Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quy định pháp luật về hình thức hợp đồng vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.96 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH LAN HƯƠNG

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

LUẬT VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thiện trong bối cảnh cùng với thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, với điều kiện đơn vị nơi công tác, chỉ có 02 Thẩm phán, chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và có thể có những vấn đề
mới chỉ được đề cập mà chưa có những phân tích, đánh giá, chứng minh một
cách thuyết phục.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên,
TS. Vũ Thị Hải Yến, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
hoàn thiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy, Cô đã giảng dạy


Lớp Cao học khóa 22, đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Luật Hà Nội và trong suốt thời
gian hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Lan Hương


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân. Các
kết luận, số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác
và trung thực.
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đinh Lan Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

BLDS năm 1995

: Bộ luật dân sự năm 1995


BLDS năm 2005

: Bộ luật dân sự năm 2005

BLDS năm 2015

: Bộ luật dân sự năm 2015

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTDS năm 2011 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011
BLTTDS năm 2015 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Tòa án

: Tòa án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn ................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu luận văn ............................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn ........................................................ 10
6. Những nghiên cứu mới của luận văn .................................................... 11
7. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn .................................................... 11
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................... 12

9. Kết cấu của luận văn............................................................................. 13
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI
SẢN VÀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN ............................... 14
1.1. Khái quát về hợp đồng vay tài sản .................................................... 14
1.1.1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản ...................................................... 14
1.1.2. Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng vay tài sản ......................... 15
1.1.3. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản ................................................ 17
1.1.4. Lãi suất và lãi: ................................................................................ 18
1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên ....................................................... 18
1.1.6. Họ, hụi, biêu, phường ( gọi chung là họ) ........................................ 20
1.2. Cơ sở pháp lý của quy định pháp luật hiện hành về hình thức hợp
đồng vay tài sản .......................................................................................... 21
1.2.1. Quy định của Hiến pháp ................................................................. 21
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và giao kết hợp đồng
dân sự ....................................................................................................... 23
1.3. Hình thức của hợp đồng vay tài sản và ý nghĩa pháp lý của việc quy
định hình thức hợp đồng vay tài sản ......................................................... 31
1.3.1. Khái quát về hình thức của hợp đồng.............................................. 31


1.3.2. Hình thức của hợp đồng vay tài sản ................................................ 34
1.3.3. Ý nghĩa pháp lý của việc quy định hình thức hợp đồng vay tài sản......... 36
CHƯƠNG 2. NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN VỀ HÌNH
THỨC CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN ................................................ 38
2.1. Bất cập trong giải quyết vụ việc dân sự ở Tòa án ............................. 38
2.1.1. Đương sự không có chứng cứ để nộp kèm theo đơn khởi kiện........ 38
2.1.2. Đương sự không có chứng cứ để nộp kèm theo đơn yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời........................................................ 39
2.1.3. Tòa án khó khăn trong đánh giá chứng cứ ...................................... 40
2.1.4. Tòa án khó khăn khi xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Luật Hôn nhân & gia đình ............... 47
2.1.5. Đối với giải quyết tranh chấp họ, hụi, biêu, phường ....................... 55
2.2. Không có chứng cứ để xử lý về hình sự đối với hành vi vay tiền
không trả..................................................................................................... 59
2.3. Người phải thi hành án lợi dụng để giữ lại kỷ phần khi bị cưỡng chế
thi hành án dân sự ...................................................................................... 67
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN ............................ 81
3.1. Sự cần thiết phải quy định hình thức đối với hợp đồng vay tài sản ..... 81
3.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................. 81
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 87
3.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định BLDS về hình thức của hợp
đồng vay tài sản .......................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn (sau đây gọi là
luận văn)
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham
gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với
nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất (tài
sản) nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng một vai trò quan trọng,
là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. các quan hệ tài sản chỉ được hình
thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể. Quan hệ đó gọi là hợp đồng
dân sự.
Bộ luật dân sự (BLDS) có những quy định chung về hợp đồng dân sự,

đồng thời quy định chi tiết một số hợp đồng dân sự thông dụng không chỉ
nhằm góp phần điều chỉnh xã hội bằng pháp luật mà thông qua đó còn bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân (chủ thể) trong giao kết hợp đồng. Mặc
dù vậy, không phải lúc nào người dân cũng có thể sử dụng hợp đồng dân sự
như một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị
xâm phạm; nguyên nhân không chỉ bởi sự kém hiểu biết pháp luật của người
dân mà còn bởi chính những “lỗ hổng” từ các quy định của pháp luật.
Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng
nhất, điều chỉnh quan hệ tài sản diễn ra hàng ngày trong đời sống nhân dân.
Đối tượng của hợp đồng là tiền, ngoại tệ, kim khí quý; là loại tài sản đặc biệt,
có tác động sâu sắc đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Quốc gia,
Nhà nước phải có sự quản lý nhất định.
Nhiều năm nay, trên cả nước, tình trạng “vỡ nợ” trong nhân dân diễn
ra thành nhiều đợt và có tính lặp lại (điển hình là các đợt năm 1990 – 1993;
năm 2007 – 2008 và gần đây nhất là khoảng cuối năm 2015 - đầu năm 2016).
Số vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà Tòa án nhân dân
tỉnh Hòa Bình cũng như Tòa án nhân dân huyện Kim Bôi (Hòa Bình) phải thụ


2

lý, giải quyết trong những năm gần đây tăng lên với số lượng lớn, tính chất
phức tạp, gay gắt, khó giải quyết. Bên vay tiền thường chủ động dùng những
lời lẽ thuyết phục, nhiều khi là hứa hẹn trả một khoản tiền lãi rất cao để vay
được tiền sau đó không trả theo thỏa thuận.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy: hình thức của hợp đồng vay
tài sản hiện đang được BLDS thừa nhận có thể bằng lời nói hoặc bằng văn
bản là không còn phù hợp, không đáp ứng được thực tiễn, không bảo đảm tính
răn đe, giáo dục, phòng ngừa cùng sự nghiêm minh của pháp luật. Trên thực
tế, người dân đã lợi dụng quy định này để trục lợi, chống đối pháp luật, gây

rối loạn trật tự xã hội.
Đã đến lúc thực tiễn xã hội đòi hỏi nhà lập pháp cần phải xem xét, nhìn
nhận, đánh giá một cách sâu sắc, đa chiều về sự cần thiết phải thay đổi quy
định của pháp luật về hình thức (có sự bắt buộc nhất định) đối với hợp đồng
vay tài sản mới đảm bảo phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt
trong bối cảnh BLDS 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 cũng
không có sự thay đổi đáng kể về các quy định này.
Từ tính cấp thiết nêu trên, luận văn lựa chọn đề tài “Quy định pháp
luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản” để nghiên cứu và chỉ ra những
bất cập trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn về hình thức của
đồng vay tài sản hiện đang được pháp luật thừa nhận.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Trên diễn đàn luật học, không ít những học giả, chuyên gia pháp luật,
những người làm công tác pháp luật, nhiều học viên cao học luật chuyên
ngành đã có những công trình nghiên cứu về hợp đồng vay tài sản. Trong quá
trình thực hiện, đề tài luận văn đã quan tâm, tiếp cận một số các công trình
tiêu biểu sau:
- “Hướng dẫn môn học Luật dân sự”, Tập 2 của Phạm Văn Tuyết, Lê
Kim Giang; Nxb Tư pháp (2015).


3

- “Hợp đồng tín dụng” (Quy định và thực tiễn), Website Công ty Luật
Đại Việt.(1)
- “ Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng thế chấp
tài sản với hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”,
của Nguyễn Văn Tuyến, Tạp chí ngân hàng số 17/2010, Website Ngân hàng
Nhà nước việt Nam.(2)
- “ Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Luật hôn nhân & gia đình

2014”, của Đỗ Văn Đại, Tạp chí TAND số 5 (2015).
- “Bình luận quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền và hợp đồng vay tài sản
trong dự thảo BLDS sửa đổi”, của Trương Đức Thanh, Website BASICO.(3)
- “Chế định hợp đồng vay tài sản” của Trần Văn Biên, Website Thông
tin pháp luật dân sự. (4)
- “Cần sửa đổi, bổ sung một số điều về hợp đồng vay tài sản trong Bộ
luật dân sự”, của Nguyễn Minh Oanh, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, số đặc san BLDS 2003.
- “Những vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
và một số kiến nghị” của Trần Văn Duy, Nguyễn Hương Lan, Website
Trường Đại học kiểm sát Hà Nội.(5)

(1) Nguồn: />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 6h23 ngày 30/7/2016.
(2) Nguồn:
/>94&_afrLoop=3510073574839849&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3FdID%3D57694%26_afrWindo
wId%3Dnull%26_afrLoop%3D3510073574839849%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162521108%26_afrWindowM
ode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1ctslszogu_82
Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 6h11 ngày 30/7/2016.
(3)
Nguồn: />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 5h53 ngày 30/7/2016.
(4) Nguồn: />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 5h40 ngày 30/7/2016.
(5) />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 06h11 ngày 30/7/2016.


4

- “Những điểm mới của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy
định trong Bộ luật hình sự 2015” của Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND kỳ 2
(4/2016).
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Hương Lan (2011), Trường

Đại học Quốc gia Hà Nội, người hướng dẫn Đinh Trung Tụng.
- “Cuốn sổ tay Thẩm phán”; Nxb Lao động (2009) của Tòa án nhân dân
Tối cao.
Các công trình nghiên cứu trên, hầu hết chỉ nhìn nhận, đánh giá về tính
thông dụng, cần thiết hay những bất cập trong thực tiễn của hợp đồng vay tài
sản, chủ yếu là về phần tính lãi suất, trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay, hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay có thế chấp,
hợp đồng vay có đảm bảo của người thứ 3 (tín chấp) hoặc về những “biến
tướng” của hợp đồng vay tài sản.
Liên quan đến hình thức của hợp đồng vay tài sản, đáng chú ý có công
trình của tác giả Trần Văn Duy và Nguyễn Hương Lan về: “Vướng mắc trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản và một số kiến nghị”, Trong đó,
tác giả đề cập đến 3 vấn đề:
Thứ nhất, những “biến tướng” của hợp đồng vay tài sản dưới dạng bên
cho vay buộc bên vay phải ký một hợp đồng đặt cọc mua bán nhà hoặc hợp
đồng mua bán nhà, đất đồng thời bên cho vay thu giữ giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mục đích nếu bên vay không
trả được nợ thì bên cho vay sẽ lấy nhà, đất của bên vay. Như vậy bên cho vay
đã có hành vi ép bên vay trong thực hiện hợp đồng vay tài sản bằng một hợp
đồng dân sự khác giả tạo.
Thứ hai, xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với hợp đồng
vay tài sản. Tác giả chỉ ra quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
chỉ có một căn cứ duy nhất để xác định vấn đề này đó là: “…nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” và thường khi giải quyết tranh chấp,


5

Tòa án chỉ buộc được một bên vợ hoặc chồng trả nợ. Dẫn đến khó khăn trong
thi hành án đối với nghĩa vụ của một bên vợ, chồng. Theo tác giả phương án

lấy giá trị giao dịch để làm căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của
người chồng (hoặc vợ) trong vụ việc tranh chấp chỉ có một bên đứng ra giao
kết hợp đồng vay là hiệu quả nhất.
Thứ ba, hợp đồng vay có bảo đảm của người thứ ba. Trường hợp bên
vay không có khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện người bảo
lãnh hay không hay trường hợp nhận nợ thay thì giải quyết như thế nào.
Trong phần “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
dân sự về hợp đồng vay tài sản” tác giả có kiến nghị về đối tượng của hợp
đồng; theo đó, pháp luật cần có quy định rõ ràng về nội dung ngoại tệ có được
xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản hay không? Trong khi trên thực tế
việc cho vay ngoại tệ vẫn diễn ra thường xuyên và theo quy định của pháp
luật thì các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Tác giả kiến nghị
cần sửa đổi điều 471 - BLDS như sau:
1. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho
vay giao cho bên vay một khoản tiền là nội tệ hoặc ngoại tệ, các giấy tờ có
giá như tiền, vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật; khi đến hạn trả, bên vay
phải hoàn trả tiền, các giấy tờ có giá hoặc vàng, kim khí quý, đá quý, vật
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi theo thỏa thuận.
2. Đối với những hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ, khi
giao kết phải tuân theo quy định pháp luật của Nhà nước về quản lý ngoại
hối”. Tác giả còn đề xuất: “Nếu việc hạn chế sử dụng ngoại tệ trong các giao
dịch được sửa đổi theo hướng thông thoáng thì có thể bỏ khoản 2.
- Về hình thức của hợp đồng
+ Hình thức của hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận
phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng
lại ở giá trị chứng cứ, khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác


6


định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, việc xác định hợp đồng vô hiệu, hậu
quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu về hình thức.
+ Mặc dù BLDS đã có những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó
ghi nhận rõ ràng các hình thức, nhưng nhìn chung, toàn bộ quy định liên quan
về hình thức của hợp đồng chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính
toàn diện và hệ thống.
+ Số lượng vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản chủ yếu là hợp
đồng bằng lời nói. Đối với những hợp đồng giao kết bằng lời nói, nếu không
có bên thứ ba làm chứng, sẽ tạo rất nhiều khó khăn cho Thẩm phán trong quá
trình điều tra, thu thập chứng cứ.
+ Việc quy định hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản sẽ
thống nhất với quy định liên quan tại Mục 5 Chương XVII BLDS (2005) về
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
+ Một bản hợp đồng vay tài sản được ký kết với những điều, khoản
được quy định rõ ràng, là căn cứ xác đáng nhất để các bên thực hiện nghĩa vụ
một cách trung thực và tự nguyện.
Đặc biệt, có công trình nghiên cứu về: “Hợp đồng tín dụng” (quy định
và thực tiễn) của hợp đồng tín dụng,

(6)

cũng đã nghiên cứu một số nét đặc

trưng của hợp đồng tín dụng, có sự liên hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp
đồng cho vay (dân sự) và hợp đồng thương mại như:
Thứ nhất, hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân
hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu bên vay là doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thì hợp
đồng tín dụng sẽ là hợp đồng thương mại. Nếu bên vay là cá nhân, thì hợp

đồng tín dụng sẽ là hợp đồng dân sự.
(6) Xem: />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 6h23 ngày 30/7/2016.


7

Thứ hai, cho vay vốn được ví như việc bán chịu một loại hàng hóa đặc
biệt, đó là tiền tệ. Trong quan hệ tín dụng, trước khi giải ngân, thì thế mạnh
hoàn toàn thuộc về ngân hàng; ngay sau khi thực hiện hợp đồng, tức là sau
khi giải ngân, thì bên vay là người nắm vai trò chủ động trong việc trả nợ.
Mặc dù ngân hàng có khá nhiều quyền chi phối theo quy định của pháp
luật về hợp đồng tín dụng, nhưng vẫn trở thành bên thụ động.
Thứ ba, về mục đích sử dụng vốn vay, trong thời hạn vay vốn, nếu bên
vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập
tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm và thu hồi nợ trước hạn. Đó
luôn là quy định của pháp luật, cũng đồng thời là điều quan tâm hàng đầu của
các ngân hàng trong nghiệp vụ xét duyệt và quản lý các khoản vay. Để bảo
đảm được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợ đúng hạn, ngân
hàng được quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ.
Thứ tư, về hình thức của hợp đồng tín dụng, hợp đồng tín dụng phải
được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử
dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo
đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được
các bên thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế thì bên vay thường phải chấp nhận
những điều khoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi hơn
cho ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật, thì chỉ có hợp đồng tín dụng. Nhưng trên
thực tế, vừa do truyền thống, vừa do yêu cầu thực tế, nên bên cạnh hợp đồng
tín dụng, các ngân hàng thường đưa ra thêm một loại văn bản nữa là khế ước
nhận nợ, là một loại giấy nhận nợ. Khế ước nhận nợ thường cũng đủ các yếu

tố chủ yếu của hợp đồng tín dụng.
Thứ năm, về bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo đảm có ý nghĩa rất quan
trọng, thậm chí là hơn cả hợp đồng tín dụng. Vì nếu hợp đồng tín dụng bị vô
hiệu thì hậu quả xấu nhất chỉ là ngân hàng không được thu tiền lãi. Nhưng


8

nếu hợp đồng bảo đảm tiền vay vô hiệu, thì nguy cơ lớn hơn nhiều, ngân hàng
có thể không thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Những vướng mắc, tranh chấp nảy
sinh trên thực tế cũng chủ yếu liên quan đến hợp đồng bảo đảm.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên, mới chỉ nêu lên một số vướng
mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản; những đặc điểm cơ bản
của hợp đồng tín dụng, quy định của pháp luật chuyên ngành về hợp đồng tín
dụng và bản chất của hợp đồng tín dụng; đặt vấn đề so sánh giữa hợp đồng tín
dụng với hợp đồng vay tài sản thông thường nhưng chưa chỉ ra nguyên nhân
của những vướng mắc đó là từ đâu. Hợp đồng tín dụng về bản chất, cũng là
một hợp đồng vay tài sản, căn cứ vào mục đích, chủ thể của hợp đồng để xác
định là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại mà thôi, nhưng chưa chỉ ra
sự khác biệt về cơ chế bảo vệ chủ thể như vậy có phù hợp với các nguyên tắc
dân sự, nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu tài sản được quy định trong các quy
định khác của pháp luật hay không. Nhận định “Cho vay vốn được ví như
việc bán chịu một loại hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ” (7) nhưng không chỉ ra
tính đặc biệt của tiền tệ là như thế nào. Việc BLDS không quy định về hình
thức của hợp đồng vay tài sản, có phải là nguyên nhân chính dẫn đến những
vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản ở Tòa án hay
không. Tầm quan trọng của việc phải quy định hình thức hợp đồng vay tài sản
như thế nào, nếu như BLDS quy định hình thức nhất định của hợp đồng vay
tài sản thì quy định này sẽ tác động tích cực đến thực trạng giải quyết tranh
chấp hợp đồng vay tài sản hiện nay như thế nào.

Bởi hợp đồng vay tài sản trực tiếp điều chỉnh quan hệ tài sản phổ biến,
tồn tại khách quan, tất yếu trong đời sống nhân dân, nên luận văn tiếp tục
quan tâm đến quy định của pháp luật về loại hợp đồng này. Đồng thời, trong
nghiên cứu của luận văn sẽ tiếp tục chỉ rõ những vấn đề bất cập khi áp dụng
(7) Xem: />Ngày, giờ truy cập cuối cùng: 6h23 ngày 30/7/2016.


9

các quy định hợp đồng này vào thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Tòa án; thực
tiễn đòi hỏi sự thay đổi nào của pháp luật hợp đồng (vay tài sản); thực trạng
các tranh chấp vay tài sản đang diễn biến như thế nào, theo hướng tích cực
hay tiêu cực, nguyên nhân chính từ đâu và giải pháp chính đối với thực trạng
này phải bắt đầu từ vấn đề gì. Luận văn đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu quy
quy định pháp luật hiện hành, về hình thức của hợp đồng vay tài sản, có mối
liên hệ như thế nào đến thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
mà các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Lý luận Mác - Lê nin khẳng định: thực tiễn luôn đóng vai trò là cơ sở,
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý; nguyên tắc
thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở để xác
định tính chân lý thì chỉ là lý luận suông, ngược lại thực tiễn mà không có lý
luận khoa học soi sáng thì sẽ trở thành thực tiễn mù quáng.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn, nhận thức được đòi hỏi của thực tiễn,
luận văn hướng tới mục đích chứng minh sự cần thiết phải hoàn thiện các quy
định của BLDS về hình thức của hợp đồng vay tài sản, không chỉ nhằm mục
đích thuận lợi trong giải quyết ở Tòa án khi có tranh chấp phát sinh, bảo đảm
quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đương sự mà còn bảo đảm sự phù hợp
với các loại hợp đồng khác, các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan, khắc

phục được sự bất cấp trong thực tiễn từ chính những quy định hiện hành của
BLDS về hình thức của loại hợp đồng này.
Với mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khái quát về hợp đồng vay tài sản, đi sâu nghiên
cứu cơ sở pháp lý về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Làm rõ tầm quan
trọng, tính tất yếu, sự tồn tại khách quan của hợp đồng vay tài sản trong đời
sống xã hội.


10

Thứ hai, bằng số liệu cụ thể để chứng minh các tranh chấp hợp đồng vay
tài sản luôn là loại tranh chấp phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng ở Tòa
án. Thực trạng đó có liên quan gì đến đề tài luận văn đang nghiên cứu.
Thứ ba, bằng các vụ án điển hình để đánh giá, chứng minh tính chất
phức tạp, bất ổn của các tranh chấp hợp đồng vay tài sản trên thực tiễn. Qua
đó thấy được sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ này là thực sự cần thiết.
Thứ tư, phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa những quy định hiện hành
của BLDS về hình thức của hợp đồng dân sự với hình thức của hợp đồng vay
tài sản và với các quy định pháp luật, ngành luật khác có liên quan.
Thứ năm, phân tích, đánh giá những bất cập của quy định pháp luật
hiện hành về hình thức của hợp đồng vay tài sản, dự đoán những hệ lụy; kiến
nghị, đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức của
hợp đồng vay tài sản và cơ sở của kiến nghị, đề xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Chế định hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam bao
gồm nhiều nội dung như: chủ thể, đặc điểm, đối tượng của hợp đồng, quyền,
nghĩa vụ của các bên, lãi suất, thời hạn thực hiện hợp đồng, họ, hụi, biêu
phường nhưng luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá
những quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản và các quy định pháp

luật khác có liên quan đến hình thức của hợp đồng vay tài sản được quy định
trong BLDS (2005 và 2015).
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu: phân tích, diễn dịch, tổng hợp, quy nạp để làm rõ cơ sở pháp lý
của quy định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng vay tài sản. Đồng
thời sử dụng biện pháp thu thập, xử lý thông tin, so sánh, đối chiếu bằng vụ
việc cụ thể để chứng minh sự bất cập giữa quy định pháp luật hiện hành về
hình thức hợp đồng vay tài sản với thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất
hướng hoàn thiện có cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tiễn.


11

6. Những nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn chứa đựng nhiều tâm huyết với ngành luật, nghề luật. Xuất
phát từ nhận thức ban đầu về tính cấp thiết của đề tài, luận văn hướng tới trình
bày những nghiên cứu mới như sau:
Thứ nhất, luận văn trình bày một cách khái quát về cơ sở pháp lý của
quy định hiện hành về hình thức của hợp đồng vay tài sản.
Thứ hai, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về hình thức của hợp đồng
vay tài sản trong mối liên hệ ràng buộc với các quy định pháp luật khác và
ngành luật khác có liên quan, ví dụ như: quy định của Luật thi hành án dân sự
về kỷ phần khi thanh toán, phân chia tài sản bán đấu giá để thi hành án.
Thứ ba, luận văn chứng minh sự bất cập về hình thức của hợp đồng vay
tài sản bằng thực tiễn giải quyết, xét xử các tranh chấp hợp đồng vay tài sản,
bằng số liệu và vụ việc cụ thể, có thật.
Thứ tư, cùng với việc làm rõ cơ sở pháp lý của quy định pháp luật hiện
hành về hình thức của hợp đồng vay tài sản thì luận văn còn làm rõ sự cần
thiết phải quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản, cơ sở pháp lý của

những kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật này.
7. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Một là, pháp luật dân sự Việt Nam, cụ thể là BLDS 2005 và hiện tại là
BLDS 2015, quy định rất chi tiết về hợp đồng vay tài sản nhưng không có
điều luật nào quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Theo đó, pháp
luật đang thừa nhận hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn
bản. Như vậy, có thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người dân,
của đương sự không, khi mà Tòa án giải quyết tranh chấp trên cơ sở đương sự
tự chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; họ sẽ chứng
minh như thế nào bằng lời nói?
Hai là, lý do tại sao luận văn chỉ đề cập chuyên sâu đến quy định pháp
luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản?


12

Ba là, BLDS 2005 cũng như BLDS hiện hành 2015 không quy định
hình thức bắt buộc của hợp đồng vay tài sản và đang thừa nhận hình thức của
hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản đã bảo đảm thể
chế hóa được một cách trọn vẹn tinh thần chủ đạo của Hiến pháp về quyền,
nghĩa vụ công dân, về thể chế độ kinh tế, về quyền con người và có bảo đảm
sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự cũng như ngành
luật khác có liên quan hay không?
Bốn là, những bất cập trong thực tiễn từ quy định hình thức của hợp
đồng vay tài sản mang lại như thế nào?
Năm là, kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện, điều chỉnh như thế nào?
Đặc biệt trong bối cảnh BLDS 2015 đã thông qua, vừa có hiệu lực thi hành từ
01/7/2016? Cơ sở pháp lý của kiến nghị, đề xuất này.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thời gian học chương trình cao học luật tại Trường Đại học Luật Hà

Nội (khóa 22, năm học 2014 - 2016) là thời điểm Quốc hội XIII thông qua
nhiều Bộ luật, trong đó có BLDS 2015; các quy định về nghĩa vụ và hợp đồng
nói chung, đặc biệt là về hình thức hợp đồng vay tài sản mà luận văn quan
tâm không có thay đổi gì nhiều, chỉ thay đổi một số thuật ngữ và thiết kế gộp
một số điều luật thành một điều luật chung, với mục đích tạo hành lang pháp
lý cho các chủ thể tự do giao kết hợp đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế nhiều
thành phần phát triển. Các công trình nghiên cứu về loại hợp đồng này mới
chỉ có tác giả đề cập đến hợp đồng vay tài sản bằng lời nói sẽ khó khăn cho
Tòa án trong đánh giá chứng cứ khi giải quyết, xét xử các tranh chấp này như
đã viện dẫn ở mục 2.
Luận văn nhận thức như sau:
- Pháp luật là một hình thái ý thức xã hội (thuộc kiến trúc thượng tầng)
chịu sự thay đổi khi tồn tại xã hội (cơ sở hạ tầng) thay đổi. Sự tác động của
pháp luật đối với tồn tại xã hội diễn ra theo hai chiều; nếu pháp luật tác động


13

phù hợp tới tồn tại xã hội thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tồn tại xã hội
phát triển và ngược lại.
- Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, Bộ luật ban hành từ
chính những đòi hỏi của xã hội (bao gồm quần chúng nhân dân), quay trở lại
phục vụ nhân dân, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Những người
làm công tác thực tiễn có nhiều cơ hội tiếp cận suy nghĩ, tư duy của người
dân, thái độ của người dân khi tiếp nhận, chấp hành pháp luật.
- Nếu như luận văn được bảo vệ sẽ mở ra một góc nhìn từ thực tiễn để
các nhà làm luật dự liệu, điều chỉnh quy định của pháp luật nói chung, BLDS
hiện hành và một số quy định, ngành luật khác có liên quan; đặc biệt là quy
định hình thức của hợp đồng vay tài sản nói riêng, sao cho phù hợp, đáp ứng
đòi hỏi điều chỉnh của xã hội; khắc phục được những bất cập đang diễn ra

trong thực tiễn, để bộ luật dân sự thực sự có ý nghĩa là công cụ pháp lý mà
mỗi người dân có thể sử dụng bảo vệ mình khi quyền, lợi ích bị xâm phạm.
9. Kết cấu của luận văn
Để giải quyết tất cả mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và các câu hỏi của
luận văn, luận văn phải đi từ những nhận thức khái quát về hợp đồng vay tài
sản, hình thức của hợp đồng vay tài sản đến cơ sở pháp lý chung như: quy
định của đạo luật gốc (quy định của Hiến pháp về chế độ kinh tế, về bảo vệ
quyền con người, bảo vệ quyền sở hữu); những nguyên tắc chung của luật dân
sự, quy định của BLDS về nguyên tắc giao kết hợp đồng, hình thức của hợp
đồng tới những bất cập trong thực tiễn từ những của quy định pháp luật hiện
hành về hình thức của hợp đồng vay tài sản.
Luận văn được kết cấu ba chương; chương 1 “Một số vấn để lý luận về
hợp đồng vay tài sản và hình thức hợp đồng vay tài sản”; chương 2: “Những
bất cập trong thực tiễn về hình thức của hợp đồng vay tài sản”; chương 3
“Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức hợp đồng vay tài
sản”; cuối cùng là phần “Kết luận”.


14

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
VÀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
1.1. Khái quát về hợp đồng vay tài sản
1.1.1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
1.1.1.1. Khái niệm chung về hợp đồng
Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự
mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thoả thuận để
cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định.Theo

phương diện này, hợp đồng dân sự vừa được xem xét ở dạng cụ thể vừa được
xem xét ở dạng khái quát.
Định nghĩa dưới dạng cụ thể, “hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các
bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc
không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc
các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”.(8)
Định nghĩa dưới dạng khái quát, điều 388 - BLDS 2005 quy định: “hợp
đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Điều 385 - BLDS 2015 cũng quy định tương tự như vậy, chỉ thay thuật
ngữ “hợp đồng dân sự” bằng thuật ngữ “hợp đồng” để thống nhất cách hiểu
việc áp dụng luật chuyên ngành cũng cần phải tuân theo những quy định
chung của bộ luật này.
(8)

Xem : pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991, Website Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật ;
/>8 ngày, giờ truy cập : 15h48 ngày 01/8/2016.


15

Như vậy, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên
chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự
thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó.
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Trong cuộc sống hàng ngàỳ, để giải quyết những khó khăn tạm thời về
kinh tế, đặc biệt đối với những gia đình túng thiếu, cần vốn để sản xuất, kinh
doanh, phải vay mượn tiền, vàng… của người khác thì hợp đồng vay tài sản

là phương tiện pháp lý để thỏa mãn các nhu cầu đó. Nhà nước đã tạo điều
kiện cho nhân dân vay vốn của Ngân hàng với mức lãi suất phù hợp, các hộ
nông dân nghèo có thể phát triển được sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nhân
dân vay, mượn của nhau để tiêu dùng cho những việc cần thiết trong gia
đình hoặc để kinh doanh là việc làm phổ biến và có ý nghĩa, được Nhà nước
khuyến khích.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho
vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của hợp
đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương
với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 471 - BLDS 2005 cũng như điều 463 - BLDS 2015 đều quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao
tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài
sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyền quyền sở hữu
Bên vay có quyền sở hữu đối với tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài
sản. Đây là điểm khác biệt với hợp đồng mượn tài sản.
Sau khi nhận tài sản, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ
trường hợp vay có điều kiện sử dụng, nhưng khi hết hạn của hợp đồng vay tài


16

sản, bên vay lại phải có nghĩa vụ trả cho bên cho vay tài sản khác cùng loại
với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên
vay phải sử dụng tài sản vay đúng mục đích. Bên cho vay có quyền kiểm tra
việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc

nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. Có quan điểm của nhà
nghiên cứu cho rằng hợp đồng vay tài sản “là hợp đồng chuyển giao quyền sở
hữu tài sản một cách tạm thời”. (9) Bên vay đang từ thế chủ động chuyển sang
thế bị động đối với tài sản.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù
Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù. Nếu hợp đồng
vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng
thực tế
Ví dụ, là hợp đồng ưng thuận trong trường hợp là vay tín dụng, là hợp
đồng thực tế trong trường hợp là hợp đồng vay mang tính chất giúp đỡ, tương
trợ, không có lãi.
Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ
Hợp đồng đơn vụ là chỉ một bên có nghĩa vụ còn bên kia không phải
thực hiện nghĩa vụ gì. Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ nếu thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng được các bên thỏa thuận là thời điểm bên cho vay
đã chuyển giao tài sản cho bên vay; kể từ thời điểm có hiệu lực, chỉ có bên
vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ nếu hợp đồng có hiệu lực kể
từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; theo đó, bên cho vay có nghĩa vụ
giao tài sản cho bên vay theo đúng thỏa thuận và bên vay có nghĩa vụ trả nợ
khi đến thời hạn.

(9) Xem : Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật dân sự, tập 2, Nxb Tư pháp (2015), Tr 237.


17

1.1.3. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền.

Tuy nhiên trong thực tế đối tượng của hợp đồng cho vay có thể là vàng, ngoại
tệ, kim khí quý - là những tài sản mà Nhà nước có sự quản lý, điều tiết.
Tiền là một loại tài sản xuất hiện từ thời kỳ nhà nước La Mã do nhu cầu
cần có một “công cụ trao đổi đa năng hữu hiệu” để sử dụng trong quan hệ
giao lưu hàng hóa. (10)
Tiền có một số đặc điểm như sau:
- Chỉ có thể do ngân hàng Nhà nước phát hành;
- Chỉ có mệnh giá nhất định;
- Giá trị lưu hành rộng rãi, không hạn chế về thời hạn thanh toán, thời
gian lưu hành, trừ khi Nhà nước tuyên bố hủy bỏ;
- Khác với các tài sản khác, chủ sở hữu tiền không được tiêu huỷ tiền.
Tiền bao gồm nội tệ (Tiền Việt Nam) và ngoại tệ (Tiền do các quốc gia
khác phát hành). Tuy nhiên, do ngoại tệ là tài sản đặc biệt thuộc nhóm hạn
chế lưu thông nên tùy từng hợp đồng để xem xét tính có hiệu lực của hợp
đồng đó. Trường hợp mua bán ngoại tệ vi phạm các quy định pháp luật trong
việc quản lý ngoại hối thì hợp đồng đó có thể bị vô hiệu. Tiền khi không còn
chức năng thanh toán, định giá sẽ được coi là vật, ví dụ: tiền cổ, tiền hết giá
trị lưu hành, tiền giả...
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất mà con người có thể nhận biết
được bằng các giác quan. Tuy nhiên, thế giới vật chất là vô cùng, vô tận. Vì vậy,
vật chỉ được coi là tài sản và trở thành đối tượng của các quan hệ pháp luật dân
sự nói chung, quan hệ sở hữu nói riêng nếu thỏa mãn các dấu hiệu sạu:
- Là một bộ phận của thế giới vật chất (ở mọi trạng thái rắn, lỏng,
khí...);
(10)

Xem : Bùi Đăng Hiếu, “Tiền – một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự”, Tạp chí
Luật học số 1/2005.



18

- Con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được;
- Phải mang lại cho chủ thể một lợi ích nhất định, có thể là lợi ích vật
chất hoặc tinh thần.
Vật có thể đang tồn tại hiện hữu hoặc vật sẽ hình thành trong tương lai.
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng các đơn vị đo lường.
Đối tượng của hợp đồng vay chỉ có thể là vật cùng loại vì khi đến hạn
trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng.
1.1.4. Lãi suất và lãi:
Qua 10 năm thực hiện, các quy định về lãi suất của BLDS 2005 bộc lộ
những điểm bất cập. Điều 468 - BLDS 2015 có sửa đổi, bổ sung mới về lãi
suất. Theo đó lãi suất được pháp luật chấp nhận là 20% số tiền vay gốc,
trường hợp không rõ về lãi suất mà có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi được
pháp luật chấp nhận là 50% mức quy định trên.
Bởi vậy, đối với trường hợp vay có lãi suất (hợp đồng vay có đền bù)
là loại hợp đồng thể hiện rõ nét nhất bản chất của hợp đồng dân sự (các bên
trao đổi cho nhau các lợi ích vật chất) nên khi giao kết, các bên lựa chọn hình
thức giao kết hợp đồng bằng văn bản sẽ là căn cứ vững chắc khi có sự kiện
pháp lý phát sinh.
1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1.1.5.1. Bên cho vay
Nếu hợp đồng vay không kì hạn. Bên cho vay có quyền yêu cầu bên
vay phải trả tài sản và lãi (nếu có thỏa thuận) bất cứ thời gian nào nhưng phải
thông báo cho bên vay một thời hạn hợp lí. Hết thời hạn đó là hết hạn của hợp
đồng và bên vay không trả nợ là vi phạm về thời hạn.
Đối với hợp đồng có kì hạn, khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có
quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình một số tiền, tài sản đã cho vay.



19

Ngoài ra nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu
trả tiền lãi như thỏa thuận.
Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử
lý tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận hoặc yêu cầu bán đấu
giá để thực hiện nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng,
chủng loại như thỏa thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay có ý lừa dối bên vay
chuyển giao tài sản không bảo đảm chất lượng mà gây thiệt hại cho bên vay
thì phải bồi thường.
1.1.5.2. Bên vay
Là người cần đến sự giúp đỡ về vật chất của bên cho vay. Do vậy, khi
hết hạn của hợp đồng phải tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình
phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Phải trả đủ tiền hoặc tài sản đã vay và tiền lãi
nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu đối tượng hợp đồng là tài
sản thì phải trả bằng tài sản cùng loại. Nếu hợp đồng cho vay cùng kì hạn, khi
bên cho vay yêu cầu trả nợ thì phải thực hiện hợp đồng trong thời gian thỏa
thuận. Bên vay cũng có thể thực hiện hợp đồng bất cứ thời gian nào. Thời
điểm này được coi là thời điểm chấm dứt hợp đồng cho vay không kì hạn.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích vay, bên cho vay có
quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản của bên vay có đúng mục đích như thỏa
thuận hay không. Nếu sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận,
bên cho vay có quyền hủy hợp đồng ( Điều 475 BLDS 2005; điều 467 BLDS 2015).
Nếu hợp đồng có kì hạn mà bên vay phải trả nợ trước thời hạn thì phải
trả toàn bộ nợ gốc và lãi của thời hạn vay trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Bởi vì khi cho vay, bên cho vay đã xác định trong thời gian cho
vay đó không sử dụng tài sản tiền vào mục đích khác, do vậy khi trả lại tài sản

thì bên cho vay chưa có kế hoạch sử dụng tài sản đó. Hay nói cách khác bên


×