa dạng. Trong đó có 59 vụ/126 vụ phạm tội trộm cắp tài sản xảy ra trong
khoảng từ 18h đến cận 24h chiếm tỉ lệ 46,8%. Tiếp đến là khoảng thời gian từ
12h đến cận 18h chiếm 36,5 %. Thấp nhất là khoảng thời gian từ 0h đến cận 6h
chiếm 5,6%. Qua số liệu trên có thể thấy, người phạm tội trộm cắp tài sản
thường chọn thời điểm khi nghỉ trưa hoặc đêm tối khi nạn nhân lơ là, mất cảnh
giác trong việc bảo vệ tài sản để thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, đây
cũng là khoảng thời gian mà hoạt động của các lực lượng tuần tra giảm và lưu
lượng người qua lại trên các tuyến đường ít, khiến cho việc thực hiện hành vi
phạm tội và tẩu thoát dễ dàng hơn.
* Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hoặc không sử dụng công cụ phạm tội:
Bảng 1.11. Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hoặc không sử dụng công cụ
phạm tội
Tổng


Sử dụng công cụ phạm tội

Không sử dụng công cụ phạm
tội

126

84

42

100%

66,7%

33,3%

Vam phá
khóa

Kìm
cộng lực

Cưa sắt,
búa sắt

Công cụ
khác

38


7

12

27

30,2%

5,6%

9,5%

21,4%

(Nguồn: 126 bản án HSST về tội trộm cắp tài sản)


×